Tải bản đầy đủ (.pdf) (339 trang)

Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.92 MB, 339 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG


KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI








M ã sổ: L H - 08 -02/Đ H L

BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Thanh Nga
Thư ký đề tài: ThS. Chu Liên Anh


THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LŨÂT HÀ NƠI
PHỊNG D Q C
ỵị/ ị <2

HÀ N Ộ I - 2008


N H Ó M TÁC G IẢ

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

HO VA TEN
TS. Đặng Thanh Nga
ThS. Chu Liên Anh
TS. Bùi Kim Chi
ThS. Chu Văn Đức
ThS. Phan Kiều Hạnh
ThS. Dương Thị Loan
ThS. Phan Công Luận
ThS. Đỗ Hiền Minh



ĐƠ N VI CƠNG TÁC
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội



DANH M ỤC CÁC C H Ữ V IÉT TẮ T

XIN ĐỌC LÀ

STT

CHỮ VIÉT TẮT

1

CBHT

Chuẩn bị học tập

2

CBXEMINA


Chuản bị xemina

3

ĐLC

Độ lệch chuẩn

4

ĐTB

Điểm trung bình

5

ĐTL

Đọc tài liệu

6

HT

7

KKNT

Khó khăn nhận thức


8

KKXC

Khó khăn xúc cảm

9

KKHV

Khó khăn hành vi

10

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

11

NCKH

Nghiên cứu khoa học

12

NNKQ1

Nguyên nhân khách quan 1


13

NNKQ2

Nguyên nhân khách quan 2

14

NNCQNT

Nguyên nhân chủ quan nhận thức

15

NNCQHV

Nguyên nhân chủ quan hành vi

16

NNCQXC

Nguyên nhân chủ quan xúc cảm

17

NT1

Năm thứ nhất


18

NT3

Năm thứ ba

19

NXB

Nhà xuất bản

20

OT

21

ÔT,HTKT

22

TB

Thứ bậc

23

TH


Tự học

TL

Thảo luận

Học tập

Ơn tập
ơn tập, hệ thống kiến thức


M Ụ C LỤC
Trang

1
2

Tổng quan kết quả nghiên cứu của đề tài.......................
Một số vấn đề lý luận về khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà
N ộ i . . . . . . . . . . . . . ................. .................. ........... ’..................
Một số vấn đề lý luận về khó khăn tâm lý trong giao
tiếp với giảng viên của sinh viên Trường Đại học
Luật Hà N ộ i.............................................................. ..........
Tổ chức và phương pháp nghiên cứu...............................
Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của sin h viên Trường Đại học Luật Hà N ộ i.................
Thực trạng khó khăn tâm lý trong đọc tài liệu của

sin h viên Trường Đại học Luật Hà N ộ i.........................
Thực trạng khó khăn tâm lý trong tự học của sinh
viên Trường Đại học Luật Hà N ộ i...............................
Thực trạng khó khăn tâm lý trong chuẩn bị bài trước
khi lên lớp và học tập trên lớp của sinh viên Trường
Đại học Luật Hà N ộ i.................................. ................... .
Thực trạng khó khăn tâm lý trong chuẩn bị và tiến
hành xemina của sinh viên Trường Đại học Luật Hà

1
34

7

3

4
5
6
7
8

9

44

56
69
84
101

113

138

Nội................................................. .7.................. .
10 Thực trạng khó khăn tâm lý trong việc ôn tập, hệ
thống kiến thức và kiểm tra đánh giá của sinh viên
Trường Đại học Luật Hà N ộ i.........................................
11 Thực trạng khó khăn tâm lý trong nghiên cứu khoa
học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà N ộ i........
12 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của
sinh viên Trường Đại học Luật Hà N ộ i.........................
13 Động cơ học tập của sinh viên Trường Đại học Luật
Hà N ộ i . . . . . ..................................................... .................. .
14 Thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh
viên Trường Đại học Luật Hà N ộ i...............................
15 Tài liệu tham khảo...........................................................
16 Phụ lục..................................................................................

