Tải bản đầy đủ (.pdf) (267 trang)

Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn Luật thi hành án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23 MB, 267 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


ĐÈ TÀI NGHIÊN







cứu KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐỀ TÀI
XÂV DựNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

MÔN LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH s ự

TRUNGTÂMTHÔNGTINTHƯVIỆ
TRƯỜNG BẠI HỌC LUẬT HÀ N'.
PHÒNG DỌC - .../Ị $ - ỉ) -

CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI: TS. ĐỎ THỊ PHƯỢNG

HÀ NỘI - 2012


NHỮNG NGƯỜI THựC HIỆN ĐÊ TÀI

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đỗ Thị Phượng - Phó phụ trách Bộ môn Khoa học điều


tra tội phạm, Trường Đại học Luật Hà Nội (chuyên đề 1, 2, 8 và 9)
Thư ký đề tài: Ths. Mai Thanh Hiếu - Phó bộ môn Luật tố tụng hình sự, Trường
Đại học Luật Hà Nội (chuyên đề 4)

Những ngưòi tham gia thực hiện:
1. TS. Phan Thanh Mai - Chủ nhiệm Khoa Pháp luật hình sự, Trường Đại học Luật
Hà Nội (chuyên đề 3)
2. PGS. TS. Hoàng Thị Minh Sơn- Giảng viên chính Bộ môn Luật tố tụng hình sự,
Trường Đại học Luật Hà Nội (chuyên đề 5 và 6)
3. GS. TSKH. Lê Cảm- Trưởng Bộ môn Tư pháp hình sự, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội (chuyên đề 10)
4. TS. Mai Bộ- Thẩm phán Toà án quân sự Trung ương (chuyên đề 7 và 12)
5. Ths. Nguyễn Hải Ninh- Giảng viên chính Bộ môn Luật tố tụng hình sự,
Trường Đại học Luật Hà Nội (chuyên dề 13).
6. Ths. Lê Thị Thuý Nga- Giảng viên khoa Đào tạo thẩm phán, Học viện Tư
pháp (chuyên đề 11)


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tố tụng hình sự

TTHS

Thi hành án hình sự

THAHS

Tòa án nhân dân


TAND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSND

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

Uỷ ban nhân dân

UBND


MỤC LỤC
«



Trang
MỞ ĐẦU

1

PH ẦN 1. TỒ NG TH UẬ T KẾT QUẢ NG H IÊN c ứ u

6

1. Cơ SỞ lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và phương


6

pháp giảng dạy môn Luật thi hành án hình sự
2. Xây dựng nội dung giảng dạy môn Luật thi hành án hình sự

14

3. Xây dựng phương pháp giảng dạy môn Luật thi hành án hình sự

59

PHẦN 2. CÁC CHUYÊN ĐÈ NGHIÊN c ứ u

67

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và phương

67

pháp giảng dạy môn Luật thi hành án hình sự
2. Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc của Luật thi hành án hình sự

80

3. Hệ thống cơ quan thi hành án hình sự

92

4. Thi hành án tử hình


106

5. Thủ tục thi hành án phạt tù và chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm

126

nhân
6. Chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt và chăm sóc y tế đối với phạm nhân

147

7. Đặc xá

161

8. Thi hành án treo

176

9. Thi hành các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên

189

10. Kiểm sát thi hành án hình sự và các bảo đảm điều kiện cho hoạt động

201

thi hành án hình sự
11. Khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự


211

12. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong quản lý công tác

226

thi hành án hình sự
13. Phương pháp giảng dạy môn Luật thi hành án hình sự

238

PHỤ LỤC

249


1. Tính cấp thiết của đề tài
1. Luật thi hành án hình sự (THAHS) được Quốc hội Khoá 12, kỳ họp thứ
7 thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 07 năm 2011 với 182 Điều là một văn bản pháp lý quan trọng nhằm thực
hiện các nội dung trong phán quyết đúng đắn của Toà án. Hiến pháp Việt Nam
khẳng định: Các bản án, quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật phải
được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang
nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vị hữu quan phải chấp
hành nghiêm chỉnh. Yêu cầu mang tính nguyên tắc hiến định này đã khẳng định
hiệu lực thi hành của tất cả các phán quyết của toà án khi có hiệu lực pháp luật,
đồng thời khẳng định ý nghĩa quan trọng của vấn đề thi hành án nói chung và
THAHS nói riêng. Việc nghiên cứu, tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục Luật
THAHS tới các tầng lớp nhân dân nói chung và sinh viên luật nói riêng nhằm

đưa đạo luật này nhanh chóng đi vào cuộc sống xã hội là một việc làm rất cần
thiết ở Việt Nam hiện nay.
2. Trong chương trình đào tạo cử nhân luật của trường Đại học Luật Hà
Nội mới chỉ giảng dạy về pháp luật THAHS trong môn Luật TTHS chứ chưa có
môn Luật THAHS. Sinh viên mới chỉ được trang bị những kiến thức về pháp
luật THAHS một cách cơ bản mà chưa được trang bị một cách có hệ thống,
chuyên sâu.
3. Trường đại học Luật Hà Nội là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa
học pháp lý lớn nhất của cả nước. Đứng trước yêu cầu của công cuộc phát triển
đất nước, nhà trường phải không ngừng đổi mới nội dung, chương trình đào tạo,
cải tiến phương pháp giảng dạy. Việc đưa các nội dung môn học pháp luật mới
trong đó có môn Luật THAHS vào giảng dạy là một trong những việc làm nhằm
đáp ứng mục tiêu này. Tuy nhiên để đưa môn học Luật THAHS vào giảng dạy
cần phải có những nghiên cứư, luận giải thấu đáo về cơ sở lý luận và thực tiễn
cũng như xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống.


