Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn thạc sĩ: Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.97 KB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÀ PHƯỚC TUÂN

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM
VỀ MA TÚY TẠI QUẬN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÀ PHƯỚC TUÂN

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM
VỀ MA TÚY TẠI QUẬN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số

: 8 38 01 05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ


HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
không trùng lặp, không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu nào; những tài liệu,
số liệu, dẫn chứng sử dụng trong Luận văn là trung thực và chính xác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan trên./.
Người cam đoan

Hà Phước Tuân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI
PHẠM VỀ MA TÚY ............................................................................................ 8
1.1. Khái niệm phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy .............................. 8
1.2. Mục đích phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy ..............................10
1.3. Chủ thể phòng ngừa các tội phạm về ma túy ................................................12
1.4. Nội dung phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy ..............................18
1.5. Biện Pháp phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy ............................18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI
PHẠM VỀ MA TÚY TẠI QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
............. .................................................................................................................25
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
tại quận SơnTrà ....................................................................................................25
2.2. Kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa các tội phạm về ma túy tại
quận Sơn Trà thời gian qua ..................................................................................34
2.3. Hạn chế, yếu kém trong phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại

quận Sơn Trà ........................................................................................................39
2.4. Nguyên nhân của kết quả đạt được và hạn chế yếu kém trong công tác
phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà .........................41
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG
NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TẠI QUẬN SƠN TRÀ
TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................................46
3.1. Dự báo tình hình có liên quan đến hoạt động phòng ngừa các tội phạm về
ma túy tại quận Sơn Trà ......................................................................................46
3.2. Giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại quận
Sơn Trà .................................................................................................................50
KẾT LUẬN .........................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

CSĐTTP về MT

: Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

TPVMT


: Tội phạm về Ma túy

TAND

: Tòa án nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành
phố Đà Nẵng. Theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ, quận Sơn Trà
được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 7 phường
gồm: phường An Hải Tây, An Hải Bắc, An Hải Đông, Nại Hiên Đông, Mân
Thái, Phước Mỹ, Thọ Quang của khu vực III thành phố Đà Nẵng, tiếp giáp với
quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn. Quận Sơn Trà có tổng diện tích 60,170
km2 , gồm 7 phường, 63 khu dân cư, 1.033 tổ dân phố, 39.046 hộ, 168.743 khẩu
(trong đó thường trú 31.949 hộ, 136.549 khẩu; tạm trú 7.095 hộ, 32.194 khẩu).
Trên địa bàn có Cảng Tiên Sa, khu bảo tồn thiên nhiên núi Sơn Trà, 02 khu công
nghiệp, 75 khu chung cư, 03 khu phức hợp, 274 nhà biệt thự liền kề, 459 cơ sở
kinh doanh có điều kiện về ANTT, 1.407 nhà cho thuê trọ. Với xu hướng phát
triển du lịch , lượng khách đến tham quan , du lịch và lưu trú tại địa bàn ngày

càng đông. Những đặc điểm trên là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát
triển mọi mặt kinh tế, xã hội quận Sơn Trà, nhưng đồng thời cũng là những nguy
cơ tiềm ẩn, là cơ sở cho các loại tội phạm và tệ nạn xã hội lợi dụng hoạt động,
trong đó có tội phạm và tệ nạn ma túy, từ đây ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa
bàn;
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, thành
phố Đà Nẵng đã có bước phát triển vượt bậc trở thành trung tâm kinh tế lớn,
trọng điểm trong khu vực duyên hải miền Trung. Kinh tế duy trì tốc độ tăng
trưởng cao; văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân
được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng diễn biến phức tạp; phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày
càng tinh vi, xảo quyệt, đối tượng hoạt động liên địa bàn, thường xuyên thay đổi
nơi cư trú và địa bàn hoạt động…Thời gian gần đây, tình hình tội phạm này ngày

1


càng trở nên nhức nhối hơn, đối tượng phạm tội này ngày cảng trẻ hóa hơn và
nguy hiểm hơn. Luôn tìm mọi cách đối phó, che dấu hành vi phạm tội, sẵn sàng
chống trả lại lực lượng làm nhiệm vụ khi bị phát hiện truy bắt. Chính vì vậy,
công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng đã và đang được cấp ủy và chính quyền thành phố quan tâm đặc biệt,
các ngành chức năng của thành phố Đà Nẵng đã tăng cường các biện pháp nghệp
vụ, phối hợp với các tổ chức đoàn thể đấu tranh, phòng, chống các loại tội phạm
trên.Trên cơ sở đó, ngày 30/11/2016, Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng đã
thông qua Quyết định số 2526-QĐ/TU ban hành Đề án thực hiện Chương trình
“Thành phố 4 an”(An ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm và an
sinh xã hội) trên địa bàn TP. Đà Nẵng đến năm 2020. Trong đó, trên lĩnh vực an
ninh trật tự, Đà Nẵng đặt ra mục tiêu: giữ vững ổn định chính trị; không để xảy
ra khủng bố, bạo loạn, gây rối về ANTT; làm tốt công tác phòng ngừa, kiểm

