Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thi công đất bằng phương pháp thủ công là phương pháp truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.16 KB, 3 trang )

Thi công đất bằng phương pháp thủ công.
Thi công đất bằng phương pháp thủ công là phương pháp truyền thống, hiện nay được áp dụng
cho những công trình nhỏ, khối lượng đào đắp ít. Dụng cụ dùng để làm đất là xẻng, cuốc, mai, cuốc chim,
kéo cắt đât, choòng, búa, .v.v… Để vận chuyển đất người ta dùng quang gánh, xe cút kít một bánh, xe cải
tiến, xe gong .v.v…
Nguyên tắc cơ bản để thi công có hiệu quả là phải chọn dụng cụ thích hợp, như đất cứng dùng
cuốc chim, xè beng, đất mềm dùng cuốc, mai, xẻng. Đất lẫn sỏi đá dùng cuốc chim, choòng; đất dẻo mềm
dùng kéo cắt, mai đào, xẻng xấn .v.v…
Nguyên tắc thứ hai là phải tìm cách làm giảm khó khăn cho thi công như tăng giảm độ ẩm, hoặc
làm khô mặt bằng thi công.
Nguyên tắc thứ ba là tổ chức hợp lý. Phải phân công các tổ đội theo các tuyến làm việc, tránh tập
trung người vào một chỗ. Hướng đào đất và hướng vận chuyển nên thẳng góc với nhau. Nếu hố đào sâu
thì chia ra làm nhiều đợt, chiều dày đào đất tương ứng với dụng cụ thi công. Có thể mỗi đợt do một tổ
đào, các tổ đào cách nhau, mái dốc của hố đào nhỏ hơn độ dốc tự nhiên của đất. Tổ đào đất cuối cùng đi
đến đâu thì công việc cũng hoàn tất.
Khi đào đất ở khu vực có nước hoặc trong mùa mưa, để đề phòng nước chảy trên mặt bằng cần
đào trước một rãnh sâu thu nước vào một chỗ để bơm thoát đi. Rãnh thu nước luôn luôn thực hiện trước
mỗi đợt đào.
Khi đào đất gặp cát chảy, bùn chảy phải làm hố có tầng lọc ngược để gạn lấy nước trong rồi mới
bơm nước đi. Không được bơm nước trực tiếp có cát. Nước có cát bị bơm trực tiếp làm rỗng đất và phá
hỏng cấu trúc đất nguyên ở xung quanh, hoặc làm hư hỏng công trình lân cận vùng xây dựng.
Đối với hố đào rộng có bùn chảy phải làm hàng cọc chống, lót phên và rơm chống cát chảy. Nếu
đào sâu cần làm theo dạng bậc thang.
Thời điểm tốt nhất để thi công đất là vào mùa khô, ít mưa. Nếu phải thi công đất vào mùa mưa
cần có biện pháp chống nước mưa ở mặt bằng chảy vào móng, có hố thu nước dưới đáy móng và dùng
bơm hút cạn nước khi thi công.
Khi đào thủ công trong cát chảy có thể tiến hành bằng cách quây quanh vùng hố đào một hàng
rào ván cừ gỗ hoặc thép đóng xuyên qua lớp cát chảy xuống lớp đất không thấm nước.
Trường hợp cát chảy khá dày phải dùng các thiết bị hạ nước ngầm để triệt tiêu áp lực nước trong
vùng đào.
Nếu không có thiết bị hạ nước ngầm có thể áp dụng phương pháp vừa đào vừa làm những hàng


rào giữ cát khỏi chảy , biện pháp làm như sau: đóng các cọc tre xấp xỉ 2m xuống sâu 0,6 m cách nhau
khoảng 50 cm, phía sau hàng cọc tre cài phên nứa và rơm. Để khắc phục hiện tượng ứ nước gây đổ hàng
rào, cần đặt những ống tiêu nước xuyên qua hàng rào chắn cát và vét đất thành một rãnh, đồng thời đắp
đất be bờ phía hàng rào.
Chống đỡ vách đất.
Khi đào đất, nếu chiều sâu không lớn và đất có độ dính kết tốt, ta có thể đào thẳng đứng. Chiều
sâu cho phép đào đất thẳng đứng có thể xác định theo công thức:


htd =




1
2C
− q

γ  Ktg ( 45° − ϕ )

2



Trong đó:
htd - chiều sâu cho phép đào đất thẳng đứng;
γ, C, φ – trọng lượng riêng, độ dính đơn vị và góc ma sát trong của đất;
K – hệ số an toàn, thường lấy 1,5 – 2,5;
q – tải trọng trên mặt đất.
Bảng 4.1. Chiều sâu đào đất thẳng đứng không cần gia cố

Loại đất
Cát đất lẫn sỏi sạn
Đất pha cát
Đất thịt, đất sét
Đất thịt, đất sét chắc

htd
≤1m
≤ 1,25 m
≤ 1,5 m
≤2m

Khi đào đất có chiều dày lớn hơn htd cho phép thì ta phải đào theo độ dốc tự nhiên của đất để tránh sụt
lở. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng có thể đào theo độ dốc tự nhiên của đất vì những lý do sau:
-

Đào theo độ dốc tự nhiên làm tăng khối lượng đất đào cũng như đất lắp khi hoàn thành các công
tác phần ngầm.
Địa hình không cho phép vì xung quanh có những công trình phải được bảo vệ.

Khi đó phải đào đất có chống vách đào. Có những cách chống vách đất phổ biến như sau:
-

Chống bằng ván ngang.
Chống bằng ván lát đứng.
Chống bằng ván cừ thép hoặc ván cừ gỗ.
Giằng néo giữ mái đất

Ván lát thường dài hơn khoảng cách giữa hai thanh chống tối thiểu 50 mm.
Khi đào đến chiều sâu 1 m bắt đầu lát ván chống. Sau đó cứ được một thân ván lại hạ tiếp ván xuông,

hạ cột chống theo. Cột chống xuống đến đâu hạ thanh văng đến đấy. Nếu đất dính, giữa các thanh ván
nằm ngang không đòi hỏi phải xít nhau như chống đất cát.
Có thể tính toán để xác định khoảng cách giữa hai cột chống và chiều dày của ván.
Ván ngang dùng chiều dày thông dụng của ván cooppha. Thanh chống thường là gỗ 60 x 80. Tải
trọng tác dụng lên mặt ván là áp lực chủ động của đất ở độ sâu nhất lên ván dưới cùng.
Có thể chống chéo vào thanh chống đứng nếu hai vách đào xa nhau.
Khi chiều sâu trên 2 m và chiều rộng hố đào quá lớn, ngoài cách chống có thể dùng phương pháp néo.
Khi néo phải đảm bảo cọc néo đóng ra ngoài mặt trượt khoảng cách B theo công thức:


B>

h
tgϕ

s

Vận chuyển đất
Có thể dùng bang chuyền hoặc ròng rọc để vận chuyển đất lên cao.
Dùng xe cải tiến để vận chuyển đất đi xa và cũng có thể dùng xe goòng đi trên ray để vận chuyển đất đi
xa.



×