Xuất phát từ những lý do chủ yếu trên đây, nghiên cứu đề tài: “Xây dựng
nội dung và phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS” là việc làm có ý nghĩa
về mặt lý luận và thực tiễn nhàm sớm đưa môn Luật THAHS vào giảng dạy cho
sinh viên thuộc các hệ đào tạo của trường đại học Luật Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
-

v ề tài liệu phục vụ cho giảng dạy môn luật thi hành án: Hiện nay đã có

nhiều công trình khoa học nghiên cứu về luật THAHS. Có thể kể đến những
công trình tiêu biểu như: Giáo trình luật THAHS Việt Nam của GS.TS Võ Khánh
Vinh và PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng đồng chủ biên (NXB CAND, Hà Nội
năm 2008); Đề cương giáo trình Luật THAHS Việt Nam trong cuốn: Hệ thống tư

pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền của GS.TSKH Lê
Văn Cảm (NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2009 trang 473- 477); Luật
THAHS (NXB Tư pháp năm 2010); Giảo trình Luật TTHS Việt Nam (Trường
Đại học Luật Hà Nội- NXB. Công an nhân dân năm 2008); Bình luận khoa học
Bộ luật TTHS Việt Nam năm 2003 của Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp,
(NXB Tư pháp năm 2004); Một số vẩn đề về hình phạt tử hình và thi hành hình
phạt tử hình của Phạm Văn Lợi (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2006).
v ề các bài viết đăng trên các tạp chí tiêu biểu như: M ột sổ vấn đề về thi hành
hình phạt tử hình của Võ Khánh Vinh, Tạp chí TAND số 20 năm 2004; Thủ tục
thi hành án tử hình của Đỗ Thị Phượng, Tạp chí Luật học số 7 năm 2006; Một sô
vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình của Trần Quang Tiệp,
Tạp chí Luật học số 12 năm 2004; Vũ Trọng Hách, Hoàn thiện quản lý nhà nước
trong lĩnh vực THAHS ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006; Võ Khánh
Vinh, Một số vấn đề về thi hành hình phạt tử hình, Tạp chí TAND, tháng
10/2004; Phạm Văn Lợi (Chủ biên), M ột sổ vấn đề về hình phạt tử hình và thi
hành hình ph ạ t tử hình, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Lê Cảm, Bàn về
hệ thống các cơ quan tiến hành tổ tụng và thi hành án trong chiến lược cải cách
Ỉ'JCpháp, Tạp chí Kiểm sát, số 02 tháng 1/2009; Nguyễn Hải Ninh, Hoàn thiện
cuy định của pháp luật về hoãn và tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, Tạp chí


luật học, số 02/2007; Mai Thanh Hiếu, Xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra
thi hành, Tạp chí luật học, số 05/2010; Trần Minh Hưởng, Bình luận khoa học
luật THAHS và các quy định mới nhất về THAHS, Nxb. Thời Đại, 2010...
-

v ề tình hình giảng dạy môn Luật THAHS tại các cơ sở đào tạo cử nhân

luật trong cả nước: Môn luật THAHS được đưa vào giảng dạy tại trường đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 có số tín chỉ là 2; là môn tự chọn cho

sinh viên chính qui của khoa pháp luật hình sự (xem phụ lục 1 và 2). Tại Khoa
Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, môn luật THAHS là một môn học tự
chọn cho sinh viên của chuyên ngành Tư pháp hình sự có số tín chỉ là 2 (trong
đó có 10 tiết lý thuyết, 2 tiết bài tập, 10 tiết thảo luận và 8 tiết tự nghiên cứu)
(xem phụ lục 3). Tại Viện đại học Mở Hà Nội, môn luật thi hành án đã được đưa
vào giảng dạy hơn 10 năm nay tại khoa Đào tạo từ xa với số tiết là 45 tiết cho hệ
cử nhân (trong đó có 15 tiết giảng và 30 tiết tự nghiên cứu). Còn ở Trung tâm
đào tạo từ xa của Đại học Huế, luật THAHS được dạy cho học viên chuyên
ngành luật với số tiết giảng là 10...
Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề: Nội dung và phương pháp giảng dạy
môn Luật THAHS thì dường như chưa có một công trĩnh nào đề cập, tìm hiểu.
Đây là một công trình đầu tiên ở nước ta nghiên cứu một cách trực diện, có hệ
thống và toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và
phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS, xác định những vấn đề cụ thể của
nội dung môn học này.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các yêu cầu của đề tài, nhóm đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác- Lê Nin; Quan điểm đường lối của Đảng về cải cách giáo
dục, nâng cao chất lượng đào tạo đại học;
2. Phương pháp phân tích, so sánh luật học, đánh giá;


3. Phương pháp tổng họp, qui nạp;
4. Phương pháp chuyên gia, trao đổi...;
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích chủ yếu là:
+ Xác lập hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung
và phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS;

+ Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS;
+ Làm cơ sở cho việc biên soạn giáo trình Luật THAHS.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, đề tài:
“Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS” có phạm vi
nghiên cứu cụ thể sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và
phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS
2. Nghiên cứu các nội dung chi tiết của môn học Luật THAHS
3. Nghiên cứu các phương pháp phù hợp cho việc giảng dạy và học tập
môn Luật THAHS
6. Bố cuc của đề tài
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, phụ lục, đề tài có bố cục cụ thể như sau:
Phần 1- Tổng thuật kết quả nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và phương pháp
giảng dạy môn Luật THAHS
2. Xây dựng nội dung giảng dạy môn Luật THAHS
3. Xây dựng phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS
Phần 2- Các chuyên đề nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và phương pháp
giảng dạy môn Luật THAHS
2. Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của Luật THAHS


3. Hệ thống cơ quan THAHS
4. Thi hành án tử hình
5. Thủ tục thi hành án phạt tù và chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân
6. Chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt và chăm sóc y tế đối với phạm nhân
7. Đặc xá
8. Thi hành án treo

9. Thi hành các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên
10. Kiểm sát THAHS và các bảo đảm điều kiện cho hoạt động THAHS
11. Khiếu nại, tố cáo trong THAHS
12. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong quản lý công tác
THAHS
13. Phương pháp giảng dạy môn Luật THAHS


PHẦN 1
TỔNG THUẬT KÉT QUẢ NGHIÊN cứu
ĐÈ TÀI: XÂY DựNG NỘI DUNG VÀ PHƯONG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN






LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH s ự
1. CO SỞ LÝ LUẬN VÀ T H ựC TIỄN CỦA VIỆC XÂY D ựNG NỘI






DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN LUẬT THI HÀNH ÁN
HÌNH SỤ
1.1.

