Tải bản đầy đủ (.pdf) (424 trang)

Pháp luật lao động việt nam về bình đẳng giới trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 424 trang )

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ BÌNH
ĐẲNG GIỚI TRONG DOANH NGHIỆP
MÃ SỐ: LH-2017-20/ĐHL-HN

Chủ nhiệm đề tài
Thư ký đề tài

: ThS. Hà Thị Hoa Phƣợng
: ThS. Nguyễn Tiến Dũng

Hà Nội, tháng năm 2018


BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ BÌNH
ĐẲNG GIỚI TRONG DOANH NGHIỆP

MÃ SỐ: LH-2017-20/ĐHL-HN

Chủ nhiệm đề tài


Thư ký đề tài

: ThS. Hà Thị Hoa Phƣợng
: ThS. Nguyễn Tiến Dũng

Hà Nội, tháng năm 2018


DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

TT

TÊN CHUYÊN ĐỀ

1.

Những vấn đề lý luận về bình đẳng giới và pháp luật lao động về bình
đẳng giới trong doanh nghiệp

2.

Pháp luật quốc tế về bình đẳng giới trong doanh nghiệp

3.

Pháp luật lao động một số nước về bình đẳng giới trong doanh nghiệp

4.

Pháp luật lao động Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm,

đào tạo nghề tại doanh nghiệp – thực trạng và một số kiến nghị

5.

Pháp luật lao động Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động tại
doanh nghiệp – thực trạng và một số kiến nghị

6.

Pháp luật lao động Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực tiền
lương và kỷ luật lao động tại doanh nghiệp – thực trạng và một số kiến
nghị

7.

Pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
tại doanh nghiệp – thực trạng và một số kiến nghị

8.

Các biện pháp pháp lý để đảm bảo thực hiện pháp luật lao động Việt
Nam về bình đẳng giới trong doanh nghiệp – thực trạng và một số kiến
nghị


NHỮNG NGƢỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
TT

HỌ VÀ TÊN


ĐƠN VỊ

NHIỆM VỤ
- Chủ nhiệm đề tài

1

ThS. Hà Thị Hoa Phượng

Đại học Luật Hà Nội - Tác giả chuyên đề
01, 08

2
3

PGS.TS. Trần Thị Thúy Lâm
ThS. Tào Thị Huệ
ThS. Phạm Thanh Hằng

Đại học Luật Hà Nội - Tác giả chuyên đề 02
Đại học Luật Hà Nội

- Đồng tác giả chuyên
đề 03

4

PGS.TS. Nguyễn Hiền Phương Đại học Luật Hà Nội - Tác giả chuyên đề 04


5

ThS. Đoàn Xuân Trường

Đại học Luật Hà Nội - Tác giả chuyên đề 05

6

ThS. Nguyễn Tiến Dũng

Đại học Luật Hà Nội

7

ThS. Trần Thị Kiều Trang

Đại học Luật Hà Nội - Tác giả chuyên đề 07

- Thư ký đề tài
- Tác giả chuyên đề 06


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CEACR

: Uỷ ban Chuyên gia về Áp dụng các Công ước và
Khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế

CEDAW


: Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử đối với phụ nữ của Liên hợp quốc

CJEU

: Toà án Công lý châu Âu

CSW

: Uỷ ban về Địa vị phụ nữ Liên hợp quốc

GAD

: Giới và phát triển

EC

: Cộng đồng châu Âu

EU

: Liên minh châu Âu

ICCPR

: Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị của
Liên hợp quốc

ICESCR


: Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn
hoá của Liên hợp quốc

ILC

: Hội nghị Lao động Quốc tế

ILO

: Tổ chức Lao động quốc tế

IMF

: Tổ chức Tiền tệ Quốc tế

LGBT

: Cộng đồng những người đồng tính, song tính và
chuyển giới

WID

: Phụ nữ và phát triển


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
PHẦN THỨ NHẤT ........................................................................................... 12
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................. 12
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ

BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DOANH NGHIỆP ........................................... 13
1.1. Những vấn đề lý luận về bình đẳng giới và pháp luật lao động về bình đẳng
giới trong doanh nghiệp.................................................................................... 13
1.1.1. Bình đẳng giới ........................................................................................... 13
1.1.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động .................................................... 19
1.1.3. Pháp luật lao động về bình đẳng giới trong doanh nghiệp ...................... 28
1.2. Pháp luật lao động quốc tế về bình đẳng giới trong doanh nghiệp ............. 82
1.2.1. Quy định của Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới trong doanh nghiệp ..... 82
1.2.2. Quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế về bình đẳng giới trong doanh
nghiệp .................................................................................................................. 84
1.3. Pháp luật lao động một số nước về bình đẳng giới trong doanh nghiệp ..... 87
1.3.1. Pháp luật lao động của Hoa Kỳ ................................................................ 87
1.3.2. Pháp luật lao động của Liên minh Châu Âu ............................................. 89
1.3.3. Pháp luật lao động của Australia ............................................................. 90
1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm ...................................................................... 92
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DOANH NGHIỆP ........................................... 93
2.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm, đào tạo nghề ................................ 93
2.1.1. Trong lĩnh vực việc làm............................................................................. 93
2.1.2. Trong lĩnh vực đào tạo nghề ..................................................................... 96
2.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an
toàn lao động, vệ sinh lao động ........................................................................ 97
2.2.1. Trong lĩnh vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ................................ 97
2.2.2. Trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động ................................ 100


