Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Dạy tiếng anh có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.99 KB, 6 trang )

A- PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận:
Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một
ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ
vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các
đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua
mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ
năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói
chung và tiếng Anh nói riêng.
Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức: Lời nói và chữ
viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình thức biểu đạt của từ bằng
lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ
(ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ...) hoặc trong tình huống giao tiếp cụ thể, ta thấy từ vựng là các
“viên gạch”còn ngữ pháp và các yếu tố ngôn ngữ khác được coi như các “mạch vữa”để xây
lên thành một ngôi nhà ngôn ngữ.
2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay trong nhà trường phổ thông, cũng giống như các bộ môn khác, việc dạy và học tiếng
Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, giảm
tải nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, làm cho học
sinh được tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại. Vốn từ vựng tiếng Anh trong trương
trình học cũng được sử dụng phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.
Trước hết, xuất phát từ đối tượng giảng dạy là học sinh ở lứa tuổi từ 12-16, kinh nghiệm cuộc
sống còn ít, hiểu biết xã hội hạn chế, do đó vốn từ vựng dạy cho các em ở cấp học này thường
phải được kết hợp với các kỹ năng dạy học cho phù hợp để gây sự quan tâm, hứng thú với
học sinh. Bên cạnh đó việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường còn diễn ra trong môi
trường giao tiếp của thầy và trò có rất nhiều hạn chế: Dạy học ttrong một tập thể lớn (thường
là đơn vị lớp học có khoảng 40 học sinh hoặc hơn), trình dộ nhận thức có nhiều cấp độ khác
nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập chung
của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình
tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho


phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới việc lựa chọn,
nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho thích hợp.
Qua thực tế dạy học những năm qua, tôi nhận thấy phương pháp cũ dạy học từ vựng thường
được diễn ra theo kiểu: Người dạy (giáo viên) đọc bài rồi liệt kê ra những từ, theo giáo viên
chưa từng xuất hiện trong quá trình dạy học là từ mới (new words); sau đó người giáo viên
giảng giải nghĩa, cách sử dụng từ, từ loại cho học sinh. Nó có những hạn chế cơ bản như sau:
Làm cho học sinh thụ động ttrong việc làm giàu vốn từ cho mình, sử dụng từ trong ngữ cảnh
giao tiếp bị hạn chế, không linh hoạt và thường lệ thuộc vào cấu trúc ngữ pháp.
Từ đó vấn đề được đặt ra ở đây là nghiên cứu áp dụng các kỹ năng dạy từ vựng, cụ thể là các
kỹ năng giới thiệu và kiểm tra từ vựng đối với học sinh sao cho phù hợp và có hiệu quả tốt.
II- Nhiệm vụ nghiên cứu.
1. Vai trò của các kĩ năng dạy từ vựng trong quá trình dạy và học tiếng Anh.
2. Các kĩ năng giới thiệu và kiểm tra từ vựng.
3. Kết quả của việc sử dụng các kĩ năng.
III- Các phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp quan sát.
2. Phương pháp nghiên cứu và thực hành.
3. Phương pháp tổng hợp.
IV- Đối tượng nghiên cứu
1. Học sinh lớp 8 - 9
2. Sách giáo khoa 8 - 9
3. Sách bài tập 8 - 9
B- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Vai trò của các kĩ năng dạy từ vựng trong quá trình dạy và học tiếng Anh .
- Các kĩ năng dạy từ vựng được áp dụng trong mọi quá trình dạy học. Từ việc giới thiệu từ
vựng, thực hành nói và viết, rèn luyện củng cố đến cả khởi động để tạo ra một giờ học sôi
nổi ngay từ giây phút đầu của một giờ học.
- Việc sử dụng các kĩ năng dạy từ vựng trong quá trình dạy tiếng Anh nhằm mục đích làm
cho học sinh có vốn từ vựng đầy đủ, phục vụ cho quá trình học tiếng, nắm được ý nghĩa,
cách sử dụng của từ vựng trong quá trình giao tiếp.

