Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp hệ thống đèn chiếu sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 72 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
Ngày nay nền kinh tế đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân
dân cũng được nâng cao nhanh chóng. Nhu cầu điện trong lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt tăng trưởng không ngừng. Đặc biệt là sự phát triển mạnh
mẽ của ngành công nghiệp điện của nước ta hiện nay. Một lực lượng đông đảo cán bộ kỹ
thuật trong và ngoài ngành điện đang tham gia thiết kế lắp đặt các công trình cấp điện
trên toàn quốc.
Dựa trên những kiến thức đã học, được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên
“TS. Phan Văn Hiền” và các giáo viên trong khoa điện, Thầy chọn cho chúng em
thực tập tại công ty CP Quản Lý Và Khai Thác Hầm Đường Bộ Hải Vân –
HAMADECO . Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc một cách nghiêm túc cùng với
sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của các cán bộ, kỹ sư phòng Kỹ thuật, phòng Điều
Hành hầm đường bộ Hải Vân,dựa trên những gì ghi chép được kết hợp với những bổ
sung và đóng góp ý kiến các anh, báo cáo thực tập tốt nghiệp của em nay đã hoàn thành.
Trong quá trình làm báo cáo không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong sự chỉ bảo tận
tình của quý cơ quan, thầy cô và các bạn.
Em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các cán bộ, kỹ sư
Phòng Kỹ Thuật, Phòng Điều Hành, quý cơ quan Xí Nghiệp Quản Lý Và Khai Thác
Hầm Đường Bộ Hải Vân đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em thực tập thực tế ở
Hầm Đường Bộ Hải Vân. Đây cũng chính là dịp để em cũng cố lại kiến thức đã học,
từng bước nắm bắt kiến thức thực tế trước khi ra trường hoà nhập vào xã hội.
Em xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, Ngày 1 Tháng 7 Năm 2019

Sinh viên

Huỳnh Trần Thanh Nhi

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng



1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
Chương I : GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ VẬN
HÀNH HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN
1.1. Giới thiệu
1.2. Chức năng và nhiệm vụ
1.3. Cơ cấu tổ chức

Chương II : HỆ THỐNG ĐƯỜNG HẨM HẢI VÂN
2.1. Tổng quan hệ thống đường hầm Hải Vân
2.2. Hệ thống thông gió trong hầm
2.3. Hệ thống báo cháy trong hầm
2.4. Hệ thống chữa cháy
2.5. Hệ thống Radio
2.6. Hệ thống CCTV (Close Circuit Television)
2.7. Hệ thống giám sát và điều khiển giao thông
2.8. Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA)
2.9. Hệ thống đèn chiếu sáng trong hầm

Chương III: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN
HẦM HẢI VÂN
3.1. Tổng quan
3.2. Máy biến áp 110/22 kV
3.3. Máy biến áp tự dùng 22/0.4 kV
SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng


2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3.4. Trạm GIS 110 kV.
3.5. Trạm GIS 22 kV.
3.6. Máy phát điện DIESEL ( Nguồn dự phòng )
3.7. Hệ thống UPS và Ắc quy

CHƯƠNG IV: HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG SCADA HỆ
THỐNG ĐIỆN HẦM HẢI VÂN
4.1. Mục đích của hệ thống
4.2. Hoạt động truyền thông

CHƯƠNG V: TỰ ĐỘNG SA THẢI VÀ KHÔI PHỤC PHỤ
TẢI CHO MÁY PHÁT
5.1. Nguyên tắc truyền tín hiệu
5.2. Đặc điểm các tín hiệu FOB
5.3. Chi tiết điều khiển tự động tại OCC và tại các trạm

CHƯƠNG VI: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN
6.1. Ý nghĩa
6.2. Cách bố trí đèn và hệ thống chiếu sáng tăng cường
6.3. Điều khiển chiếu sáng trong hầm
6.4. Tổng quan về vận hành chiếu sáng trong hầm bằng SCADA

