Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Soạn bài địa lý CẢ NĂM bản đầy đủ nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 129 trang )

1
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 1: Vị trí địa lí,địa hình và khoáng sản
(trang 4,5 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 1.1, em cho biết:
- Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ địa lí nào?
- Châu Á tiếp giáp với các đạ dương và các châu lục nào?
- Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông
nơi lãnh thổ rộng nhất là bao nhiêu kilomet?
Trả lời:
- Điểm cực Bắc phần đất liền của châu Á là mũi Sê-li-u-xkin- nằm trên vĩ độ 77 o44B.
- Điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là mũi Pi-ai nằm ở phía Nam bán đảo Ma-lắcca ở vĩ độ 1o16B.
- Châu Á tiếp giáp với các đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ
Dương.
- Châu Á tiếp giáp với các châu lục: châu Âu, châu Phi.
- Chiều dài từ đểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500km. Chiều rộng từ bời Tây sang
bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất 9200km.
(trang 6 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 1.2, em hãy:
- Tìm và đọc các tên dãy núi chính: Hi-ma-lay-a, côn – Luân, Thiên Sơn, An – tai … và
các sơn nguyên chính: Trung Xi – bia, Tây tạng, A-ráp, I-ran, Đê-can…
- Tìm và đọc tên các đồng ruộng bậc nhất: Tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn – Hằng, Tay Xi-bia,
Hoa Bắc, Hoa Trung…
- Xác định các hướng núi chính.
Trả lời:
- Dựa và kí hiệu và kênh chữ trên hình 1.2 để tìm và đọc tên các dãy núi chính (Hi-malay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, Thiên Sơn, An – tai…), các sơn nguyên chính ( Trung Xibia, Tây tạng, A-ráp, I-ran, Đê-can…), các đồng bằng rộng nhất (Tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn
– Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Hoa Trung…).
- Các hướng núi chính: đông – tây hoặc đông – tây (các dãy núi vùng Trung Á, Đông –
Á); bắc am hoặc gần bắc – nam (cascc dãy núi vùng Đông Á, Nam Á, Bắc Á, Đông Nam
Á); tây bắc – đông nam (các dãy núi ở Tây Nam Á, Đông Nam Á).
(trang 6 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 1.2, em hãy cho biết:
- Ở châu Á có những khoáng sản nào chủ yếu nào?


- Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
Trả lời:
- Các khoáng sản chủ yếu ở châu Á: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom, đồng, thiếc, man
– gan …
- Dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung nhiều nhất ở khu vực: Tây Nam Á, Đông Nam
Á.
Bài 1 (trang 6 sgk Địa Lí 8): Hãy nên các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh
thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.
Lời giải:
- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc
đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương,
Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu
km2 (kể cả các đảo).


2
Sản phẩm của Hà Lê Thị

- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu:
+ Vị trí kéo dài từ cùng cực Bắc đến vùng Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời
phần bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc đến nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau:
khí hâu ẩm ở gần biển và khí hậu lục địa khô hạn ở vùng lục địa.

Bài 2 (trang 6 sgk Địa Lí 8): Hãy nêu các đặc điểm của địa hình châu Á.
Lời giải:
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc
nhất thế giới.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông - tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam
hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở trung tâm. Trên các núi cao có băng
hà bao phủ quanh năm.
Bài 3 (trang 6 sgk Địa Lí 8): Dựa vài hình 1.2, hãy ghi tên các đồng bằng lớn và các
con sông chính chảy từng đồng bằng vào vở học theo bẳng mẫu sau
Lời giải:
Các đồng bằng lớn

Các sông chính

Tây Xi-bia

Ô-bi, I-ê–nit–xây

Tu-ran

Xưa Đa-ri-a, A-mua Đa-ri–a

Hoa Bắc

Hoàng Hà

Hoa Trung

Trường Giang

Ấn–Hằng

Ấn, Hằng


Lưỡng Hà

Ti-grơ, Ơ-phrat


3
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 2: Khí hậu châu Á
(trang 7 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 2.1, em hãy
- Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo dọc theo kinh tuyến
80o0Đ.
- Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy?
Trả lời:
Các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80 o0Đ: đới khí
hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt đới, đới khí hậu nhiệt đới.
Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng
Xích đạo.