- Các kĩ năng dạy từ khác nhau sẽ làm cho học sinh cảm thấy hứng thú với môn học, ghi nhớ
từ vựng với ngữ cảnh giao tiếp, nâng cao khả năng tự học hỏi, học sinh sẽ tự làm giàu
được vốn từ và tự kiểm tra được quá trình sử dụng từ của mình. Học sinh sẽ chủ động
trong các tình huống giao tiếp cũng như tiếp thu kiến thức mới.
Trong giới hạn của đề tài này chỉ đề cập đến các kĩ năng giới thiệu và kiểm tra việc dạy và
học từ vựng.
II. Kĩ năng giới thiệu từ vựng.
Giai đoạn đầu trong việc dạy từ vựng là phần giới thiệu từ mới với học sinh. Giới thiệu từ
mới có vai trò rất quan trọng trong một giờ học tiếng Anh. Nó có thể giúp học sinh nắm được
bao quát nội dung bài học, nắm được nghĩa của từ, cách sử dụng qua phần giới thiệu ban đầu
của giáo viên. Thông thường để giới thiệu một từ mới, giáo viên thường thực hiện các bước
sau:
- Gợi mở từ dạy bằng tranh vẽ, vật thật, ví dụ, tình huống......
- Giới thiệu từ dạy bằng tiếng Anh
- Cho học sinh nghe 3 lần
- Học sinh lặp lại từ mới (đồng thanh 2-3 lần)
- Học sinh lặp lại cá nhân (2-3 học sinh)
- Giáo viên trình bày từ dạy lên bảng
- Kiểm tra nghĩa từ bằng tiếng việt
- Kiểm tra trọng âm của từ
- Khi dạy xong tất cả từ mới, học sinh viết vào vở.
Song tất nhiên không phải từ mới nào xuất hiện trong quá trình giảng bài cho học sinh cũng
được đưa vào phần giới thiệu từ mới. Người giáo viên phải biết lựa chọn, xác định từ tích
cực, chủ động trong quá trình để giảng dạy và cố gắng phát huy hết khả năng tự học hỏi của
học sinh đối với những loại từ không tích cực. Bên cạnh đó giáo viên còn phải biết sắp xếp
các từ vựng sẽ dạy trong bài theo một trình tự hợp lý, hoặc tạo các lời dẫn gợi mở theo chủ
điểm bài học.
Ví dụ 1. UNIT 1: LESSON 4: READING (GRADE 8)
Từ vựng dạy gồm 8 từ.
- Character (n) : Tính cách

- Sociable (a) : Cởi mở
- Volunteer (n) : Tình nguyện
- Orphanage (n) : Trại trẻ mồ côi
- Reserved (a) : Kín đáo
- Public (n) : Đám đông
- Sence of humor (n) : Tính hài hước.
- Tell jokes (v) : Kể chuyện tếu.
Song, giáo viên chỉ cần giới thiệu 5 từ: character, orphanage, reserved, sociable, tell jokes.
Còn 3 từ: public, volunteer, sence of humor để học sinh chủ động tìm hiểu trong quá trình đọc
bài. và với 5 từ mới phải dạy, giáo viên nên sắp xếp chúng theo trình tự dạy.
1. orphanage
2. character
3. sociable
4. reserved
5. tell jokes.
Với lời dẫn cụ thể như sau:
Giới thiệu từ orphanage giáo viên có thể nói “It’s a place where childen without parents
live”. Học sinh sẽ hiểu ngay được từ đó nói về cái gì. Tiếp tục các bước của trình tự giới thiệu
từ, giáo viên có thể hỏi học sinh “What does tinh cach mean in English?” Học sinh có thể trả
lời “It’s mean character”nếu các em biết hoặc “We don’t know” nếu các em không biết.
Trong trường hợp này giáo viên có thể nói luôn: tính cách means character in English (giới
thiệu từ character). Giáo viên tiếp tục: Người ưa hoạt động, dễ gần gũi với những người lạ,
giao tiếp rộng thì người dó có tính cách như thế nào? – Học sinh trả lời được từ cởi mở (giới
thiệu từ sociable). Giáo viên hỏi tiếp: Trái với tính cởi mở là tính gì? – Học sinh trả lời được
từ kín đáo, trầm tính (giới thiệu từ reserved). Bạn X lớp mình hay kể chuyện gì làm cả lớp
buồn cười? – Học sinh trả lời được từ kể chuyện tếu (giới thiệu từ tell jokes).
Ví dụ 2. UNIT 2: LESSON 2: SPEAK (GRADE 9)
Từ vựng dạy gồm 6 từ theo trình tự:
- Short sleeved blouse (n)
- Sleeveless(a): Không có tay (áo)