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng


3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CÁC THUẬT NGỮ THAM KHẢO

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ VẬN
HÀNH HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN
1.1. Giới thiệu:
- Tên Xí Nghiệp : Công ty Cổ Phần Quản Lý Và Khai Thác Hầm Đường Bộ Hải
Vân – HAMADECO
- Địa chỉ: Suối Lương, Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ:
- Trực tiếp quản lý, vận hành và bảo trì thường xuyên công trình hầm đường bộ

Hải Vân
- Thực hiện công tác tuần tra các hạng mục xây dựng, các hệ thống thiết bị thuộc
công trình hầm đường bộ Hải Vân. Trường hợp hư hỏng đột xuất, sự cố phải tổ chức vận
hành và đảm bảo giao thông, báo cáo HAMADECO.
- Nhanh chóng tổ chức ứng cứu, khắc phục khi bão lũ, sự cố xảy ra.
- Định kỳ cập nhật tình trạng hệ thống thiết bị, công trình hầm đường bộ Hải Vân.
- Lập hồ sơ quản lý, lưu trữ, bảo quản và thường xuyên bổ sung đầy đủ diễn biến,
biện pháp khắc phục các hư hỏng và sự cố.
- Kiến nghị và đề xuất HAMADECO giải quyết những vướng mắc trong nhiệm
vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình hầm đường bộ Hải Vân.
- Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn thường xuyên cho người tham
gia giao thông qua hầm. Lập đường dây nóng 02363.773.938 ; 02362.245.245
- Đề xuất khen thưởng và hình thức kỷ luật theo thẩm quyền.

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.3. Cơ cấu tổ chức:

Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan về cơ cấu tổ chức xí nghiệp

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


CHƯƠNG II:
HỆ THỐNG ĐƯỜNG HẦM HẢI VÂN
I. Tổng quan:
Nhà thông gió

Nam
Trung tâm OCC

Hầm thông gió

Hầm phụ
Lọc bụi tĩnh điện
Hầm chính
Bắc

Hầm Hải Vân được khởi công xây dựng năm 2000 và đưa vào sử dụng năm
2005. Nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Xí Nghiệp quản lý và khai thác hầm Hải Vân
(HAPACO), trực thuộc Công ty quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân
(HAMADECO).
Việc xây dựng đường hầm không những thuận tiện cho xe lưu thông qua lại mà
nó còn mang tính chiến lược.
Hệ thống đường hầm bao gồm đường dẫn vào và ra hầm, hai đầu hầm có hai trạm
thu phí. Hệ thống đường hầm chính bao gồm hai hầm chạy song song với nhau, trong đó
một hầm xe lưu thông qua lại còn hầm kia dùng vào việc cứu nạn và thoát hiểm khi xảy
ra sự cố, hiện nay thì hầm thoát hiểm đang được thi công để đưa vào hoạt động chính.
Hầm phục vụ giao thông là hầm chính có chiều dài 6.280m; rộng 11,9 m; cao
7,5m ; tĩnh không thông xe 4,95m. Trong hầm có 2 làn xe bề rộng mỗi làn 3,75m được
SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng


8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
phân giới bởi hàng cột hộ lan mềm, giải an toàn ở mỗi bên phần xe chạy rộng 1,25 m.
Xe lưu thông trong hầm chỉ được đi theo một làn đường và cấm tất cả các xe vượt nhau
trong đường hầm. Phía Tây của hầm có đường đi bộ dành cho người bảo dưỡng hầm,
cao 1m rộng 1m. Dọc theo hầm mỗi làn có 18 điểm mở rộng dùng cho mục đích đỗ xe
khẩn cấp.
Hầm phục vụ thoát hiểm ( hầm lánh nạn ) rộng 4,7m; cao 3,8 m chạy song song,
nằm về phía Đông và cách hầm chính 30m. Bình thuờng hầm này không được sử dụng
mà chỉ khi nào có sự cố thì người và xe cứu thương được thoát ra bằng đường này. Vì lí
do nhu cầu phục vụ ngày càng tăng cao, nên hiện nay, hầm lánh nạn đang được thi công
sửa chửa để đưa vào hoạt động chính thức song song với hầm chính.
Các hầm ngang nối giữa hầm chính và hầm thoát hiểm có kích thước bằng hầm
lánh nạn và cách nhau 400 m. Tổng số hầm nối ngang là 15 hầm, trong đó có 11 hầm
ngang dành cho người đi bộ có kích thước cửa vào rộng 2,25m cao 2m và 4 hầm ngang
dành cho xe cứu hộ có cửa vào rộng 4,7m cao 3m. Khi có sự cố xảy ra trong hầm chính
như tai nạn, hỏa hoạn do cháy nổ v.v… thì hầm thoát hiểm này được dùng để cho người
và xe cứu thương rút ra khỏi hầm an toàn.
Trung tâm điều hành đường hầm (OCC) được đặt tại cửa hầm phía Nam có
nhiệm vụ trực 24h/24h để theo dõi, hướng dẫn, điều khiển giao thông an toàn qua hầm
Hải Vân và ứng cứu, xử lý trong các tình huống tai nạn hoặc sự cố xảy ra trong hầm.
Mọi hoạt động trong hầm đều được theo dõi bằng các camera giám sát, và các tín
hiệu của các thiết bị trong hầm đều được truyền ra nhà điều hành nhờ hệ thống đường
truyền cáp quang.
Các thiết bị đuợc điều khiển tự động thông qua mạng SCADA, và cũng có thể
thao tác bằng tay tại hiện trường. Các thiết bị đặc chủng như xe cẩu, xe kéo, xe chữa
cháy, xe cứu thương v.v… cũng thường trực 24h/24h sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi
có lệnh.

Hai trạm thu phí và kiểm soát được bố trí ở 2 đầu đường dẫn vào hầm để thu phí
và kiểm tra phương tiện, điều chỉnh lưu lượng giao thông trước khi vào hầm. Khi có tai
nạn hoặc sự cố cháy nổ v.v... trong hầm thì hai tram thu phí hai đầu được đóng lại để
ngăn cản không cho xe vào hầm, nhằm tránh gây hiện tượng ùn tắc hầm. Các phương
SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tiện giao thông không qua hầm Đường bộ Hải Vân vẫn có thể sử dụng đèo Hải Vân hiện
tại.

Hầm thoát hiểm
( Hầm phụ)

HÇm ngang
HÇm
chÝnh

II. CÁC HỆ THỐNG CHÍNH HẦM HẢI VÂN
1. Hệ thống thông gió trong hầm
Mục đích chính của hệ thống thông gió nhằm cải thiện môi trường trong hầm và
xung quanh, cung cấp khí sạch và loại bỏ các chất độc hại. Thiết bị thông gió trong hầm
Hải Vân gồm có 23 quạt phản lực, 3 hầm lọc bụi tĩnh điện bố trí dọc theo hầm và một
hầm thông gió dùng để cấp khí sạch và xả khí bẩn. 5 thiết bị đo gió, 5 thiết bị đo tầm
nhìn, 2 thiết bị đo khí CO, 2 thiết bị đếm lưu lượng giao thông.
 Quạt phản lực loại FY-15JFS: Công suất 50 KW, 415 V
 Quạt EP: Công suất 220 KW, 415V


SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 Quạt cung cấp khí sạch: Công suất 420 KW, 415 V
 Quạt xả khí bẩn: Công suất 330 KW, 415 V
Ngoài mục đích chính như trên, khi có sự cố cháy xảy ra hệ thống thông gió còn
có nhiệm vụ hạn chế và đưa vận tốc gió tại khu vực đám cháy về gần bằng 0 bằng cách
dừng tất cả các thiết bị của hệ thống thông gió, khởi động lại và đảo chiều quay của
những quạt phản lực thích hợp.

