Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

PP giảng bài tt HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.05 KB, 12 trang )

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÁC PHẨM KINH ĐIỂN TRONG DẠY HỌC MÔN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC
ThS. Nguyễn Văn Hùng
Trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng
Sử dụng tác phẩm kinh điển trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh có
vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn khoa học này. Khi
sử dụng một cách hợp lý những trích dẫn trong tác phẩm kinh điển của Hồ Chí
Minh vào việc giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm tăng tính
phong phú, sâu sắc và khắc sâu được nội dung trọng tâm của bài học, của vấn đề
nghiên cứu. Làm tăng giá trị lý luận cũng như giá trị thực tiễn của môn học, làm
cho bài giảng thêm sức hấp dẫn, sinh động, tăng tính thuyết phục đối với sự nhận
thức của sinh viên. Bài viết đã đưa ra quan niệm về phương pháp sử dụng tác
phẩm kinh điển trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh, tính đặc thù, vai trò,
nội dung và tính hai mặt của việc sử dụng tác phẩm kinh điển trong dạy học môn
tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới
nội dung và phương pháp dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Cao
đẳng và Đại học hiện nay.
1 Đặt vấn đề
Trong thực tiễn giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay cho thấy rằng
việc dạy học của giáo viên vẫn là thuyết trình trên lớp, giảng dạy và truyền thụ chủ yếu
những nội dung trong sách giáo trình. Giáo viên ít quan tâm đến việc nghiên cứu và khai
thác nội dung kinh điển vào trong bài giảng để đi sâu được nội dung bản chất, vấn đề cốt
lõi mà Hồ Chí Minh đã nêu ra. Đồng thời những câu trích dẫn trong sách giáo trình chỉ
mang tính minh họa, chứng minh, chưa đi sâu phân tích nội dung cụ thể của từng luận
điểm của Hồ Chí Minh, những trích dẫn chưa thật sự hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của
người học. Bên cạnh đó trong quá trình dạy học giáo viên ít kết hợp được với những
phương pháp dạy học tích cực khác, làm cho người học bị động trong việc học tập và lĩnh
hội tri thức, làm cho ý thức học tập của đa số sinh viên không cao, phổ biến chỉ là đối
phó để thi. Để khắc phục thực trạng trên tất yếu cần phải đổi mới phương pháp dạy học
và cần thiết phải sử dụng tác phẩm kinh điển để lồng nghép trong quá trình giảng dạy của


giáo viên nhằm mục đích đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập của sinh viên.
2 Nội dung
- Quan niệm về tác phẩm kinh điển và phương pháp sử dụng tác phẩm kinh
điển trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác phẩm kinh điển là tác phẩm chứa đựng những quan điểm, những luận điểm
xuất phát của một học thuyết, của một chủ nghĩa mà những tác phẩm này do những nhà
sáng lập viết ra hay những người thừa nhận như những nhà sáng lập viết ra, tác phẩm đó
phải chứa đựng những nội dung mà người sáng lập đề cập đến. Như vậy, Tác phẩm kinh
điển của Hồ Chí Minh là những cuốn sách, những tác phẩm mà Hồ Chí Minh đã viết, để
trình bày về những quan niệm, quan điểm, hệ thống lý luận về đường lối chiến lược, sách
lược của cách mạng Việt Nam: Cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ
nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ
nghĩa, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xây dựng một
nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.


Trên cơ sở lý luận về phương pháp dạy học, tác phẩm kinh điển, có thể quan niệm
Phương pháp sử dụng tác phẩm kinh điển trong dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phương
pháp sử dụng tác phẩm kinh điển trong dạy học tư tưởng Hồ Chí Minh là cách thức và hệ
thống những thao tác của giáo viên khai thác tác phẩm kinh điển của Hồ Chí Minh thông
qua những trích dẫn để sử dụng vào trong quá trình dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Trong một tác phẩm kinh điển của Hồ Chí Minh chứa đựng nhiều nội dung phản
ánh khác nhau trong một giai đoạn lịch sử nhất định, do đó khi sử dụng tác phẩm kinh
điển trong dạy học Tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là tìm những câu nói, một quan
điểm hay một ý tưởng của Hồ Chí Minh bàn về nội dung vấn đề cần phân tích, để giải
thích, minh họa hay chứng minh cho một luận điểm hay một nội dung tư tưởng của Hồ
Chí Minh. Như vậy, thực chất của việc sử dụng tác phẩm kinh điển trong dạy học Tư
tưởng Hồ Chí Minh là việc khai thác và sử dụng các trích dẫn trong các tác phẩm của Hồ