Cơ sở ỉý luận của việc xây dựng nội dung giảng dạy môn Luật


THAHS
Thứ nhất, Luật THAHS là một ngành luật có vị trí quan trọng trong hệ
thống pháp luật Việt Nam. Luật THAHS được ban hành đánh dấu bước phát
triển quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung, trong lĩnh
vực THAHS nói riêng, thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước
ta đối với người chấp hành án, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo
vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp, cải cách hành chính cũng như bảo đảm tốt hơn quyền tự do, dân chủ của
công dân. THAHS liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật
tự, an toàn xã hội; góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ pháp chế XHCN. THAHS là công tác lớn,
quan trọng nên Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật làm cơ sở cho hoạt động này như: Pháp lệnh Thi hành án phạt tù
năm 1993 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2007); Các Nghị định quy
định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ; thi hành hình phạt tà cho
hưởng án treo; hướng dẫn biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng; hướng
dẫn thi hành hình phạt cấm cư trú, quản chế; trục xuất; ban hành Quy chế trại
giam; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
an... Trên cơ sở pháp lý đó, trong thời gian qua, hoạt động THAHS đã được tổ
chức, thực hiện bảo đảm sự nghiêm minh, khoan hồng, nhân đạo, góp phần đấu
tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã




hội, phục vụ yêu câu xây dựng và bảo vệ Tô quôc. Tuy nhiên, trước yêu câu mới
của thực tiễn, hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, pháp
luật về THAHS đã bộc lộ những hạn chế, nhiều quy định không còn phù họp,
chưa đồng bộ với quy định có liên quan đến công tác THAHS trong một sổ đạo

luật như Bộ luật hình sự, Bộ luật TTHS, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ
chức VKSND, Luật Công an nhân dân... Những tồn tại, hạn chế của pháp luật
làm cho hoạt động THAHS gặp nhiều bất cập, vướng mắc, các cơ quan có thẩm
quyền trong lĩnh vực THAHS mới chỉ quan tâm nhiều đến thi hành hình phạt tù,
tử hình, trục xuất mà chưa quan tâm đúng mức đến việc thi hành các hình phạt
khác; chưa có tổ chức bộ máy chuyên trách quản lý thống nhất việc THAHS; đội
ngũ cán bộ làm nhiệm vụ THAHS còn thiếu về số lượng và chưa bảo đảm về
chất lượng, chế độ chính sách còn chưa bảo đảm; cơ sở vật chất, kinh phí cho
công tác này chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ hai, THAHS là một ngành luật thu hút được sự quan tâm đặc biệt của
xã hội, là kiến thức không thể thiếu được của cán bộ làm công tác THAHS. Hiện
nay trong chương trình đào tạo của trường đại học Luật Hà Nội, những qui định
về thủ tục THAHS được giảng dạy như một phần trong môn luật TTHS (môn
bắt buộc), còn những vấn đề liên quan đến công tác thi hành án phạt tù và tổ
chức thi hành án phạt tù ... được giảng dạy trong môn luật lao cải (môn tự chọn).
Việc xé lẻ phần THAHS để giảng dạy như vậy cũng bởi do qui định về THAHS
không nằm trong một văn bản thống nhất. Điều đó làm cho sinh viên rất khó
nghiên cứu một cách có hệ thống. Việc ban hành Luật THAHS dẫn đến việc hợp
nhất các văn bản về THAHS vào một hệ thống. Điều đó không có nghĩa THAHS
không còn liên quan đến ngành luật TTHS nữa mà ngược lại nó sẽ giúp cho việc
hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật. Do vậy không thể chỉ nghiên cứu trình tự,
thủ tục TTHS để chỉ nắm được việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử như thế nào
mà cần phải nghiên cứu cả Luật THAHS để nắm được kết quả của quá trình đó
ra sao. Việc phân chuyên ngành học trong trường đại học Luật Hà Nội chỉ mang
tính chất tương đổi và có tính “ước lệ”, bởi lẽ:


Một là, hệ thống pháp luật là một thể thống nhất có mối quan hệ gắn bó
chặt chẽ với nhau; giữa các mảng pháp luật có những vùng “giao thoa”1. Hơn
nữa trong một vụ án hình sự, các mối quan hệ xã hội nảy sinh có sự gắn kết rất

chặt chẽ, khăng khít và phức tạp, nên để điều chỉnh mối quan hệ này phải sử
dụng nhiều mảng pháp luật khác nhau có liên quan trong đó có pháp luật hình
sự, TTHS và THAHS.
Hai là, do thực tiễn sử dụng sinh viên sau khi ra trường của xã hội hiện
nay không theo đúng chuyên ngành đã được đào tạo hoặc làm những việc có rất
ít liên quan đến chuyên ngành đào tạo. Có sinh viên học chuyên ngành hình sự
nhưng khi ra trường không làm ở các cơ quan Viện kiểm sát, Toà án, mà làm ở
Bộ công an (mà cụ thể là cục, ban quản lý trại gi am. .

