Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

PHÂN TÍCH CHI PHÍ lợi ÍCH của VIỆC CUNG cấp DỊCH vụ kế HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH CHO NGƯỜI dân VÙNG KHÓ KHĂN tại TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.36 KB, 61 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN CAO TNG

PHÂN TíCH CHI PHí-LợI íCH CủA VIệC
CUNG CấP
DịCH Vụ Kế HOạCH HOá GIA ĐìNH CHO
NGƯờI DÂN VùNG KHó KHĂN TạI TỉNH
QUảNG BìNH

CNG LUN VN THC S Y T CễNG CNG


Hà Nội - 2017


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN CAO TNG

PHÂN TíCH CHI PHí-LợI íCH CủA VIệC
CUNG CấP
DịCH Vụ Kế HOạCH HOá GIA ĐìNH CHO


NGƯờI DÂN VùNG KHó KHĂN TạI TỉNH
QUảNG BìNH
Chuyờn ngnh: Y T CễNG CNG
Mó s : 60 72 0301

CNG LUN VN THC S Y T CễNG CNG

Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. Nguyn Th Bch Yn
2. TS. Lờ Thu Hũa


Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ...................................................................................................... 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI.................................................................................................................... 3
MỤC LỤC..................................................................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................. 7
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1................................................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2................................................................................................................................................. 11
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................11
CHƯƠNG 3................................................................................................................................................. 27
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................................... 27
CHƯƠNG 4................................................................................................................................................. 36
DỰ KIẾN BÀN LUẬN................................................................................................................................ 36

DỰ KIẾN KẾT LUẬN................................................................................................................................. 37
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................................... 38


DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVĐK
BYT
CCDV
CSSK
DS-KHHGĐ
DTTS
DVYT
HGĐ
KCB
NKHH
PVS
SYT
TE
TTTT
TW

Bệnh viện đa khoa
Bộ Y tế
Cung cấp dịch vụ
Chăm sóc sức khỏe

Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
Dân tộc thiểu số
Dịch vụ y tế
Hộ gia đình
Khám chữa bệnh
Nhiễm khuẩn hô hấp
Phỏng vấn sâu
Sở Y tế
Trẻ em
Thu thập thông tin
Trung ương


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 14.3% tổng dân số
(12,25 triệu người thiểu số trong tổng số 89 triệu dân) và sinh sống chủ yếu ở
khu vực miền núi và cao nguyên. Do điều kiện sống khó khăn cộng thêm
những phong tục sống khá lạc hậu nên tình trạng sức khỏe của họ kém hơn
các nhóm dân số khác, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số ở miền trung
và cao nguyên. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc nâng cao
điều kiện sống cho người dân ở các khu vực khó khăn nhưng vẫn có sự khác
biệt rất lớn về tỷ lệ chết mẹ (MMR) giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số (81
và 289/100,000 ở mỗi nhóm) thậm chí cao hơn ở cao nguyên miền Trung.
Quảng Bình là một tỉnh ở miền Trung với vùng núi chiếm 85% tổng diện tích.
Tổng dân số của Quảng Bình là 849.300 người với 50,2% là phụ nữ. Trong 63
tỉnh thành phố của Việt Nam, Quảng Bình được xếp vào các tỉnh có tỷ lệ tử
vong mẹ cao nhất.
Theo kết quả từ các nghiên cứu gần đây, cả tỷ lệ tử vong sơ sinh và ở trẻ

dưới 5 tuổi ở các khu vực dân tộc thiểu số cao gấp ba lần so với cùng nhóm
tuổi ở dân tộc Kinh. Thiếu thốn và khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y
CSSK chất lượng cao được coi là nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này. Với
mục đích nâng cao chất lượng các dịch vụ Sinh sản và kế hoạch hóa gia đình
cho đồng bào thuộc khu vực khó khăn ở Quảng Bình, tổ chức Marie Stopes
Quốc tế tại Việt Nam thực hiện Dự án “Nâng cao trách nhiệm giải trình trong
cung cấp dịch vụ Chăm sóc SKSS/KHHGĐ”. Dự án được thực hiện tại huyện
Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đây là một trong những tỉnh miền núi nghèo
nhất ở Việt Nam. Minh Hóa có tổng dân số là 49.000 người với 13,3% là
người dân tộc thiểu số.Tỷ lệ tử vong ở Minh hóa là 2,5 (trong khi đó tỷ lệ tử
vong mẹ cả nước là 2,14). Một trong những mục tiêu của Dự án là tuyên