2. Hệ thống báo cháy trong hầm

Hệ thống báo cháy tự động: Trong hầm được bố trí kéo dài hai sợi cáp quang
chạy song song trên trần hầm. Khi có sự thay đổi về nhiệt độ lớn trong một khoảng thời
gian ngắn (tùy theo cài đặt ban đầu) thì các đầu dò nhiệt bằng cáp quang đó sẽ truyền tín
hiệu về và chuông báo động hú lên, dựa vào địa chỉ ở trên cáp quang tương ứng với lý
trình trong đường hầm người vận hành sẽ biết được chính xác vị trí xảy ra sự cố cháy.

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hệ thống báo cháy bằng tay: Các nút bấm báo cháy được bố trí trong các hốc
thiết bị chữa cháy cách khoảng 50m dọc theo hầm tại các hốc kỹ thuật dọc phía Tây
đường hầm (Có 135 nút báo cháy).

Khi cần báo cháy trong hầm, nhân viên đi tuần tra trong hầm hoặc người tham gia
giao thông có thể ấn mạnh vào tấm kính dễ vỡ trên hộp báo cháy để báo hiệu cho nhân
viên điều hành tại nhà điều hành trung tâm (OCC).
3. Hệ thống chữa cháy
Tại các hốc kỹ thuật đặt cách nhau 50m dọc theo phía Tây thành hầm có bố trí
các vòi chữa cháy và bình chữa cháy và hóa chất tạo bọt (Có 126 hốc kỹ thuật). Trong
trường hợp xảy ra hoả hoạn trong hầm, đội cứu hộ cứu nạn, an ninh, người tham gia
giao thông có thể dùng vòi chữa cháy hoặc bình chữa cháy để dập đám cháy càng sớm
càng tốt.
4. Hệ thống thông tin liên lạc (Điện thoại khẩn cấp SOS)
Điện thoại khẩn cấp (SOS) được lắp đặt cả 2 phía đông và tây của hầm chính
cách nhau khoảng 200 m dọc theo hầm.
 Phía tây của hầm chính gồm 30 cái được lắp đặt trong các hốc cứu hộ.
 Phía đông của hầm chính được lắp đặt tại các cửa đường ngang.
Tất cả các điện thoại khẩn cấp (SOS) khi nhấc ống nghe (không cần bấm số) thì
sẽ nói chuyện trực tiếp được với trung tâm vận hành (OCC).
Đội cứu hộ cứu nạn hoặc người tham gia giao thông thông báo tình huống sự cố
hoặc tai nạn trong hầm cho nhân viên vận hành hầm.

5. Hệ thống CCTV (Close Circuit Television)

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Gồm có 58 camera được bố trí ở hai trạm thu phí, đường dẫn vào hầm, hai đầu
cửa hầm và trong hầm. Toàn bộ các hình ảnh thu được từ camera được truyền về trung
tâm vận hành hiển thị trên 8 màn hình quan sát (cứ sau 5s thì màn hình sẽ chuyển sang

camera khác) đồng thời được ghi lại trong đĩa cứng.

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
6. Hệ thống giám sát và điều khiển giao thông

Màn hình giám sát giao thông
Hệ thống biển báo đèn giao thông:
 Biển báo điện tử hiện chữ có thể thay đổi nội dung gồm: Bố trí 2 ở hai đầu
trạm thu phí và 2 biển ở hai đầu cửa hầm, 8 biển có độ phân giải 12 ký tự x 2 dòng bố trí
thành 4 cặp đối xứng nhau tại 4 vị trí trong hầm.
 Đèn giao thông: Gồm có 6 đèn bố trí tại hai đầu trạm thu phí, 8 đèn bố trí tại
các vị trí có biển báo điện tử hiện chữ. Khi có sự cố ở điểm nào thì đèn đỏ ở đó sẽ được
bật lên để dừng các xe lại.
Hệ thống mạch vòng cảm biến giao thông: Có tổng cộng 34 vòng cảm biến giao
thông (Loops) trong đó có 32 vòng được lắp đặt trong hầm và 2 vòng được lắp đặt ở 2
đầu cửa hầm. Các vòng cảm biến được lắp đặt cách nhau 200m bên dưới mỗi làn xe
chạy, mục đích là để đo tốc độ và khoảng cách giữa các xe với nhau.
7. Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA)

