Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề cương ôn thi HK2- Sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.35 KB, 12 trang )

Gv: Lê thị Hoà Sinh 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI SINH 9 HỌC KỲ II
Năm học: 2008-2009
Câu 1:
Hiện tượng thoái hoá ở cây giao phấn là gì ? Nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng thoái
hoá ở cây giao phấn ?
Trả lời
• Hiện tượng thoái hoá ở cây giao phấn:
+ Là hiện tượng mà các cá thể có sức sống kém dần , biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển
chậm , chiều cao của cây và năng suất giảm dần , nhiều cây bị chết . Ở nhiều dòng bộc lộ các đặc
điểm có hại như: Bạch tạng , thân lùn , bắp dị dạng , kết hạt ít , khả năng chống chịu kém….
• Nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng thoái hoá ở cây giao phấn :
* Nguyên nhân:
Là do tự thụ phấn bắt buộc
* Cơ chế: Thường cơ thể là những thể dị hợp . Ở gen dị hợp , các gen lặn thường là gen xấu ,
không có điều kiện để biểu hiện kiểu hình do bị gen trội lấn át . Khi tự thụ phấn bắt buộc tức kiểu
gen dị hợp phải lai với nhau . Do quá trình phân li và tổ hợp của gen lặn dẫn đến đời con càng về
sau càng có tỉ lệ đồng hợp ngày càng nhiều , trong đó có thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu.
Câu 2:
Khái niệm ưu thế lai ? Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai .
Trả lời
* Khái niệm ưu thế lai :
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ chúng , thể hiện ở các đặc điểm
như : Sinh trưởng nhanh , phát triển mạnh , chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường , các
tính trạng vể hình thái và năng suất đều cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố
mẹ .
- Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 , sau đó giảm dần qua các thế hệ
* Nguyên nhân :
Thường tính trạng về số lượng do nhiều gen trội quy định . Ở hai dạng bố mẹ thuần chủng , nhiều
gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc tính xấu . Khi lai giữa chúng với nhau , con lai F1
đều ở trạng thái dị hợp về các cặp Gen và khi ấy , chỉ có gen trội có lợi mới được biểu hiện kiểu


gen ở F1 .
Thí dụ : Một dòng mang hai gen trội lai với một dòng mang một gen trội có lợi , con lai sẽ mang
3 gen trội có lợi : P: AABBdd x aabbDD → F1 : AaBbDd
Câu 3:
Lập bảng so sánh PP chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể về cách tiến hành , ưu , nhược và
đối tượng thích hợp .
Trả lời
Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể
Cách tiến hành Chọn rất nhiều cây con từ giống
khởi đầu rồi trộn lẩn hạt của
chúng với nhau .
Chọn một số cây con tốt nhất rồi để
riêng ra
Hạt của những cây được chọn
mang gieo chung ở vụ sau rồi so
sánh với giống đối chứng và
giống khởi đầu để giữ lại
Hạt của các cây được chọn gieo riêng lẽ
từng dòng rồi so sánh các dòng với nhau
, so sánh với giống khởi đầu với giống
đối chứng để chọn dòng tốt nhất
Ưu , nhược điểm Dễ làm , ít tốn kém và có thể ứng Công phu chặt chẽ , khó áp dụng rộng
1
Gv: Lê thị Hoà Sinh 9
dụng rộng rãi rãi
Chỉ dựa vào kiểu hình nên kết
quả không ổn định và dễ nhầm
lẫn với thường biến
Có kết quả đánh giá kiểu hình với kiểm
tra kiểu gen nên kết quả ổn định và có

độ tin cậy cao
Đối tượng thích
hợp
Thích hợp với cả cây giao phấn
và cây tự thụ
Thích hợp với cây tự thụ và cây sinh sản
vô tính.
Câu 4:
Hãy nêu khái niệm và phân loại của môi trường và của nhân tố sinh thái
Trả lời
* Môi trường sống của sinh vật:
- Môi trường là nơi sống của sinh vật, chứa những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự
sống, sự sinh trưởng và sự phát triển của sinh vật.
- Có bốn loại môi trưòng chủ yếu:
a. Môi trường đất: chuột chù, giun đất, vi sinh vật,…
b. Môi trường nước: cá, tôm, cua, thủy sinh,…
c. Môi trường cạn: chó, mèo, thực vật, rừng,…
d. Môi trường sinh vật: bọ chét, chí, lãi,…
* Nhân tố sinh thái của môi trường:
- Nhân số sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sự sống của sinh vật.
- Phân loại: 2 nhóm
a. Nhân tố vô sinh: gió, đất, nước,…
b. Nhân tố hữu sinh:
+ Con người (có tư duy trừu tượng và lao động)
+ Sinh vật khác: sâu, bọ, vi sinh vật,…
Câu 5:
Giới hạn sinh thái là gì? Vẽ sơ đồ giới hạn nhiệt độ của một loài sinh vật.
Trả lời
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất
định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.

- Nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... tác động lên đời sống của sinh vật.
Nhân tố sinh thái hữu sinh gồm các cơ thể sống như vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. Các cơ thể
sống này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các cơ thể sống khác ở xung quanh.
Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam
2
Gv: Lê thị Hoà Sinh 9
Câu 6:
Nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống lên đời sống sinh vật và sự phân chia nhóm của
động vật , thực vật theo nhân tố ánh sáng .
Trả lời
1.Ảnh hưởng của ánh sáng đối với thực vật:
*Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lý (quang hợp, hô hấp, khả năng hút
nước…) của thực vật.
vd: trùng roi xanh dùng ánh sáng để quang hợp.
- Thực vật được chia làm hai loại:
+ Cây ưa bóng: Trầu bà, phong lan, phát tài, cây lá lốt, cây tầm gửi
+ Cây vật ưa sáng: Thanh long….
* So sánh giữa cây sống ở nơi có nhiều ánh sáng và cây sống ở bóng râm:
Cây sống nơi quang đãng,
nhiều ánh sáng
Cây sống nơi bóng râm
- Lá có màu xanh nhạt, nhỏ, mô giậu phát
triển, tầng cutin dày.
- Thân to lớn nhưng thấp, tán lá rộng, cành
cây phân bố đều, cành dưới to hơn cành
trên.
- Lá có màu xanh đậm, to, mô giậu kém
phát triển, tầng cutin dày.
- Thân nhỏ, cành tập trung ở phía trên.
3

Gv: Lê thị Hoà Sinh 9
- Quang hợp mạnh hơn.

- Hiện tượng tỉa cành tự nhiên: Những cây mọc trong rừng thường có thân cao, thằng, nhưng
cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây để đón ánh sáng, các cành cây phía dưới sớm bị rụng lá
2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
* Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của nhiều loài động vật:
+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật: gà cỏ,
chim bìm bịp, trâu, bò…thường hoạt động kiếm ăn vào ban ngày, nhưng chích choè, cú mèo, chồn,
sóc….lại hoạt động kiếm ăn vào lúc mặt trời lặn.
+ Chim thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hè.
*Động vật được chia làm hai loại:
+ Nhóm động vật ưa sáng: Trâu, bò, dê, cừu…
+ Nhóm động vật ưa tối: Chích choè, chào mào, khứơu….
Câu 7:
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật ? Sự phân chia nhóm sinh vật theo
nhiệt độ và độ ẩm?
Trả lời
I.Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
- Đa số sinh vật sống trong khoảng từ 0 đến 50
0
C.
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái và hành động sinh lí của động, thực vật.
• Đặc điểm sinh vật sống ở xứ nóng và xứ ôn đới / xứ lạnh:
Xứ nóng Xứ ôn đới / xứ lạnh
Thực vật - Rễ dài
- Thân mọng nước
- Lá có tầng cutin dày, hạn chế thoát hơi
nước.
VD: cây xương rồng

- Rụng lá mùa đông
- Thân có vỏ sần sùi (Giữ nhiệt)
VD: cây thông
Động vật - Da dày
- Có vảy sừng
- Thận hấp thụ nước tốt
- Đào hang trong cát
- Kiếm mồi ban đêm
VD: thằn lằn
- Ngủ đông
- Có một số tập tính đặc biệt
như cò đứng một chân để giảm
tiếp xúc với cái lạnh môi
trường.
VD: Gấu Bắc Cực
• Sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt:
- Sinh vật biến nhiệt: Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò
sát.
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.
II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:
- Một số ví dụ về sự ảnh hưởng của độ ẩm lên thực vật:
+ Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng có phiến lá
mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven
bờ ruộng, hồ ao có phiến lá hẹp.
+ Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
- Thực vật chia làm 2 nhóm:
4
Gv: Lê thị Hoà Sinh 9

+ Thực vật ưa ẩm: Phong lan, rêu, dương xỉ, bèo,…
+ Thực vật chịu hạn: Xương rồng, phi lao, thùy dương,...
- Động vật chia làm 2 nhóm:
+ Động vật ưa ẩm: Ếch, nhái, giun đất, cá, tôm,…
+ Động vật ưa khô: Thằn lằn, lạc đà, rắn, cóc,…
Câu 8:
Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật ?
Trả lời
* Quan hệ cùng loài:
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm
cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ
hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Gặp điều kiện bất lợi ( ví dụ: môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể
tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái...) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt,
dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.
* Quan hệ khác loài:
Quan hệ Đặc điểm Ví dụ
Hỗ
trợ
Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các
loài sinh vật.
Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối
khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo,
tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng
lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên
các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử
dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.
Hội sinh Sự hợp tác giữa hai loài sinh
vật, trong đó một bên có lợi còn
bên kia không có lợi cũng

không có hại.
Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được
đưa đi xa.
Đối
địch
Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh
giành nhau thức ăn, nơi ở và
các điều kiện sống của môi
trường. Các loài kìm hãm sự
phát triển của nhau.
Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát
triển, năng suất lúa giảm.
Kí sinh, nửa
kí sinh
Sinh vật sống nhờ trên cơ thể
của sinh vật khác, lấy các chất
dinh dưỡng, máu... từ sinh vật
đó.
Giun đũa sống trong ruột người.
Sinh vật ăn
sinh vật
khác
Gồm các trường hợp: động vật
ăn thực vật, động vật ăn thịt
con mồi, thực vật bắt sâu bọ...
Cây nắp ấm bắt côn trùng.
Câu 9 :
Trả lời:
* Quan hệ cùng loài:
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm

cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ
hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
5

×