thậm chí làm tại ƯBND,

tư pháp, công an xã, phường, thị trấn địa phương trong cả nước. Điều đó cho
thấy nếu không được trang bị kiến thức về Luật THAHS một cách chi tiết thì
sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc tại những nơi đó. Đặc biệt đối
với đối tượng là các cán bộ tư pháp xã, công an xã ở các địa phương trong cả
nước đang theo học tại các lớp tại chức luật của đại học Luật Hà Nội thì việc
nắm kỹ các thủ tục, trình tự, thẩm quyền... thi hành các loại hình phạt, nhất là án
treo, án cải tạo không giam giữ là rất cần thiết cho công việc hiện tại của họ.
Thứ ba, sinh viên của trường đại học Luật Hà Nội chưa được trang bị một
cách có hệ thống và chưa được tiếp cận một cách trực diện các kiến thức về Luật
THAHS.
Có thể thấy một số nguyên nhân sau đây:
- Do qui định của pháp luật THAHS bị xé lẻ nên việc nghiên cứu không
thành hệ thống, khó tiếp thu được hết nội dung các qui định của pháp luật.
- Do số tiết quá ít để nghiên cứu về pháp luật THAHS nên sinh viên sẽ
không có điều kiện tiếp cận một cách toàn diện về vấn đề này.
- Do chưa được chú trọng để giảng dạy về pháp luật THAHS như một
môn học nên chưa có những bước chuẩn bị về học liệu (giáo trình) cũng như
giáo viên giảng dạy.



Thứ tư, trường đại học Luật Hà Nội là một trong những trường đào tạo
liật lớn nhất cả nước. Hiện nay trường đại học Luật đang xây dựng đề án về đổi
nới toàn diện để trở thành trường trọng điểm về đào tạo luật học của cả nước
tieo đúng tinh thần của Nghị quyết số 42/NQ- BCT của Bộ Chính trị về cải cách
ti pháp. Muốn vậy thì một trong những giải pháp cơ bản là đổi mới nội dung
chương trình giảng dạy, cải tiến phương pháp giảng dạy, xây dựng thêm nhiều
nôn học mới, nhiều chuyên ngành mới (trong đó có môn học Luật THAHS). Có
rhư vậy thì nội dung đào tạo của nhà trường mới không bị “xơ cứng”, lạc hậu
\ới thực tiễn và đáp ứng sự kỳ vọng của Đảng và Nhà nước về vị trí và vai trò
của trường đại học Luật Hà Nội trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và
hệ thống giáo dục đại học nói riêng ở Việt Nam.
Giáo dục và đào tạo trong điều kiện hội nhập toàn cầu hoá về kinh tế
không thể “đóng khung” trong mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo luật trong
phạm vi quốc gia mà phải mở rộng mối quan hệ hợp tác với những trường đại
học luật danh tiếng hàng đầu trên thế giới. Điều này lại càng là yêu cầu bức thiết
cối với Việt Nam- một quốc gia đang phát triển có trình độ giáo dục đại học nói
chung và giáo dục, đào tạo luật nói riêng ở trình độ giáo dục đại học nói chung
\à giáo dục, tào tạo luật học nói riêng ở trình độ thấp kém, lạc hậu; bởi lẽ, chỉ có
thông qua việc mở rộng mối quan hệ họp tác với các trường đào tạo luật hàng
cầu của thế giới, trường đại học Luật Hà Nội mới có cơ hội để giao lưu học tập
kinh nghiệm và tiếp cận với những phương thức giảng dạy, đào tạo mới về luật
học. Trên cơ sở đó, nhà trường mới có điều kiện đổi mới nội dung và cải tiến
phương pháp giảng dạy, đào tạo, nhằm cung cấp cho đất nước một đội ngũ các
chuyên gia pháp lý có đủ năng lực đáp ứng sự đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng
cất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế2. Chính vì đòi hỏi như vậy, nội dung
và chương trình đào tạo của trường đại học Luật hà Nội cần phải từng bước đổi
nới bằng việc xây dựng và đưa vào chương trình giảng dạy các chuyên ngành
dào tạo mới (ngành luật mới).
1.2.


Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng nội dung và phương pháp

giảng dạy môn Luật THAHS
Thứ nhất, về tình hình giảng dạy môn Luật THAHS tại các cơ sở đào tạo
cử nhân luật trong cả nước.


Môn Luật THAHS được đưa vào giảng dạy tại trường đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 có số tín chỉ là 2; là môn tự chọn cho sinh viên
chính qui của khoa pháp luật hình sự (xem phụ lục 1 và 2). Tại Khoa Luật- Đại
học Quốc gia Hà Nội, môn Luật THAHS là một môn học tự chọn cho sinh viên
của chuyên ngành Tư pháp hình sự có số tín chỉ là 2 (trong đó có 10 tiết lý
thuyết, 2 tiết bài tập, 10 tiết thảo luận và 8 tiết tự nghiên cứu) (xem phụ lục 3).
Tại Viện đại học Mở Hà Nội, môn luật thi hành án đã được đưa vào giảng dạy
hon 10 năm nay tại khoa Đào tạo từ xa với số tiết là 45 tiết cho hệ cử nhân
(trong đó có 15 tiết giảng và 30 tiết tự nghiên cứu). Còn ở Trung tâm đào tạo từ
xa của Đại học Huế, Luật THAHS được dạy cho học viên chuyên ngành luật với
số tiết giảng là 10. Hiện nay một số cơ sở đào tạo luật đang chuẩn bị đưa vào
giảng dạy môn Luật THAHS như khoa Luật trường đại học Vinh, khoa Luật
trường đại học Kinh tế quốc dân... Một trong những khó khăn chính của các cơ
sở đào tạo luật này để đưa vào giảng dạy môn Luật THAHS là chưa có giáo
trình làm học liệu cơ bản cho môn học và đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ.
Thứ hai, muốn đạt được hiệu quả của công tác THAHS, bảo vệ được các
quyền con người trong hoạt động này đòi hỏi cần có một nghiên cứu một cách
có hệ thống và đầy đủ.
Thực tế cho thấy hoạt động THAHS có nhiều diễn biển phức tạp, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người bị kết án. Nếu chúng ta không có
những qui định rõ ràng, thống nhất thì việc nghiên cứu và áp dụng sẽ rất khó
khăn. Việc xây dựng Luật THAHS là một bước tiến bộ trong xây dựng pháp luật