Chí Minh vào trong quá trình giảng dạy của giáo viên, nhằm mục đích phục vụ cho việc
dạy học đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Mnh.
- Đặc thù của việc sử dụng tác phẩm kinh điển trong dạy học môn tư tưởng Hồ
Chí Minh.
Trong quá trình soạn giảng cũng như trong quá trình giảng dạy môn tư tưởng Hồ
Chí Minh, việc sử dụng những trích dẫn từ sách kinh điển và một số trước tác của Người
là cần thiết, nhưng những trích dẫn phải luôn “chính xác” và “có lương tâm”. Đoạn trích
phải phán ánh đúng đắn tư tưởng của tác giả cả về hình thức và thực chất, không được
lạm dụng các đoạn trích, biến nó thành một phương thức tuyệt đối để trình bày ý nghĩ và
bằng chứng của mình khiến cho bài giảng trở nên nặng nề và phức tạp. Nghiên cứu kinh
điển nhằm tìm hiểu tư tưởng của Hồ Chí Minh ở “tận gốc”, dạng “nguyên thủy”, nó sẽ
đem lại cho người đọc khả năng nhận thức chính xác những vấn đề mà Hồ Chí Minh đề
cập. Khi giảng dạy một quan điểm, một nội dung nào đó của Hồ Chí Minh, thì chỉ có thể
đáng tin cậy nhất, có chất lượng khi khai thác (đọc, ghi chép) chính xác từ các tác phẩm
kinh điển ấy. Như vậy, đặc thù của việc sử dụng tác phẩm kinh điển trong dạy học tư
tưởng Hồ Chí Minh chính là tiêu biểu, điển hình trong dạy học tư tưởng Hồ Chí Minh,
nhưng phải khái quát, hệ thống những vấn đề đặt ra. Nghiên cứu trực tiếp kinh điển cho
ta những “nguyên liệu” thực chất, những kết quả tiếp thu chính xác về mặt lý luận để làm
cơ sở cho việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và qua đó góp phần phát triển lý luận.
- Vai trò của việc sử dụng trích dẫn kinh điển trong dạy học tư tưởng Hồ Chí
Minh
Việc sử dụng trích dẫn các tác phẩm kinh điển trong dạy học tư tưởng Hồ Chí
Minh sẽ đảm bảo tính chính xác, trung thực và tính khoa học của vấn đề liên quan được
luận giải.
Đối với giáo viên: Nghiên cứu và sử dụng tác phẩm kinh điển để phục vụ cho việc
nghiên cứu khoa học, đặc biệt trực tiếp phục vụ cho việc dạy học môn tư tưởng Hồ Chí
Minh. Giáo viên sử dụng tác phẩm kinh điển thông qua các trích dẫn để luận giải cho một
tư tưởng, một nội dung hay một nguyên lý nào đó cho người học, sẽ làm tăng tính khách
quan, khoa học, thêm sức hấp dẫn và khắc sâu được bản chất của vấn đề cần nghiên cứu.
Đối với sinh viên: nghiên cứu tác phẩm kinh điển để phục vụ nghiên cứu khoa

học, để học các chuyên đề và các nội dung bài học trong chương trình sách giáo khoa.
Hiểu rõ và sâu sắc nội dung của một vấn đề, một luận điểm do Hồ Chí Minh khái quát,
đồng thời có thể giúp sinh viên thực hiện tốt luận văn của mình.
Nghiên cứu và sử dụng hợp lý tác phẩm kinh điển của Hồ Chí Minh sẽ góp phần
đổi mới nội dung dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, làm cho người học


hiểu rõ hơn nội dung bài học trong giáo trình. Những trích dẫn “hợp lý” sẽ làm cho các
vấn đề cần nghiên cứu thêm sáng tỏ. Trong quá trình giảng dạy của giáo viên khi sử dụng
một nội dung kinh điển hợp lý sẽ làm tăng tính thuyết phục đối với người nghe, đồng thời
đảm bảo được những nguyên tắc dạy học cho những môn Lý luận chính trị như: nguyên
tắc tính khoa học, nguyên tắc tính đảng và nguyên tắc vững chắc.
Một số tác phẩm kinh điển tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể sử dụng
trong quá trình giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh:
1. Bản án chế độ thực dân pháp (1925) [1. 21-133]
2. Đường Cách mệnh (1927) [2. 257-318]
3. Chánh cương vắn tắt của Đảng (1930) [3. 1-9]
4. Tuyên ngôn độc lập (1945) [4. 9-12]
5. Sửa đổi lối làm việc (1947) [5. 466-543]
6. Đời sống mới (1947) [6. 91-93]
7. Thường thức chính trị (1953) [7. 201-251]
8. Đạo đức cách mạng (1958) [8. 288-301]
9. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969) [9. 497-518]
- Nội dung và hình thức các trích dẫn kinh điển
Khi sử dụng một trích dẫn kinh điển được coi là hợp lý thì yêu cầu đầu tiên, cơ
bản giáo viên phải bám sát nội dung và vấn đề nghiên cứu để dẫn chứng những trích dẫn
kinh điển phù hợp và chính xác.
Nội dung của trích dẫn kinh điển đúng: Phải chính xác về mặt tư tưởng, đồng thời
những trích dẫn phải phù hợp với nội dung và ý tưởng của vấn đề đặt ra nghiên cứu.
Chính xác đến từng câu, chữ, dấu chấm, dấu phẩy.

