Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 110 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Võ Hồng Quang

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Võ Hồng Quang

PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN ĐÌNH NHÃ



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự
gian lận, sao chép từ bất kỳ nguồn nào, các số liệu được sử dụng trong luận văn
là trung thực và chính xác.
NGƯỜI CAM ĐOAN

VÕ HỒNG QUANG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH
HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY ......................................................................... 6
1.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy . 6
1.1.1. Khái niệm........................................................................................................................... 6
1.1.2. Mục đích và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy .................. 9
1.1.2.1. Mục đích của phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy ................................. 9
1.1.2.2. Ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy ...................................10
1.2. Nguyên tắc cơ bản của phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy .................... 11
1.2.1. Nguyên tắc pháp chế XHCN .........................................................................................11
1.2.2. Nguyên tắc nhân đạo XHCN.........................................................................................11
1.2.3. Nguyên tắc dân chủ XHCN ...........................................................................................12
1.2.4. Nguyên tắc phối hợp lực lượng. ...................................................................................12
1.3. Nội dung của phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy ................................... 13
1.3.1. Phòng ngừa chung (Phòng ngừa xã hội) ....................................................................13
1.3.2. Phòng ngừa riêng (Phòng ngừa nghiệp vụ) ...............................................................13

1.4. Các chủ thể phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy...................................... 14
1.4.1. Các cấp ủy Đảng ............................................................................................................14
1.4.2. Quốc hội, HĐND các cấp và cơ quan trực thuộc ......................................................15
1.4.3. Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân các cấp ...............................................16
1.4.4. Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp, các ban,
ngành trực thuộc UBND các cấp ............................................................................................17
1.4.5. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên ...................................19
1.4.6. Mọi công dân ..................................................................................................................20
1.5. Biện pháp phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy ........................................ 20


1.5.1. Biện pháp phòng ngừa chung .......................................................................................20
1.5.2. Biện pháp phòng ngừa riêng ........................................................................................22
1.6. Mối quan hệ giữa phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy với tình hình các tội
phạm về ma túy; với nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội phạm về ma túy; với
nhân thân người phạm tội về ma túy ............................................................................... 27
1.6.1.Mối quan hệ giữa phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy với tình hình các
tội phạm về ma túy ....................................................................................................................27
1.6.2. Mối quan hệ giữa phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy với nguyên nhân,
điều kiện của tình hình các tội phạm về ma túy ....................................................................28
1.6.3. Mối quan hệ giữa phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy với nhân thân
người phạm tội về ma túy .........................................................................................................29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ
MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
HIỆN NAY ..................................................................................................................... 32
2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương hiện nay .................................. 32
2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương hiện nay .................................. 36
2.2.1. Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa chung .............................................36

2.2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa riêng ..............................................48
2.3. Thực trạng mối quan hệ giữa phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy với tình
hình tội phạm về ma túy; với nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy
với, với nhân thân người phạm tội về ma túy. ................................................................ 55
2.4. Tình hình và nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội phạm về ma tuý trên địa
bàn thành phố Thủ Dầu Một từ năm 2013 đến 2017. ..................................................... 57
2.4.1. Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố...............................................57
2.4.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành
phố

62

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TÌNH
HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ DẦU
MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG........................................................................................ 65


3.1. Dự báo tình hình và phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy trong thời gian
tới. .................................................................................................................................. 65
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy. ... 67
3.2.1. Nâng cao nhận thức mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc và nội dung phòng ngừa tình
hình các tội phạm về ma túy ....................................................................................................67
3.2.2. Hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy ..............68
3.2.3. Đổi mới tổ chức phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy ..............................74
3.2.4. Chú trọng đầu tư các nguồn lực phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy. ..76
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU TTHAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ANTQ

