BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHẾ BIẾN NÔNG LÂM SẢN VÀ NGHỀ MUỐI
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
BẢO TỒN GIÁ TRỊ TRUYỀN
THỐNG CÁC NGHỀ THỦ CÔNG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP
PHOTOVOICE
(Kết quả của dự án "Nghiên cứu quy hoạch phát triển
ngành nghề thủ cơng theo hƣớng cơng nghiệp hóa
nơng thơn Việt Nam" do Cục Chế biến nông lâm sản
và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với
cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện)
NHÀ XUẤT BẢN NƠNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2004
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
Chủ biên:
TSKH. Bạch Quốc Khang
Biên soạn:
PGS.TS Nguyễn Văn Huy
CN. Võ Mai Phương
CN. Phạm Minh Phúc
CN. Vũ Hồng Thuật
CN. Lê Minh Hịa
MS. Claire Burkert
KS. Nguyễn Đức Xuyền
TS. Nguyễn Mạnh Dũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
LỜI NĨI ĐẦU
Phát triển ngành nghề phi nơng nghiệp ở nông thôn
trong các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông, lâm sản, tiểu
thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, cơ điện nông
nghiệp... ở quy mô nhỏ và vừa, kết hợp công nghệ cổ
truyền với hiện đại là một trong những hướng đi quan
trọng trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp, nơng thơn hiện nay. Một mặt tạo được nhiều việc
làm, tăng thu nhập cho nông dân, mặt khác góp phần
giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng nông,
lâm sản, cũng như tạo ra nhiều hàng hố có giá trị, đáp
ứng nhu cầu nổi tiêu và tiến tới xuất khẩu. Không những
thế, việc phát triển ngành nghề cịn góp phần thúc đẩy
dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, chế biến và dịch vụ.
Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối đã tổ chức
biên soạn bộ sách này, nhằm giúp nơng dân có thêm
thơng tin để tìm hiểu, chọn lọc và ứng dụng những tiến bộ
kỹ thuật về công nghệ, thiết bị trong phát triển một số
ngành nghề ở nông thơn.
Trong q trình biên soạn, chúng tơi đã nhận được
sự hợp tác nhiệt tình của các tác giả, nhiều nhà khoa học
và nhiều cơ quan, đơn vị, nhất là của các viện nghiên cứu
trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chúng
tôi xin chân thành cám ơn và rất mong nhận được sự hợp
tác, giúp đỡ ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn trong
lĩnh vực này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Đây là những cuốn sách nằm trong chương trình
khuyến cơng hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, phục vụ nông dân. Hy vọng bộ sách sẽ được
chuyển tới tay bà con nông dân, được sử dụng một cách
có hiệu quả nhất. Chúng tơi mong nhận được nhiều ý
kiên đóng góp của người sử dụng để bộ sách ngày càng
được hồn thiện hơn.
Cục trưởng
Cục chế biến nơng lâm sản và Nghề muối
TSKH. BẠCH QUỐC KHANG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
LỜI GIỚI THIỆU
Các nghề thủ cơng giữ vai trị quan trọng trong đời sống
kinh tế, xã hội của Việt Nam, không những trước kia, mà cả
trong cuộc sống đương đại và trong tương lai. Những kỹ năng
và kỹ thuật sản xuất, những kinh nghiệm được thể hiện trong tri
thức địa phương, những sản phẩm và mẫu mã truyền thống
của các nghề thủ công thực sự là những tài sản quý giá của
quốc gia. Đó chính là những tiềm năng cho sự phát triển tương
lai.
Vậy mà, chúng ta còn chưa hiểu hết những giá trị của các
nghề thủ công, chưa thấy hết sự đa dạng của các nghề thủ
cơng chính là một trong những động lực quan trọng trong cơng
cuộc xố đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhiều cộng
đồng, là một trong những nhân lõi để giữ gìn bản sắc văn hoá
của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia khi bước vào q trình tồn cầu
hố. Chúng ta cũng chưa hiểu sâu sắc những băn khoăn, trăn
trở, những thách thức của những người thợ thủ công khi bước
vào nền kinh tế thị trường.
Chúng ta đang cố gắng thu thập nhiều thông tin về các
nghề thủ công và về bản thân những người thợ thủ cơng.
Chúng ta đang tìm nhiều cách tiếp cận với vấn đề, cả cách tiếp
cận cổ điển lẫn cách tiếp cận mới, cả việc áp dụng các kỹ thuật
tiên tiến vào nghiên cứu. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã đề
xuất sử dụng phương pháp tiếp cận Photovoice (tiếng nói của
hình ảnh) cho dự án Bảo tồn giá trị truyền thống của các nghề
thủ công này. Đây là một cách tiếp cận mới lấy thông tin từ cơ
sở, từ những người thợ thủ công thông qua việc tham gia của
chính bản thân họ vào cơng cuộc nghiên cứu bằng việc tự.chụp
ảnh và bày tỏ những mối quan tâm của mình. Dự án thí điểm
này chọn mẫu là một làng thủ cơng của người Kinh, có tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
chuyên nghiệp cao ở đồng bằng Bắc bộ và một làng của một
dân tộc thiểu số, người Lào, mà nghề thủ cơng có giá trị cao
nhưng cịn mang tính tự cấp, tự túc và làm theo mùa vụ khi rỗi
rãi.
Chúng tơi hy vọng Dự án thí điểm này sẽ cung cấp cho
chúng ta một cách nhìn mới về nghề thủ công và về những
người thợ thủ công. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên phương
pháp mới này được áp dụng ở Việt Nam nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được các cơ quan, tổ chức
và bạn đọc đóng góp ý kiến để có thể ngày càng hoàn chỉnh
cách tiếp cận mới này nhằm phục vụ cho những nghiên cứu
tiếp trong tương lai.
