Giáo án Địa Lý 7 Trịnh Xuân Toàn THCS Long Hng
Tuần 1 Ng y so n:
Ng y d y :
Tiết
Phần I
Thành phần nhân văn của môi trờng
B i 1 : D N S
I. MC TIấU BI HC : Giỳp cho HS hiu bit cn bn v :
- Dõn s v thỏp tui . Dõn s l ngun lao ng ca mt a phng .
- Tỡnh hỡnh v nguyờn nhõn ca s gia tng dõn s .
- Hu qu ca bựng n dõn s i vi cỏc nc ang phỏt trin .
- Hiu v nhn bit c s gia tng dõn s v bựng n dõn s qua cỏc biu dõn s
- Rốn k nng c v khai thỏc thụng tin t cỏc biu dõn s v thỏp tui .
II. PHNG TIN DY HC :
- Biu gia tng dõn s th gii t u cụng nguyờn n nm 2050 (t v)
- Biu gia tng dõn s a phng t v (nu cú ). Tranh v 3 dng thỏp tui .
III. HOT NG TRấN LP :
1. n nh lp : (1ph) Bỏo cỏo s s v nhn xột trc nht .
2. Kim tra bi c :(4ph)
3. Bi mi :(35ph) Gii thiu : Cỏc em cú bit hin nay trờn Trỏi t cú bao nhiờu ngi sinh sng
lm sao bit c trong s ú cú bao nhiờu nam , bao nhiờu n , bao nhiờu tr bao nhiờu gi ?
Hot ng ca GV - HS TG Ni dung chớnh
Hot ng 1 : c lp.
* Bc 1 : ? Bng cỏch no ta bit c dõn s ca mt
nc hoc mt a phng ?
(iu tra dõn s )
* Bc 2 : HS quan sỏt hỡnh 1.1 cho bit :
? Hóy cho bit s tr em t 0 - 4 tui mi thỏp khong
bao nhiờu bộ trai v bao nhiờu bộ gỏi ?
? Hỡnh dng ca 2 thỏp tui khỏc nhau nh th no ?
? Thỏp tui nh th no thỡ t l ngi trong tui lao
ng nhiu ? (thõn thỏp m rng)
* Bc 3 : GV cho HS bit :
- Thỏp tui l biu hin c th v ds ca mt a phng .
- Thỏp tui cho ta bit cỏc tui ca dõn s, s Nam ,
N, s ngi trong tui di tui lao ng (l mu xanh
lỏ cõy),trong tui lao ng (l mu xanh bin), trờn tui
lao ng (l mu cam) .
- Thỏp tui cho bit ngun lao ng hin ti v trong tng
lai ca 1 a phng .
- Hỡnh dng cho ta bit dõn s tr( thỏp th nht), dõn s
gi (thỏp th hai) .
2. Hot ng 2 : c lp.
* Bc 1 : Gv cho HS quan sỏt hỡnh 1.2 :
? Tỡnh hỡnh dõn s th gii t u th k XIX n cui XX
(tng nhanh)
? Dõn s bt u tng nhanh vo nm no ? Tng vt vo
nm no ?
10'
15'
1. Dõn s, ngun lao ng
- Cỏc cuc iu tra dõn s
cho bit tỡnh hỡnh dõn s,
ngun lao ng ca mt
a phng, mt nc . Dõn
s c biu hin c th bng
mt thỏp tui .
2. Dõn s th gii tng
nhanh trong th k XIX v
th k XX :
- Dõn s th gii tng nhanh
trong hai th k gn õy.
a Lớ 7 1 GV : Lờ V n Hi u
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
(tăng nhanh từ năm 1804, tăng vọt từ năm 1960
đường biểu diễn dốc đứng . Do kinh tế xã hội phát triển,
y tế tiến bộ ; còn những năm đầu công nguyên tăng
chậm do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh) .
3. Hoạt động 3 : hoạt động lớp.
* Bước 1 : GV cho HS hiểu thế nào là tỉ lệ (hay tỉ suất)
sinh, tỉ lệ tử .
- GV hướng dẫn HS đường xanh là tỉ lệ sinh, đường đỏ là
tỉ lệ tử và phần tô màu hồng là tỉ lệ gia tăng dân số (khoảng
cách giữa đường xanh và đường đỏ ).
? Khoảng cách giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử năm 1950, 1980 ,
2000 ?
(khoảng cách thu hẹp
⇒
dân số tăng chậm ; còn
khoảng cách mở rộng
⇒
dân số tăng nhanh ).
* Bước 2 : cho HS quan sát biểu đồ 1.3 và 1.4 :
? Trong giai đoạn 1950 đến 2000 nhóm nước nào có tỉ lệ
gia tăng dân số cao hơn ? Tại sao ?
(nhóm nước đang phát triển tăng cao hơn
⇒
các nước
này lâm vào tình trạng bùng nổ dân số (dân số tăng
nhanh đột ngột, tỉ lệ sinh hàng năm cao hơn 21%o ,
trong khi đó tỉ lệ tử giảm nhanh).
? Tỉ lệ sinh năm 2000 các nước đang phát triển là bao nhiêu
? Các nước phát triển là bao nhiêu (Nước đang phát triển
là 25%o, các nước phát triển là 17%o).
* Bước 3 : ? Đối với các nước có nền kinh còn đang phát
triển mà tỉ lệ sinh còn quá cao thì hậu quả sẽ như thế nào?
(làm kinh tế chậm phát triển, đói kém, nhà ở, học hành,
y tế, tệ nạn …).
10'
- Các nước đang phát triển
có tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên cao hơn các nước phát
triển .
3. Sự bùng nổ dân số :
- Bùng nổ dân số là do dân
số tăng nhanh và tăng đột
biến ở nhiều nước châu Á,
Phi, Mĩ Latinh
- Nguyên nhân do tỉ lệ sinh
cao hơn tỉ lệ tử , nên dẫn đến
hậu quả là kinh tế chậm phát
triển, đói rách, bệnh tật, mù
chữ, thiếu nhà ở, sinh ra tệ
nạn xã hội …
- Các chính sách dân số và
phát triển kinh tế - xã hội đã
góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng
dân số ở nhiều nước .
IV .CỦNG CỐ :(4ph)
Câu hỏi 1 : Tháp tuổi cho ta biết nhưng đặc điểm gì của dân số ?
Câu hỏi 2 : Bùng nổ dân số xảy ra khi nào ? Nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết
V . DẶN DÒ :(1ph) - Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 6 và chuẩn bị bài 2 .
a Lí 7 Đị 2 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
Bài 2 : SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ.
CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS biết :
- Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới .
- Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của 3 chủng tộc chính trên thế giới .
- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư .
- Nhận biết dược 3 chủng tộc trên thế giới qua ảnh và trên thực tế .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Bản đồ phân bố dân cư thế giới .
- Bản đồ tự nhiên (địa hình) thế giới để giúp học sinh đối chiếu với bản đồ 2.1 nhằm giải thích
vùng đông dân, vùng thưa dân trên thế giới .Tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1. Ổn định lớp : (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2. Kiểm tra bài cũ :(4ph)
Câu hỏi 1 : Tháp tuổi cho ta biết nhưng đặc điểm gì của dân số ?
Câu hỏi 2 : Bùng nổ dân số xảy ra khi nào ? Nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết
3. Bài mới :(35ph) . Giới thiệu : Loài người xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm.
Ngày nay con người sống hầu khắp nơi trên Trái Đất, có nơi rất đông cũng có nơi thưa thớt, để hiểu
tại sao như vậy bài học hôm nay cho các em thấy được điều đó .
Hoạt động của GV - HS TG Nội dung chính
Hoạt động 1 : cả lớp.
* Bước 1 : GV cho HS đọc thuật ngữ " Mật độ dân số "
Mật độä dân số (người/km
2
) = Dân số (người):Diện tích
(km
2
)
-Ví dụ : có 1000 người : diện tích 5km
2
= 200người/km
2
* Bước 2 : cho HS quan sát lược đồ 2.1 và giới thiệu cách thể
hiện trên lược đồ (chú giải).
? Hãy đọc trên lược đồ những khu vực đông dân nhất trên thế
giới ? (đọc từ phải qua trái).
? Tại sao đông dân ở những khu vực đó ?
