Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

đề cương sinh 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.48 KB, 23 trang )

1. 1.Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở
rễ cây?
- Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (thẩm thấu) nước
di chuyển từ nơi môi trường có nồng độ chất tan thấp (đất)vào môi
trường có nồng độ chất tan cao (tế bào rễ)
- Các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ theo 2 cơ chế:
 Thụ động: theo chiều nồng độ từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng
độ thấp
 Chủ động: đối với 1 số ion cây có nhu cầu cao như (K+) di chuyển
ngược chiều nồng độ và phải cần cung cấp năng lượng
2.
Mach go
Mach ray
Cấu tạo
+ Là những tế bào chết
+ Thành tế bào có chứa lignin
+ Các tế bào nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên

+ Là những tế bào sống, gồm ống rây và tế bào kèm
+ Các ống rây nối đầu với nhau thành những ống dài đi
từ lá xuống rễ.
Thành phần dịch
+ Nước, muối khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ
[FONT="]E[/FONT] Là các sản phẩm được đồng hóa ở lá:
+ Saccarôzơ, axit amin…..
+ Một số ion khoáng được sử dụng lại
Động lực
[FONT="]E[/FONT] Là sự phối hợp của 3 lực:
+ Áp suất rễ
+ Lực hút do thoát hơi nước ở lá
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách tế bào mạch gỗ


[FONT="]E[/FONT] Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan
nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)
3.Quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật.
- Gồm 2 quá trình:
+ Quá trình khử nitrat.
+ Quá trình đồng hóa NO3- trong mô thực vật.


a. Quá trình khử nitrat.
- Quá trình chuyển hóa NO3- thành NH3 trong mô thực vật theo sơ đồ sau:
NO3- → NO2- → NH3
b. Quá trình đồng hóa NO3- trong mô thực vật:
- Amin hóa trực tiếp:
axit xêtô + NH3 → aa
- Chuyển vị amin:
aa + axit xêtô → aa mới + axit xêtô mới
- Hình thành:
aa đicacbôxilic + NH3 → amit
Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ.1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong
đất:Chuyển hóa nitơ hữu cơ gồm:
- Quá trình amôn hóa:
Nitơi hữu cơ + VSV -> NH4+
- Quá trình nitrat hóa:
NH4 (nhờ Nitrosoman) -> NO2- (nhờ nitrobacter) -> NO3Cây hấp thụ NO3- nhờ lông hút.
2. Quá trình cố định nitơ :- Con đường hóa học cố định nitơ:N2 + H2 → NH3- Con đường
sinh học cố định nitơ: do các VSV thực hiện.+ Nhóm VSV sống tự do: Vi khuẩn lam.+ Nhóm
VSV sống cộng sinh: các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium…
4.Quang hợp là gì ?
- Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra
cacbonhidrat và oxy từ khí và H2O.

- Phương trình tổng quát :
6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 +6O2
Hệ sắc tố quang hợp :
- Hệ sắc tố quang hợp gồm :
+ Diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.
+ Các sắc tố phụ : (Carotenoit) hấp thụ và truyề năng lượng cho diệp lục a
- Sơ đồ :
Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm.
8.Pha sáng của quang hợpchuyển hóa năng lượng của ánh sáng mà diệp lục đã hấp thụ thành
năng lượng trong liên kết hóa học của ATP & NADPH
- Pha sáng diễn ra ở tilacoit khi có chiếu sáng.
- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li
nước, O2 được giải phóng là oxi của nước.
2H2O --> 4 H+ + 4 e- + O2
- ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
5.Ảnh huong cua cac nguyen to ngoai canh toi quang hop
Cường độ ánh sáng
- Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng.
- Điểm bù áng sáng: Cường độ AS tối thiểu để (QH) = cường độ hô hấp (HH).
- Điểm no ánh sáng: Cường độ AS tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.


2. Quang phổ ánh sáng:
- Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.
- Thực vật không hấp thụ tia lục.
- Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các aa, protein
- Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat
II. Nồng độ CO2 :
- Nồng độ CO2 tăng thì cường độ tăng
- Điểm bù CO2: Nồng độ CO2 tối thiểu để QH =HH.

- Điểm bão hòa CO2: Khi nồng độ CO2 tối đa để cường độ QH đạt cực đại.
III. Nước:
- Là yếu tố rất quan trọng đối với quang hợp.
+ Nguyên liệu cho QH.
+ Điều tiết đóng mở khí khổng.
+ Môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
+ Là dung môi hòa tan các chất…
IV. Nhiệt độ, dinh dưỡng khoáng :
- Ảnh hưởng của nhiệt độ :
+Nhiệt độ tăng thìcường độ QH tăng.
+ Nhiệt độ tối ưu cho QH ở thực vật là : 250 - 350C.
+ QH ngừng ở 450 - 500 C.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng khoáng : Dinh dưỡng khoáng có ảnh hưởng nhiều mặt đến quang
hợp.
10.Quang hop va nang suat cay trong
95 % năng suất cây trồngQH quyết định 90
- Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng
trong suốt thời gian sinh trưởng.
- Năng suất kinh tế: là 1 phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong cơ quan chứa sản
phẩm có giá trị kinh tế đối với con người (hạt, quả, củ,. . )

summerloverain, 9 Tháng mười hai 2010
#1

2.

summerloverainGuest


11.Hô hấp ở thực vật là gì ?

- Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử
cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần
năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
- Phương trình tổng quát :
C6H12O6 +6O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Q
So sánh hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí?
Hô hấp hiếu khí:
- Nguyên liệu: các chất hữu cơ
- Chất nhận e : oxi
- Sản phẩm: C02 , H20, năng lượng
- Nơi diễn ra:
+ vsv nhân thực: các mào ti thể
+ vsv nhân sơ: màng sinh chất.
* Hô hấp kị khí:- Nguyên liệu: các chất hữu cơ
- Chất nhận e: phân tử vô cơ như NO3-, S04 2-, ...
- Sản phẩm: năng lượng
- Nơi xảy ra: màng sinh chất
Phân biệt đường phân với chu trình crep và chuỗi truyền electron hô hấp?
Đường phân:
- Xảy ra tại tế bào chất
- Biến đổi từ glucozơ -----> axit piruvic ( C3H4O3); ATP và NADH
- Sản phẩm:
C6 H12 O6 -----> 2 axit piruvic + 2 ATP + 2NADH
Chu trình creb:
- Xảy ra tại chất nền của ti thể.
- Biến đổi từ axit piruvic ------> axetyl - coenzim A -----> oxi hóa tạo thành FADH2 và NADH; ATP
và CO2
- Sản phẩm:
2 Axit piruvic ------> 2 Axêtyl - CoA + 2 CO2 + 2 NADH
2 Axêtyl - CoA ------> 4 CO2 + 6 NADH + 2 FADH2 + 2ATP