Chúng tôi cũng hy vọng cuốn sách này sẽ đem tới các cấp
chính quyền, các hiệp hội nghề thủ công và đặc biệt là những
làng nghề thủ công truyền thống những thông tin cần thiết để áp
dụng trong việc bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa trong các
sản phẩm thủ cơng truyền trống của địa phương mình.
Chúng tơi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp ở Cục
CBNLS&NM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và JICA
đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện dự án này. Xin cảm ơn
các cấp lãnh đạo xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và
xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu đã giúp đỡ chúng
tơi trong q trình nghiên cứu. Đặc biệt, chúng tơi xin cảm ơn
những người thợ gị đồng làng Đại Bái và những người thợ dệt
bản Na Sang 2 đã làm cho dự án này trở thành hiện thực. Khơng
có sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình và đầy trách nhiệm của họ,
phương pháp nghiên cứu Photovoice đã khơng thể có kết quả.
Đồng thời, xin cảm ơn các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam, tư vấn về phỏng vấn và ghi âm, TS. Frank
Proschan, giáo viên đào tạo chụp ảnh Đoàn Bảo Châu và điều
phối viên Claire Burkert vì sự thành cơng của Dự án này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Nhóm tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Phần I
DỰ ÁN NGHIÊN CỨU PHOTOVOICE
I. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
1. Cơ sở của dự án
Việt Nam có một kho tàng các nghề thủ cơng vơ cùng
phong phú. Đã có tỉnh Hà Tây mang tên "đất trăm nghề" và biết
bao ngôi làng được biết đến là những làng nghề như làng gốm
Bát Tràng hay làng gò đồng Đại Bái. Thậm chí, ngay cả 36 phố
phường Hà Nội cổ cũng có những phố nghề như phố Hàng
Thùng hay Hàng Thiếc... Vậy mà, những tiềm năng của các
nghề này còn chưa được phát huy, di sản văn hoá quý giá này
chưa được đánh giá hết ý nghĩa. Chúng ta còn thiếu rất nhiều
thông tin về các nghề thủ công. Hơn nữa, cho đến nay, các cơ
quan quản lý liên quan đến nghề thủ công, các viện nghiên
cứu, các bảo tàng, các trường đại học và các tổ chức khác vẫn
thiếu sự chia sẻ thông tin cũng như quan điểm về vấn đề phát
triển nghề thủ công truyền thống và việc bảo tồn, sáng tạo
những sản phẩm thủ công truyền thống theo xu hướng mới
như thế nào. Các nhà hoạch định chính sách về phát triển nghề
thủ công chưa nắm bắt được đầy đủ các thông tin về tiềm năng
và thực trạng của nhiều ngành nghề thủ công ở các địa
phương khác nhau. Trong khi đó, những người thợ thủ cơng
vốn có kỹ năng và tri thức nghề nghiệp, nhưng còn rất lúng
túng trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thị trường, hay
trong giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển các
nghề thủ công. Họ cần được các cơ quan, ban, ngành có liên
quan giúp đỡ. Chúng ta hiểu rằng, nghề thủ công truyền thống
không chỉ tạo ra các sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, tạo nguồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
thu nhập cho người dân, mà cịn có những giá trị văn hố có ý
nghĩa to lớn, nhất là đối với hệ thống các Bảo tàng và các cơ
quan nghiên cứu. Chính vì vậy, Dự án Bảo tồn giá trị truyền
thống của các nghề thủ công đã được đề xuất để nghiên
cứu.
2. Mục tiêu của dự án dự án
Bảo tồn giá trị truyền thống của các nghề thủ công đề ra
mục tiêu là phải xác định được các giá trị truyền thống của
nghề thủ công tại bản Na Sang 2 (xã Núa Ngam, huyện Điện
Biên, tỉnh Lai Châu) và làng Đại Bái (xã Đại Bái, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh)*. Dự án này áp dụng thí điểm một phương
pháp tiếp cận mới có tên gọi là Photovoice (Tiếng nói của hình
ảnh). Đây là phương pháp được bắt đầu trong một dự án
nghiên cứu về sức khoẻ phụ nữ ở Trung Quốc do Quỹ Ford tài
trợ vào những năm 1990. Những người phụ nữ được đề nghị
chụp ảnh về những thách thức lớn nhất đối với sức khoẻ của
họ. Khi dự án kết thúc, những người thiết kế dự án đã rất ngạc
nhiên khi được biết về những thông tin và mối quan tâm về sức
khoẻ của những người phụ nữ mà trước đây họ chưa từng
được biết đến. Từ đó, phương pháp này được những nhà thiết
kế dự án phát triển và những nhà nhân học sử dụng với mong
muốn thu thập được những tri thức bản địa. theo bản báo cáo
tóm tắt dự án Photovoice của Uỷ ban bảo vệ thiên nhiên Vân
Nam (Trung Quốc), phương pháp Photovoice có ba mục tiêu
chính: 1) ghi lại hình ảnh và phản ánh thế mạnh và những mối
quan tâm của cá nhân và của cộng đồng; 2) khuyến khích trao
đổi và nâng cao tri thức về các vấn đề của cá nhân và cộng
*
Từ đây trở đi sẽ viết tắt là "bản Na Sang 2" và "làng Đại Bái" cho
ngắn gọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
đồng thơng qua các cuộc thảo luận nhóm về những bức ảnh; 3)
đưa ra đề xuất cho những nhà hoạch định chính sách. Với
phương pháp này, người dân có thể xác định, thể hiện và phát
triển cộng đồng của mình thông qua những kỹ thuật chụp ảnh
cụ thể. Đây là một phương pháp nghiên cứu tham gia và xây
dụng nguồn lực đầy sáng tạo nhằm giúp cho các thành viên
trong cộng đồng tự chụp ảnh và kể những câu chuyện của
mình và sử dụng ảnh và câu chuyện để thơng báo với những
nhà hoạch định chính sách về những vấn đề họ quan tâm ở
cấp độ địa phương. Chính vì thế, trong dự án Bảo tồn giá trị
truyền thống của các nghề thủ công, những người thợ thủ công
ở bản Na Sang 2 và làng Đại Bái được giao máy ảnh để tự
chụp các bức ảnh về cuộc sống, về nghề nghiệp của mình và
thể hiện những ý tưởng qua ảnh, qua các cuộc phỏng vấn, trao
đổi với những nhà nghiên cứu và qua các cuộc thảo luận nhóm
giữa những người thợ thủ công với nhau.