(Tại gì ở đó là những nơi ven biển, đồng bằng khí hậu
thuận lợi).
? Hai khu vực nào có mật độ dân số cao nhất ?
+ Những thung lũng và đồng bằng sông lớn : sông
Hoàng Hà, sông Ấ n , sông Nin .
+ Những khu vực có nền kinh tế phát triển của các
châu : Tây Âu và Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì , Đông
Nam Braxin, Tây phi .
? Những khu vực nào thưa dân ?
(các hoang mạc, các vùng cực và gần cực, các vùng
núi cao, các vùng sâu trong nội địa).
* Bước 3 :
? Cho biết sự phân bố dân cư trên thế giới như thế nào ?
(phân bố không đồng đều , do ĐK sinh sống và đi lại )
2. Hoạt động nhóm : 4 nhóm.
* Bước 1 : GV giới thiệu cho HS hai từ " chủng tộc ".
? Làm thế nào để phân biệt được các chủng tộc ?
20'
15'
1. Sự phân bố dân cư :
- Dân cư phân bố không đồng
đều trên thế giới . Số liệu về
mật độ dân số cho chúng ta
biết tình hình phân bố dân cư
của một địa phương, một
nước …
2. Các chủng tộc :
- Dân cư thế giới thuộc ba
a Lí 7 Đị 3 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
(căn cứ vào màu da, tóc, mắt, mũi …)
* Bước 2 : HS quan sát 3 chủng tộc hình 2.2 hướng dẫn HS
tìm ra sự khác nhau về hình thái bên ngoài của 3 chủng tộc
+ Nhóm 1 : mô tả chủng tộc Môngôlôit : da vàng, tóc đen
và dài, mắt đen, mũi thấp .
+ Nhóm 2 : mô tả chủng tộc Nêgrôit : da đen, tóc xoăn và
ngắn mắt đen và to, mũi thấp và rộng .
+ Nhóm 3 : mô tả chủng tộc Ơrôpêôit : da trắng, tóc nâu
hoặc vàng , mắt xanh hoặc nâu , mũi cao và hẹp .
+ Nhóm 4 : nhận xét 3 người ở 2.2 là người những nước nào
?
(bên trái tính qua là : người Trung Quốc ; người Nam
Phi ; Nga)
* Bước 3 : GV nhấn mạnh :
- Sự khác nhau giữa các chủng tộc chỉ là hình thái bên ngoài
. Mọi người đều có cấu tạo hình thể như nhau .
- Ngày nay sự khác nhau về hình thái bên ngoài là di
truyền .
- Ngày nay 3 chủng tộc đã chung sống và làm việc ở tất cả
các châu lục và quốc gia trên thế giới .
chủng tộc chính là :
Môngôlôit, Nêgrôit và
Ơrôpêôit .
- Dân cư châu Á chủ yếu
thuộc chủng tộc Môngôlôit, ở
châu Phi thuộc chủng tộc
Nêgrôit, còn ở châu Âu thuộc
chủng tộc Ơrôpêôit .
IV .CỦNG CỐ : (4ph)
- Câu hỏi 1 : Dân cư trên thế giới sinh sống chủ yếu ởnhững khu vực nào ?
- Câu hỏi 2 : Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên thế giới thành các chủng tộc
- Câu hỏi 3 : Các chủng tộc này chủ yếu sống ở đâu ?
V . DẶN DÒ :(1PH)
- Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 9 SGK và chuẩn bị bài 3 .
a Lí 7 Đị 4 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
Bài 3 : QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HOÁ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS nắm :
- Nắm được những đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn & quần cư đô thị .
- Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị .
- Nhận biết được quần cư đô thị hay quần cư nông thôn qua ảnh chụp hoặc trên thực tế .
- Nhận biết được sự phân bố của các siêu đô thị đông dân nhất thế giới .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :BĐà dân cư thế giới có thể hiện các đô thị .Ảnh các đô thị ở Việt
Nam hoặc trên thế giới .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1.Ổn định lớp : (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2. Kiểm tra bài cũ :(4ph)
Câu hỏi 1 : Dân cư trên thế giới sinh sống chủ yếu ởnhững khu vực nào ?
Câu hỏi 2 : Căn cứ vào đâu mà người ta chia dân cư trên thế giới thành các chủng tộc ?
Câu hỏi 3 : Các chủng tộc này chủ yếu sống ở đâu ?
3. Bài mới :(35ph)
Giới thiệu : từ xưa, con người đã biết sống quây quần biết nhau để tạo nên sức mạnh nhằm khai
thác và chế ngự thiên nhiên. Các làng mạc và đô thị dần hình thành trên bề mặt Trái Đất.
Hoạt động của GV - HS TG Nội dung chính
1. Hoạt động 1. : cả lớp .
* Bước 1 : GV giới thiệu thuật ngữ " Quần cư " có 2 loại :
quần cư nông thôn và quần cư đô thị .
- HS quan sát hình 3.1 và 3.2 cho biết :
? Cho biết mật độ dân số, nhà cửa đường sá ở nông thôn và
thành thị có gì khác nhau ?
(ở thành thị đông đúc, san sát bên nhau; nông thôn ít )
? Hãy cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tế giữa nông
thôn đối với đô thị ?
(nông thôn chủ yếu là nông nghiệp, lâm ngư
nghiệp; đô thị chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ… )
(ở nông thôn sống tập trung thành thôn, xóm,
làng, bản …còn ở đô thị tập trung thành phố xá )
⇒ GV nhấn mạnh : xu thế ngày nay là số người sống ở các
đô thị ngày càng tăng .
2. Hoạt động nhóm : mỗi nhóm 4 HS.
* Bước 1 : cho HS đọc đoạn đầu SGK
? Đô thị xuất hiện trên trái đất từ thời kì nào ?
(từ thời kì Cổ đại : Tquốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp, La
Mã … là lúc đã có trao đổi hàng hoá .)
? Đô thị phát triển mạnh nhất vào khi nào ?
(thế kỉ XIX là lúc công nghiệp phát triển )
⇒ Quá trình phát triển đô thị gắn liền với phát thương mại ,
thủ công nghiệp và công nghiệp .
* Bước 2 : HS xem lược đồ 3.3 và trả lời
? Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới (từ 8 triệu dân trở
lên) ( có 23 siêu đô thị)
? Châu nào có siêu đô thị nhất ? Có mấy siêu đô thị ? Kể
20'
15'
1. Quần cư nông thôn và
quần cư đô thị :
- Có hai kiểu quần cư chính
là quần cư nông thôn và quần
cư thành thị .
- Ở nông thôn, mật độ dân
số thường thấp, hoạt động
kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp, lâm nghiệp hay ngư
nghiệp .
- Ở đô thị, mật độ dân số rất
cao, hoạt động kinh tế chủ yếu
là công nghiệp và dịch vụ .
2 . Đô thị hoá. Các siêu đô thị
:
- Ngày nay, số người sống
trên các đô thị đã chiếm
khoảng một nửa dân số thế
giới và có xu thế ngày càng
tăng .
- Nhiều đô thị phát triển nhanh
chóng trở thành siêu đô thị .
a Lí 7 Đị 5 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
tên ? ( Châu Á có 12 siêu đô thị)
⇒ Phần lớn các siêu đô thị ở các nước phát triển .
* Bước 3 : HS đọc đoạn từ " Vào thế kỉ …
? Tỉ lệ dân số đô thị trên thế giới từ thế kỉ XVIII đến năm
2000 tăng thêm mấy lần ? (tăng thêm hơn 9 lần)
⇒ Sự tăng nhanh dân số, các đô thị, siêu đô thị làm ảnh
hưởng đến môi trường , sức khoẻ, nhà ở, y tế, học hành
cho con người .
IV .CỦNG CỐ :(4PH)
- Câu hỏi 1 : Nêu sự khác nhau về tổ chức sinh sống và hoạt động kinh tế giữa quần cư đô thị
và quần cư nông thôn ?
- Câu hỏi 2 : Hãy đọc tên và chỉ trên bản đồ các siêu đô thị châu Á ?
V . DẶN DÒ :
- Về nhà học bài, nhận xét bài tập 2 trang 12, chuẩn bị trả lời câu hỏi bài thưc hành .
a Lí 7 Đị 6 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
Bài 4 : THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS
- Nắm được khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân số không đồng đều trên thế giới .
- Khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phan bố các siêu đô thị ở châu Á .
- Nhận biết cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân số và các đô thị trên lược đồ dân số .
- Biết đọc các thông tin trên các lược đồ dân số và sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của
một địa phương qua tháp tuổi, nhận dạng tháp tuổi .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ tự nhiên châu Á , bản đồ hành chính Việt Nam , tháp tuổi
(phóng to trong SGK).Lược đồ phân bố dân cư châu Á.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1.Ổn định lớp : (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2. Kiểm tra bài cũ :(4ph)
Câu hỏi 1 : Nêu sự khác nhau về tổ chức sinh sống và hoạt động kinh tế gữa quần cư đô thị
và quần cư nông thôn ?
Câu hỏi 2 : Hãy đọc tên và chỉ trên bản đồ các siêu đô thị châu Á ?
3. Bài mới :(35ph )
Hoạt động của GV - HS TG Nội dung chính
• Hoạt động nhóm : mỗi nhóm 4 HS .
• GV: hướng dẫn HS xem hình 4.1 lược đồ dân số tỉnh
Thái Bình năm 2000 .
• Đọc bản chú giải trong lược đồ (có 3 thang mật độ dân
số <1000, 1000 - 3000, >3000)
• GV gọi 1 HS lên bảng tìm trên bản đồ :
? Quan sát hình 4.1 cho biết nơi có mật độ dân số cao nhất là
bao nhiêu ?
? Nơi có mật độ dân số thấp nhất ? Là bao nhiêu ?
• Treo hình 4.2và 4.3 GV nói lại cách xem tháp tuổi
2. Quan sát tháp tuổi TP HCM qua các cuộc điều tra sau 10
năm cho biết :
? Hình dáng của tháp tuổi có gì thay đổi ?
-Tháp tuổi 1989 đáy rộng, thân tháp thon dần ⇒ dân số trẻ .
- Tháp năm 1999 đáy tháp thu hẹp, thân tháp phình rộng và số
người trong độ tuổi lao động nhiều ⇒ dân số già .
? Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ ? Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ
- Quan sát tháp tuổi TP HCM qua các cuộc tổng điều tra dân
số 1989 và năm 1999 cho biết :
? Hình dáng tháp tuổi có gì thay đổi ?
- Tháp tuổi 1989 đáy rộng, thân tháp thon dần ⇒ dân số trẻ .
- Tháp tuổi 1999 đáy tháp thu hẹp, chân tháp phình rộng và số
người trong độ tuổi lao động nhiều ⇒ dân số già
? Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ ? Nhóm tuổi nào giảm tỉ lệ
3. GV treo lược đồ phân bố dân cư châu Á lên bảng và chỉ
cách xem lược đồ , chỉ hướng .
? Trên lược đồ phân bố dân cư châu Á những khu vực nào
đông dân ở phía (hướng) nào ?
? Các đô thị lớn của châu Á thường phân bố ở đâu
- GV nói thêm ở vùng núi, vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo …
10'
15'
10'
1. Mật độ dân số tỉnh Thái
Bình :
- Nơi có mật độ dân số cao
nhất là thị xã Thái Bình mật
độ trên 3.000 người/km
2
.
- Nơi có mật độ dân số thấp
nhất là huyện Tiền Hải mật độ
dưới 1.000 người/km
2
2. Tháp tuổi TP. Hồ Chí
Minh sau 10 năm (1989 -
1999) :
- Hình dáng tháp tuổi 1999
thay đổi :
+ Chân Tháp hẹp .
+ Thân tháp phình ra .
⇒ Số người trong độ tuổi lao
động nhiều ⇒ Dân số già .
+ Nhóm tuổi dưới tuổi lao
động giảm về tỉ lệ .
+ Nhóm tuổi trong tuổi lao
động tăng về tỉ lệ .
3. Sự phân bố dân cư châu Á
- Những khu vực tập trung
đông dân ở phía Đông, Nam
và Đông Nam .
a Lí 7 Đị 7 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
cuộc sống và đi lại khó khăn ⇒ dân cư ít .
- Các đô thị lớn ở châu Á
thường phân bố ở ven biển,
đồng bằng nơi có điều sinh
sống, giao thông thuận tiện và
có khí hậu ấm áp …
IV .CỦNG CỐ :(4PH) : Hình dáng tháp tuổi biểu hiện điều gì qua bài học ?
V. DẶN DÒ :(1ph) - Về nhà học bài, xem lại cách nhận xét về các tháp tuổi, chuẩn bị trước bài 5
.
a Lí 7 Đị 8 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
Phần hai : CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ
Chương I : MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
Bài 5 : ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS cần biết
- Xác định được vị trí đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường trong đới nóng .
- Trình bày được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm (nhiệt độ và lượng mưa cao quanh năm, có
rừng rậm thường xanh quanh năm ).
- Đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm
xích đạo xanh quanh năm .
- Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua một đoạn văn mô tả và qua ảnh chụp .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ khí hậu thế giới hay bản đồ các miền tự nhiên thế giới
.Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm và rừng sác (rừng ngập mặn) . Phóng to các biểu đồ, lược đồ
trong SGK .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1.Ổn định lớp : (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2. Kiểm tra bài cũ :(4ph) (nộp bài làm thực hành)
3. Bài mới :(35ph)
- Giới thiệu : trên Trái Đất người ta chia thành : đới nóng, đới ôn hoà và đới lạnh . Môi trường
xích đạo ẩm là môi trường thuộc đới nóng, có khí hậu nóng quanh năm và lượng mưa dồi dào.
Thiên nhiên ở đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống phát triển phong phú và đa dạng . Đây là
nơi có diện tích rừng rậm xanh quanh năm rộng nhất thế giới . Bài học hôm nay giúp các em
hiểu được điều đó .
Hoạt động của GV - HS TG Nội dung chính
Hoạt động 1 : cả lớp .
? GV cho HS quan sát lược đồ 5.1 để xác định vị trí đới
nóng .
- Dựa vào hai đường vĩ tuyến 30
oB
và 30
oN
(đới nóng nằm
giữa hai chí tuyến nên gọi là đới nóng nội chí tuyến).
? Hãy so sánh tỉ lệ diện tích đới nóng với diện tích đất nổi
trên Trái Đất ?
? Hãy kể tên 4 đới môi trường đới nóng ?
- GV nói thêm môi trường hoang mạc có cả ở đới ôn hoà
Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm : mỗi nhóm 4 HS .
* Bước 1: GV chỉ vị trí Xingapo, phân tích hình 5.2 để tìm
ra những điểm đặc trưng của khí hậu xích đạo ẩm qua nhiệt
độ và lượng mưa .
- Tập cho HS đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa .
? Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
cho thấy nhiệt độ Xingapo có đặc điểm gì ?
(Đường nhiệt độ ít dao độngvà ở mức cao tren 25
oC
⇒
nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm từ 25
oC
- 28
oC
,
biên độ nhiệt mùa hạ và mùa đông thấp khoảng 3
oC
).
? Lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu ? Sự phân bố lượng
10'
15'
I. Đới nóng :
- Đới nóng trải dài giữa hai
chí tuyến thành một vành đai
liên tục bao quanh Trái Đất .
- Gồm có bốn kiểu môi trường
: môi trường xích đạo ẩm, môi
trương nhiệt đới, môi trường
nhiệt đới gió mùa, và môi
trường hoang mạc .
II. Môi trường xích đạo ẩm :
1. Khí hậu :
- Môi trường xích đạo ẩm nằm
trong khoảng từ 5
o
B đến 5
oN
,
nắng nóng và mưa nhiều
quanh năm (trung bình từ
1.500 mm đến 2.500 mm).
a Lí 7 Đị 9 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
mưa trong năm ra sao ? Sự chênh lệch giữa tháng thấp nhất
và cao nhất là bao nhiêu milimét ? (trung bình từ 1.500mm
- 2.500mm/năm, mưa nhiều quanh năm, tháng thấp nhất
và cao nhất hơn nhau 80mm)
* Bước 2 : GV nói thêm nhiệt độ ngày đêm chênh nhau hơn
10
o
, mưa vào chiều tối kèm theo sấm chớp, độ ẩm không
khí trên 80% .