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Thông qua hệ thống SCADA các dữ liệu từ các thiết bị trong hầm được gửi về
nhà điều hành trung tâm thông qua các sợi cáp quang. Các dữ liệu này được nhân viên
vận hành phân tích để từ đó đưa ra các lệnh điều khiền thích hợp cho các hệ thống.
8. Hệ thống đèn chiếu sáng trong hầm
Hệ thống đèn chiếu sáng được bố trí suốt dọc 2 bên tường hầm nhằm mục đích
đảm bảo an toàn giao thông. Để giảm sự chênh lệch độ sáng giữa bên trong và bên ngoài
hầm, đèn chiếu sáng tại các lối vào hầm và lối ra khỏi hầm được tăng cường vào ban
ngày và giảm đi vào ban đêm. Đoạn giữa của hầm được chiếu sáng không đổi liên tục
suốt ngày đêm. Trong trường hợp mất điện lưới đèn trong hầm vẫn chiếu sáng bình
thường thông qua hệ thống UPS, ăc quy và máy phát dự phòng.

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG III:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN
HẦM HẢI VÂN
1. Tổng quan hệ thống điện hầm Hải Vân:

Toàn bộ hệ thống điện hầm Hải Vân được cấp bởi hai xuất tuyến 110 kV từ trạm
Hoà Liên và trạm Liên Chiểu thông qua trạm GIS 110 kV và hai máy biến áp 110/22 kV
( T1 & T2) đặt tại nhà điều khiển trung tâm qua trạm GIS 22 kV cấp điện cho các xuất
tuyến 22 kV ( từ ngăn lộ J01 đến J10 ). Thông qua 8 trạm biến áp 22/0,4 kV có công
suất từ 100 kVA đến 1600 kVA với trong hầm 4 trạm ( SS1, SS2, SS3, SS4), hai đầu
trạm thu phí Bắc, Nam (2 trạm SS7, SS8 ), một trạm ở ngay cửa hầm phía Bắc ( SS5),
một trạm ở đỉnh đèo ( SS6), và 2 MBA tự dùng được bố trí tại nhà điều khiển trung tâm
cung cấp nguồn cho các phụ tải trong hầm như: Hệ thống quạt phản lực, quạt cung cấp
và xả khí, hệ thống lọc bụi tĩnh điện và hệ thống chiếu sáng trong và ngoài hầm.

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2. Điều khiển hệ thống điện.
Hệ thống điện cao áp 110KV, trung áp 22KV, hạ áp 0,4KV được điều khiển dựa
trên hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA). Việc thao tác đóng cắt
các thiết bị điện được thực hiện trên giao diện phần mềm Micro SCADA chạy trên nền
Window NT 2000. Thông qua giao diện mô phỏng hệ thống điện, người vận hành tại
nhà điều khiển trung tâm có thể giám sát, theo dõi tình trạng làm việc toàn bộ hệ thống
điện, từ đó thống kê, thu thập và báo cáo kết quả.

3. Hệ thống nguồn điện dự phòng.
Để đảm bảo tính an toàn trong quá trình lưu thông các phương tiện trong hầm.
Hầm Hải Vân được trang bị hệ thống nguồn dự phòng gồm các thiết bị sau:



2 máy phát điện dự phòng, công suất 2 x 1 MW : Các máy phát được

dùng để cung cấp nguồn cho một số phụ tải khi hệ thống bị mất điện từ nguồn chính.
Lúc mất nguồn chính thì một số phụ tải sẽ bị sa thải bớt, và thời gian cấp nguồn từ máy
phát cũng chỉ đáp ứng được trong một thời gian ngắn nhất định.