Từ kết quả của phỏng vấn, trao đổi về nội dung của những
bức ảnh với những người thợ thủ cơng ờ địa phương, chúng ta
có thể xác định được các giá trị truyền thống của các nghề thủ
công và thấy được sự quan tâm của người dân đối với vấn đề
bảo tồn và phát triển nghề thủ cơng đó như thế nào. Điều đó
cũng sẽ có ích trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của
người dân với vấn đề bảo tồn và phát triển nghề thủ cơng của
làng mình. Những người thợ thủ công tham gia dự án sẽ trở
thành những tuyên truyền viên tích cực trong cộng đồng, cùng
nhau bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống của nghề và làng nghề.
Bên cạnh đó, dự án cịn có mục đích thu thập và lưu giữ
các tài liệu hình ảnh và các kết quả phỏng vấn về các nghề thủ
cơng, từ đó xây dựng các tài liệu nghiên cứu để hỗ trợ cho các
nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong việc thiết kế
các chính sách bảo tồn, phát triền ngành nghề thủ cơng truyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
thống ở Việt Nam trong hiện tại và trong tương lai, phù hợp với
những mong muốn và điều kiện ở mỗi địa phương.
3. Nhóm nghiên cứu
- Chủ nhiệm dụ án: PGS.TS. Nguyễn Văn Huy, GĐ Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam.
- Các thành viên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam:
+ Võ Mai Phương và Phạm Minh Phúc chịu trách nhiệm dự
án ở bản Na Sang 2.
+ Vũ Hồng Thuật và Lê Anh Hòa, chịu trách nhiệm dự án ở
làng Đại Bái.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn: TS. Nguyễn
Mạnh Dũng.
- Hỗ trợ kỹ thuật:
+ Đồn Bảo Châu (Đào tạo chụp ảnh).
+ TS. Frank Proschan (Viện Smithsonian, Hoa Kỳ, Tu vấn
về phỏng vấn và ghi âm).
- Điều phối viên dự án: Bà Claire Burkert.
4. Khung thời gian nghiên cứu
Dự án Photovoice được bắt đầu tiến hành từ tháng
12/2002 đến tháng 9/2003. Các hoạt động của dự án tại bản
Na Sang 2 và làng Đại Bái được tóm tắt như sau: tháng
12/2002: Lựa chọn địa điểm nghiên cứu và tiến hành đào tạo
chụp ảnh cho những người thợ thủ công (18 - 20 người ở mỗi
địa điểm).
‐
Tháng 1/2003 đến tháng 3/2003: những người thợ thủ công
tham gia dự án tiến hành chụp ảnh theo các chủ đề. Các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
nhà nghiên cứu phỏng vấn các vấn đề liên quan đến các
bức ảnh.
‐
Tháng 4/2003: Các học viên rút kinh nghiệm từ các cơng
việc của mình khi xem lại một số bức ảnh và câu trích
tốt/khơng tốt thơng qua việc chiếu ảnh lên màn hình và
những người thực hiện dự án thu nhận các ý kiến phản hồi
từ người dân.
‐
Tháng 5/2003: Tiếp tục thu/phát phim, phỏng vấn, thảo luận
nhóm.
‐
Tháng 6/2003: Thu phim, tráng rửa ảnh, phỏng vấn, thảo
luận nhóm về các nội dung trưng bày.
‐
Tháng 7/2003: Chuẩn bị cho các cuộc trưng bày tại bản Na
Sang 2 và làng Đại Bái (tháng 8/2003) và tại Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam (tháng 9/2003). In các pano trưng bày,
làm tờ rơi giới thiệu trưng bày.
‐
Tháng 8/2003: Viết báo cáo về phương pháp của dự án
Photovoice. Tổ chức trưng bày kết quả dự án tại bản Na
sang 2 và tại làng Đại Bái để thu nhận những ý kiến phản
hồi của những người tham gia dự án và dân làng.