- Môi trường xích đạo ẩm ⇒ nóng ẩm quanh năm .
- GV cho HS quan sát hình 5.3 và 5.4 , nhận xét :
? Rừng có mấy tầng ? (tầng cây vượt tán, tầng cây gỗ
cao, tầng cây gỗ cao TB, tầng cây bụi, tầng dây leo,
phong lan, tầm gửi, tầng cỏ quyết ).
? Tại sao ở đây rừng có nhiều tầng ?
(rừng xanh quanh năm).
10'
2. Rừng rậm xanh quanh
năm :
- Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo
điều kiện thuận lợi cho rừng
rậm xanh quanh năm phát
triển .
- Trong rừng có nhiều loài
cây, mọc thành nhiều tầng rậm
rạp và có nhiều loài chim thú
sinh sống .
IV . CỦNG CỐ :(4ph)
Câu hỏi 1 : Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến nào ?
Nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng ?
Câu hỏi 2 : Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì ?
V . DẶN DÒ :(1ph)
- Về nhà học bài, làm bài tập 4 trang 19 và chuẩn bị bài 6.
a Lí 7 Đị 10 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
Bài 6 : MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS
- Nắm được đặc điểm của môi trường nhiệt đới (nóng quanh năm và có thời kì khô hạn) và của
khí hậu nhiệt đới (nóng quanh năm và lượng mưa thay đổi : càng về gần chí tuyến càng giảm dần
và thời kì khô hạn càng kéo dài) .
- Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là xavan hay đồng cỏ cao nhiệt đới
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho HS .
- Củng cố kĩ năng nhận biết môi trường địa lí cho HS qua ảnh chụp .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Bản đồ khí hậu thế giới .
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường nhiệt đới .
- Ảnh xavan hay trảng cỏ nhiệt đới và các động vật trên xavan châu Phi, Ôâxtrâylia .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1.Ổn định lớp : (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2. Kiểm tra bài cũ :(4ph)
Câu hỏi 1 : Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến nào? Nêu
tên các kiểu môi trường của đới nóng ?
Câu hỏi 2 : Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì ?
3. Bài mới :(35ph)
- Giới thiệu : môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, lượng mưa càng về gần các chí tuyến
càng giảm dần . Khu vực nhiệt đới là một trong những nơi đông dân nhất trên thế giới .
Hoạt động của GV - HS TG Nội dung chính
1. Hoạt động nhóm : mỗi nhóm 4 HS .
* Bước 1 : GV giới thiệu và chỉ trên bản đồ Ma-la-can và Gia-
mê-na, quan sát hình 6.1 và 6.2 nhận xét :
? Sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa trong năm của khí hậu
nhiệt đới như thế nào ?
( nhiệt độ dao động mạnh từ 22
oC
- 34
oC
và có hai lần
tăng cao trong năm vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 và
khoảng tháng 9 đến tháng 10)
( các cột mưa chênh lệch nhau từ 0mm đến 250 mm
giữa các tháng có mưa và các tháng khô hạn, lượng mưa
giảm dần về 2 chí tuyến và số tháng khô hạn cũng tăng lên
từ 3 đến 9 tháng)
* Bước 2 :
? Hãy cho biết những đặc điểm khác nhau giữa khí hậu nhiệt
đới với khí hậu xích đạo ẩm ?
- Về nhiệt độ :
+ Nhiệt độ TB các tháng đều trên 22
oC
.
+ Biên độ nhiệt năm càng gần về chí tuyến càng cao hơn
10
oC
+ Có 2 lần nhiệt độ tăng cao (mặt trời lên thiên đỉnh).
- Về lượng mưa :
+ Lượng mưa TB năm giảm dần về 2 chí tuyến từ 841 mm
ở (Ma-la-can) xuống còn 647 mm ở (Gia-mê-na).
+ Có 2 mùa rõ rệt : một mùa mưa và một mùa khô hạn,
càng về chí tuyến khô hạn càng kéo dài từ 3 đến 8 hoặc 9
tháng .
20'
1. Khí hậu :
- Khí hậu nhiệt đới có đặc
điểm là nóng và lượng mưa
tập trung vào một mùa (từ
500 mm đến 1500mm) .
- Càng về gần hai chí tuyến,
thời kì khô hạn càng kéo dài
và biên độ nhiệt trong năm
càng lớn.
a Lí 7 Đị 11 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
2.
* Bước 1 :GV cho HS quan sát hình 6.3 và 6.4 .
? Em hãy nhận xét có gì khác nhau giữa xavan Kênia và
xavan ở Trung Phi ?
(xavan Kênia ít mưa hơn và khô hạn hơn xavan Trung
Phi => cây cối ít hơn, cỏ cũng không xanh tốt
bằng ).lượng mưa rất ảnh hưởng tới môi trường nhiệt đới,
xavan hay đồng cỏ cao là thảm thực vật tiêu biểu của môi
trường nhiệt đới .
* Bước 2 :
? Cây cỏ biến đổi như thế nào trong năm ?
(xanh tốt vào mùa mưa, khô cằn vào mùa khô hạn)
? Đất đai như thế nào khi mưa tập trung nhiều vào 1 mùa ?
(đất có màu đỏ vàng)
? Cây cối thay đổi như thế nào từ xích đạo về 2 chí tuyến ? (
càng về 2 chí tuyến cây cối càng nghèo nàn và khô cằn
hơn)
* Bước 3 :
? Tại sao diện tích xavan đang ngày càng mở rộng ?
( lượng mưa ít và xavan, cây bụi bị phá để làm nưong
rẫy, lấy củi )
? Tại sao ở nhiệt đới là những nơi đông dân trên thế giới? (
khí hậu thích hợp, thuận lợi làm nông nghiệp, …)
2 . Các đặc điểm khác của
môi trường :
- Quang cảnh cũng thay
đổi từ rừng thưa sang đồng
cỏ cao (xavan) và cuối cùng
là nửa hoang mạc .
- Đất feralít đỏ vàng của
miền nhiệt đới rất dễ bị xói
mòn, rửa trôi nếu không
được cây cối che phủ và
canh tác hợp lí .
- Sông ngòi nhiệt đới có
hai mùa nước : mùa lũ và
mùa cạn .
- Ở vùng nhiệt đới có thể
trồng được nhiều cây lương
thực và cây công nghiệp.
Đây là một trong những khu
vực đông dân của thế giới .
IV .CỦNG CỐ :(4ph)
- Nêu những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ?
- Giải thích tại sao đất vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng ?
- Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở nhiệt đới đang ngày càng mở rộng ?
V . DẶN DÒ : Về học bài , làm bài tập 4 , tr.22 và chuẩn bị bài 7
a Lí 7 Đị 12 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
Bài 7. MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : HS cần :
- Nắm được sơ bộ nguyên nhân hình thành gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa mùa
hạ, gió mùa mùa đông .
- Nắm được 2 đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa (nhiệt độ lượng mưa thay đổi
tuỳ theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường). Đặc điểm này chi phối thiên nhiên và hoạt động
của con người theo nhịp điệu của gió mùa .
- Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng ở đới nóng .
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa nhận biết
khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ khí hậu Việt Nam . Bản đồ khí hậu châu Á hoặc thế giới .
Các ảnh hoặc tranh vẽ về các loại cảnh quan nhiệt đới gió mùa (như rừng tre nứa, rừng mưa mùa,
rừng ngập mặn, rừng thông …) ở nước ta .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1.Ổn định lớp : (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2. Kiểm tra bài cũ :(4ph)
- Nêu những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ?
- Giải thích tại sao đất vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng ?
- Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở nhiệt đới đang ngày càng mở rộng ?
3. Bài mới :(35ph) - Giới thiệu : trong đới nóng, có một khu vực tuy cùng vĩ độ với các môi
trường nhiệt đới và hoang mạc nhưng thiên nhiên có nhiều nét đặc sắc, đó là vùng nhiệt đới gió mùa .
Hoạt động của GV - HS TG Nội dung chính
Hoạt động 1 : mỗi nhóm 4 HS.
* Bước 1 : cho HS xem hình 7.1 và 7.2, giới thiệu ký hiệu
hai hướng gió bằng mũi tên đỏ và mũi tên xanh .
- GV xác định cho HS thấy khu vực Nam Á và Đông Nam
Á .
