Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Báo cáo môn dược lý dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.07 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC

BÁO CÁO MÔN DƯỢC LÝ DƯỢC LIỆU
Lớp cao học khóa 2016 - 2018

CÂY THUỐC GIÒI
(Pouzolzia zeylannica)

Chuyên ngành: Dược liệu – Dược học cổ truyền

Học viên cao học: TRÌ KIM NGỌC
Thầy hướng dẫn: TS. VÕ VĂN LẸO

TP HCM, 05/2018


ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC

BÁO CÁO MÔN DƯỢC LÝ DƯỢC LIỆU
Lớp cao học khóa 2016 - 2018

CÂY THUỐC GIÒI
(Pouzolzia zeylannica)

Chuyên ngành: Dược liệu – Dược học cổ truyền

Học viên cao học: TRÌ KIM NGỌC
Thầy hướng dẫn: TS. VÕ VĂN LẸO


TP HCM, 05/2018

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................2
I. MỞ ĐẦU .....................................................................................................................3
II. TỔNG QUAN ...........................................................................................................4
2.1. Thực vật học ........................................................................................................ 4
2.1.1. Tên khoa học.................................................................................................. 4
2.1.2. Đồng danh: .................................................................................................... 4
2.1.3. Tên nước ngoài .............................................................................................. 4
2.1.4. Tên Việt Nam ................................................................................................. 4
2.1.5. Vị trí phân loại............................................................................................... 4
2.1.6. Phân bố sinh thái ........................................................................................... 4
2.1.7. Mô tả thực vật ................................................................................................ 5
2.2. Thành phần hóa học ........................................................................................... 5
2.3. Tác dụng được lý ................................................................................................ 6
2.3.1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm ............................................................... 6
2.3.2. Tác dụng kháng viêm ..................................................................................... 7
2.3.3. Tác dụng chống oxy hóa ................................................................................ 7
2.3.4. Tác dụng tăng cường miễn dịch .................................................................... 8
2.3.5. Tác dụng hạ đường huyết .............................................................................. 8
2.3.6. Tác dụng kháng ung thư ................................................................................ 8
2.3.7. Tác dụng lợi tiểu ............................................................................................ 8
2.3.8. Tác dụng kích thích vị giác, tăng cường chuyễn hóa đạm ............................ 8
2.4. Công dụng kháng viêm, chữa bệnh đường hô hấp trong y học cổ truyền .... 9
2.5. Chế phẩm từ Thuốc giòi..................................................................................... 9
2.5.1. Siro ho Eugica ............................................................................................... 9

2.5.2. Siro ho Eugipans ......................................................................................... 11
III. KẾT LUẬN ............................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................12

2


I. MỞ ĐẦU
Nước mát là tên gọi dân gian của các loại nước nấu từ các loại cây tự nhiên có chứa
dược liệu giúp thanh nhiệt cơ thể. Từ lâu trong dận gian Sử dụng thuốc giòi với nhiều
công dụng trị bệnh như ho, việm họng, việm ruột, lỵ, mụn nhọt, việm dạ, tắt sữa, đau
răng, tiểu buột... Trện thị trưòng cũng đã Xuất hiện một số chế phẩm có thành phần từ
được liệu này như Siro Eugica - Dược Hậu Giạng. Tuy nhiên, cho tới nay những
nghiện cứu về thành phận hóa học, tác dụng được lý của thuốc dòi còn hạn chế. Cây
Thuốc giòi (hay còn gọi là “Bọ mắm”) Pouzolzia zeylanica L. Benn) thuộc họ Gai
(Urticaceae). Là một loại điển hình được biết đến với tính mát và nhiều tác dụng tốt.
Cây có tính ngọt, đắng nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu khát, trừ đờm, lợi tiểu, tiêu
viêm. Trong cây Thuốc giòi có sự hiện diện của alkaloid, glycosid, tannin và flavonoid
đã được khẳng định trong quá trình sàng lọc sơ bộ [18]. Đây là những hợp chất chống
oxy hóa cao. Mặc dù, cây Thuốc giòi được biết và sử dụng khá rộng rãi trong dân gian
nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như ứng dụng trong
chế biến thực phẩm được báo cáo. Nước mát được nấu từ các loại thực vật chứa dược
liệu có tác dụng thanh nhiệt (làm cho cơ thể mát và hạ sốt) thường được sử dụng trong
gia đình vào mùa nắng nóng. Sự tiện dụng sẽ đạt được bằng những sản phẩm sẵn có
hàm lượng các hoạt chất sinh học cao. Do đó, mục tiêu bài báo cáo môn Dược lý dược
liệu là tổng hợp thông tin về thực vật học, thành phần hóa học, tác dụng , cơ chế tác
dụng và các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến cây Thuốc giòi nhằm cung cấp thông
tin khái quát khoa học hơn về loài cây này.