Chuỗi truyền e hô hấp:
- Xảy ra tại màng trong của ti thể.
- Biến đổi từ NADH; FADH2 ------> ATP và nước
- Sản phẩm
10 NADH ------> 30 ATP + H2O
2 FADH2 ------> 4 ATP + H2O
13.HÔ HẤP LÀ GÌ
- Hô hấp là tập họp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các
chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra
ngoài. Hô hấp bao gồm hô hấp ngoài và hô hấp trong


14.hướng động : hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân
kích thích theo một phương hướng xác định
- 2 kiểu hướng động :
+ Hướng động dương: Vận động sinh dưỡng hướng về nguồn kích thích
+ Hướng động âm: Vận động tránh xa nguồn kích thích.
15.I. KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG
+ Trả lời kích thích không định hướng
+ Các loại ứng động: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động, ứng
động tổn thương…
16.So sánh sự trao dổi khí ở cơ thê thưc vât va cơ thê đông vât?
* Giống nhau: -hoạt động theo cơ chế khuếch tán ( sự chênh lệch nồng độ CO2, O2 giữa cơ
thể với môi trường ngoài).
- bản chất đều là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ đồng thời giải phóng năng lượng từ
các hoạt động sống và CO2.
* Khác nhau:
- ở thực vật không có con đường trao đổi khí.
- ở động vật có con đường trao đổi khí riêng( như khí quản là 1 ví dụ...).
- bề mặt trao đổi khí ở thực vật gồm khí khổng ở lá, bì khổng ( lỗ vỏ) ở thân cây, rễ cây.

- bề mặt trao đổi khí ở động vật thì tùy từng loài khác nhau theo chiều tiến hóa sau:
+ bề mặt cơ thể
+ hệ thống ống khí
+ mang
+ phổi
Ngoài ra ở thực vật ngoài quá trình hô hấp còn có quá trình quang hợp trao đổi khí với môi
trường bên ngoài.
19.Động lực đẩy dòng mạch gỗ:
Là sự phối hợp của 3 lực:
* Lực đẩy (áp suất rễ).
* Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
* Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. .
*. Động lực của dòng mạch rây:
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …)
12.bai 15& 16
II. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ CƠ QUAN TIÊU HOÁ
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào. Tiêu hoá thức ăn ở động vật đơn
bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào. Các enzim từ lizoxôm vào không bào tiêu
hoá để thủy phân thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để tế bào sử dụng.
III. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT CÓ TÚI TIÊU HOÁ
- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá
- Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào
và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn.
Sau đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành
túi tiêu hóa.
IV. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT CÓ ỐNG TIÊU HOÁ
- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau


- Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ

học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài
- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không
xương sống
V. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HOÁ Ở THÚ ĂN THỊT VÀ THÚ ĂN THỰC VẬT
1. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt
STT Bộ phận Cấu tạo Chức năng?
1. Miệng Răng cửa
Răng nanh to khỏe
Răng trước hàm và răng ăn thịt
2. Dạ dày Dạ dày đơn to, khỏe, có các enzim tiêu hóa
3. Ruột Ruột non ngắn
Ruột già
Ruột tịt
2. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật
STT Bộ phận Cấu tạo Chức năng?
1. Miệng Tấm sừng
Răng cửa và răng nanh
Răng trước hàm, răng hàm
2. Dạ dày Dạ dày thỏ
Dạ dày thú nhai lai(
3. Ruột Ruột non dài
Manh tràng lớn
Ruột già
14.Bai 18 & 19
1. Hệ tuần hoàn hở
- Có những đoạn máu không lưu thông trong mạch máu mà tràn vào khoang cơ thể và trộn lẫn
với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu và dịch mô.
- Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ chậm
- Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai..) và chân khớp (côn trùng, tôm..)

2. Hệ tuần hoàn kín
- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh
mạch sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh
- Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống
- Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn ở cá, hệ tuần hoàn kép ở các nhóm động vật có
phổi
*Tính tự động của tim
- Là khả năng co dãn tự động theo chu kì nhờ hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập họp
sợi đặc biệt có trong thành tim gồm: nút xong nhỉ, nút nhỉ thất, bó His và mạng puốckin
*Chu kỳ hoạt động của tim
- Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhỉ, sau đó là pha co tâm thất


và cuối cùng là pha dãn chung
*Huyết áp
- Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch khi tim co bóp đẩy máu vào động mạch
- Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co. Huyết áp tâm trương ứng với lúc tim giãn
- Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu,
sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.
*. Vận tốc máu
- Là tốc độ máu chảy trong 1 giây. Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tổng tiết diện của
mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
15.Bai 20
Vai trò của thận
- Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt
nước và các chất hoà tan trong máu.
- thậnàKhi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… tăng cường tái hấp
thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.à uống
nước vào. àkhát nước

duy trì áp suất thẩm thấu.à thận tăng thải nước à- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm
*. Vai trò của gan
- Gan tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ của các chất hoà
tan trong máu như glucôzơ…
- tuyến tụy tiết raàSau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao insulin, làm cho gan
chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời nồng độ glucôzơ trong máuàkích thích tế bào
nhận và sử dụng glucôzơ giảm và duy trì ổn định
- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều tuyết tụy tiết ra glucagônà nồng độ glucôzơ trong máu
giảm àglucôzơ nồng độ glucôzơàgiúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu trong
máu tăng lên và duy trì ổn định
* VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG VIỆC CÂN BẰNG pH NỘI MÔI
- Các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2, axit lactic… có thể làm
thay đổi pH của máu làm rối loạn hoạt động của cơ thể.
- pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận

1.
2. âu hỏi:
1. Tại sao ăn sắn hay bị say? Để tránh bị say
sắn ,khi chế biến cần chú ý những gì?
2. Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng mưa
axit?
3. Tại sao khi truyền dịch người ta truyền vào
tĩnh mạch mà không truyền vào động mạch?
4.Tại sao khi bị cảm người ta có thể dùng dây
bạc để đánh cảm? Sau khi đánh cảm dây bạc bị
hóa đen, làm cách nào để dây bạc sáng trở lại?
5.Tại sao cơm nhai càng kĩ lại càng cảm thấy
ngọt?vì sao ăn cơm cháy lại có vị ngọt hơn cơm
bình thường?