? Em có nhận xét gì về hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa
đông ở Nam Á và Đông Nam Á ? ( mùa hạ thổi từ biển
vào đất liền, mùa đông thổi từ đất liền ra biển ).
? Giải thích tại sao lượng mưa ở 2 khu vực này chênh lệch
nhau rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông ?
? Tại sao các mũi tên chỉ gió ở Nam Á lại chuyển hướng cả
mùa hạ lẫn mùa đông ?
( khi gió vượt qua xích đạo, lực tự quay của Trái Đất
làm cho gió đổi hướng ).
* Bước 3 :
? Các em xem hai biểu đồ khí hậu ở Hà Nội và ở Mum Bai
có điểm nào khác nhau ? (Hà Nội mùa đông xuống dưới
18
oC
, mùa hạ hơn 30
oc
, biên độ nhiệt cao trên 12
o
. Còn ở
MunBai nóng nhất là 28
oC
, mát nhất là 23
oC
=>Hà Nội
có mùa đông lạnh, còn MumBai nóng quanh năm)
* Bước 4 :
- HS tự tìm ra sự khác biệt của khí hậu :
+ Nhiệt đới : có thời kì khô hạn kéo dài không mưa, lượng
mưa TB ít hơn 1.500 mm .
+ Nhiệt đới gió mùa : có lượng mưa TB cao hơn 1.500
20' 1. Khí hậu :
- Nam Á và Đông Nam Á là hai
khu vực điển hình của môi
trường nhiệt đới gió mùa . (mùa
mưa : nóng nhiều mưa nhiều ;
và mùa khô : lạnh và khô)
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa có
hai đặc điểm nổi bật là : nhiệt
độ, lượng mưa thay đổi theo
mùa gió và thời tiết diễn biến
thất thường .
a Lí 7 Đị 13 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
mm , có mùa khô nhưng không có thời kì khô hạn kéo dài
* Bước 5 : cho HS biết thêm khí hậu gió mùa có tính chất
thất thường :
+ Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn .
+ Lượng mưa tuy có nhiều nhưng không đều giữa các
năm .
+ Gió mùa mùa đông có năm đến sớm, có năm đến muộn,
có năm rét nhiều, có năm rét ít .
Hoạt động 2 : Hoạt động cả lớp.
* Bước 1 : GV yêu cầu HS mô tả cảnh sắc thiên nhiên theo
mùa qua hình 7.5 và 7.6 ?(mùa mưa rừng cao su xanh tốt,
còn mùa khô lá rụng đầy, cây khô lá vàng => môi
trường nhiệt đới thay đổi theo thời gian (theo mùa)
* Bước 2 :
? Về không gian cảnh sắc thiên nhiên thay đổi từ nơi này
đến nơi khác như thế nào ?
? Nơi mưa nhiều, nơi ít mưa cảnh sắc thiên nhiên khác
nhau không? (thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thay đổi theo
không gian nhưng tuỳ thuộc vào lượng mưa : từ rừng
xích đạo ẩm, rừng nhiệt đới mưa mùa, rừng ngập mặn,
đồng cỏ cao nhiệt đới ).
* Bước 3 :GV kết luận :
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và
phong phú nhất ở đới nóng .
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa là nơi tập trung đông dân
nhất thế giới .
15'
2. Các đặc điểm khác của môi
trường :
- Môi trường nhiệt đới gió mùa
là kiểu môi trường đa dạng và
phong phú .
- Gió mùa ảnh hưởng lớn tới
cảnh sắc thiên nhiên và cuộc
sống của con người .
- Nam Á và Đông Nam Á là
các khu vực thích hợp cho việc
trồng cây lương thực (đặc biệt
là cây lúa nước) và cây công
nghiệp ; đây là những nơi sớm
tập trung đông dân trên thế giới .
IV . ĐÁNH GIÁ : Phụ lục
V . DẶN DÒ :(1ph) - Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 25 và chuẩn bị bài 8 .
a Lí 7 Đị 14 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
Bài : 8 CÁC HÌNH THỨC CANH TÁC
TRONG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS :
- Hiểu các hình thức canh tác trong nông nghiệp : làm rẫy, thâm canh lúa nước, sản xuất theo quy
mô lớn . NắmÉ được mối quan hệ giữa canh tác lúa nước và dân cư .
- Nâng cao kĩ năng phân tích ảnh địa lí và lược đồ địa lí .
- Rèn luyện kĩ năng lập sơ đồ các mối quan hệ .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ dân cư và bản đồ nông nghiệp châu Á hoặc Đông Nam
Á .Ảnh 3 hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng ( nếu có ). Ảnh về thâm canh lúa nước .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1.Ổn định lớp : (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2. Kiểm tra bài cũ :(4ph)
- Khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa như thế nào ? ChoVD về thất thường của thời tiết
- Nơi mưa nhiều nơi mưa ít cảnh sắc thiên nhiên có khác nhau không ?
3. Bài mới :(35ph) Giới thiệu : đới nóng là khu vực phát triển nông nghiệp sớm nhất của nhân
loại. Ở đây có nhiều hình thức canh tác khác nhau, phù hợp với đặc điểm địa hình, khí hậu và tập
quán sản xuất của từng địa phương . Bài học hôm nay các em biết được các hình thức đó
Hoạt động của GV - HS TG Nội dung chính
Hoạt động 1 : cả lớp
? Xem 8.1 và 8.2 nêu một số biểu hiện cho thấy sự lạc hậu
của hình thức sản xuất kiểu nương rẫy ?
(công cụ cầm tay thô sơ năng suất thấp =>mà phá một
vạt rừng hay một vạt xavan có giá trị cao hơn , làm cho
rừng bị thu hẹp nhanh chóng ).
Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân .
* Bước 1 : cho HS đọc đoạn đầu và xem hình 8.4 trả lời
? Những điều kiện để phát triển trồng cây lúa nước (khí
hậu nhiệt đới gió mùa : nắng nhiều mưa nhiều, có điều
kiện giữ nước, chủ động tưới tiêu, có nguồn lao động
dồi dào, nhiệt độ trên 0
oC
, lượng mưa hơn 1.000 mm).
? Tại sao lại nói ruộng bậc thang (hình 8.6) và đồng ruộng
có bờ vùng bờ thửa là cách sản xuất nông nghiệp có hiệu
quả và góp phần bảo vệ môi trường ? (giữ nước được để
đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của cây lúa, chống xói
mòn cuốn trôi đất màu).
- GV nói thêm : ở Đông Nam Á và Nam Á thuận lợi trồng
lúa nước
* Bước 2 :
? HS quan sát lược đồ 8.4 so sánh với lược đồ 4.4 cho
nhận xét ? (những vùng trồng lúa nước châu Á cũng là
những vùng đông dân châu Á ).
(thâm canh lúa nước cần nhiều lao động nhưng cây
lúa nước lại trồng được nhiều vụ, có thể nuôi sống
được nhiều người).
Hoạt động 3 : Hoạt động nhóm : mỗi nhóm 4 HS .
- GV mô tả cho HS ảnh 8.5 có nhiều nọc tiêu san sát nhau
và xa xa có đường ôtô bao quanh .
5'
20'
10'
1. Làm nương rẫy :
- Đới nóng là nơi tiến hành sản
xuất nông nghiệp sớm nhất trên
thế giới . Làm nương rẫy là hình
thức canh tác thô sơ, lạc hậu,
năng suất thấp .
2. Làm ruộng, thâm canh lúa
nước :
- Trong khu vực khí hậu nhiệt
đới gió mùa là nơi có nhiều thuận
lợi để làm ruộng, thâm canh cây
lúa nước .
- Việc áp dụng tiến bộ khoa học-
kĩ thuật và các chính sách nông
nghiệp đúng đắn đã giúp nhiều
nước giải quyết được nạn đói mà
nay đã trở thành nước xuất khẩu
gạo (Việt Nam, Thái Lan).
3. Sản xuất nông sản hàng hoá
theo qui mô lớn :
a Lí 7 Đị 15 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
* Bước 1 : Qua ảnh 8.5 hãy phân tích và nhận xét :
(Qui mô sản xuất : diện tích canh tác " Đồn điền "
rộng lớn).
(Về tổ chức sản xuất : đồn điền có tổ chức khoa học
hơn và phải có máy móc ).