12 bộ lưu điện (UPS), công suất từ 15KVA đến 50KVA: Các hệ thống

UPS được đặt ở các trạm để cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng trong trạm trong
trường hợp mất điện lưới và máy phát dự phòng chưa cung ứng điện tức thời được.


Hệ thống ắc quy dự phòng.

Hệ thống nguồn dự phòng sẽ đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các hệ thống
điều khiển, các phụ tải cần thiết nhằm đảm bảo an toàn khi lưới điện 110 KV mất điện.

4. Hệ thống chiếu sáng.
Nhằm mục đích đảm bảo độ rọi khi lưu thông trong hầm và ngoài hầm không có
độ khác biệt lớn, khi thiết kế người ta đã tính toán hệ thống chiếu sáng trong hầm tương
đương với ánh sáng tự nhiên ngoài trời.
Hệ thống này bao gồm 3140 bóng đèn có 4 cấp công suất ( 70, 150, 250 và 400W
) tương ứng với 4 cấp rọi sáng, tất cả số đèn này được lắp dọc hai bên trên nóc hầm phân
bố mật độ càng vào trung tâm hầm càng thưa.

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

18



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hệ thống này được điều khiển tự động hoặc bằng tay. Điều khiển tự động bằng
tín hiệu cảm quang ngoài hầm và độ đo xa trong hầm, tùy theo mức độ càng chiếu sáng
các nhóm đèn có các nhóm công suất khác nhau được bật sáng.
Từ khi mở hầm thông xe 2005 đến năm 2016 chiếu sáng hầm chính dùng 3140
bộ đèn loại Natri Sodium công suất 70W, 150W, 250W và 400W. Đến năm 2017, để tiết
kiệm điện, hầm đã thay thế các bộ đèn Natri Sodium bằng các bộ đèn Led (2826 bộ Led
+ 314 bộ Natri Sodium; 314 bộ còn lắp ở đầu hầm phía Nam) chiếu sáng công suất 60W,
80W, 160W, 240W trong hầm.

5. Hệ thống các trạm biến áp
Có một trạm biến áp 110/22KV, và một trạm GIS 110KV đặt tại nhà trung tâm điều hành
OCC, được cung cấp điện từ hai xuất tuyến đó là xuất tuyến từ Hòa Khánh và xuất tuyến từ Liên
Chiểu.
Có tất cả 8 trạm biến áp 22/0,4KV, 8 trạm GIS 22KV ký hiệu từ SS1 đến SS8 cụ thể như
sau:


SS1: Có 2 máy biến áp, mỗi máy có công suất 1000KVA.



SS2: Có 2 máy biến áp, mỗi máy có công suất 1000KVA



SS3: Có 2 máy biến áp, mỗi máy có công suất 400KVA




SS4: Có 2 máy biến áp, mỗi máy có công suất 1000KVA



SS5: Có 2 máy biến áp, mỗi máy có công suất 1000KVA



SS6: Có 2 máy biến áp, mỗi máy có công suất 1600KVA.



SS7: Có 1 máy biến áp, có công suất 160KVA.



SS8: Có 1 máy biến áp, có công suất 100KVA.

II. MÁY BIẾN ÁP 110/22kV
1. Các thông số kỹ thuật.
 Công suất định mức: 10MVA
 Điện áp định mức : 110 8 x 1,25% / 22 KV
 Kiểu đấu dây