soát, giảm tội phạm, tiến tới đẩy lùi các loại tội phạm; phấn đấu điều tra làm rõ
từ 75-80% các vụ án hình sự, 95-100% các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng; làm tốt công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép
chất ma tuý trong cộng đồng…. xây dựng thành phố Đà Nẵng thành một thành
phố đáng sống.
Tuy có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị của các cấp, các
ngành với quyết tâm cao trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm; song,
trên thực tế, tình hình tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về ma túy trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng nói chung và địa bàn quận Sơn Trà trong những năm gần đây
diễn biến ngày càng phức tạp về cả tính chất và mức độ. Riêng trên địa bàn quận
Sơn Trà trong trong vòng 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018, Tòa án nhân dân
quận Sơn Trà đã xét xử 102 vụ án với 147 bị cáo phạm tội về ma túy chiếm
19,69% tổng số vụ án trên địa bàn quận (Bảng 2.2 và bảng 2.3);
Chính vì lý do trên, việc nghiên cứu thực trạng phòng ngừa, đánh giá
những kết quả đã đạt được, những hạn chế của hoạt động phòng ngừa và tìm ra

2


những nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa
tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà. Đó là lý do tác giả lựa chọn Đề
tài:“Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy ở nước ta hiện nay đang là
vấn đề nhức nhối trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Đễ góp phần nâng cao
hiệu quả của cuộc đấu tranh này, ở nước ta gần đây đã có nhiều công trình
nghiên cứu khoa học, một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học đi vào
nghiên cứu chống tội phạm về ma túy để làm rõ nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội phạm về ma túy, từ đó đề ra giải pháp phòng ngừa, đấu tranh hiệu

quả với loại tội phạm này ở nước ta và một số địa bàn cụ thể như:
- “Đấu tranh phòng, chống tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng” (2013) Luận văn thạc sĩ luật học, tác giả Nguyễn Tấn Anh;
- “Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lai Châu” (2009)
Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Tiến Dũng;
- “Nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép chất ma túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công
an thành phố Đà Nẵng” (Năm 2015), Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả
Nguyễn Xuân Cường;
- “Thực hiện chính sách phòng, chống ma túy từ thực tiễn quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng” (2016) Luận văn thạc sĩ chính sách công của tác giả
Võ Thùy Linh;
- “Đấu tranh phòng chống ma túy trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành
phố Hà Nội” (2010) Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Minh;
- “Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm về ma túy trên địa bàn quận
Lê Chân, thành phố Hải Phòng” (2012) Luận văn thạc sĩ của tác giả Đào Thị
Huệ;

3


- “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” (2015)
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Phạm Trung Hiếu;
- “Phòng ngừa thanh thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng” (2018) Đề tài khoa học cấp cơ sở, tác giả Võ Đức
Quang;
Có thể thấy, thời gian qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu có liên
quan đến tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình tội phạm nói riêng. Các đề
tài, công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như

tình hình, nguyên nhân, điều kiện và những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn các
loại tội phạm về ma túy. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung
đi sâu tìm ra giải pháp hiệu quả phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
trên địa bàn quận Sơn Trà. Trong khi quận Sơn Trà là địa bàn du lịch hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước, là nơi được chọn để tổ chức các sự kiện mang tầm
quốc tế và cũng là địa bàn phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy của thành phố
Đà Nẵng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn hướng đến là xây dựng hệ thống giải
pháp phòng ngừa hữu hiệu đối với các loại chống tội phạm về ma túy trên địa
bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng;
Nâng cao lý luận đồng thời bổ sung một số giải pháp thực tiễn trong thực
hiện có hiệu quả đề án theo Quyết địnhsố: 1035-QĐ/QU, ngày 30/6/2017 của
Quận ủy Sơn Trà về “Tập trung lãnh đạo, đẩy mạnh công tác phòng, chống,
ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn quận Sơn Trà đến
năm 2020 và những năm tiếp theo”.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:

4


Nghiên cứu tài liệu: Bao gồm tài liệu văn bản của Đảng ở Trung ương và
địa phương, tài liệu về pháp luật và tài liệu chuyên ngành tội phạm học;
Nghiên cứu thực tế: Bao gồm số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết năm
của Tòa án nhân dân quận Sơn Trà và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận
Sơn Trà, thu thập hồ sơ, bản án cụ thể;
Nghiên cứu sáng tạo, bao gồm những công việc cụ thể sau:
- Phân tích những vấn đề lý luận chung về đấu tranh phòng, chống các

loại tội phạm về ma túy;
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phòng ngừa các tội phạm về ma
túy trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng;
- Phân tích, đánh giá tìm ra nguyên nhân, điều kiện của tình hình các loại
tội phạm về ma túy trên địa bàn quận Sơn Trà;
- Tìm ra các sơ hở, thiếu sót cũng như những khó khăn, vướng mắc trong
phòng ngừa tình hình các loại tội phạm về ma túy trên địa bàn quận Sơn Trà,
thành phố Đà Nẵng từ năm 2014-2018;
- Kiến nghị giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội phạm về
ma túy trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này được xác định là mối quan hệ phụ
thuộc giữa tình hình các tội phạm về ma túy và các hiện tượng, quá trình kinh tế
- xã hội và pháp lý khác tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng để tạo cơ sở cho
việc thiết lập các giải pháp phòng ngừa tội phạm này trong thời gian tới một cách
có hiệu quả;
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, tp Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, đề tài được thực hiện dưới góc độ tội phạm học thuộc