‐
Tháng 9/2003: Tổ chức hội thảo báo cáo kết quả dự án và
trưng bày giới thiệu 2 nghề thủ công ở 2 địa điểm triển khai
dự án tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN PHOTOVOICE
1. Việc lựa chọn địa điểm để thục hiện dự án
Mục tiêu để lựa chọn địa điểm tiến hành dự án tại Lai Châu
và Bắc Ninh đã được thảo luận giữa các thành viên tham gia với
chủ nhiệm dự án và điều phối viên dự án. Mỗi nơi có những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
hoàn cành, điều kiện riêng nên việc vận dụng tiêu chí lựa chọn
cũng có những mặt khác nhau.
a) Lựa chọn địa điểm nghiên cứu ở Lai Châu: Bản Na Sang 2
Các tiêu chí để lựa chọn bao gồm:
‐
Làng có thể có ít nghề hoặc nhiều nghề
‐
Làng có thể có nhiều hay chỉ một dân tộc thiểu số sinh sống
‐
Làng nghèo hoặc làng đã khá sung túc
‐
Làng có điều kiện đi lại dễ dàng
‐
Nghề thủ cơng của làng có tiềm năng phát triển; nghề đó có
thể là nghề phụ hay nghề là nguồn sống chính của cư dân.
Sau một thời gian nghiên cứu xem xét các địa điểm tại
huyện Phong Thổ và huyện Tủa Chùa, chúng tôi đã đi đến
quyết định chọn nghề dệt của người Lào ở bản Na Sang 2, xã
Núa Ngam, huyện Điện Biện, tỉnh Lai Châu làm địa bàn thực
hiện. Bản Na Sang 2 có các nghề thủ công truyền thống như
nghề đan lát, nghề rèn, nghề dệt, trong đó nghề dệt được phát
triển hơn cả. Là bản của đồng bào dân tộc Lào, lại ít được biết
đến, các sản phẩm của người dân làm ra chưa được tiêu thụ
trên thị trường, mà chủ yếu để phục vụ trong phạm vi gia đình,
nên việc giới thiệu các giá trị truyền thống của họ thông qua
nghề dệt là rất cần thiết. Việc phát triển kinh tế hàng hoá đã
ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của nghề dệt
ở đây. Theo nhân dân kể lại, một số mẫu mã hoa văn truyền
thống một thời kỳ đã được người Lào (ở nước Lào) tìm mua
một cách ồ ạt. Vì vậy, trong bản hiện nay, những mẫu hoa văn
cổ chỉ cịn lại rất ít. Bản thân chị em người Lào mặc những
chiếc váy có hoa văn truyền thống của họ, nhưng lại được in
cơng nghiệp do chính những người nước Lào mang đến tiêu
thụ. Trong khi nghề truyền thống đang dần bị mai một, thế hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
trẻ ít biết được các cách nhuộm truyền thống cũng như ý nghĩa
của các mơ típ hoa văn, thì kỹ năng và hiểu biết về nghề vẫn
còn tồn tại ở thế hệ già. Họ vẫn còn giữ được các tri thức dân
gian trong việc tạo nguyên liệu và xử lý ngun liệu. Chỉ tiếc
rằng, những người này khơng cịn là bao. Vậy nên, việc khai
thác tri thức và kinh nghiệm truyền thống từ lớp người này trở
nên cực kỳ cấp thiết.
b) Lựa chọn địa điểm nghiên cứu tại tỉnh Bắc Ninh
Làng gị đồng Đại Bái, ngồi việc là một làng nghề có
truyền thống lâu đời có nhiều sản phẩm hàng hố có giá trị, có
thị trường ổn định, cịn được lựa chọn vì những lý do sau:
‐
Sự mong muốn của người dân và chính quyền cơ sở.
Chính quyền địa phương và các hộ làm nghề thủ công
muốn giới thiệu sản phẩm, khôi phục và bảo tồn các sản
phẩm truyền thống của làng nghề.
‐
Làng nghề Đại Bái đang mất dần thợ giỏi. Làng Đại Bái có
10 nghệ nhân được nhà nước công nhận "Bàn tay vàng".
Họ là những người tài hoa, nắm được nhiều kỹ năng truyền
thống. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đã qua đời, hoặc già
yếu, đời sống khó khăn, lại khơng được giúp đỡ để tiếp tục
sáng tác làm nghề và truyền nghề. Lớp thợ trẻ chỉ được học
nghề theo phương thức "cha truyền con nối", không qua
trường lớp để nâng cao hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp,
cũng khơng được khuyến khích, giúp đỡ, nên khơng n
tâm với nghề vì thu nhập thấp và khơng ổn định. Vì thế, tài
năng cũ mất dần, tài năng mới rất ít nảy nở.
‐
Làng nghề đang mất dần truyền thống. Cùng với sự mất
dần của những tài năng cũ, những tri thức truyền thống
trong nghề cũng mai một theo. Những người thợ già trong
làng do sức khoẻ yếu không làm nghề nữa, các phong cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
sáng tạo cùng với các bí quyết và kỹ xảo của nghề lâu ngày
không sử dụng bị lãng quên, thêm vào đó là sự cố hữu
nghề nghiệp khơng muốn truyền nghề cho người ngồi đã
làm cho nghề gị đồng có nguy cơ khơng phát triển được.
Trong khi đó, lớp thợ trẻ ít hiểu biết về lịch sử làng nghề, ít
hiểu giá trị của sản phẩm truyền thống mà thích làm hàng
"chợ", thích bắt chước mẫu mã của nước ngồi, của nơi
khác theo đơn đặt hàng. Dần dần, các kỹ năng, các sản
phẩm, hoa văn, mẫu mã truyền thống bị lãng quên như mặt
hàng mâm đồng hình bát giác, ống bút, ấm siêu, v.v..
‐
Mất dần tiềm năng. Hàng thủ cơng gị đồng Đại Bái vốn
được người tiêu dùng ưa chuộng chủ yếu ở giá trị của nghệ
thuật thủ cơng gị, chạm khắc, ghép tam khí, đánh bóng
bằng tay, nhưng nay người dân đang chuyền dần sang sử
dụng máy móc mà khơng kế thừa được những tri thức
truyền thống. Khi kỹ thuật thủ cơng bị mất dần cùng với tình
trạng chất lượng kém thì khả năng xuất khẩu sẽ thu hẹp và
tiềm năng sẽ khơng phát huy được.