2.3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực tiền lương và kỷ luật lao động .................. 102
2.3.1. Trong lĩnh vực tiền lương........................................................................ 102
2.3.2. Trong lĩnh vực kỷ luật lao động .............................................................. 104
2.4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội ........................................ 105

2.5. Các biện pháp pháp lý để đảm bảo thực hiện pháp luật lao động việt nam về
bình đẳng giới trong doanh nghiệp ................................................................. 109
2.5.1. Thanh tra lao động .................................................................................. 109
2.5.2. Xử phạt vi phạm ...................................................................................... 110
2.5.3. Giải quyết tranh chấp lao động .............................................................. 111
Chƣơng 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DOANH NGHIỆP ......................................... 114
3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật lao động về bình đẳng giới trong doanh nghiệp ....................................... 114
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật lao động việt nam về bình đẳng giới trong
doanh nghiệp .................................................................................................. 116
3.2.1. Hoàn thiện quy định về học nghề, việc làm ............................................ 116
3.2.2. Hoàn thiện quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao
động, vệ sinh lao động....................................................................................... 118
3.2.3. Hoàn thiện quy định về tiền lương, kỷ luật lao động .............................. 120
3.2.4. Hoàn thiện quy định về bảo hiểm xã hội................................................. 122
3.2.5. Hoàn thiện quy định về biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện pháp luật
lao động về bình đẳng giới tại doanh nghiệp ................................................... 122
3.2.6. Hoàn thiện các quy định khác ................................................................. 126
3.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao động việt nam về
bình đẳng giới trong doanh nghiệp ................................................................. 127
3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bình đẳng giới nhằm nâng cao
nhận thức của các tầng lớp xã hội khác nhau .................................................. 127
3.3.2. Tăng cường số lượng cán bộ làm công tác thanh tra lao động .............. 128


3.3.3. Tăng cường năng lực cho đội ngũ người làm công tác thanh tra, xử lý vi
phạm và người làm công tác xét xử .................................................................. 129
PHẦN THỨ HAI: CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............... 130

Chuyên đề 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DOANH
NGHIỆP ........................................................................................................... 131
1. Những vấn đề lý luận về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ................ 131
2. Những vấn đề lý luận về pháp luật lao động về bình đẳng giới trong doanh
nghiệp ............................................................................................................ 156
Chuyên đề 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 246
1. Quy định của Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới trong doanh nghiệp ......... 247
2. Quy định của ILO về bình đẳng giới trong doanh nghiệp ........................... 251
Chuyên đề 3: PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG MỘT SỐ NƢỚC VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................. 263
1. Khái quát chung về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ........................ 263
2. Quy định về bình đẳng giới trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động của
Hoa Kỳ........................................................................................................... 268
3. Quy định về bình đẳng giới trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động của
Liên minh Châu Âu (EU) ............................................................................... 272
4. Quy định về bình đẳng giới trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động của
Australia......................................................................................................... 277
Chuyên đề 4: PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM, ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI DOANH
NGHIỆP –THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................. 283
1. Khái quát về bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm, đào tạo nghề............. 284
2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm, đào
tạo nghề tại doanh nghiệp ............................................................................... 287


3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực việc
làm, đào tạo nghề tại doanh nghiệp ................................................................ 298
Chuyên đề 5: PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ BÌNH ĐẲNG

GIỚI TRONG LĨNH VỰC THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ
NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH
NGHIỆP – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................. 301
1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp 301
2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh
vực thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
tại doanh nghiệp ............................................................................................. 314
Chuyên đề 6: PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI TRONG LĨNH VỰC TIỀN LƢƠNG VÀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
TẠI DOANH NGHIỆP – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..... 321
1. Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực tiền
lương và kỷ luật lao động tại doanh nghiệp .................................................... 322
2. Thực trạng áp dụng pháp luật lao động Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh
vực tiền lương và kỷ luật lao động tại doanh nghiệp....................................... 329
3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thúc đẩy bình đẳng
giới trong trong lĩnh vực tiền lương và kỷ luật lao động tại doanh nghiệp .......... 339
Chuyên đề 7: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI DOANH NGHIỆP – THỰC
TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................. 346
1. Chủ trương đường lối của Đảng về bình đẳng giới trong lĩnh vực bảo hiểm xã
hội .................................................................................................................. 346
2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực bảo hiểm xã
hội tại doanh nghiệp ....................................................................................... 348
3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực bảo
hiểm xã hội tại doanh nghiệp.......................................................................... 359