4
Sản phẩm của Hà Lê Thị

(trang 8 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu
khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó.
Trả lời:
Đới có nhiều kiểu khí hậu nhất ở châu Á là đới khí hậu cận nhiệt, gồm có các kiểu khí
hậu:
- Kiểu cận nhiệt địa trung hải.

- Kiểu cận nhiệt lục địa.
– Kiểu núi cao.
– Kiểu cận nhiệt gió mùa.
(trang 8 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ các khu vực thuộc các kiểu khí
hậu gió mùa.
Trả lời:
Các khu vực thuộc kiểu khí hậu gió mùa: Nam Á, Đông Nam Á (gió mùa nhiệt đới),
Đông Á (gió mùa cận nhiệt và ôn đới).
(trang 8 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 2.1, em hãy
- Chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa.
- Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung gì đáng chú ý?
Trả lời:
- Các khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa: các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.
- Các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung đáng chú ý:
+ Mùa đông khô và lạnh, mà hạ khô và nóng.
+ Lương mưa trung bình thay đổi từ 200 – 500 mm. Độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm
không khí luôn luôn thấp.
Bài 1 (trang 9 sgk Địa Lí 8) Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa
điểm, em cho biết:
- Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào?
- Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó
Lời giải:
- Ba biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu sau đây:


5
Sản phẩm của Hà Lê Thị

+ U–lan Ba–to (Mông cổ): thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.
+ E Ri–át (A–rập Xê–út): thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô.

+ Y–an–gun (Mi–an–ma): thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa mỗi địa điểm:
+ U–lan Ba–to: nhiệt độ trung bình năm khoảng 10oC, nhiều tháng dưới 0oC. Lượng
mưa trung bình năm 220mm. Mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8.
+ E Ru–át: nhiệt độ trung bình trên 20oC. Lượng mưa trung bình năm 82mm. Mưa tập
trung và các tháng 1, 2, 3, nhưng rất ít.
+ Y–an-gun: nhiệt độ trung bình năm cao trên 25oC. Lượng mưa trung bình nằm trên
2750mm. Mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
Bài 2 (trang 9 sgk Địa Lí 8): Dựa vào bảng 2.1, hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
vào vở học và xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào?
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:


6
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải (Trung Quốc)
- Thượng Hải thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.


7
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á
(trang 10 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 1.2, em hãy cho biết:
- Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại
dương nào?
- Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào?
Trả lời:

- Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á:
+ Sông Ô–bi bắt nguồn từ dãy An–tai, đổ vào biển Ca–ra.
+ Sông I-ê–nit–xây bắt nguồn từ dãy Xai–an, đổ vào biển Ca–ra.
+ Sông Lê–na bắt nguồn từ khu vực núi phía nam, đổ vào biểu Lap–tep.
+ Sông A–mua bắt nguồn từ dãy La–blo–vôi, đổ vào biển Ô–khôt.
+ Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.
(trang 10 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 1.2 và 2.1 em hãy cho biết sông Ô–bi chảy
hướng nào và qua các đới khí hậu nào. Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông
Ô–bi lại có lũ băng lớn?
Trả lời:
- Sông Ô – bi chảy theo hướng từ nam lên bắc, qua các đới khí hậu: cực và cận cực, ôn
đới.
- Về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô–bi có lũ băng lớn là do mùa này có băng
tuyến tan.
(trang 11 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 2.1 và 3.1, em hãy cho biết:
- Tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam dọc theo kinh tuyến
80o0Đ.