‐
Làng gị đồng Đại Bái đang mất dần các di sản văn hoá.
Các giai thoại liên quan đến tổ nghề, những kỹ thuật, bí
quyết, kinh nghiệm dân gian, những "mẹo vặt" (trong các tri
thức dân gian) của các nghệ nhân cao tuổi, tuy rất đơn giản
nhưng khó có thể biết được nếu họ mất đi. Các công cụ
truyền thống làm nghề qua nhiều thời kỳ bị vứt bỏ, không ai
lưu giữ. Những sản phẩm độc đáo như mâm đồng, mâm
chổ hình bát giác, lư hương, bát hương, nồi đồng - có giá trị
lịch sừ và văn hố bị thất tán cùng với nạn bn đồ cổ. Hiện
nay, các sản phẩm truyền thống của làng nghề đang trong
q trình khơi phục lại, nhưng giá trị nghệ thuật và chất
lượng sản phẩm đang bị giảm sút do khơng kế thừa được
những mẫu mã truyền thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
‐
Những thách thúc làng nghề đang gặp phải. Làng nghê gò
đồng Đại Bái đang đứng trước một thách thức mới: đó là
nạn ơ nhiễm mơi trường trong phạm vi làng nghề do nguyên
liệu tốt ngày càng hiếm, buộc người dân phải thu gom phế
liệu để nấu nguyên liệu bán cho các hộ làm nghề trong làng
để làm ra các sản phẩm nhơm, đồng bán cho người tiêu
dùng. Ngồi ra, các hộ làm nghề cịn thiếu thơng tin vê thị
trường tiêu thụ, thiếu hiểu biết về giá trị sản phẩm; đồng
thời, người mua sản phẩm cũng thiếu thông tin về làng
nghề. Trong khi một số hộ trong làng rất giàu, một số hộ
khác cũng làm nghề vẫn còn rất nghèo.
‐
Thiếu tiếng nói từ người dân. Những cơng trình nghiên
cứu trước đây về làng nghề gò đồng Đại Bái chưa thục sự
quan tâm tới tiếng nói của người dân địa phương, khơng
nêu được những thách thức người dân đang gặp phải
ngày hôm nay cũng như định hướng phát triển của làng
nghề. Vì vậy, dự án nghiên cứu thí điểm này mong muốn
bổ sung những thiếu sót đó để góp phần giúp người dân
tìm hướng đi cho mình.
2. Lựa chọn các thành viên địa phƣơng tham gia dự án
Các thành viên địa phương được lựa chọn dựa trên một số
tiêu chuẩn nhất định. Trước hết, họ phải là những người thợ
thủ công (chuyên nghiệp hay theo mùa vụ) trong làng và phải
tham gia trên tinh thần tự nguyện. Những thành viên tham gia
gồm nhiều lứa tuổi và đa dạng về giới. Có những thợ thủ cơng
lành nghề cao tuổi, đồng thời có những người thợ trẻ mới vào
nghề. Cả đàn ông và phụ nữ đều có mặt trong thành phần của
dụ án. Tuy nhiên, thực tế ở bản Na Sang 2 không đáp ứng
được hết các yêu cầu đã đề ra ban đầu. Những người tham gia
dự án chủ yếu là những người trẻ, bởi vì những người già
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
thường sống trong lán xa bản (gần nương rẫy) để trông coi
nương và chăn nuôi gia súc, gia cầm, không có thời gian để
tham gia dự án. Với đặc thù nghề dệt là nghề phụ của nữ giới
nên dự án tập trung chủ yếu vào đối tượng này. Trong số 20
thành viên tham gia lớp tập huấn chụp ảnh có 15 phụ nữ và 5
nam giới.
Ở làng Đại Bái, sự phân cơng lao động trong nghề gị đồng
đã rất chun mơn hóa nên 18 thành viên được lựa chọn để
tham gia dự án là những người thợ thủ công đại diện cho các
công đoạn sản xuất khác nhau và tạo ra các sản phẩm khác
nhau, hay là những người tham gia vào thị trường và buôn bán.
Họ bao gồm cả đàn ông, phụ nữ, người già, người trẻ. Mỗi
thành viên tham gia dự án có những điểm mạnh, yếu khác
nhau và họ bổ sung cho nhau. Ví dụ, những người già có kiến
thức sâu rộng về làng nghề nhưng lại gặp khó khăn khi sử
dụng máy ảnh. Ngược lại, những người trẻ tiếp thu rất nhanh
cách sử dụng máy ảnh lại ít hiểu biết về lịch sử làng nghề, về
các cơng cụ, kỹ thuật nấu đồng, đánh bóng sản phẩm theo
truyền thống, v.v. Chính vì vậy, việc lựa chọn những người
tham gia thuộc nhiều lứa tuổi là rất cần thiết vì khơng những họ
bổ sung cho nhau về mặt kỹ thuật chụp ảnh mà còn chia sẻ với
nhau những tri thức truyền thống nữa.