5


chuyên ngành “Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm”;
Về tội danh, đề tài luận văn đề cập đến các tội phạm về ma túy được qui
định tại chương XVIII, Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi bổ sung năm 2009),
hiện nay là chương XX, Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017);
Về thời gian, đề tài sử dụng số liệu thực tế được tổng hợp từ năm 2014

đến năm 2018, gồm số liệu thống kê của Tòa án nhân dân quận Sơn Trà, thống
kê của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Sơn Trà và các bản án hình sự sơ
thẩm về các tội phạm về ma túy.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Các nguyên lý của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tội phạm trong xã
hội, cũng như về vấn đề đấu tranh phòng, chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích tổng
hợp; phương pháp so sánh, quy nạp, diễn dịch; phương pháp mô tả bằng bảng,
biểu để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ hơn lý luận tội phạm học
về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma
túy trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng nói riêng. Góp một phần lý
luận cho việc thực hiện có hiệu quả Đề án 1035-QĐ/QU của Quận ủy Sơn Trà.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức
tham khảo để vận dụng vào việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ nhận

6


thức cho quần chúng nhân dân và vận dụng trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm về ma túy trên từng địa bàn cụ thể, đồng thời góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn

Trà, thành phố Đà Nẵng;
Luận văn còn có thể được sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo cho
hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các trường trong và ngoài lực
lượng Công an nhân dân;
Luận văn còn được sử dụng trong phòng ngừa tình hình tội phạm về ma
túy trên địa bàn quận để góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án “Tập trung lãnh
đạo, đẩy mạnh công tác phòng, chống, ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm, tệ nạn ma
túy trên địa bàn quận Sơn Trà đến năm 2020 và những năm tiếp theo” theo
Quyết định số: 1035-QĐ/QU, ngày 30/6/2017 của Quận ủy Sơn Trà
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chương, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, phần nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ
thể như sau:
Chương 1: Lý luận về phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy.
Chương 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy tại quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các
tội phạm về ma túy tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

7


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ
MA TÚY
1.1. Khái niệm phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
Tình hình tội phạm là khái niệm cơ bản đầu tiên của khoa học tội phạm
học. Đây là một thuật ngữ khoa học, nhưng đồng thời cũng là một thuật ngữ
thường được dùng trong ngôn ngữ thông dụng, đời thường. Có rất nhiều những
quan điểm về định nghĩa của tình hình tội phạm nhưng nhìn chung nhất thì:

“Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý - hình sự được thay
đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất các loại
tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong một thời gian
nhất định” [48, Tr.10]
Nghiên cứu tình hình tội phạm về ma túy thể hiện dấu hiệu về không gian
và thời gian của tình hình tội phạm, xác định rõ quy mô của hiện tượng trên địa
bàn một đơn vị hành chính cấp tỉnh và khoảng thời gian nhất định, thể hiện một
giai đoạn phát triển nhất định của nó.
Trước hết, cần xác định việc nghiên cứu theo hướng tình hình tội phạm về
ma túy là nghiên cứu tình hình nhóm tội phạm về ma túy. Tình hình tội phạm về
ma túy là một hiện tượng xã hội, pháp lý - hình sự, bị tác động và thay đổi về
mặt lịch sử, mang tính giai cấp, bao gồm tổng thể các tội phạm về ma túy thực
hiện trên một địa bàn nhất định nói riêng và các địa bàn khác (có liên quan) nói
chung trong khoảng thời gian được xác định.
Tệ nạn ma túy được coi là một trong những mối đe dọa to lớn đối với an
ninh nhân loại. Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy đã thành vấn đề
có tính toàn cầu và đã được đưa vào chương trình nghị sự của Hội đồng bảo an
Liên Hợp quốc. Ở nước ta, các tội phạm về ma túy đã tăng nhanh với tốc độ cấp
số nhân và hiện nay đã trở thành quốc nạn. Do vậy, chủ động phòng ngừa tội