Hình thức câu trích dẫn: Phải chỉ rõ nguồn gốc trích dẫn, tên tác giả, tên tác
phẩm, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang. Hình thức này đảm bảo tính logic
– lịch sử của nội dung trích dẫn.
Ví dụ: Khi dạy phần (I) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, trong chương VI, Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hóa. Ngoài những trích dẫn trong giáo
trình, giáo viên có thể khai thác một số câu kinh điển, sử dụng để nhấn mạnh và khắc sâu
nội dung trọng tâm của bài học.
- Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 9, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội-2000, tr292)
- Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẽ vang.
… Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ
sệt, rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc
và của loài người mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi
cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ
rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội-2000, tr289-290)
- Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện
bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội-2000, tr301)
- Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô, hủ hóa có hại cho nước. Có đức
không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích được gì ai.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập 8, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội- 2000, tr184)


- Mỗi thanh niên, nhất là một cán bộ phải kiên quyết làm bằng được những điều
sau đây:
a) Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh
nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc)

b) Các việc đáng làm, thì có khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được.
c) Ham làm những việc ích quốc, lợi dân. Không ham địa vị và công danh, phú
quý.
d) Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc.
e) Quyết tâm làm gương về mặt: Siêng năng, tiết kiệm, trong sạch.
f) Chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc. Nói ít, làm nhiều, thân ái, đoàn kết.
(Hồ Chí Minh, toàn tâp, Tập 5, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội-1995, tr296)
- Tính hai mặt của việc sử dụng trích dẫn kinh điển trong dạy học môn tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Trong lý luận dạy học, bất cứ một phương pháp dạy học nào cũng có những yếu tố
tích cực của nó, đồng thời cũng có những hạn chế nhất định. Vậy, đối với việc sử dụng
trích dẫn tác phẩm kinh điển trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh, bên cạnh mặt
tích cực đồng thời cũng chứa đựng những yếu tố hạn chế nhất định.
Mặt tích cực: Trong quá trình dạy học, giáo viên sử dụng những trích dẫn kinh
điển hợp lý, những trích dẫn “đắt” sẽ làm tăng chất lượng, hiệu quả của bài giảng, đem
lại sự hấp dẫn và niềm tin cho người học. Mục đích của việc sử dụng tác phẩm kinh điển
trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm cho sinh viên nắm được những nội
dung cơ bản, những quan niệm, những nguyên lý của tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp sinh
viên nắm chắc và sâu được kiến thức và tích cực, chủ động trong học tập môn tư tưởng
Hồ Chí Minh. Nếu không sử dụng những trích dẫn trong tác phẩm kinh điển vào giảng
dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ không chứng minh được những luận điểm mang tính
nguyên tắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Sẽ không khắc sâu được nội dung trọng tâm của
vấn đề nghiên cứu trên cơ sở lý luận, sẽ không đảm bảo được tính khách quan, khoa học
và logic của bài giảng, làm cho bài giảng bị mờ nhạt. Do đó khi cần nhấn mạnh một vấn
đề, một nội dung bài giảng, dùng những trích dẫn kinh điển sẽ đem lại kết quả cao trong
quá trình nhận thức của sinh viên.
Mặt hạn chế: Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy môn tư tưởng Hồ
Chí Minh, nếu chúng ta không chú ý đến việc sử dụng những trích dẫn kinh điển sẽ làm
cho bài giảng trở nên khô khan, không đảm bảo được tính khoa học, khách quan và tính
thuyết phục của bài giảng. Đồng thời nếu chúng ta chú ý đến trích dẫn kinh điển theo