An ninh Tổ quốc

ANTT

An ninh trật tự

CAND

Công an nhân dân

CSBM

Cơ sở bí mật

CSĐT

Cảnh sát điều tra

CSND

Cảnh sát nhân dân

ĐTTP

Điều tra tội phạm


HĐND

Hội đồng nhân dân

MLBM

Mạng lưới bí mật

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

PNTP

Phòng ngừa tội phạm

QLHC

Quản lý hành chính

TNXH

Tệ nạn xã hội

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

TTHS


Tố tụng hình sự

TTXH

Trật tự xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
1) Bảng 2.1: Diện tích và Dân cư trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một (Tổng
điều tra dân số ngày 01/4/2014)
2) Bảng 2.2: Kết quả thực hiện Đề án “Xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma
túy” trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một từ 2013 đến 2017.
3) Bảng 2.3: Thống kê công tác tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy và
tội phạm về ma túy từ năm 2013 đến năm 2017.
4) Bảng 2.4: Thống kê các trường Đạo học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên
nghiệp có dạy chuyên ngành phòng chống tội phạm về ma túy và tệ nạn xã hội
trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một từ năm 2013 đến 2017
5) Bảng 2.5: Thống kê số tiết/học sinh/năm học các trường phổ thông dạy kiến
thức Quốc phòng – An ninh trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một từ 2013 – 2017
6) Bảng 2.6: Tình hình các tội phạm về ma túy trên các phường thuộc thành
phố Thủ Dầu Một từ 2013 - 2017
7) Bảng 2.7: Thống kê tình hình các tội phạm về ma túy phân theo tội danh trên

địa bàn thành phố Thủ Dầu Một từ năm 2013 – 2017
8) Bảng 2.8: Phân tích đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa
bàn thành phố Thủ Dầu Một, tình Bình Dương từ năm 2013 đến năm 2017
9) Bảng 2.9: Tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một từ năm 2013 đến năm 2017.
10) Bảng 2.10: Thống kê biên chế, tổ chức của các cơ quan chuyên trách phòng,
chống tội phạm về ma túy và tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một
từ năm 2013 đến năm 2017.
11) Bảng 2.11: Thống kê biên chế, tổ chức của Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an thành phố Thủ Dầu Một từ năm 2013 đến năm 2017
12) Bảng 2.12: Kết quả công tác sưu tra của Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP. Thủ Dầu Một từ 2013 - 2017


13) Bảng 2.13: Kết quả công tác xây dựng MLBM, xác minh hiềm nghi, chuyên
án của Đội CSĐT tội phạm về ma túy - Công an TP. Thủ Dầu Một từ 2013 –
2017.
14) Bảng 2.14: Kết quả công tác điều trị bằng Methadone trên địa bàn thành phố
Thủ Dầu Một từ năm 2016 đến 2017.
15) Bảng 2.15: Kết quả công tác lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở
cai nghiện ma túy bắt buộc trên trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một từ năm
2013 đến 2017.
16) Bảng 2.16: Thống kê cơ sở vật chất và trang thiết phòng, chống tội phạm về
ma túy của Đội CSDT tội phạm về ma túy – Công an thành phố Thủ Dầu Một từ
năm 2013 đến năm 2017


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Thủ Dầu Một là một trong những đơn vị hành chính trực thuộc
tỉnh - trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của tỉnh Bình
Dương được Chính phủ thành lập ngày 02/5/2012.[14] Cùng với sự phát triển của

tỉnh Bình Dương, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn ở mức cao, cơ
cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ và thương mại, thành phố Thủ Dầu
Một cũng phát triển mạnh mẽ về kinh tế -xã hội, đang có những bước chuyển
đổi, phát triển không ngừng, làm cho đời sống kinh tế địa phương có những khởi
sắc. Cùng với đô thị hóa, tình hình tệ nạn ma tuý và tội phạm về ma túy ngày
càng phát triển phức tạp, gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân và ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển của địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.[5]
Trước những diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy, từ năm 2013 đến 2017,
Ban Chỉ đạo Phòng, Chống Tội phạm – Tệ nạn xã hội và Xây dựng phong trào
Toàn dân bảo vệ ANTQ của UBND thành phố Thủ Dầu Một đã đề ra nhiều chủ
trương, giải pháp và tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn
ma túy và tội phạm về ma túy ra khỏi đời sống xã hội. Vì vậy, đến năm 2017,
trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một đã xảy ra 62 vụ án về ma túy (giảm 39,22%) với 95
bị can phạm tội về ma túy (giảm 34,95%), chủ yếu là phạm tội vận chuyển, tàng
trữ trái phép chất ma túy (chiếm 79,21%). Tình hình người sử dụng chất ma túy
tích lũy trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đến cuối năm 2017 là 759 người
(723 nam, 36 nữ), trong đó phát hiện mới 18 người (giảm 15%).[20]
Tuy tình hình tội phạm về ma túy đã giảm cả về số vụ và số bị can nhưng
tình hình tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy trên địa bàn ngày càng diễn biến
phức tạp, đặc biệt là các vụ án mua bán trái phép chất ma túy gây hậu quả từ rất
nghiêm trọng trở lên, số phường không có tệ nạn ma túy ngày càng bị thu hẹp,
còn 2/4 phường (giảm 50%). Bên cạnh đó, số người sử dụng chất ma túy và
người nghiện ma túy vẫn còn rất nhiều; tình trạng người sử dụng chất ma túy đá,
chất hướng thần bị mất khả kiểm soát hành vi ở một số nơi vẫn còn tái diễn, gây
1


hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tình hình thanh thiếu niên tụ tập vào các điểm, tụ
điểm phức tạp, nhạy cảm (như quán bar, vũ trường, quán karaoke, khu nhà trọ,..)
để sử dụng trái phép chất ma túy gây mất ANTT ngày càng nghiêm trọng đòi hỏi

phải có các giải pháp đồng bộ và lâu dài...[19]
Công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma tuý trên địa bàn thành
phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến
tích cực, đạt được nhiều thành tựu, góp phần to lớn vào xây dựng phong trào
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện thắng lợi mục tiêu
chung của cả nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh” và
mục tiêu của thành phố Thủ Dầu Một: “Đô thị văn minh, hiện đại, xanh, sạch,
đẹp”.[5]
Tuy nhiên, những giải pháp, biện pháp phòng ngừa tình hình các tội phạm
về ma tuý trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cũng mới chỉ
mang tính tình thế, chưa có tính tổng thể, đồng bộ và ngày càng bộc lộ nhiều
nhược điểm, hạn chế và thiếu sót. Để tiếp tục củng cố những kết quả đã đạt được,
phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma tuý trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu một cách hệ thống, toàn
diện và đánh giá đúng thực trạng, từ đó đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác phòng ngừa các tội phạm về ma túy trong thời gian tới là hết sức quan
trọng và cần thiết. Với yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, việc
tôi lựa chọn đề tài: “Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” để làm nội dung nghiên cứu viết
Luận văn Thạc sĩ Luật học là hoàn toàn phù hợp, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
và mang tính thời sự cao.
2. Tình hình nghiên cứu
Công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy đang là vấn đề
nóng bỏng, bức xúc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Để góp phần nâng
cao hiệu quả của công tác này, ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều
công trình nghiên cứu khoa học, một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học
2


đã đi vào nghiên cứu công tác phòng ngừa, phát hiện điều tra các loại tội phạm

về ma tuý hoặc theo đặc điểm nhân thân người phạm tội hoặc nghiên cứu ở các
địa bàn lân cận thành phố thành phố Thủ Dầu Một, cụ thể đã có một số công
trình có liên quan như sau:
- Luận văn cao học: “Phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn thành
phố 12, Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Huỳnh Như, Học viện Khoa học
xã hội, năm 2017.
- Luận văn cao học: “Các tội phạm về ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng, chống” của tác giả Đồng
Thị Hiền, Học viện Khoa học xã hội, năm 2011.
- Luận văn cao học: ‘Tội tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép chất ma
túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp
phòng, chống” của tác giả Đặng Thị Huệ, Học viện Khoa học xã hội, năm 2011.
- Luận văn cao học: ‘Tội tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép chất ma
túy trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân
và giải pháp phòng ngừa” của tác giả Hà Thị Xuân Lan, Học viện Khoa học xã
hội, năm 2013.
Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu
nghiên cứu về công tác phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành
phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác phòng
ngừa tình hình các tội phạm về ma túy, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy của tất cả cơ
quan, tổ chức và toàn xã hội trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về ma tuý, tội phạm về ma túy,
tình hình các tội phạm về ma túy và công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm
3



về ma túy. Khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình các tội phạm về ma túy và
công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Dự báo tình hình và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy của cá nhân, gia
đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương theo Điều 4 Luật Phòng, Chống ma túy năm 2000.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận văn này tập trung nghiên cứu trên địa bàn thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Về thời gian, luận văn này tập trung nghiên cứu
từ năm 2013 đến năm 2017. Về chủ thể, luận văn này tập trung nghiên cứu mọi
cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp pháp luận: Luận văn này được thực hiện trên cơ sở phương
pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan
điểm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm về ma tuý nói riêng, những
thành tựu của khoa học pháp lý như: khoa học về tội phạm học và PNTP, khoa
học điều tra hình sự và khoa học pháp lý hình sự khác.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn này được thực hiện trên cơ sở
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: Phương pháp thống kê, phân tích;
Phương pháp so sánh, tổng hợp; Phương pháp toạ đàm trao đổi, phỏng vấn
chuyên gia; Phương pháp điều tra xã hội học, logic học; Phương pháp hội thảo,
sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu

điển hình.
4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận, luận văn này là một trong những công trình đầu tiên
nghiên cứu về công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy trên một địa
bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương của cá nhân, cơ quan, tổ chức và
toàn xã hội, do đó kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện lý
luận trong khoa học về tội phạm, phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma tuý
và làm cơ sở cho các cơ quan lập pháp xem xét, sửa đổi và bổ sung các quy định
của pháp luật có liên quan đến công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma
túy chưa được hoàn thiện.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng cho tất
cả cá nhân, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội, trong đó lực lượng Công an thành
phố Thủ Dầu Một làm nòng cốt thực hiện công tác phòng ngừa tình hình các tội
phạm về ma túy trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, góp phần thực hiện thành
công Chiến lược Quốc gia Phòng, Chống tội phạm thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (trước mắt đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2030) và được dùng làm tài
liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập ở các trường CAND; làm tài liệu nghiên
cứu để chỉ đạo các hoạt động trong công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm
về ma túy.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về phòng ngừa tình hình các tội
phạm về ma túy.
Chương 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy trên
địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương hiện nay.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình các tội

phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

5


CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

1.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội
phạm về ma túy
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm tình hình các tội phạm về ma túy
Khái niệm tình hình các tội về ma túy hiện nay có nhiều cách hiểu và diễn
đạt khác nhau, chưa có sự thống nhất. Để hiểu rõ bản chất của khái niệm tình
hình các tội phạm về ma túy, chúng ta cần xác định rõ được từng khái niệm riêng
lẻ cấu thành ra nó, bao gồm “tình hình”, “tội phạm”, “ma túy”. Tình hình là tổng
thể những sự kiện, hiện tượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian,
thời gian nào đó, cho thấy xu thế phát triển của sự vật hiện tượng nhất định.[21]
Theo Điều 8 Bộ luật hình sự 2015: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế
độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, TTATXH, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN
mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.[28]
Ma túy là tên gọi chung của các chất có tác dụng gây ra trạng thái ngây
ngất, đờ đẫn, sử dụng quen sẽ bị lệ thuộc vào các chất đó. Hay hiểu cách khác,
ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi đưa vào bên trong

cơ thể con người sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người
đó, gây ra hiện tượng quen rồi nhớ, không dễ bỏ được. Theo Điều 2 Luật Phòng,
chống ma túy năm 2000: “Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần
được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Chất gây nghiện là
6


chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử
dụng. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu
sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.”[32]
Theo PGS. TS. Phạm Văn Tỉnh: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã
hội tiêu cực mang tính lịch sử cụ thể và pháp lý hình sự, có tính giai cấp và được
biểu hiện thông qua tổng thể các tội phạm cùng các chủ thể thực hiện các tội
phạm đó trong một đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định và trong một thời gian
cụ thể nhất định”[39]
Tội phạm về ma túy là tội phạm bao gồm hành vi vi phạm quy định về
quản lí, sử dụng các chất ma túy do Bộ luật hình sự quy định. Tội phạm về ma
túy bao gồm nhiều loại hành vi phạm tội khác nhau nhưng đều có chung hai đặc
điểm cơ bản: (1) tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm về ma túy thể hiện ở sự
đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của con người
cũng như đến hạnh phúc gia đình và trật tự công cộng nói chung; (2) các tội
phạm về ma túy đều có chung đối tượng là các chất ma túy (hoặc các chất liên
quan tới các chất ma túy)
Như vậy, chúng ta có thể hiểu khái niệm tình hình các tội phạm về ma túy
là một hiện tượng xã hội tiêu cực mang tính lịch sử cụ thể và pháp lý hình sự, có
tính giai cấp và được biểu hiện thông qua tổng thể các tội phạm về ma túy cùng
các chủ thể thực hiện các tội phạm đó trong một đơn vị hành chính lãnh thổ nhất
định và trong một thời gian cụ thể nhất định.
1.1.1.2. Khái niệm phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy.
Phòng ngừa là ngăn chặn không để cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy

ra. PNTP là khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau.[21] Theo nghĩa thông dụng
(nghĩa hẹp), phòng ngừa tình hình tội phạm là việc các cơ quan Nhà nước, các tổ
chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm khắc phục những
nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm
giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội (ngăn ngừa
trước khi tội phạm xảy ra). Theo nghĩa rộng, phòng ngừa tình hình tội phạm là
7


việc các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp
khác nhau nhằm ngăn ngừa không để tội phạm xảy ra và đồng thời kết hợp phải
phát hiện, xử lý tội phạm một cách kịp thời, nghiêm minh (xử lý khi tội phạm
xảy ra) và giáo dục người phạm tội thành người tốt có ích cho xã hội, không để
người đó tái phạm tội (chống tái phạm). [38] Về lý thuyết, phát hiện, xử lý tội
phạm một cách kịp thời, nghiêm minh (xử lý khi tội phạm xảy ra) cũng có tác
dụng ngăn ngừa tội phạm rất lớn. Về thực tế, PNTP đòi hỏi ngăn ngừa phải kết
hợp với việc phát hiện, xử lý tội phạm nên xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự
cũng là một nội dung của PNTP.
Theo từ điển Bách khoa CAND: PNTP là sự vận dụng tổng hợp những
biện pháp chính trị, tư tưởng, kinh tế, pháp luật... theo một kế hoạch nhất định
của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội để chủ động ngăn ngừa các hành vi
phạm tội, loại trừ những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm.[12]
Theo Trịnh Tiến Việt: “PNTP là hoạt động của tất cả các cơ quan bảo vệ
pháp luật và Tòa án, các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội và của mọi công
dân trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng
vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu
tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực,
đồng thời từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời
sống xã hội. Nói một cách ngắn gọn khác, PNTP là một bộ phận cấu thành của lý
luận tội phạm học, đồng thời là hoạt động của toàn xã hội trong việc tìm ra các

nguyên nhân phát sinh ra tội phạm khắc phục, cũng như để ngăn chặn, đẩy lùi và
tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.”[38]
Theo Giáo trình Tội phạm học của Trường ĐH Luật Hà Nội: “Phòng ngừa
tình hình tội phạm là việc áp dụng một cách tổng thể các biện pháp kinh tế, chính
trị, tư tưởng, pháp luật,… do các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân tiến hành,
dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ hoặc vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều
kiện phạm tội; không để tội phạm xảy ra; làm giảm tội phạm và tiến tới loại trừ
hoàn toàn tình hình tội phạm ra khỏi đời sống xã hội”.[41]
8


Từ những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu phòng ngừa tình hình tội
phạm về ma túy là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội sử dụng tổng
hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau để phát hiện, ngăn chặn và từng bước
hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ các yếu tố tiêu cực từ bên trong những người
có nguy cơ cao phạm tội về ma túy (còn gọi là đặc điểm nhân thân xấu) và các
yếu tố tiêu cực từ bên ngoài môi trường xã hội xung quanh tác động đến những
người có nguy cơ cao phạm tội về ma túy làm những người này nảy sinh ý định
và thực hiện hành vi phạm tội về ma túy. Đồng thời, khi các tội phạm về ma túy
đã xảy ra phải được phát hiện, xử lý một cách kịp thời, nghiêm minh và giáo dục,
cải tạo người phạm tội về ma túy thành người tốt có ích cho xã hội, không để
người đó quay trở lại con đường phạm tội nói chung (tái phạm) và phạm tội về
ma túy nói riêng (tái phạm nguy hiểm).
1.1.2. Mục đích và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội phạm về
ma túy
1.1.2.1. Mục đích của phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
Từ khái niệm phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy trên, chúng ta
có thể xác định mục đích của phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy như
sau:
Thứ nhất là, nâng cao trách nhiệm vai trò chủ động của các cấp ủy đảng,

các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tích cực
tham gia phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống các tội phạm nói chung và tội
phạm về ma túy nói riêng.
Thứ hai là, phát huy chức năng của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự
nghiệp, các đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, gắn việc thực hiện các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội với phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tội phạm
về ma túy nói riêng.
Thứ ba là, không ngừng hoàn thiện lý luận trong khoa học về tội phạm,
phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma tuý và làm cơ sở cho các cơ quan lập
9