8


phạm – trong đó có các tội phạm về ma túy là chủ trương và cũng là yêu cầu cấp
bách của Đảng, Nhà nước ta nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do tội phạm
gây ra, ngăn chặn, giảm bớt và tiến tới loại trừ loại tội phạm này.
Đối với tình hình như hiện nay, chúng ta không chỉ làm tốt công tác đấu
tranh, xử lý đối với các tội phạm về ma túy, mà còn quan tâm và chú trọng đến
công tác phòng ngừa các tội phạm về ma túy.
Theo GS, TS. Võ Khánh Vinh: Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các biện

pháp Nhà nước và xã hội nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm, làm giảm bớt hoặc tiến tới loại trừ tình hình tội phạm ra khỏi đời
sống xã hội… Phòng ngừa tội phạm là hoạt động mang giá trị nhân đạo xã hội,
đồng thời có hiệu quả kinh tế xã hội cao.[41, tr. 50].
Theo GS, TS. Nguyễn Xuân Yêm: Phòng ngừa tội phạm là một bộ phận
lớn của phòng ngừa các vi phạm pháp luật. Phòng ngừa và ngăn chặn các hành
vi vi phạm pháp luật chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, hạn chế các nguyên
nhân của nó sẽ tạo ra những điều kiện để cản trở việc phát triển những hành
động trái pháp luật thành tội phạm.[49, tr.49].
Công tác phòng ngừa tội phạm là một trong những công tác quan trọng
chính được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, vì vậy công tác phòng ngừa tội
phạm về ma túy trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành quả đáng
mừng góp phần đảm bảo an ninh trật tự và trật tự an toàn xã hội. Công tác phòng
ngừa là trách nhiệm của toàn xã hội, không phải riêng của bất kỳ một cơ quan, tổ
chức hay cá nhân nào. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng:
Phòng ngừa các tội phạm về ma túy là việc các cơ quan Nhà nước, các tổ
chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp hướng đến việc thủ tiêu những
nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy nhằm ngăn chặn, hạn
chế và từng bước loại trừ tình hình các tội phạm về ma túy ra khỏi đời sống xã
hội.
Từ khái niệm chúng ta có thể hiểu rằng phòng ngừa tình hình các tội

9


phạm về ma túy tại quận Sơn Trà đi theo hai hướng cơ bản, đó là:
Thứ nhất: Tập trung vào việc hạn chế, đi đến thủ tiêu các hiện tượng tiêu
cực là nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội phạm về ma túy tại quận Sơn
Trà.
Thứ hai: Song song với việc tiến tới làm mất đi nguyên nhân, điều kiện

của tội phạm về ma túy thì các cấp chính quyền quận Sơn Trà cần phải bằng mọi
cách ngăn chặn các tội phạm về ma túy xảy ra, phát hiện kịp thời và xử lý
nghiêm minh các loại tội phạm về ma túy và cuối cùng là cảm hóa, giáo dục
người phạm tội trên địa bàn quận trở thành người có ích cho xã hội.
Do tội phạm về ma túy là một hiện tượng xã hội vô cùng phức tạp, nó bị
chi phối và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Kinh tế, chính trị, văn hoá, pháp
luật… cho nên hoạt động phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại quận
Sơn Trà cần phải tiến hành một cách đồng bộ với nhiều biện pháp, sử dụng nhiều
lực lượng ở tất cả các cấp chính quyền quận Sơn Trà với sự ủng hộ đông đảo của
quần chúng nhân dân trên địa bàn.
1.2. Mục đích phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
Mục đích chung của công tác phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy
taiij quận Sơn Trà là không để hình thành và tồn tại các nguyên nhân, điều kiện
phạm tội về ma túy, hạn chế, cô lập, tiến tới loại trừ những nguyên nhân và điều
kiện của loại tội phạm này xảy ra trên địa bàn quận. Đây là mục tiêu cao nhất
của công tác phòng ngừa tội phạm và theo ý kiến, đánh giá chủ quan của tác giả
thì chúng ta cần thời gian dài với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống
chính quyền quận Sơn Trà và toàn xã hội thì mới hiện thực hóa được mục tiêu
này.
Với thực trạng tình hình các tội phạm về ma túy, đặc biệt là sự gia tăng cả
về số vụ, số đối tượng về các loại tội phạm về ma túy hiện nay ở nước ta, để chỉ
đạo cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, Đảng ta đã ban hành Chỉ thị số 48CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng,

10


chống tội phạm trong tình hình mới hiện nay”, trong đó có nêu rõ: “…trong thời
gian tới công tác phòng chống tội phạm phải kiềm chế, làm giảm các loại tội
phạm, nhất là các loại tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới, tạo môi trường
lành mạnh phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ cuộc