3



II. TỔNG QUAN
2.1. Thực vật học
2.1.1. Tên khoa học
Pouzolzia zeylanica (L.) Benn [1].
2.1.2. Đồng danh:
Pouzolzia cochinchinensis Lour, Pouzolzia indica (L.) Gaudich;
2.1.3. Tên nước ngoài
Tện tiếng Anh: Graceful pouzolzsbush, Tện tiếng Pháp: Pouzolzie de Ceylan. Tện
tiếng Khmer: Toem tanhit jhnien, Kandab chhneang. Tện tiếng Nga: Pouzolzia
tseylonskaya [1].
2.1.4. Tên Việt Nam
Bọ mắm; Thuốc dòi (giòi/ vòi) [1].
2.1.5. Vị trí phân loại
Loài Pouzolzia zeylanica (L.) Benn có vị trí phân loại như sau:
Ngành Magnoliophyta (Ngành Ngọc lan)
Lớp Magnoliopsida (Lớp Ngọc lan)
Bộ Urticales
Họ Urticaceae

Chi Pouzolzia
Loài Pouzolzia zeylanica (L.) Benn
Sơ đồ 1.1. Vị trí phân loại của Pouzolzia zeylanica (L.) Benn [23].
2.1.6. Phân bố sinh thái

Thuốc giòi là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc lẫn các loại cây khác trong vườn,
ven đường đi và vùng nương rẫy. Cây phân bố rộng rãi khắp đồng bằng, trung du và
vùng núi; tập trung nhiều ở các quốc gia nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Lào,
Thái Lan, Ấn Độ [6].


4


2.1.7. Mô tả thực vật

Thuốc đòi là loài thân thảo, cao khoảng 12-50 cm, sống quanh nặm, thận đứng thẳng,
hướng lện, thường có vài nhánh, mềm. Thân rễ thường có mấu, cành cây thưòng ngắn
có lông cứng. Lá dài 4-9 cm, rộng 1,5-2,5 cm; mọc so le, hiếm khi mọc đối có lá kèm,
hình mác, hẹp, gân lá và 2 mặt đều có lộng cứng đặc biệt là ở mặt dưới. Gân lá có 3
gân nổi rõ, xuất phát từ cuống. Cuống lá đài khoảng 5 mm có lông trắng. Cụm hoa
thường có cả hoa đực và hoa cái, mọc thành xim co ở kẻ lá. Hoa cái mang bầu nhụy
dạng elip hoặc hình thoi, đưòng kính 0,8-l mm. Quả có đường kính 1,5-1,8 mm, bao
hoa mang lộng, quả mang 9 đường gân hoặc 4 cạnh, đính quả có 2 nhánh như hai răng
nhọn. Quả có màu trắng sáng hoặc màu vàng tối hoặc màu nâu sáng; hình trứng. Dược
liệu này ra hoa vào tháng 7-8, có quả khoảng tháng 8-10 [1, 6].