- Faded (a): Bạc màu
- Plain (a): Trơn, không có hoa văn
- Plaid (a): Kẻ ca rô
- Baggy (a): Rộng thùng thình.
Giới thiệu từ “short- sleeved blouse”và từ “faded”giáo viên có thể dùng vật thực, giới thiệu từ
“plaid”giáo viên có thể vẽ lên bảng, giới thiệu từ “plain”, “baggy”, và “sleeveless”giáo viên
có thể dùng tranh ảnh.
Ví dụ 3. UNIT 9: LESON 1: LISTEN AND READ.
Từ vựng dạy gồm 4 từ, sắp xếp theo trình tự.
- ambulance (n) : xe cứu thương
- emergency (n) : ca cấp cứu
- unconcious (n) : bất tỉnh
- bleed (v) : chảy máu
Với lời dẫn cụ thể như sau:
Giáo viên cho học sinh xem tranh và hỏi “what’s this?”. Học sinh trả lời: Xe cứu thương.
Giáo viên nói: xe cứu thương means ambulance in English. (giới thiệu từ ambulance).Giáo
viên hỏi: Khi nào chúng ta cần đến một xe cứu thương. Học sinh trả lời: Khi có ca cấp cứu
(giới thiệu từ emergency). “tỉnh táo” tiếng Anh nói thế nào? – Concious – Em có biết từ đối
nghĩa với “concious” là gì ? (giới thiệu từ unconcious). – Khi chúng ta bị cắt vào tay thì có
hiện tượng gì ? – chảy máu (giới thiệu từ bleed).
Bên cạnh việc sắp xếp, bố trí thứ tự từ vựng để dạy giáo viên còn phải sử dụng các kĩ năng
giới thiệu từ mới, tạo sự hấp dẫn với học sinh thông qua các kĩ năng giới thiệu từ. Ta cũng
biết lượng thời gian để giới thiệu từ vựng trong một giờ học chiếm một phần nhỏ, chỉ từ 5
đến 7 phút (và tối đa là 10 phút) nên khi giới thiệu từ giáo viên phải thực hiện việc dẫn dắt
sao cho thật rõ ràng, cụ thể, đơn giản và nhanh chóng. Giáo viên phải lựa chọn kĩ năng giới
thiệu từ cho phù hợp, vừa để thu hút sự tập trung của học sinh, vừa để học sinh có thể ghi nhớ
từ vựng ở giai đoạn đầu.
Với ví dụ 1, 2 và 3 vừa nêu ở trên, ta thấy một bài dạy giáo viên sử dụng nhiều kĩ năng khác
nhau để giới thiệu từ.
Ví dụ 1:Giới thiệu từ thông qua.