2

truyền vận động người dân để cải thiện việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản và tình dục và để đưa các dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình
vào hệ thống Bảo hiểm y tế.
Với mục đích cung cấp bằng chứng cho tuyên truyền vận động nhằm cải
thiện việc sử dụng và tiếp cận các dịch vụ KHHGĐ công thông qua việc đưa
KHHGĐ vào hệ thống Bảo hiểm y tế, nghiên cứu Phân tích chi phí - lợi ích
của cung cấp các dịch vụ KHHGĐ (các dịch vụ tránh thai) cho đồng bào
thuộc khu vực khó khăn được triển khai ở Minh Hóa (Quảng Bình), chúng tôi
tiến hành nghiên cứu “Phân tích Chi phí – lợi ích của việc cung cấp dịch vụ
kế hoạch hóa gia đình cho người dân vùng khó khăn tại tỉnh Quảng Bình”
với mục tiêu:
1)

Ước tính chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân ở khu vực
khó khăn.


2)

Ước tính số phụ nữ có thai ngoài ý muốn phòng ngừa được do sử
dụng dịch vụ KHHGĐ tại địa bàn nghiên cứu.

3)

Tính những chi phí tiết kiệm được nhờ hạn chế số phụ nữ có thai
ngoài ý muốn.

4)

Phân tích chi phí-lợi ích của việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho
người dân tại địa bàn nghiên cứu.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Kế hoạch hóa gia đình
1.1.1 Định nghĩa
- Kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân,
cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và
khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách
nhiệm, phù hợpvới chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình. [12]
- Chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ): là chương
trình mục tiêu quốc gia. một trong những hoạt động của chương trình là cung
cấp miễn phí các dịch vụ/phương tiện tránh thai cho phụ nữ đã lập gia đình ở

độ tuổi sinh đẻ [11].
1.1.2. Lợi ích của Kế hoạch hóa gia đình
Khuyến khích kế hoạch hóa gia đình - và đảm bảo tiếp cận các biện
pháp tránh thai ưu tiên cho phụ nữ và các cặp vợ chồng - là điều thiết yếu để
đảm bảo sự an toàn và sự tự chủ của phụ nữ, đồng thời hỗ trợ sức khoẻ và
phát triển cộng đồng.
- Ngăn ngừa nguy cơ sức khoẻ liên quan đến thai phụ ở phụ nữ
Việc lựa chọn số lần và thời điểm mang thai thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ và hạnh phúc của người phụ nữ. Kế hoạch hóa gia đình cho
phép khoảng cách mang thai và có thể trì hoãn việc mang thai ở phụ nữ trẻ có
nguy cơ cao về các vấn đề sức khoẻ và tử vong từ lúc sinh con sớm. Nó ngăn
ngừa các trường hợp mang thai ngoài ý muốn, bao gồm cả những phụ nữ lớn
tuổi phải đối mặt với nguy cơ gia tăng có liên quan đến thai nghén. Kế hoạch
hóa gia đình cho phép phụ nữ muốn giới hạn quy mô gia đình làm như
vậy. Bằng chứng cho thấy phụ nữ có nhiều hơn 4 con có nguy cơ gia tăng tử
vong mẹ.


4

Bằng cách giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, kế hoạch hóa gia đình
cũng làm giảm nhu cầu phá thai không an toàn.
Giảm tử vong trẻ sơ sinh
Kế hoạch hóa gia đình có thể ngăn ngừa mang thai và sinh đẻ gần gũi
và không chính xác, góp phần vào việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
Giúp ngăn ngừa HIV / AIDS
Kế hoạch hóa gia đình giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn trong số
phụ nữ sống với HIV, dẫn đến việc trẻ sơ sinh và trẻ mồ côi bị nhiễm bệnh ít
hơn. Ngoài ra, bao cao su nam và nữ cung cấp bảo vệ kép chống lại các
trường hợp mang thai ngoài ý muốn và chống lại các bệnh lây truyền qua