Chuyên đề 8: CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG

DOANH NGHIỆP – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............. 363
1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về các biện pháp pháp lý nhằm đảm bảo thực
hiện pháp luật lao động về bình đẳng giới trong doanh nghiệp ....................... 363
2. Một số kiến nghị......................................................................................... 393
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 403
PHẦN THỨ BA: BÀI BÁO KHOA HỌC .................................................... 414


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình đẳng giới là vấn đề cơ bản của quyền con người, đã được đề cập
trong các công cụ nhân quyền quốc tế như Hiến chương (1946) hay Tuyên ngôn
Nhân quyền của Liên hợp quốc (1948)… Một trong những khía cạnh được quan
tâm hàng đầu là bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, bởi thực tế đã chỉ ra
rằng thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động, nhất là về việc làm và thu nhập sẽ
góp phần tạo ra vị thế bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong gia đình và trong
nhiều lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội...
Tuy nhiên, trên thực tế, bất bình đẳng giới đang tồn tại trên tất cả các giai
đoạn và khía cạnh của quan hệ lao động, từ đó ngăn cản phụ nữ cũng như nam
giới tham gia vào thị trường lao động, làm việc và hưởng thụ các thành quả lao
động. Các báo cáo của ILO đã chỉ ra rằng, ngày nay, phụ nữ toàn cầu không chỉ
có ít khả năng tham gia lực lượng lao động hơn nam giới, khả năng bị thất
nghiệp cao hơn mà còn phải làm việc trong các điều kiện lao động và điều kiện
an sinh không được đảm bảo1. Giải quyết các nguyên nhân dẫn đến bất bình
đẳng giới về việc làm, từ đó giảm khoảng cách giới trong thị trường lao động và
tiếp cận chính sách an sinh xã hội để tiến tới bình đẳng giới đòi hỏi các quốc gia
phải xây dựng một hệ thống pháp luật lao động về bình đẳng giới phù hợp, khắc
phục những hạn chế và thực thi hiệu quả trên thực tế.
Ở Việt Nam, tình trạng phân biệt đối xử về giới vẫn diễn ra một cách phổ
biến trong quá trình tuyển dụng, sử dụng và chấm dứt hợp đồng lao động, nhất

là tại các doanh nghiệp. Đứng trước nhu cầu điều chỉnh pháp luật để giải quyết
vấn đề thực tiễn, đồng thời phải nội luật hóa pháp luật trong nước để phù hợp
với các Điều ước quốc tế liên quan đến bình đẳng giới mà Việt Nam là thành

1

ILO. 2018. World Employment and Social Outlook: Trends for women 2018 (Geneva)
1


viên2, ngày 29/11/2006, Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật
Bình đẳng giới – văn bản pháp lý đầu tiên quy định một cách thống nhất về vấn
đề này, khắc phục tính tản mạn, rải rác của các quy định liên quan trước đó. Tuy
nhiên, Luật Bình đẳng giới chủ yếu chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên
tắc còn bình đẳng giới trong từng lĩnh vực cụ thể vẫn do các văn bản pháp lý
chuyên ngành điều chỉnh; trong lĩnh vực lao động chính là Bộ luật Lao động
năm 2012 và các văn bản hướng dẫn của nó. So với Bộ luật Lao động năm 1994,
Bộ luật Lao động năm 2012 đã xem xét tổng thể vấn đề bình đẳng giới trên tất
cả các nội dung của quan hệ lao động, trở thành hành lang pháp lý quan trọng để
đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, thúc đẩy việc thực hiện các
mục tiêu mà các Công ước của Liên hợp quốc và ILO đã đề ra. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân khác nhau, một số quy định của Bộ luật Lao động năm 2012
vẫn còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế. Một số
quy định có mục đích bảo vệ cho lao động nữ lại trở thành rào cản tham gia vào
quan hệ lao động và làm giảm cơ hội việc làm của lao động nữ. Mặt khác, việc
quy định quá nhiều ưu đãi cho giới nữ cũng tạo ra sự không công bằng với giới
nam. Trong quá trình thực hiện, các chủ thể pháp luật còn vi phạm pháp luật dẫn
đến tình trạng phân biệt đối xử về giới vẫn tồn tại trong lĩnh vực lao động.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về giới hiện đại đã chuyển dần từ việc chỉ
lấy nữ giới làm đối tượng trung tâm sang việc nghiên cứu cả giới nam và giới nữ

nhằm đảm bảo quyền lợi của cả hai giới. Đồng thời, bảo đảm bình đẳng giới
cũng không mang ý nghĩa đơn giản là sự cân bằng về số lượng phụ nữ và nam
giới tham gia các giai đoạn của việc làm hay sự hưởng thụ bằng nhau đối với tất
cả các thành quả của lao động. Bình đẳng giới trong lao động hiện nay là việc
thừa nhận và đáp ứng những nhu cầu khác nhau của phụ nữ và nam giới do đặc
trưng sinh học và hoàn cảnh xã hội của họ mà không phân biệt đối xử. Mục tiêu
của nó là việc lao động nam và lao động nữ có cơ hội như nhau trong việc tiếp
2

Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) của Liên hợp quốc năm 1979,
Công ước số 100 về Trả công bình đẳng của ILO năm 1952, Công ước số 111 về Phân biệt đối xử trong việc làm
và nghề nghiệp của ILO năm 1952.
2


cận với việc làm, đào tạo, thăng tiến, được đối xử bình đẳng trong trả công, các
điều kiện làm việc và an sinh xã hội.
Như vậy, xuất phát từ nhiều lý do về cả lý luận và thực tiễn, việc tìm hiểu
vấn đề pháp luật lao động Việt Nam về bình đẳng giới là hết sức cần thiết, đặc
biệt dưới hình thức tồn tại chủ yếu của quan hệ lao động hiện nay là trên cơ sở
hợp đồng lao động trong các khu vực kinh tế chính thức và tại các doanh nghiệp.
Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài "Pháp luật lao động Việt Nam về bình đẳng giới
trong doanh nghiệp" làm nội dung nghiên cứu của đề tài khoa học cấp cơ sở,
với mong muốn đóng góp một phần công sức của mình vào việc nghiên cứu,
xây dựng pháp luật lao động nói chung và pháp luật lao động với vấn đề bình
đẳng giới nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Trong nước
Trong khoa học xã hội và pháp lý từ trước đến nay, vấn đề bình đẳng giới
trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao động đã thu hút được sự

quan tâm, nghiên cứu của một số nhà khoa học trong nước.
Nghiên cứu ở phạm vi h p về vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật lao
động có một số bài viết ngắn được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như:
ThS. Nguyễn Thị Hạnh – ThS. Nguyễn Thị Vân, Bình đẳng giới – nhìn từ góc
độ vấn đề lao động nữ, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 10/2004, tr. 24 – 27; Trần
Thị Vân Anh, Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, Tạp chí
Khoa học về phụ nữ, Số 5/2005; TS. Đào Thị Hằng, Vấn đề bình đẳng giới và
những đảm bảo trong pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí Luật học, Số Đặc
san về bình đẳng giới 2005, tr. 10 – 16; TS. Đỗ Ngân Bình, Bảo vệ quyền lợi
của lao động nữ theo Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ và pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí Luật học, Số 03/2006, tr.
73 – 79; ThS. Nguyễn Thị Kim Phụng, Nội luật hoá CEDAW về bảo hiểm xã hội
đối với lao động nữ khi dự thảo Luật bảo hiểm xã hội, Tạp chí Luật học, Số
03/2006, tr. 88 – 94; TS. Nguyễn Thị Kim Phụng, Các quy định về bình đẳng
3


giới trong lĩnh vực luật lao động, đối chiếu và khuyến nghị, Tạp chí Luật học,
Số 3/2007, tr 61-68; TS. Trần Thị Thúy Lâm, Kỷ luật lao động với vấn đề bình
đẳng giới, Tạp chí Luật học, Số 3/2008, tr. 36 – 39; TS. Trương Thị Thuý Hằng,
Viện nghiên cứu con người, Tuổi lao động nhìn từ góc độ bình đẳng giới, Tạp
chí cộng sản, số 11(155), 2008; Cao Tuấn Anh, Bình đẳng giới trong lĩnh vực
lao động, việc làm thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, Tạp chí Quản lý nhà nước,
Số 10/2013, tr. 51 – 55... các công trình kể trên được viết trong các tạp chuyên
ngành với một dung lượng trang nhỏ nên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
một cách khái quát về từng khía cạnh riêng l của pháp luật lao động về bình
đẳng giới, đồng thời cũng không giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các đơn vị
sử dụng lao động dưới dạng các doanh nghiệp.
Nghiên cứu ở quy mô Luận văn và Luận án tiến sĩ có một số công trình
sau đây: Ở cấp độ thạc sĩ có luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị

Anh Hoa, “Pháp luật lao động Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới và thực tiễn
áp dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, TS. Trần Thị Thúy Lâm hướng dẫn, 2012.
Luận văn nghiên cứu vào thời điểm Bộ luật Lao động năm 2012 còn đang trong
quá trình ban hành và chưa có hiệu lực nên giá trị tham khảo vẫn còn hạn chế.
Gần đây nhất có luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường, “Bình đẳng giới
trong Bộ luật Lao động Việt Nam”, PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí hướng dẫn, 2013
tuy đã tiếp cận đến các quy định của pháp luật lao động hiện hành song vẫn mới tập
trung nghiên cứu trong một số lĩnh vực chủ yếu của pháp luật lao động mà chưa đề
cập đến các quy định về biện pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
Về Luận án Tiến sĩ, hiện nay chỉ có một số Luận án nghiên cứu về bình đẳng giới
trong các lĩnh vực khác nhau mà không phải là lĩnh vực pháp luật lao động, như
Luận án Tiến sỹ kinh tế “Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Quỳnh Hoa, Đại học Kinh tế quốc dân, 2015.
Về sách tham khảo, có thể kể đến cuốn “Bình đẳng giới trong lao động và
việc làm với tiến trình hội nhập ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức” của TS.
Nguyễn Nam Phương do Nhà xuất bản Lao động – Xã hội phát hành năm 2006.
4


