Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.88 MB, 218 trang )

~~
T

h

ã

'

ườm g đ ạ i b ọ c l u ậ t h à n ộ i
*

'í*

-

KHO A H Ọ C CẤP TRƯỜNG

Fo

kN

TMỆN

~?ĩ~

Ị p LUạ. T Ví LKG p h ó
1 T 1 ĩ VIỆT NAM

R?.-HN


Chồ nhiệm ũè tải: TS VẼ Thi ĐUVPH Thủy
‘Ĩ h t ĩ

kỷ đề tằl:: HsịỆ Ngíivễn Thị Hằng

5ầ
H ô ỊVfí - 5 0 /ể
L

_ ,

.

•' >.'>„.••

'■

>í;[■'» ■! :f
ỉr¥*

<


T R Ư Ờ N G Đ A• I H O• C L U Ả• T H À N Ô• I

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÊ ỨNG PHÓ
VÓÌ BIÉN ĐỎI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM







M Ã SÓ:

LH-2015-414/ĐHL-HN

C hủ nhiệm đề tài: T S Vũ T hị D uyên T h ủ y
T h ư ký đề tài: T h .s N gu yễn T hị H ằng

TRUNG TÂM THÒNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG ĐỌC

ĩ& i

Hà N ộ i -2016


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỤC HIỆN ĐÈ TÀI
TT

s

V
TEN CHUYEN ĐE
í Ỷ ' Vv
^K-hải quáivề bịến đối khí hâu và ứng phó với biến đổi khí

\

4

2

3

ĐSvvP

E

NGƯỜI THỤC HIỆN
Thạcsỹ

PhạmThị Mai Trang
ỆềNhững vấn đề lý luận về pháp luật ứng phó với biến dpi
Tiện s >u * * * .
khí hậu
'Vũ Thị Duyên Thủy
Các quy định pháp luật vê lông ghép nội dung ứng phó

-'Tiên sỳ

với biến đôi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Niíuyễn Văn Phương,,

phát triển kinh tế xã hội.
Các quy định pháp luật vê quản lý phát thải khí nhà kính

4

Lưu Ngọc Tố Tâm
Các quy định pháp luật vê quản lý các chất làm suy giảm

5

tầng ozon
Các quy định pháp luật vê phát triên năng lượng tái tạo

6

thân thiện với môi trường
Các quy định pháp luật vê thu hôi năng lượng từ chât thải

8

học công nghệ ứng phó với biến đối khí hậu
Các quy định pháp luật vê quyên và trách nhiệm của

10

Nguyễn Thị Hằng
Cử nhân

Thạc sỹ
Nguyễn Thị Hằng
Tiên sỹ
Vũ Thị Duvên Thủy


Các quy định pháp luật vê phát triên và ứng dụng khoa
9

Thạc sỹ

Trần Công Thiết
Các quy định pháp luật vê sản xuât và tiêu thụ sản phâm

7

Tiên sỳ

doanh nghiệp và cộng đồng tronu ứng phó với biến đổi

Thạcsỹ
PhạmThị Mai Trang
Thạc sỳ
Đặng Hoàng Sơn

khí hậu.
Các quy định pháp luật vê quyên và trách nhiệm của Nhà
11

nước trong ứng phó với biến đồi khí hậu.
Lông ghép nội dung úng phó với biên đôi khí hậu vào

12

trong các quy định cùa pháp luật Đầu tư
Lông ghép nội dung ứng phó với biên đôi khí hậu vào


13

trong các quy định của pháp luật Đất đai

Thạc sỹ
Đặng Hoàng Sơn

Tiên sỹ
Nguyễn Văn Phương
Tiên sỳ
Nguyễn Văn Phương


DANH SÁ CH TH À N H V IÊ N T H Ụ C H IỆ N Đ Ề TÀI
TEN CHUYENĐE
Khái quát vê biên đôi khí hậu và ứng phó với biên đôi khí
hậu
Những vân đê lý luận vê pháp luật ứng phó với biên đôi
khí hậu
Các quy định pháp luật vê lông ghép nội dung ứng phó

NGƯỜI THỤC HIỆN
Thạcsỹ
PhạmThị Mai Trang
n p • /V

Tiên sỹ

Vũ Thị Duyên Thủy

Tiên sỹ

với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Nguyễn Văn Phương
phát triển kinh tế xã hội.
Các quy định pháp luật vê quản lý phát thải khí nhà kính

Tiên sỹ
Lưu Ngọc Tổ Tâm

Các quy định pháp luật vê quản lý các chât làm suy giảm
tầng ozon
Các quy định pháp luật vê phát triên năng lượng tái tạo

Thạc sỹ
Nguyễn Thị Hằng
Cử nhân
Trần Công Thiết

Các quy định pháp luật vê sản xuât và tiêu thụ sản phâm
thân thiện với môi trường
Các quy định pháp luật về thu hồi năng lượng từ chất thải

Thạc sỹ
Nguyễn Thị Hằng
Tiến sỹ
Vũ Thị Duyên Thủy

Các quy định pháp luật vê phát triên và ứng dụng khoa
học công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu
Các quy định pháp luật vê quyên và trách nhiệm của

doanh nghiệp và cộng đồng trong ứng phó với biến đổi

Thạcsỹ
PhạmThị Mai Trang
Thạc sỹ
Đặng Hoàng Sơn

khí hậu.
Các quy định pháp luật vê quyên và trách nhiệm của Nhà
nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Lông ghép nội dung ứng phó với biên đôi khí hậu vào
trong các quy định của pháp luật Đầu tư
Lông ghép nội dung úng phó với biên đôi khí hậu vào
trong các quy định của pháp luật Đất đai

Thạc sỹ
Đặng Hoàng Sơn
Tiên sỹ
Nguyễn Văn Phương
Tiên sỹ
Nguyễn Văn Phương


BÁO CÁO PHÚC TRÌNH


Q UY Ư Ớ C M Ộ T SÓ T Ừ VIẾT TẢT

BĐKH


Biến đổi khí hậu

BVM T

Bảo vệ môi trường

KHCN

K hoa học công nghệ

IPCC

ủ y ban liên chính phủ về biến
khí hậu


MỤC LỤC
LỜI M Ở ĐẦU.......................................................................................................... 3
Phần thú nhất. N H Ữ N G VẤN ĐÈ CHƯNG VỀ Ủ N G PHÓ VỚI BIÉN
Đ ỔI KHÍ HẬU
VÀ PHÁP LU Ậ• T ỨNG PHÓ VỚI BIÉN Đ ỎI KHÍ H ẬU
4


1.1. Những vấn đề chung về biến đổi khí hậu và úng phó với biến đổi khí hậu. ..4

1.1.1.Những vấn đề chung về biến đôi khí hậu...............................................4
1.1.2.

N hững vẩn đề chung về ứng p h ó với biến đối khí hậu..............6


1.2. N hững vấn đề chung về pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu.............. 7
1.2.1. K hái niệm pháp luật ứng p h ó với biến đôi khí hậu............................... 7
1.2.2. Các yêu cầu đặt ra đổi với pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hận. 8
1.2.3. N ội dung điểu chinh của pháp luật ứng p h ó với biến đôi khí hậu. .9
1.3. Kinh nghiệm của m ột số nước trong ứng phó với biến đổi khí h ậu ....... 12
1.3.1. K inh nghiệm của Trung Q uốc................................................................ 12
1.3.2. K inh nghiệm của H àn Quốc và P hilipine............................................12
1.3.3. K inh nghiêm của C ộng hòa liên bang Đ ứ c :.......................................13
1.3.4. K inh nghiệm của H oa K ỳ.........................................................................14
Phần thứ hai. T H Ụ C TR Ạ N G PHÁP L U Ậ T VÊ ỨN G PHÓ VỚI BIẾN
Đ Ỏ I KHÍ HẶƯ
T Ạ• I VIỆT
N A M ...............................................................................15


2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về lồng ghép nội dung ứng phó với
biến đổi khí h ậu ............................................................................................................. 15
2.1.1. L ồng g hép nội dung úng p h ó với biến đỏi khí hậu vào chiến lược,
quy hoạch, k ế hoạch p h á t triển kinh tế x ã hội..................................................16
2.1.2. L ồ n g g hép nội dung ủn g p h ó với biến đổi khỉ hậu vào trong các
quy định của Luật Đ ất đai..................................................................................... 14
2.1.3. L ồ n g g hép nội dung ứng p h ó với biến đổi khỉ hậu vào trong các
quy định của L uật Đ ầu tư ..................................................................................... 16
2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về quản lý phát thải khí nhà kính và
các chất làm suy giảm tầng o zo n............................................................................. 19
2.2.1. Thực trạng các quy định p h á p luật về quản lý p h á t thải khỉ nhà
kín h...............................................................................................................................19
2.2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về quản lý làm suy giám tầng
o z o n .................................................................................................................................20