Hình 2.1. Cây thuốc giòi Pouzolzia cochinchinensis
2.2. Thành phần hóa học
Mặc dù đã được Sử dụng lậu đời để làm thuốc trị bệnh, tuy nhiên các nghiện cứu về
hóa thực vật của Thuốc giòi còn khá hạn chế. Một số nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa
thưc vật cho thấy sự hiện diện của alkaloid, tannin, flavonoid, glycosid tim.
Trường Đại học Băng la đét là một trong những đơn vị đi đầu, phát triển nghiên cứu
sớm về thành phần hóa thưc vật của Pouzolzia zeylanica . Sayeeđ và cs. (2003) tại đây
đã phân lập được một hợp chất isoflavon của Pouzolzia zeylanica từ cao cloroform
được xác định dưới danh pháp 5-metoxy-4'-hydroxy-2",2"-dimetylpyrano(3",4",7,8)
isoflavon [17].
Từ lá cây tươi của Thuốc giòi Lê Thanh Thủy (2007) điều chể 4 loại cao: cao eter đầu
hỏa, cao butanol, cao cloroform, cao nước. Sử dụng phương pháp sắc ký cột kết hợp
sắc ký bản mỏng tác giả đã phân lập được 6 hợp chất: phylanthin, metyl steạrat,

β-sitosterol-3-O-B-D-glucopyranosid, isovitexin, vitexin và quercetin [3].
Một nghiện cứu tương tự được tiến hành tại trường Đại học Dược Quảng Ðông vào
năm 2013 cũng cho thấy trong Pouzolzia zeylanica có sự hiện diện của phylanthin,
5


methyl-stearat, isovitexin, vitexin, quercetin và hai hợp chất cấu trúc norepinephrin
lignan có tên pouzoligan A và pouzoligan [8].
Tiến hành chiết tách và phận lập bằng nhiều phương pháp, Fu và cs. (2012) đã xác
định được các hợp chất có trong thuốc dòi: β-Sitosterol; daucosterol; acid oleanolic;
epicatechin, scopolin; scutelarein-7-O-L-rhamnosid; scopoletin; quercetin; quercetin3-0-β- D-glucosid; apigenin, 2-ol-hydroxyursolic acid [9]. Mới đậy, Sarma và cs.
(2013) đã tiển hành Xác định một hoạt chẩt mới thuộc nhóm friedelan triterpen ester
mang tên 7β-hydroxy-3-oxo-28-dodecyl friedelan-28-oat thu được từ dịch chiết ethyl
acetat. Tác giả cũn g phân lập và xác định lại friedelin, myricyl, palmitat và myricyl
alcol thu được từ dịch chiết butanol, là những hợp chẩt đã được công bố trước đó [16].
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại các nghiên cứu về hóa thực vật trên Thuốc giòi
(Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.) còn rất hạn chế. Các hoạt chất có nhiều tài liệu đề cập
đến có thể kể tới các flavonoid như: vitexin, isovitexin, quercetin. Một số hoạt chẩt có
cẩu trúc triterpenoid, saponoid cũng được đề cập ở một đến hai nghiến cứu.
2.3. Tác dụng được lý
2.3.1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Tại trường đại học Chitagong, Bặng la đét nhiều nghiện cứu về hoạt tính kháng khuẩn
của dịch chiết cồn Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. bằng phưong pháp đĩa (cup-plate)
cho thấy dịch chiết nồng độ 1 mg/ml cho hoạt tính kháng khuẩn trên cả vi khuẩn gram
dương lẫn gram ẩm như: Bacillus Subtilis, Bacillus megaterium, Staphylococcus
aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Shigella và Salmonella tylphi
citisentariae. Đặc biệt là hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với Staphylococcus aureus và
Escherichia coli [15].
Saha và cs. (2012) đã tiến hành thử hoạt tính kháng nấm của dịch chiết cồn thuốc dòi
(Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.) bằng phưong pháp khuếch tán. Kết quả cho thấy khả

năng ức chể tốt các dòng nấm với vùng ức chể từ 7-26 mm. Aspergillus niger là dòng
nấm nhạy cảm nhất với dịch chiết này [15].
Ở Việt nam, tính kháng khuẩn trện 2 chủng Staphylococcus aureus và Escherichia coli
cũng đã được đề cập đến trong nghiện cứu của Lê Thanh Thủy (2007), tính chẩt này
được thử trên các hoạt chẩt đã được phận lập từ Pouzolzia zeylanica là vixetin và
isovixetin [3]. Tính kháng lao được thể hiện ở dịch sắc Thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica
(L.) Benn.) với long thảo dơi (Christia vespertillionis).
Võ Thị Tú Anh và cs. cũng khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy hóa của các
cao chiết methanol, hexan và ethyl acetat từ thân và lá cây Pouzolzia zeylanica
L. tươi và khô. Hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết Thuốc giòi được khảo sát
bằng phương pháp KirbyBauer. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết được xác định
dựa vào sự hình thành vòng vô khuẩn xung quanh khoanh giấy tẩm cao
chiết. Dịch vi khuẩn với nồng độ 106 CFU được trải đều trên bề mặt đĩa thạch LB với
thể tích dịch khuẩn là 100 µL, sau đó đĩa thạch được để khô 15 phút trước khi đặt
6