sống hạnh phúc và bình yên của nhân dân…”[01, tr.2]. Để thực hiện tinh thần
đấu tranh, phòng, chống tội phạm, cả hệ thống chính trị đã thực sự vào cuộc,
trong đó lực lượng Công an nhân dân đã phối hợp với các tổ chức và đơn vị, địa
phương tổ chức thực hiện rất nhiều chương trình, kế hoạch và hoạt động phòng
ngừa cácloại tội phạm nói chúng và các tội phạm về ma túy nói riêng nhằm đạt
được những mục đích sau đây:
Thứ nhất, công tác phòng ngừa các tội phạm về ma túy làm hạn chế, góp
phần tiến tới xóa bỏ, cũng như không để hình thành các nguyên nhân và điều
kiện phạm tội về ma túy, làm giảm các cơ hội hoặc không tạo ra các cơ hội để
cho các đối tượng có thể lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội liên quan đến
ma túy. Đây cũng chính là nội hàm của công tác phòng ngừa chung đối với tội
phạm. Hệ thống các loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự của
chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú, dựa vào động cơ, mục đích riêng biệt
mà mỗi loại tội phạm có nguyên nhân và điều kiện riêng. Để loại bỏ được
nguyên nhân chung của tất cả tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói
riêng thì không gì khác phải tạo môi trường xã hội lành mạnh, người dân có đời
sống vật chất và tinh thần cao từ đó tự động loại bỏ những yếu tố tiêu cực gây
nên việc phạm tội.
Thứ hai, công tác phòng ngừa các tội phạm về ma túy cần tác động làm
thay đổi suy nghĩ cũng như nhận thức của những người đang hoặc sẽ có ý định
hoạt động phạm tội về ma túy, để họ từ bỏ ý định, hoạt động phạm tội, đồng thời
giáo dục, thuyêt phục nhằm tạo điều kiện cho họ tích cực tham gia công tác
phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm về ma túy; Nhà nước và xã hội phải
ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra những hành vi tội phạm mới. Việc ngăn

11


chặn hành vi phạm tội chính là nội dung của phòng ngừa tình hình tội phạm vì
có sự tác động đến đối tượng trước khi họ thực hiện hành vi phạm tội, làm cho

tội phạm không xảy ra, không gây ra hậu quả, thiệt hại cho các quan hệ xã hội.
Ngăn chặn là hoạt động mang tính tức thời, cấp bách, khi đối tượng đang có ý
đồ, âm mưu và chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ ba, Phòng ngừa người phạm tội tái phạm: Những người đã từng phạm
tội về ma túy là người có khả năng, điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý phù
hợp dẫn đến việc tái thực hiện hành vi phạm tội, nếu không có biện pháp phòng
ngừa hợp lý thì sau khi bị xử lý về hình sự thì các đối tượng này rất dễ tái hoạt
động phạm tội về ma túy. Thậm chí hành vi tái phạm sẽ có tính chất nguy hiểm
hơn, hoạt động sẽ tinh vi hơn, mức độ sẽ nghiêm trọng hơn do đối tượng đã có
kinh nghiệm trong việc phạm tội, kinh nghiệm trong đối phó với lực lượng chức
năng, những thủ đoạn của đối tượng sẽ tinh vi, xảo quyệt hơn. Để hạn chế việc
tái phạm của người phạm tội, Nhà nước đã có những chính sách như tạo công ăn
việc làm và các điều kiện thuận lợi khác để người phạm tội sau khi bị xử lý hình
sự, sau khi chấp hành án về lại địa phương không bị phân biệt đối xử, sớm hòa
nhập cộng đồng, sớm trở thành người lương thiện sống có ích cho gia đình và xã
hội.
Để hoàn thành được những mục tiêu trên cần có sự tham gia, vào cuộc
thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, của tất cả các tầng lớp nhân dân.
Vì vậy, để công tác phòng ngừa các tội phạm về ma túy có hiệu quả cao nhất,
cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch phòng ngừa tình hình tội phạm phù
hợp với đặc điểm của địa bàn quận Sơn Trà, với từng loại đối tượng và từng thời
điểm cụ thể.
1.3. Chủ thể phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
Công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội phạm về ma túy nói
riêng được coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng, không chỉ là trách nhiệm của
các cơ quan chuyên trách trên địa bàn quận Sơn Trà, mà là trách nhiệm và cần sự

12



vào cuộc của cả hệ thống chính quyền quận Sơn Trà và toàn xã hội. Phòng ngừa
các loại tội phạm về ma túy là những công việc cụ thể, do chủ thể phòng ngừa
(Bao gồm chủ thể lãnh đạo hoạt động phòng ngừa và chủ thể thực hiện hoạt
động phòng ngừa) tiến hành một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả trên cơ sở
quy định của pháp luật.
1.3.1. Chủ thể lãnh đạo hoạt động phòng ngừa tình hình các tội phạm
về ma túy
Chủ thể lãnh đạo hoạt động phòng ngừa các loại tội phạm nói chung và
các tội phạm về ma túy nói riêng hiện nay là Đảng Cộng sản Việt Nam. Với vai
trò là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo xã hội (Điều 4 Hiến pháp 2013), Đảng
Cộng sản Việt Nam tổ chức phòng ngừa tội phạm thông qua định hướng, vạch ra
đường lối, biện pháp cho hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói
chung, trong đó có các tội phạm về ma túy. Ở cấp địa phương, Quận ủy Sơn Trà
cũng đã đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối trong công tác đấu tranh, phòng
chống tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn. Trong đó, Quận ủy Sơn Trà đã lập
Đề án “Tập trung lãnh đạo, đẩy mạnh công tác phòng chống, ngăn chặn và đẩy
lùi tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn quận Sơn Trà đến năm 2020 và những
năm tiếp theo” theo Quyết định số: 1035-QĐ/QU, ngày 30 tháng 6 năm 2017.
1.3.2. Chủ thể thực hiện hoạt động phòng ngừa tình hình các tội phạm
về ma túy
Thứ nhất, Chủ thể ban hành pháp luật:
Chủ thể ban hành pháp luật phòng ngừa các tội phạm về ma túy bao gồm
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp;
- Quốc hội: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan
duy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp. Quốc hội là cơ quan đóng vai trò ban
hành các qui định pháp luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa tội phạm như
BLHS, BLTTHS… Với vai trò giám sát các hoạt động quan trọng của Nhà nước,
Quốc hội sẽ giám sát chặt chẽ các hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung,