8
Sản phẩm của Hà Lê Thị

- Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực
khí hậu lục địa khô hạn.
Trả lời:
- Các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam dọc theo kinh tuyến
80o0Đ. Đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh
quan, cảnh quan núi cao, xavan và cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm.
- Các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng,
thảo nguyên (ôn đới gió mùa), rừng cận nhiệt đới ẩm (rừng nhiệt đới gió mùa), nhiệt đới

ẩm, xavan và cây bụi (nhiệt đới gió mùa).
- Các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn: rừng lá kim, thảo nguyên, hoang
mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao.
Bài 1 (trang 13 sgk Địa Lí 8) Dựa vào hình 1.2 và kiến thức đã học, em hãy kể các
sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thủy chế của chúng.
Lời giải:
- Các sông lớn ở Bắc Á: Ô–bi, I–ê–nit–xây, Lê–na.
- Hướng chảy: từ nam lên bắc.
- Đặc điểm thủy chế: về mùa đông các sông bị đóng bang kéo dài. Mùa xuân, bang
tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Bài 2 (trang 13 sgk Địa Lí 8) Dựa vào hình 3.1, em hãy cho biết sự thay đổi các cảnh
quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 40 oB và giải thích tại sao có sự thay đổi
như vậy?
Lời giải:
Sự thay đổi của các cảnh quan tự nhiên dọc theo vĩ tuyến 40 oB là do sự thay đổi khí hậu
từ duyên hải vào nội địa. Cụ thể:
- Vùng gần bờ biển phía đông, do khí hậu ẩm. Phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
- Vào sâu trong nội địa, khí hậu khô hạn hơn, ta gặp cảnh quan thảo nguyên.
- Ở vùng trung tâm khô hạn là cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc và bán hoang
mạc cảnh quan núi cao, cảnh quan thảo nguyện, cảnh quan rừng và cây bụi lá cứng địa
trung hải.
Bài 3 trang 13 Địa Lí 8: Em hãy sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về một số
thiên tai thường xảy ra ở nước ta và các nước khác thuộc châu Á.
(Các thiên tai gồm: bão, lụt, động đất, hoạt động núi lửa.
Nội dung tóm tắt: loại thiên tai, ngày tháng năm xảy ra, nơi xảy ra, những thiệt hại đã
biết; nguồn tài liệu: sách, báo, truyền thanh, truyền hình...).
Trả lời:


9

Sản phẩm của Hà Lê Thị

- Bão Parma xảy ra ở Philippin vào năm 2009 làm 160 người chết và phá hủy nhiều tài
sản (Vn Express).
- Trận động đất năm 2009 ở miền Tây In-đô-nê-si-a làm chết 200 người (Vn Express).
- Sóng thần trên Ấn Độ Dương vào năm 2004, làm chết 230 nghìn người Ấn Độ, Thái
Lan, Xô-ma-li, Malaysia, In-đô-nê-si-a và phá hủy nhiều tài sản của các quốc gia
(Baomoi.com).
- Năm 1999, trận lũ lịch sử ở miền Trung nước ta kéo dài hơn 1 tuần đã làm 595 người
thiệt mạng và thiệt hại nặng nề về tài sản (Vietbao.com).
- Thảm họa núi lửa Krakatoa năm 2010 ở In-đô-nê-si-a xảy ra kiến hàng chũ người thiệt
mạng, 15000 người dân phải đi sơ tán (news.zing.vn).


10
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 4: Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á
1. Phân tích hướng gió về mùa đông
(trang 14 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 4.1, em hãy:
- Xác định và đọc tên các trung tâm áp thấp và áp cao.
- Xác định các hướng gió chính theo tưng khu vực về màu đông và ghi vào vở học theo
mẫu bảng 4.1.
Trả lời:

2. Phân tích hướng gió về mùa hạ
(trang 15 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 4.2, em hãy:
- Xác định các trung tâm áp thấp và áp cao.



11
Sản phẩm của Hà Lê Thị

- Xác định các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa hạ và ghi vào vở học theo
mẫu bảng 4.1.