2.3. Thực trạng các quy định pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo và
thu hồi năng lượng từ chất th ả i.............................................................................. 21
2.3.1. Các quy định p h á p luật vê p h á t triền năng lượng tái t ạ o .............. 21
2.3.2. Các quy định p h á p luật về thu hồi năng lượng từ chất th ả i.......... 22
2.4. Thực trạng các quy định pháp luật về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
thân thiện với môi trư ờ n g ........................................................................................23
2.5. Thực trạng các quy định pháp luật về phát triển và ứng dụng khoa học
công nghệ ứng phó với biến đổi khí h ậ u ............................................................. 23
2.6. Thực trạng các quy định pháp luật về quyền và trách nhiệm của nhà
nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong ứng phó với biến đổi khí
hậu.................................................................................................................................. 26
Phần thứ ba. C Á C G IẢ I PHÁP HOÀN T H IỆ N PHÁP LUẬT VÈ ỨNG
PHÓ V ỚI BIÉN Đ Ỏ I KHÍ HẬƯ TẠI VIỆT N A M ......................................... 27






3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về lồng ghép nội dung ứng phó với
biến đổi khí h ậ u ...........................................................................................................27
3.2. H oàn thiện các quy định pháp luật về quản lý phát thải khí nhà kính và
các chất làm suy giảm tầng ozon ........................................................................... 28
3.3. H oàn thiện các quy định pháp luật về phát triển năng lượng tái tạo và
thu hồi năng lượng từ chất th ả i.............................................................................. 30
3.4. H oàn thiện các quy định pháp luật về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
thân thiện với m ôi trư ờ n g ........................................................................................31
3.5. H oàn thiện các quy định pháp luật về quyền và trách nhiệm của nhà

nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong ứng phó với biến đối khí
hậu...................................................................................................................................33
K ÉT L U Ậ N ......................................................................................................................35

CÁC CHUYÊN ĐÈ NGHIÊN c ứ u .................................................................
Chuyên đề 1. K H Á I Q U Á T VỀ BIÊN ĐỔI K H Í H ẬU VÀ Ứ N G PH Ó VỚI
BIẾN ĐÔI K H Í H Ậ U ...............................................................................................37
Chuyên đề 2. N H Ữ N G V Ấ N ĐỀ L Ý LU Ậ N VỀ PH Á P L U Ậ T ................. 51
Ứ NG PHÓ V ÓI B IẾ N ĐỐI KHÍ H Ậ U ............................................................... 47
Chuyên đề 3. CÁ C Q U Y Đ ỊN H PH Á P LU Ậ T VỀ LỒ N G G HÉP NỘI
DƯNG Ú N G PH Ó V ỚI BIẾN ĐỔI KHÍ H Ậ U V ÀO CHIẾN LƯỢC, QUY
H OẠ CH , KẾ H O Ạ C H PH Á T TRI ÉN K IN H TÉ, XÃ H Ộ I...........................59


Chuyên đề 4. CÁC Q UY Đ ỊNH PHÁP LU Ậ T VỀ QUAN LÝ PHÁT THAI
KHÍ N H À K ÍN H ........................................................................................................ 70
C H U Y ÊN ĐỀ 5. PH Á P LU Ậ T VỀ Q UẢN LÝ CÁC C H Ấ T LÀM SUY
G IẢ M TẦN G Ô -D Ô N ............................................................................................. 85
C H U Y ÊN ĐỀ 6. CÁC Q UY Đ ỊN H PHÁP LU Ậ T VỀ PH Á T TRIỂN
N Ă N G LƯ Ợ N G TÁI T Ạ O ..................................................................................... 92
Chuyên đề số 7. CÁC Q U Y Đ ỊN H PHÁP LUẬ T VỀ SẢN X U Ấ T VÀ
TIÊU TH Ụ SẢN PH Ẩ M TH Â N THIỆN V ỚI MÔI T R Ư Ờ N G ................ 105
Chuyên đề 8. CÁC Q UY Đ ỊN H PHÁP LU Ậ T VỀ THƯ HỒI N ĂN G
LƯ Ợ N G T Ừ C H Á T T H Ả I...................................................................................113
Chuyên đề 9. CÁC Q U Y Đ ỊN H PHÁP LU Ậ T VỀ PH ÁT TRIẾN VÀ
Ủ N G DỰ NG K H O A HỌC CÔN G N G H Ệ Ú N G PHÓ VỚI BIÉN ĐÔI
KHÍ H Ậ U ...................................................................................................................123
Chuyên đề 10. CÁC Q UY ĐỊNH PHÁP LUẬ T VỀ QUYÈN, TRÁCH
N HIỆM CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG Ủ N G PHÓ
VỚI B IẾN ĐỔI KHÍ H Ậ U ................................................................................... 135

Chuyên đề 11. CÁC Q U Y Đ ỊN H PHÁP L U Ậ T VỀ Q U Y ỀN VÀ TRÁ C H
N H IỆM C Ủ A N H À N Ư Ớ C TR O N G Ứ N G PH Ó VỚI BIÊN ĐÓI KHÍ
H Ậ U ............................................................................................................................ 145
C huyên đề 12. LỒ N G G H ÉP NỘI D U N G Ứ NG PHÓ VỚI BIẾN ĐỒI KHÍ
H Ậ U Y À O T R O N G CÁC Q U Y Đ ỊN H C Ủ A PHÁP LU Ậ T Đ Ầ U T ư ... 154
Chuyên đề 13. LỒ N G G H ÉP N ỘI D U N G Ứ NG PHÓ V ÓI BIỂN ĐÔI KHÍ
H ẬU V À O TR O N G CÁ C Q U Y Đ ỊN H C Ủ A PHÁP L U Ậ T Đ Ấ T ĐAI ..169
D A N H M Ụ C T À I LIỆU T H A M K H Ả O .......................................................... 180
PHỤ L Ụ C ...................................................................................................................... 187
Phụ lục 1. Tổng hợp, p h ả n loại chính sách về tăng trưởng xanh, B Đ K H bảo
đảm p h á t triên bền vũng được quy định trong các văn bản p h á p luật về tài
nguyên và m ôi trư ờ n g ............................................................................................ 187
Phụ lục 2. PH IẾU K H Ả O S Á T ...........................................................................192
Phụ lục 3. B Á O CÁO K ẾT Q U Ả K H Ả O SÁ T ...............................................196


LỜI MỎ ĐẦU
1. Tính câp thiêt của việc nghiên cứu đê tài

Biến đổi khí hậu trái đẩt là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thuỷ quyển, sinh quyến, thạch quyển hiện tại và trong tương lai. Nguyên nhân chính
làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí
nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính
như sinh khối, rừna, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Ở nước ta, biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở sự gia tăng các hiện tượng
thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về số lượng lẫn cường độ. Trong khi tình trạng
nắng nóng gay gắt kéo dài vào mùa hè kéo theo hạn hán dữ dội trên diện rộng thì
trong những năm gần đây số cơn bão có cường độ mạnh cũng xuất hiện nhiều hơn.
Nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển bất thường, phức tạp, khó dự đoán và mùa
mưa bão cũng kết thúc muộn hơn. Cùng với sự nóng lên của bề mặt trái đất, nhiệt

độ trung bình của các khu vực ở nước ta cũng tăng lên. Đáng chú ý là ở những vùng
hay xảy ra hạn hán như Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, hạn hán có thế còn tăng
lên cả về cường độ và diện tích. Hiện tượng biến đổi khí hậu ở nước ta đã và đang
tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lĩnh vực liên quan đến đời sống con người.
Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực hội nhập quốc tế về phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường, các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu đã được
triển khai ở Việt Nam. Tuy vậy, cơ sở pháp lý cho các hoạt động ứng phó với biến
đổi khí hậu còn bộc lộ một số bất cập nên hiệu quả thực hiện pháp luật về thích ứng
và giảm thiểu biến đổi khí hậu đạt được khá hạn chế. Phần lớn các quy định pháp
luật hiện hành về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam chỉ dừng lại ở quy định
chung hoặc khuyến khích các tổ chức, cá nhân mà chưa có quy định cụ thể để có thể
áp dụng thống nhất trên thực tế. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng các quy định pháp
luật nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau nên gây không ít khó khăn cho các chủ
thể có liên quan khi thực thi các quy định này. Vì vậy, đây là vấn đề cần được nhìn
nhận đánh giá một cách khoa học để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh
vực này ở nước ta hiện nay cũng như trong thời gian tới.
Thực tiễn nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện
các quy định pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết. Vì vậy,
nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đôi khí hậu tại Việt
N am ” không chỉ có ý nghĩa đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật môi
trường mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu toàn cầu của
bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng môi trường sống và sự phát triển bền vững
đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là con đường phát triển hiện đại
và đang được chú trọng triển khai ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Theo con
đường đó, các hoạt động phát triển luôn được triển khai trên cơ sở bảo tồn và cải
thiện môi trường, ứng phó với những biến đổi của môi trường. Tuy nhiên, ở Việt
Nam, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến pháp luật về ứng phó với
biến đổi khí hậu lại được thực hiện chưa nhiều. Phần lớn các công trình nghiên cứu