13



các tội phạm về ma túy nói riêng nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác phòng
ngừa, tiến tới xóa bỏ các nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đặc biệt là các tội
phạm về ma túy(Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2014);
- Hội đồng nhân dân các cấp: Theo Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003 thì “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương”. Với quy định như vậy thì Hội đồng nhân dân đưa ra những chủ trương,
biện pháp kinh tế, xã hội quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, hạn
chế những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm nói chung và tội phạm
về ma túy nói riêng trên địa bàn; Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp
phòng ngừa tình hình tội phạm trong phạm vi địa phương mình, kiểm tra, giám
sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương về công tác phòng ngừa tội phạm
trong đó có các tội phạm về ma túy.
Thứ hai, chủ thể triển khai, thi hành pháp luật:
Chủ thể triển khai, thi hành pháp luật phòng ngừa tội phạm bao gồm
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ
quan tiến hành tố tụng, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Trong hoạt động
phòng ngừa các loại tội phạm về ma túy, vai trò của những chủ thể này thể hiện
như sau:
Chính phủ: Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành
của Quốc hội (Điều 94 Hiến pháp năm 2013). Chính phủ có vai trò ban hành một
số văn bản hướng dẫn pháp luật trên cơ sở chủ trương, đường lối, nghị quyết của
Đảng, luật của Quốc Hội nhằm triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự
an toàn xã hội. Cụ thể là Chính phủ đã ban hành và thành lập Ủy ban Quốc gia
phòng chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (gọi tắt là Ủy ban
Quốc gia) theo quyết định số 50/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Uỷ ban nhân dân các cấp: Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành


14


Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của
Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp
kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự và các chính sách
khác trên địa bàn (Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân).
Trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội Ủy ban nhân dân thực hiện các
nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chỉ đạo công tác đấu
tranh, phòng ngừa tội phạm, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh,
trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Đồng thời Uỷ ban nhân dân
các cấp có nhiệm vụ triển khai chương trình phòng ngừa các loại tội phạm về ma
túy của Chính phủ, triển khai thực hiện các Nghị quyết, chính sách của Hội đồng
nhân dân các cấp về các chương trình phòng các loại tội phạm về ma túy tại địa
phương. Kịp thời khen thưởng, động viên các đơn vị, cá nhân có thành thích xuất
sắc trong công tác phòng, chống tội phạm nhất là các tội phạm về ma túy.
Các cơ quan hành chính nhà nước chuyên môn: Bao gồm các Bộ, Sở,
Phòng,… từ trung ương đến địa phương, căn cứ văn bản chỉ đạo của Đảng và
văn bản pháp luật của Nhà nước, các cơ quan này có nhiệm vụ và trách nhiệm
tham gia phòng ngừa các tội phạm về ma túy. Các chủ thể này phối hợp với các
cơ quan tư pháp tiến hành hoạt động triển khai, thi hành pháp luật phòng ngừa
tình hình tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng.
Các cơ quan tiến hành tố tụng: chủ yếu là các cơ quan trực tiếp thực hiện
các nhiệm vụ tố tụng như: Công an, VKSND, TAND…Tham mưu cho các cấp
ủy Đảng và chính quyền về các kế hoạch, chính sách, chủ trương trong lĩnh vực
bảo vệ an ninh và trật tự an toàn xã hội, trong đó có công tác tham mưu phòng
ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn. Các cơ quan này là lực lượng trực tiếp
trong công tác phòng, chống các tội phạm về ma túy, trực tiếp thực hiện các hoạt
động tố tụng như: Điều tra, truy tố, xét xử;

- Lực lượng Công an nhân dân là một trong những lực lượng nòng cốt,
đóng một vai trò quan trọng trong công tác bào vệ an ninh và trật tự an toàn xã

15


hội (Luật Công an nhân dân năm 2018). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng
Công an nhân dân thực hiện những nhiệm vụ chính của mình là trực tiếp sử dụng
các biện pháp nghiệp vụ bí mật và công khai để đấu tranh , phòng chống các loại
tội phạm đồng thời tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự (BLTTHS năm 2015)
để điều tra các vụ án. Qua quá trình công tác, lực lượng Công an phát hiện
những sở hở, thiếu sót, những nguyên nhân, điều kiện… để đối tượng lợi dụng
hoạt động phạm tội, từ đó tham mưu cho Đảng, Nhà nước các kế hoạch, chương
trình phòng chống tội phạm, đặc biệt là các đề án phòng chống tội phạm về ma
túy. Đồng thời lực lượng Công an nhân dân cũng là lực lượng chủ công trong
công tác hướng dẫn, tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tham gia tích cực
trong công tác phòng chống các tội phạm đặc biệt là các tội phạm về ma túy;
- Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng thực hiện quyền công tố
và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (theo quy định tại Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2013). Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố nhằm đảm bảo: Mọi
hành vi phạm tội, người thực hiện tội phạm phải được phát hiện, khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, không để lọt tội
phạm và người phạm tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm
giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái pháp luật. Đồng thời
VKSND kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp (Điều 02 Luật Tổ chức VKSND năm
2014). Qua đó chúng ta thấy rằng VKSND có một vai trò rất quan trọng trong
hoạt động điều tra, thực hiện công tố trong các phiên tòa xét xử các tội phạm về
ma túy. Qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình, VKSND có thể phối