các bác giúp tớ với nha.........hi....mong là thứ 7
đã có câu trả lời..:x

mybiu, 25 Tháng mười một 2011
#1

3.

hocmai.sinhhocGuest
Một số câu hỏi vận dụng
Câu 1: Nguyên nhân là do chất acid cyanhydric - một chất độc mạnh có trong sắn. Chất này có thể gây
tử vong nếu quá nhiều và nạn nhân không được cấp cứu kịp thời. Thường thì sau khi ăn sắn vài giờ, nếu
bị ngộ độc cyanhydric, nạn nhân sẽ thấy mặt nóng bừng, chóng mặt, váng đầu, ù tai, ngứa ngáy, chân
tay nặng, người vật vã, buồn nôn, nôn, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy, run, co giật, có khi sốt, thậm chí tử
vong. Khi có người bị ngộ độc sắn cần phải có biện pháp xử lý kịp thời bằng cách: gây nôn cho nạn
nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển nạn nhân đến khoa chống độc hoặc khoa cấp
cứu hồi sức. Khi mua và chế biến sắn, muốn không bị ngộ độc cần chú ý: mua sắn tươi vừa mới dỡ về.
Khi chế biến phải lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ và mở vung khi đun để chất độc bay
hơi bớt. Sắn chưa chế biến thì phải vùi xuống đất. Nên ăn sắn luộc với đường, mật để trung hòa acid
cyanhydric. Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu bị ngộ độc, sẽ khó xử lý kịp.
Câu 2: Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Đây là hậu quả của quá trình phát
triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
Quá trình tạo nên mưa axít
Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn
trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như :lưu huỳnh đioxit (SO2)
và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric
(H2SO4) và axit nitric(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước
mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa
có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước

mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người.
Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây:
* Lưu huỳnh:
S + O2 → SO2;
Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít.
SO2 + OH· → HOSO2·;
Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxyl.
HOSO2· + O2 → HO2· + SO3;
Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2· và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2· và SO3 (lưu huỳnh triôxít).


SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l);
Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axít sulfuric H2SO4. Đây chính là thành phần chủ
yếu của mưa axít.
* Nitơ:
N2 + O2 → 2NO;
2NO + O2 → 2NO2;
3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k);
Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axít.
Tác hại
Mưa axit được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948 tại Thuỵ Điển. Người ta đã thấy rằng mưa axit rất
nguy hại đến môi trường sống, trong xây dựng, trong bảo tồn di tích lịch sử...
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ
pH của hồ tăng lên, lượng nước trong ao hồ sẽ giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu
hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa
ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi
(Ca), magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm,
mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Mưa axit còn phá huỷ
các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở
loét bề mặt bằng đá của các công trình.

Mưa axit gây hư hại các công trình, song cũng đem lại lợi ích đáng kể. Các nhà khoa học vừa phát hiện
thấy những cơn mưa chứa axit sunphuaric làm giảm phát thải methane từ những đầm lầy(Đầm lầy là nơi
sản ra lượng lớn khí methane), nhờ đó hạn chế hiện tượng trái đất nóng lên.
Mưa axit tàn phá công trình nghệ thuật:
Một cuộc điều tra toàn cầu mới đây đã cho thấy thành phần sunphua trong các cơn mưa này có thể ngăn
cản trái đất ấm lên, bằng việc tác động vào quá trình sản xuất khí methane tự nhiên của vi khuẩn trong
đầm lầy.Methane chiếm 22% trong các yếu tố gây ra hiệu ứng nhà kính. Và các vi khuẩn ở đầm lầy là thủ
phạm sản xuất chính. Chúng tiêu thụ chất nền (gồm hydro và axetat) trong than bùn, rồi giải phóng
methane vào khí quyển. Nhưng trong đầm lầy ngoài vi khuẩn sinh methane, còn có vi khuẩn ăn sunphua
cạnh tranh thức ăn với chúng. Khi mưa axit đổ xuống, nhóm vi khuẩn này sẽ sử dụng sunphua, đồng thời
tiêu thụ luôn phần chất nền đáng lý được dành cho vi khuẩn sinh methane. Do vậy, các vi khuẩn sinh
methane bị "đói" và sản xuất ra ít khí nhà kính. Nhiều thí nghiệm cho thấy phần sunphua lắng đọng có
thể làm giảm quá trình sinh methane tới 30%.
Câu 3: Khi tiêm người ta thường tiêm vào tĩnh mạch vì những lý do sau: </SPAN>
- Động mạch có áp lực cao, khi rút kim tiêm ra thường gây phụt máu
- Động mạch nằm sâu trong thịt nên khó thấy
- Tĩnh mạch có lòng mạch rộng nên dễ luồn kim tiêm
- Tĩnh mạch nằm nông hơn động mạch nên dễ tìm thấy
Câu 4: Những người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua có tính độc. Khi
đánh cảm bằng bạc, do lưu huỳnh có ái lực mạnh với Ag nên xẩy ra phản ứng tạo Ag2S màu đen, do đó
loại được chất độc khỏi cơ thể.
2Ag + - S - <--> Ag2S (đen)
Trong nước tiểu có NH3, khi ngâm dây bạc vào xẩy ra phản ứng
Ag2S + 4NH3 <--> 2[Ag(NH3)2]+ + S2Ag2S bị hòa tan , bề mặt Ag lại trở nên sáng trở lại.
Câu 5
Trong khoang miệng, chỉ có tinh bột trong thức ăn được biến đổi hoá học dưới tác dụng của enzim
amilaza trong nước bọt. Amilaza thủy phân tinh bột thành đường mantôzơ. </SPAN>
amilaza
Tinh bột -------------------- → mantôzơ
Chính vì vậy mà khi ta ăn cơm nhai lâu tức là đường mantozơ được tạo ra càng nhiều dẫn đến ta càng

có cảm giác ngọt.
Trong hạt cơm có chứa tinh bột với thành phần là amilozo và amilopectin được tạo ra bởi các đơn phân


là glucozo, khi nấu cơm thì phần dưới đáy nồi chịu nhiệt độ cao hơn nên các liên kết glicozit bị đứt gãy
làm mạch cacbonhidrat ngắn lại, một số có thể bị cắt đến tận glucozo, vì vậy khi ăn thì phần cơm cháy ở
dưới có chứa nhiều cacbonhidrat mạch ngắn hơn nên gây cảm giác ngọt hơn (dễ tan và dễ bị phân cắt
bởi enzim trong miệng hơn)

hocmai.sinhhoc, 25 Tháng mười một 2011
#2

4.