của Việt Nam. Từ đây, việc nghiên cứu về Luật THAHS sẽ có hệ thống hon. Nó
không những giúp cho sinh viên, học viên mà còn giúp cho tất cả người dân có
thể nghiên cứu, tìm hiểu một cách dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn. Tuy nhiên, pháp luật
và đời sống là hai mảng có mối quan hệ gắn bó, mật thiết và hỗ trợ cho nhau.
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật để đưa pháp luật vào đời sống là cực kỳ
quan trọng trong đó có hoạt động phổ biến kiến thức pháp luật cho sinh viên.
Tuy nhiên nếu không đưa Luật THAHS trở thành một môn học sẽ không có tác


dụng hấp thụ tối đa kiến thức đó. Khi trở thành một môn học (dù là môn tự
chọn) sinh viên cũng sẽ được nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống hon.
Thứ ba, chuẩn bị cho xã hội một nguồn cán bộ có năng lực làm nhiệm vụ
THAHS tại các địa phương cũng là một nhiệm vụ quan trọng cho trường đại học
Luật Hà Nội. Hiện nay đội ngũ cán bộ làm việc trong các lĩnh vực THAHS còn
yếu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là sinh viên đã không được nghiên
cứu kỹ về nội dung pháp luật THAHS khi còn học trong trường đại học. Do hiện
nay phần THAHS chỉ là một vấn đề trong nội dung giảng dạy của môn luật
TTHS nên sinh viên chỉ được nghiên cứu những vấn đề cơ bản của pháp luật
THAHS. Hơn nữa THAHS chỉ chiếm một phần qui định nhỏ trong BLTTHS
nên khi nghiên cứu sinh viên cũng không chú trọng như một số phần khác của
BLTTHS. Bên cạnh đó, Pháp lệnh thi hành án phạt tù và các văn bản khác liên
quan đến THAHS chỉ được dạy cho sinh viên chuyên ngành pháp luật hình sự
như một chuyên đề tự chọn. Chính từ thực tế nghiên cứu này cho thấy, sinh viên
chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về pháp luật THAHS. Do đó khi ra trường,
được tuyển vào các cơ quan như trại giam, phòng, đội thi hành án... sinh viên
gặp rất nhiều khó khăn để tiếp nhận công việc.
Thứ tư, việc xây dựng môn luật THAHS để đưa vào giảng dạy cho sinh
viên là sự cần thiết, là nhu cầu của thực tiễn. Tất nhiên không phải bất cứ một
đạo luật nào sau khi ban hành cũng được đưa vào giảng dạy thành một môn học
trong các cơ sở đào tạo luật. Việc xây dựng một môn học để giảng dạy cho sinh

viên phải xuất phát từ vị trí, vai trò của lĩnh vực pháp luật đó đối với sự phát
triển của đời sống xã hội, tính cấp thiết, nhu cầu của thực tiễn cũng như nguyên
lý, phương châm, mục tiêu giáo dục3... Tiếp cận theo khía cạnh nhận thức này
thì việc xây dựng nội dung môn học luật THAHS là rất cần thiết, vì THAHS là
một vấn đề luôn được xã hội quan tâm. Luật THAHS là mảng không thể thiếu
được của quá trình thực thi pháp luật, là kết quả của hoạt động TTHS. Việc hoàn
thiện pháp luật THAHS là một đòi hỏi cấp thiết nhằm giúp Nhà nước trấn áp, cải
tạo và giáo dục người phạm tội, tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh


phòng chống tội phạm. Do đó, nhu cầu của xã hội đang đặt ra áp lực đối với
trường đại học Luật Hà Nội là phải nhanh chóng xây dựng và đưa nội dung môn
luật THAHS vào giảng dạy cho sinh viên.
Thứ năm, việc xây dựng môn luật THAHS để đưa vào giảng dạy cho sinh
viên là nâng cao chất lượng đào tạo về luật trong cơ sở đào tạo luật nói chung và
của trường đại học Luật Hà Nội nói riêng.
Nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu của tất cả các cơ sở đào
tạo luật trong cả nước nói chung và trương đại học Luật Hà Nội nói riêng. Chất
lượng đào tạo được thể hiện qua trình độ năng lực, chuyên môn của giáo viên,
khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của sinh viên sau
khi ra trường. Một cơ sở có chất lượng đào tạo tốt là một cơ sở mà sinh viên sau
khi ra trường có thể nhanh chóng thích nghi và từng bước khẳng định được năng
lực, tài năng trong các vị trí công tác; đồng thời sinh viên của cơ sở đào tạo đó
được các đon vị sử dụng “săn đón”, đặt hàng khi họ ra trường với chế độ đãi ngộ
đặc biệt hấp dẫn. Để làm được việc này, cơ sở đào tạo phải luôn trau dồi, suy
nghĩ, tìm tòi đổi mới qui trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp giảng
dạy; kịp thời cập nhật những kiến thức pháp luật m ới... cho sinh viên4. Việc xây
dựng nội dung và đưa môn học luật THAHS vào chương trình giảng dạy của
trường đại học Luật Hà Nội là một trong những việc làm đi theo định hướng
này.

1.3. Nội dung chương trình môn Luật THAHS
Trên sự nghiên cứu lý luận và thực tiễn như trên, qua sự khảo sát nội dung
chương trình giảng dạy của các cơ sở đào đạo luật trong cả nước, chúng tôi thấy
môn học luật THAHS cần được đưa vào giảng dạy trong trường đại học Luật Hà
Nội vói nội dung chương trình cụ thể như sau:

1.3.1. Muc tiêu của môn hoc luât THAHS


-





Trang bị những kiến thức lý luận về khái niệm, nhiệm vụ, các nguyên tắc

cơ bản của luật THAHS.