Cuốn sách chuyên khảo này đã trình bày hệ thống lí luận và thực trạng về bình
đẳng giới trong lao động và việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam hội
nhập vào nền kinh tế thế giới và chuẩn bị gia nhập WTO; trên cơ sở đó đưa ra
một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả chủ yếu tập trung vào các chính sách của
Đảng và Nhà nước, qua 10 năm, do các biến động của nền kinh tế - xã hội, nhiều
vấn đề ở thời điểm hiện tại đã có sự thay đổi. Ngoài ra, có thể kể đến cuốn sách
“Một số vấn đề về chính sách đối với lao động nữ và bình đẳng giới” của tác giả
Bùi Quyết Thắng và Lê Thu Hà, do Nhà xuất bản Lao động phát hành năm 2013
tuy nhiên sách mới dừng ở góc độ hướng dẫn chính sách, pháp luật, chủ yếu nêu
một số câu hỏi và giải đáp về các vấn đề chính sách đối với lao động nữ có kèm

theo các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Chính phủ.
Về công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp khác nhau đặc biệt là tại
trường Đại học Luật Hà Nội, chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề bình
đẳng giới trong pháp luật lao động.
2.2. Ngoài nước
Trên phạm vi quốc tế, theo tìm hiểu của tác giả, cho đến nay đã có một số
công trình nghiên cứu của Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… liên quan đến pháp luật về bình
đẳng giới và thúc đẩy bình đẳng giới trên phạm vi toàn thế giới, trong đó chú
trọng đến vấn đề này ở khu vực châu Á, đồng thời lựa chọn một số quốc gia
điển hình để đánh giá như Kazakhstan, Philippines, Campuchia… Các công
trình tiêu biểu có thể kể đến bao gồm:
- United Nations (UN), In pursuit of justice: Entity for Gender Equality
and the Empowerment of Women, New York, 2011
- United Nations Development Fund for Women (UNIFEM), Christine
Forster, Vedna Jivan, Gender equality laws: Global good practice and a review
of five Southeast Asian countries, Bangkok, 2009

5


- International Labour Organization (ILO), Women and labour markets in
Asia : Rebalancing for gender equality, Bangkok, 2011
- Asian Development Bank (ADB), Good global economic and social
practices to promote gender in the labor market, Manila, 2013;
- ADB - ILO, Good global legal practices to promote gender equality in
the labor market, Mandaluyong, Manila, 2013;
- ADB, Gender equality and the labor market: Cambodia, Kazakhstan,
and the Philippines, Manila, 2013…
Đây là nguồn tài liệu phong phú, tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu rộng

và không trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta nên chỉ có ý nghĩa tham
khảo trong quá trình nghiên cứu và định hướng điều chỉnh các quy định của
pháp luật lao động liên quan đến vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam.
Trên cơ sở tham khảo, nghiên cứu các luận văn, khóa luận, các bài báo,
công trình nghiên cứu khoa học khác nhau liên quan đến pháp luật lao động Việt
Nam về vấn đề bình đẳng giới, tác giả nhận thấy một số vấn đề sau đây:
(i) Các công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ tiếp cận, giải quyết một số
khía cạnh khác nhau của vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật lao động, như
lĩnh vực việc làm, bảo hiểm xã hội… mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện,
sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực về bình đẳng giới trong pháp luật lao động;
(ii) Hầu hết công trình nghiên cứu bị giảm giá trị tham khảo do việc các
chính sách, pháp luật về lao động có sự thay đổi trong thời gian gần đây. Cụ thể,
đa số các công trình đều nghiên cứu theo các quy định của Bộ luật lao động năm
1994 sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn, rất ít công trình tiếp cận trên
cơ sở quy định của Bộ luật lao động năm 2012;
(iii) Hầu hết các công trình nghiên cứu về giới trước đây đều tập trung
vào việc phân tích các chế độ đối với lao động nữ như là một loại lao động đặc
thù. Tuy nhiên, quan điểm về “giới” hiện đại đã có sự thay đổi lớn, theo đó,
không chỉ quan tâm đến lao động nữ mà là sự hài hoà giữa các vị trí, vai trò và
nhu cầu của giới nam và giới nữ. Vì vậy, nghiên cứu về giới đòi hỏi phải tập
6


trung vào mối quan hệ giữa giới nam - giới nữ, bảo vệ quyền bình đẳng cho cả
hai giới chứ không chỉ coi phụ nữ là đối tượng trung tâm. Đồng thời cũng cần
phải quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của một nhóm lao động có các đặc điểm
riêng về xu hướng tính dục và bản dạng giới (cộng đồng những người đồng tính,
song tính và chuyển giới).
(iv) Cho đến nay vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu và riêng
biệt ở cấp cơ sở về pháp luật lao động Việt Nam về bình đẳng giới tại các đơn vị sử

