Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

NGHIÊN cứu độc TÍNH và một số tác DỤNG dược lý của CAO LỎNG ĐỊNH SUYỄN PH TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ CHÂU LOAN

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG
DƯỢC LÝ CỦA CAO LỎNG ĐỊNH SUYỄN P/H
TRÊN THỰC NGHIỆM

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Hà Nội – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ CHÂU LOAN

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG
DƯỢC LÝ CỦA CAO LỎNG ĐỊNH SUYỄN P/H
TRÊN THỰC NGHIỆM

Chuyên ngành : Dược lý
Mã số



: 60720120

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Thị Vân Anh

Hà Nội - 2015


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AC

: Adenylcyclase

ALT

: Alanin Amino Transferase

AST

: Aspartate Amino Transferase

COX

: Cyclooxygenase

CTKQ


: Cơ trơn khí quản

CysLT

: Cysteinyl leucotrien

ECP

: Eosinophil cationic protein

EMBP

: Eosinophil major basis protein

FDA

: Food and Drug Administration

FU

: Fritillaria ussuriensis

GC

: Glucocorticoid

GINA

: Global Initiative for Asthma


H

: Histamin

HPQ

: Hen phế quản

ICS

: Inhaler glucocorticosteroid

IL

: Interleukin

LD50

: Lethal dose 50

LOX

: Lipoxygenase

MAO

: Monoamine oxidase

NF-κB


: Nuclear factor kappa B

PE

: Phosphodiesterase

PG

: Prostaglandin

TGHH

: Trung gian hóa học

TNFα

: Tumor Necrosis Factor α

WHO

: World Health Organization


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Bệnh học hen phế quản...........................................................................3
1.1.1. Định nghĩa.........................................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân.....................................................................................3
1.1.3. Phân loại............................................................................................4

1.1.4. Dịch tễ học........................................................................................4
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh...............................................................................5
1.1.6. Triệu chứng và chẩn đoán xác định..................................................6
1.1.7. Thuốc điều trị hen phế quản (theo Y học hiện đại)..........................7
1.2. Một số quan điểm về hen phế quản theo Y học cổ truyền.....................11
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh...................................................11
1.2.2. Phân loại và điều trị các thể hen phế quản......................................11
1.3. Một số mô hình thực nghiệm liên quan đến điều trị hen phế quản.......12
1.3.1. Mô hình gây hen trên chuột lang bằng ovalbumin (OA)................12
1.3.2. Mô hình thử thuốc giãn cơ trơn trên khí quản chuột lang cô lập....12
1.3.3. Mô hình thử thuốc giãn cơ trơn trên khí quản chuột lang tại chỗ...13
1.3.4. Mô hình gây viêm...........................................................................13
1.3.5.Mô hình bền vững màng tế bào mast...............................................14
1.4. Thuốc cao lỏng Định suyễn P/H...........................................................15
1.4.1. Thành phần......................................................................................15
1.4.2. Công năng.......................................................................................15
1.4.3. Liều dùng........................................................................................15
1.4.4. Chủ trị.............................................................................................15
1.4.5. Các vị thuốc....................................................................................15


1.5. Một số nghiên cứu dược liệu điều trị HPQ tại Việt Nam và thế giới....28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............30
2.1. Vậ:2:t liệu nghiên cứu...........................................................................30
2.1.1.Thuốc nghiên cứu.............................................................................30
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ và hoá chất nghiên cứu.......................................31
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................31
2.3. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................32
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................32
2.4.1. Nghiên cứu độc tính........................................................................32

2.4.2. Nghiên cứu một số tác dụng dược lý..............................................34
2.5. Xử lý số liệu..........................................................................................38
CHƯƠNG 3 : DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................39
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính của Định suyễn P/H................................39
3.1.1. Độc tính cấp....................................................................................39
3.1.2. Độc tính bán trường diễn................................................................39
3.2. Tác dụng dược lý của Định suyễn P/H..................................................55
3.2.1. Tác dụng chống co thắt cơ trơn khí quản tại chỗ trên chuột lang. .55
3.2.2. Tác dụng chống viêm......................................................................56
3.2.3. Tác dụng bền vững màng tế bào mast.............................................59
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................60
3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính của Định suyễn PH.................................60
3.1.1. Độc tính cấp....................................................................................60
3.1.2. Độc tính bán trường diễn................................................................60
3.2. Tác dụng dược lý của Định suyễn PH...................................................60
3.2.1. Tác dụng chống co thắt cơ trơn khí quản tại chỗ trên chuột lang. .60
3.2.2. Tác dụng chống viêm......................................................................60
3.2.3. Tác dụng bền vững màng tế bào mast.............................................60


DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................61
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả nghiên cứu độc tính cấp theo liều của thuốc thử...............39
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến thể trọng chuột.....................40
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến số lượng hồng cầu trong máu
chuột..............................................................................................41

