Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

B04 dao động và sóng điện từ đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.74 KB, 9 trang )

Thi online - Thi online - B04 - Dao động và Sóng điện từ - Đề 2

thukhoacaodang/

Khoa2018

Câu 1. Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm một cuộn có độ tự cảm biến
thiên trong khoảng từ 0,01 nH đến 1 nH và tụ điện có điện dung biến thiên. Lấy π2
= 10. Để máy bắt được dải sóng có bước sóng từ 6 m đến 600 m, thì điện dung của
tụ biến thiên trong khoảng:
A. 10-7 F đến 10-3 F.
B. 10-5 F đến 10-3 F.
C. 10-6 F đến 10-4 F.
D. 10-8 F đến 10-2 F.
Câu 2. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện có điện dung 1
µH và cuộn cảm có độ tự cảm 25 mH. Mạch dao động trên có thể bắt được sóng
vô tuyến thuộc dải
A. sóng trung
B. sóng ngắn
C. sóng dài
D. sóng cực ngắn .
Câu 3. Mạch dao động LC có tụ phẳng không khí hình tròn bán kính 48 cm cách nhau 4
cm phát ra sóng điện từ có bước sóng 100 m. Nếu đưa vào giữa hai bản tụ một tấm
điện môi phẳng song song và cùng kích thước với hai bản có hằng số điện môi ε =
7, bề dày 2 cm thì phát ra sóng có bước sóng là:
A. 100 m
B. 100√2 m
C. 132,29 m
D. 175 m
Câu 4. Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây thuần cảm có L = 2.10-5
H và một tụ xoay có điện dung biến thiên từ C1 = 10 pF đến C2 = 500 pF khi góc


xoay biến thiên từ 00 đến 1800. Khi góc xoay của tụ bằng 450 thì mạch thu sóng
điện từ có bước sóng là:
A. 67,03 m
B. 190,40 m
C. 134,60 m
D. 97,03 m
Câu 5. Mạch dao động của một máy phát sóng điện từ gồm một cuộn dây có độ tự cảm L
= 20 μH và một tụ điện có điện dung C1 = 120 pF. Để máy có thể phát ra sóng điện


từ có bước sóng λ = 113 m thì ta có thể:
A. mắc song song với tụ C1 một tụ điện có điện dung C2 = 60 pF.
B. mắc song song với tụ C1 một tụ điện có điện dung C2 = 180 pF.
C. mắc nối tiếp với tụ C1 một tụ điện có điện dung C2 = 60 pF.
D. mắc nối tiếp với tụ C1 một tụ điện có điện dung C2 = 180 pF.
Câu 6. Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm một cuộn dây có độ tự cảm L = 1,5
mH và một tụ xoay có điện dung biến thiên từ 50 pF đến 450 pF. Mạch này thu
được các sóng điện từ có bước sóng:
A. từ 1549 m đến 5160 m
B. từ 5,16 m đến 15,49 m
C. từ 51,6 m đến 154,9 m
D. từ 516 m đến 1549 m
Câu 7. Một mạch dao động gồm cuộn cảm L = 2/π mH và tụ C = 0,8/π µF. Tìm tần số
riêng của dao động trong mạch.
A. 20 kHz.
B. 10 kHz.
C. 7,5 kHz.
D. 12,5 kHz.
Câu 8. Một tụ điện C = 0,2µF. Để mạch có tần số dao động riêng 500Hz thì hệ số tự cảm
của L phải có giá trị là bao nhiêu? Cho π2 = 10.

A. 0,3H.
B. 0,4H.
C. 0,5H.
D. 0,6H.
Câu 9. Dao động điện từ tự do trong mạch dao động là một dòng điện xoay chiều có
A. tần số rất lớn.
B. chu kỳ rất lớn.
C. cường độ rất lớn.
D. hiệu điện thế rất lớn.
Câu 10. Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung
của tụ điện lên 4 lần thì chu kỳ dao động của mạch
A. tăng lên 4 lần.


B. tăng lên 2 lần.
C. giảm đi 4 lần.
D. giảm đi 2 lần.
Câu 11. Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?
A. Phản xạ.
B. Truyền được trong chân không.
C. Khúc xạ.
D. Mang năng lượng.
Câu 12. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự phát và thu sóng điện từ?
A. Để thu sóng điện từ phải mắc phối hợp một ăng ten với một mạch dao động LC.
B. Ăng ten của máy thu chỉ thu được một sóng có tần số xác định.
C. Để phát sóng điện từ, phải mắc phối hợp một máy phát dao động điều hoà với một
ăngten.
D. Nếu tần số của mạch dao động trong máy thu được điều chỉnh sao cho có giá trị
bằng f, thì máy thu sẽ bắt được sóng có tần số đúng bằng f.
Câu 13. Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không

gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì
kết luận nào sau đây là đúng?
A. Véctơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.
B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược
pha.
C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch
pha nhau π/2.
D. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
Câu 14. Một tụ điện có điện dung 8nF được nạp điện tới điện áp 6V rồi mắc với một cuộn
cảm L = 2(mH). Cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm là:
A. 12 (mA)
B. 1,2(A)
C. 0,12(A)
D. 1,2(mA)
Câu 15. Trong mạch dao động LC tự do; cuộn cảm L = 2.10-6 H và dòng điện qua tụ có
biểu thức: q = 2.10-11cos( 2.107.t ) C. Khi điện tích trên tụ q = √2.10-11 C thì năng
lượng từ trường trong mạch bằng:


A. 8.10-14 J.
B. 2√2.10-10 J
C. 10-16 J.
D. 0,5.10-16 J.
Câu 16. Sóng điện từ trong chân không có tần số f = 150 kHz, bước sóng của sóng điện từ
là:
A. λ = 2000 m.
B. λ = 2000 km.
C. λ = 1000 m.
D. λ = 1000 km.
Câu 17. Mạch chọn sóng ở đầu vào của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 1nF và

cuộn cảm L = 100 μH (lấy π2 = 10). Bước sóng điện từ mà mạch thu được là:
A. λ = 300m.
B. λ = 600m.
C. λ = 300km.
D. λ = 1000m.
Câu 18. Một mạch dao động điện từ LC, gồm cuộn dây có lõi sắt từ, ban đầu tụ điện được
tích một lượng điện tích Q0 nào đó, rồi cho dao động tự do. Dao động của dòng
điện trong mạch là dao động tắt dần vì
A. bức xạ sóng điện từ.
B. tỏa nhiệt do điện trở thuần của dây dẫn.
C. do dòng Fucô trong lõi của cuộn dây.
D. do cả ba nguyên nhân trên.
Câu 19. Các bộ phận của hệ thống thu thanh gồm
A. anten thu, biến điệu, chọn sóng, tách sóng, loa.
B. anten thu, chọn sóng, tách sóng, khuếch đại âm tần, loa.
C. anten thu, máy phát dao động cao tần, tách sóng, loa.
D. anten thu, chọn sóng, khuếch đại cao tần, loa.
Câu 20. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Một điện tích dao động không thể bức xạ ra sóng điện từ.
B. Điện từ trường do một điện tích điểm dao động gây ra sẽ lan truyền trong không
gian dưới dạng sóng.


C. Vận tốc của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều so với vận tốc ánh sáng
trong chân không.
D. Tần số của sóng điện từ không phụ thuộc vào tần số dao động của điện tích
Câu 21. Một mạch dao động LC lí tưởng, dao động với tần số góc 104 rad/s. Điện tích cực
đại trên tụ điện là 10-9C. Khi cường độ dòng điện trong mạch là 6µA thì điện tích
trên tụ điện là:
A. 8.10-10C.

B. 6.10-10C.
C. 4. 10-10C.
D. 2.10-10C.
Câu 22. Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tự cảm
L. Điện trở thuần của cuộn dây và các dây nối không đáng kể. Biểu thức của
cường độ dòng điện qua mạch là i = 0,4sin2.106t (A). Giá trị lớn nhất của điện tích
trên tụ là:
A. 8.10-6C.
B. 2.10-7C.
C. 4.10-7C.
D. 8.10-7C.
Câu 23. Muốn tăng tần số dao động riêng mạch LC lên gấp 4 lần thì cần
A. tăng điện dung C lên gấp 4 lần.
B. giảm độ tự cảm L còn L/16.
C. giảm độ tự cảm L còn L/4.
D. giảm độ tự cảm L còn L/2.
Câu 24. Một mạch dao động LC có =107rad/s, điện tích cực đại của tụ q0 = 4.10-12C. Khi
điện tích của tụ q = 2.10-12C thì dòng điện trong mạch có giá trị:
A. √2.10-5 A.
B. 2√3.10-5 A.
C. 2.10-5 A.
D. 2√2.10-5 A
Câu 25. Mạch dao động lí tưởng LC được cung cấp một năng lượng 4 µJ từ một nguồn
điện một chiều có suất điện động 8 V. Biết tần số góc của mạch dao động 4000
rad/s. Xác định độ tự cảm của cuộn dây ?
A. 0,145 H.


B. 0,5 H.
C. 0,15 H.

D. 0,35 H.
Câu 26. Mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tự cảm L = 10-4 H.
Điện trở thuần của cuộn dây và các dây nối không đáng kể. Biết biểu thức của điện
áp giữa hai đầu cuộn dây là: u = 80cos(2.106t - π/2) V, biểu thức của dòng điện
trong mạch là:
A. i = 4sin(2.106t ) (A).
B. i = 0,4cos(2.106t - π) (A).
C. i = 0,4cos(2.106t) (A).
D. i = 40sin(2.106t - π/2) (A).
Câu 27. Mạch dao động LC lý tưởng có độ tự cảm L không đổi. Khi tụ điện có điện dung
C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1 = 75MHz. Khi ta thay tụ C1 bằng tụ C2
thì tần số dao động riêng của mạch là f2 = 100MHz. Nếu ta dùng C1 nối tiếp C2 thì
tần số dao động riêng f của mạch là :
A. 175MHz.
B. 125MHz.
C. 87,5MHz.
D. 25MHz .
Câu 28. Mạch dao động gồm cuộn cảm và hai tụ điện C1 và C2. Nếu mắc hai tụ C1 và C2
song song với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1 = 24kHz. Nếu dùng
hai tụ C1 và C2 mắc nối tiếp thì tần số riêng của mạch là f2 = 50kHz. Nếu mắc
riêng lẽ từng tụ C1, C2 với cuộn cảm L thì tần số dao động riêng của mạch là
A. f1 = 40kHz và f2 = 50kHz.
B. f1 = 50kHz và f2 = 60kHz.
C. f1 = 30kHz và f2 = 40kHz.
D. f1 = 20kHz và f2 = 30kHz.
Câu 29. Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không
đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết điện trở của dây dẫn là không
đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì
tần số dao động riêng của mạch là f1. Khi điện dung có giá trị C2 = 4C1 thì tần số
dao động điện từ riêng trong mạch là