dụng lao động là doanh nghiệp. Một số vấn đề vẫn chưa được khai thác sâu như
các biện pháp đảm bảo thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
Từ sự khái quát điểm bất cập, thiếu sót của quy định pháp luật lao động
về bình đẳng giới và thực trạng nghiên cứu của các công trình khoa học liên
quan, chủ nhiệm đề tài nhận thấy việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy
định của pháp luật lao động Việt Nam về bình đẳng giới trong doanh nghiệp là
hết sức cần thiết, để từ đó cho ra đời một công trình nghiên cứu toàn diện và
chuyên sâu về vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật lao động.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến quy định của pháp luật lao động Việt Nam về bình đẳng giới trong
doanh nghiệp, thông qua đó đưa ra những đề xuất phù hợp để góp phần vào việc
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật, từ đó thúc
đẩy và đảm bảo bình đẳng giữa giới nam và giới nữ trong lĩnh vực lao động nói
riêng và các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích đặt ra, đề tài tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ chính sau
đây:
- Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về bình
đẳng giới và pháp luật lao động về bình đẳng giới trong doanh nghiệp. Cụ thể là
khái niệm bình đẳng giới, pháp luật lao động về bình đẳng giới trong doanh
7


nghiệp; sự cần thiết của việc quy định về bình đẳng giới trong doanh nghiệp;
quan điểm của Liên hợp quốc, ILO và pháp luật của một số quốc gia trên thế
giới về bình đẳng giới trong pháp luật lao động và kinh nghiệm cho Việt Nam.
Những vấn đề lý luận này tạo cơ sở khoa học để nhóm tác giả nghiên cứu các
nội dung cơ bản tiếp sau của đề tài.

- Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định về bình đẳng giới
trong pháp luật lao động Việt Nam, rút ra những nhận xét về ưu điểm và những
vấn đề còn bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở so sánh
với quy định của pháp luật giai đoạn trước đây và các quy định của pháp luật
quốc tế. Đồng thời, để đánh giá một cách khách quan thực trạng pháp luật, đề tài
đồng thời nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định về bình đẳng giới trong
pháp luật lao động ở Việt Nam.
- Thứ ba, từ những vấn đề nghiên cứu trên, đề tài luận giải và đề xuất
phương hướng hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện vấn đề bình đẳng giới
trong pháp luật lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động khi tham
gia quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào trong các chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước đang là vấn đề được quan tâm và là đối tượng nghiên cứu
của rất nhiều ngành khoa học khác nhau như: xã hội học, kinh tế học, luật học…
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài khoa học cấp cơ sở, nhóm tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu dưới góc độ luật học, trong phạm vi pháp luật lao động. Cụ thể, đề
tài nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật lao động tại các doanh
nghiệp theo quy định của BLLĐ năm 2012 và các văn bản liên quan (Luật Việc
làm năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật An toàn, vệ sinh lao động
năm 2015, các Nghị định, Thông tư, Thông tư liên tịch quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành), cũng như thực tiễn thực hiện vấn đề bình đẳng giới trong

8


pháp luật lao động ở Việt Nam thông qua các số liệu được công bố của các cơ
quan, tổ chức.
Ngoài ra, để làm rõ các vấn đề lý luận, cũng như rút ra các bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng pháp luật, hướng tới sửa đổi, bổ
sung các quy định liên quan đến bình đẳng giới trong pháp luật lao động còn bất
cập để phù hợp hơn với thực tế, đề tài còn đi sâu nghiên cứu quy định của Liên
hợp quốc, ILO và pháp luật một số nước trên thế giới về bình đẳng giới trong
lĩnh vực lao động tại các doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật lao động Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới là một vấn đề
tương đối phức tạp, đồng thời còn tồn tại những quy định khác nhau liên quan
đến đặc thù của quan hệ lao động trong khu vực chính thức – phi chính thức,
quan hệ lao động tại doanh nghiệp – tại các cơ quan, tổ chức khác (như sử dụng
lao động giúp việc trong các hộ gia đình), quan hệ lao động trong nước – ngoài
nước… Vì vậy, để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, nhóm tác giả dự định
giới hạn phạm vi nghiên cứu là những quy định của pháp luật lao động Việt
Nam về bình đẳng giới trong các quan hệ lao động dưới hình thức hợp đồng lao
động, diễn ra tại các doanh nghiệp và trên lãnh thổ Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu,
nhóm tác giả tiến hành chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, cụ thể là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước Việt Nam cũng là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài này.
Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng một số phương pháp không thể thiếu
trong nghiên cứu khoa học pháp lý như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp, phương pháp logic, lịch sử… Các phương pháp này được sử dụng đan xen
để có thể xem xét một cách toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn.