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến hàm lượng huyết sắc tố trong
máu chuột......................................................................................42
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến hematocrit trong máu chuột. 43
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến thể tích trung bình hồng cầu
trong máu chuột............................................................................44
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến số lượng bạch cầu trong máu
chuột..............................................................................................45
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến công thức bạch cầu trong máu
chuột..............................................................................................46
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến số lượng tiểu cầu trong máu
chuột..............................................................................................47
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến hoạt độ AST (GOT) trong
máu chuột......................................................................................48
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến hoạt độ ALT (GPT) trong
máu chuột......................................................................................49
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến nồng độ bilirubin toàn phần
trong máu chuột............................................................................50
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến nồng độ albumin trong máu
chuột..............................................................................................51
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến nồng độ cholesterol toàn
phần trong máu chuột....................................................................52


Bảng 3.15. Ảnh hưởng của Định suyễn P/H đến nồng độ creatinin trong máu
chuột..............................................................................................53
Bảng 3.16. Tỷ lệ giá trị biên độ trung bình tại thời điểm t so giá trị biên độ co
thắt cực đại tại to giữa các lô..........................................................55
Bảng 3.17. Tác dụng của Định suyễn P/H lên số lượng dịch rỉ viêm.............56
Bảng 3.18. Tác dụng của Định suyễn P/H lên số lượng bạch cầu trong dịch rỉ
viêm...............................................................................................57

Bảng 3.19. Tác dụng của Định suyễn P/H lên hàm lượng protein trong dịch rỉ
viêm...............................................................................................57
Bảng 3.20. Tác dụng chống viêm mạn của Định suyễn PH............................58
Bảng 3.21. Tác dụng bền vững màng tế bào mast của Định suyễn P/H.........59


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản..............................................7
Hình 1.2. Cơ chế giãn cơ trơn của các thuốc điều trị hen phế quản..................8
Hình 1.3. Tác dụng của GC trên tế bào viêm và tế bào đường hô hấp..............9
Hình 1.4. Cơ chế tác dụng của thuốc kháng leucotrien...................................10
Hình 1.6: Ma hoàng.........................................................................................15
Hình 1.7: Cây bán hạ.......................................................................................17
Hình1.8: Bắc Ngũ vị tử...................................................................................18
Hình 1.9: Tỳ bà diệp........................................................................................19
Hình 1.10: Cam thảo.......................................................................................20
Hình1.11: Cây Tế tân (Asarum sieboldii Miq)................................................22
Hình 1.12: Gừng..............................................................................................23
Hình1.13: Hạnh nhân......................................................................................24
Hình1.14: Triết bối mẫu..................................................................................25
Hình 1.15: Trần bì...........................................................................................27
Hình 1.16: Táo ta.............................................................................................27
Hình 1.18. Tế bào mast vỡ..............................................................................38


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Hen phế quản (HPQ) là bệnh mạn tính đường hô hấp có thể xảy ra ở
khắp nơi trên thế giới và hiện đang có xu hướng tăng lên. Theo GINA (2014),
trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh với 250.000 người tử vong
hàng năm và trong tương lai số người mắc lên đến 400 triệu người (năm
2025) [1]. Tại Việt Nam năm 2010, nghiên cứu của Đoàn Thúy Hạnh và cộng
sự cho thấy tỷ lệ mắc hen ở người trưởng thành là 4,1% tương đương 4 triệu
người, tỷ lệ tử vong do hen đứng thứ hai trong các bệnh mạn tính đường hô
hấp...[2]. Từ thực trạng trên cho thấy ngoài việc chẩn đoán sớm, việc lựa chọn
thuốc để điều trị và kiểm soát hen là đang là vấn đề đặt lên hàng đầu . Hiện
nay, nhiều nhóm thuốc trong Tây y được sử dụng điều trị hen có hiệu quả cao:
thuốc cường β2 adrenergic, thuốc hủy phó giao cảm, glucocorticoid...Tuy
nhiên việc sử dụng thuốc phải nhiều đợt, kéo dài, kết hợp nhiều thuốc gây ra
nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm: rối loạn nhịp tim (thuốc cường
β2 adrenergic); suy giảm hệ miễn dịch (glucocorticoid)...[3]. Để hạn chế
những bất lợi trên, các nhà y dược cần tìm được những thuốc mới không
những có hiệu quả điều trị tốt mà còn đảm bảo sự an toàn khi điều trị.
Tại Việt Nam, với sự kết hợp hài hòa giữa các phương thuốc Đông và
Tây y đã góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn khi điều trị đặc biệt đối với
các bệnh lý nội khoa mạn tính như HPQ.Từ xa xưa, con người đã biết dùng
cây Ma hoàng như một vị thuốc chữa bệnh hen suyễn. Ngày nay dựa vào
công năng từng vị và trên cơ sở bài thuốc “Tiểu thanh long thang gia giảm”,
cao lỏng Định suyễn P/H được tạo thành bởi sự kết hợp của Ma hoàng và
mười vị khác (Bán hạ, Tỳ bà diệp, Ngũ vị tử, Bối mẫu, Tế tân, Can khương,
Cam thảo, Hạnh nhân, Trần bì, lá Táo). Tuy đã có một số nghiên cứu về
từng vị thuốc trong điều trị hen nhưng chưa có nghiên cứu nào về tính an


2

toàn và hiệu quả của sự kết hợp các vị thuốc trên. Vì vậy để đánh giá tính

an toàn, hiệu quả trong điều trị hen của chế phẩm, đề tài "Nghiên cứu độc
tính và một số tác dụng dược lý của cao lỏng Định suyễn P/H trên thực
nghiệm" được tiến hành với hai mục tiêu sau:
1.