pháp xem xét, sửa đổi và bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan đến
công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy chưa được hoàn thiện.
Thứ tư là, phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân trong
công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy nói riêng và tình hình tội
phạm nói chúng, góp phần thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ”,
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt kết quả cao.
1.1.2.2. Ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
Tình hình các tội phạm về ma túy gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế - xã
hội, làm băng hoại đạo đức xã hội, suy thoái nòi giống và tổn hại các quan hệ xã
hội nên phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy là hoạt động mang tính tất
yếu và đem lại ý nghĩa như sau:
Trước hết, phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy mang ý nghĩa về
ý nghĩa nhân đạo và tiến bộ xã hội. Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
là ngăn chặn tình trạng một người thực hiện hành vi phạm tội về ma túy và phải
chịu hình phạt và một hậu quả pháp lý khác. Việc một cá nhân con người phạm
tội có nguyên nhân không những từ những yếu tố tiêu cực từ bên trong chính họ
mà còn chịu sự tương tác của những yêu tố tiêu cực từ bên ngoài ngoài môi

trường xã hội mà họ sinh sống, trong đó môi trường xã hội có vai trò quyết định.
Vì vậy, chủ thể phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy phải phát hiện và
loại trừ các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm nói chung và tội phạm về
ma túy nói riêng bằng cách cải thiện đời sống kinh tế, xã hội, tạo môi trường
sống an toàn, lành mạnh và đem lại ý nghĩa nhân đạo và tiến bộ xã hội.
Thứ hai, phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy mang ý nghĩa về
kinh tế to lớn. Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy có hiệu quả sẽ ngăn
chặn những thiệt hại to lớn do tội phạm về ma túy gây ra và tiết kiệm được một
khoản ngân sách rất lớn mà nhà nước và toàn xã hội phải bỏ ra khắc phục hậu
quả do tội phạm ma túy gián tiếp gây ra như kinh phí cai nghiện ma túy, kinh phí
cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, kinh phí giam giữ, cải tạo người phạm
tội,…
10


Thứ ba, phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy mang ý nghĩa về
mặt quản lý xã hội to lớn. Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy hiệu quả
sẽ duy trì trật tự xã hội, kiểm soát được một mảng tối của xã hội, đó là tình hình
tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy. Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma
túy bằng các biện pháp nghiệp vụ, thậm chí biên pháp cưỡng chế sẽ góp phần ổn
định trật tự xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất các bất ổn xã hội do người sử dụng
chất ma túy và người nghiện ma túy gây ra như trộm cắp, cướp, cướp giật,…
1.2. Nguyên tắc cơ bản của phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma
túy
1.2.1. Nguyên tắc pháp chế XHCN
Công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy phải chịu sự điều
chỉnh của Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình hình sự, Luật
phòng, chống ma túy và các quy định pháp luật có liên quan nên cần phải tuân
thủ nguyên tắc pháp chế XHCN. Phòng ngừa tình hìn các tội phạm về ma túy
phải phù hợp với các quy định của pháp luật, từ hệ thống tổ chức, biện pháp,

cách thức thực hiện, thực hiện các mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ
thống phòng ngừa,…
Chủ thể phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy phải tuân thủ
nghiêm minh, nhất quán các quy định của pháp luật về hoạt động chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Nguyên tắc pháp chế XHCN được tôn trọng và
đảm bảo thì tính thượng tôn của pháp luật được đề cao, quyền con người và
quyền công dân được sẽ được bảo vệ, trách nhiệm vai trò của các chủ thể phòng
ngừa tình hình tội phạm về ma túy được tăng cường.[40]
1.2.2. Nguyên tắc nhân đạo XHCN
Nhân đạo là giá trị xã hội tiến bộ, văn minh của nhân loại và được đề cao
trong các giai đoạn phát triển của xã hội, nhất là giai đoạn hiện nay. Đối tượng
tác động của công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy là người sử
dụng chất ma túy, người nghiện chất ma túy và người phạm tội về ma túy rất dễ
bị tổn thương hoặc phải chịu sự trừng phạt, giáo dục cải tạo nên cần được đối xử
11


nhân đạo. Nguyên tắc này yêu cầu phải kết hợp hài hòa, đúng mức độ biện pháp
cưỡng chế với giáo dục, thuyết phục theo hướng tăng cường giáo dục, thuyết
phục.
Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy không được
mang tính kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc hạ thấp danh sự, nhân phẩm, các quyền
cơ bản của con người, các quyền công dân không bị hạn chế mà cần hướng đến,
định hướng hành vi, lối sống theo hướng hòa nhập cộng đồng xã hội, làm những
việc có ích cho xã hội.[42]
1.2.3. Nguyên tắc dân chủ XHCN
Công tác phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy không là nhiệm vụ
của riêng ai mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, có tính xã hội rộng rãi nên
cần tuân thủ nguyên tắc dân chủ XHCN. Thực hiện nguyên tắc này, công tác
phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy phải thu hút, lôi cuốn được đông