3. Thiết lập các mối quan hệ với dân làng và chính quyền
sở tại
Nhận thức rõ sự cần thiết phải có sự hợp tác, giúp đỡ của
chính quyền địa phương và của người dân trong quá trình thực
hiện dự án nên ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định phải thiết lập
được những mối quan hệ tốt với người dân và với chính quyền
sở tại. ngay trong chuyến đi đầu tiên, các cán bộ của Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam và cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
triển Nông thôn đã tiến hành các bước thủ tục hành chính đối
với các ban ngành có liên quan, báo cáo với chính quyền cấp
huyện, xã và đã được các cấp ủng hộ. Bên cạnh đó, chúng tơi
cũng hiểu rằng, sự thành công hay thất bại của dự án phụ
thuộc rất nhiều vào sự cộng tác giúp đỡ của dân làng nên trong
mỗi chuyến công tác, chúng tôi đều dành buổi tối đầu tiên đến
làng, bản để chào hỏi, gặp gỡ và bàn bạc với người dân về quá
trình tiến triển của dự án và sắp xếp kế hoạch làm việc cho
những ngày tiếp theo.
Chúng tôi đã tuân theo một số nguyên tắc về hợp tác vớt
chính quyền sở tại và với người dân địa phương. Đó là:
‐
Xây dựng mối quan hệ tốt với người dân địa phương.
‐
Hợp tác với các cơ quan hữu quan, các đoàn thể, các nhà
nghiên cứu.
‐
Tơn trọng nền văn hố của cư dân địa phương.
‐
Tơn trọng các đối tượng nghiên cứu.
‐
Tạo điều kiện để người dân địa phương nói về văn hố, về
nghề thủ cơng của họ.
‐
Thâm nhập và nghiên cứu về đời sống vật thể cũng như phi
vật thể của người dân địa phương để hiểu thêm về văn hố
của họ.
‐
Đồn kết, phát huy năng lực của các thành viên trong nhóm
dự án để hồn thành cơng việc có hiệu quả.
Các ngun tắc trên đã được chúng tôi thực hiện nghiêm
túc trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chúng tơi đã thiết lập
được mối quan hệ với chính quyền địa phương, nhất là ở cấp
xã và đặc biệt là với dân làng. Chúng tơi đã nhận được nhiều
sự giúp đỡ có hiệu quả từ phía họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
4. Giao máy ảnh và hƣớng dẫn chụp ảnh
Như đã đề cập ở trên, với phương pháp Photovoice, dự án
đã cung cấp cho các nhóm thợ thủ cơng loại máy ảnh tự động,
dễ chụp như máy Olympus Meji và máy Canon. Khi dự án bắt
đầu được triển khai vào tháng 12/2002, các cán bộ nghiên cứu
của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam và giáo viên dạy chụp ảnh
Đoàn Bảo Châu đã tiến hành hướng dẫn cách chụp ảnh cho
những người tham gia dự án lại bản Na Sang 2 và làng Đại Bái.
những người thợ thủ công được học lý thuyết về máy ảnh và
cách chụp ảnh, sau đó được thực hành chụp ảnh. Phần nhiều
thời gian được dành cho việc thực hành.
5. Quá trình đào tạo chụp ảnh
a) Phương pháp học chụp ảnh
Chúng tôi tổ chức 4 buổi tập huấn cho các học viên ở mỗi
nhóm, trong đó buổi sáng học lý thuyết, buổi chiều các học viên
tự do chụp ảnh. Chúng tôi dạy kỹ thuật chụp ảnh qua máy ảnh
kỹ thuật số để đưa ảnh vào máy vi tính phân tích ngay nội
dung, chất lượng những bức ảnh do học viên chụp và cùng
nhau đánh giá những ảnh nào đạt yêu cầu và không đạt yêu
cầu. Sau hai ngày thực hành trên máy ảnh kỹ thuật số, các học
viên chuyển sang dùng máy ảnh tự động để chụp. Do không đủ
mỗi người một máy ảnh, chúng tôi bố trí cho những người chưa
nắm vững kỹ thuật chụp được nhận máy trước để họ không bị
quên kiến thức, sau đó chuyển máy ảnh cho các thành viên
khác và cứ làm như vậy cho đến hết tháng 6/2003.
Giáo viên hướng dẫn chụp ảnh thực hiện những nhiệm vụ
sau:
‐
Hướng dẫn cách sử dụng máy ảnh, bao gồm cách thao tác,
cách tháo lắp phim, lấy tiêu cự, cách cầm máy ảnh, v.v.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
‐
Giới thiệu với nhóm tập huấn một số bức ảnh mẫu như ảnh
chụp cận cảnh thao tác bằng tay của nghệ nhân trong q
trình sản xuất hàng thủ cơng; sản phẩm truyền thống và
đương đại cùng với các họa tiết đi kèm ảnh về hoạt động
sử dụng các sản phẩm thủ cơng...
‐
Hướng dẫn ban đầu cho các nhóm chụp ảnh tại hiện
trường.
Kinh nghiệm mà chúng lôi rút ra được là giáo viên chụp ảnh
phải đi thăm các hộ sản xuất trong làng để chụp các bức ảnh
liên quan đến quy trình làm các sản phẩm và các hoạt động
khác để giới thiệu minh hoạ cho bài giảng ngay trên thực tế
làng nghề của học viên. Giáo viên giới thiệu các bức ảnh cho
các học viên trong lớp học để họ ý thức được nội dung của các
chủ đề chụp ảnh và thảo luận làm thế nào để bố cục khn
hình các bức ảnh được tốt.
b) Định hướng chủ đề chụp ảnh
Bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh, chúng tôi lựa
chọn một số chủ đề chụp ảnh để định hướng cho những người
thợ. Cụ thể, tại bản Na Sang 2, những người thợ thủ công đã
được định hướng chụp ảnh theo 7 chủ đề sau:
1. Bảo tồn văn hoá truyền thống ở làng
2. Sản xuất thủ công truyền thống ở làng
3. Mơ típ hoa văn và ý nghĩa của hoa văn
4. Sử dụng sản phẩm
5. Xử lý nguyên liệu
6. Phân công lao động và chuyên môn
7. Thị trường và những thay đổi trong kỹ thuật chế tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Các chủ đề gợi ý chụp ảnh ở làng Đại Bái cơ bản cũng
giống như trên nhưng được vận dụng và cụ thể hoá hơn đối với
một làng nghề mang tính chun nghiệp cao như sau:
1. Bảo tồn văn hố truyền thống: Trong làng, người dân
ước muốn bảo tồn cái gì cho thế hệ tương lai? Làng Đại
Bái có gì đặc biệt: nghề thủ cơng, đình, chùa?