- Trang bị các kiến thức cơ bản về luật THAHS như Hệ thống tổ chức
TPAHS, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong THAHS; Thủ
tục thi hành án phạt tù; Thi hành án tử hình; Thi hành các loại án khác; Thi hành
biộì pháp tư pháp; Kiểm sát THAHS và những bảo đảm điều kiện cho hoạt động
TTAHS; Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong THAHS; Nhiệm vụ, quyền hạn của
cơquan nhà nước trong công tác THAHS.
- Trang bị những kiến thức thực tiễn về hoạt động THAHS.
- Nâng cao năng lực phân tích và đánh giá những ưu điểm và hạn chế của
hệthống pháp luật THAHS.
- Nâng cao năng lực đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật THAHS.


1.3.2. Chương trình của môn học luật THAHS
Môn luật THAHS được xây dựng với thời lượng 2 đơn vị tín chỉ được
giaig dạy cho sinh viên, học viên thuộc tất cả các hệ đào tạo của trường đại học
Luật Hà Nội (hệ đại học chính qui, văn bằng 2 chính qui, hệ đại học tại chức văn
bằng 2; hệ đại học tại chức; hệ trung cấp luật). Môn học này được giảng dạy cho
sinh viên cuối năm thứ 3 hoặc đầu năm thứ 4 sau khi họ đã được trang bị kiến
thức pháp luật có liên quan của các môn học luật hình sự, luật TTHS...
Tài liệu chuẩn bị cho giảng dạy môn luật THAHS sẽ bao gồm: giáo trình
luật THAHS; sách đề cương môn học luật THAHS; sách bình luận luật THAHS;
luật THAHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan; các tài liệu, sách, báo
nghiên cứu về luật THAHS.
Phương pháp giảng dạy: kết họp giữa phương pháp giảng dạy độc thoại
truyền thống với phương pháp đối thoại, trao đổi với sinh viên, phương pháp
tình huống, phương pháp nêu vấn đề, phân tích, diễn giải, phương pháp thảo
luận nhóm để truyền tải kiến thức của môn luật THAHS.

1.3.3. Nôi dung của môn hoc luăt THAHS


o





Vấn đề 1. Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc của luật THAHS
Vấn đề 2. Hệ thống cơ quan THAHS và cơ quan nhà nước trong quản lý
công tác thi hành án hình sự
Vấn đề 3. Thi hành án tử hình



vấn đề 4. Thi hành án phạt tù
Vấn đề 5. Thi hành các loại án khác
Vấn đề 6. Thi hành biện pháp tư pháp
Vấn đề 7. Kiểm sát THAHS
Vấn đề 8. Khiếu nại, tố cáo trong THAHS
2.

XÂY DựNG NỘI DUNG GIẢNG DẠY MÔN LUẬT THI HÀNH

ÁN HÌNH S ự
2.1. Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc của Luật THAHS

2.1.1. Luật THAHS- một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
-

Khái niệm: Luật THAHS là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp

luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình THAHS nhằm đảm bảo thi hành trong thực tế
các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 12 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật và không ngừng tăng cường pháp

chế XHCN”.Việcthi hành bản án,

quyết định của Toà án phải được quán triệt sâu sắcnguyên tắc này.Nhiệm vụ
bảo vệ pháp luật đòi hỏi phải phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi vi
phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi phạm tội. Đối với các hành vi phạm tội,

Toà án ra bản án hoặc các quyết định khác bắt buộc người đó phải thi hành
nhằm trừng trị đồng thời giáo dục, cải tạo người phạm tội, thực hiện công lý,
công bằng xã hội. THAHS chính là việc thực hiện công lý, công bằng xã hội
trong thực tế. Như vậy, đảm bảo thi hành các phán quyết của Toà án là nhiệm vụ
sống còn của Nhà nước, của toàn xã hội, nó liên quan trực tiếp đến tính nghiêm
minh của cả hệ thống pháp luật, đến uy tín của Nhà nước. Vì vậy, yêu càu các
bản án, quyết định của Toà án trong đó đặc biệt là các bản án hình sự phải được
xã hội đặc biệt tôn trọng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm
chỉnh. Các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự không chỉ
hướng tới mục đích là ra bản án và quyết định đúng đắn mà còn đảm bảo sao


cho bản án và quyết định đó khi đã có hiệu lực phải được đưa ra thi hành kịp
thời và triệt để.
Có thể nhận thấy bản chất của THAHS thể hiện ở những đặc điểm cơ bản
sau:
Thứ nhất, THAHS với tính chất là một hoạt động chấp hành, cho dù căn
cứ để thi hành là bản án và quyết định của Toà án, nhưng quá trình THAHS
được thực hiện với những hoạt động, biện pháp, cách thức không mang tính tố
tụng.
Thứ hai, trong quá trình thi hành, các cơ quan thi hành án bao gồm một hệ
thống các cơ quan có thẩm quyền mà không phải là các cơ quan tiến hành tố
tụng như cơ quan quản lý THAHS (cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Công an
và cơ quan quản lý THAHS thuộc Bộ Quốc phòng); Cơ quan THAHS (trại giam
thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu; cơ
quan THAHS Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan THAHS
Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan THAHS quân khu và
tương đương) và cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS: Trại tạm giam
thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc
Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu, ủ y ban nhân dân xã, phường, thị

trấn...
Thứ ba, trong quá trình thi hành án, các đối tượng thi hành án phải có
nghĩa vụ tự giác thi hành hoặc áp dụng các biện pháp đã được xác định trong
bản án, quyết định của Toà án; các cơ quan có thẩm quyền thi hành án phải có
trách nhiệm trong việc giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng lợi ích
của cá nhân, của Nhà nước và xã hội, giáo dục họ trở thành người công dân có
ích cho xã hội.
Thứ tư, THAHS trước hết là hoạt động của cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình xã hội hoá hoạt động THAHS cũng
đang được tiến hành với nhiều triển vọng. Theo đó, THAHS sẽ có sự tham gia
của các tổ chức, cá nhân, gia đình của người bị kết án...


- Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật THAHS:
Đối tượng điều chỉnh của Luật THAHS là những quan hệ xã hội phát sinh
£Íữa các chủ thể khác nhau trong quá trình THAHS. Do nội dung của các bản
Én, quyết định của Toà án trong lĩnh vực hình sự rất đa dạng và phong phú nên
các quan hệ phát sinh trong quá trình THAHS cũng hết sức phức tạp. Có thể
chia các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình THAHS thành những nhóm cơ
tản sau:
Thứ nhất, những quan hệ phát sinh ngay sau khi bản án hình sự có hiệu
\xc pháp luật, nghĩa vụ thi hành án bản án của các cơ quan chức năng, nghĩa vụ
chấp hành bản án của người bị kết án, việc nhập trại, phân loại trại, phân chế độ
giam giữ, cải tạo...
Thứ hai, những quan hệ phát sinh trong quá trình giáo dục, cải tạo thể
hiện ở các quyền và nghĩa vụ của những người bị kết án nói chung và những trại
dặc biệt; quyền và nghĩa vụ của cơ quan thi hành hình phạt tù...
Thứ ba, những quan hệ phát sinh trên cơ sở những sự kiện phát lý xảy ra
trong quá trình giáo dục, cải tạo; khám chữa bệnh, kiểm tra, thanh tra, gặp gỡ...
Thứ tư, những quan hệ của các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ chức

xã hội góp phần vào quá trình giáo dục, cải tạo những người bị kết án...
Phương pháp điều chỉnh của Luật THAHS là những cách thức mà nó
dùng để tác động đến các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình THAHS.

về

cơ bản, Luật THAHS có hai phương pháp điều chỉnh đó lã: Phương pháp quyền
uy và phương pháp phối họp- chế ước.
Phương pháp quyền uy là phương pháp thể hiện sự bất bình đẳng giữa các
bên tham gia quan hệ đó và khả năng cưỡng chế thực hiện tối đa. Thông thường
phương pháp này được sử dụng để điều chỉnh quan hệ Nhà nước thông qua các
cơ quan được uỷ quyền với người phải chấp hành án hình sự. Nhà nước áp dụng
biện pháp cưỡng chế buộc người phải chấp hành án phải thực hiện các nội dung
đã được thể hiện trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án mà
không phụ thuộc vào ý chí của người phải chấp hành án hay của bất kỳ cơ quan,


tô chức nào.
Phương pháp phối hợp- chế ước: là phương pháp được sử dụng rộng rãi
trong các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân trong
quá trình THAHS. Ví dụ: sự phối hợp giữa cơ quan Viện kiểm sát với cơ quan
quản lý trại giam để bảo đảm hiệu quả thi hành án phạt tù.

2.1.2. Nhiệm vụ của Luật THAHS







Nhiệm vụ của pháp luật THAHS không thể tách rời khỏi nhiệm vụ của cả
hệ thống pháp luật nói chung và của hệ thống tư pháp hình sự nói riêng. Tuy
nhiên với tư cách là một ngành luật, THAHS có những nhiệm vụ cụ thể đặc thù
với tính cách là hình thức thể hiện việc thực hiện nhiệm vụ chung. Những nhiệm
vụ chính của luật THAHS đó là:
Thứ nhất, bảo đảm bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của
Toà án phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế.
Thứ hai, cải tạo, giáo dục người bị kết án để họ không phạm tội mới và trở
thành người có ích cho xã hội, tạo các điều kiện cần thiết để họ tái hoà nhập
cộng đồng và bằng cách đó thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm.
Thứ ba, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phòng
ngừa tội phạm nói chung, động viên khuyến khích sự tham gia của xã hội và
công dân vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội Ị ibB
ầẹutíũ
UUG TÂMTHÔNGTINTHƯV
VIỆ 1
l\]( ị
__
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ N(
2.1.3. Nguyên tắc của luật THAHS
PHÒNG
PHÒNG ĐỌC
ĐỌC ' J/ i $ f) -

- Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trongTHAHS:
THAHS:
Điều 4 luật THAHS qui định: “Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bản án, quyết định có hiệu lực thỉ hành phải được cơ quan, tẻ chức, cá
nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh... ”

Nội dung của qui định trên xác định: khi thực hiện các hoạt động THAHS,
các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân, người bị kết án... phải triệt để
tuân thủ các qui định của Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân.


Toàn bộ quá trình THAHS, tò khâu tổ chức đến việc triển khai công tác
tH hành án đều phải được đặt trong khuôn khổ pháp lý chặt chẽ. Các qui định
cia luật THAHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan cần được tuân thủ,
ciấp hành nghiêm chỉnh, nhất quán. Muốn vậy, các cơ quan thi hành án phải có
trích nhiệm tổ chức thi hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Toà án đã
co hiệu lực pháp luật, loại bỏ sự tuỳ tiện, vô tổ chức, thiếu kỷ luật trong lĩnh vực
tH hành án và phải xử lý nghiêm minh mọi biểu hiện vi phạm pháp luật trong
lhh vực thi hành án, bao gồm những vi phạm từ phía những người có nghĩa vụ
cầấp hành án và những người có trách nhiệm tổ chức việc thi hành án. Các qui
đnh của luật THAHS phải được tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh, nhất quán.
Các cơ quan thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành nghiêm chỉnh các bản
án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, loại bỏ sự tuỳ tiện, vô tổ
chúc, thiếu kỷ luật trong lĩnh vực thi hành án và phải xử lý nghiêm minh mọi

