Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Đề cương ôn thi HSG sinh học lớp 7 hay, đầy đủ, chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.75 KB, 55 trang )

CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 7
1. Nêu đặc điểm chung của động vật ?
TL : Đặc điểm chung của động vật :
- Có khả năng di chuyển.
- Có hệ thần kinh và giác quan.
- Dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn (dị dưỡng).
2. So sánh động vật với thực vật ?
TL :  Động vật giống thực vật : Đều cấu tạo từ tế bào (gồm : màng, nhân, chất
nguyên sinh); lớn lên và sinh sản.
 Sự khác nhau giữa động vật với thực vật :
Thực vật
Động vật
- Có xenlulôzơ ở thành tế bào.
- Cơ thể thiếu xenlulôzơ.
- Tự tổng hợp chất hữu cơ (tự - Sử dụng chất hữu cơ có sẳn để sống (dị
dưỡng).
dưỡng).
- Không có khả năng di chuyển.
- Có khả năng di chuyển.
- Thiếu hệ thần kinh và giác quan. - Có hệ thần kinh và giác quan.
3. Nêu đặc điểm của các ngành động vật ? Cho biết đại diện của từng ngành ?
TL : Đặc điểm của các ngành động vật và đại diện của từng ngành :
Ngành
Đặc điểm
Đại diện
- Trùng roi xanh.
- Là thể đơn bào, phần lớn dị dưỡng, di chuyển
Động vật
- Trùng biến hình.
bằng chân giả, lông hay roi bơi.
nguyên


- Trùng giày.
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi, sống tự
sinh.
- Trùng kiết lị.
do hoặc kí sinh.
- Trùng sốt rét.
Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo
Ruột
thành cơ thể có 2 lớp tế bào, có tế bào gai để tự
Thủy tức, sứa, san
khoang
vệ và tấn công, có nhiều dạng sống ở biển nhiệt hô và hải quỳ.
đới.
Cơ thể dẹp, đối xứng 2 bên và phân biệt đầu
Sán lá gan (sán lá
đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa
Giun dẹp
máu, sán bã trầu, sán
có ruột sau và hậu môn. Sống tự do hoặc kí
dây).
sinh.
Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có
Giun đũa (giun
khoang cơ thể chưa chính thức. Cơ quan tiêu
Giun tròn
kim, giun móc câu,
hóa dài từ miệng đến hậu môn. Phần lớn sống
giun rễ lúa).
kí sinh, 1 số ít sống tự do.
Cơ thể phân đốt có thể xoang; ống tiêu hóa

phân hóa; bắt đầu có hệ tuần hoàn; di chuyển
Giun đốt
Giun đất (rươi, đỉa).
nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ; hô hấp qua da hay
mang.
Thân mềm - Thân mềm không phân đốt.
Trai sông (sò, ốc,
1


- Có vỏ đá vôi (trừ mực, bạch tuộc).
- Có khoang áo.
hến, ngao, mực, bạch
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
tuộc) ...
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản (trừ
mực, bạch tuộc có cơ quan di chuyển phát
triển).
- Lớp giáp xác : Tôm
sông (tôm hùm, tôm
sú, cua biển, ghẹ,
còng, cáy, rận nước,
sun, chân kiếm)....
Có số lượng loài lớn, chiếm tới 2/3 số loài
- Lớp hình nhện :
động vật, có 3 lớp lớn : Giáp xác, hình nhện,
Chân khớp
Nhện (bọ cạp, cái
sâu bọ. Các phần phụ phân đốt và khớp động
ghẻ, ve bò).

với nhau, có bộ xương ngoài bằng kitin.
- Lớp sâu bọ : Châu
chấu (Ve sầu, mọt
hại gỗ, ruồi muỗi,
ong mật, bọ ngựa,
kiến, bọ rùa)
- Cá : Cá chép.
Có các lớp chủ yếu : Cá, lưỡng cư, bò sát, - Lưỡng cư : Ech
Động vật có chim và thu, có bộ xương trong, trong đó có đồng.
xương sống cột sống (chứa tủy sống), các hệ cơ quan phân - Bò sát : Thằn lằn.
hóa và phát triển, đặc biệt là hệ thần kinh.
- Chim : Bồ cầu.
- Thú : Thỏ
4. Nêu đặc điểm của các lớp Động vật có xương sống ?
TL : Đặc điểm của các lớp Động vật có xương sống ?
Lớp
Đặc điểm
Sống hoàn toàn dưới nước, bơi bằng vây, hô hấp bằng mang, có 1 vòng

tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm, thụ tinh ngoài, là động vật biến
nhiệt.
Sống ở nước và cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng
Lưỡng phổi và da, có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, thụ tinh

ngoài, sinh sản trong nước, nồng nọc phát triển qua biến thái, là động vật
biến nhiệt.
Chủ yếu sống ở cạn da và vẩy sừng khô, cổ dài, phổi có nhiều vách ngăn,
tim có vách ngăn hụt tâm thất (rừ ca sấu) máu nuôi cơ thể là máu pha, có cơ
Bò sát
quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có màng dai hoặc có đá vôi bao bọc,

giàu noãn hoàng, là động vật biến nhiệt.
Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến thành cánh; phổi có mạng ống
khí, có thể tham gia vào hô hấp; tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể;
Chim
trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ; là
động vật hằng nhiệt.
2


Thú

Mình có lông mao bao phủ, răng phân hóa thành răng nanh, răng cửa, răng
hàm; tim 4 ngăn; bộ não phát triển, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não, có
hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, là động vật hằng nhiệt.
Chương I. NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

1. Nêu những điểm khác nhau giữa trùng giày và trùng biến hình ?
TL : Những điểm khác nhau giữa trùng giày và trùng biến hình :
Trùng giày
Trùng biến hình
- Cơ thể có hình dạng giống hình đế giày.
- Cơ thể có hình dạng không ổn định
thường biến đổi.
- Vận chuyển được trong nước nhờ các lông - Vận chuyển trong nước bằng các
bơi phủ bên ngoài bề mặt cơ thể.
chân giả.
- Sống dị dưỡng bằng cách ăn các vi khuẩn và - Sống vị dưỡng bằng cách ăn các vi
các mảnh vụn hữu cơ.
khuẩn, tảo, chất hữu cơ trong môi
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể trường.

theo chiều ngang, có kết hợp sinh sản hữu - Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.
tính (tiếp hợp).
2. So sánh những điểm khác nhau giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét ?
TL : Những điểm khác nhau giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét :
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
- Trùng kiết lị lớn, 1 - Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu
lúc có thể nuốt nhiều (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, sinh sản
hồng cấu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng 1 lúc (còn gọi là kiểu phân
bằng cách phân đôi nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vở hồng cầu để ra ngoài. Sau đó
liên tiếp (theo cấp số mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cấu khác để lặp lại quá
nhân).
trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh
- Trùng kiết lị sống kí sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.
sinh trong ruột người, - Trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể người qua vật chung gian
xâm nhập vào cơ thể là muỗi Anôphen.
qua thức ăn, nước
uống.
3. Nêu vai trò thực tiễn của ngành động vật nguyên sinh ?
TL : Vai trò thực tiễn của ngành động vật nguyên sinh :
- Là thức ăn của nhiều động vật ở nước.
- Là chỉ thị và độ sạch của môi trường nước.
- 1 số động vật nguyên sinh gây nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người.
Chương II. NGÀNH RUỘT KHOANG
1. Nêu sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ?
TL : Sự giống và khác giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi :
- Giống nhau : Trên thành cơ thể xuất hiện chồi nhỏ, chồi lớn dần, quanh lỗ miệng
xuất hiện các tua, khoang tiêu hóa của chồi con thông với mẹ.