1


trong lĩnh vực này ở nước la thời gian qua mới chỉ tập trung nghiên cứu chung về
hiển đôi khí hậu và những ảnh hưởng của nó đến các yếu tố môi trường.
Tại Việt Nam. một sổ cuốn sách và đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu
thành cône về biến đổi khí hậu đã dược công bố. Đó là: cuốn sách “Biến đoi khí
hậu và tác động ớ Việt Nam ” của các tác giả Nguyễn Văn Tháng, Trần Thục,
Nguyễn Trọng Hiệu. NXB Khoa học kỹ thuật năm 2010; cuốn “Tác động của biến
đôi khí hậu đến tài nguyên nước Việt Nam ” của Trần Thanh Xuân, Trần Thục,
I loàns Minh Tuyển, NXB Khoa học kỹ thuật năm 2010; cuốn “Hướng dãn đánh
giá tác động của biến đoi khí hậu và xác định các biện pháp thích ứng" của Viện
Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường, NXB Tài nguyên môi trường và bản
đồ năm 2011; cuốn “ Tích hợp vấn đề biến đôi khỉ hậu vào kế hoạch phát triển kinh
tể xã h ộ i” của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, NXB Tài nguyên
môi trường và bản đồ Việt Nam ấn hành năm 2012; Bài viết “ Nghiêu cứu cập nhật
kịch bản biên đôi khí hậu, nước biên dâng cho Việt Nam " của các tác giả Trân
Thục. Nguyễn Văn Thang, Hoàng Đức Cường, Nguyễn Xuân Hiến đăng trên Tạp
chí Khoa học, Các khoa học trái đất - Đại học quốc gia Hà Nội năm 2011; Bài viết
“ Tông quan về biến đỏi khí hậu và nhũng thách thức trong phân tích kinh tế về
biến đôi khí hậu ở Việt Nam ” của Nguyễn Mậu Dũng đăng trên tạp chí Khoa học và
Phát triển 2010 (Tập 8, số 2), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Đề tài nghiên
cứu khoa học mã số K C08/13-06.10 do tác giả Nguyễn Văn Thắng làm chủ nhiệm “
Nghiên cứu ành hưởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược nhàm phòng tránh, giảm nhẹ và
thích nghi phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam ”...
Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về lĩnh vực này cũng chủ yếu đề cập
đến những vấn đề chung về biển đổi khí hậu, những ảnh hưởng của nó đến môi
trường tự nhiên và chính sách đảm bảo phát triên bên vững trong diêu kiện biên đôi
khí hậu. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh như: ấn phẩm

Vietnam and Climate change: Polỉcy fo r Sustainable Human Development do Liên
hợp quổc ấn hành năm 2009; ấn phẩm Adapting to Coastal Climate Change: A
guidebook fo r development planners của ƯSAID (Cơ quan Phát Triển Quốc Te
Hoa Kỳ) năm 2009.
Như vậy, ở trong và ngoài nước hiện đã có một số công trình nghiên cứu khoa
học đề cập đến chính sách phát triển bền vừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tuy
nhiên, các công trình này chưa nghiên cứu một cách chuyên sâu, hệ thống và toàn
diện về pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu mà chỉ đề cập một hoặc một vài
khía cạnh của vấn đề trong mối liên hệ với nhiều biện pháp khác đế đảm bảo phát
triển bền vững.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
biến đổi khí hậu, pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá thực trạng pháp
luật ứng phó với biến đổi khí hậu làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật ứng phó
với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
4. Nội dung nghiên cứu
Đe tài nghiên cứu các nội dung sau:
2


- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về biến đồi khí hậu, pháp luật ứng phó
với biến đôi khí hậu
- Đánh giá thực trạng pháp luật và một số kết quả thực tiễn của việc thực hiện
các quv định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam thời aian qua.
- Đe xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật úng phó với biến đổi
khí hậu ở Việt Nam
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu nhừna vấn đề lý luận về biến đổi khí hậu; pháp luật ứng phó

với biến đôi khí hậu và nghiên cứu pháp luật của một số nước về lĩnh vực này. Đề tài
cùng nehiên cứu. đánh giá việc tiến hành các hoạt động nhằm ứng phó với biến đổi
khí hậu từ khía cạnh pháp luật thực định và thực tiễn pháp lý làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
6. Phưong pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài sử dụng tổna hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
phân tích và khái quát hoá, phương pháp lịch sử, phương pháp chuyên gia; phương
pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học... Trong đó, phân tích, thống kê, so
sánh và chứng minh được xác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của
đề tài. Cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của đề tài
để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp, xử lý các tài liệu, số liệu...
phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp so sánh được sử dạng để đối chiếu, đánh giá các quan điểm
khác nhau của một số quốc gia trên thế giới, của các tổ chức quốc tế và Việt Nam
về BĐKH; so sánh quy định của pháp luật một sổ quốc gia với quy định của pháp
luật Việt Nam về BĐKH...
- Phương pháp tổng hợp, quy nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra
những kết luận . đánh giá của đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để tiến hành hoạt động khảo
sát và xây dựng báo cáo khảo sát của đề tài.
7. Nội dung báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài được
chia làm 2 phần: Báo cáo phúc trình và 13 báo cáo chuyên đề, trong đó báo cáo
phúc trình aồm 3 nội dung chính sau đây:
- Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về ứng phó với biến đổi khí hậu và
pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu
- Phần thứ hai: Thực trạng pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt

Nam
- Phần thứ ba: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi
khí hậu tại Việt Nam.

3


Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐẺ CHUNG VÊ ỨNG PHÓ VỚI BIÉN ĐỐI KHÍ HẬU
VÀ PHÁP LUẬT ỪNG PHÓ VỚI BIÉN ĐỎI KHÍ HẬU

1.1. Những vấn đề chung về biến đổi khí hậu và ứng phó vói biến đổi khí
hâu.

1.1.1.Những vấn đề chung về biến đỗi khí hậu.
Theo quy định tại Điều 1 Công ước khung của của Liên Hợp quốc về biến
đổi khí hậu (BĐKH) năm 1992, BĐKH là những ảnh hưởng có hại của việc thay
đôi khí hậu. Đây là những thay đổi trong môi trường vật lí hoặc sinh học do sự thay
đổi khí hậu mà có những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần môi trường, khả
năng phục hồi hoặc sinh sản của các sinh thái tự nhiên, hoạt động phát triển kinh tế
- xã hội, sức khỏe và phúc lợi của con người. Sự thay đổi này của hệ thống khí hậu
là do sự tác độriR trực tiếp hoặc gián tiếp từ hoạt động của con người, sự biến động
tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kì làm thay đổi thành phần của
khí quyển toàn cầu. Cũng theo ủ y ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), BĐKH là
sự thav đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về
sự hoạt động bình thường và sự biến động các thuộc tính của nó, được duy trì trong
một khoảng thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỉ hoặc lâu hơn.
BĐKH có thể tạo ra những tác động tích cực song cũng gây ra không ít
những tác động tiêu cực cho môi trường và sự phát triển của con người. Nhiều
người ở các nước tương đối lạnh với nền khí hậu ôn đới sẽ được hưởng lợi từ