2. Sản xuất thủ công truyền thống trong làng: Những công
cụ và kỹ thuật truyền thống đã trải qua nhiều thế hệ,
những nghệ nhân trong làng...
3. Quy trình và nguyên liệu: Nguyên liệu được sử dụng
như thế nào, quy trình các bước sản xuất thủ công.
4. Phân công lao động và chuyên môn: Các công việc
khác nhau do đàn ông, phụ nữ, trẻ em đảm nhiệm.
5. Sử dụng sản phẩm thủ công Đại Bái trong đời sống: Sử
dụng trong đình chùa, lễ hội và trong đời sống hàng
ngày ở địa phương.
6. Những thay đổi và những thách thức của làng nghề:
nguyên liệu, môi trường, sức khoẻ, giá trị văn hoá
truyền thống...
7. Thị trường mua bán nguyên liệu và thành phẩm.
Đó là những chủ đề lớn mà các thành viên dự án đã thực
hiện một cách sáng tạo và phù hợp với những điều kiện cụ
thể...
Trong q trình hướng dẫn những người thợ thủ cơng chụp
ảnh, chúng tơi thấy nhóm thợ cao tuổi am hiểu về lịch sử làng
nghề và quyết định giao máy ảnh cho họ để họ chụp ảnh về
nghề thủ công truyền thống. Các thành viên khác được chọn các
chủ đề chụp ảnh mà họ yêu thích nhưng vẫn thuộc 7 chủ đề đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
quy định nhằm bao quát được tất cả các chủ đề. Làm như vậy,
người chụp ảnh khơng bị bó hẹp về chủ đề mà được tự do chụp
theo ý mình nên có được những bức ảnh đa dạng, phong phú.
c) Máy ảnh
Nhóm dự án ở Na Sang 2 gồm 20 người nhưng chỉ có 10
máy ảnh, vì vậy phải ln phiên nhau chụp. Trước khi giao máy
và phim cho người chụp chúng tôi đều kiểm tra máy, phim và
pin và hướng dẫn người dân cách bảo quản máy. Hàng tháng,
chúng tôi trở về làng thu phim, kiểm tra pin, lau chùi ống kính,
hướng dẫn cách bảo quản máy...
Khi dự án kết thúc, chúng tơi đã thu lại tồn bộ máy ảnh và
nhập cho phòng Kỹ thuật của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
để bảo quản và quản lý.
d) Phim chụp
Thông thường, mỗi đợt một người chỉ chụp một cuộn phim.
Tuy nhiên, nếu người nào có nhu cầu chụp nhiều hơn thì chúng
tơi đều đáp ứng. Ở bàn Na Sang 2, rất ít người chụp hơn một
cuộn phim/đợt vì trong suốt 6 tháng thực hiện chụp ảnh và
phòng vấn, người dân đều bận bịu với công việc nương rẫy.
Các phim chụp được để thành từng túi phim và được bảo quản
tại phòng Kỹ thuật của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Trên
mỗi túi phim có ghi rõ địa điểm, tên người chụp, thời gian chụp
để tránh sự nhầm lẫn.
e) Ảnh
Những cuộn phim thu về đều được in tráng, kể cả những
kiểu chưa đạt. Sau đó, chúng tơi mang ảnh của từng người đến
địa phương cho họ xem lại và cùng nhau nhận xét để nhận ra
được các ưu điểm và nhược điểm về các bức ảnh của họ.
Chính vì vậy, ảnh càng về sau càng có chất lượng tốt hơn. Khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
tráng rửa ảnh xong, chúng tôi đã chọn sơ bộ những bức ảnh tốt
(có ảnh tốt về kỹ thuật, có ảnh tốt về nội dung) và đánh dấu để
phỏng vấn. Với mỗi nơi, trong số 10 cuộn phim thu được của
mỗi đợt, chúng tôi đã tiến hành chọn lựa khoảng 20 - 24 bức
ảnh có bố cục, ánh sáng tốt và có nội dung để phóng cỡ 20cm
30 cm làm mẫu cho mọi người cùng xem và nhận xét. Tất cả
các ảnh đều được lưu giữ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Để tránh nhầm lẫn ảnh của các cá nhân và các đợt chụp,
mỗi bức ảnh đều có lý lịch riêng, nội dung phỏng vấn về bức ảnh
được ghi tóm tắt và bức ảnh được đánh dấu bằng mã số. Ví dụ,
với nhóm dự án ở bản Na Sang 2, chúng tôi dùng các hệ thống
mã số như: NSI - 2- 1 3 (NSI = Na Sang đợt 1; 2 = số thứ tự của
học viên trong nhóm, ví dụ đó là chị Lị Thị Biên; 13 = kiểu ảnh
số 13) (Xem ví dụ về mẫu hồ sơ ảnh lưu trữ ở phụ lục 1)
Với nhóm dự án ở làng Đại Bái, cán bộ Bảo tàng ghi tên
người chụp ở phía sau ảnh theo ký hiệu: ĐB: 01-1- 10 (ĐB =
Đại Bái, 01 = ảnh chụp tháng 1; số 1 = số thứ tự tên người
chụp có trong danh sách (ông Nguyễn Xuân Hiếu), số 10 = số
thứ tự bức ảnh trong cuộn phim).