: Y0 / Y0 / Δ hở

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

19



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 Tần số định mức

: 50Hz

2. Bộ điều áp dưới tải.
 Điều khiển từ hệ thống MicroSCADA.
 Điều khiển tự động nhờ bộ AVR (Automatic Voltage Regular).
 Điều khiển bằng nút tại Tap changer.
 Điều khiển bằng tay quay tại tủ Tap change.
3. Hệ thống bảo vệ.
Để bảo vệ MBA sử dụng các rơle:
 Rơle chỉ thị mức dầu
 Rơle khí
 Rơle chỉ thị nhiệt độ dầu
 Rơle chỉ thị nhiệt độ cuộn dây
 Rơle áp suất
 RET 521
4. Các rơle bảo vệ của trạm 110 kV Hải Vân
 Bảo vệ so lệch MBA: Rơle RET 521
 Bảo vệ lộ tổng 110kV: Rơle REF 542
 Bảo vệ lộ tổng 22kV: Rơle REF 543
 Bảo vệ thanh cái 110kV: Rơle RED 521
 Bảo vệ phân đoạn 110kV: Rơle REF 542
 Bảo vệ so lệch dọc ĐZ 110kV: Rơle RED650, SEL311C
 Bảo vệ quá dòng và chạm đất có hướng ĐZ 110kV: Rơle REF 542
5. Vận hành máy biến áp 110/22kV:
* Vận hành MBA ở trạng thái làm việc bình thường:

- Mỗi giờ phải ghi thông số của các đồng hồ một lần
- Giám sát nhiệt độ phụ tải và mức điện áp
SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Bảo quản tốt hệ thống làm mát, bộ điều áp dưới tải, bảo vệ dầu và các trang bị
khác.
- Thực hiện các công tác thí nghiệm định kì MBA
* Vận hành MBA khi bị sự cố:
- Khi MBA vận hành ở trong chế dộ không bình thường phải xử lí theo quy trình
vận hành.
- Khi vận hành nếu MBA có những hiện tượng khác thường như chảy dầu, thiếu
dầu hoặc dầu lên cao quá mức, có tiếng kêu bất thường... phải tìm nguyên nhân và biện
pháp khắc phục và báo cáo lên cấp trên.
- Khi MBA quá tải cao hơn định mức nhân viên trực phải tìm biện pháp khắc
phục.
- Điều chỉnh và giảm bớt phụ tải của máy.
- Khi MBA bị cắt do role thì phải kiểm tra và khắc phục rồi mới đưa vào vận
hành trở lại.
- Khi MBA cháy cần phải cắt điện hoàn toàn ra khỏi MBA, báo với trưởng ca.
* Các trường hợp phải đưa MBA ra khỏi vận hành:
- Có tiếng kêu mạnh, không đều và tiếng phóng điện bên cạnh máy.
- Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục.
- Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, hoặc dầu phun ra qua van an toàn.
- Mức dầu hạ thấp dưới mức qui định và tiếp tục hạ thấp.
- Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
* Khi nhiệt độ của dầu MBA tăng lên quá mức giới hạn:

Nhân viên trực ca phải tìm nguyên nhân và biện pháp để giảm bớt nhiệt độ bằng
cách:
- Kiểm tra phụ tải của MBA
- Kiểm tra nhiệt độ môi trường làm mát, quạt làm mát
* Khi mức dầu MBA tăng lên hay giảm xuống vượt quá mức giới hạn:

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Nếu mức dầu hạ thấp dưới mức qui định thì phải bổ sung dầu, trước khi bổ sung
dầu phải sữa chữa những chổ rò , bị chảy dầu.
- Nếu vì nhiệt độ tăng cao mà mức dầu trong MBA lên cao quá mức qui định thì
phải tháo bớt dầu khỏi máy.
- Nếu mức dầu trong các sứ có dầu hạ thấp gần hết mức thì phải nạp bổ sung dầu
và tìm nguyên nhân để khắc phục.
* Khi role hơi tác động báo tín hiệu thì phải xem xét bên ngoài MBA:
Rơle có thể phát tín hiệu nhầm do các lí do sau:
- Lọt khí vào MBA
- Mức dầu hạ quá thấp
- Xung đột do ngắn mạch trên dưới làm dầu bị đẩy ngược lên bình dầu phụ.
- Sự cố chạm chập mạch nhị thứ

III. MÁY BIẾN ÁP TỰ DÙNG 22/0,4kV
Thông số kỹ thuật.
 Công suất định mức: 1600KVA.
 Điện áp định mức : 22,2 / 0,415 KV.
 Kiểu đấu dây


: Y0 / Y

 Tần số định mức

: 50Hz.