BĐKH; nhờ đó chi phí sưởi ấm đối với các tòa nhà vào mùa đông dài và lạnh sẽ
giảm. Tại những khu vực cỏ đủ nước và chất dinh dưỡng, hoa màu sẽ có năng suất
cao hơn khi nhiệt độ tăng và những mùa vụ cũng kéo dài hơn. Ngành lâm nghiệp sẽ
được lợi nhờ cây cối mọc nhanh hơn. Mặt khác ít băng giá và ít bão tuyết cũng sẽ
làm cho đường xá và giao thông thuận lợi hơn và giảm được chi phí trong việc dọn
dẹp đường xá trong mùa băng tuyết. Đồng thời giảm thời gian bị lạnh ở một số khu
vực nhất định sẽ có lợi cho sức khỏe con người hơn, giảm các bệnh về đường hô
hấp đặc biệt với người già và trẻ em. Mặt khác ở một sổ khu vực khí hậu sẽ trở nên
ẩm ướt hơn. nhờ đó vấn đề khan hiếm nước sẽ được giải quyết phần nào, tạo điều
kiện đe con người được tiếp cận với những dịch vụ xã hội cơ bản. Bên cạnh đó,
trong lĩnh vực vận chuyển đường biển, BĐKH cũng mở ra những tuyến đường biển
thương mại mới nối liền giữa các châu lục, đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho
các quốc gia, tiết kiệm quãng đường và thời gian vận chuyển. Theo các nhà nghiên
cứu đại dương, vận chuyến hàng hóa đi qua Bắc Băng Dương đang dần trở nên phổ
biến và những lộ trình này khiến cho châu Á xích lại gần với châu Âu hơn. Chặng
đường từ cảng Kirkenes của Na Uy tới Trung Quốc đi qua Bắc Băng Dương ngắn
bằng một nửa so với lộ trình thông thường - tương đương 15 ngày trên biển. Trong
vòng 100 năm (1906 - 2006) chỉ có 69 tàu - chủ yểu là tàu của các nhà thám hiểm
đi qua vùng đại dương băng giá này. Tuy nhiên đến năm 2009 con số này đã lên tới
24 chiếc '.T u y nhiên cũng như những hậu quả tiêu cực của sự nóng lên toàn cầu,
1 http://vietbao.v n/T he-gioi/K h ia -c a n h -tic h -c u c -c u a -b ie n -d o i-k h i-h a u /1 7 3 5 1 3 2 625/1 61/

4


những lợi ích này cũng được phân bố không đều. Những khu vực chủ yếu được
hường lợi từ những ảnh hưởng tích cực của BĐKH là Hoa Kỳ, Canada. Bắc Âu và
phía bắc châu Á.
Tuy vậy, BĐKH đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến cuộc sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. Các báo cáo gần đây

của IPCC đã chỉ ra những tác động tiêu cực của BĐKH đane diễn ra với tốc độ
nạày càng nhanh chóng, mang đến những ảnh hưởng khổc liệt cho thế giới. Đó là
tình trạng băng tan ở hai cực, mực nước biển ngày càng dâng cao; Nắng nóng gay
Rắt, hạn hán kéo dài; Bão lụt; Dịch bệnh; Các tác hại đến nền kinh tế; Chiến tranh
và xung đột...
Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do ảnh hưởng
của BĐKH. Theo nghiên cứu, 67 nước (trong đó có Việt Nam) sẽ chịu tác động hơn
hết của BĐKH chiếm đến 31% GDP vào năm 2025 (44.000 tỷ USD) so với 21%
hiện nay. Theo Bảng chỉ số về mức độ tổn thương do BĐKH (Maplecroữ công bố
hàng năm từ năm 2008), 10 quốc gia bị tác động mạnh nhất bao gồm Bangladesh,
Guinea Bissau, Sierra Leone, Haiti, Sudan, Nigeria, CHDC Congo, Campuchia,
Philipines và Indonesia. Trong nhóm có nguy cơ cực cao có Àn Độ (hạng 20),
Pakistan (hạng 24) và Việt Nam (hạng 2 6 ) 2. Với địa hình đa dạng, đường bờ biển
dài và các đồng bằng sông rộng lớn, hoạt động nông nghiệp của Việt Nam đang
chịu ảnh hưởng lớn từ những thay đổi của khí hậu và các thảm họa thiên nhiên như
bão, lụt, hạn hán. Cụ thể trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước
đã tăng khoảng 0,5 độ c/năm . Riêng năm 2015, do tác động của hiện tượng Elnino
nền nhiệt độ đã tăng khoảng 0,5 - 1 độ c so với trung bình nhiều năm và có số ngày
nắng nóng kéo dài hơn. Lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía
Nam lãnh thổ. Trên khu vực biển Đông, bão và áp thấp nhiệt đới có xu hướng lùi
dần về phía Nam lãnh thổ nước ta. Đặc biệt tần suất hoạt động của bão mạnh, siêu
bão ngày càng gia tăng với mức độ ảnh hưởng lớn, mùa mưa bão sẽ kết thúc muộn
hơn so với trước đây. Đồng thời hạn hán và nắng nóng có xu hướng tăng lên, không
đồng đều giữa các khu vực, nhất là ở Trung Bộ và Nam Bộ 3. Từ năm 1994 - 2013,
trung bình mỗi năm Việt Nam có 392 người chết và thiệt hại hơn 1% GDP do các
thảm họa liên quan đến BĐKH gây ra. Chỉ tính riêng năm 2015, nắng nóng gay gắt
với nền nhiệt cao kỉ lục ở Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ đã khiến hơn 190.000 ha lúa
bị hạn hán và hơn 44.000 gia súc, gia cầm bị chết. Cơn mưa lớn lịch sử ở một số địa
phương, đặc biệt tại tỉnh Quảng Ninh đã gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng, hàng trăm căn
nhà bị đổ sập, hàng nghìn hecta hoa màu, diện tích nuôi trồng thủy hải sản bị ngập

nặng.
Có thể nói cũng giống như bức tranh chung của toàn cầu, BĐKH thực sự đã
làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt và hạn hán ngày càng xảy ra dày đặc và
ác liệt hơn ở Việt Nam. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho thấy, vào cuối thế
kỉ XXI, nhiệt độ trung bình của nước ta sẽ tăng 2 - 3 độ c, kéo theo đó mực nước
2 http://b ie n d o ik h ih a u .g o v .vn/vi/chi-tieƯ viet-nam -xep-hang-26-ve-m uc-ton-thuon g-do-bien-do i-kh i-hau15 88 78.h tm l
3 h ttp ://h a n o im oi.com .v n/T in-tu c /M oi-truo ng/8083 1 1/vie t-nam -truoc-thach-thuc-cua-bien-doi-khi-hau-nhand ie n -d u n g -d e -n o -lu c -h a n h -d o n g

5


biển có thể dâne lên khoảne lm. Khi đó hậu quả là khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long sẽ ngập 39% diện tích, riêng Thành phổ Hồ Chí Minh sẽ ngập 20% diện tích,
các tinh ven biển ở Đồng bana; sông Hồng ngập 10% diện tích, các tỉnh miền Trung
là 3 %. Đồng thời sẽ có khoảng 10 — 12% dân số của Việt Nam sẽ chịu tác động trực
tiếp của BĐKH đi cùng với những tổn thất về kinh tế là 10% GDP/năm. Đó là
nhữnơ con số đáng báo động về những hiểm họa khôn lường mà BĐKH có thế ảnh
hưởnơ tới Việt Nam trong thời gian tới. Do đó ứng phó với BĐKH được đề cao và
nhìn nhận là vấn đề có ý nghĩa sống còn hiện nay đối với Việt Nam trong quá trình
phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu.
1.1.2. Những vấn đề chung về ứng phó với biến đối kh í hậu.
ứ n g phó với BĐKH là những sự đối phó, thay đổi nhanh nhạy, kịp thời với
những sự thay đổi mới của hệ thống khí hậu. Hoạt động ứng phó với BĐKH bao
gồm hai khía cạnh: thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH. Đe ứng phó với
BĐKH, trước hết cần thích ứng được với những sự thay đổi (chủ yếu là theo chiều
hướng tiêu cực) của hệ thống khí hậu đó. Theo Từ điển tiếng Việt4 thuật ngữ “thích
ứ ng’’ được định nghĩa là việc “có những thay đoi cho phù hợp với điều kiện mới,
yêu cầu m ớ i”. Từ cách định nghĩa trên, có thể hiểu thích ứng với BĐKH là sự điều
chỉnh hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên, các yếu tố nhân tạo và con người đối
với hoàn cảnh hoặc môi trường khi có sự thay đổi về hệ thống khí hậu nhằm mục