khoanh giấy tẩm cao chiết. Khoanh giấy tẩm cao chiết ở các nồng độ 40, 80, 160, 320,
640 và 1280 µg/mL được đặt lên các đĩa thạch đã trải vi khuẩn. Mỗi nồng độ cao chiết
được lặp lại 3 lần. Đường kính vòng vô khuẩn (bao gồm khoanh giấy tẩm cao chiết)
được đo bằng thước đo đơn vị mm sau 24 giờ ủ mẫu ở nhiệt độ 32C. Kháng sinh
thương mại amoxicillin có hoạt tính chống đa số vi khuẩn Gram dương và Gram âm
được sử dụng như đối chứng dương trong thí nghiệm. Các nồng độ của kháng sinh
được dùng để khảo sát tương tự như thí nghiệm đối với cao chiết Thuốc giòi. Hoạt tính
kháng khuẩn của 6 loại cao chiết Thuốc giòi tươi và khô tương ứng với 3 loại dung
môi methanol, hexan và ethyl acetat được khảo sát bằng phương pháp khuếch tán trên
thạch trên 5 đối tượng vi khuẩn: Escherichia coli ATCC 8739, Staphylococcus aureus,
Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter cloacae LMG 2683 và Vibrio
parahaemolyticus RIMD 2210633. Kết quả cho thấy Tất cả 6 loại cao chiết Thuốc giòi
đã khảo sát đều có khả năng ức chế 3 dòng vi khuẩn: E. coli, P. aeruginosa và S.

ureus (40 µg/mLhơn amoxicillin. Tất cả 6 loại cao chiết đều không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn với
2 dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus và E. cloacae [7].
2.3.2. Tác dụng kháng viêm
Thuốc dòi (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.) có khả nặng kháng viêm tốt. Các nghiên
cứu từ trường Đại học Dược Quảng Đông cho thấy khả năng giảm khối áp xe gây ra
bởi Staphylococcus aureus trên chuột [11]. Cũng tại đây, người ta tiến hành thử
nghiệm tương tự trên những chuột bị loét da do Staphylococcus aureus. Thuốc giòi
(Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.) cho thấy khả năng giảm sưng, làm lành vết loét nhờ
khả năng làm giảm interleukin-1 [20]. Các dịch chiết từ Pouzolzia zeylanica Var. có
tác dụng chống việm và giảm đau đặc biệt ở các phận đoạn dịch chiết chloroform, nbutanol và nước [19].
Năm 2009, Hou Zhao Liang đã nhận được bằng phát minh điều trị viêm tủy xưong từ
dược liệu, trong đó có thuốc giòi (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.) [13].
2.3.3. Tác dụng chống oxy hóa
Do trong thành phần hóa thực vật có nhiều chất thuộc nhóm polyphenol đặt biệt là các
flavonoid như: vitexin, isovitexin, quercetin và các tanin nên Thuốc giòi có hoạt tính
chống oxy hóa khá cao. Li và cs. (2011) đã chiết xuất bằng nhiều dung môi trên
Pouzolzia zeylanica như aceton, etylacetat, ete dầu hỏa với hai trường hợp chiết xuất ở
nhiệt độ thường và nhiệt độ lạnh. Nhóm tác giả đã chứng minh rằng, hoạt tính chống
oxy hóa được thể hiện rõ trên dịch chiết etyl acetat, chiết xuất lạnh. Hoạt tính chống
oxy hóa khá mạnh tỷ lệ với hàm lượng phenol toàn phần trong dịch chiết [12].
Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Võ Thị Tú Anh và cs. cũng khảo sát hoạt tính kháng
oxy hóa của các cao chiết methanol, hexan và ethyl acetat từ thân và lá cây Pouzolzia
zeylanica L. tươi và khô. Hiệu quả kháng oxy hóa của các cao chiết từ thân và lá cây
Thuốc giòi được xác định dựa vào hiệu suất trung hòa gốc tự do DPPH. Hoạt động
trung hòa gốc tự do DPPH được đánh giá dựa trên lượng gốc tự do DPPH còn lại sau
7