Trả lời:
- Trung tâm áp thấp: áp thấp I-ran.
- Trung tâm áp cao: áp cao Nam Đại Tây Dương, áp cao Nam Ấn Độ Dương, áp cao
Ô-xtray-li-a và áp cao Ha-oai.
- Xác định hướng gió chính:
Hướng gió theo mùa

Hướng gió mùa hạ (tháng 7)

Đông Á

Đông Nam

Đông Nam Á

Đông Nam và Tây Nam

Nam Á

Tây Nam

3. Tổng kết
Các em ghi kiến thức đã biết quan các phân tích ở trên vào vở học theo mẫu bảng
(SGK trang 15).


Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
(trang 16 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào bảng 5.1, em hãy nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng
dân số tự nhiên của châu Á so với các châu lục khác và so với thế giới.
Trả lời:
- Châu Á có số dân đông nhất, chiếm gần 61% dân số thế giới (trong khi diện tích châu
Á chỉ chiếm 23,4 % của thế giới).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á: ngang bằng mực trung bình của thế giới (1,
3%), cao hơn châu Âu và châu Đại Dương, nhưng thấp hơn châu Mĩ và châu Phi.
(trang 16 sgk Địa Lí 8): - Quan sát hình 5.1, em hãy cho biết dân cư châu Á thuộc
những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào?


12
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Trả lời:
- Dân cự châu Á thuộc các chủng tộc: Mông–gô–lô–it, Ơ–rô–pê–ô–li, Ô–xtra–lô–it.
- Phân bố:
+ Chủng tộc Môn-gô–lô–it sống chủ chủ yếu ở Bắc Á và Đông Nam Á, Đông Nam Á.
+ Chủng tộc Ơ–rô–pê–ô–li sống chủ yếu Nam Á, Tây Nam Á và Nam Á.
+ Chủng tộc Ô–xtra–lô–it sống chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á.
(trang 17 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào kiến thức đã học, em hãy so sánh thành phần chủng
tộc của châu Á với châu Âu
Trả lời:
So với châu Âu, thành phần chủng tộc châu Á đa dạng hơn (có cả ba chủng tộc), trong
khi dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ–rô–pê–ô–it.
(trang 18 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 5.2 và hiểu biết của bản thân em, em hãy giới
thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo.
Trả lời:

Giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo:
- Hồi giáo: thờ vị thần duy nhất là Thánh A – la và cho rằng mọi thứ đều thuộc về Thánh
A – la. Thánh A – la giao sứ mệnh truyền giáo cho sứ giả là Mô – ha – mét. Kinh thánh
của đạo Hồi là kinh Co-ran, trong đó có cả những nguyên tắc tôn giáo lẫn tri thức khoa
học và nguyên tắc pháp luật, đạo đức. Tín đồ hồi giáo có nghi thức riêng như khi cầu
nguyện phải hướng về thánh địa Méc – ca, phủ phục, trán chạm đất; cấm ăn thịt lợn, thịt
chó, cấm uống rượu. Đạo Hồi không thờ ảnh tượng vì cho rằng A – la tỏa khắp mọi nơi.
Trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Ả – rập. Riêng đền thờ Méc – ca thờ
một phiến đá đen từ xưa để lại. Tín đồ Hồi Giáo phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày vào
sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần.
Hằng năm, trong tháng Ra – ma – đa,, các tín đồ này phải ăn chay.
- Phật giáo: có hai phái. Phải Tiểu thừa cho rằng chỉ có người đi tu mới được cứu vớt và
chỉ có một Phật duy nhất là Thích ca. Phái Đại thừa cho rằng cả người tu hành và người
trần tục quy y theo Phật đều được cứu vớt, theo họ Phật Thích ca là cao nhất, ngoài ra
còn có nhiều Phật khác như Phật Di Đà và ai cũng có thể thành Phật như Quan Âm Bồ
Tát.
- Ki–tô–giáo: có một phần nguồn gốc từ đạo Do Thái, xuất hiện ở vùng Pa–lê–xtin từ
đầu công nguyên. Theo truyền thuyết, chúa Giê–su, người sáng lập ra đạo Ki–tô là con
của Chúa Trời được đầu thai vào đức mẹ Ma–ri–a và sinh ra ở vùng Bét–lê–hem (Pa–
le-xtin). Chúa Giê–su khuyên mọi người sống nhẫn nhục, chịu đựng, chết sẽ được
hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đạo Ki–tô có 7 nghi lễ quan trọng như lễ rửa
tội – nghi thức gia nhập đạo, lễ giải tội – xưng tội để được xá tội… Kinh thánh gồm Cựu
Ước và Tân Ước. Những năm đầu công nguyên, từ vùng Tiểu Á các tín đồ của Ki–tô