152

163
179
194
210
232


TỔNG THUỘT K€T ọun NGHlêN cứu Đ€ THI
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
1. PHÀN M Ở ĐÀU
1.1. T ính cấp thiết của đề tài
Công cuộc cải cách tư pháp đòi hỏi phải đồng thời giải quyết hàng loạt
những nhiệm vụ có tính chiến lược quan trọng, bao gồm việc đổi mới cơ cấu tổ
chức của các cơ quan tư pháp, tổ chức bổ trợ tư pháp, nâng cao phẩm chất đạo
đức, trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, cơng chức tư pháp, luật
sư, hồn thiện hệ thống các văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động
của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp... Với tư cách là trung tâm đào tạo,
nghiên cứu và truyền bá pháp luật lớn nhất trong cả nước, hơn 27 năm qua xây
dụng và phát triển, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đào tạo cho đất nước nhiều
can bộ khoa học pháp lý làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội, đặc biệt là các cán bộ đang công tác tại các cơ quan tư pháp. Trong những
năm tới Trường Đại học Luật Hà Nội phải tiếp tục phấn đấu trở thành trường
trọng điểm quốc gia về đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp luật ở Việt Nam,
góp phần xứng đáng hơn nữa vào việc xây dựng độ ngũ cán bộ tư pháp có trình
độ cao của đất nước, xây dựng nền khoa học pháp lý Việt Nam ngày càng phát
triển, tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn,
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước, xây
dưng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách tư pháp và hội
nhập quốc tế1. Đây là yêu cầu cơ bản mà xã hội đặt ra đòi hỏi Trường Đại học
Luật Hà Nội phải thực hiện tốt. Thực tế cho thấy, chất lượng đào tạo nói chung
và kết quả học tập nói riêng của sinh viên luật không chỉ phụ thuộc vào việc tổ
chức giảng dạy của nhà trường mà còn liên quan rất nhiều tới việc phát hiện và
khắc phục những khó khăn tâm lý nảy sinh trong quá trình học tập của sinh viên.
Phần lớn sinh viên khi vào Trường Đại học Luật là những người vừa rời
khỏi ghế trường phổ thông. Đứng trước bước chuyển biến lớn này, các em (đặc
biệt là sinh viên năm thứ nhất) trở nên rất bỡ ngỡ, lạ lẫm với với môi trường học
tập mới, với nội dung, cách thức và phương pháp dạy học ở Đại học. Mặt khác


1 G S.TS. Lê Minh Tâm, Trường Đại học Luật Hà N ộ i - 25 năm xây dựng và phát triển, Ký yếu hội thào Trường
Đại học Luật Hà N ội 25 năm đào tạo và nghiên cứu khoa học (1 9 7 9 -2 0 0 4 ) , N X B Tư pháp, Hà N ội 2004, tr.l 1.


sinh viên được tập trung từ nhiều mơi trường, hồn cảnh sống khác nhau dẫn
đến việc sinh viên đã gặp khơng ít khó khăn, đặc biệt là khó khăn tâm lý trong
q trình học tập. Những khó khăn tâm lý phát sinh do nhiều nguyên nhân khác
nhau làm cản trở đến việc học tập của sinh viên, đồng thời làm cho việc học tập
của các em không đạt được mục đích đặt ra.
Học tập ở Trường Đại học Luật là một hoạt động cơ bản của sinh viên.
Thông qua hoạt động này, sinh viên tiếp thu được hệ thống tri thức khoa học
pháp lý và kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng những điều đã học vào việc
giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Nhưng không phải lúc nào việc học
tập của sinh viên cũng được diễn ra một cách sn sẻ, mà có nhiều lúc nó bị trì
trề, bị cản trở làm ảnh hưởng khơng tốt đến kết quả học tập của các em. Một
trong những yếu tố tác động đến tiêu cực đến quá trình học tập của sinh viên là
các khó khăn tâm lý nảy sinh trong chính hoạt động học tập của các em. Vì vậy,
việc tìm ra các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý là việc làm cấp bách góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của sinh viên. Tuy nhiên, cho đến nay
vấn đề nghiên cứu những khó khăn tâm lý nói chung và khó khăn tâm lý trong
học tập của sinh viên vẫn chưa được nhiều các nhà tâm lý học quan tâm.
Với lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài: “Khổ khăn tăm lý trong hoạt
động học tập của sinh viên Trường Đ ại học Luật H à N ội” là một yêu cầu cấp
bách và cần thiết, khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có ý nghĩa về mặt
thực tiễn.
1.2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề khó khăn tâm lý được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý xem xét dưới
nhiều góc độ khác nhau, nhiều loại khách thể với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Dưới đây chúng tôi chỉ xin trình bày một cách khái q những cơng trình có liên
quan đến đề tài, cụ thể theo hai hướng cơ bản sau đây:

*

Những nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động giao tiếp

Việc nghiên cứu khó khăn tâm lý trong giao tiếp cũng thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học.
Trong cơng trình nghiên cứu của tác giả G.M.Andreeva (1986) khi phân
tích chức năng thơng tin về giao tiếp đã chỉ ra một vài nguyên nhân làm nảy sinh
các khó khăn tâm lý trong q trình giao tiếp. Tác giả cho rằng, những khó khăn
này có thể nảy sinh do sự khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ, nghề nghiệp, thiếu
đồng nhất trong nhận thức tình huống giao tiếp giữa các thành viên tham gia
giao tiếp, hoặc do đặc điểm tâm lý cá nhân. Trong cơng trình nghiên cứu này,


tác giả đã phát hiện ra một số nguyên nhân làm nảy sinh các khó khăn tâm lý
trong giao tiếp, nhưng tác giả chưa đề cập đến khái niệm khó khăn tâm lý trong
giao tiểp1.
Tác giả V.A. Canaclic (1987) khi nghiên cứu về nhân cách sư phạm của
giáo viên đã nêu ra một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh viên sư
phạm như: không biết cách dàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc; không hiểu lập
trường của đối tượng giao tiếp; thụ động trong giao tiếp; có tâm trạng lo lắng,
sựo hãi; lúng túng khi điều khiển trạng thái tâm lý của bản thân trong giao tiếp;
bắt chước một cách máy móc cách ứng x ử của người khác2.
Các tác giả H. Hipsow và M. Phorvec khi lý giải chức năng, phối họp của
giao tiếp đã nêu ra 6 nhân tố gây ra khó khăn cho giao tiếp, đó là: người phát tin
khơng hiểu đúng về đối tượng giao tiếp; người phát tin che dấu lý do thơng tin;
do sự khác nhau của hồn cảnh, lập trường, tư tưởng văn hoá; do khoảng cách quá lớn3.
Tác giả Huyền Phan trong bài viết “Những ừở ngại tâm lý trong giao tiếp” đã
khẳn định, trong nhiều tình huống giao tiếp, chủ thể giao tiếp khơng đạt được mục
đích vì bị các trở ngị tâm lý ngăn cản. Vì vậy muốn giao tiếp đạt mục đích, chủ thể

giao tiếp cần vượt qua các trở ngại tâm lý đó4 .
Trong luận án tiến sĩ tâm lý học về một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp
của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp, tác giả Nguyễn Thị Thanh
Bình đã đưa ra được khái niệm, bản chất, biểu hiện, nguyên nhân, phân loại và
ảnh hưởng của những khó khăn tâm lý đến hiệu quả của q trình giao tiếp,
đồng thời bước đầu thử nghiệm thành công biện pháp tác động nhàm khắc phục
những trở ngại tâm lý trong giao tiếp5.
Tác giả Nguyễn Xuân Thức trong bài viết “Trở ngại tâm lý trong giao tiếp
giữa giáo viên và sinh viên đại học”đã khẳng định ràng, đa số sinh viên đều có
những trở ngại tâm lý khi giao tiếp với giáo viên đại học, các trở ngại tâm lý rất
đa dạng và mức độ cản trở của từng trở ngại có khác nhau đối với mỗi sinh viên
trong quá trình giao tiếp sư phạm. Các trở ngại tâm lý đó là: ngại tiếp xúc, giữ
kẽ với giáo viên, sợ mắc khuyết điểm khi giao tiếp với giáo viên. Những trở ngại
này có ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên. Đồng thời, tác giả còn
1 D ần tie o Đ ỗ Văn Bình, N g h iên cứu khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thú nhất Trường Cao
đàng Sir phạm Quảng Trị, Luận vãn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà N ộ i, Hà N ội 2005, tr. 6.
2 D ần theo Đ ỗ Văn Bình, N g h iên cứu khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thú nhất Trường Cao
đằng S i phạm Quàng Trị, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đ ại học Sư phạm Hà N ội, Hà N ội 2005, tr. 7.
3 H ipsc H., Phorvec M .,nhập m ôn Tâm lý học, Tài liệu dịch, N X B Khoa học xã hội, Hà N ội 1984.
4 Huyềa Phan, N hững trở ngại tâm lý khi giao tiếp, Tạp chí Dân trí, số 22/1995.
5 Nguyễn Thị Thanh Bình, M ột số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt
n ghiệp Luận án Tiến sĩ K hoa học sư phạm - Tâm lý, Trường Đại học Sư phạm Hà N ộ i, Hà N ội 1997.