- Gợi ý : orphanage
- Dịch : character
- Tình huống : sociable
- Trái nghĩa : reserved
- Vật thật làm ví dụ: tell jokes
Ví dụ 2: Giới thiệu từ thông qua.
- Vật thật : Short – sleeved blouse, faded
- Vẽ : plaid
- Tranh ảnh: plain, baggy, sleeveless.
Ví dụ 3 : Giới thiệu từ thông qua.
- Tranh ảnh: ambulance.
- Tình huống : emergency, bleed
- Trái nghĩa : unconcious.
Kĩ năng giới thiệu từ rất phong phú, song sử dụng chúng ra sao, sử dụng khi nào và với mục
đích gì lại là vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ và áp dụng linh hoạt để đạt được
mục đích giảng dạy.
* Các kĩ năng giới thiệu từ thông dụng là:
1 Giới thiệu từ vựng thông qua các vật dụng trực quan.
+ Vật thật: Ví dụ: - bulb/water bill (unit 7- grade9)
- doll (unit 9 – grade 9)
+Tranh ảnh: Ví dụ: - eye chart/wheel chair (unit 9)
- graze (unit 4 – grade 8)
Với sách giáo khoa mới lớp 8 – 9 hiện nay có nhiều tranh ảnh đẹp, giáo viên có thể tận dụng
điều này để thực hiện giới thiệu từ vựng cho học sinh.
2. Giới thiệu từ thông qua hành động của giáo viên.
Ví dụ: Wrap/mix/press (unit 10)
Brush teeth/get dress (grade 6)
3. Giới thiệu từ thông qua ngữ cảnh:
Giúp học sinh hiểu cách sử dụng từ được học và sử dụng đúng trong từng tình huống giao
tiếp.

Ví dụ: award (unit 13) ; guarantee (unit 14) grade 8
Control (unit 5) ; innovation (unit 7) grade 9
4. Giới thiệu từ thông qua các từ đồng nghĩa,trái nghĩa.
Là một cách kết hợp vừa giới thiệu từ mới, vừa ôn luyện được phần từ đã dạy.
Ví dụ: noisy >< quiet (unit8) different >< same.
5. Giới thiệu từ thông qua các ví dụ.
Kỹ năng này giúp học sinh có tập hợp từ theo chủ điểm.
Ví dụ:
Chores: do the washing up, sweep the floor, cook, tidy up, make the bed....
Subjects:math, history, english.......
6. Giới thiệu từ bằng phương pháp dịch nghĩa.
Kỹ năng này giúp giáo viên giới thiệu từ một cách ngắn gọn, không tốn thời gian, nhất là với
các từ có nghĩa trừu tượng.
Ví dụ: demonstrate (unit2) ; contact (unit 10)
Behavior (unit 5); deposit (unit 10)
Nói tóm lại: Sử dụng kĩ năng giới thiệu từ vựng chính là tìm cách tiếp cận với sự lĩnh hội kiến
thức của học sinh một cách gần nhất, dễ dàng nhất, giúp học sinh thu nhận kiến thức nhanh
hơn, hứng thú với bài học hơn. Và để đạt được hiệu quả cao trong phần giới thiệu từ vựng
ngoài việc lựa chọn các kĩ năng giới thiệu từ phù hợp, giáo viên còn phải thực hiện phần phát
âm từ một cách chuẩn mực, trình bày từ đúng chính xác và rõ ràng trên bảng để học sinh nhận
biết từ được dạy ở mọi góc độ khách quan.
III. Kiểm tra
Kiểm tra từ vựng của học sinh cũng là một phần quan trọng trong quá trình dạy học. Nó xác
định xem học sinh nắm được từ ở mức độ nào. Việc kiểm tra thường diễn ra dưới hai cấp độ;
Đơn giản và hoàn thiện.
1. Kiểm tra đơn giản.
Kiểm tra đơn giản là việc kiểm tra từ vựng riêng lẻ, kiểm tra ngay sau khi hoàn thành việc
giới thiệu từ vựng. Các hoạt động kiểm tra ở từng bài giảng thường được giáo viên nêu ra
dưới dạng các trò chơi khiến học sinh thích thú, say mê với bài học, kích thích sự ganh đua
trong học tập.

