Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

11 thuốc trị tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.25 KB, 4 trang )

THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
* Sinh lý cơ thể về huyết áp: Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu. Huyết áp được
xác định bằng 2 chỉ số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là mức huyết áp cao nhất trong
mạch máu xảy ra khi tim co bóp, còn huyết áp tâm trương là múc huyết áp thấp nhất trong mạch máu xảy ra giữa 2
lần tim co bóp (khi cơ tim được thả lỏng). Huyết áp bình thường ở người trưởng thành là 120/80 mmHg. Mỗi lần tim
co bóp, máu sẽ đi qua các động mạch lớn trước khi tới các động mạch nhỏ. Khi nói về huyết áp là đang nói đến huyết
áp động mạch. Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp động mạch thì chúng ta có công thức như sau:
Huyết áp = Cung lượng tim (CO- Cardio output) x sức cản mạch máu (SVR- Systemic vascular resistance)
2 yếu tố này lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhỏ khác:
+ CO bị ảnh hưởng bởi: nhịp tim (HR), thể tích co bóp (SV).
+ SVR bị ảnh hưởng bởi: đường kính mạch máu (AR- Arteriole radius), độ nhớt của máu (BV- Blood viscosity).
Một người được xác định là tăng huyết áp khi có mứa huyết áp >140/90 mmHg.
- Huyết áp động mạch được điều hòa bởi 2 cơ chế: thần kinh và thể dịch. Trong đó cơ chế thần kinh điều hòa huyết
áp động mạch thông qua hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm. Trung tâm giao cảm điều hòa vận mạch nằm ở gần
hành não và cầu não. Khi kích thích hệ giao cảm, sẽ gây ra tăng huyết áp.
Baro receptor có ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Khi huyết áp thấp, các receptor này
sẽ tiếp nhận thông tin và truyền thông tin tới não thông qua các dây thần kinh.
Các Catecholamin (Nor-Adrenalin, Adrenalin) sẽ được tăng cường tổng hợp từ các hậu hạch giao cảm. các
Catecholamin này sẽ được dẫn truyền qua các dây thần kinh tới các receptor đặc hiệu ở nhiều cơ quan trong cơ thể:








Trên tim: Tại các nút xoang của tim có chứa các TB tạo nhịp tim, điều phối tốc độ đập nhanh hay
chậm của tim. Bề mặt các TB này có receptor β1. Các dây thần kinh giao cảm sẽ truyền Catecholamin
tới gắn vào β1 receptor tại các TB tạo nhịp, kích thích các TB này làm chúng tạo xung nhịp nhanh
hơn, gây tăng nhịp tim. Do cung lượng tim (CO) bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhịp tim nên sẽ làm huyết


áp tăng
Các tế bào cơ tim cũng chứa β1 receptor, các TB cơ tim có chức năng co bóp để tống máu ra khỏi
tim. Khi Catecholamin vắn vào β1 receptor ở cơ tim sẽ làm TB cơ tim co mạnh hơn, làm tăng cả thể
tích co bóp (SV) và tăng nhịp tim (HR) dẫn tới làm tăng cung lượng tim (CO) và làm tăng huyết áp
Tại mạch máu: Tăng cường dẫn truyền hệ giao cảm sẽ làm co cơ trơn các mạch máu khiến cho lòng
mạch trở nên hẹp hơn, tức là làm thu hẹp đường kính mạch máu => làm tăng sức cản ngoại vi
(SVR) nên cũng làm tăng huyết áp.
Hình ảnh phóng to của Sinap thần kinh và tế bào cơ trơn. Các Catecholamin (màu vàng cam) sẽ
được giải phóng và khuếch tán qua khe synap nơi chúng sẽ gắn với các thụ thể chuyên biệt nằm ở
màng sau Synap. α1 receptor có mặt ở màng sau Synap, cụ thể là trên các tb cơ trơn, catecholamine
gắn vào α1 receptor sẽ kích hoạt một chuỗi phản ứng, tác động tới kênh Ca2+ ở màng Tb. Có 2 loại
kênh Ca2+: Type L và Type T. Kênh Ca type L có ở màng Tb cơ trơn thành động mạch, kênh Ca
type T có nhiều ở tim đặc biệt là ở nút xoang và nút nhĩ thất. Lúc này kênh Ca sẽ mở ra và Ca2+ sẽ
đi vào nội bào, gây co cơ trơn, co mạch và làm tăng huyết áp.
Tại màng trước synap còn có receptor α2, khi catecholamine gắn vào receptor α2 sẽ
làm giảm tổng hợp cAMP làm ức chế giải phóng Nor-adrenalin từ tb thần kinh, từ đó làm
giảm nồng độ catecholamine tới gắn vào α1 receptor và gián tiếp ức chế mở kênh Ca.

