Tìm hiểu về nhật thực và nguyệt thực
Nhật thực và nguyệt thực là những hiện tượng hết sức thú vị .Hàng ngàn năm về
trước , con người cho ràng mỗi khi hiện tượng này xảy ra là điềm báo cho
những tai hoạ vô cùng khủng khiếp .Nhưng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật
ngày nay thì đây chỉ là những hiện tượng thiên nhiên hết sức bình thường.
Nhật thực
Khi mặt trăng chuyển động quanh TĐ thì TĐ cũng đồng thời cuyển động quanh
mặt trời , bởi vậy có nhiều lúc bộ ba Mặt trời - Mặt trăng -Trái đất gần như thẳng
hàng với nhau .Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng Nhật thực. Lúc này từ TĐ không
nhìn thấy hoặc chỉ nhìn thấy một phần của đĩa Mặt trời tức 1 phần bề mặt TĐ bị
nằm trong bóng tối của mặt trăng .Đây là sơ đồ của hiện tượng này:
Khi nhật thực xảy ra, hầu hết là chỉ có thể nhìn thấy Nhật thực một phần , rất ít
khi nhìn thất nhật thực toàn phần .Vào thời điểm xảy ra nhật thực toàn phần ,
xung quanh đĩa Mặt trời bị che khuất là vầng hào quang có màu sáng bạc , xanh
nhạt dạng lông chim toả ra xung quanh .Cảnh tượng này thật mĩ lệ! Hình ảnh
vầng hào quang ấy là là tầng sắc cầu và tầng nhật hoa của khí quyển mặt
trời.XIn nói rõ hơn là kkhí quyển MTrời gồm có ba tầng :ngoài cùng là nhật hoa ,
giũa là quang cầu , trong là sắc cầu .KHi không có NTTP xảy ra thì chỉ thấy ánh
sáng của tầng quang cầu mà thui.
Có bốn kiểu nhật thực:
• Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che lấp hoàn toàn. Đĩa
Mặt Trời phát sáng bị che khuất bởi vành tối của Mặt Trăng, và có thể quan sát
thấy vầng hào quang nhạt bên ngoài là ánh sáng đến từ vành đai nhật hoa của Mặt
Trời (xem hình trên). Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần nhật thực nào, nhật
thực toàn phần chỉ có thể được quan sát thấy từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất.
Tại một điểm cố định, nhật thực toàn phần chỉ kéo dài vài phút (tối đa 7 phút). Ví
dụ nhật thực toàn phần ở Việt Nam vào năm 1995 chỉ kéo dài gần 2 phút.
• Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng nằm chính xác trên
một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu
kiến của Mặt Trời. Vì thế Mặt Trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh
Mặt Trăng.
Nhật thực hình khuyên
• Nhật thực lai là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình
khuyên. Ở một số điểm trên Trái Đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần;
ở những nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên. Thuật ngữ chung cho nhật thực
toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm.
• Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên
cùng một đường thẳng, và Mặt Trăng chỉ che khuất một phần của Mặt Trời. Hiện
tượng này thường được quan sát thấy ở nhiều nơi trên Trái Đất bên ngoài đường đi
của nhật thực trung tâm. Tuy nhiên, một số kiểu nhật thực chỉ có thể được quan sát
thấy như là nhật thực một phần, bởi vì đường trung tâm không bao giờ giao nhau
với bề mặt của Trái Đất.
Nhật thực một phần ngày 1 tháng 8 năm 2008 chụp tại Áo
Lý do để một số lần nhật thực là nhật thực toàn phần hay kiểu hình khuyên phụ thuộc vào
quỹ đạo hình elíp của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Một trong những sự trùng hợp đáng lưu
tâm nhất trong tự nhiên là (i) Mặt Trời nằm cách xa khoảng 400 lần so với khoảng cách từ
Trái Đất đến Mặt Trăng, và (ii) Mặt Trời cũng có đường kính lớp gấp khoảng 400 lần so
với Mặt Trăng. Vì thế, khi quan sát từ Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng có vẻ có cùng kích
thước trên bầu trời - khoảng 1/2 độ nếu đo góc. Bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái
Đất là hình elíp chứ không phải là hình tròn, vì vậy, ở một số khoảng thời gian Mặt Trăng
ở xa hơn và lúc khác nó lại ở gần Trái Đất hơn so với khoảng cách trung bình.
Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất (gần điểm cận địa), thì nó đủ lớn để
che khuất hoàn toàn cả đĩa sáng của Mặt Trời, và là nhật thực toàn phần. Khi nó ở xa Trái
Đất nhất, (gần điểm viễn địa), nó xuất hiện nhỏ hơn và không thể che khuất hoàn toàn Mặt
Trời. Trong trường hợp đó vẫn còn lại một annulus (hay vòng nhẫn) nhỏ của đĩa sáng Mặt
Trời vẫn không bị che khuất. Vì vậy sinh ra thuật ngữ "nhật thực hình khuyên". Nhật thực
hình khuyên thường xảy ra hơn so với nhật thực toàn phần bởi vì nói chung Mặt Trăng
nằm xa Trái Đất ở khoảng cách ít khi che khuất hoàn toàn được Mặt Trời. Tỷ lệ giữa kích
thước biểu kiến của Mặt Trăng và của Mặt Trời được gọi là độ lớn của nhật thực.
Nguyệt thực
Về nguyên nhân của hiện tượng này cũng tương tự như Nhật thực , khi Mtrời-
Trái đất - Mặt trăng thẳng hàng hoặc gần như thẳng hàng.Nguyệt thực xảy ra
trong những đêm trăng rằm, lúc ấy ta sẽ thấy Mtrăng dần dần bị bóng TĐ che
khuất
Khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra , trông Mtrăng lúc này mờ như một
cái đĩa màu đỏ thẫm .
Nếu bản thân mặt trăng không có khả năng tự phát sáng thì màu đỏ thẫm ấy ở
đâu ra? Nó vẫn đến từ Mtrời. Ánh sáng mặt trời được phản chiếu từ tầng khí
quyển của TĐ .Vì buớc sóng của các tia vàng lục , lam, chàm , tím đều rất ngắn ,
nên hầu như toàn bộ đều bị lớp bụi và hơi nước trong khí khuyển TĐ hấp thụ và
làm tán xạ, chỉ còn các tia màu đỏ và mầu cam có bước sóng dài đủ sức xuyên
qua tầng khí quyển của TĐ phản chiếu lên Mtrăng.Vì vậy, khi có NgTTP , ta thấy
Mtrăng có màu đỏ sẫm.Độ sáng của nó lại chịu sự ảnh hưởng của thời tiết TĐ
nên lúc mờ lúc tỏ, có lúc không nhìn thấy gì.
Chu kì của nhật thực và nguyệt thực
Nguyệt thực xảy ra khi Mtrời – TĐ - Mtrăng gần như thẳng hàng , vị trị này tương
ứng với ngày mồng rằm âm lich hàng tháng.Còn nhật thực xảy ra khi Mtrời-
Mtrăng-TĐ gần như thảng hàng , vị trí này tương ứng với ngày mồng 1 âm lịch
hàng tháng.Nhưng như vậy không có nghĩa là trong các ngày này đều có thể
nhìn thấy hai hiện tượng này mà còn liên quan đến rất nhiều yếu tố khác
TĐ quay một vòng quanh Mtrời hết 1 năm còn Mtrăng quay quanh TĐ một vòng
hết một tháng âm lịch .Ở trên trấi đất ta lại nhìn thấy Mtrời chuyển động quanh
TĐ theo một quỹ đạo là hoàng đạo, còn mặt trăng chuyển động theo quỹ đạo là
bạch đạo.Giá mà hai mặt phẳng hoàng đạo và bạch đạo trùng nhau thì chúng ta
sẽ được chiêm ngưỡng hai hiện tượng này như cơm bữa.Nhưng chúng lại