đường tình dục bao gồm HIV.
Trao quyền cho con người và nâng cao chất lượng giáo dục
Kế hoạch hóa gia đình cho phép mọi người đưa ra các lựa chọn về sức
khoẻ sinh sản và tình dục của họ. Nó là cơ hội để phụ nữ theo đuổi việc học
thêm và tham gia vào đời sống cộng đồng, bao gồm cả việc làm có lương
trong các cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, gia đình ít con cho phép cha mẹ đầu tư
nhiều hơn cho mỗi đứa trẻ. Trẻ em có ít anh chị em có xu hướng ít bỏ học hơn
những người có nhiều anh chị em ruột.
Giảm tỷ lệ mang thai ở vị thành niên
Trẻ vị thành niên mang thai có nhiều khả năng có thai non tháng hoặc
trẻ nhẹ cân. Trẻ sinh ra từ thanh thiếu niên có tỷ lệ tử vong sơ sinh cao
hơn. Nhiều cô gái vị thành niên đã mang thai phải nghỉ học. Kế hoạch hóa gia
đình có ý nghĩa dài hạn đối với sự phát triển của trẻ vị thành niên.
Giảm tốc độ gia tăng dân số
Kế hoạch hóa gia đình là chìa khóa để làm chậm sự tăng trưởng dân số
không bền vững và những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, môi trường và
các nỗ lực phát triển của quốc gia và khu vực. [17]


5

1.1.3. Các biện pháp tránh thai:
- Đặt dụng cụ tử cung;
- Triệt sản nam/nữ;
- Thuốc cấy tránh thai;
- Thuốc tiêm tránh thai;
- Viên uống tránh thai đơn thuần (Progestin), kết hợp (Estrogen +
Progestin), khẩn cấp;
- Bao cao su
- Chất diệt tinh trùng

- Tính ngày rụng trứng
- Xuất tinh ngoài
- Cho con bú vô kinh [18]
1.2. Chi phí:
- Chi phí bao gồm số tiền, thời gian, lao động hoặc các chi tiêu khác
cần thiết để sở hữu điều gì đó hoặc để đạt được mục đích. [15]
- Chi phí tiết kiệm được nhờ chương trình KHHGĐ: Sử dụng dịch vụ
KHHGĐ sẽ hạn chế được những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn và do vậy sẽ
tiết kiệm được các chi phí người chi trả phải gánh chịu nếu không hạn chế
được số phụ nữ có thai ngoài ý muốn đó. (Trong nghiên cứu này chi phí tiết
kiệm cho BHYT và người dân). Chi phí tiết kiệm được chính là tổng lợi ích
đạt được của chương trình được đánh giá bằng giá trị tiền tệ.
- DALY (disability adjusted life year-năm sống được điều chỉnh theo
mức độ tàn tật): Là đơn vị để đo lường số năm sống mất đi do bệnh tật và chết
non. DALY trong nghiên cứu này là số năm sống mất đi do bệnh hoặc tử vong
mẹ liên quan đến thai sản.
- Lợi ích xã hội ròng (NSB): là phúc lợi xã hội đạt được từ chương
trình/can thiệp y tế. NSB được tính bằng hiệu số giữa tổng lợi ích đạt được


6

(B - tính bằng đơn vị tiền tệ) và tổng chi phí (C) của chương trình theo công
thức sau[9]:
NSB = B – C
Trong đó
o B: lợi ích đạt được tính bằng đơn vị tiền.
o C. Chi phí của chương trình
- Lợi tức đầu tư (ROI): là khoản lợi nhuận thu về từ số tiền mà nhà đầu
tư bỏ ra. Với chương trình/can thiệp y tế, lợi tức đầu tư là lợi nhuận thu được

từ tiền đầu tư vào chương trình và được tính bằng tỉ lệ lợi nhuận so với chi
phí đầu tư cho chương trình theo công thức:
ROI =

x 100

Trong đó:
o B - C: lợi nhuận ròng
o C: Chi phí cho chương trình
- Chi phí quản lý chương trình BHYT: Theo luật BHYT 2008 sửa đổi
năm 2015 về phân bổ và sử dụng quỹ BHYT 10% số tiền đóng BHYT dành
cho quỹ dự phòng và phí quản lý quỹ BHYT, 90% số tiển đóng BHYT dành
để hoàn trả cho chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia [10]
- Chi phí tiết kiệm được nhờ chương trình KHHGĐ: Sử dụng dịch vụ
KHHGĐ sẽ hạn chế được những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn và do vậy sẽ
tiết kiệm được các chi phí người chi trả phải gánh chịu nếu không hạn chế
được số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn đó. (Trong nghiên cứu này chi phí
tiết kiệm cho BHYT và người dân). Chi phí tiết kiệm được chính là tổng lợi
ích đạt được của chương trình được đo lường bằng giá trị tiền tệ.
1.3. Phương pháp phân tích Chi phí – lợi ích (CBA)
CBA là một công cụ phân tích để đánh giá những lợi thế kinh tế hoặc
bất lợi của một khoản đầu tư, quyết định bằng cách đánh giá chi phí và lợi ích