- Chức năng của thận trong điều hòa huyết áp: Sau khi các Baro-receptor truyền thông tin về não, chúng sẽ kích thích
hệ giao cảm và truyền thông tin tới thận và tuyến thượng thận. Khi bị kích thích thì các TB ở tuyến sẽ tiết ra các
hormone có tác dụng giống với các chất dẫn truyền thần kinh nhưng hiệu quả tác dụng lại kéo dài hơn 10 lần.
các catecholamine này cũng có tác dụng lên receptor β1 ở tim và các receptor α ở mạch máu như trình bày ở trên.
Ở thận thì hệ Renin- Angiotensin hoạt động như sau: Khi lưu lượng máu tới thận hoặc Na+ huyết giảm, sẽ
kích thích tổ chức cạnh cầu thận tiết ra hormone Renin làm cho ez Angiotensinogen (do gan tiết ra) biến đổi Renin
thành Angiotensin-I. Angiotensin-I sẽ đi khắp cơ thể cho tới khi gặp ez ACE (Angiotensin Converting Enzyme hay
còn gọi là men chuyển), men này được tìm thấy chủ yếu ở các mao mạch phổi và biến Angiotensin-I thành


Angiotensin-II. Angiotensin-II gắn vào các receptor đặc hiệu của chúng tại các tb khác nhau trong cơ thể, gây THA.
huyết áp

+ Angiotensin gây co mạch: xảy ra mạnh nhất ở các tiểu động mạch. Tác dụng co mạch của Angiotensine-II
mạnh gấp 30 lần so với Nor-Adrenalin gây tăng huyết áp.










Tại các đơn vị thận, chúng sẽ gây co động mạch tiểu cầu thận, gây mất cân bằng áp suất trong lòng
ống thận, tạo điều kiện cho việc tăng tái hấp thu dịch trong lòng ống. Do dịch được tăng tái hấp thu
từ lòng ống vào máu nên V máu sẽ tăng lên và làm tăng huyết áp.
Cụ thể: tại nhánh lên của quai Henle, Na+/K+/Cl- sẽ được vận chuyển từ lòng ống vào trong thành
ống thông qua kênh đồng vận chuyển đặc hiệu, sau đó Na+ sẽ được hấp thu vào máu thông qua kênh
vận chuyển Na+/K+/ATPase.
Tại ống lượn xa, khoảng 5-10% Na+ được tái hấp thu, kéo theo nước. Tại đây Na+/Cl- sẽ được vận
chuyển vào bên trong thành ống thông qua kênh đồng vận chuyển đặc hiệu. Na+ cũng được tái hấp thu
vào máu thông qua kênh Na+/K+/ATPase.
Tại đoạn cuối của ống lượn xa và đầu ống góp, việc tái hấp thu Na+ cũng xảy ra. Na+ sẽ ra khỏi
lòng ống và vào máu thông qua kênh Na+/K+/ATPase, trong khi K+ đi theo chiều ngược lại. Tại đoạn
này thành ống còn chứa 1 recptor đặc hiệu, khi các Aldosterol (Angiotensin-II kích thích vỏ thượng
thận tăng tiết Aldosterol, giúp tăng tái hấp thu nước và Na+ ở ống lượn xa và ống góp) gắn vào các
receptor này, chúng sẽ làm mở kênh Na+ và kéo Na+ vào trong thành ống.
Ở đoạn cuối ống góp, thành ống có các V2 receptor và trên thành ống có các kênh aquaporine để
vận chuyển nước. Ở đoạn này nước sẽ tái hấp thu trực tiếp mà không kéo theo Na+. Dưới sự kích
thích của Angiotensin-II, hormone chống lợi tiểu (ADH) sẽ được giải phóng từ vùng dưới đồi vào mao
mạch thùy sau tuyến yên. Tại đoạn cuối của ống góp, ADH sẽ gắn vào V 2 receptor gây kích thích các

kênh aquaporin làm tăng tái hấp thu nước và giảm lợi tiểu.

CƠ CHẾ CỦA CÁC THUỐC GÂY HẠ HUYẾT ÁP : nhóm tác động lên hệ giao cảm, hệ nội tiết (ReninAngiotensin), nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm gây giãn mạch trực tiếp.
1. Thuốc chẹn Beta -olol (Propanolol, metoprolol-Betaloc, atenolol-Tenormin, bisoprolol-Concor):

Ức chế không cho catecholamine gắn vào các receptor β1, gây giảm nhịp tim và giảm thể tích co bóp dẫn
tới giảm cung lượng tim (CO) và gây hạ huyết áp.
+ Propanolol ức chế β không chọn lọc nên ức chế cả β2 và β3 gây khá nhiều tdp (khô nhãn cầu,
suyễn, Raynaud, dị ứng,..). Khi điều trị nên chọn thuốc ức chế β1 chọn lọc như Atenolol, Metoprolol.
- Tdp: nhịp chậm, mệt mỏi, huyết áp thấp, giảm ham muốn và co thắt phế quản.
2. Thuốc chẹn α1 receptor (Alfuzosine- Xatral, Prazosin, Terazosin):
Ức chế cạnh tranh với catecholamin trên receptor α1, không làm co mạch nên làm hạ huyết áp. Trên lâm sàng
ngoài điều trị tăng huyết áp còn được chỉ định trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Các thuốc nhóm này
còn có lợi trên chuyển hóa lipid, làm giảm cholesterol toàn phần.
3. Thuốc đồng vận α2 (Methyldopa-Dopegyt, Clonidine)