đảo quần chúng, tất cả cơ quan, tổ chức và toàn xã hội tham gia vào hoạt động
phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy.
Tuân thủ nguyên tắc dân chủ XHCN sẽ khai thác được tất cả tiềm năng về
chuyên môn, nghiệp vụ, sáng kiến, tài chính,… của mọi chủ thể phòng ngừa tình
hình các tội phạm về ma túy, góp phần tăng hiệu quả công tác phòng ngừa nói
riêng và công tác đấu tranh chống tình hình tội phạm về ma túy nói chung.[42]
1.2.4. Nguyên tắc phối hợp lực lượng.
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy phải mang tính hệ thống, có
sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự điều hành thống nhất của chính quyền và
hợp tác chặt chẽ giữa các chủ thể với nhau. Giữa các chủ thể phòng ngừa tình
hình các tội phạm về ma túy cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, có sự
điều hành thống nhất giữa các cơ quan chuyên trách và bán chuyên trách, giữa
các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác, giữa các cấp với nhau.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản nêu trên, công tác phòng ngừa tình hình các
tội phạm về ma túy còn có các nguyên tắc như nguyên tắc khoa học và tiến bộ,
nguyên tắc lịch sử - cụ thể,…[23]

12


1.3. Nội dung của phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
1.3.1. Phòng ngừa chung (Phòng ngừa xã hội)
Nội dung của phòng ngừa chung tình hình các tội phạm về ma túy là tất cả
các vấn đề, các mặt và các biện pháp cần tiến hành hoạt động PNTP về ma túy đã
được ghi nhận trong cương lĩnh, điều lệ và các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt
Nam, trong Hiến pháp, các Bộ luật, Luật và văn bản khác của Nhà nước, trong
điều lệ của các tổ chức. Nội dung phòng ngừa chung tình hình các tội phạm về
ma túy và tện nạn ma túy là phòng, chống hiện tượng tiêu cực trong xã hội, là
một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc giải quyết những nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, chính trị - tư tưởng một cách thường xuyên, liên tục và nhất

quán.
Nội dung cơ bản của phòng ngừa chung tình hình các tội phạm về ma túy
là phát hiện và khắc phục các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm về
ma túy bằng các biện pháp cải thiện các quan hệ xã hội, hoàn thiện hệ thống pháp
luật, các chuẩn mực đạo đức còn phù hợp, xóa bỏ các tình huống, hoàn cảnh
phạm tội làm cho tình hình các tội phạm về ma túy không có điều kiện, cơ sở
phát sinh và tồn tại. Bên cạnh đó, toàn xã hội tiến hành giáo dục, thuyết phục,
giúp đỡ các thành viên trong cộng đồng không phạm tội về ma túy.[42]
1.3.2. Phòng ngừa riêng (Phòng ngừa nghiệp vụ)
Phòng ngừa riêng tình hình các tội phạm về ma túy là việc phát hiện, xử lý
các tội phạm về ma túy, trong đó quan trọng nhất là các hoạt động của các cơ
quan tiến hành tố tụng và thi hành án hình sự (điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án) để giáo dục, cải tạo người phạm tội về ma túy thành người tốt, có ích cho xã
hội. Trong thực tế, áp dụng các biện pháp phòng ngừa chung tình hình các tội
phạm về ma túy không bao giờ đạt kết quả tuyệt đối, hoàn mỹ nên tội phạm về
ma túy sẽ còn xảy ra hoặc nhiều hoặc ít mà thôi. Khi có tội phạm về ma túy xảy
ra, việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về ma túy là cần thiết. Khi
áp dụng các biện pháp mang tính nhà nước (còn được gọi là biện pháp mang tính
cưỡng chế nhà nước, các biện pháp mang tính bắt buộc) nhằm kịp thời phát hiện,
13


xử lý sau khi tội phạm về ma túy xảy ra cũng nhằm tiếp tục PNTP về ma túy
trong tương lai. Các biện pháp này thực chất là việc các cơ quan chuyên trách về
phòng, chống ma túy áp dụng các biện pháp nhằm phát hiện, khởi tố, truy tố, xét
xử tội phạm về ma túy. Phòng ngừa riêng tình hình các tội phạm về ma túy bằng
việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tiến hành đúng các thủ tục tố tụng và việc
áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự không những sẽ ngăn ngừa chính
người đó không tiếp tục phạm tội mà còn ngăn ngừa những người khác trong xã
hội không dám phạm tội. Việc phát hiện, khởi tố, truy tố, xét xử tội phạm về ma