7

của nó để đánh giá sự thay đổi phúc lợi liên quan đến nó.[13]
1.3.1. Sự phát triển của CBA
Khái niệm CBA được đưa ra lần đầu tiên vào giữa thế kỉ XIX và đến
những năm 90 của thế kỉ trước thì phân tích lợi ích – chi phí không ngừng

ñược hoàn thiện ở cả châu Âu và nước Mỹ, được sử dụng ở nhiều lĩnh vực
khác nhau.
1.3.2. Mục đích của việc sử dụng CBA:
Đối với các nhà hoạch định chính sách, CBA là công cụ thiết thực hỗ
trợ cho việc ra quyết định có tính xã hội, từ đó quyết ñịnh phân bổ nguồn lực
một cách hợp lý, và chính xác hơn. [14]
Phương pháp CBA có nhiều quan ñiểm tiếp cận khác nhau: giai đoạn
hình thành (Ex ante CBA), giai đoạn giữa (Middle CBA) hoặc giai đoạn cuối
(Ex post CBA) của dự án
- Ex ante CBA: đề cập đến việc sử dụng thuật ngữ CBA để mô tả một dự
án hiện đang được xem xét, nhưng chưa bắt đầu. Ex ante được sử dụng để hỗ
trợ việc ra quyết định và đánh giá các chi phí và lợi ích của một dự án.
- Middle CBA: CBA được thực hiện trong một dự án, tức là sau khi dự
án đã được tiến hành. Việc này có hai tác dụng ảnh hưởng đến dự án hiện tại
cũng như thu thập thông tin để thông báo cho các dự án tương lai như với
CBA cũ.
- Ex post CBA đề cập đến một CBA được thực hiện sau khi một dự án đã
được hoàn thành. Ở giai đoạn này tất cả các chi phí đều bị 'chìm xuống', nghĩa
là họ đã được đầu tư vào dự án. Loại dự án này do đó được sử dụng chủ yếu
để đánh giá dự án đóng góp cho 'học tập' để thu thập thông tin có thể được sử
dụng để đánh giá dự án trong tương lai. [16]
1.3.3. Khung phân tích của CBA đề cập đến các khái niệm cơ bản như sau:
- Chi phí cơ hội (Opportunity cost).


8

Chi phí cơ hội của một sản phẩm hay dịch vụ được định nghĩa là lợi ích
tiềm năng từ sự thay thế tốt nhất bị bỏ qua khi một lựa chọn cần phải được
thực hiện giữa một số phương án thay thế lẫn nhau. Vai trò của CBA nằm

trong quan sát quyết định đầu tư được thực hiện trên cơ sở động cơ lợi nhuận
và cơ chế giá cả dẫn đến trong một số trường hợp (ví dụ: Thất bại của thị
trường như bất đối xứng thông tin, ngoại tác, hàng hoá công cộng, v.v ...) với
những kết quả xã hội không mong muốn. Ngược lại, nếu đầu vào, đầu ra (bao
gồm cả các sản phẩm phi vật thể) và các tác động bên ngoài của một dự án
đầu tư được đánh giá ở cấp xã hội, chi phí cơ hội, khoản hoàn trả được tính là
thước đo thích hợp về đóng góp của dự án đối với phúc lợi xã hội.
- Quan điểm dài hạn (Long-term perspective):
Một triển vọng dài hạn được thông qua, từ tối thiểu 10 đến tối đa là 30
năm hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào lĩnh vực can thiệp. Do đó cần:
• đặt đúng thời gian;
• Dự báo chi phí và lợi ích trong tương lai (mong muốn);
• Áp dụng tỷ suất chiết khấu thích hợp để tính toán giá trị hiện tại
của chi phí và lợi ích trong tương lai;
• Tính đến sự không chắc chắn của tài khoản bằng cách đánh giá rủi
ro của dự án.
Mặc dù, theo truyền thống, ứng dụng chính là để thẩm định dự án
trong giai đoạn trước, CBA cũng có thể được sử dụng cho các phương tiện
truyền thông và đánh giá trước
- Tính các chỉ số hoạt động kinh tế thể hiện bằng tiền tệ.
CBA dựa trên một bộ các mục tiêu của dự án đã được xác định trước,
đưa ra một giá trị tiền tệ cho tất cả các phúc lợi tích cực (tích cực) và tiêu cực


