ĐÈN LồNG VIệT NAM
Những chiếc đèn lồng vốn được xem là biểu trưng của người Trung Hoa. Tuy nhiên,
ngày nay chiếc đèn lồng đã xuất hiện nhiều nơi và được nhiều quốc gia xem như là
một nét đẹp văn hóa.
Đèn lồng trên thế giới
Chiếc đèn lồng của Trung Quốc đã ra đời cách đây hơn 2.000 năm, trở thành nét văn hóa
riêng, huyền bí không nơi nào có được. Người Trung Quốc dùng chiếc đèn lồng thay cho lời
cầu chúc một tương lai tốt đẹp, một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc. Tuy nhiên, cùng với thời
gian và sự giao lưu văn hóa của các nước, thú chơi đèn lồng lan rộng khắp thế giới. Với
công nghệ tiên tiến, tư duy sáng tạo, ngày nay người ta đã làm cho đèn lồng ngày càng hiện
đại và đẹp hơn.
Tại châu Á, ngoài việc làm đèn lồng để đón năm mới hoặc trưng bày, trang trí cho lễ Giáng
sinh, hằng năm nhiều nơi đã tổ chức những cuộc thi làm đèn lồng với sự tham gia của nhiều
nghệ nhân khắp năm châu. Tại Anh, Mỹ, Canada, Úc, lễ hội đèn lồng cũng thường xuyên
được tổ chức. Đèn lồng được làm từ nhiều thứ vật liệu truyền thống như gỗ, giấy, nến cho
đến các chất liệu hiện đại, sử dụng đèn điện đổi màu có nhạc hỗ trợ. Hình dáng đèn lồng tại
các cuộc thi rất đa dạng từ con gà, con bướm đến chiếc đĩa bay, xe đua, tháp nghiêng Pizza,
nhà hát Opera House... Sau mỗi lễ hội là cuộc diễu hành qua các đường phố chính hoặc tổ
chức nhảy múa, đốt pháo hoa...
Đèn lồng Hội An
Du khách đến phố cổ Hội An thường bị hút hồn vào sắc màu huyền hoặc, lung linh của
những chiếc đèn lồng giăng kín các ngả đường vào phố cổ. Có một chút gì như là sự hoài
niệm về quá khứ, rất gần mà cũng rất xa, rất thật mà cũng rất mơ hồ. Dường như không khí
của một thương cảng sầm uất đang hiển hiện về, dưới ánh đèn lồng và dưới bóng những
ngôi nhà cổ đầy chất thơ.
Nghe đâu, trước kia, ở Hội An chỉ có một ít gia đình biết làm đèn lồng và họ cũng chỉ làm
trong các dịp lễ Tết, cưới xin... Khi lượng khách du lịch đến Hội An tăng, nhu cầu mua đèn
lồng làm quà kỷ niệm tăng theo. Và thế là hình thành nghề làm đèn lồng ở phố cổ như ngày
nay.
Đèn lồng Hội An có hình thức, màu sắc khá đa dạng thể hiện vẻ tinh tế, tài hoa của người
thợ Việt Nam. Các nghệ nhân ở Hội An đang dần dần xây dựng nên thương hiệu đèn lồng
Việt Nam. Đèn lồng Hội An khá đẹp, nhẹ và quan trọng là có thể thu gọn lại bằng cách xếp
khung theo nếp để mang đi, vì vậy không ít du khách mua vài chiếc đèn lồng như là sự lưu
giữ kỷ niệm về một phố cổ nên thơ, đồng thời làm quà tặng thật ý nghĩa cho người thân. Đèn
lồng Hội An đang đã trở thành nét văn hóa riêng của phố cổ.
Đèn lồng chất liệu nhựa PP
Đèn lồng chất liệu nhựa PP xuyên sáng, không độc hại, không khung xương và có hoa văn
của Công ty Kỹ Thuật Mới xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường vào khoảng tháng 9/2005
(Tết Trung thu). Đợt “ra quân” đầu tiên này đã đánh bạt đèn lồng Trung Quốc vốn chiếm lĩnh
trên thị trường từ nhiều năm trước.
Đèn lồng chất liệu PP được cấu thành bởi nhiều tấm nhựa phẳng ghép lại, có thể lắp ghép
theo nhiều hình dáng: tròn, oval, ngôi sao, hoa sen, con cá, cà na... ; có thể treo ở bất kỳ nơi
đâu: lễ hội, sân vườn, nhà hàng, khách sạn, nhà ở... và quan trọng là gọn, nhẹ, dễ vận
chuyển. Có lẽ vì vậy mà đèn lồng này đang được nhiều khách hàng trong và ngoài nước
quan tâm. Ngoài Canada đã đặt mua hàng từ tháng 11/2005, khách hàng ở Hồng Kông, Mỹ,
New Zealand cũng đến tham quan và mua mẫu.
Với mong muốn làm cho Tết cổ truyền Việt Nam thêm nhiều màu sắc, phong phú và sinh
động hơn, Công ty Kỹ Thuật Mới đang sản xuất 2 mẫu đèn lồng đặc biệt dành riêng cho Tết
Nguyên đán có in hình hoa mai và câu đối chúc Tết.
Bên cạnh đó, Công ty Kỹ Thuật Mới vừa giới thiệu loại đèn lồng mô phỏng Văn Miếu Quốc
Tử Giám. Theo ông Hà Văn Lô (người thiết kế mẫu đèn lồng này): “Trung Hoa có văn hóa
đèn lồng hơn 2.000 năm, còn ở nước ta gần như còn mờ nhạt. Từ lễ hội, sân khấu hóa đến
các khách sạn, nhà hàng, ở đâu cũng thấy đèn lồng Trung Quốc, không thấy đèn lồng mang
bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đó là điều làm tôi băn khoăn, day dứt mãi. Phải tìm
một biểu tượng gì để khi nhìn vào biết ngay đó là đèn lồng Việt Nam, không phải của Trung
Quốc? Phải sử dụng chất liệu gì, thiết kế như thế nào để “hợp nhãn”người Việt Nam? May
thay, ông Huỳnh Văn Khánh, Tổng Giám đốc Công ty Kỹ Thuật Mới, cũng có chung trăn trở
đó. Sau nhiều ngày đêm tìm tòi, suy nghĩ, chúng tôi đã chọn hình ảnh Văn Miếu Quốc Tử
Giám làm biểu tượng cho đèn lồng Việt Nam”.
Chiếc đèn lồng Quốc Tử Giám có mẫu mã thanh thoát, đường nét hoa văn tinh tế làm toát
lên vẻ trang nghiêm, cổ kính nhưng không kém phần lung linh huyền ảo. Sẽ thật đẹp biết bao
nếu được treo trang trọng trong các lễ hội lớn, các hội trường, sân khấu... ! Ông Khánh cho
biết đang tiếp tục nghiên cứu làm đèn lồng có mô hình chợ Bến Thành, chùa Một Cột, tháp
Rùa... để làm phong phú thêm cho đèn lồng Việt Nam.
Bạn hãy thử treo đèn lồng...