đích làm giảm khả năng bị tổn thương do tác động của BĐKH và tận dụng triệt đế
các cơ hội do BĐKH mang lại. Bên cạnh việc thích ứng với BĐKH, hoạt động ứng
phó với BĐKH còn muốn nhấn mạnh đến hoạt động giảm nhẹ những tác động của
BĐKH tới môi trường và cuộc sống của con người. Theo đó hoạt động giảm nhẹ
được hiếu là sự can thiệp của con người nhằm giảm thiểu và loại trừ những tác nhân
tiêu cực gây ra BĐKH và cải thiện, nâng cao các hoạt động nhằm ứng phó với tình
trạng BĐKH.
Từ những năm 1980, BĐKH đã dần trở thành mổi quan tâm của các nhà lãnh
đạo. Năm 1987, ủ y ban Brundtland của Liên hợp quốc cho rằng phát triển kinh tế
không đạt hiệu quả vì ngày càng có nhiều người rơi vào nghèo đói, đồng thời môi
trường ngày càng suy thoái. Sau đó, Nghị định thư Montreal ra đời, bắt buộc các
nước cắt giảm về các chất làm suy giảm tầng ozon. Tiếp đến trong Hội nghị Môi
trường và phát triển được tổ chức ở Rio De Janeiro (Brazil) năm 1992, chính phủ
các quốc gia đã thống nhất một kế hoạch hành động chung không bắt buộc Chương trình Nghị sự 21 - nhằm giải quyết các vấn đề mà ủ y ban Brundtland đưa
ra thông qua khái niệm “phát triển bền vững”. Năm 1998 Nghị định thư Kyoto ra
đời đã quy định giới hạn phát thải khí nhà kính cho các nên kinh tê phát triên. Các
hiệp định môi trường này thực sự rất quan trọng, tuy nhiên chúng chỉ là lựa chọn
chứ không có tính bắt buộc. Nước Mỹ nhất định không chấp nhận Nghị định thư
Kyoto, Trung Quốc và Nhật Bản cũng có thái độ dè chừng tương tự. Chính bởi
những khó khăn trong việc cân nhắc, lựa chọn giữa bài toán kinh tế và môi trường
nên dù có những cam kết, hiệp định, điều ước quốc tế về môi trường nhưng khả

4 N h à xuất bàn G iáo d ụ c,T ừ điển tiếng Việt, H à Nội, 2013, tr.20

6


năng để các quốc gia cùng đồne thuận thực hiện nhữne cam kết có lợi đó cho môi
trường vần còn rất nhiều thách thức.
Tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về BĐKH hơn 130 Chính phủ,

doanh nghiệp, nhóm đại diện của xã hội dân sự và người dân bản địa đã cam kết bảo
vệ lá phối của Trái Đất thông qua việc giảm một nửa nạn phá rừng vào năm 2020
trước khi chấm dứt hoàn toàn vào năm 2030. Cũng tại Hội nghị này đã thông qua
Tuyên bố New York về rừng, kêu gọi khôi phục 350 triệu ha rừng và đất nông
nshiệp với diện tích lớn hơn lãnh thổ của Ần Độ.
Nhận thức rõ được những tác động của BĐKH đến quốc gia. Việt Nam đã
sớm tham gia Công ước khune của Liên Hợp quốc về BĐKH năm 1992, Nghị định
thư Kyoto năm 1998. Bộ Tài nguyên và Môi trường chính là cơ quan đầu mối của
Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế
này. Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số 158/QĐ - TTg phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia về ứne phó với BĐKH. Đây là lần đầu tiên chúng
ta tiến hành xây dựng và công bố kế hoạch về ứng phó với BĐKH. Quyết định số
2139/QĐ - TTg ngày 5/12/2011 vừa phê duyệt Chương trình quốc gia về BĐKH.
Theo đó bốn mục tiêu cụ thể của chiến lược được xác định là: (i) đảm bảo an ninh
lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình
đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên trong bổi cảnh BĐKH; (ii) Nền kinh tế cacbon thấp, tăng trưởng xanh
trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; (iii) Nâng cao nhận thức,
trách nhiệm và năng lực ứng phó với BĐKH của các bên liên quan, phát triển tiềm
lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế, chính
sách, tận dụng các cơ hội từ BĐKH để phát triển kinh tế xã hội; (iv) Góp phần tích
cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH.
1.2. Những vấn đề chung về pháp luật ứng phó vói biến đổi khí hậu.
1.2.1. Khái niệm pháp luật ứng phó với biến đỗi kh i hậu.
Để đảm bảo các hoạt động nhằm thích ứng và giảm thiểu biến đối khí hậu
được thực hiện một cách thống nhất và hiệu quả, sự can thiệp của nhà nước là hết
sức cần thiết. Bằng nhiều công cụ khác nhau, nhà nước định hướng, tổ chức và ràng
buộc các chủ thể có liên quan thực hiện các hoạt động nhằm thích ứng ứng và giảm
thiểu biến đổi khí hậu. Pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu là một công cụ khá
hữu hiệu trong số đó. Đây là một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm các

quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong quá trình con
người tiến hành các hoạt động nhàm thích ứng và giảm thiểu biến đối khí hậu.
Phù hợp với mục tiêu thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, pháp luật
ứng phó với biến đổi khí hậu thường điều chỉnh các vấn đề cơ bản như: quản lý các
chất làm suy giảm tầng ozon; quản lý phát thải khí nhà kính; sản xuất và tiêu dùng
thân thiện với môi trường; sử dụng năng lượng tái tạo... Các quy phạm này điều
chỉnh những mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình con người tiến hành các
hoạt độns có liên quan các thành phần môi trường nhằm hạn chế phát thải, phòng
ngừa, giảm thiểu những ảnh hưởng xẩu đến môi trường nói chung và bầu khí quyển
nói riêng, bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người. Thông qua việc định
hướng xử sự cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân, đồng thời ràng
7


buộc các chủ thể này bằng nhữne chế tài cụ thể. pháp luật ứng phó với biến đổi khí
hậu không chỉ hướne dần cho mọi chủ thê có liên quan cách thích nghi với biến đôi
khí hậu khi tiến hành các hoạt động của mình mà còn phòng ngừa và giảm bớt
những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ biến đổi khí hậu. Đe đạt được mục đích
này, Nhà nước luôn coi pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu là một định chế quan
trọng, dù có thể ban hành một đạo luật riêng điều chỉnh về biển đồi khí hậu hay chỉ
điều chỉnh về ứng phó với biến đổi khí hậu bằng các quy định trong Luật bảo vệ
môi trường. Pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu được xác định là một bộ phận
không thê thiếu của pháp luật môi trường ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Với cách tiếp cận như trên, có thể định nghĩa pháp luật ứng phó với biến đổi
khí hậu như sau: ‘'Pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu là một bộ phận của pháp
luật môi trường, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ
phát sinh trong quá trình con người tiến hành các hoạt động nhằm thích ứng và
giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
Tại Việt Nam, pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu ra đời muộn hơn so
với hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực. Trước năm 1993, Việt Nam hầu

chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh ứng phó với biến đổi khí hậu. Với sự
ra đời của Luật Bảo vệ môi trườnẹ năm 2005, pháp luật ứng phó với biến đổi khí
hậu ở Việt Nam đã bước đầu định hình. Tiếp đó, với sự ra đời của Luật Bảo vệ môi
trường 2014, lần đầu tiên quy định riêng về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt
Nam đã được ban hành tại một chương riêng, đánh dấu bước phát triển quan trọng
của hệ thống pháp luật này.
1.2.2. Các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về ứng phó với biến đỗi khỉ
hậu.
Biến đổi khí hậu là hiện tượng khá phức tạp. Vì vậy, để đảm bảo thích ứng
và giảm thiểu biến đổi khí hậu, pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu cần phải đáp
ứng những yêu cầu cơ bản sau:
Một là: Pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu phải tạo điều kiện thuận lợi
cho việc huy động tối đa các nguồn lực kỹ thuật và tài chính cho ứng phó với biển
đổi khí hậu. Để thực hiện tốt yêu cầu này, các quy định pháp luật ứng phó với biến
đổi khí hậu cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ thể đầu tư tiền vốn
và ứng dụng khoa học kỳ thuật nhằm giảm thiểu chất thải, thu hồi hiệu quả nguồn
năng lượng từ chất thải hay sử dụng tối ưu các nguồn năng lượng tái tạo. Bên cạnh
đó, các quy định khuyến khích thực hiện những hoạt động trên cũng cần được ban
hành. Quy định về chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ
thân thiện với môi trường, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường; quy định
về các biện pháp hỗ trợ đối với các cơ sở thu hồi năng lượng từ chất thải hay nghiên
cứu ứng dụng khoa học công nghệ nhàm ứng phó với biến đổi khí hậu... là cần thiết
để tạo lực kích thích kinh tế cần thiết với các tổ chức, cá nhân, thúc đẩy họ tích cực
thực hiện các hoạt động giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Hai là: Pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu phải là công cụ định hướng
chuyên môn cho các hoạt động ứns phó với biến đổi khí hậu. Thoả mãn yêu cầu
này, những quy tắc xử sự được đưa ra trong các quy phạm pháp luật ứng phó với
biến đổi khí hậu phải thật sự hợp lý, khoa học và dễ hiểu. Chúng không chỉ tạo điều
8