9

(chi phí) của can thiệp. Các giá trị này được chiết khấu và sau đó tổng cộng
để tính toán tổng lợi ích ròng. Hiệu suất tổng thể của dự án được đo bằng các
chỉ số, như giá trị hiện tại kinh tế (conomic Net Present Value - ENPV), thể
hiện bằng các giá trị tiền tệ, và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (Economic Rate of

Return - ERR), cho phép so sánh và xếp hạng các dự án cạnh tranh hoặc các
giải pháp thay thế.
- Tiếp cận kinh tế vi mô.
CBA thường là một cách tiếp cận kinh tế vi mô giúp đánh giá tác động
của dự án đối với xã hội nói chung thông qua việc tính các chỉ số hiệu quả
kinh tế, qua đó đánh giá các thay đổi về phúc lợi dự kiến. Trong khi việc làm
trực tiếp hoặc các tác động môi trường bên ngoài do dự án thực hiện được
phản ánh trong ENPV, gián tiếp (ví dụ trên thị trường thứ cấp) và các tác động
rộng lớn hơn (ví dụ như về quỹ công, việc làm, tăng trưởng khu vực, v.v.) cần
được loại trừ. Đó là vì hai lý do chính:
•Các ảnh hưởng gián tiếp và / hoặc rộng hơn thường được chuyển đổi,
phân phối lại và vốn hóa các hình thức tác động trực tiếp; Do đó, sự cần thiết
phải hạn chế tiềm năng cho các lợi ích tính hai lần;
•Vẫn còn rất ít thực tiễn về cách chuyển chúng thành những kỹ thuật
mạnh mẽ để thẩm định dự án, do đó cần tránh phân tích dựa trên các giả định
mà độ tin cậy của nó rất khó kiểm tra.
- Cách tiếp cận gia tăng:
CBA so sánh một giả định với dự án với một kịch bản đối chứng
không cần dự án.
Cách tiếp cận gia tăng đòi hỏi rằng một kịch bản phản biện được định
nghĩa là những gì sẽ xảy ra trong trường hợp không có dự án. Đối với kịch


10

bản này, dự báo được thực hiện bởi tất cả các dòng tiền liên quan đến hoạt
động trong khu vực dự án cho mỗi năm trong suốt thời gian dự án. Trong
trường hợp một dự án bao gồm một tài sản hoàn toàn mới, ví dụ: không có
dịch vụ hoặc cơ sở hạ tầng có sẵn, kịch bản không có dự án là không có hoạt
động. Trong trường hợp các khoản đầu tư nhằm cải thiện một cơ sở đã có sẵn,

cần bao gồm các chi phí và thu nhập để hoạt động và duy trì dịch vụ ở mức
mà nó vẫn hoạt động (Business As Usual (BAU)) hoặc thậm chí các khoản
đầu tư thích ứng nhỏ đã được lập trình để vẫn có thể diễn ra.


11

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh sản (15-49) tuổi:
- Các cơ sở y tế công cung cấp dịch vụ KHHGĐ
2.1.1. Nguồn cung cấp số liệu
- Các cơ sở y tế công cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân địa bàn
nghiên cứu
- Các cở sở y tế công cung cấp dịch vụ chăm sóc sinh sản, bao gồm dịch
vụ chăm sóc trước và trong sinh.
- Các cở sở y tế công cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em.
- Các cặp vợ chồng tham gia nghiên cứu.
2.1.2 .Tiêu chuẩn lựa chọn
+ Sinh sống tại các huyện dự án can thiệp
+ Có con trong độ tuổi từ mới sinh đến 5 tuổi
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.3 . Tiêu chuẩn loại trừ
+ Không đồng ý tham gia vào nghiên cứu
2.2. Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện miền núi Minh Hóa (Quảng
Bình), là huyện thuộc dự án MSI Việt Nam.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu dự kiến được tiến hành từ tháng 06/2017- tháng 3/2018.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1: Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá kinh tế sử dụng phương pháp phân tích chi phí
-lợi ích. Đây là một hình thức đánh giá kinh tế sử dụng tiêu chuẩn lợi ích xã