3



- Khác nhau : Chồi con của thủy tức tách khỏi cơ thể mẹ, sống độc lập. Chồi con
của san hô có khoang tiêu hóa liên thông, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo
thành các tập đoàn.
2. Nêu những điểm giống nhau giữa sứa, san hô, hải quỳ ?
TL : Những điểm giống nhau giữa sứa, san hô, hải quỳ :
- Chúng đều thuộc ngành ruột khoang.
- Sống ở biển.
- Cơ thể có đối xứng tỏa tròn.
- Là động vật ăn thịt.
- Có các tế bào gai độc để tự vệ.
3. Sinh sản hữu tính hơn hẳn sinh sản vô tính ở đặc điểm nào ? Trong ngành
Ruột khoang, những nhóm nào có thể sinh sản hữu tính ?
TL : - Sinh sản vô tính : Không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh
dục cái.
+ Mọc chồi (thủy tức, san hô).
+ Tái sinh (thủy tức).
- Sinh sản hữu tính : Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế
bào sinh dục cái (trứng) để tạo thành hợp tử, cá thể hợp tử được phát triển hoàn chỉnh
và trong mọi điều kiện kể cả thiếu thức ăn. Tất cả các nhóm ngành ruột khoang đều
sinh sản hữu tính.
Chương III. CÁC NGÀNH GIUN
1. Nêu tác hại của giun đũa (giun tròn) đối với sức khỏe con người ? Từ đó hãy
đề xuất các biện pháp để hạn chế những tác hại này ?
TL :  Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người :
- Lấy chất dinh dưỡng của cơ thể.
- Gây tắc ruột, tắc ống mật dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
- Tiết độc tố gây hại cho cơ thể.
- Người mắc bệnh giun đũa là 1 ổ phát tán bệnh cho cộng đồng.

 Các biện pháp hạn chế những tác hại này :
- An chín, uống sôi, không ăn rau sống và uống nước lã.
- Rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn ...
- Diệt trừ ruồi nhặng, vệ sinh nơi công cộng...
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
2. a. Nêu đặc điểm chung của ngành Giun tròn ?
b. Cách phòng tránh bệnh giun tròn kí sinh ?
c. Kể tên 1 số đại diện của ngành giun tròn và nêu vai trò của chúng ?
TL : a. Đặc điểm chung của ngành Giun tròn : (Xem lại câu 3 phần mở đầu).
b. Cách phòng tránh bệnh giun tròn kí sinh :
- An chín, uống sôi, không ăn rau sống và uống nước lã.
- Rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn ...
- Diệt trừ ruồi nhặng, vệ sinh nơi công cộng...
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
c. Một số đại diện ngành Giun tròn và vai trò của chúng :
4


- Gium kim : Kí sinh ở ruột già, gây ngứa ngáy, ban đêm tìm đến hậu môn để đẻ
trứng.
- Giun móc câu : Kí sinh ở tá tràng làm người bệnh xanh xao vàng vọt.
- Giun rễ lúa : Kí sinh ở rễ lúa gây thối rễ, lá úa vàng rồi chết.
3. a. Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp ?
b. Kể tên 1 số đại diện của ngành Giun dẹp và nêu vai trò của chúng ?
c. Cách phòng tránh bệnh giun dẹp kí sinh ?
TL : a. Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp : (Xem lại câu 3 phần mở đầu).
b. Một số đại diện của ngành giun dẹp và vai trò của chúng :
- Sán lá máu : Kí sinh trong máu người.
- Sán bã trầu : Kí sinh ở ruột lợn.
- Sán dây : Kí sinh ở ruột non của người.

c. Cách phòng tránh bệnh giun dẹp kí sinh :
- An uống vệ sinh.
- Không ăn thức ăn chưa được nấu chín : Nem chua, phở tái và tiết canh.
4. Trình bày vòng đời của sán lá gan ?
TL : Vòng đời của sán lá gan : Sán lá gan đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. Trứng
gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng sinh sản
thành nhiều ấu trùng có đuôi. Au trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào các cây cỏ thủy
sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán. Trâu bò ăn phải cây cỏ chứa kén sán
sẽ nhiễm bệnh sán lá gan.
5. Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con
đường nào ? Chúng thuộc ngành động vật nào ? Tại sao lại có tên đó ?
TL : - Sán lá gan, sán dây : Xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua đường ăn uống sống,
tái (như An rau sống, tiết canh, thịt tái các loại hoặc rỏi cá, thịt, ốc).
- Sán lá máu : Ấu trùng xâm nhập qua da do giẫm chân đất vào những nơi không vệ
sinh như chuồng trại trâu, bò, lợn.
- Cả 3 loại sán trên đều thuộc ngành giun dẹp. Người ta dùng đặc điểm cơ thể dẹp để
đặt tên cho ngành Giun dẹp vì đặc điểm này được thể hiện triệt để nhất trong tất cả
các đại diện của ngành và giúp dễ phân biệt với ngành giun tròn và ngành giun đốt
sau này.
6. Giun đất có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống trong đất như thế nào ? Hoạt
động của chúng có lợi ích gì cho đất trồng (hay nói giun đất là bạn của nhà nông)
?
TL :  Những đặc điểm thích nghi của giun đất với đời sống trong đất :
- Có thể hình giun.
- Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển.
- Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi giun chui rúc
trong đất.
 Lợi ích :
- Nhờ hoạt động đào hang của giun đất đã làm cho đất tươi xốp, thoáng khí.
- Phân giun và chất bài tiết từ cơ thể giun tiết ra làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

Chương IV. NGÀNH THÂN MỀM
5


1. Nêu vai trò của ngành thân mềm ?
TL : Vai trò của ngành thân mềm :
- Làm thực phẩm cho con người : Trai, sò, ốc, hến, mực, ngao, vẹm, bạch tuộc ….
- Làm thức ăn cho động vật khác : Nhiều loài ốc, trai, mực và các thân mềm khác.
- Làm đồ trang sức, vật trang trí : Vỏ ốc, vỏ trai, ngọc trai ...
- Làm sạch môi trường nước : Trai, ốc, vẹm, ngao ...
- Có giá trị xuất khẩu : Mực, tôm ...
- Có hại cho cây trồng : Ốc sên, hà (ở vùng triều, ngập mặn) ...
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán : Oc gạo, ốc mút, ốc tai ...
Chương V. NGÀNH CHÂN KHỚP
1. Những đại diện sau đây : Mọt ẩm, trai, sun, ốc sên, rận nước, bạch tuộc, rệp,
bọ cạp, bọ ngựa, sò, mực thuộc ngành động vật nào ? Vì sao ?
TL :  Trai, ốc sên, sò, mực, bạch tuộc thuộc ngành Thân mềm vì : chúng đều có
thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi (trừ mực và bạch tuộc), có khoang áo, hệ tiêu
hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản.
 Mọt ẩm, sun, rận nước, bọ cạp, bọ ngựa, rệp thuộc ngành Chân khớp vì : chúng
đều có vỏ kitin, chân phân đốt khớp động, qua lột xác mà tăng trưởng.
Chương VI. NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
1. Trình bày cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước ?
TL : Cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước :
- Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước.
- Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vit).
2. Trình bày 1 số đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở cạn của ếch
đồng ?
TL : 1 số đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở cạn :

- Di chuyển trên cạn nhờ bốn chi có ngón.
- Thở bằng phổi và qua lớp da ẩm.
- Mắt có mí, tai có màng nhĩ. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu.
3. Giải thích vì sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần các bờ nước ?
TL : Ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần các bờ nước vì :
- Ech hô hấp bằng da là chủ yếu nên nếu da khô ếch sẽ chết.
- Sự phát triển của trứng ếch diễn ra trong môi trường nước.
4. Giải thích vì sao sự thụ tinh ở ếch được gọi là thụ tinh ngoài và phát triển ở
ếch là phát triển có biến thái ?
TL :  Sự thụ tinh ở ếch là thụ tinh ngoài vì : Ech cái đẻ đến đâu ếch đực ngồi trên
lưng tưới tinh đến đấy, sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên gọi là thụ tinh ngoài.
 Trứng ếch phát triển nở thành nòng nọc. Trải qua 1 quá trình biến đổi phức tạp qua
nhiều giai đoạn mới nở thành ếch con. Vì vậy sự phát triển ở ếch được gọi là phát
triển có biến thái.
5. Trình bày các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động vật quý
hiếm ?
TL : Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động vật quý hiếm :
6


- Để bảo vệ đa dạng sinh học cần : Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi; cấm săn bắt
buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
- Để bảo vệ động vật quý hiếm cần bảo vệ môi trường sống của chúng, cấm săn bắt
buôn bán trái phép, đẩy mạnh việc chăn nuôi xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên
(các Vườn Quốc gia, các khu Bảo tồn thiên nhiên).
6. Trình bày cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn ?
TL : Cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn :
- Thân chim hình thoi, giảm sức cản không khí khim bay.
- Chi trước biến thành cánh, quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ
cánh.

- Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau), giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ
cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng, làm cho cánh chim giang ra tạo
nên 1 diện rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp, giữ nhiệt và làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ sừng bao lấy hàm, không có răng, làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài, khớp đầu với thân, phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi và rỉa lông.
7. So sánh cấu tạo của các hệ cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, sinh sản) giữa thằn lằn
với chim ?
TL : So sánh cấu tạo của các hệ cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, sinh sản) giữa thằn lằn với
chim :

Các cơ
quan

Thằn lằn

Chim bồ câu

Tim 3 ngăn, tâm thất có vách
Tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không
hụt nên máu còn pha trộn.
pha trộn.
Hô hấp bằng phổi có nhiều vách
Hô hấp bằng hệ thống ống khí
ngăn làm tăng diện tích trao đổi nhờ sự hút đẩy của hệ thống 9 túi
Hô hấp
khí. Sự thông khí phổi là nhờ tăng khí (thông khí phổi – gọi là hiện
giảm thể tích khoang ngực.
tượng hô hấp kép).

- Thụ tinh trong.
- Thụ tinh trong.
Sinh sản - Đẻ trứng, phôi phát triển phụ - Đẻ trứng, chim mái và chim trống
thuộc vào nhiệt độ môi trường.
thay nhau ấp trứng.
8. So sánh cấu tạo của các hệ cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, sinh sản) giữa ếch với
thằn lằn ?
TL : So sánh cấu tạo của các hệ cơ quan (tuần hoàn, hô hấp, sinh sản) giữa ếch
với thằn lằn :
Các cơ
Ếch
Thằn lằn
quan
Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm
Tim 3 ngăn (tâm thất có vách
Tuần hoàn
thất) máu nuôi cơ thể là máu pha. ngăn hụt) máu ít pha trộn hơn.
Phổi đơn giản, ít vách ngăn. Chủ
Phổi có nhiều ngăn. Cơ liên sườn
Hô hấp
yếu hô hấp bằng da.
tham gia vào hô hấp.
Sinh sản
Thụ tinh ngoài. Đẻ nhiều trứng.
Thụ tinh trong. Đẻ ít trứng. Trứng
Tuần hoàn

7



Trứng có màng mỏng, ít noãn có vỏ dai, nhiều noãn hoàng. Trứng
hoàng. Trứng nở thành nòng nọc, nở thành con, phát triển trực tiếp.
phát triển có biến thái.
9. So sánh hệ tuần hoàn của Lưỡng cư, Bò sát và Chim ?
TL : So sánh hệ tuần hoàn của Lưỡng cư, Bò sát và Chim :
Số vòng tuần
Lớp
Tim
Máu nuôi cơ thể
hoàn
Lưỡng
Máu đỏ thẫm, pha
3 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất).
2 vòng

trộn.
3 ngăn (tâm thất có vách ngăn
Bò sát
2 vòng
Máu ít pha trộn.
hụt).
Máu đỏ tươi, không
Chim
4 ngăn (2 tâm nhĩ và 2 tâm thất).
2 vòng
pha trộn.
10. So sánh hệ hô hấp của bò sát, chim và thú ?
TL : So sánh hệ hô hấp của bò sát, chim và thú :
Lớp
Cáu tạo phổi

Sự thông khí ở phổi
Phổi có nhiều vách ngăn làm
Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng giảm
Bò sát
tăng diện tích trao đổi khí.
thể tích khoang thân.
Phổi có nhiều vách ngăn, xen
Sự hút đẩy của hệ thống túi khí, không
Chim giữa có 9 túi khí giúp chim hô hấp khí được qua phổi 2 lần, sự trao đổi khí
kép.
được nhiều hơn.
Phổi lớn gồm nhiều phế nang
Thay đổi thể tích lồng ngực nhờ sự co
Thú
với mạng mao mạch dày đặc giúp dãn của cơ hoành tạo ra sự tăng giảm áp
trao đổi khí dễ dàng.
suất không khí ở phổi.
III.PHÂN BIỆT ĐV VỚI THỰC VẬT:
Y/C: Cho HS nắm và hiểu để có thể so sánh TV với ĐV?
*Giống: Đều có cấu tạo = TB, cùng có các chức năng sống như: Dinh dưỡng,sinh
trưởng, sinh sản...
*Khác:
Thực vật
Động vật
- Tự dưỡng: tự tổng hợp chất hữu cơ từ - Dị dưỡng: Sử dụng chất hữu cơ có sẵn
CO2 và nước
từ TV hay ĐV
- TB có thành phần xen lu lô zơ
- TB không có thành phần xen lu lô zơ
- Không có CQ di chuyển và hệ TK-giác - ĐV có cơ quan di chuyển và hệ TK,

quan
giác quan
I. ĐV NGUYÊN SINH:
1.Kiến thức cơ bản: Đặc điểm cấu tạo đời sống các đại diện:
Đại diện
Trùng biến
Trùng roi xanh
hình, trùng
Trùng giày
Trùng sốt rét
kiết lị, trùng lỗ
Đặc điểm
Môi trường
Tự do, kí sinh Tự do, kí sinh Tự do, kí sinh Kí sinh
sống
8


Hình dạng,
cấu tạo

ổn định. Hình
ổn định. Hình
chiếc giày, có
thoi, có nhân,
Luôn biến đổi. rãnh miệng, lỗ
hạt diệp lục,
miệng,
lông
roi, điểm mắt.

bơi.

ổn định. Đơn
bào đơn giản,
thích nghi kí
sinh.

Tổ chức cơ
thể

Đơn bào, tập
Đơn bào
đoàn

Đơn bào
nhân)

Cơ thể đơn
bào kích thước
hiển vi

Cơ quan di
chuyển

Roi

Lông bơi

Tiêu giảm


Dị dưỡng

Dị dưỡng

Dinh dưỡng
Hô hấp

Chân giả

Dị dưỡng và
Dị dưỡng
tự dưỡng
Khuếch tán qua màng cơ thể

(2

Phân đôi xen
Phân đôi (vô Phân đôi (vô
Phân nhiều (vô
Sinh sản
kẽ tiếp hợp
tính)
tính)
tính)
(hữu tính)
Câu 4: Cách dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét giống khác nhau ở điểm
nào?
(Giống:
- Đều cùng là ĐVNS, đều cùng 1 loại thức ăn là hồng cầu.
Khác:- Trùng kiết lị 1 lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu rồi sinh sản phân đôi liên tiếp

theo cấp số nhân.
- Trùng sốt rét chui vào hồng cầu, kí sinh trong hồng cầu rồi lấy chất dinh
dưỡng trong hồng cầu và sinh sản nhiều trùng sốt rét 1 lúc sau đó chui qua hồng cầu
khác.)
Câu 5:Tại sao các đại diện ĐVNS cấu tạo rất đơn giản nhưng nó có thể đảm nhiệm
được chức năng sống như 1 cơ thể sống?
HDTL:
- Cơ thể ĐVNS chỉ có 1 TB nhưng TB này khác hẳn với TB ĐV đa bào: là 1 cơ thể
toàn vẹn có khả năng thực hiện độc lập các chức phận như:di chuyển, dinh dưỡng,sinh
sản...
-TB đó có thể có cấu tạo phức tạp vì trong thành phần TB đó cócác bào quan chuyên
trách có các chức phận nhất định :Di chuyển: lông bơi,roi, chân giả,dinh dưỡng:các
không bào tiêu hoá, hạt diệp lụ , không bào co bóp...
-Các bào quan này tương ứng với các cơ quan của ĐV đa bào..
Câu 6: Tại sao ĐVNS cơ thể rất nhỏ, đơn giản thuộc nhóm ĐV bậc thấp trong giới
ĐV mà số lượng lớn, đa dạng?
HDTL:
-ĐVNS chỉ sống được ở môi trường nước và đất ẩm nhưng do cơ thể có kích thước
bé nhỏ không chỉ sống được ở sông, ao, hồ, biển, đại dương mà cả một giọt nước mưa
nó cũng sống được mặt khác trong điều kiện bất lợi nó có khả năng hình thành bào
xác để tồn tại .=> do đó số lượng lớn.
9