Tác dụng trái ngược với các thuốc chẹn α1, chúng làm tăng độ nhạy của α2 receptor ở trước synap làm ức
chế giải phóng Nor-Adrenalin, làm giảm Nor-Adrenalin gắn vào α1 receptor.
4. Thuốc chẹn kệnh Ca2+ (nhóm Benzyl-alkyl-amin: verapamil-Isoptin, nhóm Benzothiazepin: DiltiazemHerbesser, nhóm dihydropiridine và dẫn xuất: Amlodipin- Amlorcap, Nifedipine- Adalat):
Thuốc ngăn cản dòng ion Ca2+ vào Tb thông qua kênh vận chuyển Ca. Khi Ca 2+ không thể vào trong nội bào,
cơ trơn sẽ giãn ra và cơ tim sẽ giảm co bóp dẫn tới hạ huyết áp. Ở mạch máu thì chúng chẹn kênh ca type L,
còn trên tb tạo nhịp chúng chẹn kênh Ca type T.
5. Thuốc ưc chế men chuyển -pril (ACEI): Enalapril- Ednyd, Lisinopril- Zestril, Peridopril- Coversyl,
Imidapril- Tanatril.
Angiotensin-I không thể chuyển thành Angiotensine-II.
Tdp: gây ho. Bình thường ACE giúp phân hủy Bradykinin, đây là một chất có vai trò quan trọng trong phản
ứng viêm, gây tăng tính thấm thành mạch và gây đau. Khi ức chế ACE, lượng Bradykinin sẽ tăng lên gây co
thắt phế quản và ho khan.



6. Để hạn chế ho có thể đổi qua thuốc ức chế thụ thể Angiotensine -sartan: Losartan- Cozaar, Valsartan-

Diovan, Irbesartan- Aprovel
Thuốc ức chế cạnh tranh tại thụ thể Angiotensine-II tại các tế bào đích, hiệu quả điều trị tương tự thuốc nhóm
ACEI và có thể dùng thay thế nhóm ACEI nếu Bn ho hoặc không dung nạp thuốc nhóm ACEI. AngiotensineII không được sinh ra và các tác dụng trên mạch, trên đơn vị cầu thận cũng không xảy ra.
7. Thuốc lợi tiểu: lợi tiểu quai, lợi tiểu thiazid và lợi tiểu giữ Kali: Cơ chế chung đều gây giảm thể tích máu
-> giảm thể tích co bóp -> hạ huyết áp.
- Lợi tiểu quai ức chế kênh dồng vận chuyển Na+/K+/Cl- từ đó ngăn tái hấp thu Na+ và nước.
- Lợi tiểu Thiazid (Hydrochlorothiazide): có tác dụng ức chế kênh đồng vận chuyển Na+/Cl- trên thành ống
-Lợi tiểu giữ K+ gồm 2 nhóm:
+ Có Aldosterol (Spironolacton- Aldactone): ức chế không cho aldosterol gắn vào receptor trên thành
ống, làm giảm mở kênh Na+, kéo theo giảm tái hấp thu nước.
+ Không Aldosterol (Amiloride): ức chế trực tiếp kênh Na+ bên trong thành ống góp.
8. Dược liệu:
Nguyên tắc trong điều trị THA là phối hợp việc thay đổi lối sống và kiểm soát được huyết áp ở mức dưới
140/90mmHg.
- Chế độ ăn giảm muối, ăn giàu K+ và Ca2+ rất có ý nghĩa torng việc điều trị tăng huyết áp. Càng ăn ít muối
thì huyết áp càng thấp. Người Vn thường tiêu thụ khoảng 20g muối/ ngày trong khi lượng khuyến cáo chỉ
≤5g, do vậy đây là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp ở người Vn.
- Đỗ trọng (vỏ thân đã sấy khô của cây đỗ trọng): hạ áp do giãn cơ trơn mạch máu, đặc biệt là các mạch máu
ngoại vi. Đỗ trọng còn có tác dụng hạ Cholesterol máu và có tác dụng lợi niệu, diue962 này cũng tăng tác
dụng hạ huyết áp.
- Rễ nhàu: giãn mạch ngoại biên, nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ.
- Mã đề, râu bắp, rau má: lợi tiểu nên cũng hạ huyết áp.
- Trong các bài thuốc điều trị tăng huyết áp, thường được gia giảm thêm hoa hòe vì có rutin làm bền thành
mạch và hạ mỡ máu nên phần nào làm huyết áp ổn định hơn.





×