túy là biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm cho hiệu quả phòng ngừa tình hình các
tội phạm về ma túy.[41]
1.4. Các chủ thể phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy
Theo Điều 4 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, được sửa đổi, bổ sung
năm 2008 thì phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan,
tổ chức và của toàn xã hội. Như vậy, chủ thể của phòng ngừa tình hình các tội
phạm về ma túy là tất cả cá nhân, gia đình, cơ quan và của toàn xã hội. [32] Cơ
quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội là chủ thể của phòng ngừa tình hình các tội
phạm về ma túy có thể được phân thành các nhóm chủ thể chính sau đây:
1.4.1. Các cấp ủy Đảng
Theo Điều 4 của Hiến Pháp năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân
dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những
quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.[30] Phòng ngừa tình
hình các tội phạm về ma túy phải tuân thủ hiến pháp và luật phòng, chống ma
túy, vừa mang tính xã hội, vừa mang tính nhà nước nên rất cần có sự lãnh đạo,
14


chỉ đạo của Đảng. Trách nhiệm của Đảng trong lãnh đạo phòng ngừa tình hình
các tội phạm về ma túy được thể hiện thông qua các nội dung sau: (1) Xây dựng
nghị quyết định hướng công tác phòng, chống tội phạm về ma túy gắn với từng
thời kỳ, thời điểm của đất nước. (2) Xây dựng nghị quyết định hướng hoàn thiện
cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó có các cơ quan chuyên trách phòng,
chống ma túy nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành xã hội và

PNTP về ma túy một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. (3) Giáo dục, kiểm
tra, giám sát các tổ chức của Đảng và đảng viên đảm bảo các đảng viên hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật để ngăn chặn tiêu cực và phòng
chống tội phạm về ma túy. (4) Đảng và các tổ chức của Đảng giới thiệu đảng
viên ưu tú tham gia vào các cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về ma
túy.[44]
1.4.2. Quốc hội, HĐND các cấp và cơ quan trực thuộc
1.4.2.1. Quốc hội và cơ quan trực thuộc.
Theo Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định: “Quốc hội là cơ
quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập
pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với
hoạt động của Nhà nước.” Quốc hội là chủ thể PNTP có vai trò trong việc ban
hành các luật điều chỉnh hoạt động phòng ngừa các tội phạm như Bộ luật Hình
sự, Bộ luật TTHS… Ngoài ra, Quốc hội còn có vai trò trong việc kiểm tra giám
sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, của cán bộ nhằm phòng ngừa các hành
vi phạm tội, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, trong đó có
pháp luật về phòng chống tình hình các tội phạm về ma túy.[35]
1.4.2.2. HĐND các cấp và cơ quan trực thuộc.
Theo Điều 17 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì HĐND
các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có nhiệm vụ tổ chức và bảo
đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn mình, quyết định những
vấn đề của địa phương mình theo quy định của Luật này và quy định khác của
15


pháp luật có liên quan, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính
nhà nước cấp trên ủy quyền, chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp
trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở
phường, quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm

chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn mình. HĐND các cấp có
vai trò phòng ngừa các tội phạm về tình hình các tội phạm về ma túy thể hiện
trong việc quyết định những chủ trương, biện pháp kinh tế xã hội quan trọng để
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nhằm PNTP, góp phần xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn
mình. Bên cạnh đó, thông qua Nghị quyết trong các kỳ họp, HĐND quyết định
ban hành các văn bản pháp luật về PNTP ở địa phương, đồng thời kiểm tra giám
sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương để phòng ngừa các hành vi phạm
tội.[34]
1.4.3. Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân các cấp
1.4.3.1. Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Theo Điều 2 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân năm 2014 thì Viện
kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ
bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất. Theo Điều 3 của Luật này thì Viện kiểm sát nhân dân thực hành
quyền công tố nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được
phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và
người phạm tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn
chế quyền con người, quyền công dân trái luật. Viện kiểm sát có vai trò trong
việc phối hợp với các chủ thể khác xây dựng, triển khai các chương trình phòng
16


×