Xác định độc tính cấp và bán trường diễn của cao lỏng Định suyễn P/H
trên thực nghiệm.

2.

Đánh giá tác dụng chống co thắt phế quản, chống viêm, bền vững màng
tế bào mast của cao lỏng Định suyễn P/H trên thực nghiệm.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh học hen phế quản
1.1.1. Định nghĩa
Khoảng 400 năm trước công nguyên, Hypocrat đã đề xuất và giải thích
cụm từ "asthma"- thở vội vã, thở hổn hển...Với những hiểu biết ngày càng đầy
đủ về bệnh sinh và miễn dịch, y học hiện đại đã có những định nghĩa về hen
phế quản HPQ ở những mức độ khác nhau.
WHO (1974): "HPQ là bệnh có những cơn khó thở do nhiều nguyên
nhân kèm theo dấu hiệu lâm sàng tắc nghẽn phế quản" [4].
Charpin (1984) định nghĩa chi tiết hơn và đã đề cập đến cơ chế bệnh
sinh: "HPQ là một hội chứng của những cơn khó thở về đêm, hội chứng thắt
nghẽn, tăng phản ứng phế quản do nhiều yếu tố kích thích đặc biệt là do
acetylcholin" [4].

GINA (2013): "Hen phế quản là một bệnh lý viêm mạn tính đường hô
hấp trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào. Viêm mạn
tính gây nên tăng đáp ứng phế quản dẫn đến những cơn khò khè, khó thở, tức
ngực, ho tái phát nhất là về buổi tối hoặc sáng sớm. Những đợt này thường có
tắc nghẽn phế quản lan tỏa nhưng thay đổi. Sự tắc nghẽn này thường hồi phục
tự nhiên hay do điều trị" [1].
Các định nghĩa có sự khác nhau về mức độ nhưng thống nhất về ba quá
trình bệnh lý cơ bản trong HPQ: Viêm mạn tính đường thở, tắc nghẽn co thắt
phế quản và tăng tính đáp ứng phế quản.
1.1.2. Nguyên nhân
Yếu tố cơ địa: Di truyền, rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, gắng sức…


4

Yếu tố môi trường: Phấn hoa, bụi nhà, lông mèo, thức ăn, nhiễm trùng:
vi khuẩn, virut, nấm, dị ứng thuốc…
1.1.3. Phân loại
* Theo nguyên nhân
- Hen không dị ứng: di truyền, rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, gắng
sức, thuốc (aspirin...)
- Hen dị ứng: Hen không nhiễm trùng: phấn hoa, bụi nhà, lông mèo,
thức ăn…
Hen nhiễm trùng: vi khuẩn, virut, nấm...
Phân loại khác: Hen nội sinh, hen ngoại sinh….
1.1.4. Dịch tễ học
* Trên thế giới
HPQ có ảnh hưởng đến 1-18% dân số mỗi quốc gia trên thế giới, không
phân biệt lứa tuổi, giới tính, vùng miền. Hàng năm có khoảng 300 triệu người
mắc trên thế giới và con số này là 400 triệu người đến năm 2025 [1].

Năm 2002 tại Mỹ có khoảng 15 triệu người mắc hen (trẻ em chiếm 1/3)
tăng gấp đôi so với năm 1998 [5]. Sau 10 năm (2012), số người mắc lên đến
18,7 triệu người trưởng thành (chiếm 8,4% số người trưởng thành) và 6,8
triệu trẻ em (chiếm 9,3% số trẻ em) [6],[7]. Năm 2011, Brazil ghi nhận
160.000 ca nhập viện do hen ở mọi lứa tuổi, là một trong bốn nguyên nhân
hàng đầu phải vào viện [8]. Bên cạnh đó, một số quốc gia có tỷ lệ mắc hen
khá thấp như Thổ Nhĩ Kỳ - thành phố Manisa (2006) có tỷ lệ mắc là 1,2% [9].
* Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Trần Thúy Hạnh về đặc điểm dịch tễ học HPQ ở người
trưởng thành Việt Nam năm 2010 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh 4,1% (tức khoảng 4
triệu người), nam mắc cao hơn nữ (tương ứng 4,6% và 3,5%) [2]. Kết quả
điều tra năm 2010 về thực trạng kiểm soát hen cho thấy chỉ dưới 3% bệnh