khi đã kết hợp với chất kháng oxy hóa. Tỷ lệ giảm của mật độ quang đo được ở bước

sóng 517 nm khi có và không có chất kháng oxy hóa được xem như hiệu suất kháng
oxy hóa của mẫu thí nghiệm. Khả năng trung hòa gốc tự do DPPH của cây Thuối giòi
còn được xác định dựa vào giá trị EC50 và so sánh với chất chuẩn vitamin C. Kết quả
khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của những cao chiết thân và lá Thuốc giòi cho thấy
tất cả các cao chiết đều có khả năng kháng oxy hóa, tuy nhiên hoạt tính kháng oxy hóa
của các cao chiết đều thấp hơn vitamin C từ 1,85 – 3,20 lần [7].
2.3.4. Tác dụng tăng cường miễn dịch
Trong nghiện cứu của Lê Minh Triết và cs. (2010) cho thấy các công thức phối hợp
của các cao chiết từ các dược liệu Bọ mắm, Dây cóc, Hoàng liên ô rô và Gừng có tác
dụng làm gia tăng chỉ số thực bào, tặng cường miễn dịch không đặc hiệu [2].
2.3.5. Tác dụng hạ đường huyết
Huan và cs. (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng dịch thuốc sắc của Pouzolzia zeylanica
trên mức đường huyết của chuột. Chuột được chia làm 2 đối tượng chuột bình thường
(chứng âm) và chuột trên mộ hình tiểu đưòng được tiêm Streptozotocin và chế độ ăn
giàu năng lượng. Các chuột trên mô hình tiểu đường được chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm
8 con: nhóm chứng dương, nhóm Metformin hydrochloride, nhóm điều trị liều thấp,
liều trung bình, liều cao Pouzolzia zeylanica. Kiểm Soát mức đưòng huyết trong và
sau điều trị 10 ngày. Kết quả cho thấy mức đưòng huyết sau hai tuần điều trị của nhóm
dùng liều thấp và trung bình Pouzolzia zeylanica giảm rõ rệt, đường huyết trở về mức
không khác biệt so với nhóm chứng âm. Kết quả đường huyết không thay đối có ý
nghĩa thống kế ở 10 ngày sau khi ngưng điều trị. Từ những kết quả trên cho thấy các
thành phần trong dịch chiết Thuốc giòi có tiềm năng trong việc giảm mức đường
huyết, và ít nhiều có khả năng duy trì mức đưòng huyết ổn định ở thời gian tương đối
dài sau khi ngưng điều trị [10].
2.3.6. Tác dụng kháng ung thư
Paul và cs. (2012) đã khảo sát khả năng gây độc tế bào của thuốc giòi trên đối tượng
tôm nước mặn; kết quả cho thấy dịch chiết toàn phần của Pouzolzia zeylanica (L.)
Benn. có khả năng gây độc tế bào tốt với giá trị LC50 6,1 μg/ml, giá trị LC90 là 12.2
μg/ ml. Nghiên cứu bước đầu gợi ý đến tiềm năng phát triển các thuốc kháng ung thư
mới [14]. Khả nặng chống lại tế bào ung thư cũng được đề cập khi phối hợp Thuốc