9


6. Những kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài mang lại những kết quả và những đóng góp mới cơ
bản sau đây:
- Nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận về bình đẳng giới, bình
đẳng giới trong lĩnh vực lao động và pháp luật lao động về bình đẳng giới trong
doanh nghiệp. Cụ thể là làm mới hơn khái niệm bình đẳng giới, bình đẳng giới
trong lĩnh vực lao động, pháp luật lao động về vấn đề bình đẳng giới; đồng thời
luận giải các khía cạnh và biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao
động; khái quát nhu cầu và nội dung điều chỉnh pháp luật lao động về bình đẳng
giới tại doanh nghiệp từ quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật các nước
trên thế giới.
- Phân tích và đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về thực
trạng pháp luật lao động Việt Nam về vấn đề bình đẳng giới và việc áp dụng các
quy định này trong thực tiễn các lĩnh vực: việc làm; đào tạo nghề; thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn lao động, vệ sinh lao động; tiền lương; kỷ luật
lao động; bảo hiểm xã hội; biện pháp pháp lý nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật
lao động về bình đẳng giới; qua đó chỉ ra những đòi hỏi từ lý luận và thực tiễn
cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật.
- Đưa ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của của Bộ
luật Lao động năm 2012 và các văn bản liên quan nhằm hoàn thiện và nâng cao
khả năng đảm bảo thực hiện pháp luật lao động về vấn đề bình đẳng giới tại Việt
Nam. Các kiến nghị có giá trị tham khảo đối với những nhà hoạch định và thực
thi chính sách, pháp luật, cũng như những nhà nghiên cứu, liên quan đến pháp
luật lao động về bình đẳng giới trong doanh nghiệp nói riêng và pháp luật lao
động nói chung.
7. Tổ chức thực hiện nghiên cứu đề tài
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và triển khai nội dung nghiên cứu
của đề tài, các công việc đã được tiến hành bao gồm:

10



Một là, đăng ký đề tài nghiên cứu và ký hợp đồng nghiên cứu đề tài khoa
học cấp trường với Ban Giám hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội.
Hai là, chủ nhiệm đề tài làm đề cương, dự toán kinh phí thực hiện đề tài
và thuyết minh đề cương nghiên cứu, dự toán kinh phí thực hiện đề tài trước Hội
đồng khoa học Trường.
Ba là, chủ nhiệm đề tài tổ chức các phiên họp với các thành viên tham gia
đề tài để triển khai thực hiện đề tài.
Bốn là, các tác giả chuyên đề tiến hành thu thập tài liệu và viết các chuyên
đề của đề tài.
Năm là, các tác giả đăng bài viết liên quan đến đề tài trên tạp chí Luật học
(01 bài viết đăng trên Tạp chí Lao động – Xã hội, số tháng 8/2018).
Sáu là, chủ nhiệm đề tài và thư ký đề tài thu các bài viết, biên tập và viết
báo cáo tổng thuật.
Bảy là, hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu, đóng cuốn và nộp Phòng Quản lý
khoa học của Trường để tổ chức nghiệm thu.
Toàn bộ quá trình thực hiện, từ khi ký hợp đồng nghiên cứu đến khi nộp
kết quả nghiên cứu đề tài cho Phòng Quản lý khoa học Trường trong thời gian
12 tháng.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài
nghiên cứu gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài;
Phần thứ hai: Các chuyên đề nghiên cứu đề tài;
Phần thứ ba: Bài báo khoa học.

11


PHẦN THỨ NHẤT

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

12


Chƣơng 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÁP LUẬT
LAO ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Bình đẳng giới
1.1.1.1. Khái niệm giới (gender)
Lý thuyết về giới được đề cập từ sớm và xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ XV,
trong công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Christine de Pisan (1364 - 1430).
Lý thuyết này tiếp tục được nghiên cứu vào thế kỷ XVII - XVIII bởi các nữ văn
sỹ người Anh - Aphra Behr (1640 - 1689) và Mary Astell (1666 - 1731), những lý
luận gia nữ quyền đầu tiên và phát triển cùng với sự phát triển của phong trào đấu
tranh vì quyền của phụ nữ. Tuy nhiên, mãi tới năm 1972, thuật ngữ giới (gender)
mới được bắt đầu sử dụng3. Thuật ngữ “Giới” cũng được sử dụng trong các văn
kiện của Hội nghị Bộ trưởng phụ nữ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
tháng 10/1998, với ý nghĩa là “phản ánh những khác biệt trên bình diện xã hội giữa
phụ nữ và nam giới về vai trò, thái độ, hành vi và các giá trị”.
Ở Việt Nam, quan niệm về giới trước đây chưa thực sự thống nhất, có nhiều
cách hiểu khác nhau về giới. Trong các chương trình quốc gia “Giới là một thuật
ngữ nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ,
bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích”4. Các
nhà nghiên cứu chính trị và xã hội học lại thống nhất cách hiểu về giới với nguồn
gốc và các đặc trưng như sau: “Giới là một khái niệm khoa học ra đời từ môn Nhân