( Về sản phẩm : đồn điền làm ra nhiều hơn).
* Bước 2 :
? Đồn điền cho thu hoạch nhiều nông sản, tại sao người
ta không lập nhiều đồn điền ?
(phải có đất rộng, vốn nhiều, cần nhiều máy móc,
và kĩ thuật canh tác, phải có nguồn tiêu thụ ổn định …)
? Nông nghiệp ở địa phương em đang canh tác ở hình
thức nào ?
- Ở các trang trại, đồn điền đới
nóng người ta trồng cây công
nghiệp và chăn nuôi chuyên môn
hoá với qui mô lớn nhằm để xuất
khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu
cho nhà máy chế biến .
IV .CỦNG CỐ :(4ph)
- Hãy nêu sự khác nhau của các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng ? (nêu sự khác
nhau của 3 hình thức)
- Hãy nêu những điều kiện thuận lợi để trông cây lúa nước ?
V. DẶN DÒ :(1ph)
- Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 29 và chuẩn bị bài 9.
a Lí 7 Đị 16 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
Bài : 9 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS :
- Hiểu các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác đất đai và bảo
vệ đất.
- Biết được 1 số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng .
- Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí qua tranh liên hoàn và cũng cố thêm kĩ năng đọc ảnh địa
lí cho học sinh .
- Rèn luyện kĩ năng phán đoán địa lí cho HS ở mức độ cao hơn về mối quan hệ giữa khí hậu với
nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác với bảo vệ đất trồng .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Ảnh về xói mòn đất đai trên các sườn núi về cây cao lương
- Nếu trường ở vùng đồi núi có thể tổ chức lớp học ngoài trời ở nơi có hiện tượng xói mòn đất
hoặc đi tham quan thực tế trước khi học . Bản đồ tự nhiên thế giới .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1.Ổn định lớp : (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2. Kiểm tra bài cũ : (4ph)
- Có mấy hình thức canh tác nông nghiệp ? Hãy nêu đặc điểm của hình thức thứ 2 ?
- Hãy nêu hình thức sản xuất nông sản hàng hoá theo qui mô lớn ? Tại sao sản xuất theo kiểu
đồn điền, trang trại có hiệu quả cao mà sao dân ta không sản xuất theo kiểu đó ?
3. Bài mới :(35ph) - Giới thiệu : đăc điểm khí hậu đới nóng là nắng nóng quanh năm và mưa
nhiều , tập trung theo mùa . Những đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng tăng trưởng
quanh năm đất dễ bị xói mòn cuốn trôi hết lớp đất màu trên bề mặt đất và sinh ra nhiều dịch bệnh,
côn trùng hại cây trồng, vật nuôi . Vậy hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng như thế nào .
Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay .
Hoạt động của GV - HS TG Nội dung chính
Hoạt đông 1 : cả lớp.
* Bước 1:
- GV : yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của
+ Khí hậu xích đạo (nóng ẩm quanh năm)
+ Khí hậu nhiệt đới (nhiệt độ cao quanh năm trong năm
có một thời kì khô hạn (từ tháng 3 đến tháng 9) càng gần
chí tuyến thì khô hạn càng kéo dài .
+ Nhiệt đới gió mùa : nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo
mùa thời tiết diễn biến thất thường .
⇒ Đới nóng là nắng nóng , mưa nhiều quanh năm.
? Các đặc điểm khí hâu này thuận lợi gì đối với cây trồng và
mùa vụ như thế nào ? (Cây trồng phát triển quanh năm,
có thể trồng xen canh, gối vụ)
? Kiểu khí hậu như vậy có khó khăn gì trong sản xuất nông
nghiệp. ( Sâu bệnh phát triển gây hại cây trồng, vật nuôi )
* Bước 1:
- GV : treo biểu đồ hình 9.1
- GV cho HS quan sát hình 9.2 các em có nhận xét gì ?
(Do nhiệt độ và độ ẩm cao lượng mưa nhiều
⇒
đất
bị xói mòn, sườn đồi trơ trụi với các khe rãnh sâu )
? Ở vùng đồi núi có độ dốc cao, mưa nhiều thì lớp mùn ở
đây như thế nào ? (Lớp mùn thường không dày do bị cuốn
20'
1.Đặc điểm sản xuất nông
nghiệp :
- Ở đới nóng, việc trồng trọt
được tiến hành quanh năm , có
thể xen canh nhiều loại cây
trồng , nếu có đủ nước tưới .
- Trong điều kiện khí hậu
nóng , mưa nhiều hoặc mưa tập
trung theo mùa, đất dễ bị rửa
trôi, xói mòn .Vì vậy, cần bảo
vệ rừng , trồng cây che phủ đất
và làm thuỷ lợi và có kế hoạch
phòng chống thiên tai .
a Lí 7 Đị 17 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
trôi )
? Nguyên nhân dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo
ẩm? (lượng mưa nhiều và không có cây cối che phủ
? Biện pháp khắc phục như thế nào? (bảo vệ, trồng rừng)
? Các em hãy cho ví dụ sự ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới
và nhiệt đới gió mùa đến SX nông nghiệp ?
(lượng mưa tập trung vào 1 mùa gây xói mòn, lũ lụt
… mùa khô kéo dài gây hạn hán, mất mùa …)
Hoạt động 2 : mỗi nhóm 4 HS.
* Bước 1:
? Ở các đồng bằng nhiệt đới gió mùa (châu Á ) có loại cây
lương thực nào quan trọng ? (Cây lúa nước)
? Ở địa phương em có loại cây lương thực nào chủ yếu ?
? Tại sao khoai lang được trồng ở đồng bằng ? Sắn được
trồng ở đồi núi ?(khoai lang phù hợp với đất phù sa, còn
sắn phù hợp đất cát)
- GV nói thêm về cây cao lương (lúa miến, bo bo) là cây
lương thực thích nghi với loại khí hậu nóng .Hiện nay cao
lương là cây lương thực nuôi sống hàng triệu ngừơi ở châu
Phi, Ấn Độ, Trung Quốc .
? Tại sao vùng trồng lúa nước lại thường trùng với những
vùng đông dân cư bậc nhất trên thế giới ?
(Là vùng đồng bằng,đất đai màu mỡ, điều kiện sống
và giao thông thuận tiện )
? Cây công nghiệp gồm những loại nào ? Phân bố những
khu vực nào ?
? Việt Nam có những loại cây công nghiệp nào ?
? Ở đới nóng chăn nuôi được những loại gia súc nào ? ở
đâu ?
15'
2.Các sản phẩm nông nghiệp
chủ yếu :
- Cây trồng chủ yếu là cây lúa
nước , các loại ngũ cốc khác
(kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ)
và nhiều cây công nghiệp nhiệt
đới có giá trị xuất khẩu cao.
- Chăn nuôi chưa phát triển
bằng trồng trọt, chủ yếu là chăn
thả năng suất thấp .
IV .CỦNG CỐ :(4ph)
- Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi & khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp ?
- Để khắc phực những khó khăn đó ta phải làm gì ?
- Nêu những nông sản chính của đới nóng ? Và xác định các khu vực ở đới nóng sản xuất
nhiều loại nông sản đó ?
V. DẶN DÒ :(1ph)
- Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 32 . SGK, xem trước bài 10 .
a Lí 7 Đị 18 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
Bài : 10 DÂN SỐ & SỨC ÉP DÂN SỐ
TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS
- Nắm được đới nóng vừa đông dân, vừa có sự bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang
trong quá trình phát triển, chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở ) của người dân .
- Biết được sức ép của dân số lên đời sống và các biện pháp mà các nước đang phát triển áp dụng
để để giảm sức ép dân số, bảo vệ tài nguyên và môi trường .
- Luyện tập cách đọc, phân tích biểu đồ và sơ đồ về các mối quan hệ .
- Bước đầu luyện tập cách phân tích và các số liệu thống kê .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Sưu tập tư liệu của địa phương ( tỉnh, huyện ) để vẽ biểu đồ quan
hệ giữa dân số và lương thực . Sưu tập các ảnh về tài nguyên và môi trường bị huỷ hoại do khai thác
bừa bãi .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1.Ổn định lớp : (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2. Kiểm tra bài cũ :(4ph)
- Môi trường xích đạo ẩm có thuận lợi & khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp ?