giòi (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.) với Cananga latlfolia.
2.3.7. Tác dụng lợi tiểu
Tác dụng lợi tiểu được ứng dụng từ lậu đời theo kinh nghiệm dận gian. Tác dụng này
được nhắc đến nhiếu trong các sách về Đông y và dược liệu [6].
2.3.8. Tác dụng kích thích vị giác, tăng cường chuyễn hóa đạm
Các nghiện cứu của Trần Mỹ Tiên và cộng sự trên đối tượng chuột nhắt trắng (Swiss
albino) cho thấy cao chiết cồn Thuốc giòi có khả năng kích thích tiêu thụ thực phẩm
và tăng trọng có ý nghĩa thống kê. Các lô chuột thí nghiệm được cho uống cao Thuốc
giòi với liều tương đương 10 g bột dược liệu/kg thể trọng 2 tuần của thử nghiệm và 2
8


tuần sau thử nghiệm. Từ ngày 5 đến ngày 10 của thử nghiệm, chuột thử nghiệm có sự
gia tăng lượng thức ăn tiệu thụ có ý nghĩa so với lố chứng [5]. Cũng nghiên cứu của
nhóm tác giả này cho thấy các công thức phối hợp Thuốc dòi, Dây cóc, Xuyến tâm
liện, Hoàng liên ô rộ, Gừng có tác dụng tăng trọng, tặng chuyển hóa đạm và có tác
dụng theo hướng bố huyết [4].
2.4. Công dụng kháng viêm, chữa bệnh đường hô hấp trong y học cổ truyền
Do tác dụng dược lý chủ yếu của Thuốc giò là khánh khuẩn (như một kháng sinh thực
vật) và kháng viêm nên trong đông y, cây Thuốc giòi là loại thảo dược được sử dụng
làm nguyên liệu chữa trị nhiều bệnh như: viêm họng, rong kinh, mụn nhọt,… Theo
đông y, cây Thuốc giòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng
chữa ho lâu ngày, ho dai dẳng, ho sơ nhiễm lao, ho lao, viêm họng, viêm thanh phế
quản, ho khan, tiêu viêm, thông tiểu, thông sữa… Liều dùng trung bình cho mỗi ngày
từ 10 đến 20 g sắc lấy nước thuốc uống. Có thể thu hái về nấu thành cao Thuốc giòi,
còn gọi “cao bò mắm”. Ở Tân Đảo, người ta dùng cả cây ngâm nước, vò ra làm thành
một loại thuốc để xổ tẩy. Phụ nữ ở đây còn dùng nó như thuốc điều kinh và cả để gây
sẩy thai. Nhựa và toàn cây Thuốc dòi đều có thể dùng làm thuốc. Dưới đây là một số
cách trị bệnh từ cây Thuốc giòi:
– Hỗ trợ chữa ho lao: lấy nhựa cây, chế biến, chưng cách thủy với mật ong dùng uống

ngày 2-3 lần.
– Chữa ho, viêm đau họng: cây Thuốc giòi khô 10-20 g, sắc lấy nước uống, lấy lá hay
hoa cây Thuốc giòi chừng 20-30 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước chia ra
ngậm nuốt dần, ngày 1 thang trong 7 ngày liền.
– Chữa đinh nhọt, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu: lấy một nắm cây Thuốc giòi đem
giã nát rồi đắp lên nơi sưng đau.
– Chữa viêm mũi sưng đau: lấy lá hay hoa cây Thuốc giòi chừng 15-20 g, giã nát
cùng vài hạt muối, gạn lấy nước, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm, ngày
3-4 lần [24].
2.5. Chế phẩm từ Thuốc giòi
2.5.1. Siro ho Eugica

9


Dạng bào chế: Siro thuốc
Đóng gói: hộp 1 chai x 60 ml siro thuốc, hộp 1 chai x 100ml siro thuốc
Công ty sản xuất: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Nhóm sản phẩm: Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vật
Công thức:
Cồn Bọ mắm (Thuốc giòi)………….1,2g
Cao lỏng Núc nác………………..….1,2g
Siro Viễn chí………………………….6g
Siro Vỏ quít……………………..…..18g
Siro An tức hương………………..…12g
Siro Húng chanh…………………..25,5g
Eucalypto…………………….…..l0,12g
Natri benzoat……………………….1,8g
Tá dược vừa đủ………………….…60ml
(Cremophor RH40, tinh dầu lựu, đường sunett, nước tinh khiết).