5

nhân hen được kiểm soát hoàn toàn theo tiêu chuẩn của GINA. Tỷ lệ tử vong
do hen giai đoạn 2005 - 2009 là 3,78 trường hợp/100.000 dân và tại tất cả các
tỉnh thành phố ở nước ta, tỉ lệ này đang có xu hướng tăng dần [10].
Với mức độ lưu hành cũng như sự ảnh hưởng của bệnh hiện nay, bệnh
hen là một trong những vấn đề sức khỏe cần quan tâm ở mỗi quốc gia.
1.1.5. Cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh của HPQ đa dạng và phức tạp do nhiều yếu tố tham
gia nhưng luôn có ba quá trình bệnh lý cơ bản: Viêm đường thở mạn tính, tắc
nghẽn co thắt phế quản và tăng tính đáp ứng phế quản trong đó viêm mạn tính
đường thở đóng vai trò trung tâm, quan trọng nhất [11],[12].
1.1.5.1.Cơ chế của viêm đường thở trong HPQ
* Các tế bào viêm:
Có rất nhiều tế bào tham gia vào quá trình viêm đường thở trong HPQ:
Tế bào mast, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đa nhân trung tính,

tế bào lympho, tiểu cầu, đại thực bào, tế bào mono, tế bào đuôi gai...
* Các trung gian hoá học viêm:
Nhiều chất trung gian hóa học tham gia vào cơ chế viêm đường thở.
- Histamin: giải phóng từ các tế bào mast và bạch cầu ái kiềm. Tác
dụng gây co thắt phế quản, tăng tính thấm thành mạch, tăng tiết nhày và cảm
ứng sản xuất các TGHH viêm khác.
- Ngoài ra còn có leucotrien, PGD 2, thromboxan...Tác dụng gây co thắt
phế quản, tăng tính thấm thành mạch, tăng tính phản ứng phế quản và huy
động các tế bào viêm vào đường thở.
- Các cytokin hoạt động như các TGHH viêm điều hoà quá trình viêm
mạn tính đường thở với vai trò chủ yếu là các IL. Ngoài ra còn có bradykinin,
TNF, INF, các gốc tự do (O2-, OH-), nitric oxide (NO), các protein cơ bản...


6

1.1.5.2. Tắc nghẽn co thắt phế quản
Quá trình viêm giải phóng các chất gây viêm: histamin, leucotrien,
PGD2, các cytokin... gây co thắt phế quản, tăng xuất tiết, phù nề…gây tắc
nghẽn phế quản.
Rối loạn hệ thần kinh tự động làm tăng acetylcholin (tăng trương lực dây
X, chất TGHH kích thích làm giải phóng acetylcholin...), giảm catecholamin
trong máu và rối loạn phân bố catecholamin ở đường thở, bất thường về thụ
thể - adrenergic... gây co thắt cơ trơn phế quản.
1.1.5.3. Cơ chế tăng tính phản ứng phế quản
Tăng tính phản ứng đường thở với nhiều kích thích khác nhau là một
đặc trưng của HPQ. Cơ chế của tính tăng phản ứng phế quản rất phức tạp và
chưa rõ ràng trong đó viêm đường thở đóng vai trò chủ yếu.
Sự tác động của ba quá trình bệnh lý gây ra biểu hiện lâm sàng trong
HPQ và diễn biến theo hai giai đoạn: pha đáp ứng sớm gây co thắt phế quản

xảy ra sau vài phút tiếp xúc với dị nguyên, kéo dài từ 1,5 - 2h. Ở pha đáp ứng
muộn có sự thâm nhiễm nhiều tế bào và giải phóng các chất TGHH gây co
thắt phế quản, phù nề, tổn thương biểu mô…[13].
1.1.6. Triệu chứng và chẩn đoán xác định
Triệu chứng điển hình là cơn hen phế quản. Chẩn đoán xác định dựa
vào đặc điểm cơn hen phế quản và thăm dò chức năng hô hấp.
- Cơn hen phế quản với các đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng:
Cơn khó thở: khó thở chậm, khó thở ra, có tiếng cò cử, khó thở tăng
dần, nói ngắt quãng, toát mồ hôi. Sau đó cơn khó thở giảm dần và kết thúc là
một đợt ho, khạc đờm màu trong, quánh, dính. Cơn hen thường xảy ra trong
những điều kiện giống nhau (vào ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết).
- Tiền sử có một trong các triệu chứng:
Ho tăng về đêm, tiếng rít tái phát, khó thở tái phát, nặng ngực nhiều lần


7

- Thực thể phổi: Gõ vang, rì rào phế nang giảm; tiếng ran rít, ran ngáy khắp
hai phế trường. Thăm dò chức năng hô hấp có rối loạn thông khí tắc nghẽn có
phục hồi với thuốc giãn phế quản (salbutamol) [14].
1.1.7. Thuốc điều trị hen phế quản (theo Y học hiện đại)
Việc tìm hiểu cơ chế bệnh sinh HPQ có vai trò quan trọng trong điều
trị. Hiện nay một số nhóm thuốc đã được chọn lựa sử dụng và hướng đến đích
tác dụng liên quan đến cơ chế bệnh sinh.
Pha đáp ứng sớm

- Chất dị ứng
- Tác nhân không đặc hiệu

Tế bào mast

Tế bào đơn nhân

Chất gây co thắt:
CysLT, histamin, PGD2...