kiện thuận lợi cho các chủ thê trone quan hệ pháp luật ứng phó với biến đối khí hậu
thực hiện tốt vêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu mà còn đảm bảo hiệu quả điều
chỉnh của chính các quy phạm pháp luật ấy. Các quy phạm hướng dẫn kỹ thuật cũng
cần được quan tâm xây dựng đế đáp ứng yêu cầu này. Nhữne hướng dần này là sự
bố trợ cần thiết mang tính chất định hướng chuyên môn cho các tố chức, cá nhân
cũng như các cơ quan nhà nước trone quá trình thực hiện ứng phó với biến đổi khí
hậu.
Ba là: Pháp luật ứng phó với biến đồi khí hậu phải đảm bảo vai trò quản lý
thường xuyên của Nhà nước. Với những đòi hởi cao về kỳ thuật và chi phí cho ứng
phó với biến đổi khí hậu, khó có thể trông chờ vào ý thức tự giác của các tổ chức, cá
nhân trong việc thực hiện những yêu cầu an toàn cho môi trường và sức khoẻ cộng
đồng. Vì thế, pháp luật ứng phó với biển đổi khí hậu phải luôn đảm bảo sự quản lý
thường xuyên của Nhà nước đổi với các hoạt động này. Đe đáp ứng được yêu cầu
đó, quy định chi tiết, thống nhất và khoa học về thiết chế thực thi pháp luật ứng phó
với biến đổi khí hậu là không thể thiếu. Các hoạt động thực thi pháp luật ứng phó
với biến đổi khí hậu, hoạt động giám sát thực thi pháp luật ứng phó với biến đổi khí
hậu và cưỡng chế thực thi pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ thống cơ
quan nhà nước trong lĩnh vực này cần được điều chỉnh chi tiết bằng các quy phạm
pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.2.3. Nội dung điểu chỉnh của pháp luật ứng phó với biến đối khỉ hậu.
Để thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, pháp luật ứng phó với biến đổi
khí hậu điều chỉnh các nội dung cơ bản sau:
Một là, vẩn đề lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để đảm bảo có thể triển khai đồng thời các hoạt động thích ứng và giảm
thiểu biến đổi khí hậu với các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, các nội
dung ứng phó biến đổi khí hậu phải được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như các quy định pháp luật về đầu tư hay
pháp luật đất đai. Bởi lẽ, tác động của biến đổi khí hậu tới kinh tế, xã hội và môi
trường rất phức tạp và đa dạng. Vì vậy, việc áp dụng các giải pháp riêng rẽ khó có

thể đem lại hiệu quả. Nó đòi hỏi sự lồng ghép, đan xen với các hoạt động phát triển
kinh tế xã hội. Điều đó có nghĩa, trong từng giai đoạn thực hiện các hoạt động phát
triển kinh tế, xã hội, vấn đề thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ được kiếm
soát và thực hiện thống nhất, phù hợp nhằm đảm bảo cả mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội lẫn mục tiêu giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu do chính các hoạt động
phát triển kinh tế xã hội gây nên.
Điều chỉnh về vấn đề này, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu thường
quy định chung về các vấn đề mang tính nguyên tắc trong ứng phó với biến đối khí
hậu như: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là loại tài nguyên không
thể tái tạo, gìn giữ và cải thiện môi trường sống; xây dựng xã hội học tập; xây dựng
lối sống thân thiện môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững; công nghệ hiện đại,
sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các
ngành sản xuất...
Hai là, vấn đề quản lý phát thải khí nhà kỉnh và các chất làm suy giảm tầng
ozon.
9


Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sónẹ dài (hồna
ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáne bàng ánh sáng mặt trời,
sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân
chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất
thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như
sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Sáu loại khí chủ yếu
gây nên hiện tượne nhà kính bao gồm: C 02, CH4. N 20, HFCs, PFCs và SF65.
Giảm phát thải khí nhà kính và quản lý các chất làm suy giảm tầng ozon là
yêu cầu bắt buộc đề giảm thiểu biến đổi khí hậu. Vì vậy, đây cũng là một nội dung
không thê thiêu của pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu. Điều chỉnh về vấn
đề này, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu thường quy định các vấn đề như:
trách nhiệm của các chủ the có liên quan trong quản lý khí nhà kính và các chất làm

phá hủy tầng ozon; các ưu đãi, hỗ trợ đối với các hoạt động giảm thiểu khí nhà kính;
sản xuất sạch hơ n...
Ba là, vấn đề phát triển năng lượng tái tạo và thu hồi năng lượng từ chất
thải.
Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt
trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có
khả năng tái tạo khác. Đây là năng lượng từ các nguồn tài nguyên được bổ sung liên
tục và không thể bị cạn kiệt, chẳng hạn như năng lượng mặt trời, thủy điện, gió, địa
nhiệt, đại dương và sinh học. Chúng là một nguồn năng lượng sạch, không gây ô
nhiễm không khí, và không đóng góp vào sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, hiệu
ứng nhà kính. Vì các nguồn năng lượng này là tự nhiên nên chi phí nhiên liệu và
bảo dưỡng thấp. Những nguồn Năng lượng tái tạo có thể khai thác và sử dụng trong
thực tế đã được nhận diện đến nay gồm: thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng
sinh khối, năng lượng khí sinh học, nhiên liệu sinh học, năng lượng từ nguồn rác
thải sinh hoạt, năng lượng mặt trời, và năng lượng địa nhiệt.
Để thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, pháp luật về ứng phó với biến
đối khí hậu của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh theo hướng khuyến
khích các tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng tái tạo, thu hồi năng lượng từ chất
thải trong quá trình tiến hành các hoạt động của mình. Theo đó, việc sản xuất, nhập
khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng tái tạo
hay các hoạt động thu hồi năng lượng từ chất thải đều được khuyến khích.
Bổn là, vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường
Sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn
sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái6. Như vậy, khi người tiêu dùng lựa
chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ làm giảm những tác động tiêu
cực tới môi trường gây ra từ quá trình sản xuất và tiêu dùng. Điều đó cũng có nghĩa,
việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường (tiêu dùng xanh) sẽ gián tiếp
5 h ttp s ://v i.w ik ip e d ia .o r g /w ik i/K h % C 3 % A D _ n h % C 3 % A 0 _ k % C 3 % A D n h
6 Nghị định số 19/2015 ngày 14/2/2015 qu y định chi tiết thi hành m ột số điều của Luật B ào vệ môi trư ờ ng
2014


10


thúc đây sản xuất thân thiện với môi trường (sản xuất xanh). Đây cũng là giải pháp
hữu hiệu cho việc giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, thực hiện tiêu dùng xanh và sản xuất xanh không phải là vấn đề
đơn giản. Nó tùy thuộc không nhỏ vào ý thức và điều kiện kinh tế của người tiêu
dùng cũng như nhận thức trách nhiệm và khả năng tài chính của nhà sản xuất. Vì
vậy, để thúc đẩy tiêu dùng xanh và sản xuất xanh, không thế thiếu sự can thiệp của
nhà nước bằng các quy phạm pháp luật. Điều đó cũng lý giải tại sao các quy định về
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường lại là một nội dung không
thê thiếu của pháp luật về ứng phó với biển đổi khí hậu. Trách nhiệm của nhà nước,
của các tổ chức cá nhân nói chung và doanh nghiệp nói riêng trong sản xuất, tiêu
thụ sản phâm thân thiện với môi trường; những ưu đãi hỗ trợ về tài chính, về đất đai
hay hồ trợ tiêu thụ, quảng bá sản phẩm ... là những vấn đề sẽ được điều chỉnh bằng
các quy phạm pháp luật cụ thể.
Năm là, vấn đề phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ ứng phó với biến
đôi khỉ hậu
Trong các phương thức và biện pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu, phát
triến và ứng dụng khoa học công nghệ được coi là một trong những cách thức đem
lại nhiều hiệu quả tích cực khi đặt trong bối cảnh kỷ nguyên năng lượng như hiện
nay. Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu
không chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến giảm phát thải mà còn giữ vai trò vô
cùng quan trọng trọng khai thác và sử dụng họp lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt
là khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo - chìa khóa cho việc thích ứng và giảm
thiểu biến đổi khí hậu.
Điều chỉnh về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong ứng phó với
biến đối khí hậu, pháp luật ứng phó với biến đối khí hậu điều chỉnh nhiều hoạt
động, hướng tới giải quyết nhiều vấn đề khác nhau như: Phát triển ngành và liên

ngành khoa học về quản lý, đánh giá, giám sát và dự báo tác động của biến đổi khí
hậu đối với phát triển kinh tể - xã hội, môi trường, sức khỏe cộng đồng; điều tra,
nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ hiện
đại trong giảm nhẹ khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường sức
cạnh tranh của các ngành kinh tế, sản xuất trọng điểm, phát triển nền kinh tế cácbon thấp và tăng trưởng xanh...
Sáu là, quyền và trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân
cư trong ứng phó với biên đôi khí hậu.
ứ n g phó với biến đổi khí hậu là hoạt động đòi hỏi sự nỗ lực chung của mọi
chủ thể trong xã hội. Vì vậy, thích ứng và giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu
không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình,
cá nhân và cộng đồng dân cư. Đe đảm bảo sự định hướng đúng đắn và tạo điều kiện
thuận lợi cũng như ràng buộc các chủ thể đó vào việc thực hiện các hoạt động ứng
phó với biến đổi khí hậu, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu xác lập và bảo
vệ các quyền lợi hợp pháp của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong
lĩnh vực này. Song hành với các quy định đó. trách nhiệm cụ thể của họ cũng được
xác định cùng với các biện pháp chế tài phù hợp. Đó là các trách nhiệm như: thực