hợp với các lực lượng khác như Công an, Tòa án, Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội...xây dựng, lên kế hoạch, triển khai các chương trình phòng ngừa
các tôi phạm, đặc biệt là các tội phạm về ma túy, thực hiện công tác tuyên
truyền, giáo dục pháp luật. Đồng thời cũng qua quá trình thực hiện nhiệm vụ của

16


mình, VKSND phát hiện các sơ hở, thiếu sót, nguyên nhân, điều kiện của tội
phạm để đưa ra kiến nghị cho cơ quan, tổ chức có các biện pháp phòng ngừa các
tội phạm về ma túy một cách kịp thời, phù hợp.
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (Điều 2 Luật Tổ chức TAND 2014). Qua quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Tòa án thông qua các hoạt động
xét xử làm sáng tỏ các vụ án hình sự liên quan đến ma túy, căn cứ vào tính chất,
mức độ, sai phạm của người phạm tội, mức độ tham gia của những người khác
mà quyết định hình phạt đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, công bằng,
nghiêm minh, góp phần răn đe, giáo dục các đối tượng phạm tội và những đối
tượng có ý định phạm tội về ma túy.
- Các tổ chức và cá nhân: Phòng ngừa tội phạm không chỉ các cơ quan
chuyên trách mà của cả xã hội trong đó có các tổ chức xã hội... cũng có vai trò
phòng ngừa các tội phạm về ma túy, các tổ chức xã hội phối hợp với các đơn vị
chuyên trách, hỗ trợ, kiểm tra tham gia công tác phòng ngừa các tội phạm thông
qua các hoạt động giáo dục, kiểm tra, giám sát cán bộ, công nhân viên thuộc các
đơn vị, tổ chức đó thực hiện nghiêm chỉnh công tác phòng ngừa các tội phạm về
ma túy trong lĩnh vực mình hoạt động và là cánh tay nối dài của lực lượng Công
an trong công tác nắm thông tin phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh với các
tội phạm về ma túy.
- Các doanh nghiệp như vũ trường, Bar, karaoke, nhà nghỉ, khách sạn:
Trong công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, đặc biệt là các tội phạm về ma

túy thì các doanh nghiệp vừa là chủ thể phòng ngừa vừa là đối tượng gánh chịu
hậu quả vì bị các đối tượng lợi dụng vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện
này để thực hiện các tội phạm về ma túy, đặc biệt là các tội tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy; Tội chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy, Tội mua bán trái
phép chất ma túy, tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

17


1.4. Nội dung phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
Thứ nhất: Đối với công tác phòng ngừa các tội phạm về ma túy chúng ta
cần tiến hành các hoạt động phòng ngừa xã hội. Đây là hoạt động tạo ra những
biến đổi, những tác động làm biến mất những nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm về ma túy. Đây là việc các chủ thể phòng ngừa tình hình tội phạm về ma
túy tiến hành cải thiện các quan hệ xã hội, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực
hiện các chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa – giáo dục, giúp đỡ các thành viên
trong cộng đồng xã hội phát triển làm triệt tiêu những yếu tố tiêu cực trong đời
sống vật chất và tinh thần của con người.
Thứ hai: phòng ngừa cần áp dụng các biện pháp mang tính Nhà nước để
phòng ngừa các tội phạm về ma túy nhằm răn đe, giáo dục. Các biện pháp này
chủ yếu trong quá trình hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự như:
Công an nhân dân, VKSND, TAND. Khi tiến hành các hoạt động này cần xử lý
nghiêm minh, có hình phạt thích đáng nhằm có tính răn đe giáo dục các đối
tượng phạm tội đồng thời làm cho các đối tượng có ý định phạm tội thấy được sự
nghiêm minh của pháp luật từ đó từ bỏ ý định phạm tội.
Để các biện pháp phòng ngừa các tội phạm về ma túy có hiệu quả thì các
chủ thể áp dụng các biện pháp này cần có nhận thức về vai trò của hoạt động này
nhằm giáo dục và thay đổi tư tưởng những người có ý định phạm tội. Các chủ
thể phải xác định rằng phòng ngừa tội phạm và ngăn chặn không cho tội phạm
xảy ra có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng hơn là phát hiện và có các hình phạt đối

với người phạm tội.
1.5. Biện pháp phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
1.5.1. Biện pháp phòng ngừa xã hội
Phòng ngừa xã hội là hệ thống các biện pháp mang tính chất kinh tế, văn
hóa, xã hội, giáo dục và pháp luật được thực hiện dưới hình thức công khai nhằm
hạn chế hoặc loại trừ những thành nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội
phạm. Như vậy công tác phòng ngừa xã hội là hết sức quan trọng và mang tầm