Pha đáp ứng muộn
- Thâm nhiễm các tế bào mono,
tế bào Th2 giải phóng các cytokin.
- Hoạt hóa tế bào viêm
(đặc biệt là bạch cầu ái toan)

- Chất TGHH:
CysLT, adenosin,
neuropeptid…

Tổn thương
biểu mô

Các chất
hóa ứng động

Co thắt phế quản
Kiểm soát bởi:
Thuốc cường β2
Thuốc kháng leucotrien
Theophylin…

EMBP, ECP

Viêm

đường thở

Tăng tính phản ứng
đường thở

- Co thắt phế quản
- Khó thở, ho…

Ức chế bởi glucocorticoid

Hình 1.1. Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản [13]
1.1.7.1. Các thuốc làm giãn phế quản
* Thuốc cường β2 adrenergic


8

- Đặc điểm tác dụng và cơ chế:
Cơ trơn đường hô hấp có nhiều receptor β 2. Khi dùng thuốc cường β2
adrenergic sẽ kích thích receptor β2, hoạt hóa adenylcyclase (AC) làm tăng
AMPv trong tế bào gây giãn cơ trơn khí phế quản. Khí dung các thuốc
cường β2 có tác dụng ức chế giải phóng histamin và leucotrien khỏi dưỡng
bào ở phổi, làm tăng chức phận của hệ thống lông mao, giảm tính thấm của
mao mạch phổi và ức chế phospholipase A2 [3],[15].
Giãn phế quản

Thuốc cường β2

Trương lực phế quản
Theophylin


Acetylcholin

Adenosin

Kháng
muscarinic

Theophylin
Co thắt phế quản

Hình 1.2. Cơ chế giãn cơ trơn của các thuốc điều trị hen phế quản [15]
* Thuốc huỷ phó giao cảm (dùng chủ yếu là ipratropium bromid)
- Đặc điểm tác dụng và cơ chế:
Ipratropium bromid thuộc nhóm thuốc kháng cholinergic với cơ chế ức
chế hệ M làm mất tác dụng của acetylcholin gây giãn cơ trơn (hình 1.2).
Thuốc có bản chất là dẫn xuất amin bậc 4. Khi khí dung chỉ khoảng 1% thuốc
được hấp thu nên ít gây tác dụng không mong muốn toàn thân [3].
* Theophylin
- Đặc điểm tác dụng và cơ chế
Do ức chế phosphodiesterase (enzym giáng hóa AMPv), làm tăng AMPv
trong tế bào nên tác dụng tương tự thuốc cường adrenergic. Ngoài ra thuốc còn
có tác dụng kháng adenosin (hình 1.2) [3],[15].


9

1.1.7.2. Các thuốc chống viêm
* Glucocorticoid (GC)
- Đặc điểm tác dụng

Cơ chế chống viêm chính: GC ức chế phospholipase A2 (do làm tăng
sản xuất lipocortin-protein ức chế phospholipase A 2) làm giảm tổng hợp
prostaglandin, leucotrien. Cơ chế chống dị ứng: GC ức chế phospholipse C
làm phong tỏa giải phóng các chất TGHH dị ứng như histamin, serotonin.
Trong điều trị hen, thuốc có tác dụng chống viêm (giảm các cytokin, các chất
trung gian hóa học, giảm số lượng các tế bào viêm...), giảm phù nề, giảm bài
tiết dịch nhày vào lòng phế quản và giảm các phản ứng dị ứng. Dạng khí
dung GC có tác dụng tốt để điều trị dự phòng hen khi người bệnh phải dùng
thuốc cường β2 nhiều, ít gây tác dụng không mong muốn toàn thân [3],[16].
Bạch cầu ái toan

Tế bào biểu mô

số lượng

các cytokin
các TGHH

Tế bào nội mô

Lympho T
các cytokin
Tế bào mast

xuất tiết

CORTICOSTEROID
Cơ trơn hô hấp

số lượng

Đại thực bào

các receptor β2
các cytokin

Tuyến nhầy

các cytokin
tiết nhầy
Tế bào đuôi gai
số lượng

Hình 1.3. Tác dụng của GC trên tế bào viêm và tế bào đường hô hấp [16]
* Cromolyn natri
- Đặc điểm tác dụng và cơ chế:


10

Bền vững màng tế bào do ức chế dưỡng bào của phổi giải phóng các
chất trung gian hóa học. Ức chế tác dụng hoạt hóa của các peptid hóa hướng
động trên bạch cầu trung tính, ưa acid hoặc đơn nhân...[3].
1.1.7.3. Thuốc kháng leucotrien
- Đặc điểm tác dụng và cơ chế:
Ngăn cản tác dụng của các cysteinyl leucotrien ở đường hô hấp thông
qua ức chế enzym 5-LOX (zileuton) hoặc kháng thụ thể CysLT receptor
(montelukast, pranlukast, zafirlukast) [16].
Acid arachidonic
ức chế 5- LOX
(zeuliton)

Cysteinyl leucotrien

montelukast
pranlukast
zafirlukast

Receptor
CysLT

Thoát
huyết tương
Tiết nhầy

Co thắt phế quản

Chiêu mộ
bạch cầu ái toan

Hình 1.4. Cơ chế tác dụng của thuốc kháng leucotrien [16]
1.1.7.4. Một số thuốc mới sử dụng và đang nghiên cứu
- Thuốc kháng IgE
Thuốc omalizumab được biết đến như một thuốc đầu tiên điều trị hen
hướng đến đích tác dụng là IgE [17]. Bản chất thuốc là một kháng thể đơn
dòng kháng IgE bằng cách ức chế sự gắn của IgE với receptor FcεRI trên tế
bào đích (tế bào mast, bạch cầu ưa bazơ) [18],[19]. Hàng loạt các nghiên cứu
lâm sàng được tiến hành để chứng minh hiệu quả của thuốc đối với hen dị


11


ứng dai dẳng, hen dị ứng không đáp ứng điều trị, hen nặng [19],[20],[21].
Năm 2003, FDA cấp phép cho omalizumab với chỉ định hen dị ứng trung bình
và nặng cho trẻ từ 12 tuổi và người lớn [19].
- Magnesi sulphat có tác dụng giãn cơ trơn phế quản, chỉ định điều trị
hen [14]. Ngoài ra còn một số nhóm thuốc đang được nghiên cứu hiện nay
như thuốc kháng CRTh2 , thuốc ức chế NF- kappaB ...[16].
1.2. Một số quan điểm về hen phế quản theo Y học cổ truyền
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
HPQ thuộc phạm vi chứng háo suyễn và do nhiều nguyên nhân gây ra [22].
* Ngoại tà xâm nhập (thường gặp nhất là thể phong hàn và phong nhiệt)
Phong hàn xâm nhập vào phế làm phế khí mất tuyên thông dẫn đến khí
thượng nghịch tạo thành chứng háo suyễn. Phong nhiệt trực tiếp xâm phạm
vào phế hoặc phong hàn uất lại mà hóa nhiệt làm cho phế khí chướng mãn
dẫn đến khí nghịch tạo thành háo suyễn.
* Đàm thấp ở bên trong mạnh
Do ăn uống không điều hòa, tỳ mất sự kiện vận, tích thấp lại sinh đàm,
đàm từ trung tiêu đưa lên phế làm phế khí không tuyên thông được mà dần
hình thành chứng háo suyễn.
* Phế thận hư suy
Ho và khó thở lâu ngày làm tổn thương đến chức năng của tạng phế
làm phế khí mất túc giáng được dẫn đến khí đoản hình thành háo suyễn. Hoặc
bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến chức năng nhiếp nạp khí của tạng thận, thận
không nhiếp nạp khí làm cho tình trạng bệnh lý của chứng háo suyễn nặng.
1.2.2. Phân loại và điều trị các thể hen phế quản
Với các biểu hiện lâm sàng khác nhau, Y học cổ truyền chia thành các
thể lâm sàng khác nhau, tương ứng với những bài thuốc và pháp điều trị sau:
Thể hen hàn: Bài thuốc “Tiểu thanh long thang gia giảm” (ma hoàng 8g,