- Để khắc phục những khó khăn đó ta phải làm gì ?
- Nêu những nông sản chính của đới nóng ? Ở Việt Nam có những loại nào ?
3. Bài mới :(35ph) . Giới thiệu : đới nóng như tập trung gần như một nửa dân số thế giới nhưng
kinh tế chậm phát triển . Dân cư tập trung quá đông vào một số khu vực đã vẫn tới những vấn đề lớn
về môi trường . Việc giải quyết mối quan hệ giữa dân cư và môi trường ở đây phải gắn chặt với sự
phát triển kinh tế - xã hội .
Hoạt động của GV - HS TG Nội dung chính
Hoạt động cả lớp.
* Bước 1 : cho HS quan sát lược đồ 2.1 (bài2)
? Dân cư ở đới nóng sống tập trung ở những KV nào ?
( Đông NamÁ, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Braxin)
? Dân số đới nóng chiếm gần 50% dân số thế giới nhưng chỉ
tập trung sinh sống ở 4 khu vực đó, thì sẽ có tác động gì đến
nguồn tài nguyên và môi trường ở những nơi đó ?
( tài nguyên cạn kiệt nhanh chóng, môi trường,
rừng, biển bị xuống cấp, tác động xấu đến nhiều mặt).
* Bước 2 : cho HS quan sát biểu đồ 1.4 (bài1).
?Tình trạng gia tăng dân số hiện nay của đới nóng như thế
nào ?(tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, bùng nổ
dân số)
? Trong khi tài nguyên môi trường đang bị xuống cấp thì sự
bùng nổ dân số ở đới nóng có tác động như thế nào ?
(tác động xấu đến tài nguyên và môi trường)
* Bước 3 : HS tìm ra 2 đặc điểm của dân số đới nóng :(dân
số đới nóng đông nhưng sống tập trung ở một số khu
vực)
(dân số đới nóng đông và vẫn còn trong tình trạng bùng
nổ dân số)
=> Gây sức ép nặng nề cho việc cải thiện đời sống nhân dân
và cho tài nguyên, môi trường .
Hoạt động 2 : mỗi nhóm 4 HS.
15'
20'
1. Dân số :
- Đới nóng tập trung gần một
nửa dân số thế giới .
- Dân số tăng nhanh dẫn tới
bùng nổ dân số, tác động tiêu
cực tới tài nguyên và môi
trường.
- Hiện nay vấn đề hạ thấp tỉ lệ
gia tăng dân số là mối quan tâm
hàng đầu của các nước ở đới
nóng .
a Lí 7 Đị 19 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
* Bước 1 : cho HS xem hình 10.1, giải thích các kí hiệu .
? Sản lượng lương thực 1975 - 1990 tăng từ 100% lên hơn
110% .
?Tăng dân số tự nhiên 1975 - 1990 từ 100% lên gần 160% .
=> Cả hai đều tăng, nhưng lương thực không tăng kịp
với đà gia tăng dân số .
? Đọc biểu đồ bình quân lương thực đầu người : giảm từ
100% xuống còn 80% . Nêu nguyên nhân giảm ?
(do dân số tăng nhanh hơn là tăng lương thực)
? Biện pháp để tăng bình quân lương thực đầu người lên là
gì ? (giảm tốc độ gia tăng dân số, nâng mức tăng lương
thực lên)
* Bước 2 : cho HS phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở
Đông Nam Á năm 1980 - 1990) và nhận xét :
( dân số : tăng từ 360 triệu lên 442 triệu người) .( diện
tích rừng : giảm từ 240,2 xuống còn 208,6 triệu ha )
=> dân số càng tăng thì diện tích rừng càng giảm, do : cất
nhà, xd thêm đường giao thông, bệnh viện, trường học …
* Bước 3 : cho HS đọc từ " Nhằm đáp ứng … cạn kiệt "
? Nêu những sức ép của dân số đông làm cho tài nguyên
thiên nhiên như thế nào ?
(bị cạn kiệt, suy giảm nhanh chóng)
- GV cho HS đọc từ " Bùng nổ dân số … tàn phá "
?Nêu những tác động tiêu cực của dân số đến môi trường ? (
thiếu nước sạch, môi trường tự nhiên bị huỷ hoại dần, môi
trường sống ở các khu ổ chuột, các đô thị bị ô nhiễm …)
2. Sức ép của dân số tới tài
nguyên, môi trường :
- Bùng nổ dân số cũng là ảnh
hưởng xấu tới tài nguyên và
môi trường của đới nóng : thiếu
nước sạch, môi trường bị ô
nhiễm, xuất hiện các khu nhà ổ
chuột …
- Việc làm giảm tỉ lệ gia tăng
dân số, phát triển kinh tế, nâng
cao đời sống của người dân ở
đới nóng sẽ có tác động tích
cực tới tài nguyên và môi
trường .
IV .CỦNG CỐ :(4ph)
- Cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay ở đới nóng như thế nào ?
- Nêu những biện pháp nâng cao bình quân lương thực đầu người ?
V. DẶN DÒ :(1ph) - Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 35 và chuẩn bị bài 11.
a Lí 7 Đị 20 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
Bài : 11 DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ
ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS :
- Nắm được nguyên nhân của sự di dân và đô thị hoá của đới nóng .
- Biết được nguyên nhân hình thành và những vấn đề đang đặc ra cho các đô thị, siêu đô thị ở đới
nóng .
- Bước đầu tập luyện cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí (các nguyên nhân di dân) .
- Củng cố các kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí, lược đồ địa lí và biểu đồ hình cột .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : Bản đồ phân bố dân cư và đô thị trên thế giới . Các ảnh sưu tập
về hậu quả đô thị hoá ở đới nóng như đường sá ngập nước mưa, đường sá quá tải, nhà ổ chuột, cảnh
nhặt rác kiếm sống, ăn mày, ăn xin, người lang than không nhà …trong sách báo .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1.Ổn định lớp : (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2. Kiểm tra bài cũ :(4ph)
- Cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay ở đới nóng như thế nào ?
- Nêu những biện pháp nâng cao bình quân lương thực đầu người ?
3. Bài mới : Giới thiệu : đời sống khó khăn làm xuất hiện các luồng di dân . Sự di dân đã thức đẩy
quá trình đô thị hoá diễn ra rất nhanh. Đô thị hoá tự phát đang đặt ra nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội
và môi trường ở đới nóng . Bài học hôm nay các em sẽ thấy được điều ấy .
Hoạt động của GV - HS TG Nội dung chính
Hoạt động 1 : cả lớp.
* Bước 1 :
? Tại sao ở đới nóng có sự di dân ? (do nhiều nguyên nhân
khác nhau : dân số đông, thiên tai, chiến tranh, nhu cầu
phát triển nông - công nghiệp, dịch vụ, tìm kiếm việc làm
…)
* Bước 2 :
? Em hãy tìm những biện pháp di dân có tính tích cực (di
dân có kế hoạch, có tổ chức để khai hoang, lập đồn điền,
làm giảm sức ép của dân số đến đời sống và kinh tế)
Hoạt động 2 : : mỗi nhóm 4 HS.
* Bước 1 : cho HS biết " Đô thị hoá "
- Năm 1950 trên thế giới không có đô thị nào tới 4 triệu
dân, đến năm 2000 có 11 siêu đô thị trên 8 triệu dân .
- Dân số đô thị ở đới nóng năm 2000 tăng gấp 2 lần năm 1989
.
? Vậy ý muốn nói dân số đới nóng tăng như thế nào ?
(tăng rất nhanh)
* Bước 2 : giới thiệu nội dung của hình 11.1 và 11.2 :
- Hình 11.1 : Xingapo phát triển có kế hoạch , nay trở
thành 1 trong những thành phố hiện đại và sạch nhất thế
giới .
- Hình 11.2 : là một khu ổ chuột ở thành phố của Ấn Độ
được hình thành tự phát trong quá trình đô thị hoá do di
15'
20'
1. Sự di dân :
- Sự di dân các nước đới
nóng là do : bị thiên tai,
chiến tranh, xung đột sắc
tộc, nghèo đói, tìm kiếm việc
làm …
- Nếu di dân có tổ chức có
kế hoạch sẽ có tác động tích
cực đến sự phát triển kinh tế
- xã hội và môi trường .