3


Trần Hàn Giang (2003), Lịch sử phát triển của lý thuyết nữ quyền và lý thuyết giới, Tạp chí Khoa học về phụ
nữ (6), tr.10
4
Ban Luật pháp chính sách Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Công ty Tư vấn đầu tư y tế thực hiện
(2007), TMột số thuật ngữ về giới và bình đẳng giới, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, tr.8
13


loại học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Nói về giới là nói về vai
trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam và nữ”5.
Trong các chương trình, chính sách phát triển, mối quan hệ giữa giới và phát
triển thường được xem xét từ 2 khía cạnh sau đây: Phụ nữ trong phát triển
(Women and development - WID) đòi hỏi phải thu hút sự tham gia đầy đủ của phụ
nữ vào quá trình phát triển với tư cách là người thụ hưởng và người thực hiện mục
tiêu phát triển. Giới và phát triển (Gender in development - GAD) thay vì chỉ tập
trung vào phụ nữ, đã quan tâm đến mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới, đối mặt
với sự bất bình đẳng về quyền lực và trong việc ra quyết định, tìm cách giải quyết
các nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất bình đẳng giới, nhằm bảo đảm mọi thành
viên trong xã hội được thụ hưởng thành quả phát triển một cách bình đẳng.
Luật Bình đẳng giới của Việt Nam năm 2006 định nghĩa “Giới chỉ đặc
điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội” (Điều 5).
Từ các cách hiểu trên ta thấy, nếu giới tính (sex) là sự khác biệt về mặt sinh
học giữa nam và nữ, được xác định bởi gen, thì giới còn gọi là giới xã hội lại
được hình thành thông qua quá trình giáo dục. Trong khi các đặc điểm giới tính
rất ít thay đổi thì các đặc điểm về giới lại rất đa dạng tùy thuộc vào điều kiện địa
lý, thể chế xã hội, lịch sử… Mối quan hệ giới liên quan đến hàng loạt vấn đề về
thể chế và xã hội chứ không phải là mối quan hệ cá biệt giữa một nam giới hay
nữ giới nào. Các đặc điểm giới rất khác nhau giữa các cộng đồng và quốc gia trên
thế giới, cùng với quan hệ giới và vai trò giới thay đổi theo thời gian, chịu sự tác

động của nhiều nhân tố: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật …
Có thể hiểu Giới là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã
hội, thể hiện qua các mối quan hệ và tương quan về đặc điểm, địa vị, vai trò xã
hội giữa phụ nữ và nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể.
Trong quá trình nghiên cứu về giới và bình đẳng giới, đề tài không đề cập
đến nhóm người đồng tính (lesbian, gay), song tính (bisexual) và chuyển giới
(transgender) (gọi tắt là cộng đồng LGBT) như một đối tượng cần phải tách riêng.
5

Trịnh Quốc Tuấn, Đỗ Thị Thạch (đồng chủ biên) (2008), Khoa học giới - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr.29
14


Vì mặc dù đây là nhóm có đặc trưng riêng về xu hướng tính dục hay nhận dạng
giới, song tất cả những người thuộc nhóm LGBT đều có một sự phát triển hoàn
thiện về mặt sinh học (cấu tạo hoocmon, nhiễm sắc thể, các bộ phận sinh dục…
) điển hình của một trong hai giới tính (nam hoặc nữ); cũng như có một sự thể
hiện rõ ràng về vai trò trong đời sống (nam hoặc nữ, vợ hoặc chồng, còn gọi là
thể hiện giới). Vì vậy, về mặt sinh học cũng như xã hội, hoàn toàn có thể xác
định họ thuộc giới tính hay giới nào, giữa nam và nữ. Tuy nhiên, để giải quyết
tình trạng bị phân biệt đối xử trong lao động đối với cộng đồng LGBT trên thực
tế, đề tài cũng sẽ đề cập đến những giải pháp pháp lý cụ thể.
1.1.1.2. Khái niệm bình đẳng giới (gender equality)
Bình đẳng giới là thuật ngữ mới trong xã hội hiện đại, là khái niệm có sự
thống nhất khá cao về cách hiểu trong các nhà nghiên cứu và cả luật pháp.
Bình đẳng giới theo quan niệm xã hội học là sự đối xử ngang quyền giữa
hai giới nam và nữ, cũng như giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội, có xét đến
đặc điểm riêng của nữ giới, được điều chỉnh bởi các chính sách đối với phụ nữ
một cách hợp lý. Hay nói cách khác, bình đẳng giới là sự thừa nhận, sự coi trọng

ngang nhau đối với các đặc điểm giới tính và sự thiết lập các cơ hội ngang nhau
đối với nữ và nam trong xã hội6.
Luật Bình đẳng giới năm 2006 định nghĩa: “Bình đẳng giới là việc nam, nữ
có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của
mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về
thành quả của sự phát triển đó” (khoản 3 Điều 5).
Nhìn chung, từ các khía cạnh khác nhau, bình đẳng giới đều được nhận
diện là việc nam giới và nữ giới đều có vị trí, vai trò ngang nhau trong xã hội;
đồng thời đều được hưởng các điều kiện bình đẳng để phát huy đầy đủ các tiềm
năng của họ, có cơ hội để đóng góp và thụ hưởng lợi ích như nhau từ môi trường
phát triển quốc gia, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Để việc nghiên cứu được

6

Trung tâm Nghiên cứu khoa học lao động (1998), Quyền lao động nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội,
tr.37
15


×