12


quế chi 8g, can khương 4g, bán hạ chế 18g, chích cam thảo 6g, tế tân 4g, ngũ vị
tử 6g, hạnh nhân 12g) với pháp điều trị: ôn phế, tán hàn, trừ đàm, định suyễn.
Thể hen nhiệt: Bài thuốc "Ma hạnh thạch cam thang gia vị" với pháp
điều trị: thanh nhiệt, tuyên phế, hóa đàm, định suyễn. Các vị thuốc gồm: ma
hoàng 8g, bán hạ chế 8g, cam thảo 6g, tang bạch bì 16g, hạnh nhân 12g, thạch
cao 12g, hoàng cầm 12g
Thể phế đàm: Bài thuốc "Tam ảo thang hợp Nhị trần thang gia giảm"
với pháp điều trị: trừ đàm, giáng khí, bình suyễn. Các vị thuốc gồm: ma hoàng
8g, cam thảo 6g, bán hạ chế 12g, tô tử 10g, lai phúc tử 12g, hậu phác 12g, hạnh
nhân 12g, phục linh 16g, trần bì 8g, bạch giới tử 12g, thương truật 16g
Thể phế hư: Bài thuốc "Sinh mạch tán gia vị" với pháp điều trị: bổ phế,
định suyễn. Các vị thuốc gồm: Đẳng sâm 16g, ngũ vị tử 6g, mạch môn 12g
Thể thận dương hư: Bài thuốc "Bát vị quế phụ" với pháp điều trị: ôn
thận, nạp khí. Các vị thuốc gồm: thục địa 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 8g, hắc
phụ tử 8g, phục linh 12g, nhục quế 6g, đan bì 8g, trạch tả 8g.
Thể thận âm hư: Bài thuốc "Lục vị hoàn" với pháp điều trị: tư bổ thận
âm. Các vị gồm: thục địa 12g, hoài sơn 12g, đan bì 8g, phục linh 12g, sơn thù
8g, trạch tả 8g [22].
1.3. Một số mô hình thực nghiệm liên quan đến điều trị hen phế quản
Để đánh giá tác dụng điều trị hen của một thuốc trước hết cần phải gây
được mô hình HPQ trên thực nghiệm.
1.3.1. Mô hình gây hen trên chuột lang bằng ovalbumin (OA)
Theo phương pháp của Pons và cộng sự - 2000 [23].
- OA là một protein có trong lòng trắng trứng. Bản chất có tính kháng
nguyên mạnh sinh đáp ứng miễn dịch đối với người và động vật. Hiện nay, OA
được lựa chọn là tác nhân gây mẫn cảm trên mô hình gây hen ở chuột lang.
1.3.2. Mô hình thử thuốc giãn cơ trơn trên khí quản chuột lang cô lập
Theo phương pháp của Kotlikoff và Kamn -1996 [23].



13

- Trên khí quản chuột lang cô lập được treo trong một bình ngâm mô,
sự co giãn của chuỗi vòng khí quản được ghi trên máy ghi đa ký. Dựa trên kết
quả của máy ghi cho phép đánh giá, phát hiện tác dụng co giãn cơ trơn phế
quản của thuốc thử/thuốc nghiên cứu.
1.3.3. Mô hình thử thuốc giãn cơ trơn trên khí quản chuột lang tại chỗ
Theo phương pháp của Konzet - Roessler [23].
Phương pháp này dựa trên sự thay đổi thể tích khí thở của động vật thí
nghiệm được đặt trong một hệ thống kín gồm: một bơm trợ thở, một máy biến
năng (khuếch đại thông tin), một máy ghi đa ký (ghi thể tích hoặc áp lực của
không khí dư thừa).
Khi phế quản bị co thắt, lượng không khí phát ra từ máy hô hấp vào
phổi giảm đi và tăng thể tích không khí thừa ra (phần không bị chiếm giữ bởi
phổi sau sự co thắt phế quản), lượng khí thừa sẽ tạo ra áp suất được chuyển
vào máy biến năng và được ghi trên máy ghi. Vì vậy mức độ co thắt khí phế
quản có thể được định lượng bằng cách ghi lại thể tích khí dư thừa đó.
Việc đưa một tác nhân gây co thắt như acetylcholin, histamin,
bradykinin, serotonin, ovalbumin, chất P... làm co thắt cơ trơn phế quản. Nếu
dùng thuốc giãn cơ trơn phế quản sẽ làm giảm lượng khí thừa qua máy biến
năng. Phương pháp này cho phép đánh giá ảnh hưởng của một thuốc đến sự
co thắt phế quản bằng cách ghi thể tích không khí thừa ra trên máy ghi đa ký.
1.3.4. Mô hình gây viêm
* Viêm cấp: Dựa trên các tác nhân nhiệt, hóa chất...gây viêm cấp gồm một số
mô hình sau:
Gây đỏ da bằng tia tử ngoại trên chuột lang (Winder - 1958) [24]
Gây tăng tính thấm thành mạch (Shionoya và Ohtake - 1975) [24]
Phù tai chuột- thỏ (Tubaro -1985), phù chân chuột (Winter - 1963) [24]
Gây viêm tiết dịch màng bụng