11


hiện Đánh giá tác động môi trường; giảm thiểu chất thải; sản xuất và tiêu thụ các
sản phâm thân thiện với môi trường...
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong ứng phó vói biến đối khí hậu
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.
Năm 2005, Luật năng lượne tái tạo được thông qua, định hướng cho sự phát
triển của năng lượng tái tạo ở Trung Quốc. Bộ luật này đã được sửa đổi bổ sune vào
na,ày 26-12-2009. Nội dung của bộ luật đã cung cấp một loạt các ưu đãi tài chính và
đã thành lập một quỳ quốc gia nhằm cho vay, ưu đãi về thuế cho các dự án năng
lượng tái tạo và yêu cầu các nhà khai thác lưới điện mua nguyên liệu từ các nhà sản
xuất năng lượng tái tạo đã đăng ký. Sự kết hợp giữa đầu tư và các chính sách ưu đãi

đã tạo điều kiện cho những bước tiến lớn trong việc phát triển năng lượng gió và
năng lượng mặt trời ở Trung Quốc. Một năm sau đó ủy ban phát triển và cải cách
quốc gia Trung Quốc đã ban hành các biện pháp tạm thời về quản lý thuế và phân
bổ phí năng lượng tái tạo. Cùng với luật năng lượng tái tạo, các quy định về khuyến
khích giảm giá năng lượng gió đã tạo ra những mô hình giá cả cạnh tranh đấu thầu
được sử dụng cho thị trường điện gió ở quốc gia này. Việc liên tiếp ban hành các
chính sách ưu đãi và hỗ trợ về năng lượng tái tạo đã tạo tiền đề cho toc độ tăng
trưởng năng lượng gió hàng năm của Trung quốc đạt hơn 100% giai đoạn 20052009 riêng trong năm 2009 đạt 13,8 GW. Tham vọng phát triển ngành này của
chính phủ Trung Quốc còn thể hiện ở mục tiêu nâng công suất lên 100 GW năm
20207.
1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc.
Hàn Quốc đã xây dựng cho mình một Chiến lược tăng trưởng xanh, phát thải
ít cac-bon (Green, low carbon growth strategy) trong vòng 60 năm tới với các công
cụ chính là công nghệ, chính sách và thay đổi lối sống. Đối với lãnh đạo đất nước
này, tăng trưởng xanh không phải là một sự lựa chọn mà là sự lựa chọn duy nhất.
Một trong những mục tiêu mà Chiến lược đề ra là đến 2050, Hàn Quốc sẽ hoàn toàn
không bị phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giải pháp chính là tăng cường năng
lượng hạt nhân, phát triển năng lượng tái tạo. Năng lượng sinh học đang được tích
cực nghiên cứu, phát triển ở đất nước này với mục tiêu đến năm 2030 năng lượng
tái tạo sẽ đạt 11%, trong đó năng lượng từ sinh khối sẽ đạt 7,12%. Ngoài các công
nghệ chế tạo biogas thông thường như từ sinh khối, từ chất thải chăn nuôi, Hàn
Quốc đang tích cực phát triển biogas từ bùn thải. Theo tính toán của các nhà khoa
học thì cứ lOOkg COD bùn thải (từ hệ thống xử lý nước thải) khi đi vào bể yếm khí
sẽ cho ra 40-45m3 khí mê-tan, 5kg bùn và nước thải có chứa 10-20kg COD8. Để đạt
được nhưng mục tiêu đề ra thì Hàn Quốc đã thực hiện chính sách quan trọng và các
giải pháp tài chính bao gồm việc cải tổ trong giá năng lượng. Thiết lập một thị
trường thông qua các cải cách thuế, thấp hơn thuế phải chịu do tiêu dùng các sản
phẩm hàng hóa cacbon thấp, và những khuyến khích tài chính để khuyến khích đầu
tư vào các lĩnh vực xanh
7http://tietkiem nangluone.vn/F4oat-dont>/C onu-dont’-voi-nang-luong/H ieu-qua-tu-chien-luoc-narm -ỉuongsa ch-o-tru ng-quoc.aspx theo T C Đ L chu y ê n đ ề thế giới điện cậ p nhật ngày 10-02-2013

8http://w w w .to th a .v n /e ffe ct d e tail.php? id= 153

12


1.3.3. Kinh nghiệm của Cộng hòa liêng bang Đúc:
Ngày 1 tháng 4 năm 2000 là một ngày đáng ghi nhớ trong nước Đức. Vào
ngày đó, một đạo luật bắt đầu có hiệu lực, làm đảo lộn thị trường năng lượng tại
Đức: Đạo luật về ưu tiên cho năng lượng tái sinh, thường được gọi tắt là Luật Năng
lượng Tái sinh (Emeuerbare-Energien-Gesetz - EEG).
Với mục đích tạo một cuộc cách mạng trên thị trường điện, nhiên liệu và
sưởi ấm, Đạo luật bảo đảm giá điện tái sinh trong vòng 20 năm, các doanh nghiệp
vận hành mạng lưới điện phải có nhiệm vụ kết nối và thu mua điện tái sinh với giá
đã được quy định trước. Do giá mua điện tái sinh cao hơn giá điện thông thường
nên họ được phép phân bổ phí tổn phát sinh thêm về đến người tiêu dùne điện.
Và thật sự là đạo luật này đã có nhiều tác dụng. Qua đó nhà nước đã tăng cao
nhu câu xây dựng cánh quạt gió và thiết bị sản xuất quang điện. Nước Đức biến đổi
trở thành nước Cộng hòa sinh thái Đức. Tuy than và nguyên tử, dầu và khí đốt vẫn
còn chiếm ưu thế, nhưng bước ngoặt năng lượng đã bắt đầu: Tỷ lệ năng lượng tái
sinh ở Đức tăng liên tục từ năm này sang năm khác, trong sản xuất điện đã là 15%.9
CHLB Đức là một trong những nước luôn tiên phong trong việc đưa ra các
chủ trương khuyến khích đối với vấn đề này. Những biện pháp khuyến khích sẽ
được áp dụng đối với cả các nguồn năng lượng xanh khác như: năng lượng gió biến,
các nhà máy thuỷ điện lớn. Với các chủ trương được hậu thuẫn về mặt chính trị chỉ
trong vòng một thập niên, năng lượng gió đã trở thành nguồn cung cấp điện hiệu
quả. Lĩnh vực năng lượng xanh còn tạo được việc làm cho hơn 135.000 nghìn người
lao động, đồng thời kinh nghiệm của CHLB Đức cho thấy: Sự phát triển rộng rãi
chưa từng thấy của năng lượng tái tạo không phải là kết quả của sự bao cấp của Nhà
nước, mà nguồn kinh phí cung cấp cho quá trình sản xuất điện với giá thành cao
hơn trước chính là kêt quả phân bô các khoản đóng góp cho tât cả những người tiêu

thụ điện.10
1.3.4. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, bảo vệ môi trường là vẩn đề đã được quan tâm từ khá sớm.
Trong những năm qua, với những tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Hoa
Kỳ đã kịp thời có những chính sách phù hợp để thích ứng và giảm thiểu nguy cơ
này. Bên cạnh các quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường nói chung, tại quốc gia
này, các đạo luật điều chỉnh về quản lý chất thải và năng lượng tái tạo bao gồm11:
Luật phục hồi và tái đầu tư; Luật Thuế cứu trợ năm 2012; Đạo luật Chính sách năng
lượng; Luật điều tiết tiện ích công cộng (PƯRPA) năm 1978; Đạo luật phát triển và
Nghiên cứu sinh khối năm 2000; Đạo luật điện liên bang; Luật Thuế Vụ.
Quy định về trách nhiệm của nhà nước và các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là
doanh nghiệp trong việc quản lý chất thải, thu hồi năng lượng từ chất thải hay các
chủ trương điều tiết thông qua chính sách thuế, các ưu đãi hỗ trợ... là công cụ pháp
l) h ttp s ://p h a n b a .w o rd p re ss.e o m /2 0 0 9 /l2 /1 0 /th ậ p -n ie n -c ủ a -n a n g -lư ợ n g -ta i-sin h -tro n g -n ư ớ c -đ ứ c cập nhật
ngày 10-12-2009
l0http://w w w .ep u .ed u .v n /D efau lt.a sp x ?B T = 4 9 4 7
11 h ư p://w w w .e n e r g y re co v erv c o u n cil.o rg /w aste -e n erg y -p ro d u c es-clea n -ren e w a b le -a 2 9 8 4