12

hội ròng (NSB) để đánh giá lợi ích đạt được của một chương trình/can thiệp y
tế. Trong nghiên cứu này NSB là phúc lợi xã hội đạt được từ cung cấp dịch vụ
KHHGĐ được tính bằng hiệu số chi phí tiết kiệm được do hạn chế số phụ nữ
có thai ngoài ý muốn nhờ sử dụng dịch vụ KHHGĐ và chi phí cung cấp dịch
vụ KHHGĐ với giả định dịch vụ này thông qua hệ thống BHYT.
- Khung thời gian nghiên cứu: chi phí - lợi ích được tính trong khoảng
thời gian 5 năm thực hiện KHHGĐ, từ năm 2009-2013.
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp thuận tiện có chủ đích
2.4.2. Cỡ mẫu
Các cặp vợ chồng độ tuổi sinh sản
200 cặp vợ chồng sẽ được mời tham gia nghiên cứu.
Các cơ sở y tế công cung cấp dịch vụ KHHGĐ bao gồm
- Trung tâm sức khoẻ sinh sản tỉnh Quảng Bình
- Khoa CSSKSS của TTYT huyện Minh Hoá
- Khoa sản bệnh viện đa khoa huyện Minh Hoá
- 17 TYT xã/thị trấn thuộc huyện Minh Hóa
Các cở sở y tế công cung cấp dịch vụ chăm sóc sinh sản và chăm sóc sức
khỏe trẻ em :
- Khoa Sản bệnh viện đa khoa huyện Minh Hoá
- Khoa Nhi bệnh viện đa khoa huyện Minh Hoá
- 17 TYT xã/thị trấn thuộc huyện Minh Hóa

2.5. Nội dung nghiên cứu
2.5.1. Thông tin chung về hộ gia đình, tình hình thai sản/KHHGĐ, bệnh tật
con của các cặp vợ chồng nghiên cứu
- Thông tin chung về hộ gia đình bao gồm: tuổi vợ/chồng, dân tộc, trình
độ văn hoá, nghề nghiệp, thu nhập, tham gia BHYT.


13

- Tình hình thai sản: số lần có thai, số con hiện có, tình hình sinh con
gần nhất (sinh thường, mổ đẻ, đẻ khó có can thiệp, sẩy thai), chi phí thai sản,
thời gian nghỉ thai sản, khoản hỗ trợ nhận được.
- Tình hình sử dụng dịch vụ KHHGĐ: có/không sử dụng và loại dịch
vụ sử dụng, nơi cung cấp dịch vụ
- Tình hình bệnh tật con: có/không bệnh, loại bệnh mắc, số lần mắc,
thời gian mắc, số ngày nghỉ của mẹ/bố/người thân để chăm sóc trẻ. Trẻ được
phân thành 5 nhóm: < 1 tuổi, 1- < 2 tuổi; 2 -< 3 tuổi; 3- < 4 tuổi; 4- 5 tuổi.


14
CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
(Theo quan điểm của người chi trả dịch vụ y tế)
CHI PHÍ CHƯƠNG
TRÌNH (C)
Chi phí nhân công

Chi phí vật tư tiêu hao

Chi phí quản lý chương
trình BHYT


LỢI ÍCH ĐẠT ĐƯỢC

GIẢM
SỐ
PHỤ
NỮ

THAI
NGOÀI
Ý
MUỐN

Giảm số trẻ sinh
ngoài ý muốn
Giảm số trường
hợp phá thai
ngoài ý muốn
Giảm số trường
hợp tử vong/bệnh
tật mẹ do thai
nghén hay sinh đẻ
(DALYs)

CHI PHÍ TIẾT KIỆM
ĐƯỢC (B)
- Chi phí thai sản
- Chi phí nuôi trẻ
- Chi phí bệnh tật trẻ
- Chi


phí trực tiếp nạo phá thai
-Chi phí gián tiếp do mất ngày
công lao động do nạo phá thai
Thu nhập mất đi do chết
non/bệnh tật liên quan tới thai
sản

Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết phân tích chi phí-lợi ích của chương trình kế hoạch hoá gia đình


15

2.5.2. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ
Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ được tính dựa trên quan điểm của cơ
quan bảo hiểm y tế, các khoản chi phí sau đây đã được đưa vào tính toán
- Chi phí nhân công
- Chi phí vật tư tiêu hao thực hiện dịch vụ
- Chi phí viên uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, bao cao su, dụng
cụ tử cung
- Chi phí quản lý và dự phòng quỹ BHYT, ước tính 10% tổng số chi
phí cung cấp dịch vụ theo luật BHYT sửa đổi 2014 [10].
Trong nghiên cứu này chúng tôi không tính chi phí hỗ trợ truyền thông
của cộng tác viên dân số ở địa phương.
2.5.3. Ước tính số phụ nữ có thai ngoài ý muốn phòng ngừa được do sử
dụng dịch vụ KHHGĐ tại địa điểm nghiên cứu và những lợi ích mang lại
do hạn chế số phụ nữ có thai ngoài ý muốn nhờ sử dụng dịch vụ KHHGĐ
- Số phụ nữ có thai ngoài ý muốn phòng ngừa được
- Lợi ích mang lại do hạn chế số phụ nữ có thai ngoài ý muốn:
+ Số trường hợp phá thai giảm

+ Số trẻ sinh ra ngoài ý muốn giảm
+ Số DALY do tử vong và bệnh tật mẹ liên quan đến thai sản giảm
2.5.4. Chi phí tiết kiệm được nhờ giảm số phụ nữ có thai ngoài ý muốn
Chi phí tiết kiệm do hạn chế số phụ nữ có thai ngoài ý muốn trong
nghiên cứu đã được ước tính dựa trên quan điểm của người chi trả dịch vụ y
tế (hộ gia đình hoặc BHYT trường hợp khách hàng có tham gia BHYT) gồm
các chi phí:
-

Chi phí sinh nở gồm sinh thường, mổ đẻ, đẻ khó.
Chi phí phá thai (giả thiết BHYT hoàn trả cả chi phí phá thai)
Chi phí bệnh tật trẻ từ 0-5 tuổi
Thu nhập mất đi do mẹ bệnh hoặc chết sớm do thai sản (DALY)

Chi phí trực tiếp và gián tiếp do mất ngày công lao động do sinh nở, do


16

phá thai, do bệnh hoặc chăm sóc trẻ bệnh đã được đưa vào tính toán.
2.5.5. Lợi ích đạt được của cung cấp dịch vụ KHHGĐ
Lợi ích đạt được của cung cấp dịch vụ KHHGĐ được đánh giá dựa trên
các tiêu chí:
- Tỉ số lợi ích (chi phí tiết kiệm được nhờ giảm số phụ nữ có thai ngoài
ý muốn) và chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ được ước tính để xem xét mỗi
đồng đầu tư cho chương trình thu về được bao nhiêu.
- Lợi tức đầu tư (ROI): để đánh giá lợi nhuận cơ quan BHYT đạt được
từ đầu tư vào cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Trong nghiên cứu này được gọi là
lợi nhuận đầu tư cơ quan BHYT đạt được.
- Lợi ích xã hội ròng (NSB) cũng được ước tính để tìm hiểu giá trị bằng

tiền của lợi ích xã hội thu được từ đầu tư vào cung cấp dịch vụ KHHGĐ.
2.6. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
2.6.1. Ước tính chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ
Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ được ước tính trên quan điểm của
chương trình KHHGĐ và của hệ thống BHYT. Các số liệu sau đây sẽ được
thu thập và sử dụng trong tính toán:
- Loại và số lượng dịch vụ KHHGĐ đã được cung cấp tại huyện Minh
Hoá trong 5 năm từ 2009 đến 2013: Những thông tin này sẽ được thu thập từ
số liệu thứ cấp của các cơ sở y tế công có cung cấp dịch vụ KHHGĐ bao
gồm: trung tâm CSSKSS Tỉnh, bệnh viện huyện, TTYT huyện và TYT xã.
Các dịch vụ KHHGĐ hiện đang được các cặp vợ chồng sử dụng gồm:
+ Biện pháp tránh thai vĩnh viễn: Triệt sản nam, triệt sản nữ;
+ Các biện pháp dài hạn: đặt dụng cụ tử cung, que cấy tránh thai
(implanon);
+ Các biện pháp ngắn hạn gồm: Bao cao su, viên uống tránh thai,
thuốctiêm tránh thai;thuốc tránh thai khẩn cấp.