III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phỏng vấn
a) Phương pháp phỏng vấn
Trong dự án này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn để lấy thông
tin dựa trên những bức ảnh mà những người thợ thủ công đã
chụp là chủ yếu. Chúng tơi muốn tìm hiểu xem những người thợ
thủ cơng nghĩ gì về cuộc sống, về nghề của họ thông qua những
bức ảnh mà họ chụp. Chúng tơi áp dụng hai hình thức phỏng
vấn là phỏng vấn khơng chính thức và phỏng vấn chính thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Phỏng vấn khơng chính thức là cách nói chuyện với người
dân mà không chuẩn bị đề cương hoặc không kiểm soát nội
dung. Người phỏng vấn nhớ lại các câu chuyện trên cơ sở ghi
nhanh lúc phỏng vấn. Cách phỏng vấn này thích hợp với các
cuộc phỏng vấn tại hiện trường, phỏng vấn làm quen với người
dân và người cung cấp thông tin. Chúng tôi đã thu thập được
nhiều thông tin hồi cố về lịch sử của bản làng, của nghề dệt và
nghề đúc đồng truyền thống và các thông tin khác liên quan đến
cuộc sống của những người thợ thủ cơng nhờ phương pháp
này.
Phỏng vấn chính thức là những cuộc phỏng vấn trong đó
chúng tơi có chuẩn bị sẵn một số nội dung. Tuy nhiên, trong
quá trình phỏng vấn vẫn có nhiều vấn đề nảy sinh cần được
làm rõ. Ví dụ, trong mỗi chuyến công tác, chúng tôi chọn
khoảng 100 bức ảnh có nội dung và bố cục tốt để lên kế hoạch
phịng vấn. Chúng tơi khơng dùng bảng câu hỏi mà chỉ dùng
bảng hướng dẫn phỏng vấn cho trong bức ảnh để trong q
trình hỏi cịn có thể gợi mở ra nhiều vấn đề khác (Xem Phụ lục
2).
Một điều lưu ý là trong quá trình phỏng vấn những người
thợ thủ công, chúng tôi cố gắng đặt các câu hỏi có câu trả lời
mở và tránh các câu hỏi đóng có câu trả lời "có" - "khơng".
Chúng tơi cố gắng tỏ ra với người được phỏng vấn là chúng tôi
đang lắng nghe họ và rất quan tâm đến điều họ đang nói.
Chúng tơi cố gắng ghi chép tỉ mỉ những điểm mà chúng tôi cho
là cần phải hỏi lại. Chúng tơi ln tỏ ra tơn trọng và biết ơn
người mình phỏng vấn bằng cách luôn xin phép họ trước khi
ghi âm hay chụp ảnh.
b) Thực hiện phỏng vấn tại địa phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Phỏng vấn tại địa phương về nội dung các bức ảnh mà
những thợ thủ công đã chụp là một phần quan trọng của công
tác nghiên cứu trong dự án này. Các cán bộ nghiên cứu đã tiến
hành phỏng vấn trong khoảng thời gian từ tháng 12/2002 đến
tháng 6/2003. Ban đầu các cuộc phỏng vấn thường được tổ
chức ở nhà trưởng bản (như trường hợp ở bản Na Sang 2),
hay ở đình làng (như trường hợp ở làng Đại Bái). Chúng tôi đã
nghĩ rằng, nếu tổ chức phỏng vấn ở nhà trưởng bản hay ở đình
sẽ giúp cho những người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái
vì họ khơng bị chi phối bởi các cơng việc trong gia đình như
nấu nướng hay trông con cháu. Tuy nhiên, kết quả thực tế đã
chứng minh điều ngược lại là ở cả bản Na Sang 2 và làng Đại
Bái, người dân đều cảm thấy không thoải mái, không tự tin khi
trả lời các câu hỏi phỏng vấn của chúng tôi ở môi trường mà
chúng tơi chọn. Chính vì vậy, chúng tơi đã rút kinh nghiệm và
tiến hành phỏng vấn ở tại các gia đình để họ cảm thấy thoải
mái và tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi.
Bên cạnh việc phỏng vấn những người thợ thủ công trực
tiếp tham gia dự án, chúng tôi cũng tranh thủ khai thác thêm
thông tin từ những người thợ khơng có điều kiện tham gia dự
án. Trước tháng 2/2003, chúng tơi chỉ có 4 ngày/tháng ở địa
phương nên kết quả phỏng vấn không được như ý muốn. Từ
tháng 3/2003, chúng tôi đã dành 8 ngày/tháng để phỏng vấn
những người thợ thủ công. Chúng tôi nhận thấy việc dành
nhiều thời gian ở điền dã rất quan trọng vì nó cho phép chúng
tơi có điều kiện gần gũi với dân hơn, làm cho dân hiểu mục
đích cơng việc của chúng tôi hơn, dần dần xây dựng được
niềm tin trong cộng đồng, từ đó dễ dàng quan sát, thu thập,
khai thác và kiểm chứng thông tin hơn. Một điều đáng lưu ý
nữa là nhiều người cảm thấy không thoải mái khi chúng tôi vừa
phỏng vấn, vừa ghi âm những lời nói của họ. Qua kết quả
phỏng vấn, chúng tơi đã nhận ra rằng các cuộc phỏng vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25