Chỉ định: Dùng điều trị các trường hợp: ho có đờm, ho mất tiếng, ho kinh niên, viêm
đau họng, viêm khí quản, phế quản, sổ mũi. Làm loãng dịch nhầy đường hô hấp, long
đờm.
Chống chỉ định: Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
Thận trọng: Chưa tìm thấy tài liệu.
Tương tác thuốc: Chưa tìm thấy tài liệu.
Tác dụng phụ: Chưa có báo cáo về các tác dụng không mong muốn. Thông báo cho
bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Cách dùng:
Trẻ sơ sinh: uống 2,5ml – 5ml (½ – 1 muỗng cà phê hay ½ – 1 gói) x 3 lần/ngày.
Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: uống 5 – 10ml (1 – 2 muỗng cà phê hay 1 – 2 gói) x 3
lần/ngày.
Trẻ em trên 6 tuổi: uống 15ml (1 muỗng canh hay 3 gói) x 3 lần/ngày.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.
Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng.
Tiêu chuần: Tiêu chuẩn cơ sở [21].

10


2.5.2. Siro ho Eugipans

Dạng bào chế: Siro thuốc
Đóng gói: hộp 1 chai x 100ml siro thuốc
Công ty sản xuất: Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Ngọc Lan
Nhóm sản phẩm: Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vật
Công thức: Cho 100ml sirô
Cồn Bọ mắm (Thuốc giòi): ..............................2g

Cao lỏng núc nác: ............................................2g
Sirô Viễn Chí: ................................................10g
Sirô Vỏ Quýt: .................................................30g
Sirô An tức hương: .........................................20g
Sirô Húng chanh: ................ .......................42,5g
Eucalyptol: ...................................................0,2g
Natri benzoate: ...............................................3g
Phụ liệu: Đường trắng vừa đủ 100g
Công Dụng: Giúp bổ phế, giảm ho, làm ấm đường hô hấp. Giúp giảm các triệu chứng
ho do viêm phế quản, ho gió, ho khan, ho do thay đổi thời tiết.
Chỉ định: Người lớn,trẻ nhỏ bị ho gió, ho khan, ho do thay đổi thời tiết, do viêm phế
quản, viêm đường hô hấp trên.
Cách dùng: Trẻ em từ 30 tháng tuổi đến 6 tuổi: Uống 5-10ml (1-2 muỗng cafe) x 3
lần/ngày. Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 15ml (1 muỗng cafe) x 3 lần/ngày. Hoặc uống theo
hướng dẫn của thầy thuốc.

11


Chống chỉnh định: Cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc
co giật do sốt cao.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên
nhãn sản phẩm. Không dùng quá 1 tháng từ ngày mở nắp chai.
Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ <30ºC, để xa tầm tay trẻ em.
Tiêu chẩn: Tiêu chuẩn cơ sở [22].

III. KẾT LUẬN
Từ xa xưa, Thuốc dòi đã được xem là một loại thảo dược thường được sử dụng trong
các phương thuốc y học cổ truyền ở Việt Nam. Thuốc dòi không chỉ là một loại thảo
dược chỉ có tác dụng trong điều trị các chứng tiêu chảy, khó tiêu, viêm vú cấp tính, mà