hướng tuyệt đối hóa, trích dẫn quá nhiều theo hướng kinh viện “tầm chương trích cú” sẽ
làm cho người học cảm thấy nhàm chán trong quá trình nhận thức, sinh viên sẽ không
thấy được giá trị, ý nghĩa của những trích dẫn, gây nên cảm giác không hứng thú khi
nghiên cứu môn học này. Trong quá trình sử dụng trích dẫn tác phẩm kinh điển, nếu
chúng ta sử dụng sai nội dung trích dẫn hay đặt sai vị trí của nội dung bài học sẽ “phản
tác dụng” khi sử dụng trích dẫn tác phẩm kinh điển trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Như vậy, trong qúa trình sử dụng những trích dẫn kinh điển trong dạy học môn tư
tưởng Hồ Chí Minh cần phát huy mặt mạnh (mặt tích cực) và hạn chế mặt yếu (mặt tiêu
cực). Do đó trong qúa trình dạy học, sử dụng nội dung kinh điển “hợp lý” trước hết là
hiểu đúng kinh điển và trích dẫn đúng chỗ. Ngược lại, khi trích dẫn không đúng sẽ làm
sai lệch tinh thần của kinh điển về chính vấn đề đang nghiên cứu, đang bàn đến.
Qua thực tế trong quá trình giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường
Đại học và Cao đẳng cho thấy: Đa số giáo viên và sinh viên đều khẳng định sử dụng


những trích dẫn kinh điển trong dạy học môn tư tưởng Hồ chí Minh là rất cần thiết và
quan trọng trong quá trình dạy học môn khoa học này. Trong qúa trình dạy học, khi sử
dụng trích dẫn kinh điển hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học, khắc sâu
được nội dung trọng tâm của bài giảng, đảm bảo được tính khoa học và khách quan. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy đối với giáo viên do hạn chế về thời gian nghiên cứu và tài liệu
tham khảo, đồng thời do khả năng tiếp nhận của đối tượng còn hạn chế về môn khoa học
này, đối với sinh viên do thái độ học tập của sinh viên không nghiêm túc và không hứng
thú, do hạn chế về thời gian cũng như phương pháp học tập dẫn đến kết quả không cao
trong qúa trình học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh.
Do đó, để sử dụng những trích dẫn kinh điển hiệu quả và thành công trong quá
trình dạy học thì giáo viên cần phải đầu tư cho việc nghiên cứu tác phẩm kinh điển, sử
dụng những trích dẫn kinh điển phù hợp với trình độ nhuận thức của đối tượng đồng thời
khuyến khích và động viên sinh viên tích cực nghiên cứu những tác phẩm kinh điển của
Hồ Chí Minh và tích cực học tập đạt kết quả cao môn khoa học này.

3 Kết luận
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các
trường Cao đẳng và Đại học hiện nay, một vấn đề quan trọng trong quá trình dạy học,
giáo viên cần phải kết hợp một cách linh hoạt và hợp lý giữa việc sử dụng trích dẫn tác
phẩm kinh điển với các phương pháp dạy học tích cực khác nhằm nâng cao hiệu quả
nhận thức cho sinh viên. Muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình sử dụng trích dẫn kinh
điển, trước tiên giáo viên phải đọc trực tiếp tác phẩm kinh điển, đồng thời khi sử dụng
vào việc giảng dạy của mình cần chú ý đến tính hai mặt của nó. Nếu giáo viên không sử
dụng những trích dẫn kinh điển phục vụ cho việc dạy học thì sẽ hạn chế việc chứng minh
những luận điểm khoa học mang tính lý luận, tính nguyên lý trong tư tưởng Hồ Chí Minh
và sẽ không khắc sâu được nội dung trọng tâm của vấn đề nghiên cứu, làm cho bài giảng
mờ nhạt, không đảm bảo được tính khách quan và khoa học. Nếu như giáo viên chú ý
đến việc trích dẫn kinh điển theo hướng tuyệt đối hóa, trích dẫn quá nhiều theo hướng
kinh viện “tầm chương trích cú” sẽ làm cho người học cảm thấy nhàm chán trong quá
trình lĩnh hội tri thức.
Như vậy, sử dụng tác phẩm kinh điển trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh có
vai trò quan trọng trong việc đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng dạy học khi sử dụng
một cách hợp lý những trích dẫn kinh điển của Hồ chí Minh vào việc dạy học môn khoa
học này, góp phần làm tăng tính phong phú, sâu sắc và khắc sâu được nội dung trọng tâm
của bài học đồng thời làm tăng thêm gía trị lý luận cũng như giá trị thực tiễn của môn
học. Nên trong quá trình dạy học của mình giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu
và nghiên cứu một cách nghiêm túc những tác phẩm kinh điển của Hồ Chí Minh sẽ làm
cho bài giảng tăng thêm tính hấp dẫn, sinh động, làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu sẽ làm
tăng tính thuyết phục đối với sự nhận thức của sinh viên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà
2000, trang 21-133
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà

2000, trang 257-318
3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 3, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà
2000, trang 1-9
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà
2000, trang 9-12
5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà
2000, trang 466-543
6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà
2000, trang 91-348
7. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà
2000, trang 201-251
8. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà
2000, trang 288-301
9. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà
2000, trang 497-518

Nội
Nội
Nội
Nội
Nội
Nội
Nội
Nội
Nội

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM
Trần Trọng Đạo
Khoa Khoa học Chính trị

1. Đặt vấn đề:
Đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần lý luận chính trị nói chung, học phần tư tưởng Hồ
Chí Minh nói riêng là yêu cầu cấp thiết trong điều kiện hiện nay để thu hút sự quan tâm, tính tự giác
và tích cực của người học, qua đó cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức,
giá trị văn hoá của tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới,
thông qua dạy chữ để dạy người.
Việc đổi mới PPGD các học phần lý luận chính trị nói chung, học phần tư tưởng Hồ Chí Minh
nói riêng để giúp người học nhận thức và hiểu đúng quan điểm của Bác: “Hiểu chủ nghĩa Mác Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm Chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn
nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin
nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác. Đó là điều thứ
nhất cần rõ... Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao
nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được” [1].
2. Nội dung đổi mới:
2.1. Đổi mới PPGD:
Trước hết, để việc đổi mới đạt kết quả và đúng quy định, đầu tiên, giảng viên xây dựng chương
trình giảng dạy học phần chi tiết trên cơ sở chương trình học phần và ngay buổi học đầu tiên, giảng
viên cung cấp cho người học, đồng thời giới thiệu cụ thể tài liệu tham khảo và địa chỉ tìm kiếm tài
liệu tham khảo của từng chủ đề để SV chủ động học tập.


- Tăng thời gian tự học, thảo luận của SV, giảm thời gian giảng dạy của giảng viên, cụ thể: thời
gian giảng dạy của giảng viên chiếm 50% (15 tiết), SV thảo luận 50% (15 tiết) (quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo: 70% - 30%). Để việc giảng dạy của giảng viên và thảo luận của SV đạt kết
quả tốt, đầu tiên, giảng viên xác định những nội dung sẽ giảng dạy, những nội dung SV tự học trong
từng chủ đề.
Giảng viên lựa chọn những vấn đề trọng tâm trong từng chủ đề để giảng cho người học, ví dụ
như: trong Chủ đề 2 - cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng viên
tập trung chủ yếu thời gian cho việc giảng nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ đề 3 tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, giảng chủ yếu nội dung
tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc; Chủ đề 4 - tư tưởng Hồ Chí Minh về
CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam, giảng chủ yếu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh

về đặc trưng bản chất của CNXH, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam…
Với những nội dung SV tự học (được ghi trong chương trình giảng dạy học phần), giảng viên
hướng dẫn cách học và khái quát một số vấn đề cần tập trung làm rõ, giới thiệu tài liệu cần đọc (ghi
cụ thể trang nào và nguồn tài liệu), đồng thời giảng viên kiểm tra việc tự học của SV trong quá trình
giảng dạy thông qua các câu hỏi kiểm tra kiến thức hoặc vở ghi, cũng có thể cho các nhóm thảo
luận nội dung tự học.
- Sơ đồ hóa một số nội dung trong từng chủ đề của học phần: trong hầu hết các chủ đề, giảng
viên đều sơ đồ hóa các nội dung chính và có giảng giải, qua đó giúp người học hiểu khái quát nội
dung chủ yếu trước khi giảng viên đi sâu phân tích, liên hệ thực tiễn, lấy ví dụ minh họa. Ví dụ sơ
đồ:

Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Dạy học nêu vấn đề: trong mỗi chủ đề, giảng viên lựa chọn nội dung để đặt các câu hỏi ngắn
cho người học. Các câu hỏi được nêu ra đều liên hệ kiến thức với thực tiễn đời sống SV, nhà trường
và xã hội - trên cơ sở kiến thức đã và đang học để luận giải các vấn đề thực tiễn, thời sự đang đặt ra;
tùy điều kiện thời gian và không khí của lớp học, có những câu hỏi để người học phát biểu, trao đổi,
tranh luận, có những câu hỏi giảng viên chủ động tự trả lời.