Câu 7: Tại sao những khi ko có nước, khô hạn, điều kiện sống bất lợi, ĐVNS vẫn tồn
tại?
HDTL:
- Do ĐVNS có khả năng tiết nước thừa, thu nhỏ cơ thể lại tiết ra 1 chất tạo thành lớp
vỏ bọc gọi là bào xác.
- Trong bào xác chúng có thể tồn tại rất lâu, có thể trôi nổi trong nước đến nơi khác,

gặp điều kiện thuận lợi, phá bào xác thoát ra ngoài.
II. RUỘT KHOANG:
1. Kiến thức cơ bản:
a. Đặc điểm của các đại diện

TT

Đại diện

1
2
3

Đặc điểm
Môi trường sống
Lối sống
Hình dạng, cấu tạo

4

Khoang tiêu hoá

5
6
7

Tầng keo
Bộ khung xương đá vôi
TB gai độc tự vệ


Thuỷ tức

Sứa

San hô

Nước ngọt
Bám, bò chậm
Hình
trụ,
thành cơ thể 2
lớp, giữa tầng
keo
Hình túi đơn
giản
Mỏng
Không có


Biển
Bơi
Hình
trụ,
thành cơ thể 2
lớp, giữa tầng
keo
Phức tạp

Biển
Bám

Hình
trụ,
thành cơ thể 2
lớp, giữa tầng
keo
Phức tạp

Dày
Không có


Mỏng
Phát triển


*Khác:

Động vật nguyên sinh
- Cơ thể đơn bào.
- Di chuyển bằng chân giả, roi bơi hay
lông bơi.
- Lấy thức ăn, tiêu hoá thức ăn và thải
bả bằng không bào tiêu hoá và không
bào co bóp.
- Tự vệ: hình thành bào xác.

Ruột khoang
- Cơ thể đa bào.
- Di chuyển bằng các tua và sự co rút
của cơ thể.

- Lấy thức ăn, tiêu hoá thức ăn và thải
bã bằng lỗ miệng, hầu, khoang tiêu hoá.
- Tự vệ: tế bào gai hay bộ xương bằng
đá vôi.
- Sinh sản: Vô tính bằng các mọc chồi;
- Sinh sản: Vô tính bằng các phân đôi; hữu tính bằng cách hình thành giao tử.
hữu tính bằng cách tiếp hợp.
Câu 3: Vì sao đặt tên cho các động vật ngành này là ruột khoang?
HDTL:
- Khoang duy nhất của chúng là ruột, ruột thông với ngoài qua lỗ miệng.=>gọi Ruột
khoang
- Hình dạng ruột như cái túi hay gọi là ruột túi.
Câu 4: Tại sao ruột khoang là ngành động vật bậc thấp nhưng trong thang tiến hoá nó
xếp sau ĐVNS?
10


HDTL:
- Là ĐV bậc thấp nhưng trong quá trình tiến hoá lâu dài thích nghi với đời sống ở
nước.
- Các tế bào ruột khoang bắt đầu phân hoá so với ĐVNS thành 1 số TB chuyên hoá:
TB gai, TB biểu mô cơ, TB mô cơ-tiêu hoá...
- Đã xuất hiện hệ thần kinh (tuy còn sơ khai kiểu phân tán.).
- Nhiều ruột khoang sinh sản vô tính xen kẽ sinh sản hữu tính.
- Đã có gai độc tự vệ và bắt mồi.(SV có nọc độc)
III. CÁC NGÀNH GIUN:
1. Kiến thức cơ bản:

Tên ngành
Đặc điểm


Giun dẹp
(sán lá gan)

Giun tròn
Giun đốt
(giun đũa người)
(giun đất)
Hình trụ, dạng ống, có
Hình lá, giác quan tiêu
Hình trụ, đối xứng 2
1.Hình
dạng
vỏ cuticun bảo vệ, cơ
giảm, giác bám, sinh
bên, có miệng,... hậu
cấu tạo
quan tiêu hoá phát
dục phát triển
môn
triển
2.Tiết
diện Dẹp theo chiều lưng
Tròn
Tròn, hơi dẹp
ngang cơ thể
bụng
Có thể xoang chưa Có thể xoang chính
3.Thể xoang
Chưa có

chính thức
thức
Nhờ bao bì cơ hoặc Nhờ cơ dọc và dịch Nhờ chi bên, tơ và
4.Di chuyển
lông bơi
thể xoang
dịch thể xoang
5.Hệ tiêu hoá
Dạng túi
Dạng ống phân hoá Dạng ống phân hoá
6.Hệ tuần hoàn Chưa có
Chưa có
Hệ tuần hoàn kín
7.Hô hấp
Qua da
Qua da
Qua da và mang
Vòng thần kinh hầu Vòng thần kinh
Đôi hạch não, đôi
8.Hệ thần kinh
và đôi dây thần kinh hầu và chuỗi hạch
dây thần kinh dọc
dọc
thần kinh bụng
9.Hệ sinh dục
Lưỡng tính
Phân tính
Lưỡng tính
10.Vai trò thực Phần lớn kí sinh, có Phần lớn kí sinh, có Phần lớn tự do, có
tiễn

hại
hại
lợi
b.Câu hỏi-.Bài tập nâng cao:
Câu 1:Kể các lớp thuộc nghành giun dẹp?
HDTL: Gồm 4 lớp
Lớp sán lông
Lớp sán song chủ
Lớp sán dây
Lớp sán đơn chủ
Câu 2: Kể các lớp thuộc nghành giun tròn?
HDTL:Gồm các lớp :
Các lớp
Giun lông bụng (Gastrotricha)
Giun đũa
(Nematoda)
Giun cước
(Gordiacea)
Trùng bánh xe
(Rotatoria)
11


Câu 3: Kể tên các lớp thuộc ngành giun đốt?
HDTL: Gồm các lớp:
Giun nhiều tơ
(Polichacta)
Giun ít tơ
(Oligochaeta)
Lớp đỉa

(Hirudinea)
Câu 4: Cho biết sự thích nghi của giun dẹp với lối sống kí sinh?
HDTL:
- Các đại diện sán lông sống tự do nếu có cơ hội chuyển sang sống kí sinh cơ thể nó
biến đổi cấu tạo mắt tiêu giảm nhưng cơ quan sinh sản lại phát triển.
- Một số sán đơn chủ kí sinh ở ếch, nhái, bò sát còn duy trì mắt, giác bám, mốc bám
phát triển nhưng chúng không trao đổi vật chủ, sán song chủ trao đổi vật chủ.
- Sán dây: đầu sán chỉ là cơ quan bám rất chắc vào vật chủ, một số còn có tăng cường
một số vòng sắc nhọn.
- Một số sán dây thích nghi hơn ruột hoàn toàn tiêu giảm, dinh dưỡng nhơ thấm thức
ăn hoà tan qua thành cơ thể.