hazamakurooGuest
Mong thầy giải chi tiết giúp em bài nay ạ !! em đang cần gấp !!
Bài 1 : Cho tự thụ phấn 10 cây ngô hạt tím quả có râu thu đc 1920 cây ngô đời F1,trong đó có
1380 cay hạt tím,quả râu;204 cây hạt tím,ko râu;300 cây hạt trắng,quả ko râu.Biết mỗi gen quy
định 1 tính trạng và các cặp gen phân li độc lập nhau,mỗi cây chỉ có 1 quả và số lượng hạt mỗi
quả xem như bằng nhau.
Xác định kiểu gen và số lượng cá thể thuộc mỗi loại kiểu gen của 10 cây ngô ban đầu
Bài 2 : Ở 1 loài cây có 1 dãy gồm 30 alen quy đnhj tính trạng bất thụ. Tìm số KG tạo ra mà
trong mỗi KG có các alen khác nhau ?
Bài 3 : tần số tương đối của A trong phần đực là 0,8 , trong cái là 0,4
tần số tương đối của a trong phần đực là 0,2 , trong cái là 0,6
1. XĐ cấu trúc di truyền của QT ở thế hệ 1
2.CTDT ở trạng thái cân bằng ?

Câu hỏi ôn tập sinh học 11 - Sinh lý Động vật theo từng chương (có lời giải )
Câu hỏi ôn tập sinh học 11

Hệ thống các câu hỏi tự luận ôn tập kiến thức Sinh học 11. Tài liệu tham khảo cho giáo viên và tư liệu tự học
cho học sinh. Hệ thống câu hỏi gồm các phần :
Cảm ứng ở động vật
Bài 1: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật?
Lời giải
+ Về cơ quan cảm ứng: từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận và trả
lời kích thích. ở động vật có hệ thần kinh, từ dạng thần kinh lưới đến dạng thần kinh chuỗi, thần kinh hạch và
cuối cùng là dạng thần kinh ống.
+ Về cơ chế cảm ứng (sự tiếp nhận và trả lời kích thích): từ chỗ chỉ là sự biến đổi cấu trúc của các phân tử
prôtêin gây nên sự vận động của chất nguyên sinh (ở các động vật đơn bào) đến sự tiếp nhận dẫn truyền kích
thích và trả lời lại các kích thích (ở các sinh vật đa bào).
+ ở các động vật có hệ thần kinh: từ phản xạ đơn đến phản xạ chuỗi, từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ


có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích ứng linh hoạt trước mọi sự đổi thay của điều kiện môi trường.
Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, bảo đảm cho cơ thể thích
nghi để tồn tại và phát triển.
Bài 2: Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
Lời giải
Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi, phía trong màng tế
bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.
Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu là do:
+ Nồng độ ion kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào.
+ Các cổng kali mở (tính thấm chọn lọc đối với K +) nên các K + ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra
ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt
trong màng tích điện âm.
+ Bơm Na - K vận chuyển K + từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K +
bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào.
Bài 3: Trình bày vai trò của bơm Na - K ?
Lời giải

Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là prôtêin) có ở trên màng tế bào. Bơm này có nhiệm vụ chuyển
K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên
ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ. Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do
ATP cung cấp (hình 27.3).
Bơm Na B - K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong
trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện.
Bài 4: Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào ?
Lời giải
- Điện thế hoạt động là sự biến đổi rất nhanh điện thế nghỉ ở màng tế bào, từ phân cực sang mất phân cực, đảo
cực và tái phân cực.
- Khi bị kích thích, cổng Na + mở rộng nên Na + khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào gây ra mất phân
cực và đảo cực. Tiếp đó, cổng K + mở rộng hơn, còn cổng Na + đóng lại. K + đi qua màng ra ngoài tế bào dẫn
đến tái phân cực.
Bài 5: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có màng miêlin khác có màng miêlin như
thế nào? Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có màng miêlin theo cách nhảy cóc ?
Lời giải
- Trên sợi thần kinh không có màng miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề
bên.
- Trên sợi thần kinh có màng miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo
Ranvie khác. Do lan truyền theo lối nhảy cóc nên tốc độ lan truyền nhanh hơn so với trên sợi không có màng
miêlin.
- Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo
Ranvie này sang eo Ranvie khác.
Bài 6: Nêu khái niệm xi náp. Cấu tạo của xi náp hoá học ? Quá trình chuyển giao xung thần kinh qua
xináp gồm các giai đoạn nào ?
Lời giải
- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác
(tế bào cơ, tế bào tuyến...)
- Xináp gồm: màng trước, màng sau, khe xináp và chuỳ xináp. Chuỳ xináp có các túi chứa chất trung gian hoá
học.

- Các giai đoạn của quá trình chuyển giao xung thần kinh qua xi nap
+ Xung thần kinh lan truyền đến chuỳ xináp và làm Ca ++ đi vào trong chuỳ xináp.


+ Ca++ làm cho các túi chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi
qua khe xináp đến màng sau.
+ Chất trung gian hoá học gắn vào thụ quan ở màng sau gây xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế
hoạt động hình thành lan truyền đi tiếp.
Bài 7: Sự lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh khác trong cung phản xạ như thế nào?
Lời giải
Truyền xung trong sợi thần kinh Hưng phấn được truyền đi trong sợi thần kinh dưới dạng xung thần kinh theo
cả hai chiều (kể từ nơi kích thích)
Truyền xung trong cung phản xạ Trong cung phản xạ hưng phấn chỉ được dẫn truyền theo một chiều nhất định
từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng
Bài 8: Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xinap. Hãy giải thích tác dụng của các
loại thuốc atrôpin, aminazin đối với người và dipterex đối với giun kí sinh trong hệ tiêu hoá của lợn.
Lời giải
- Dùng thuốc atropin phong bế màng sau xinap sẽ làm mất khả năng nhận cảm của màng sau xinap với chất
axetylcholin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau.
- Thuốc aminazin có tác dụng tương tự như enzim aminoxidaza là làm phân giải adrenalin, vì thế làm giảm bớt
lượng thông tin về não nên dẫn đến an thần.
- Thuốc tẩy giun sán dipterex khi được lợn uống vào ruột thuốc sẽ ngấm vào giun sán và phá huỷ enzim
cholinesteraza ở các xinap. Do đó, sự phân giải chất axetylcholin không xảy ra. Axetylcholin sẽ tích tụ nhiều ở
màng sau xinap gây hưng phấn liên tục, cơ của giun sán sẽ co tetanos liên tục làm chúng cứng đờ không bám
được vào niêm mạc ruột - bị đẩy theo phân ra ngoài.
Bài 9: Tập tính là gì ? Phân biệt và cho ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được ?
Lời giải
Tập tính là những chuỗi những phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên
ngoài cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
+ Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho

loài.
Ví dụ: Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới. Tập tính
phóng lưỡi bắt mồi của cóc, tập tính sinh sản ở động vật, tập tính di cư, ve sầu kêu vào ngày hè oi ả, ếch đực
kêu vào mùa sinh sản.
+ Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống, thông qua học tập và rút kinh
nghiệm, có thể thay đổi.
Ví dụ: Một số động vật vốn không sợ người nhưng nếu bị đuổi bắt, chúng sẽ học được kinh nghiệm chạy trốn
thật nhanh khi nhìn thấy người, chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy.
Bài 10: Ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của
chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao?
Lời giải
Động vật bậc thấp hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản, số lượng tế bào thần kinh ít, nên khả năng học tập rất
thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có
nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả năng tiếp thu bài học kém và không có nhiều thời gian để học và rút
kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ tập tính bẩm sinh.
Bài 11: Tại sao động vật có hệ thần kinh phát triển và người có rất nhiều tập tính học được?
Lời giải
Động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm.Tập tính ngày càng hoàn
thiện do phần học tập được bổ xung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với bẩm sinh. Ngoài ra động vật
có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho
phép động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với các điều
kiện sống luôn biến đổi.


Bài 12: Hãy cho biết ưu điểm và nhược điểm của tập tính sống bầy đàn ở động vật.
Hướng dẫn
- ưu điểm của tập tính sống bầy đàn trong kiếm ăn, tự vệ, bảo vệ con non, xây dựng nơi ở:
+ Kiếm ăn: chó sói cùng chung sức săn đuổi con mồi, con đầu đàn của hươu hướng dẫn cả đàn tìm đến nơi
nhiều thức ăn.
+ Tự vệ: khi gặp nguy hiểm, nhiều con trong bầy đàn bò rừng đực quây thàng vòng tròn bảo vệ con non và con

cái.
+ Xây dựng nơi ở: kiến, mối, ong cùng hợp sức xây tổ.
- Nhược điểm: tập trung số lượng lớn nhiều khi dẫn đến khó khăn về thức ăn.
Bài 13: ở một số loài chó sói, các cá thể thường sống thành từng đàn chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất
định, chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu
đàn này có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước sau đó còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp.
Không những thế, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết đi hoặc quá già yếu
thì con khoẻ mạnh thứ 2 đứng kế tiếp con đầu đàn sẽ lên thay thế.
Các hiện tượng trên mô tả hai loại tập tính xã hội quan trọng của loài sói. Hãy cho biết đó là những loại
tập tính gì và những tập tính này mang lại lợi ích gì cho loài?
Lời giải
- Cả hai loại tập tính xã hội như tập tính lãnh thổ và thứ bậc đều góp phần hạn chế sự tăng trưởng quá mức của
quần thể.
- Nhiều loài sinh vật có tập tính lãnh thổ và tập tính thứ bậc có thể hạn chế sự tăng trưởng của quần thể ở mức
bằng hoặc dưới sức mang của môi trường. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con
đực được phép tham gia sinh sản.
- Tập tính thứ bậc còn có ý nghĩa quan trọng đối với quần thể là đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con
đầu đàn.
Bài 14: Thế nào là hành động rập khuôn? Hành động rập khuôn có liên quan gì tới bản năng?
Lời giải
Khi một con vật phản ứng lại tín hiệu của môi trường bằng một loạt các hành động mà một khi hành động khơi
mào đã xảy ra thì các hành động tiếp theo tự động được diễn ra. Tập tính này là đặc thù cho loài. Người ta gọi
tập tính này là kiểu hành động rập khuôn.
Bản năng là một loạt những hành động rập khuôn mang tính di truyền. Khi một con vật lần đầu tiên gặp một
tín hiệu nào đó của môi trường nó phản ứng lại bằng hành động mang tính rập khuôn đặc thù cho loài thì tập
tính đó được gọi là bản năng.

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bài 1: Khái niệm về sinh trưởng, phát triển, sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
Lời giải

- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số
lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hoá của tế bào làm cây ra hoa,
kết quả, tạo hạt.
- Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng theo chiều dài của thân và rễ cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân
và đỉnh rễ.
- Sinh trưởng thứ cấp là của cây thân gỗ do tầng phát sinh mạch dẫn (mô phân sinh bên) hoạt động tạo ra. Sinh
trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác, mạch rây.
Bài 2: Sinh trưởng thứ cấp khác với sinh trưởng sơ cấp ở điểm nào ?
Lời giải
Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày (đường kính) của cây do hoạt động của mô phân sinh bên (tầng phát sinh)


gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ
phân chia tạo nên.
Bài 3: Trình bày mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Lời giải
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp nhau của quá trình trao đổi chất. Sự biến đổi về số lượng ở
rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả và hạt.
Hai quá trình này gọi là pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản (mốc là sự
ra hoa).
Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm hay ngược lại. có thể cả hai
đều nhanh hay đều chậm.
Bài 4: Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng.
Lời giải
Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do bản thân cơ thể tiết ra có tác dụng điều hoà hoạt động giữa các phần
khác nhau trong cây.
Đặc điểm chung:
- Là các hợp chất hữu cơ được tạo nên trong một phần của cơ thể và di chuyển đến các phần khác, tại đó gây ra
các hiện tượng kích thích hay ức chế sinh trưởng.