Ví dụ: khi dạy tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân, giảng viên có thể
hỏi người học: anh/chị hãy cho biết những hoạt động nào của lớp thể hiện lớp học là của tất cả các
thành viên, do các thành viên và vì các thành viên; khi dạy tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên
tắc xây dựng Đảng, giảng viên đặt câu hỏi cho người học: anh/chị hãy cho biết biểu hiện của tập
trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách trong lớp mình? Nếu trong lớp học có một bạn
hay nói chuyện, làm việc riêng và hay tự ái, anh/chị cần làm gì để giúp bạn dần hết tự ái và không
nói chuyện, làm việc riêng?
- Tăng cường liên hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với thực tiễn đất nước và đời sống của SV, trách
nhiệm của SV trong học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên lấy ví dụ từ thực tiễn đất nước và chính người học để
minh họa hoặc cụ thể hóa, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Ví dụ: khi giảng quan điểm Hồ Chí

Minh về các đặc trưng của CNXH, giảng viên liên hệ với thực tiễn đất nước, lý giải những việc đã
làm được và những hạn chế còn tồn tại cùng nguyên nhân, qua đó khẳng định những việc đã làm
được chính là ưu điểm của CNXH, những hạn chế là điều không thể tránh khỏi trong quá trình vận
động đi lên của đất nước, đặc biệt là trong điều kiện của một nước nông nghiệp lạc hậu đang trong
thời kỳ đầu CNH, HĐH; giảng về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH, khi nói về nhiệm vụ “cải
tạo chính bản thân” - đẩy lùi, xóa bỏ những tập quán lạc hậu, tật xấu, giảng viên liên hệ với bài viết
trên mạng internet “Những tật xấu của người Việt thời nay”[2]… đồng thời, giảng viên nói rõ hoặc
cho SV phát biểu/ thảo luận về những việc làm cụ thể của SV để góp phần xây dựng CNXH và đẩy
lùi, tiến tới xóa bỏ những những tập quán lạc hậu, tật xấu.
Khi giảng quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, giảng
viên cho người học lấy ví dụ về việc thực hiện các phẩm chất đạo đức này của chính SV, đồng thời
giảng viên có thể nêu bài viết trên internet về “10 điều giới trẻ thường lãng phí trong cuộc sống”[3].
Để tăng tính thời sự của giờ học, vấn đề quan trọng là giảng viên thường xuyên đọc internet để
cập nhật tình hình thời sự trong nước và thế giới, qua đó có những liên hệ, phân tích và định hướng
cho người học. Ví dụ: khi giảng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất của CNXH, giảng viên liên hệ
với việc chuyển giao quyền lực ở Triều Tiên; giảng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, có thể lấy ví
dụ về vụ án ở Thẩm mỹ viện Cát Tường; giảng quan điểm Hồ Chí Minh về đấu tranh chống lãng
phí, tham nhũng, quan liêu, giảng viên lấy ví dụ về các vụ án ở Vinashin, Vinalines…
- Thảo luận nhóm: trong tuần học đầu tiên, giảng viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (số lượng
SV mỗi nhóm tùy thuộc số lượng SV lớp học), giao câu hỏi thảo luận, thời gian thảo luận và các
yêu cầu cho từng nhóm. Việc lựa chọn và xây dựng nội dung câu hỏi thảo luận sẽ định hướng cho
việc tự học, tích cực suy nghĩ của người học.
Ví dụ câu hỏi thảo luận: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Là một
SV, anh (chị) cho biết mình cần làm gì để góp phần củng cố và tăng cường đoàn kết trong lớp,
Trường và mọi người?. Trình bày nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá? Là một
SV, anh (chị) cho biết mình cần làm gì để góp phần thực hiện tốt nếp sống văn minh, môi trường sư
phạm, đặc biệt là thực hiện quy định 7 điều HSSV Trường ĐH Nha Trang không được làm?
Trong buổi thảo luận, nhóm chịu trách nhiệm chính sẽ trình bày bài đã chuẩn bị từ trước cho cả
lớp nghe, sau đó lớp nhận xét, góp ý cho phần trình bày và đặt các câu hỏi để nhóm tiếp tục suy
nghĩ, trả lời. Vai trò của giảng viên là định hướng và có những gợi ý cần thiết, tổng kết và làm rõ