13
Sản phẩm của Hà Lê Thị

giáo đã tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã và và trụ lại ở La Mã, lập nên Tòa thánh
La Mã, đứng đầu giáo hội là Giáo hoàng. Ở các nước Tây Âu, Ki–tô–giáo được cải cách

thành nhiều loại khác nhau.
Bài 1 (trang 18 sgk Địa Lí 8): Dựa vào bảng 5.1, em hãy so sánh số dân, tỉ lệ gia tăng
dân số tự nhiên trong 50 năm qua của châu Á với châu Âu, châu Phi và thế giới.
Lời giải:
- Châu Á luôn có số dân đứng đầu thế giới.
- Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu phi và cao hơn so với thế
giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao
hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.
Bài 2 (trang 18 sgk Địa Lí 8): Vẽ biểu đồ và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á
theo số liệu
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:



Biểu đồ gia tăng dân số từ năm 1800 đến năm 2002
- Nhận xét: Từ năm 1800 đến năm 2002, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều
qua các giai đoạn.
Bài 3 (trang 18 sgk Địa Lí 8): Trình bày địa điểm và thời điểm ra đời của bốn tôn giáo
lớn ở châu Á.
Lời giải:
Tôn giáo

Địa điểm

Thời điểm ra đời

Phật giáo


Ấn Độ

Thế kỉ VI trước Công nguyên

Ấn Độ giáo

Ấn Độ

Thế kỉ đầu của thiên nhiên kỉ thứ nhất trước Công nguyên.

Ki–tô giáo

Pa–le–xtin

Từ đầu Công nguyên.

Hồi giáo

A–rập Xê - ut

Thế kỉ VII sau Công nguyên


14
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 6: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các
thành phố lớn của châu Á
1. Phân bố dân cư châu Á
(trang 19 sgk Địa Lí 8): - Đọc hình 6.1, nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến

cao và điền vào bảng theo mẫu. Kết hợp với lược đồ tự nhiên châu Á và kiến thức đã
học, giải thích?
Trả lời:
Mật độ dân
số trung
bình

Nơi phân bố

Giải thích

Dưới 1
người/km2

Bắc LB. Nga, Tây Trung Quốc, A-rập
Xê-út, I-rắc, I-ran, Ô–man, Áp–ga–ni–
xtan, Pa–ki–xtan, một số nước Trung
Á…

Khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá, khô
hạn; địa hình núi cao, hiểm trở,
hoang mạc, đầm lầy; sông ngòi kém
phát triển.

1 – 50
người/km2

Nam LB. Nga, Mông Cổ, Băng-la-đét,
một số nước vùng Đông Nam Á (Mian-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia, Malay-xi-a, Đông Ti-mo…), Đông Nam
Thổ Nhĩ Kì, I-ran, Y-ê-men,..


Khí hậu ôn đới lục địa, nhiệt đới
khô; nhiều đồi núi, cao nguyên;
mạng lưới sông ngòi thưa thớt.

51 – 100
người/km2

Ven Địa Trung Hải, cao nguyên Đêcan (Ấn Độ), một số khu vực của I-đônê-xi-a, vùng giáp đồng Bằng duyên
hải phía đông Trung Quốc …

Khí hậu ôn đới, có mưa đồi núi thấp;
lưu vực các sông lớn.

Trên 100
người/km2

Phần lớn lãnh thổ Nhật Bản, các đồng
bằng ven biển phía đông Trung Quốc,
ven biển Việt Nam, đồng bằng sông
Hằng và vùng ven biển Ấn Độ, Xri-lanca, một số đảo vào vùng ven biển Inđô-nên -xi-a, Phi-lip-pin…

Khí hậu ôn đới hải dương, nhiệt đới
gió mùa; đồng bằng hạ lưu các sông
lớn và đồng bằng ven biển, đất đai
màu mỡ; mạng lưới sông ngòi dày
đặc; được khai thác từ lâu đời, tập
trung nhiều đô thị.