- Với nồng độ rất thấp có thể gây những biến đổi lớn trong cơ thể.
- Trong cây, hoocmon thực vật di chuyển trong mô mạch gỗ và mạch libe.
- Phitôhoocmoncó tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmon động vật bậc cao.
- Khác biệt với enzym là chất xúc tác cho một phản ứng sinh hoá, hoocmon hoạt hoá cả một chương trình phát
sinh hình thái như kíc thích hạt và chồi nảy mầm bao gồm rất nhiều quá trình và nhiều phản ứng hoá sinh.
Bài 5: Có mấy nhóm hoocmôn thực vật. Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ của chúng.
Lời giải
Auxin: kích thích ra rễ của cành giâm (chiết) và kích thích thụ tinh tạo hạt.
Gibêrêlin: pha ngủ cho mầm hạt, củ khoai tây và tạo quả không hạt.
Xitôkinin: Nuôi cấy tế bào và mô thực vật (nhân giống vô tínha) và kích thích sinh trưởng của chồi non.
Êtilen: Thúc quả xanh chóng chín và cảm ứng ra hoa ở cây dứa (tạo dứa trái vụ).
Axit abxixic: ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá.
Bài 6: Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ sẽ ra hoa.
1. Phải hiểu độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ thế nào cho đúng?
2. Cho ví dụ một quang chu kì cụ thể để cây này có thể ra hoa.
3. Cây này có thể ra hoa được không trong quang chu kì: 12 giờ chiếu sáng / 6 giờ trong tối / bật sáng
trong tối / 6 giờ trong tối?
Lời giải
1. Phải hiểu 9 giờ là số giờ đêm dài nhất đối với cây ngày dài. Vì vậy tất cả các quang chu kì có số giờ đêm
dưới 9 giờ sẽ làm cho cây ngày dài ra hoaP
2. Ví dụ 16 giờ chiếu sáng /8 giờ trong tối.
3. Ra hoa được vì thời gian ban đêm R (thời gian tối quyết định quá trình ra hoa và ta đã cắt đêm dài 12 giờ tối
thành 2 đêm ngắn (6 giờ tối). Ví dụ cây thanh long ra hoa trái vụ vào mùa đông khi ta thắp đèn ban đêm.
Sinh trưởng, phát triển ở động vật
I- Bài tập có lời giải
Bài 1: Dưới đây là sơ đồ phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không
hoàn toàn. Em hãy chú thích cho mỗi sơ đồ và phân biệt phát triển qua biến thái và không qua biến
thái? Phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn?



Lời giải
- Chú thích các hình:
+ Hình 1: Phát triển không qua biến thái.
+ Hình 2: Phát triển qua biến thái hoàn toàn.
+ Hình 3: Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
- Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật gọi
là biến thái.
- Phát triển không qua biến thái (sinh trưởng và phát triển trực tiếp) là kiểu phát triển mà con non có các đặc
điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
- Phát triển qua biến thái (sinh trưởng và phát triển gián tiếp) là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm
hình thái, cấu tạo và sinh lý hoàn toàn khác với con trưởng thành.
- Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà con non có hình dạng,
cấu tạo và sinh lí hoàn toàn khác với con trưởng thành, trải qua các giai đoạn biến đổi trung gian con non biến
đổi thành con trưởng thành.
- Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu sinh trưởng và phát triển mà con non chưa phát
triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác con non biến đổi thành con trưởng thành.
Bài 2: Tại sao thiếu iốt trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu


lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
Lời giải
Iốt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iốt dẫn tới thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin dẫn đến làm
giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn
làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn,
nào ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.
Bài 3: Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt
như thế nào?
Lời giải
- Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rétt) làm thân nhiệt của động vật giảm theo, các quá
trình chuyển hoá trong cơ thể giảm thậm chí bị rối loạn, các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm

ăn... giảm. Điều này làm quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.
- Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rétt), do thân nhiệt cao hơn nhiều so
với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt
đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng
lên, các chất bị ôxy hoá nhiều hơn, nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxy hoá (tăng khẩu phần
ăn so với ngày bình thườngt) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào
những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích
luỹ các chất dự trữ chống rét.
Bài 4: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh
trưởng và phát triển của chúng?
Lời giải
- Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu (giàu tia tử ngoại g) giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ.
Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hoá canxi để hình
thành xương qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
- Không nên tắm cho trẻ khi ánh sáng mạnh vì nhiều tia cực tím sẽ có hại cho sự phát triển của của trẻ.
II- bài tập tự giải:
Bài 1: Tại sao gà trống sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa,
không biết gáy, mất bản năng sinh dục, béo lên?
Bài 2: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ loại hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể
chất và tâm sinh lí?
Bài 3: Tại sao thức ăn lại có thể ảnh hưởng mạnh lên sinh trưởng và phát triển ở động vật?
Bài 4: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường
không gây hại cho cây trồng?
Bài 5: Điều gì sẽ xảy ra khi cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc?
Bài 6: Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì và do tác động của những hoocmon nào?
Bài 7: Cho vài ví dụ về các yếu tố của môi trường sống ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật
và người.
Bài 8: Hãy tìm một số ví dụ về thực tiễn cải tạo di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát
triển nhanh, năng suất cao.



Sinh sản
A- sinh sản ở thực vật
I- bài tập có lời giải:
Bài 1: Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính.
Lời giải
*Sinh sản vô tính có ưu điểm:
+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
+ Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.
*Sinh sản vô tính có nhược điểm:
Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng
loạt cá thể bị chết.
Bài 2: Khi ghép cành tại sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép và phải buộc chặt cành ghép (hoặc mắt ghép)
vào gốc ghép? Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt.
Lời giải
- Phải cắt bỏ hết lá ở càng ghép vì để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi
các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh, được đảm bảo.
- Phải buộc chặt cành ghép (hoặc mắt ghéph) vào gốc ghép nhằm để mô dẫn (mạch gỗ và mạch libem) nhanh
chóng nối liền nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và các chất dinh dưỡng từ gốc ghép đến được tế bào
của cành ghép hoặc mắt ghép được dễ dàng.
ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt:
- Giữ nguyên được tính trạng con người mong muốn.
- Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5 năm
tuỳ loài cây, tuỳ tuổi sinh lý của cành.
Bài 3: Nêu vai trò của sinh sản vô tính đối với chu trình sống của thực vật và vai trò của hình thức sinh
sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp.
Lời giải

Sinh sản vô tính giúp cây duy trì nòi giống, sống qua được mùa bất lợi ở dạng thân củ, thân rễ, căn hành và
phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
Vai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp: có thể duy trì các tính trạng tốt cho con
người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn, tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, như giống
khoai tây sạch bệnh, phục chế các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cấy mô và tế bào thực vật,
giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao.
Bài 4: Sinh sản hữu tính là gì? ở thực vật có hoa sinh sản hữu tính diễn ra như thế nào?
Lời giải
Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của các giao tử đực S (n) và cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu của cá thể mới.
Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa:
+ Sự hình thành giao tử ở thực vật: giao tử được hình thành từ thể giao tử, thể giao tử lại được sinh ra từ bào tử
đơn bội qua giảm phân.
+ Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, một hoà nhập với trứng, nhân thứ hai hợp nhất với
nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín (thực vật có hoa).
Bài 5: Nêu những đặc trưng của sinh sản hữu tính?