17

- Chi phí đơn vị từng dịch vụ: được ước tính dựa trên: chi phí nhân
công và chi phí vật tư tiêu hao cơ sở y tế chi trả cho từng dịch vụ. Đối với các
trang thiết bị, thuốc và bao cao su được chương trình KHHGĐ quốc gia cung
cấp miễn phí, chúng tôi sử dụng giá thị trường.
CP cung cấp dịch vụ KHHGĐ mỗi năm = Σ (số dịch vụ sử dụng trong năm
theo từng loại x chi phí đơn vị theo từng loại sinh)
- Tất cả các loại chi phí được tính dựa vào giá năm 2013 áp dụng cho 5
năm vì thế chúng tôi không tính đến lạm phát và chiết khấu.
2.6.2. Ước tính phụ nữ có thai ngoài ý muốn phòng ngừa được do sử dụng
dịch vụ KHHGĐ và những lợi ích đạt được do giảm số phụ nữ có thai

ngoài ý muốn nhờ sử dụng dịch vụ KHHGĐ
Để đo lường những tác động dự phòng có được do sử dụng dịch vụ
KHHGĐ thì cần xây dựng một mô hình trong đó có sử dụng nhiều số liệu đầu
vào khác nhau để lượng hóa những tác động bằng các chỉ số về dân số, về sức
khỏe và kinh tế. Mô hình Impact2 đã được MSI thiết kế để lượng hóa những
tác động của các chương trình CSSKSS thuộc MSI bằng những chỉ số về dân
số học. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng mô hình Impact2 phiên
bản 3 được cập nhật tháng 3 năm 2015 để định lượng tác động của việc sử
dụng các dịch vụ KHHGĐ các bằng các chỉ số như đã nêu trong mục 3.5.3
theo từng năm.
Theo thiết kế, mô hình Impact2 sử dụng nhiều số liệu đầu vào (input)
khác nhau gồm các số liệu thống kê cấp quốc gia, khu vực được mặc định
trong mô hình và số liệu thu thập ban đầu. Các số liệu được mặc định trong
mô hình có nguồn gốc từ tổ chức MSI khu vực và MSIVN và các tổ chức
khác như WHO, USAID…Theo khuyến cáo của các tác giả thiết kế mô hình,
các số liệu mặc định có thể thay đổi để có được kết quả tốt hơn và cập nhật


18

hơn trong đó có một số loại số liệu được ưu tiên hơn. Do hạn chế về sự sẵn có
của số liệu và cũng do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên chúng tôi chỉ thay
đổi một phần nhỏ số liệu đã được mặc định, tập trung vào các loại số liệu
được ưu tiên theo khuyến cáo.
Số liệu được sử dụng trong mô hình Impact2 để ước tính tác động của
chương trình gồm phần lớn các số liệu đã được mặc định trong mô hình và số
liệu đầu vào thu thập từ địa bàn nghiên cứu cụ thể như sau:
 Các số liệu thu thập từ địa bàn nghiên cứu:
Các số liệu đầu vào theo giai đoạn 2009-2013 tại mỗi huyện thuộc địa
bàn nghiên cứu:

- Số phụ nữ độ tuổi sinh sản (15-49) các năm
- Tỷ suất sinh các năm
- Số loại dịch vụ KHHGĐ được sử dụng qua các năm được phân theo
loại theo thời gian có hiệu lực tránh thai, bao gồm biện pháp tránh thai ngắn
hạn như bao cao su, viên uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, thuốc tránh
thai khẩn cấp. Biện pháp tránh thai dài hạn và vĩnh viễn bao gồm đặt dụng cụ
tử cung, que cấy tránh thai, triệt sản nam/nữ.
Số liệu đầu vào năm 2013 tại mỗi huyện thuộc địa bàn nghiên cứu:
- Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai;
- Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai dài hạn
- Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai ngắn hạn
Các thông tin trên được thu thập từ số liệu thứ cấp của các cơ sở y tế
công lập có cung cấp dịch vụ KHHGĐ bao gồm: trung tâm CSSKSS tỉnh,
Trung tâm Y tế/Bệnh viện huyện, TTYHDP huyện, Khoa CSSKSS/Đội


×