12


A. THÂN MỀM:
I. Kiến thức cơ bản:
1.Đặc điểm cấu tạo tổ chức cơ thể:

ĐẶC ĐIỂM CỦA
CÁC ĐẠI DIỆN
Đời sống
Cách dinh dưỡng
Kiểu vỏ
Kiểu đối xứng

TRAI SÔNG
Vùi mình dưới
bùn, cuộn bẩn vào
miệng

Ăn chất vụn hữu
cơ thụ động
Có 2 mảnh giữa có
cơ chằng
Đối xứng 2 bên

ỐC SÊN

MỰC

Bò chậm chạp ăn
thực vật

Bơi nhanh, ăn thịt,
săn mồi chủ động

Ăn thực vật

Săn mồi chủ động

Dạng ống lẻ cuộn
xoắn ốc
Mất đối xứng

Chỉ có tấm lưng để
nâng đỡ
Đối xứng 2 bên
Phát triển phân hoá
thành nhiều tua( 2
tua dài,8 tua ngắn)

Đầu phát triển,có
mắt,giác quan phát
triển

Kiểu chân

Tui cơ tiêu giảm
Chân rìu

Túi cơ lẻ

Sự phát triển của
đầu

Đầu , mắt tiêu
giảm chỉ còn lại
miệng

Đầu phát triển, có
mắt,tua miệng

Câu 2: Vì sao xếp mực là đại diện bơi nhanh cùng ngành với đại diện ốc sên chậm
chạp, ít hoạt động?
HDTL:
Tuy di chuyển nhanh chậm khác nhau, nhưng hai đại diện trên đều thuộc ngành thân
mềm vì có đầy đủ các đặc điểm của ngành:
+ Thân mềm, cơ thể không phân đốt.
+ Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể.
+ Có khoanh áo phát triển.
+ Có hệ thần kinh phân hoá

Câu 3: Điểm khác nhau giữa giun đất và trai sông?
HDTL:

GIUN ĐẤT
- Thuộc ngành giun đốt
- Sống trong đất ẩm

TRAI SÔNG
- Thuộc ngành thân mềm
- Sống trong môi trường nước ngọt (ao,
hồ, sông ...)
- Cơ thể chia đốt, thon dài, không có vỏ - Cơ thể có vỏ cứng gồm hai mảnh bằng
cứng
đá vôi bảo vệ.
- Di chuyển bằng thể xoang và co rút cơ - Di chuyển nhờ chân thò ra ngoài vỏ
thể.
- Ăn mùn đất, vụn cây
- Ăn vụn hữu cơ, ĐVNS
- Hô hấp bằng da
- Hô hấp bằng mang
- Cơ thể lưỡng tính
- Cơ thể phân tính
13


B. CHÂN KHỚP
I. Kiến thức cơ bản:
1.Phân loại:-Chân khớp có 3 lớp
+lớp giáp xác
+Lớp hình nhện

+Lớp sâu bọ
2.Đặc điểm- cấu tạo tổ chức cơ thể:
a. Lớp giáp xác: Đại diện :con tôm đồng
*Cấu tạo ngoài: Cơ thể gồm 2 phần: Phần đầu ngực và phần bụng
+ Phần đầu ngực gồm gai nhọn, đôi mắt kép, 2 râu,miệng, đôi chân ngực, phần phụ
miệng...
+ Phần bụng: Có các đôi chân bụng
- Cơ thể có lớp vỏ bằng ki tin ngấm can xi cứng vừa bảo vệ,vừa làm chỗ bám cho cơ
và còn có các sắc tố.
*Cấu tạo trong:
+Hệ tiêu hoá:Miệng => thực quản ngắn =>dạ dày =>ruột thẳng =>hận môn
có tuyến gan màu nâu nhạt.
+Hệ thần kinh:dạng chuổi hạch gồm:2 hạch nối với hạch dưới hầu, hạch ngực, chuỗi
thần kinh bụng
*Di chuyển: có 3 cách: bơi, bò, nhảy giật lùi
b. Lớp hình nhện:Đại diện :nhện nhà
Cấu tạo cơ thể: cơ thể chia làm 2 phần:
- Phầnđầu- ngực:trên có 8 đôi mắt kép xếp thành 2 dãy dưới có 6 đôi phần phụ
+ Đầu tiên đôi kìm có móc tận cùng,đôi kìm ăn thông với tuyến độc: bắt giữ mồi
di chuyển
+ Cuối cùng là 4 đôi chân bò có móc tận cùng, chân bụng giúp nhện di chuyển
- Phần bụng:
+ Mặt trên có lốm đốm màu nâu, lốm đốm trắng,có từng vết lỏm cạnh sống lưng là
chỗ bám cho các bó cơ bên trong
+ Mặt dưới có lổ sinh dục, đôi lổ thở phiá trước và tuyến tơ.
c. Lớp sâu bọ: Đại diện :châu chấu
- Cấu tạo ngoài:3 phần :đầu, ngực, bụng
+ Đầu:có râu hình sợi, có đôi mắt kép,3 đôi mắt đơn, cơ quan miệng kiểu nghiền
+ Ngực:3 đốt, 3đôi chân, 2 đôi cánh
+ Bụng:10 đốt:đốt thứ 10 con cái kéo dài thành máng đẻ, trên mỗi đốt có 1 đôi lổ thở

- Cấu tạo trong:
+ Hệ tiêu hoá:Giống tôm có thêm phần ruột tịt và nhiều ống bài tiết, ruột tịt tiết dịch
đổ vào dạ dày
+ Hệ hô hấp:Có hệ thống ống khí mang ô xi từ các lổ thở đến các TB
+ Hệ tuần hoàn:hở, có tim đơn giản:hình ống chia nhiều ngăn nằm ở mặt lưng của cơ
thể
+ Hệ thần kinh:Dạng chuỗi hạch:gồm nhiều hạch TK trong đó có hạch não phát triển
14


- Di chuyển bò.
Câu 1: vì sao tôm lớn lên qua nhiều lần lột xác?
HDTL:
-Vỏ tôm bằng ki tin có ngấm can xi nên cứng như bộ xương ngoài để bảo vệ, nên khả
năng đàn hồi kém làm cho tôm không lớn lên được.
-Vì thế tôm lớn lên vỏ củ được thay bằng vỏ mới gọi hiện tượng lột xác...
Câu 2: Tại sao khi tôm sống có mầu xám, hoặc mãu xám trắng khi chịu tác động của
nhiệt độ cao thì vỏ của tôm biến thanh màu hồng nhạt hoặc màu gạch?
HDTL:- Dưới vỏ tôm có sắc tố cyanocritalin khiến cho tôm màu sắc.
- Khi bị tác động bởi nhiệt độ cao phơi hoặc nấu, sắc tố đó biến thành chất zoocrytrin
làm cho tôm có màu gạch.
Câu 3: Nhện có nhiều loài, vậy về cấu tạo và phương thức chăng lưới giống hay khác
nhau?
HDTL:- Tuy nhện có nhiều loài nhưng về cấu tạo và phương thức chăng lưới thì
giống nhau.
Câu 4: Châu chấu cũng là đại diện thuộc ngành chân khớp, vậy về hệ thần kinh và
giác quan của châu chấu như thế nào so vơi giáp xác và hình nhện?
HDTL: - Tuy cùng ngành chân khớp nhưng châu chấu có hệ thần kinh và giác quan
rất phát triển so vơi giáp xác và hình nhện vì: ở châu chấu thị giác có 2 mắt kép, 3 mắt
đơn, mắt kép có nhiều ô (điện mắt) ghép thành giúp châu chấu có khả năng phân biệt

sáng tối cũng như nhận biết nhanh, rõ kẻ thù.
Câu 5: Cơ quan sinh dục của giáp xác mùa nào cũng phát triển đủ phải không?
HDTL: Không, chỉ phát triển đầy đủ vào mùa sinh sản. VD: cua vào mùa sinh sản
mới có gạch (trứng).
Câu 6: Tôm di chuyển trên cạn như thế nào để đi tìm nước?
HDTL: Di chuyển bằng cách bật rất mạnh phần cơ bụng làm cho cơ thể tôm bật lên
trên mặt đất...

ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG(TIẾP)
HƯỚNG TIẾN HOÁ CỦA MỘT SỐ CƠ QUAN ĐỘNG VẬT
KHÔNG XƯƠNG SỐNG
------------- ----------

I. Sự phức tạp hoá về cấu tạo, tổ chức cơ thể của đvkxs:
1. Từ đơn giản đến phức tạp:
(từ đơn bàoĐVNS, đến đa bào bậc thấp chưa phân hoá thành các hệ cơ quan như
ruột khoang, các ngành giun, rồi đến hoàn thiện dần như chân khớp)
2.Từ chưa phân hoá các hệ cơ quan đến phân hoá các hệ cơ quan trong
cơ thể
-Các bộ phận hoàn thiện dần đảm nhiệm dược các chức năng sinh lí của cơ thể,
thích nghi với môi trương sống.
-ĐVNS, ruột khoang, các ngàng giun(trừ giun đất đã phân hoá thành 1 số hệ cơ
quan) chưa phân hoá thành các hệ cơ quan trong cơ thể.
15


-Giun đốt, thân mềm, chân khớp đã phân hoá thành các hệ cơ quan:hệ tuần hoàn,
tiêu hoá, thần kinh....
II. Sự phức tạp dần cơ quan di chuyển và hình thức di chuyển:
-ĐVNS, ruột khoang:chưa có cơ quan di chuyển,hình thức di chuyển đơn giản:lông

bơi,chân giả roi...di chuyển chậm,kiểu sâu đo: thuỷ tức
-Giun di chuyển đơn giản: co duỗi cơ thể
-Một số đại diện cơ quan di chuyển đơn giản: mấu lồi cơ, tơ bơi, như giun nhiều tơ,
rươi..
-Thân mềm:chân là phần lồi cơ: chân đầu,chân bụng, chân rìu,chân đầu đã phân
hoá thành nhiều tua: mực, bạch tuộc
-Đến chân khớp:đã phân hoá thành chi bên như rết, các chi phân đốt như tôm
5đôi chần bò, 5 đôi chân bơi, chấu chấu có 2 chân bò, 1 đôi chân nhảy, còn thêm
cánh...
IV. Tiến hoá của một số cơ quan ĐVKXS:
1. Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn:
a. Từ không đến có, từ đơn giản đến phức tạp
- ĐVNS, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn chưa có hệ tuần hoàn.
- Giun đốt đã có hệ tuần hoàn kín, có tim bên, máu màu đỏ, di chuyện theo mạch lưng
và mạch bụng.
- Thân mềm: Có hệ tuần hoàn hở, có tim bên, mạng mao quản thay bằng hệ khe hỏng.
- Chân khớp: Hệ tuần hoàn hở, có tim, máu không màu.
b. Hướng tiến hoá hệ tuần hoàn:
- Tự chưa có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn.,từ đơn giản đến phức tạp.
- Từ chưa có tim đến có tim bên.
2. Tiến hoá của hệ tiêu hoá:
a. Từ không đến có, từ đơn giản đến phức tạp:
- ĐVNS chưa có cơ quan tiêu hoá, chỉ có không bào tiêu hoá, thức ăn tiêu hoá theo
kiểu nội bào.
- Ruột khoang:
+ Bắt đầu có lỗ miệng, ruột đơn giản chỉ có 1 khoang, thức ăn vào và thải ra qua lỗ
miệng.
+ Sự tiêu hoá thức ăn vừa tiêu hoá nội bào vừa tiêu hoá ngoại bào.
- Các nganh giun:
+ ống tiêu hoá đã phân hoá, có miệng, ruột trước, ruột giữa, một số có hậu môn.

+ Một số đại diện có thêm hầu, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, manh tràng, các tuyến tiêu
hoá.
- Thân mềm:
+ Miệng phát triển phần nghiền cơ học: Lưỡi bào, hầu, gai sừng.
+ Tuyến tiêu hoá phát triển, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến nước bọt.
- Chân khớp:
+ Phần miệng thích nghi với chế độ ăn khác nhau (nghiền, chích, hút ...)
+ Phần ruột có lót kitin, ruột giữa có tuyến tiêu hoá, ruột sau dài.
16


b. Hướng tiến hoá từ không đến có, từ đơn giản đến phức tạp
3. Tiến hoá của hệ thần kinh:
* ở động vật nguyên sinh:
- Chưa có hệ thần kinh.
* ở thuỷ tức:
- Hệ thần kinh chỉ là mạng lưới với những nơron phân bố khắp cơ thể dẫn đến phán
ứng thiếu chính xác vì cảm giác có thể phát sinh từ nơi nào đó trên khắp cơ thể. Nên
không lệ thuộc vào cường độ kích thích.
* ở giun dẹp:
- Hệ thần kinh tiến hoá hơn nhiều, nơron thần kinh tập trung thành hạch, nhận được
một lúc tin tức từ nhiều nơi, mỗi hạch hoạt động một vùng xác định...
* Giun tròn:
- Gồm vòng hầu, từ đó xuất phát ra một số dây thần kinh chạy dọc cơ thể.
* ở giun đốt:
- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm nhiều hạch thần kinh, mỗi hạch thần kinh điều
khiển từng phần của cơ thể, trả lời được kích thích cơ học, hoá học, phân biệt được
sáng tối, đồng thời các tế bào cảm giác tập trung ở phần đầu nhiều hơn.
* Thân mềm:
- Gồm nhiều đôi hạch khu, các phần của cơ thể như: Đầu, thân, chân, áo, mang giữa

chúng có các dây thần kinh liên hệ với nhau.
* Chân khớp:
- Gồm đôi hạch não, đôi hạch dưới hầu ( chúng thường nối với nhau tạo nên vòng
hầu) tiếp theo là chuỗi thần kinh bụng.
Tóm lại: Hệ thần kinh của ĐVNS từ đơn giản đến phức tạp, từ mới chỉ có TB gai tự
vệ đến phân hoá thành các hạch, đáp ứng phần nào các hoạt động phức tạp của cơ thể.

17


4. Tiến hoá của hệ bài tiết:
* ĐVNS:
- Chưa có cơ quan bài tiết, chỉ có không bào co bóp làm nhiệm vụ điều hoà áp suất
thẩm thấu.
* Ruột khoang:
- Chưa có cơ quan bài tiết chuyên hoá, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất được
đưa ra ngoài nhờ
* Giun dẹp:
- Cơ quan bài tiết là nguyên đơn thận, là ống có lổ đổ ra ngoài là miệng thận, có TB
mặt trời.
* Giun tròn:
- Hệ bài tiết la dạng tuyến có ống các sản phẩm thải ra ngoài qua ống bài tiết, không
có TB mặt trời.
* Giun đốt:
- Cơ quan bài tiết là hậu đơn thậnl1 ống 1 đầu có phểu trên có các tiêm mao, thể
xoang, đầu kia mở ra ngoài bằng lổ tiết .Nhờ hoạt động của các tiêm mao mà các chất
thải được dổ vào phểu qua ống dẩn ra ngoài.
* Thân mềm:
- Cơ quan bài tiết là hậu đơn thận
* Chân khớp:

- Cơ quan bài tiết là tuyến xanh hoặc ống man pi ghi.
Tóm lại: cơ quan bài tiết tuy có phức tạp dần song còn mức độ thấp
5.Tiến hoá của hệ hô hấp:
-ĐVNS:tế bào chưa phân hoá.
-Ruột khoang, giun trao đổi khí thực hiện chủ yếu qua bề mặt cơ thể
-Chân khớp xuất hiện mang (sống ở nước) hình thành các ống khí ở sâu bọ
1. Ôn tập toàn bộ ĐVNS
Khái quát hoá các ngành ĐV không xương sống
Ngành

Đặc điểm cơ thể

Môi trường sống
Đại diện
Thường sống trong môi Trùng roi, trùng biến
ĐVNS Cấu tạo đơn bào
trướng nước, 1 số sống hình, giày, trùng sốt
kí sinh
rét ...
Ruột Cơ thể đa bào dạng túi
Thuỷ tức, sứa, hải quỳ,
Nước
khoang gồm 2 lớp TB
san hô
Cơ thể dẹp đối xứng 2
Giun
Thường kí sinh trên cơ Sán lá gan, sán bả
bên gồm đầu đuôi, lưng
dẹp
thể người, ĐV

trầu, sán dây ...
bụng
Cơ thể hình trụ tròn, đối
Giun
Thường kí sinh trong Giun đũa, giun kim,
xứng 2 bên, có khoang
tròn
cơ thể người và ĐV
giun móc câu
cơ thể
Giun Cơ thể phân đốt có thể ở nước, trên cạn, chổ Giun đất, đỉa, rươi
18


đốt
Thân
mềm
Chân
khớp

xoang chính thức, có
đối xứng 2 bên
Cơ thể mềm không
phân đốt, đối xứng 2
bên, 1 số mất đối xứng,
có vỏ đá vôi bảo vệ
Cơ thể phân đốt, có đỗi
xứng 2 bên, có vỏ kitin.