Lời giải
Sinh sản hữu tính có những đặc trưng sau:
- Trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao tử), luôn
có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
- Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính:
+ Tăng khả năng thích nghi của hậu thế đối với môi trường sống luôn biến đổi.
+ Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá.
Bài 6: Tại sao nói sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi và giúp cho quần thể tồn tại được
trong môi trường biến động?
Lời giải
Cơ sở của sinh sản hữu tính là sự phân bào giảm nhiễm mà điểm mấu chốt là sự hình thành giao tử đực (tinh
trùng) và giao tử cái (noãn) và sự kết hợp giữa chúng.

Sinh sản hữu tính làm tăng tính biến dị di truyền ở thế hệ con. Thông qua giảm phân và sự thụ tinh ngẫu nhiên,
rất nhiều tổ hợp gen khác nhau sẽ được hình thành từ một số ít bộ gen ban đầu. Mức biến dị di truyền của một
quần thể càng lớn thì khả năng thì khả năng thích nghi với môi trường biến động ngày càng cao. Trên nguyên
tắc khi môi trường thay đổi hoàn toàn và đột ngột, những cá thể con có mang tổ hợp di truyền biến dị rất khác
lạ sẽ có nhiều may, thích nghi hơn những cá thể con có kiểu gen đồng nhất và giống hệt bố mẹ.
Bài 7: Trình bày quá trình hình thành quả và hạt?
Lời giải
- Hình thành hạt
Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam
bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ (phôi nhũ) là mô
nuôi dưỡng phôi phát triển.
Có hai loại hạt: hạt nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm).
- Hình thành quả
+ Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành. Bầu nhuỵ dày lên, chuyên hoá như một cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và
giúp phát tán hạt.
+ Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt
có thể bị thoái hoá.
Bài 8: Nêu những nét đặc trưng giống và khác nhau trong quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đựct) và
túi phôi (thể giao tử cáit)
Lời giải
* Giống nhau:
Từ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) qua giảm phân hình thành nên 4 giao tử đơn bội (n). Bào tử đơn bội tiếp tục
nguyên phân hình thành nên thể giao tử: Thể giao tử đực (hạt phấn) và thể giao tử cái (túi phôi).
* Khác nhau:
Tất cá 4 tiểu bào tử (bào tử đực n) đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử). Trong lúc
đó, từ 4 đại bào tử đơn bội (bào tử cái) 3 tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3
lần nguyên phân để tạo nên tíu phôi thể giao tử cái).
Bài 9: Thụ tinh kép là gì? ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của cây?
Lời giải
+ Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, một hoà nhập với trứng, nhân thứ hai hợp nhất với

nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín (thực vật có hoa).
+ Vai trò của thụ tinh kép là sự đảm bảo chắc chắn dự trữ chất dinh dưỡng đúng trong noãn đã thụ tinh để nuôi
phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non tự dưỡng đảm bảo cho hậu thế khả năng thích nghi với điều


kiện biến đổi của môi trường sống để duy trì nòi giống.
II- Bài tập tự giải
Bài 1 : Nêu những lợi ích của các phương pháp nhân giống vô tính.
Bài 2 : Tại sao ở cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành?
Bài 3 : Sinh sản là gì? Thế nào là sinh sản vô tính? Vì sao cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cơ thể
mẹ?
Bài 4: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
Sinh sản ở động vật
I- Bài tập có lời giải:
Bài 1: Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính ở động vật?
Lời giải
* Điểm giống nhau:
+ Từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể giống cá thể mẹ, không có sự kết hợp
giữa tinh trùng và trứng.
mới.m
* Điểm khác nhau:
+ Phân đôi dựa trên phân chia đơn giản chất tế bào và nhân (tạo ra các eo thắt để phân chia nhân và chất tế
bào).
+ Trinh sản dự trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới
có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
+ Mọc chồi dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo thành một chồi con, sau đó chồi con tách khỏi
mẹ tạo thành cá thể mới.
+ Phân mảnh dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới.
Bài 2: Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm những giai đoạn nào?
Lời giải

Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là:
+ Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.
+ Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực và cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử).
+ Giai đoạn phát triển phôi thai (hợp tử phát triển thành cơ thể mới).
Bài 3: Phân biệt động vật đơn tính với động vật lưỡng tính, nêu những ưu thế của động vật lưỡng tính?
Lời giải
- Động vật đơn tính là động vật trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái. Động
vật lưỡng tính là động vật trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái.
- ưu thế của động vật lưỡng tính là cả 2 cá thể sau khi thụ tinh đều có thể sinh con, trong khi đó trong 2 cá thể
đơn tính chỉ có một cá thể cái có thể sinh con.
Bài 4: Nêu những ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài?
Lời giải
ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài:
Thụ tinh ngoài có hiệu quả thụ tinh thấp do tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng, đây là một trong


những lý do giải thích tại sao động vật thụ tinh ngoài thường đẻ rất nhiều trứng. Thụ tinh trong là hình thức thụ
tinh đưa tinh trùng vào cơ quan sinh dục của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao.
Bài 5: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ trứng?
Lời giải
ưu điểm của đẻ trứng:
+ Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi di chuyển như động vật đẻ con mang thai.
+ Trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phôi thai như mất nước, ánh sáng mặt trời mạnh, xâm
nhập của vi trùng...
Nhược điểm của đẻ trứng:
+ Phôi thai phát triển đòi hỏi nhiệt độ thích hợp và ổn định, nhưng nhiệt độ môi trường thường xuyên biến
động, vì vậy tỉ lệ trứng nở thành con thấp. Các loài ấp trứng (các loài chim) tạo được nhiệt độ thuận lợi cho
phôi thai phát triển nên thường có tỉ lệ trúng nở thành con cao hơn.
+ Trứng phát triển ở ngoài cơ thể nên dễ bị các loài động vật khác ăn.
Bài 6: Nêu ưu điểm và nhược điểm của đẻ con?