biểu hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án, bao gồm cả những vi
phạm pháp luật từ phía những người có nghĩa vụ chấp hành án và những người
co trách nhiệm tổ chức việc thi hành án.
- Nguyên tắc bảo đảm nhân đạo XHCN:
“Bảo đảm nhân đạo XHCN; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp
pháp của người chấp hành án ” (Điều 4 Luật THAHS).
Trong THAHS, nguyên tắc nhân đạo thể hiện tín ưu việt của chế độ xã hội
cũng như truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Tư tưởng nhân đạo thể hiện
ngay trong mục đích của hoạt động THAHS là nhằm thực thi công lý, bảo đảm
sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, bảo vệ

có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội. Do vậy, nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi
trưcc hết, hoạt động THAHS phải bảo đảm có hiệu quả, hài hoà các loại lợi ích
khá: nhau, tôn trọng nhân phẩm, danh dự đối với những người chấp hành án.
Nguyên tắc nhân đạo trong THAHS thể hiện ở qui chế giảm, miễn, hoặc tạm
đình chỉ thi hành án phạt tù, ở chế độ ăn, mặc, ở, học tập, lao động của phạm
nhâi trong thời gian chấp hành án... Nguyên tắc nhân đạo giúp cho người chấp


hành án hình thành thói quen sinh hoạt cộng đồng, ý thức tuân thủ, phục tùng
pháp luật của người phải chấp hành hình phạt, mặt khác, tránh tâm lý mặc cảm,
tự ti, thù địch, xa lánh cộng đồng của những người này sau khi hết thời hạn chấp
hành hình phạt để giúp họ dễ dàng tái hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, nguyên
tắc nhân đạo trong tổ chức và hoạt động THAHS không đồng nghĩa với việc
nương nhẹ, bỏ qua một cách vô căn cứ đối với những người không chấp hành
các bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật của Toà án. Việc thực hiện
nguyên tắc nhân đạo nhưng không được làm mất đi tính nghiêm minh của pháp
luật cũng như không được phép vi phạm các nguyên tắc khác về tổ chức và hoạt
động THAHS.
- Nguyên tắc kết họp giáo dục, cải tạo và cưỡng chế:
“Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng
biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ
tuổi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp
hành á n ” (Điều 4 Luật THAHS). Sự tự nguyện thi hành án là một trong những
yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho hoạt động thi hành án được diễn ra thuận lợi,
có hiệu quả. Do đó luật THAHS đưa ra những qui định nhằm khuyến khích
người có nghĩa vụ thi hành án tự nguyện thực hiện những nghĩa vụ mà bản án,
quyết định của Toà án yêu cầu: “Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối
cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại” (Điều 4
luật THAHS). Trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi
hành thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với họ là cần thiết để hoạt


động thi hành án đạt được mục đích đề ra. Biện pháp cưỡng chế, bắt buộc phải
thi hành được xem là biện pháp cuối cùng để bảo đảm hiệu lực, tính nghiêm
minh của pháp luật và của bản án được tuyên nhân danh Nhà nước, đồng thời để
bảo đảm quyền và lợi ích họp pháp, chính đáng của người phải thi hành án và
những người khác có liên quan. Việc vận dụng nguyên tắc kết hợp giáo dục, cải
tạo với cưỡng chế trong tổ chức và THAHS đòi hỏi phải tìm ra sự kết họp đúng
đắn, họp lý giữa các biện pháp giáo dục, cải tạo và cưỡng chế. Mối quan hệ kết
hợp đó cần phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức về mức độ, liều lượng khác
nhau của sự kết họp các biện pháp giáo dục, cải tạo, thuyết phục và các biện


pháp cường chế đối với việc thi hành từng loại án khác nhau cũng như đối với
từng loại người bị kết án khác nhau. Việc áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo
phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá
và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án. Có như vậy mới tăng
được hiệu quả của công tác THAHS. Bên cạnh đó, trong một số trường họp khi
thi hành án đối với những đối tượng đặc biệt như người chưa thành niên cũng
cần xác định rõ mục đích của thi hành án là: “chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ

họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã
hội ” (Điều 4 Luật THAHS).
- Nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm các quyền cơ bản của công dân:
THAHS là lĩnh vực hoạt động có liên quan trực tiếp tới các quyền và tự
do cơ bản được qui định trong Hiến pháp như: quyền tự do thân thể, quyền được
bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín... Do đó, nguyên tắc tôn trọng và bảo
vệ các quyền cơ bản của con người phải được quán triệt đầy đủ trong tổ chức và
hoạt động THAHS. Khi THAHS, các cơ quan và cá nhân có nhiệm vụ thi hành
án phải tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân,

bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân... Các
cơ quan có thẩm quyền và các cá nhân chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng
chế khi có đầy đủ các căn cứ và chỉ tron giới hạn được pháp luật qui định. Các
cơ quan thi hành án và các cá nhân có thẩm quyền cần phải tôn trọng sự tự
nguyện thi hành án của những người bị kết án và các tổ chức, cá nhân khác. Sự
tự nguyện của người phải thi hành án được coi là một trong những yếu tố quan
trọng giúp hoạt động thi hành án được diễn ra thuận lợi, có hiệu quả. Điều này
còn thể hiện sự thành công trong công tác thi hành án của các cơ quan thi hành
án, không chỉ giúp được những chi phí không cần thiết mà còn giúp được duy trì
được mối quan hệ đồng thuận trong sinh hoạt xã hội. Bên cạnh đó: “Bảo đảm
quyền khiếu nại, tổ cáo những hành vi, quyết định trải pháp luật trong hoạt
động THAHS" (Điều 4 Luật THAHS) cũng là một trong những nội dung của
việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong THAHS.


×