A. f2 = f1/2.
B. f2 = 4f1
C. f2 = 2f1


D. f2 = f1/4
Câu 30. Mạch dao động điện từ gồm một cuộn dây thuần cảm có L = 50 mH và tụ điện C.
Biết giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là I0 = 0,1 A. Tại thời điểm
năng lượng điện trường trong mạch bằng 1,6 . 10-4 J thì cường độ dòng điện tức
thời bằng
A. 0,1 A
B. 0,04 A
C. 0,06 A
D. không tính được vì không biết điện dung C
Câu 31. Sóng nào sau đây dùng trong truyền hình để truyền thông tin qua vệ tinh nhân
tạo ?
A. Sóng dài.
B. Sóng ngắn.
C. Sóng cực ngắn.
D. Sóng trung.
Câu 32. Mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự
cảm L. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Biết hiệu điện thế cực đại giữa hai
bản tụ điện là U0. Năng lượng điện từ của mạch bằng
A.
.
B.
.
C.
.
D.

.
Câu 33. Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm
(cảm thuần)và tụ điện có điện dung 5 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do
(riêng) với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện bằng 10V. Năng lượng dao
động điện từ trong mạch bằng:
A. 2,5.10-3 J.
B. 2,5.10-1 J.
C. 2,5.10-4 J.


D. 2,5.10-2 J.
Câu 34. Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của
một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời
gian
A. luôn ngược pha nhau.
B. với cùng biên độ.
C. luôn cùng pha nhau.
D. với cùng tần số.
Câu 35. Mạch dao động dùng để chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện có
điện dung C0 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Máy này thu được sóng điện từ
có bước sóng 20 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 60 m, phải mắc song
song với tụ điện C0 của mạch dao động một tụ điện có điện dung:
A. C = C0.
B. C = 2C0.
C. C = 8C0.
D. C = 4C0.
Câu 36. Một mạch dao động tần số có thể biến đổi trong khoảng từ 10 MHz đến 160 MHz
bằng cách thay đổi khoảng cách giữa hai bản tụ phẳng. Với dải tần số này thì
khoảng cách giữa các bản tụ thay đổi
A. 160 lần.

B. 16 lần.
C. 256 lần.
D. 4 lần.
Câu 37. Ba mạch dao động điện từ lí tưởng gồm các tụ điện giống hệt nhau, các cuộn thuần
cảm có hệ số tự cảm là L1, L2 và L1 nối tiếp L2. Tần số của mạch dao động thứ nhất
và thứ hai lần lượt là 1 MHz và 0,75 MHz, tốc độ ánh sáng truyền trong chân
không là c = 3.108 m/s. Bước sóng mà mạch thứ ba bắt được là:
A. 400 m
B. 500 m
C. 300 m
D. 700 m
Câu 38. Khi mắc tụ C1 vào mạch dao động thì thu được sóng điện từ có bước sóng λ1 = 100
m, khi thay tụ C1 bằng tụ C2 thì mạch thu được sóng λ2 = 75 m. Khi mắc hai tụ nối
tiếp với nhau rồi mắc vào mạch thì bắt được sóng có bước sóng là:


A. 40 m
B. 80 m
C. 60 m
D. 120 m
Câu 39. Mạch dao động của một máy thu vô tuyến có điện dung C = 2/π nF. Mạch thu
được các sóng có tần số trong khoảng từ 1 kHz đến 1 MHz. Độ từ cảm của cuộn
cảm dùng trong mạch có giá trị trong khoảng:
A. từ 1,25/π (H) đến 12,5/π (H).
B. từ 1,25/π (H) đến 125/π (H).
C. từ 125/π (μH) đến 125/π (H).
D. từ 5/π (μH) đến 500/π (H).
Câu 40. Mạch chọn sóng một radio gồm L = 2 (μH) và 1 tụ điện có điện dung C biến thiên.
Người ta muốn bắt được các sóng điện từ có bước sóng từ 18π (m) đến 240π (m)
thì điện dung C phải nằm trong giới hạn:

A. 9.10-10 F ≤ C ≤ 16.10-8 F
B. 9.10-10 F ≤ C ≤ 8.10-8 F
C. 4,5.10-12 F ≤ C ≤ 8.10-10 F
D. 4,5.10-10 F ≤ C ≤ 8.10-8 F



×