Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

bai giang tu toung HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.89 KB, 12 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC GIANG
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG
GIÁO ÁN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Bài 2:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN
VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Bắc Giang, tháng 6 năm 2008
Bài 2:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN
VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Người soạn: Nguyễn Thị Hương
Đối tượng giảng: Lớp THCT
Thời gian giảng: 4 tiết
Thời gian soạn: tháng 6- 2008
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Làm cho học viên hiểu được:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là một trong những nội dung cốt lõi
nhất trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây cũng là vấn đề của thời đại- thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi thế giới, mở đầu từ cách
mạng tháng Mười Nga.
- Nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền
với CNXH không chỉ là vấn đề của quá khứ lịch sử mà còn có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn nóng hổi trong giai đoạn hiện nay và lâu dài hơn nữa.
B. KẾT CẤU NỘI DUNG, PHÂN CHIA THỜI GIAN, TRỌNG TÂM
CỦA BÀI:
*. Dựa theo mục đích- yêu cầu, bài học được chia ra làm mấy phần
chính như sau:


I. Cơ sở hình thành nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. (1 tiết)
1. Cơ sở lý luận. (20 phút)
2. Cơ sở thực tiễn. (30 phút)
II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH. (2 tiết)
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH. (20 phút)
2. Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ
Chí Minh. (40 phút)
3. Những điều kiện bảo đảm cho độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trong
cách mạng Việt Nam. (40 phút)
2
III. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH trong thời kỳ đổi mới. (1 tiết)
1. Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác- lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
(25 phút)
2. Thực hiện độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trong đổi mới là thực hiện
sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(25 phút)
*. Trọng tâm của bài:
Phần III: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
gắn liền với CNXH.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại (nêu vấn đề).
- Sử dụng máy chiếu.
D. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN, GIẢNG.
Ngoài tài liệu chính là giáo trình trung cấp lý luận chính trị môn Tư tưởng
Hồ Chí Minh xuất bản tháng 2, năm 2004. Các tài liệu tham khảo thêm:
- Ban tư tưởng văn hóa Trung ương: Tài liệu hỏi- đáp về tư tưởng Hồ Chí

Minh- NXB CTQG, HN, 2003.
- Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia: Giáo trình Tư tưởng
Hồ Chí Minh, NXB CTQG, HN, 2004
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, HN, 2006.
Đ. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
- Bước 1: Tổ chức ổn định lớp. (5 phút)
- Bước 2: Giảng bài mới. (190 phút)
- Bước 3: Hệ thống bài. (5 phút)
3
NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN
VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH. Có 2 cơ sở.
1. Cơ sở lý luận:
- Một là, Trước khi đến với chủ nghĩa Mác- lê Nin, Hồ Chí Minh đã quan
tâm, tìm hiểu những tư tưởng dân chủ tư sản Pháp và Mỹ: Các tư tưởng bình
đẳng, tự do, bác ái đã tác động mạnh đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính Người
đã từng nói “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi đã được nghe những từ Pháp tự
do, bình đẳng, bác ái…thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem
những gì ẩn dấu sau những từ ấy”.
Hồ Chí Minh đã từng nhắc đến bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ
(1776) và bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp
(1791) về quyền bình đẳng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng,
tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền
ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp 1791 cũng
nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được
tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
- Hai là, Tư tưởng tiểu tư sản như chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn:

Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
- Ba là, Chủ nghĩa Mác – Lê nin, là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến
tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp
luận của Hồ Chí Minh. Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác- Lê Nin, Nguyễn Ái Quốc đã hấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố
tích cực và tiến bộ của truyền thống dân tộc củng như của tư tưởng- văn hóa
nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình.
Cơ sở thực tiễn:
- Thứ nhất, xuất phát từ điều kiện thực tế của Việt Nam vào những năm
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và trở thành
một nước thuộc địa, nữa phong kiến. Các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng
phong kiến và hệ tư tưởng tư sản được dấy lên nhưng đều bị thất bại. Dân tộc
Việt Nam đứng trước tình trạng khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước.
4
- Thứ hai, xuất phát từ quá trình bôn ba tìm đường cứu nước (1911-1920)
qua nhiều châu lục, nghiên cứu một cách sâu sắc xã hội tư bản, xã hội thuộc địa,
nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như cuộc cách mạng tư
sản Mỹ (1776), cách mạng tư sản Pháp (1791), nhất là những năm lăn lộn trong
phong trào lao động ở Pháp và cùng hoạt động với những nhà cách mạng từ các
nước thuộc địa của Pháp. Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã hiểu được bản chất
của chủ nghĩa đế quốc: chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác,
bất công; người lao động ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, đầy đọa.
- Thứ ba, xuất phát từ xu thế của thời đại, đó là thời đại quá độ từ CNTB
lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới được mở ra từ Cách mạng tháng Mười
Nga đã tác động sâu sắc đến tư duy của Người về mục tiêu và con đường của
cách mạng Việt Nam, nhất là khi Người được tiếp cận với Luận cương của Lê
Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Việc Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập
Đảng cộng sản Pháp tại Đại hội Tua (12-1920) đã đánh dấu bước ngoặt trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ
nghĩa Mác- Lê Nin, từ người yêu nước thành người cộng sản. Nguyễn Ái Quốc-

Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc mình. Người khẳng định
“chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những
người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Tiểu kết: Như vậy, bằng một cuộc khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lý luận
trên bình diện rộng lớn ở trong nước và thế giới, Hồ Chí Minh đã gặp chủ nghĩa
Mác- lê Nin. Nhận rõ con đường cứu nước, con đường cách mạng của dân tộc,
Người kết luận: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác, con đường cách mạng vô sản”.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC
LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CNXH.
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH.
1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc:
Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong thời đại cách mạng
vô sản được thể hiện trên những luận điểm cơ bản sau đây:
- Một là, độc lập dân tộc phải là độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn với
đầy đủ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa,
an ninh, quốc phòng. Quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả
xâm phạm.
+ Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ
quốc, tự do của nhân dân. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: Cái mà tôi cần nhất
trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập…Hồ Chí Minh là
người đã đưa ra chân lý bất hủ, có giá trị cho mọi thời đại: “không có gì quý hơn
độc lập tự do”. Đó không chỉ là lý tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×