Ví dụ như:
- Rub out and remember: Xóa phần từ đã giới thiệu trên bảng và yêu cầu học sinh tái tạo lại ở
trên bảng
- Slap the board: Viết phần từ vừa giới thiệu hoặc dán tranh thể hiện từ trên bảng. Yêu cầu
học sinh vỗ vào phần từ hoặc tranh khi nghe giáo viên đọc từ đó (từ trên bảng bằng tiếng Anh
thì đọc bằng tiếng Việt và ngược lại)
- What and Where: Viết từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, cho học sinh đọc và
xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ đúng vị trí cũ của nó.
- Jumbled words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau yêu cầu học sinh viết lại
từ cho đúng.
- Word square: Giáo viên chuẩn bị ô chữ có chứa các từ đã giới thiệu, yêu cầu học sinh
khoanh tròn các từ mà các em tìm thấy.
- Netword: Học sinh viết mạng từ theo chủ điểm
- Bingo: Học sinh chọn 5 từ trong số các từ mà giáo viên gợi ý trên bảng, sau khi nghe giáo
viên đọc, nếu học sinh nào nghe có được 5 từ trước nhất thì hô to “bingo”
- Guessing game: Một học sinh viết từ vào một tờ giấy hoặc sử dụng hình ảnh từ, sau đó dùng
các từ khác miêu tả, diễn đạt từ đó cho các học sinh khác đoán.
- Matching: Một cột giáo viên viết từ, còn cột thứ hai viết khái niệm hoặc định nghĩa không
theo thứ tự của cột thứ nhất, sau yêu cầu học sinh nối từ với khái niệm hoặc định nghĩa của
chúng.
- Ordering: Giáo viên yêu cầu học sinh viết các từ vào vở, sau đó giáo viên đọc một đoạn văn
ngắn có chứa các từ đó, học sinh nghe và đánh dấu thứ tự các từ theo trình tự đọc.
Các kĩ năng kiểm tra được thực hiện ở mỗi giờ dạy khác nhau để tạo ra sự mới mẻ, không gây
nhàm chán cho học sinh. Song ta cũng cần chú ý đến đối tượng học sinh, hay chính là trình độ
nhận thức của học sinh nhanh hay chậm để đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện thường
xuyên và với mọi học sinh. Đối với các học sinh khá, tiếp thu nhanh giáo viên sử dụng các kĩ
năng thường mang tính chất yêu cầu học sinh tái tạo lại phần từ đã học như ; Rubout and
remember, slap the board, what and where, net word ... Đối với học sinh yếu, tiếp thu chậm
hơn thì sử dụng các cách kiểm tra mang tính gợi mở từ như: jumbled words, wordsquare,
matching, ordering ...

2. Kiểm tra hoàn thiện.
Bên cạnh việc kiểm tra đơn giản, còn có kiểm tra hoàn thiện. Kiểm tra hoàn thiện được thực
hiện sau khi phần từ vựng được thực hành, ôn luyện và củng cố trong các giờ thực hành nói –
viết, giờ luyện kĩ năng nghe, đọc, viết. Loại kiểm tra này thường diễn ra dưới dạng kiểm tra
nói hoặc viết. Giáo viên có thể thực hiện ngay trong phần warm up” của bài dạy hoặc dưới
dạng kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, 45 phút hoặc kiểm tra học kỳ.
Ví dụ:
- Gap fill: Học sinh điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện một câu hoặc một đoạn văn.
- Choose the best anwser: Học sinh chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án gợi ý.
- Put words in the right order: Học sinh sắp xếp các từ xáo trộn thành câu hoàn chỉnh.
- Write sentence from the words given: Học sinh viết câu từ các từ gợi ý.
- Chain game: Học sinh làm việc trong nhóm, người sau bổ xung ý thêm vào câu của
người trước.
- Dictation: Học sinh nghe và chép chính tả.
- Nought and crosses: Học sinh thực hiện kiểm tra từ vựng dưới dạng các mẫu câu thực
hành giao tiếp.
- Pyramid: Học sinh viết các câu theo chủ điểm dưới hình thức tổ chức từ cá nhân đến
nhóm nhỏ, nhóm lớn để dần bổ xung ý cho nhau.
Muc đích của việc kiểm tra hoàn thiện này nhằm kiểm tra học sinh có hiểu và sử dụng đúng
từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể không, và bên cạnh đó còn nhằm giúp học sinh xây
dựng được vốn từ vựng đầy đủ và phong phú, việc kiểm tra có thể thực hiện theo từng yêu
cầu cụ thể hoặc tổng hợp chung trong bài kiểm tra 45 phút hoặc kiểm tra học kỳ.
- Kiểm tra nghe: Gap fill, Choose the best answer, dictation.
- Kiểm tra nói : Chain game, nought and crosses

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×