thêm những vấn đề người học tranh luận, đồng thời khẳng định tính đúng, sai đối với những vấn đề
có thể khẳng định được ngay.
2.2. Đổi mới PPĐG:
- Đánh giá điểm kiểm tra (50%): gồm điểm chuyên cần, điểm làm bài kiểm tra viết (2 bài), điểm
chuẩn bị bài ở nhà, điểm thảo luận.
- Đánh giá điểm thi (50%):
* Bằng tiểu luận (chấm tiểu luận kết hợp với vấn đáp).
Quy trình làm việc: ngay trong tuần học đầu tiên, giảng viên thông báo cho SV yêu cầu viết tiểu
luận, SV được tự lựa chọn, đề xuất tên tiểu luận và gửi cho giảng viên chỉnh sửa, duyệt, sau đó SV
viết đề cương gửi giảng viên chỉnh sửa và duyệt, hai công việc này xong (thực hiện qua email), SV
mới chính thức viết bài (viết tay). Kết thúc đợt học, giảng viên bố trí thời gian để vấn đáp SV các
nội dung của tiểu luận, mục đích chính của vấn đáp là kiểm tra kiến thức, chất lượng tiểu luận và
tránh trường hợp SV chép bài của nhau hoặc nhờ người khác chép bài giúp…
* Bằng đánh giá quá trình: giảng viên cho người học làm hai bài kiểm tra, điểm trung bình
chung của hai bài là điểm thi kết thúc học phần.
2.3. Một số kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân:
- Kết quả đạt được:
Đối với học phần tư tưởng Hồ Chí Minh, việc đổi mới PPGD và ĐG như trên những năm qua
đã đạt được một số kết quả tích cực: ý thức học tập của SV tăng lên, SV đi học chuyên cần và tích
cực phát biểu - các hoạt động này được tính vào điểm tích lũy của học phần.
Việc đổi mới PP kiểm tra, đánh giá góp phần làm cho công tác thi cử nhẹ nhàng hơn, đánh giá
đúng năng lực và sự phấn đấu quá trình của người học, đồng thời không còn hiện tượng SV vi phạm
quy chế thi. Việc đánh giá điểm thi kết thúc học phần bằng tiểu luận với những quy định về kết cấu
tiểu luận và duyệt trước đề cương, giúp cho người học tập dượt với cách thức làm một bài tập, cách
thức nghiên cứu và tập hợp tài liệu để hình thành bài viết của bản thân; gắn quan điểm, tư tưởng Hồ
Chí Minh với trách nhiệm của bản thân trong học tập và rèn luyện, trong công tác xã hội từ thiện;
phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng lý luận để giải thích các vấn đề của thực tiễn . Việc đánh
giá điểm thi kết thúc học phần bằng các bài kiểm tra (đánh giá quá trình), khuyến khích người học

thường xuyên tự học, đánh giá đúng năng lực của người học.
- Hạn chế:
Một số phương pháp giảng dạy có thể đem lại kết quả tốt nhưng chưa được áp dụng như:
phương pháp dạy học thông qua tiếp cận thực tế (đi thăm quan di tích lịch sử trong tỉnh Khánh Hòa,
thăm quan các địa danh mà Bác đã từng sinh sống và làm việc); phương pháp sắm vai (đóng kịch về
Hồ Chí Minh, tái hiện lại những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh...).
Một bộ phận SV chưa chủ động, tự giác học tập, một số nhóm chưa tích cực chuẩn bị và thảo
luận trước các nội dung thảo luận sẽ trình bày trước lớp. Một số SV chưa hứng thú với việc học tập,
học chỉ để lấy điểm, học cho qua môn học.
- Nguyên nhân của hạn chế:


Về phía giảng viên: do áp lực giờ giảng và các công việc khác, số lượng SV trong từng lớp học
nhiều, vấn đề kinh phí nên chưa thể thực hiện phương pháp dạy học thông qua tiếp cận thực tế,
phương pháp sắm vai. Một số nội dung mang tính lý luận, nên khó lấy ví dụ từ thực tiễn sinh động
của cuộc sống.
Về phía người học: một số SV chưa chú tâm đến học tập do đây là các môn chung, nhiều kiến
thức mang tính lý luận ít gắn với ngành nghề mà họ đang học.
Việc dạy các học phần lý luận chính trị nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng trong điều
kiện thế giới có nhiều biến đổi, tình hình trong nước thay đổi nhanh chóng. Đặc biệt là những hạn
chế, yếu kém trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước, những tiêu
cực trong xã hội, một số biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày khác xa với tư tưởng của Hồ Chí
Minh... làm ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của người học.
2.4. Phương hướng:
Tiếp tục thực hiện các phương pháp giảng dạy và đánh giá như trên. Trong đó, tập trung đổi mới
phương giảng dạy, tăng cường liên hệ lý luận với thực tiễn, nêu cao trách nhiệm của bản thân người
học trong việc tham gia giải quyết những hạn chế đang tồn tại trong lớp, trong trường và ngoài xã
hội.
Vận dụng phương pháp sắm vai trong giảng dạy một số nội dung như: sự kiện Bác Hồ ra đi tìm
đường cứu nước ngày 05/6/1911, Bác Hồ về nước năm 1941 và các sự kiện khác theo lựa chọn của

người học.
------------------------CHÚ THÍCH:
[1] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 554.
[2] Những tật xấu của người Việt thời nay”.
[3] 10 điều giới trẻ thường lãng phí trong cuộc sống”.