Bảo vệ xuất tuyến ra từ máy biến áp.
 Rơle REF541

IV. TRẠM GIS 110 KV.

Trạm Gis 110kV ( Máy cắt
bằng khí SF6)

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Mô tả chung.
 E02, E04: 2 ngăn lộ vào thanh cái 110KV (Busbar 1, Busbar 2)
 E01, E05: 2 ngăn lộ đến 2 MBA 110KV T1,T2.
 E03: Ngăn lộ phân đoạn của Busbar 1, Busbar 2.
Cách điện trong trạm GIS 110KV bằng khí SF6. Tại các điểm cắt chính có áp suất
khí SF6 khoảng 700Kpa. Tại các điểm cắt phụ áp suất khí SF6 khoảng 500Kpa. Các
điểm cắt chính thao tác bằng bơm thuỷ lực.
Các điểm cắt phụ:
 Dao cách ly: Dẫn dộng trực tiếp bằng động cơ.

 Dao tiếp đất: Thao tác bằng cách lên dây cốt

2. Vận hành.
 Vận hành thông qua hệ thống MicroSCADA.
 Vận hành trực tiếp ở các thiết bị tại các ngăn lộ HV.
 Vận hành cơ khí bằng tay quay bơm thuỷ lực tại các thiết bị .
3. Hệ thống rơle bảo vệ.
 RED650, SEL311C.
 REF542.
 RED521

V. TRẠM GIS 22 KV.

SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Mô tả chung.
 J01, J04, J07, J10: Ngăn lộ cung cấp điện vào hầm, và 2 trạm thu phí.
 J02, J09

: Ngăn lộ cung cấp điện vào thanh cái GIS 22KV.

 J03, J08

: Ngăn lộ cung cấp điện vào hai MBA tự dùng.

 J05, J06


: Ngăn lộ phân đoạn.

Ngoài ra trong trạm GIS 22 KV còn các máy biến dòng điện, máy biến điện áp.
Máy cắt sử dụng trong trạm GIS 22 KV là loại máy cắt chân không. Điểm cắt chính thao
tác bằng cách lên dây cốt. Điểm cắt phụ: Dao cách ly 3 vị trí, dẫn động trực tiếp bằng
động cơ.
2. Vận hành.
 Vận hành thông qua hệ thống MicroSCADA.
 Vận hành trực tiếp ở các thiết bị tại các ngăn lộ MV.
 Vận hành bằng tay.
3. Hệ thống rơle bảo vệ.
 REL551.
 REF543.
 Hệ thống tự động chuyển đổi thanh cái ABT.
Ngoài ra tại trạm GIS còn có bộ phân tích nguồn PMA

VI. MÁY PHÁT ĐIỆN DIESEL (Nguồn dự phòng).
1. Các thông số
 Công suất: 1250 KVA
 Cos φ

: 0,8

 Điện áp : 415/220 V
 Tần số : 50 Hz
02 máy phát được dùng để cung cấp nguồn cho một số phụ tải khi hệ thống bị
mất điện từ các nguồn chính. Lúc mất nguồn chính thì một số phụ tải sẽ bị sa thải bớt, và
SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng


24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
thời gian cấp nguồn từ máy phát cũng chỉ đáp ứng được trong một thời gian ngắn nhất
định

Máy phát điện DIESEL

Hệ thống rơ le bảo vệ

2. Hệ thống rơle bảo vệ.
 REL 551.
 REF543.
 MM490.
 Hệ thống tự động chuyển đổi thanh cái ABT (Automatic Bus Transfer).
3. Vận hành.
 Vận hành thông qua hệ thống MicroSCADA.
SVTH: Huỳnh Trần Thanh Nhi -- Lớp 15SK -- Đại Học Bách Khoa, Đà Nẵng

25


×