Lời giải
ưu điểm của đẻ con:
+ ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ
thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
+ Phôi thia được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
+ Nhờ 2 lý do trên nên tỉ lệ chết của phôi thai thấp.
Nhược điểm của đẻ con:
+ Mang thai gây khó khăn cho động vật khi bắt mồi, chạy chốn kẻ thù. Thời kỳ kỳ mang thai động vật phải ăn
nhiều hơn để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, nếu không kiếm đủ thức ăn động vật sẽ suy dưỡng, phát
sinh bệnh tật, con non sinh ra sẽ yếu và nhẹ cân.
Bài 7: Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính?
Lời giải
ưu điểm của sinh sản hữu tính:
+ Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động vật có thể thích nghi và phát triển
trong điều kiện sống thay đổi.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
Nhược điểm của sinh sản hữu tính:
+ Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
Bài 8: Trong quá trình tiến hoá, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì
liên quan đến sinh sản? những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?
Lời giải
Những trở ngại liên quan đến sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước.
+ Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng
mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập...
Khắc phục:
+ Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ.
+ Thụ tinh trong.
Bài 9: Nêu chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật?



Lời giải
* Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:
- Về cơ quan sinh sản:
+ Từ chỗ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
+ Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.
+ Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ các cơ quan này nằm
trên các cơ thể riêng biệt: cá thể đực và cá thể cái. (đơn tính).
- Về phương thức sinh sản:
+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm
cho xác xuất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phốig), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.
Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ
tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ qaun sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ
thể.
- Về bảo vệ phôi và chăm sóc con:
Càng lên cao những bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng
tỏ ra hữu hiệu:
+ Từ chỗ trúng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến chỗ bớt lệ thuộc.
+ Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến chỗ được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.
Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của cá
thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến
hoá trong sinh sản.
Bài 10: Có thể điều hoà sinh sản ở động vật bằng những cơ chế nào?
Lời giải
Quá trình sinh sản ở động vật diễn ra bình thường nhờ động vật có cơ chế điều hoà sinh sản. Cơ chế điều hoà
sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sản sinh tinh trùng và sản sinh trứng.
Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các yếu tố môi trường,
trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất. Tuyến nội tiết tăng hay giảm tiết hoocmon sinh dục đều tác
động trực tiếp lên quá trình sản sinh tinh trùng ở tinh hoàn và sản sinh trứng ở buồng trứng.

Hệ thần kinh chi phối quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ nội tiết, trong khi đó các yếu tố môi
trường ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng và trứng thông qua tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.
Bài 11: Cho biết tên các hoomon ảnh hưởng lên quá trình phát triển, chín, rụng trứng và tác động của
chúng đến quá trình trên.
Lời giải
Các hoocmon tham gia điều hoà sản sinh trứng là hoocmon FSH và LH của tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết ra
yếu tố giải phóng GnRH điều hoà tuyến yên tiết FSH và LH.
FSH kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và các tế bào hạt bao quanh tế bào
trứngn, nang trứng sản xuất ra estrôgen).
LH kích thích nang trúng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạy động của thể vàng. Thể vàng tiết ra
hoocmon prôgestêron và estrôgen. Hai hoocmon này kích thích niêm mạc dạ con phát triển (dày lên) chuẩn bị
cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.
Bài 12: Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêron hoặc prôgestêron + estrôgen
tổng hợp) có thể tránh thai. Tại sao?
Lời giải
Uống viên thuốc tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ các hoocmon này trong máu cao và do vậy gây ức chế
lên tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh
được thai.


Bài 13: Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp
như thế nào?
Lời giải
Con người có thể điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp như:
- Điều chỉnh số con ở động vật bằng cách sử dụng hoocmôn (tự nhiên hoặc tổng hợp), thay đổi các yếu tố môi
trường, xử lí giao tử, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi...
- Điều khiển giới tính bằng cách sử dụng hoocmôn, tách tinh trùng,...
- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với
việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, triệt

sản nam và nữ, tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo...
Bài 13: Giả sử 1 cơ thể amip hoàn tất quá trình phân đôi mất 3 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành
sau 18 ngày từ 103 cá thể ban đầu?
Lời giải
Từ một cơ thể sau 1 lần phân đôi (3 ngày3) tạo ra 2 cơ thể mới.
=> Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày (tương ứng với 18t/3=6 lần phân đôi) 26
=> Số cá thể mới tạo thành sau 18 ngày từ 103 ban đầu là 26x103
Bài 14: Trong một lần thúc đẻ cho cá trắm cỏ có trọng lượng trung bình, người ta thu được 8000 hợp tử,
về sau nở thành 8000 cá con. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 25%.
Hãy tính số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng cần thiết để hàon tất quá trình thụ tinh?
Lời giải
- Số trứng đã thụ tinh = số tinh trùng đã thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 8000.
Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% nên => Số trứng cần thiết = (8000x100)/50= 16000 trứng.
=> Số tế bào sinh trứng cần thiết = số trứng cần thiết = 16000 tế bào.
- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25%=> Số tinh trùng cần thiết = (8000x100)/25= 32000 tinh trùng.
Vì mỗi tế bào sinh tinh sinh ra 4 tinh trùng => Số tế bào sinh tinh trùng cần thiết = 32000/4=8000 tế bào
II- bài tập tự giải:
Bài 2: Tầm quan trọng của khả năng sinh sản ở động vật.
Bài 3 : So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật?
Bài 4 : Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.
Bài 5 : Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi, tái sinh được đuôi; tôm, cua chân và càng bị gãy tái sinh đựoc chân và
càng có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Vì sao?
Bài 6 : Vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là một hình thức sinh sản vô
tính?
Bài 7: Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép khó thành công?
Bài 8 : Nhân bản vô tính là gì? ý nghĩa của nhân bản vô tính.
Bài 9 : Trong các hình thức sinh sản hữu tính, hình thức nào tiến hoá nhất?
Bài 10 : Vì sao đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng?
Bài 11 : So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật?



Bài 12 :Tại sao quá trình sinh trứng lại diễn ra theo chu kỳ?
Bài 13: Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật cơ sở sinh học của sinh sản vô tính?
Bài 14 : Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên sử dụng thuốc tránh thai có chứa nhiều hoocmôn sinh dục nữ hoặc
biện pháp triệt sản mà nên chọn sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
Bài 15 : Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ
bất đắc dĩ?
Bài 16 : Tại sao động vật bậc cao không có khả năng sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, nảy chồi và phân
mảnh?

(Nguồn sưu tầm)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×