2. Đô thị hoá :
- Đới nóng là nơi có sự di
dân và tốc độ đô thị hoá cao
trên thế giới .
- Tỉ lệ dân thành thị tăng
nhanh và số siêu đô thị ngày
càng nhiều . Tuy nhiên, đô
thị hoá tự phát đã để lại
những hậu quả xấu cho môi
trường .
a Lí 7 Đị 21 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
dân tự do .
? HS quan sát 2 ảnh 11.1 và 11.2 . hãy so sánh sự khác nhau
giữa đô thị tự phát và đô thị có kế hoạch ?
( đô thi tự phát để lại hậu quả nặng nề cho đời sống
như : thiếu điện nước, tiện nghi sinh hoạt, dễ bị dịch bệnh
… Về môi trường : ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không
khí, làm mất vẽ đẹp của môi trường đô thị ).
(đô thị có kế hoạch như Xingapo cuộc sống người dân ổn
định, đủ tiện nghi sinh hoạt, môi trường đô thị sạch đẹp ).
* GV có nhiều người đi du lịch Xingapo về nói đi trên đường
phố mà vứt 1 vỏ kẹo là bị phạt tiền 5 đôla .
* Bước 3 :
? Nêu các giải pháp đô thị hoá ở đới nóng hiện nay là gì ?
(gắn liền đô thị hoá với với phát triển kinh tế và phân
bố lại dân cư cho hợp lí)
- Ngày nay, nhiều nước ở
đới nóng cũng cần thiết phải
tiến hành đô thị hoá, nhưng
phải có kế hoạch hợp lí .
IV .CỦNG CỐ :(4ph)
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự di dân ở đới nóng ?
- Nêu những tác động xấu tới môi trường do đô thị hoá tự phát như ở Ấn Độ là gì ?
V. DẶN DÒ :(1ph)
- Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 38 và chuẩn bị những câu hỏi bài 12 .
a Lí 7 Đị 22 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
Bài : 12 THỰC HÀNH :
NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp cho HS
- Nắm được về các kiểu khí hậu xích đạo ẩm , nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa .
- Về các kiểu khí hậu của môi trường đới nóng .
- Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí , qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
. Kĩ năng phân tích các mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sông ngòi , giữa khí hậu với môi
trường .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : GV nên sưu tầm thêm một vài biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của
huyện , tỉnh mình cho học sinh đọc , phân tích thêm tại lớp . Nếu có kèm thêm ảnh môi trường tự
nhiên địa phương thì việc thực hành chắc chắn sẽ có hiệu quả cao hơn .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1.Ổn định lớp : (1ph) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật .
2. Kiểm tra bài cũ :(4ph)
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự di dân ở đới nóng ?
- Kể tên một số siêu đô thị ở đới nóng ?
3. Bài mới :(35ph) Giới thiệu :
Hoạt động của GV - HS TG Nội dung chính
Hoạt động 1 : mỗi nhóm 4 HS.
? Hãy xác định tên môi trường của 3 ảnh A, B, C ?
(ảnh A là : môi trường hoang mạc ở Xahara ; B là : môi
trường nhiệt đới xavan đồng cỏ cao ở Tandania ; C là :
môi trường xích đạo ẩm rừng rậm nhiều tầng ở CH
Công gô )
Hoạt động 2 :
- GV cho HS xem ảnh (xavan đồng cỏ cao, có đàn trâu
rừng)
? Hãy xác định tên môi trường của ảnh xavan này ?
( Môi trường nhiệt đới)
- Biểu đồ A : nóng đều quanh năm, mưa quanh năm : không
phải môi trường nhiết đới .
- Biểu đồ B : nóng tăng cao và có 2 lần nhiệt độ tăng cao,
mưa theo mùa và có 1 thời kì khô hạn dài 3 - 4 tháng : là
môi trường nhiệt đới
- Biểu đồ C : nóng quanh năm và có 2 lần nhiệt độ tăng cao,
mưa theo mùa, có thời kì khô hạn dài 6 -7tháng : là môi
trường nhiệt đới
=> Vậy biểu đồ B và C đều là môi trường nhiệt đới .
? Các em chọn B hay chọn C phù hợp với ảnh xavan ? Tại
sao ? (chọn B đúng vì mưa nhiều phù hợp với xavan có
nhiều cây hơn là C)
Hoạt động 3 :
- GV nhắc lại mối quan hệ giữa lượng mưa và chế độ nước
trên sông : (mưa quanh năm thì sông đầy nước quanh
năm ; mưa theo mùa thì sông có mùa lũ và mùa cạn)
? HS quan sát biểu đồ A, B, C và cho nhận xét về chế độ
7'
7'
10'
1
(ảnh A là : môi trường hoang
mạc ; B là : môi trường nhiệt
đới xavan đồng cỏ cao ; C là :
môi trường xích đạo ẩm rừng
rậm nhiều tầng )
2. Trong ba biểu đồ nhiệt độ
và lượng mưa dưới đây hãy
chọn biểu đồ phù hợp với ảnh
xavan kèm theo ?
(chọn B đúng vì mưa nhiều phù
hợp với xavan có nhiều cây hơn
là C)
3. Cho ba biểu đồ lượng mưa
(A, B, C) và hai biểu đồ lưu
lượng nước của các con sông
(X - Y), hãy chọn và sắp xếp
a Lí 7 Đị 23 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
mưa ?(A mưa quanh năm, B có thời kì khô hạn kéo dài 4
tháng không mưa, C mưa theo mùa)
? Quan sát 2 biểu đồ X và Y nhận xét về chế độ nước trên
sông ?( Biểu đồ X có nước quanh năm, Y có mùa lũ và
mùa cạn, nhưng không có tháng nào không có nước )
? Hãy so sánh 3 biểu đồ mưa với 2 biểu đồ chế độ nước trên
sông để sắp xếp cho phù hợp từng đôi một ? (loại 1 biểu đồ
không phù hợp )
(A phù hợp với X ; C phù hợp với Y ; B có thời kì
khô hạn kéo dài không phù hợp với Y)
Hoạt động 4 :
* GV hướng dẫn HS xác định biểu đồ nhiệt độ và lượng
mưa của đới nóng , loại bỏ biểu đồ không đúng .
- Biểu đồ A : có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 15
o
Cvào mùa hạ nhưng lại là mùa mưa : không phải của đới
nóng (loại).
- Biểu đồ B : nóng quanh năm trên 20
oC
và có 2 lần nhiệt độ
lên cao trong năm, mưa nhiều mùa hạ : đúng của môi
trường đới nóng .
- Biểu đồ C : có tháng cao nhất mùa hạn nhiệt độ không quá
20
o
C, mùa đông ấm áp không xuống dưới 5
oC
, mưa quanh
năm : không phải của đới nóng (loại) .
- Biểu đồ D : có mùa đông lạnh -5
oC
: không phải của đới
nóng (loại)
- Biểu đồ E : có mùa hạ nóng trên 25
o
C, đông mát dưới 15
o
C, mưa rất ít và mưa vào thu đông : không phải của đới
nóng (loại).
10'
thành 2 cặp sao cho phù hợp .
(A phù hợp với X ; C phù hợp
với Y ; B có thời kì khô hạn kéo
dài không phù hợp với Y)
4. Quan sát các biểu đồ nhiệt
độ và lượng mưa dưới đây để
chọn ra một biểu đồ thuộc đới
nóng . Cho biết lí do chọn .
- Biểu đồ B : nóng quanh năm
trên 20
oC
và có 2 lần nhiệt độ
lên cao trong năm, mưa nhiều
mùa hạ : đúng của môi trường
đới nóng .
IV. DẶN DÒ :(1ph)
- Về nhà làm bài lại 4 câu hỏi bài này trong giấy nộp làm kiểm tra 15 phút .
- Chuẩn bị bài 13 .
a Lí 7 Đị 24 GV : Lê V n Hi uă ế
Gi¸o ¸n §Þa Lý 7 – TrÞnh Xu©n Toµn – THCS Long Hng
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
ÔN TẬP
* Ôn tập từ bài 1 đến bài 11. Nhưng học kỉ bài : 1, 2, 5, 7, 8 .
Tuần : Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy :
KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
a Lí 7 Đị 25 GV : Lê V n Hi uă ế