15
Sản phẩm của Hà Lê Thị

2. Các thành phố lớn ở châu Á
(trang 19 sgk Địa Lí 8): - Làm việc với hình 6.1 và số liệu bẳng 6.1:
- Đọc tên các thành phố lớn ở bẳng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ
cái đầu của tên thành phố ghi trên lược đồ).
- Xác định vị trí và điền tên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in.
- Cho biết các thành phố lớn của châu Á thường tập trung tại khu vực nào, vì sao lại có
sự phân bố đó?
Trả lời:
- Đọc tên các thành phố lớn ở bảng 6.1 và tìm vị trí của chúng trên hình 6.1 (theo chữ
cái đầu tiên của tên thành phố ghi trên lược đồ).
- Xác định vị trí đầu tiên của các thành phố trong bảng 6.1 vào lược đồ tự in( dựa vào
chữ cái đầu tiên ghi trên lược đồ): T – Tô-ki-ô (Nhật Bản); B – Bắc Kinh, T - Thượng Hải
(Trung Quốc); M – Ma- li-na (Phi-líp-pin); H – Hồ Chí Minh (Việt Nam); B – Băng Cốc
(Thái Lan); G – Gia-các-ta (I-đô-nên-xi-a); Đ – Đắc-ca (Băng-la-đét); C – Côn-ca-ta, M –
Mum-bai ; N – Nui Đê-li (Ấn Độ); C – Ca-ra-si (Pa-ki-xtan); T - Tê-hê-ran (I-ran); B – Bátđa (I-rắc).
- Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ,
vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, đất đai màu mở, nguồn
nước dồi dào, có khí hậu ôn đới gió mùa hoặc nhiệt đới gió mùa.


16
Sản phẩm của Hà Lê Thị


17
Sản phẩm của Hà Lê Thị


Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á
(trang 22 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào bảng 7.2, em hãy cho biết:
- Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau
khoảng bao nhiêu lần?
- Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với các
nước thu nhập thấp ở chỗ nào?
Trả lời:
- Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất là Nhật Bản, thấp nhất là Lào, chênh
nhau 105,3 lần.
- Các nước thu nhập cao có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp, các nước thu
nhập thấp có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao.
Bài 1 (trang 24 sgk Địa Lí 8): Em hãy cho biết, tại sao Nhật Bản lại trở thành nước
phát triển sớm nhất của châu Á?
Lời giải:
Vì : Nhật Bản sớm thực hiện cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan
hệ với các nước phương tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của
chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng.
Bài 2 (trang 24 sgk Địa Lí 8): Dựa vào bảng 7.2, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so
sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô–oét, Hàn Quốc
và Lào?
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:


18
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô–oét, Hàn Quốc,
Lào năm 2001.
- Nhận xét: Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.

+ Cô–oét có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (19040 USD), tiếp theo là Hàn
Quốc (8861 USD) và sau đó là Lào (317 USD).
+ Thu nhập bình quân đầu người của Cô–oét gấp 2,15 lần thu nhập bình quân đầu
người của Lào. Hàn Quốc có thu nhập bình quân đầu người gấp 28 lần mức thu nhập
bình quân đầu người của Lào.
Bài 3 (trang 24 sgk Địa Lí 8): Dựa vào hình 7.1, hãy thống kê tên các nước vào nhóm
có thu nhập như nhau (và cho biết số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu
vực nào)?
Lời giải:
- Các nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru-di-a, Ác-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, U-dơ-bêki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ap-ga-ni-xtan, P-ki-xtan, Nê-pan, Băng-gia-đet, Ấn Độ, Mi-anma, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Triều Tiên, Y-ê-men.
- Các nước có thu nhập trung bình dưới: Liên bang Nga (phần lãnh thổ ở châu Á), Trung
Quốc, Ca-dắc-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Xi-ri, I-rắc, Giooc-đa-ni, I-ran, Thái Lan, Xri Lan-ca,
Phi-lip-pin.
- Các nước có thu nhập trùng bình trở lên: Thổ Nhĩ Kì, Li-Băng, A-rập-Xê-ut, Ô-man,
Mai-lai-xi-a, Hàn Quốc.
- Các nước có thu nhập cao: Nhật Bản, I-xra-en, Cô-oét, Ca-ta, các tiểu vương quốc Arập thông nhất, lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông, Xin-ga-po.
- Số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở Tây Nam Á và Đông Á.