18


chiến lược, cho nên chúng ta cần chú tâm và thực hiện tốt các biện pháp sau:
1.5.1.1. Biện pháp kinh tế - xã hội
Biện pháp kinh tế - xã hội là một trong những biện pháp tác động lớn
trong công tác phòng ngừa các tội phạm nói chung và các tội phạm về ma túy
nói riêng. Đây là những biện pháp thực hiện bằng cách tác động bằng kinh tế để
khắc phục hoặc từ đó chúng ta loại trừ những nguyên nhân sâu xa của các tội
phạm về ma túy. Đa số các đối tượng phạm tội về ma túy khi tiến hành lấy lời
khai và khai nhận thì nguyên nhân đều xuất phát từ nguyên nhân kinh tế - xã hội,
với nguyên nhân kinh tế - xã hội chúng ta cần chú ý một số vấn đề sau:
Đa số các đối tượng phạm tội về ma túy xuất phát từ hoàn cảnh gia đình
khó khăn, không có công ăn việc làm hoặc công ăn việc làm không ổn định, đặc
biệt đối với một số khu vực dân cư, mức sống, thu nhập của người dân còn thấp,
đời sống của người dân còn nhiều khó khăn và thiếu thốn, nhất là tại các khu
chung cư cho người dân có thu nhập thấp như khu chung cư Vũng Thùng, chung
cư Làng Chài thuộc phường Nại Hiên Đông; chung cư Suối Đá A và S thuộc
phường Thọ Quang. Để loại trừ hoặc hạn chế nguyên nhân này chúng ta cần tiếp
cận, tạo điều kiện đảm bảo công ăn việc làm cho người dân, giúp họ có cuộc
sống ổn định.
Đối với các đối tượng có tiền án, tiền sự về ma túy, sau cai đang quản lý

tại địa phương, người nghiện ma túy đang trong diện quản lý các ban ngành,
đoàn thể, chính quyền cần quan tâm tìm hiểu tâm tư, tình cảm cũng như khả
năng, điều kiện dẫn đến tái phạm, tái nghiện để có biện pháp tiếp cận, ngăn chặn
sớm như tạo công ăn việc làm, tác động tâm lý, cảm hóa giáo dục để họ sớm trở
thành người lương thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội.
1.5.1.2. Biện pháp chính trị - tư tưởng
Là biện pháp tác động vào ý thức, tư tưởng của người dân, nâng cao nhận
thức và ý thức trách nhiệm của công dân, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ
trương, đường lối, chính sách pháp luật đã đề ra, xây dựng nếp sống văn minh,

19


đạo đức trong sạch, tự giác tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung
và tội phạm về ma túy nói riêng.
Đối với công tác phòng ngừa các tội phạm về ma túy thì biện pháp này
cực kỳ quan trọng, biện pháp Chính trị - tư tưởng sẽ tác động trực tiếp đến nhận
thức, tư tưởng của quần chúng nhân dân, giúp từng người dân nâng cao trách
nhiệm và hiểu biết về tác hại của ma túy, pháp luật phòng chống ma túy từ đó
quần chúng nhân dân không những ý thức về tác hại của ma túy, quy định của
pháp luật về ma túy mà còn là cánh tay nối dài giúp lực lượng Công an nhân dân
trong công tác phòng, chống tội phạm về ma túy. Để làm tốt công tác này thì
việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, tư tưởng phòng ngừa tội phạm, đặc
biệt là nhận thức sâu sắc về những hậu quả do thực hiện hành vi phạm tội về ma
túy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội trong công
tác phòng ngừa các tội phạm về ma túy.
1.5.1.3. Biện pháp xã hội- văn hóa- giáo dục
Không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, đảm
bảo phổ cập giáo dục, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa xã hội.
Tổ chức hệ thống giáo dục rộng khắp trên địa bàn quận Sơn Trà, hạn chế

đến mức thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học sớm, nâng cao trình độ, nhận thức pháp
luật và nhận thức về ma túy, tác hại của ma túy trong học sinh, sinh viên trên địa
bàn để các em có được kiến thức cơ bản trước khi bước vào đời.
Tổ chức các sân chơi, giao lưu tại nhà văn hóa hay tổ chức văn hóa lành
mạnh, bổ ích thu hút các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân cùng tham gia.
Biện pháp này có tác động to lớn, lâu dài với việc hạn chế, khắc phục vào phòng
ngừa tình hình tội phạm ma túy.
1.5.1.4. Biện pháp tổ chức - quản lý
Đây là biện pháp hình thành và hoàn thiện những hệ thống tổ chức - quản
lý xã hội một cách chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nhằm
bảo đảm cho việc hoạt động quản lý gắn liền với hoạt động của tổ chức, lãnh

20


×