[2] NHỮNG TẬT XẤU CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI NAY
 A: An phận thủ thường; Ăn bẩn; Ăn người; Ăn cắp vặt, Ăn hơn, làm kém; Ăn tục nói phét; Ảo
tưởng; Ăn xổi ở thì; Ẩu v.v...
 B: Bàng quan; Bảo thủ; Bằng cấp giả; Bán trời không văn tự; Bài ngoại; Bắt cóc bỏ đĩa; Bóc
ngắn, cắn dài; Bè phái; "Buôn dưa lê"; Bới bèo ra bọ v.v...
 C: Cãi nhau to vì chuyện nhỏ; Chen ngang khi phải xếp hàng; Chọc gậy bánh xe; Chụp giật; Chửi
bậy, cục súc; Cờ bạc; Coi thường pháp luật; Cù nhầy; Cửa quyền v.v...
 D: Du di; Dị ứng tri thức; Dzô dzô (ăn nhậu thái quá ) v.v...
 Đ: Đâm bị thóc, chọc bị gạo; Để bụng; Đỏ đen; Đố kỵ; Đùn đẩy v.v...


 E: Ép buộc; Ép uổng v.v...
 G: Gắp lửa bỏ tay người; Gia trưởng; Giả dối; Giàu ghen, khó ghét; Giậu đổ bìm leo v.v...
 H: Hách dịch; Hiếu chiến; Hòa cả làng; Hô khẩu hiệu suông; Hứa hão v.v...
 I: Ích kỷ hại người v.v...
 K: Khoe khoang; Khôn lỏi; Không đúng giờ; Không chính kiến, Kỳ vĩ v.v...
 L: Làm láo, báo cáo hay; Làm liều; Làm theo phong trào; Lập lờ nước đôi; Lệ làng; Lý nhẹ hơn
tình .v.v...
 M: Mạnh ai nấy chạy; Mất đoàn kết khi sung sướng, đầy đủ; Mê tín v.v...
 N: Ném bùn sang ao; Nịnh trên nạt dưới; Nhai to; Nhổ bậy; Nhếch nhác; Ngoáy mũi nơi đông
người; Nói dai, nói dài, nói dại; Nói một đằng, làm một nẻo; Nể nang; Nửa vời v.v...
 O: Oai hão; Ôm đồm; Ôm rơm rặm bụng; Ông giơ chân giò, bà thò nậm rượu (thông đồng làm
việc khuất tất) v.v...
 P: Phép Vua thua lệ làng; "Phong bì" (hối lộ); Phô trương; Phung phí v.v...

 Q: Qua cầu rút ván; Qua loa đại khái; Quan liêu; Quan trọng hóa vấn đề; Quy hoạch treo v.v...
 R: Ra oai; Ranh vặt v.v...
 S: Sai hẹn; Sĩ diện hão; Sính ngoại; Sợ trách nhiệm; Sợ người khác giỏi hơn mình v.v...
 T: Tâm lý vùng (địa phương hẹp hòi); Tiểu nông, tiểu trí; Tiểu xảo; Tiểu khí (tiểu nhân, hạn hẹp);
Tham nhũng; Thụ động; Tư duy nhiệm kỳ; Tự ti dân tộc nhược tiểu v.v....
 U: Ưa xiểm nịnh; Ức hiếp kể yếu; Ừ hữ cho qua; Ương ngạnh v.v...
 V: Vặt vãnh; Vẽ vời; Vênh váo; Vị kỷ; Vị nể; Viển vông; Viết, vẽ bậy nơi công cộng; Vòi vĩnh;
Vung tay quá trán v.v...
 X: Xa dân; Xa rời thực tế; Xả rác nơi công cộng v.v...
 Y: Ỷ lại; Ỷ quyền thế; Ý thức tập thể, cộng đồng kém v.v...

[3] 10 ĐIỀU GIỚI TRẺ THƯỜNG LÃNG PHÍ TRONG CUỘC SỐNG
1

Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như
điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh.
Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.

2

Thời gian: Mỗi thời khắc "vàng ngọc" qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm
kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu
câu trả lời là "không", hãy xem lại quỹ thời gian của bạn.

3

Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần
một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không
bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.



4

Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn
lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. "Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho
những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.

5

Không đọc sách: Sách truyền bá văn minh. Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm
điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều
kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí "nửa cuộc đời" cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì.

6

Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn
thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn
khó có thể tiến về phía trước.

7

Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu
thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc
đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.

8

Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một
mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia
đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.


9

Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: "Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc
chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại". Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời
gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại!

10 Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự
mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy. “Trẻ mà không
học là bán rẻ tương lai”.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×