còn đặc biệt hữu hiệu trong việc điều trị các chứng ho và cả bệnh lao phổi. Với những
tiềm năng trên, cây Thuốc dòi thật sự là một nguồn nguyên liệu quý trong lĩnh vực
dược học. Từ những nghiên cứu đã tổng hợp ở trên, việc xác thực lại hoạt tính kháng
khuẩn của cây Thuốc dòi tươi và khô là cần thiết. Nghiên cứu đồng thời góp phần
cung cấp dữ liệu về nguồn thảo dược mang tiềm năng sinh học có sẵn tại địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1] Đỗ Tất Lợi (2004), Nhũng cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Tái bản lẩn thứ 7,
Nhà Xuất bản Y hoc, tr. 723.
[2] Lê Minh Triết và vs. (2010), Nghiện cứu tác dụng theo hướng tặng cường miễn
dịch thực nghiệm của các công thức phôi hợp từ dược liệu, Tap chí Y học
Thành phô Hồ Chí Minh.
[3] Lê Thanh Thủy (2007), Khảo sát thàhh phần hóa học cây Bọ mắm Pouzolzia
zeylanica (I,.), Khoa Hóa, Đại học quôc gia TP. Hộ Chí Minh - Trường Đại Học
Khoa Hoc Tư Nhiên.
[4] Lương Kim Bích và cs. (2010), Nghiện cứu tác dụng bổ huyết và tăng trọng của
các công thức phối hợp từ dược liệu, Tạp chí Y học Thành phô Hô Chí Minh.
14 (2), tr. 121-127.
[5] Trần Mỹ Tiên và cs. (2010), Nghiên cứu một số tác dụng dược lý thực nghiệm
của cậy Bọ mắm và Dây cóc, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Viện được liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1,
Nhà Xuẩt bản Khoa học va kỹ thuật, tr. 219.
[7] Võ Thị Tú Anh và cs. (2017), Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxy
hóa của các cao chiết từ thân và lá cây Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica L.), Tap
ch khoa học Trường Đai học Cần Thơ Tập 52, Phần A, Tr. 29-36
TIẾNG ANH

12



[8] B Bing G. L. et al. (2013), Norlignan compounds and method of separating and
veriting norlignan compounds from Pouzolzia zeylanica var. microphylla,
China Patent No. CNIO3333 176A.
[9] Fu M. et al. (2012), Study on the chemical constituents in Pouzolzia Zeylanica,
Zhong Yao Cai. 35 (1 1), pp. 1778-1781.
[10] Huan C. et al. (2010), Effects of Pouzolzia zeylanica on blood sugar in diabetes
mellitus micell, Journal of Mudanjiang Medical Universiụl.
[11] Kai-Ying L. et al. (2012), Effect of Pouzolzia zeylanica extracts in mouse
subcutaneous abscess, Journal of Guangdong Pharmaceutical University.
[12] Li P. et al. (2011), Free radical-scavenging capacity, antioxidant activity and
phenolic content of Pouzolzia zeylanica, Journal of the Serbian Chemical
Society. 76 (5), pp. 709-717.
[13] Liang H. Z. (2009), External medicine for treating osteomyelitis, China Patent
No. CNl0 1390998A.
[14] Paul S. et al. (2012), In vitro screening of cytotoxic activities of ethanolic
extract of Pouzolzia zeylanica (L.) Benn, International Journal Of
Pharmaceutical Innovations. 2 (1), pp. 52-55
[15] Saha D. et al. (2012), Antibacterial activity of ethanol extract of Pouzolzia
zeylanica (L.) Benn, International Joumal Of Pharmaceutical Innovations. 2 (1)
[16] Sarma I. S. et al. (2013), A New Friedelane Triterpene Ester (I) from Pouzolzia
indica, Indian Journal of Chemistry. 52B, pp. 1527-1530.
[17] Sayeed A. et al. (2003), A prenylated isoflavone from Pouzolzia indica: Its in
Vitro antimicrobial activity and cytotoxic evaluation, Oriental Journal Of
Chemistry. 19, pp. 35-40
[18] Swati, P. and S. Dibyajyoti. 2012. Pharmacognostic Studies of Aerial Part of
Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. Asian J. Pharm. Tech. Vol. 2: Issue 4, Pg 141142.
[19] Xu-Yang L. et al. (2012), Anti-inflammatory and analgesic effects of different
extract fractions from Pouzolzia zeylanica var. microphylla, Drugs & Clinic.
[20] Yanfen C. et al. (2013), Therapeutic effect and mechanism of Pouzolzia
zeylanica on skin ulcers in ratsll, Traditional Chinese Drug Research and

Clinical Pharmacology.
TRANG WEB
[21] Công ty Dược Hậu Giang,
(21/05/2018)
[22] Trang
web
của
công
ty
Dược
mỹ
phẩm
Ngọc
(21/05/2018)

Lan,

[23] Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam,
/>=species, (21/05/2018).
13


[24] Viện Y học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh, chữa ho lao, viêm đau họng với lá
thuốc dòi, (21/05/2018)

14




×