đất ẩm

ở nước trên cạn, chỗ Trai, sò, mực, bạch
đất ẩm
tuộc...
Phân bố ở khắp nơi

Gồm các lớp:giáp xác,
hình nhện, sâu bọ

câu 7? Người ta nói có một con vật ăn khoẻ, nhưng không có miệng ?Điều đó đúng
không? Đó là con gì ? Thuộc ngành nào?Kiểu tiêu hoá của nó có gì đặc biệt?
HDTL:
-Con vật đó là “con bắp cày”Đầu bắp cày ta ngạc nhiên thấy chỉ có đôi hàm to
khoẻ,đôi râu và 1 mắt đơn mà không có miệng thì ra miệng nó rất kì lạ khoang miệng
thông với ngoài nhờ rãnh nhỏ đổ ra đỉnh nhọn cuả đôi hàm
-Con vật đó thuộc ngành chân khớp.
-Kiểu tiêu hoá rất đặc biệt:”Tiêu hoá ở ngoài cơ thể “Thức ăn được biến đổi ở ngoài
cơ thể thành một chất lỏng sau đó hút vào ống tiêu hoá và hấp thụ.

19


CHUYÊN ĐỀ 5

LỚP CÁ
8. Phân biệt hệ thần kinh của Cá-ếch nhái- Thằn lằn bóng

ếch nhái
- Phần não trước
- Phần não trước
nhỏ hơn

lớn hơn
- Não trước chỉ có
- Não trước ngoài
chức năng khứu
chức năng khứu
giác
giác còn có chức
năng phối hợp
thính giác và thị
giác

Thằn lằn bóng
- Não trước và
não sau lớn hơn
cá và ếch
- Não trước và
tiểu não phát
triển giúp điều
khiễn các hình
thức vận động
cơ thể phức tạp
hơn

Phân biệt hệ hô hấp của Cá-ếch nhái- Thằn lằn bóng
Cá chép
Cơ quan hô hấp là tấm
mang, không có phổi.
Da không tham gia vào
hô hấp


ếch nhái
Cơ quan hô hấp bao
gồm phổi và da
Ngoài ra xoang miệng
cũng tham gia vào hô
hấp.
Động tác hô hấp bằng
phổi được thực hiện do
cử động nâng lên hạ
xuống của thềm miệng
CHUYÊN ĐỀ 7

LỚP CHIM
2-Cấu tạo trong của chim bồ câu:
2.1-Bộ xương và hệ cơ:
2.1.1-Bộ xương:
20

Thằn lằn
chỉ hô hấp bằng phổi
nhưng so vách ngăn
lòng phổi nhiều hơn so
với ếch nhái.
Động tác hô hấp được
thực hiện bằng sự thay
đổi thể tích của lòng
ngực do sự co giản của
các cơ quan sườn.



-Cột sống có 4 phần:
+Phần cổ và đuôi gồm những đốt sống khép với nhau.
+Phần thắt lưng và chậu gồm những đốt gắn nhau, một số lớn đốt sống ngực cũng
gắn liền nhau.
?Phân tích tác dụng cấu tạo các phần của đốt sống?
-Hai đốt sống hông gắn với xương chậu -> chỗ dựa vững chắc cho chi sau.
-Lồng ngực cấu tạo bởi các xương sườn có mấu tì lên nhau, xương mỏ ác rộng có
màu lớn ở giữa là xương lưỡi hái làm chỗ bám cho vai cơ ngực.
-Đai vai có 2 xương quạ lớn làm cột trụ cho xương bả mãnh và xương cánh, 2 xương
đòn nhỏ có tác dụng như cái nhíp khi chim cất cánh.
-Đai hông gồm 2 xương chậu, 2 xương ngồi và 2 xương háng tự do. Xương này gắn
với nhau và gắn với các đốt sống hông làm thành 1 vòm rộng và vững chắc cho xương đùi.
-Chi sau gồm có xương đùi, 2 xương ống, 1 xương bàn dài và các xương ngón.
-Xương đầu có hốc mắt lớn, hộp sọ rộng, mỏng, hàm không có răng.
Kết luận: Bộ xương chim nhẹ, xốp, mỏng và vững chắc thích nghi với sự bay.
2.1.2-Hệ cơ:
?Hãy giải thích tại sao các cơ phần đùi, ngực của chim phát triển cơ đuôi và cơ lưng
lại rất ít phát triển?
2.2-Các cơ quan dinh dưỡng:
2.2.1-Tiêu hóa:
-Phân tích để thấy cấu tạo cơ quan tiêu hóa hoàn chỉnh và tốc độ tiêu hóa cao.
2.2.2-Tuần hoàn:
-Bám nội dung SGK-> phân tích đặc điểm hoàn thiện về cấu tạo tim và hệ mạch.
2.2.3-Hô hấp:
-Bám nội dung SGK: Có thể tham khảo thêm sơ đồ hô hấp ở chim (Bồi dưỡng
thường xuyên) nhấn mạnh không khí đi qua hệ thống ống khí một chiều -> tận dụng ô xi
và giảm khí cặn.
2.2.4-Bài tiết và sinh dục:
- Bám nội dung SGK phân tích sự tiêu biến một số bộ phận -> giảm trọng lượng cơ
thể.

2.2.5-Hệ thần kinh và giác quan:
-Bám nội dung SGK: Chú ý đặc điểm của não trước và tiểu não phát triển là cơ sở
cho các hoạt động phức tạp và tập tính phong phú ở chim.
3-Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim:
Bám vào nội dung SGK.
II-Bài tập vận dụng:
21


1-Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống
bay?
Gợi ý trả lời:
-Chim có bộ lông vỡ nhẹ, xốp bao bọc cơ thể.
+Có có tác dụng che chở cơ thể vừa không làm nặng cơ thể.
*Phần cánh và đuôi có lông ống dài và rộng hơn để giúp quạt không khí tạo lực đẩy
cơ thể và cử động bỏ lại cơ thể.
-Đầu cổ nhẹ và cử động linh hoạt giúp chim mở rộng tầm quan sát khi bay, miệng
không có răng mà thay bằng mỏ cấu tạo bởi chất sừng rất nhẹ.
-Thân có dạng hình thoi vững chắc vừa tạo khung bảo vệ tốt các nội quan vừa làm
giảm sức cản của không khí.
-Chi trước và chi sau: Hai chi trước biến đổi thành cánh quạt không khí đẩy và nâng
cao thể, 2 chi sau có các cơ xương bàn và xương ngón sắp xếp thích nghi cho việc cất
cánh, hạ cánh hoặc bám vào cành cây.
2-Nêu và giải thích các đặc điểm cấu tạo của bộ xương và hệ cơ giúp chim bồ câu
thích nghi với đời sống bay lượn.
(Giáo viên tự soạn nội dung dựa vào 2 hướng chủ yếu: Bộ xương tạo thế vững chắc,
thích nghi vận động cánh, chân và giảm tối đa trọng lượng -> cơ thể nhẹ).
3-Giải thích các đặc điểm các đặc điểm của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp giúp chim
thích nghi với đời sống bay lượn?
Gợi ý trả lời:

-Các đặc điểm của hệ tiêu hóa:
+Đường tiêu hóa của chim không có đoạn ruột thẳng chứa phân ->thải phân nhanh.
+Thời gian tiêu hóa thức ăn nhanh (từ 2- 9 giờ) do có thân diều và các tuyến dịch vụ
-> nhanh thải phân ra ngoài.
Hai đặc diểm trên có tác dụng làm giảm sức nặng cơ thể khi bay.
-Các đặc điểm của hệ hô hấp.
+Đường hô hấp của chim có nhiều túi khí có tác dụng làm giảm khối lượng riêng của
cơ thể, giảm ma sát giữa các nội quan khi bay và giúp tận dụng ôxi của không khí trong
quá trình trao đổi ở phổi.
+Để cung cấp đủ ôxi cho hoạt động vận động cánh khi bay cấu tạo hệ hô hấp còn có
các đặc điểm như các phế quản phân thành mạng ống khí để làm tăng bề mặt trao đổi (chí
của phổi).
-Sự hoạt động của hệ thống ống khí theo chu kỳ có tác dụng làm cho không khí lưu
thông theo 1 chiều nên không có khí động.
22


CHUYÊN ĐỀ 8

LỚP THÚ
I.2-Cấu tạo trong:
1-Bộ xương: Bộ xương thỏ có nhiều điểm giống bộ xương bò sát.
-Cột sống cong hình cung gồm 4 phần: Phần cổ cơ > đốt (chung cho hầu hết các loài
thú) phần ngực 12 đốt khớp với 12 đôi xương sườn nối với xương mỏ ác ở chính giữa làm
thành lồng ngực, phần thắt lưng 7 đôi phần chậu 4 đốt gắn với nhau và gắn với xương
chậu. Phần đuôi gồm 15 đốt.
-Đai vai gồm 1 đôi xương bả, 1 đôi xương đòn, đai hông gồm hai xương hông, hai
xương ngồi và hai xương háng gắn với nhau làm thành hai xương chậu.
-Chi trước: Gồm 1 xương cánh tay, hai xương ống, các xương cổ tay, 5 xương bàn và
5 xương ngón.

-Chi sau gồm một xương đùi, hai xương ống chân, các xương cổ chân, 5 xương bàn
chân và 5 xương ngón chân.
-Xương đầu có hộp sọ lớn và các xương hàm to, khỏe.
2-Hệ tiêu hóa:
-ống tiêu hóa gồm các thành: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non manh tràng, ruột
già, hậu môn.
-Tuyên tiêu hóa có tuyến gan, tuyến tụy.
-ở thỏ cũng như một số động vật ăn thực vật có manh tràng phát triển.
-Răng cửa sắc thường xuyên mọc dài thiếu răng nanh, kiểu ăn bằng gặm nhấm.
3-Tuần hoàn và hô hấp: * Hệ tuần hoàn:
-Tim và phổi đều nằm trong khoang ngực
-Tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn.
-Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo cho sự trao đổi chất mạnh ở thỏ. Thỏ là
động vật bằng nhiệt.
*Hệ hô hấp gồm: - Khí quản, phế quản và phổi, phổi lớn gồm nhiều phế nang với
mạng mao mạch dày đặc, bao quanh làm tăng diện tích trao đổi khí, giúp Thỏ hô hấp dễ
dàng.
-Sự thông khí ở phổi thực hiện nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành. Khi cơ
hoành co, phổi nở rộng không khí từ ngoài vào phổi, khi cơ hoành dãn, phổi xẹp không
khí từ phổi ra ngoài.
4-Hệ thần kinh:
-Bộ não thỏ phát triển hơn hẵn bộ não các lớp động vật có xương sống đã học, thể
hiện ở bán cầu não, não giữa và tiểu não.
23


-Bề mặt bán cầu não thỏ nhẵn gồm những tế bào thần kinh tạo thành một lớp vỏ dày
gọi là vỏ chất xám.
-Tiểu não của thỏ rất phát triển có một thùng giữa và hai thùng bên với nhiều khúc
cuộn thể hiện khả năng điều hòa những cử động phức tạp cao.

I3-Sự sinh sản và phát triển của thỏ:
1-Hệ sinh dục: Thỏ đực có 2 tinh hoàn nằm trong khoang bụng, đến mùa sinh sản
tinh hoàn lọt vào một túi da gần hậu môn gọi là bìu. Tinh trùng theo ống dẫn tinh đến túi
tinh và từ đó được phóng ra ngoài qua cơ quan giao cấu.
-Thỏ cái có 2 buồng trứng chứa trứng. Sau khi thỏ cái giao phối thì trứng rụng rơi vào
ống dẫn trứng và thụ tinh ở đó. Trứng thụ tinh dẫn xuống tử cung (dạ con) làm tổ phát
triển tại đây.
2-Sự sinh sản và phát triển:
*Sự phát triển của phôi:
-Trứng thụ tinh bám vào màng tử cung phát triển thành phôi, màng phôi sinh ra
những nhánh lọt vào màng tử cung tạo thành nhau. Nhau thông với phôi bằng dây rốn,
trong dây rốn có nhiều mạch máu. Sự trao đổi chất giữa phôi và cơ thể mẹ được thực hiện
qua nhau. Cơ thể mẹ truyền sang phôi các chất dinh dưỡng, nước, khí ôxi, đồng thời các
chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ.
Như vậy tử cung thỏ không chỉ là nơi phôi phát triển an toàn mà còn là nơi nuôi sống
dưỡng phôi. Hiện tượng đẻ con trong đó có tạo thành nhau gọi là hiện tượng thai sinh.
*Thỏ đẻ con, mỗi lứa 6-8 con, thời gian chửa khoảng 30 ngày, con non yếu, thỏ mẹ
nuôi con bằng sữa do tuyến sữa tiết ra. Sữa là thức ăn tốt cho con non phát triển.
Tóm lại: Hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa bảo đảm tốt nhất cho sự phát
triển của phôi và tăng cường sức sống của con non.
CHUYÊN ĐỀ 9:

TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
(hô hấp và tuần hoàn)
I-Kiến thức cơ bản:

I.1-Hệ hô hấp:
1-Vai trò của hệ hô hấp:
-Mọi cơ thể sống tồn tại và hoạt động cần có năng lượng, năng lượng được tạo ra do
sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng.

-Sự ôxi hóa các chất dinh có sinh ra khí cacbonic.
-Có thể biểu diễn ngắn gọn bằng sơ đồ sau:
Ôxi
24


Chất dinh dưỡng
năng lượng + Khí cacbonic
-Để thực hiện quá trình này đòi hỏi cơ thể phải lấy ôxi từ môi trường ngoài đồng thời
phải thải ra ngoài lượng khí cacbonic (là khí độc cho cơ thể).
2-Các động vật có những cách hô hấp nào?
-Hô hấp qua bề mặt cơ thể (sự hô hấp qua màng tế bào, qua da)
-Hô hấp qua da và phổi
-Hô hấp bằng mang
-Hô hấp bằng hệ thống ống khí
-Hô hấp bằng phổi
II.2-Hệ tuần hoàn
1-Vai trò của hệ tuần hoàn:
+Hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để
đáp ứng cho các hoạt động của cơ thể.
+Động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ dẹt không có hệ tuần hoàn, các
động vật lớn trao đổi chất qua bề mặt không đáp ứng được yêu cầu của cơ thể nên cần giải
có hệ tuần hoàn.
2-Hệ tuần hoàn ở động vật:
Khi nghiên cứu hệ tuần hoàn động vật cần phải chú ý đến các đặc điểm. Tim, hệ
mạch và máu.
-Động vật chưa có hệ tuần hoàn.
-Tim đơn giản, hệ mạch hở
-Tim đơn giản, hệ mạch kín
-Tim có cấu tạo phức tạp, hệ mạch kín.

II-Bài tập vận dụng:

1-Cấu tạo hệ tuần hoàn ở động vật đơn bào?
-Động vật đơn bào chưa có hệ tuần hoàn sự trao đổi chất thực hiện qua cơ chế trao
đổi qua màng -> chủ yếu là sự chênh lệch nồng độ.
2-Cấu tạo của hệ tuần hoàn ở động vật đa bào?
Thường được cấu tạo bởi các thành phần:
-Dịch tuần hoàn: Là máu hoặc hỗn hợp máu và nước mô.
-Tim: Là bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch.
-Hệ thống mạch máu: Gồm hệ thống động mạch, tỉnh mạch và mao mạch.
-Hệ tuần hoàn ở động vật được phân bố thành các dạng.

25


×