14

Trong các phương pháp này, mô hình sử dụng phổ biến nhất hiện nay là
gây phù chân chuột bằng carrageenin (Winter và cộng sự) và viêm tiết dịch
màng bụng bằng carrageenin và formaldehyd ( và cộng sự).
Carrageenin bản chất là một polysaccharid đóng vai trò là kháng
nguyên gây ra đáp ứng của các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung
tính dẫn đến giãn mạch, bạch cầu xuyên mạch...làm tăng tiết các chất trung
gian hóa học gây viêm.
Formaldehyd gây tăng tiết dịch khi dùng cùng carrageenin có thể đánh
giá được sự thoát dịch (qua số lượng dịch rỉ viêm), sự di chuyển của bạch cầu
(số lượng bạch cầu trong dịch rỉ viêm)...
* Viêm mạn
- Gây u hạt thực nghiệm bằng amiant của Ducrot, Julou và cộng sự - 1963
[25].
- Gây áp xe bằng tinh dầu thông của Levy - 1968 [25]....
Hiện nay gây mô hình viêm mạn phổ biến nhất dựa theo phương pháp
gây u hạt bằng amiant.
1.3.5.Mô hình bền vững màng tế bào mast
Các TGHH viêm của tế bào mast gồm: histamin, leucotrien C 4, PGD2,
cytokin... [26]. Khi màng tế bào bị tổn thương, các chất TGHH được giải
phóng gây co thắt phế quản, tăng tính thấm thành mạch, tăng xuất tiết đồng
thời cảm ứng sản xuất các TGHH viêm khác.
Compound 48/80 có tác dụng làm ly giải tế bào mast, do đó khi ủ tế
bào mast với Compound 48/80 sẽ xác định được khả năng bền vững của tế
bào mast khi dùng thuốc [27].



15

1.4. Thuốc cao lỏng Định suyễn P/H
1.4.1. Thành phần
Cao lỏng Định suyễn P/H 250 ml tương đương 40 g cao đặc (216g dược
liệu). Thành phần gồm mười một vị thuốc: Ma hoàng, Bán hạ, Ngũ vị tử, Tỳ
bà diệp, Cam thảo, Tế tân, Can khương, Hạnh nhân, Bối mẫu, Trần bì, Lá táo.
1.4.2. Công năng
Ôn phế, tán hàn, trừ đàm, định suyễn.
1.4.3. Liều dùng
Người lớn dùng mỗi lần 30ml cao lỏng, ngày dùng 2 lần.
1.4.4. Chủ trị
Hỗ trợ cắt cơn hen, điều trị hen mạn tính...
1.4.5. Các vị thuốc
1.4.2.1. Ma hoàng

Hình 1.6: Ma hoàng [28]
* Tên khoa học: Ephedrae sinica Stapf, Ephedra equisetina Bunge, Ephedra
intermedia Schrenk et Mey. Thuộc họ Ma hoàng Ephedraceae.
* Bộ phận dùng: ngọn, phần trên mặt đất của nhiều loài Ma hoàng phơi, sấy khô.
* Thành phần hóa học:
Ephedrin, L-pseudoephedrin, D-pseudoephedrin, L-N methyl ephedrin, DN methyl ephedrin, L-norephedrin, D-norephedrin, ephedroxan, ephedradin, tetra
methylepyramin. Trong đó ephedrin có tác dụng dược lý hơn cả [28], [29].


16

* Tác dụng dược lý:
- Chống hen, dị ứng [29],[30]


- Chống viêm [29]

- Giảm ho [29]

- Tác dụng khác: Giảm nhu động cơ trơn đường tiêu hóa, giãn đồng tử.
Kích thích cơ tim, co mạch ngoại vi,tăng chuyển hóa. Kích thích thần kinh
trung ương, lợi niệu, kích thích dịch vị...[28].
* Đặc điểm tác dụng (theo Đông y):
Vị cay, tính ôn. Quy kinh: tâm, phế, bàng quang, đại trường. Công
năng: phát hãn, tán hàn, tuyên phế, bình suyễn, lợi thủy, tiêu thũng. Chủ trị:
Chữa ho, trừ đờm, bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính...; dùng để ra mồ
hôi, lợi niệu; thuốc nhỏ mũi (ephedrin) [28].
* Các nghiên cứu
Ma hoàng được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa HPQ trong Đông y
vì có tác dụng giãn cơ trơn phế quản. Điều này được lý giải chủ yếu do
ephedrin- một ankaloid chính cho tác dụng dược lý có trong thành phần của
ma hoàng. Tác dụng này tuy yếu nhưng kéo dài hơn so với adrenalin [29]. Cơ
chế tác dụng của ephedrin hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi, chưa thống nhất. Có
thể do ephedrin có công thức cấu tạo gần giống adrenalin nên có tác dụng tương
tự adrenalin. Giả thiết khác cho rằng ephedrin có tác dụng gián tiếp bằng cách
bảo vệ adrenalin không bị MAO phá hủy [30]. Năm 2014, nghiên cứu của
Paresh Solanki và cộng sự cho rằng ephedrin có cả tác dụng trực tiếp lên
receptor của hệ giao cảm và gián tiếp thông qua giải phóng noradrenalin nhưng
tác dụng trực tiếp lên thụ thể adrenergic chiếm ưu thế hơn [31].
Ngoài tác dụng giãn cơ trơn phế quản, nghiên cứu của Saito S.Y. (2004)
chứng minh Ma hoàng còn có khả năng ức chế giải phóng histamin ở tế bào
mast làm giảm nồng độ histamin trong máu [30]. Nghiên cứu của Abourashed
E.A cũng khẳng định Ma hoàng có tác dụng chống viêm và cho rằng liên quan
đến ephedroxan [29].
1.4.2.2. Bán hạ



×