19
Sản phẩm của Hà Lê Thị


20
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á
(trang 26 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 8.1, em hãy cho biết:
- Các nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có các loại cây trồng, vật
nuôi là chủ yếu?

- Khu vực Tây Nam Á và các khu vực nội địa có những loại cây trồng, vật nuôi nào phổ
biến nhất?
Trả lời:
- Các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu của các nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam
Á và Nam Á là lúa gạo, lúa mì, ngô, chè, bông, cà phê, cao su, dừa, cọ dầu, trâu, bò,
lợn, cừu.
- Các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu của các nước thuộc khu vực Tây Nam Á và các
vùng nội địa là lúa mì, chè, bông, chà là, cừu.
(trang 26 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 8.2, em hãy cho biết những nước nào ở châu Á
sản xuất nhiều lúa gạo và tỉ lệ so với thế giới là bao nhiêu?
Trả lời:
Các nước sản xuất nhiều lúa gạo ở châu Á là Trung Quốc (28,7%), Ấn Độ (22,9%), Iđô-nê-xi-a(8,9%), Băng-la-đét(6,5%), Việt Nam (6%).
(trang 27 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào bảng số liệu 8.1, em hãy cho biết:
- Những nước nào khai thác than dầu và dầu mỏ nhiều nhất?
- Những nước nào sử dụng các sản phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu?
Trả lời:
- Nước có sản lượng khai thác than nhiều nhất là Trung Quốc, nước có sản lượng khai
thác dầu mỏ nhiều nhất A- rập Xê-út.
- Những nước sử dụng các sản phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu: A- rập Xê-út, Côoét.
(trang 28 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào bảng 7.2, em hãy cho biết:
- Tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc là bao nhiêu?


21
Sản phẩm của Hà Lê Thị

- Mối quan hệ tỉ giá giữa tỉ trọng giá tị trong cơ cấu GDP với GDP theo đầu người theo
đầu người của các nước nói trên như thế nào?
Trả lời:
- Trong cơ cấu GDP, tỉ trọng giá trị dịch vụ của Nhật Bản là 66,4%; tỉ trọng giá tị dịch vụ

của Hàn Quốc là 54,1%.
- Mỗi quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP theo đầu người
của các nước nói trên:
+Ở các nước có giá trị dịch vụ cao trong cơ cấu GDP thì giá tị bình quân GDP/người
cũng cao.
+ Trái lại, ở các nước có tỉ trọng giá trị dịch vụ thấp trong cơ cấu GDP thì giá trị bình
quân GDP/người cũng thấp.
Bài 1 (trang 28 sgk Địa Lí 8): Những thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á
được biểu hiện như thế nào?
Lời giải:
- Sản lượng gạo của toàn bộ châu lục rất cao, chiếm tới 93% sản lượng lúa gạo toàn
thế giới.
- Hai nước có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường
xuyên thiếu hụt lương thực, thì nay đã đủ dùng và còn thừa để xuất khẩu.
- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam không đủ lượng thực mà hiện nay còn trở thành
nước xuất khẩu lúa gạo thứ nhất thứ trên thế giới.
Bài 2 (trang 28 sgk Địa Lí 8): Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây
Nam Á lại trở thành những nước có thu nhập cao?
Lời giải:
Dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ.
Bài 3 (trang 28 sgk Địa Lí 8): Dựa vào kiến thức đã học, em hãy ghi tên các nước và
vùng lãnh thổ châu Á đã đạt được thành tựu lớn trong phát triển nông nghiệp hoặc công
nghiệp theo mẫu bảng:
Lời giải:


22
Sản phẩm của Hà Lê Thị



23
Sản phẩm của Hà Lê Thị

Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
(trang 29 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á:
- Tiếp giáp với vịnh, biển, các khu vực châu lục nào?
- Nằm trong khoảng vĩ độ nào?
Trả lời:
- Tây Nam Á tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển
Ca-xpi và khu vực Nam Á, Trung Á.
- Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12 oB - 42oB; kinh tuyến: 26oĐ - 73oĐ.
(trang 30 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 9.1, em hãy cho biết các miền địa từ đông bắc
xuống tây nam của khu vực Tây Nam Á.
Trả lời:
- Phía đông bắc: các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I – ran.
- Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.
- Ở giữa: Đồng bằng Lưỡng Hà.
(trang 30 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 9.1 và hình 2.1, em hãy kể tên các đới và các
kiểu khí hậu của Tây Nam Á.
Trả lời:
- Đới khí hậu cận nhiệt: kiểu cận nhiệt địa trung hải, kiểu cận nhiệt lục địa, kiểu núi cao.
- Đới khí hậu nhiệt đới: kiểu nhiệt đới khô.
(trang 31 sgk Địa Lí 8): - Quan sát 9.3, em hãy cho biết khu vực Tây Nam Á bao gồm
các quốc gia nào? Kể tên các quốc gia có diện tích lớn nhất và quốc gia có diện tích
nhỏ nhất.
Trả lời:


24
Sản phẩm của Hà Lê Thị


- Các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á: Gru-di-a, A-dec-bai-gian, Ác-mê-ni-a, Thổ Nhĩ Kì,
Síp, Li-băng, X-ri, I-xra-en, Pa-le-xtin, Giooc-đa-ni, I-rắc, I-ran, Cô-oét, A-rập Xê-ut, Baranh, Ca-ta, Ô-man, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất, Y-ê-men, Áp-ga-ni-xtan.
- Quốc gia có diện tích lớn nhất là A-rập thống nhất.
- Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Ba-ranh.
(trang 31 sgk Địa Lí 8): - Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,
Tây Nam Á có thể phát triển các nghành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành
đó?
Trả lời:
- Nông nghiệp: trông lúa mì, chà là… tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà do
có đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào; chăn nuôi du mục do khí hậu khô nóng, thảo
nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
- Thương mại phát triển do kinh tế phát triển, mức sống được nâng lên, dân cư phần
lớn tập trung vào các đô thị…
(trang 31 sgk Địa Lí 8): - Dựa vào hình 9.4, cho biết Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến
các khu vực nào?
Trả lời:
Tây Nam Á xuất khẩu dầu mỏ đến các khu vực: Bắc Mĩ, châu Âu, Nhật Bản, châu Đại
Dương.
Bài 1 (trang 32 sgk Địa Lí 8): Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lí như thế nào?
Lời giải:
- Vị trí địa lí:
+ Tây Nam Á nằm giữa các vĩ tuyến: khoảng từ 12oB-42o0 B; kinh tuyến 26oĐ-73oĐ.
+ Tiếp giáp vịnh Pec-xích, biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi và
khu vực Nam Á, Trung Á.
- Đặc điểm vị trí địa lí:
+ Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới và cận nhiệt đới, được
bao nhiêu bọc bởi một số biển và vịnh biển.
+ Vị trị nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu, Phi.
Bài 2 (trang 32 sgk Địa Lí 8): Các đạng địa hình chủ yếu của Tây Nam Á phân bố như

thế nào?
Lời giải:
- Các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran tập trung ở phía đông bắc.
- Phía Tây Nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A- rap.
- Đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ nằm ở giữa hai khu vực trên.
Bài 3 (trang 32 sgk Địa Lí 8): Những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực?
Lời giải:
- Địa hình: nhiều núi và cao nguyên.
- Khí hậu: khô hạn và nóng.
- Sông ngòi: kém phát triển.


25
Sản phẩm của Hà Lê Thị

- Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
- Do nguồn dầu mỏ phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên nơi đây luôn xảy
ra những cuộc chanh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
- Chính trị không ổn định.


×