13


lý quan trọng đế Hoa Kỳ giải quyết các vấn đề liên quan đển biến đôi khí hậu trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội. Chănẹ hạn. Luật về chính sách năng lượng, trong
đó quy định ưu đãi thuế cố định là 10% đối với vốn đầu tư cho thiết bị sử dụne
năng lượng mặt trời và địa nhiệt. Bằng cách đó đã tạo được cơ sở để các nhà máy
điện sử dụng năng lượng truyền thống và các neuồn năng lượng tái tạo. Trong những
năm gần đây, chương trình “Gió cung cấp năng lượng cho Mỹ” đã được đưa vào thực
hiện với nguồn trợ cấp hàng năm của Bộ Năng lượng Mỹ là 33 triệu USD. Mỹ còn là
một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực sử dụng năng lượng mặt trời với
mục đích thương mại. Trong 20 năm qua, Mỹ đã chi hơn 1,4 tỷ USD cho việc

nghiên cứu triển khai các công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện.
Hiện nay, trên 10.000 ngôi nhà ở Mỹ sử dụng năng lượng mặt trời.
Từ kinh nghiệm của các nước nêu trên trons ứng phó với biến đôi khí hậu,
có thế rút ra một số vấn đề cơ bản để nghiên cứu và áp dụng cho Việt Nam là:
- Chú trọng tăng trưởng xanh. Đây cần được xem là sự lựa chọn tối ưu để
thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong điều kiện đấy mạnh
công nehiệp hóa, hiện đại hóa.
- Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và thu hồi năng lượng từ chất
thải. Chính sách này cần được áp dụng với mọi đổi tượng có liên quan, đặc biệt là
các doanh nghiệp.
- Chú trọng các chính sách ưu đãi, hồ trợ cho các hoạt động giảm thiếu khí
nhà kính, sử dụng công nghệ xanh hay sử dụng sản phâm thân thiện với môi trường.
- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng, tạo điều kiện
ihuận lợi cho việc thực hiện sản xuất xanh và tiêu dùng xanh cũng là vấn đề cần
(tươc quan tâm xứng đáng.

14


Phần thú hai
T H Ụ C TRẠNG PHÁP LUẬT VÈ






ỦNG PHÓ VỚI BIÉN ĐÒI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM







2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về lồng ghép nội dung ứng phó
vói biên đổi khí hâu.
2.1.1. Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khỉ hậu vào chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Lần đầu tiên, Luật BVMT quy định về lồng ghép nội dung ứng phó với biến
đối khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Điều
40 Luật BVMT 2014. Theo đó, nội dung của những chiến lược, quy hoạch, kể
hoạch phát triển có nghĩa vụ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) phải
thế hién nội dung về ứng phó với BĐKH. Một trong những nội dung của Báo cáo
ĐMC [à phải “Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc
thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch" (Điều 15 Luật BVMT 2014).
Điều 40 khoán 2 Luật BVMT 2014 cũng đề cập tới việc tích hợp nội dung
ứng phó với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xi hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phải dựa trên cơ sở đánh giá tác
động qua lại giữa các hoạt động của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với môi
trường, biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường, ứng
phó vơi biến đối khí hậu. Tuy nhiên, không phải nội dung tất cả các loại quy hoạch
có thể lồng ghép vấn đề ứng phó với BĐKH. Có những lĩnh vực trong nội dung của
quy hoạch, kế hoạch cũng có liên quan đến ứng phó với BĐKH. Ví dụ như Điều 35
Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
phải theo nguyên tắc “Khai thác hựp ỉý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.”
Như vậy, lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được thực hiện ở Việt Nam, song
vẫn còn một số hạn chế sau:
- Trên thực tế 12, nhiều hoạt động phát triển thường chưa được tích hợp nội

dung 3ĐKH. Một số yếu tố khí tượng, khí hậu đã cân nhắc trong quá trình chọn lựa
giống cây trồng, đến thiết kế đường giao thông và các công trình năng lượng, nhưng
không phải tất cả các rủi ro khí hậu đã được cân nhắc trong các quyết định. Lồng
ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội
- Các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển
của ngành/địa phương thường không xét đến BĐKH mà chỉ chú trọng đến rủi ro của
khí hậu ở hiện tại, cũng như thiếu các hướng dẫn thực hiện chiến lược. Nhiều kế
hoạch chỉ chú trọng đến tầm nhìn ngan hạn mà chưa xem xét đến dài hạn.
- Đã xuất hiện một số chồng chéo, trùng lắp, hiện tượng chưa đánh giá kết
quả thực hiện văn bản hiện hành thì đã ban hành văn bản mới, làm cho việc phân
12 Lê Nguyên T ư ờ n g , L ồn g gh ép biến đồi khí hậu vào chính sách phát triển, h ttp ://w w w .vac ne.org.vn/longizhep-bien-doi-khi-hau -vao-chin h-sach-phat-trien /27530 .htm ỉ (theo Báo Đ ầu tư)

15


công, phân câp cơ quan đâu mối, cơ quan chủ trì. cơ quan phối hợp chưa thực sự rõ
ràng, mạch lạc, gây khó khăn trong quá trình triến khai thực hiện13. Tình trạnh
chône chéo mâu thuẫn trong nội dung của các chiến lược, quv hoạch, kế hoạch ở
các cấp. các ngành, các địa phương khác nhau diễn ra tương đối phổ biến

- Quy hoạch của các đô thị chưa tốt, chưa lồng ghép biến đổi khí hậu
(BĐKH) trong quy hoạch nên nguy cơ bị tác động bởi thiên tai, đặc biệt là ngập lụt
do mưa cực đoan và nước biển dâng14.
- Việc lồng ghép ứna phó với BĐKH đã được quy định tại Điều 40 Luật
BVMT 2015. Tuy nhiên, quy định này chí áp dụng cho các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển phải thực hiện ĐMC. Do đó, một khoảng trống rất lớn là các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch không phải xem xét tới vấn đề ứng phó với BĐKH,
nếu các quy định về nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các luật chuyên
ngành không đề cập.

2.1.2.
Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đỗi klíí hậu vào trong các qu \
đinh của Luât Đất đai.




* Lồng ghép ứng phó với BĐKH trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Những nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại
Điều 35 Luật Đất đai 2013 có đề cập đến BĐKH và bảo vệ môi trường gồm việc
bảo đảm các nguyên tắc: Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường; thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích
quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và
bảo vệ môi trường.
Một trong những nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất được quy định
tại Điều 44 khoản 3 điểm c Luật Đất đai 2013 là hiệu quả kinh tế - xã hội, môi
trường hay việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong các
trường hợp do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị
trí, diện tích sử dụng đất (Điều 46 khoản 1 điểm c Luật Đất đai 2013)
Từ các quy định trên của Luật Đất đai 2013 cho thấy, vấn đề ứng phó với
BĐKH mới chỉ được quy định mang tính nguyên tắc trong lập, sửa đổi, điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà chưa được thể hiện cụ thể trong nội dung của
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Dường như vấn đề ứng phó với BĐKH được hiểu
là một trong các nội dung về bảo vệ môi trường trong nội dung cụ thể của quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nếu hiểu theo cách này thì ứng phó với BĐKH đã
được quy định trong nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngoài ra, Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết việc lập. điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất (sau đây gọi là Thông tư 29/2014/TT-BTNMT) cũng đã quy định tương đối đầy
13 Bảo

C hâu,
Cần
lồng ghép,
xây
dựng
nhóm
c h ín h
sá ch
về
biến
đổi
khí
hậu,
http://dw rm .g o v .v n /in d e x .p h p ? ỉan g u a g e= v i& n v = n e w s & o p = H o a t- d o n g -c u a - C u c -T ỉn -lie n - q u a n /C a n - lo n g ghep-x a v -d u n » -n h o m -ch in h -sac h -v e-b ien -d o i-k h i-h au -3 7 4 2
4 N gập theo “trăng m á u ” , h ttp ://tin b a o 2 4 h .c o m /A rtic le /N g a p -th e o -tra n g -m a u -2 3 4 4 7 2 4

16


×