đưa r;a những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra những trở ngại tâm lý
trong giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên1.
* Những nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
Nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập là công việc được
nhiềui nhà khoa học quan tâm. Người ta đã đưa ra nhiều loại khó khăn tâm lý
trong học tập.

Trước tiên, chúng tôi đề cập đến nghiên cứu của tác giả A.V.Petrovxki.
Khi bàn về khó khăn tâm lý của trẻ em đi học lóp 1, ơng cho ràng có ba loại khó khăn:
- Loại 1: những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mới.
- Loại 2: những khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp với thầy cơ
và bạn bè.
- Loại 3: Khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới, lúc đầu trẻ
được sự chuẩn bị của gia đình, của nhà trường, của xã hội nên trẻ có tâm lý vui,
thích sẵn sàng đi học, nhưng về sau giảm dần khát vọng và chán học.
Bên cạnh đó, tác giả cịn đề cập đến những nguyên nhân dẫn đến khó
khăn tâm lý và ảnh hưởng của những khó khăn nêu trên đến đời sống của trẻ,
đồng thời đề xuất một số biện pháp để giải quyết khó khăn cho trẻ2.
Trong cơng trình nghiên cứu của mình khi đề cập đến vấn đề khó khăn

tâm lý của trẻ em bắt đầu đi học lớp 1, nhà tâm lý học Mauricè Debesse đã gọi
lóp 1 là “trang sử mới của cuộc đời đứa trẻ”, đứng trước ngưỡng cửa của lớp 1,
trẻ em gặp rất nhiều khó khăn tâm lý. Chính những khó khăn này ảnh hưởng rất
lớn đến sự thích ứng với hoạt động học tập của trẻ, làm cho trẻ sợ học, không
muốn tới trường và kết quả học tập không cao3.
Nhà Tâm lý học và giáo dục học pháp Biankazazzo cùng với 12 nhà khoa
học thuộc Đại học Pari 10 nghiên cứu về bước chuyển lớn từ mẫu giáo lên lớp 1
của trẻ em đã chỉ ra khó khăn tâm lý lớn nhất mà trẻ gặp phải cản trở sự thích
ứng với hoạt động học tập của trẻ là “sự thay đổi môi trường hoạt động một
cách triệt để, gọi là chuyển dạng hoạt động chủ đạo: mẫu giáo lấy hoạt động vui
chơi làm chủ đạo, vừa học vừa chơi, hoạt động đa dạng, tính tự do t ùy hứng cá
nhân, nặng hơn tính chỉ đạo của cơ giáo. Bước sang lớp 1 học tập là chủ đạo,
học sinh phải học nghiêm chỉnh theo sự chỉ đạo chặt chẽ của giáo viên, theo
nguyên tắc lớp học1.
1 N guyễn Xuân Thức, Trở ngại tâm lý trong giao
số 6/2003, tr. 1 3 - 19.
2 Petrovxki. A. V ., Tâm lý học lứa tuồi và tâm lý

3 Dần theo N guyễn Xuân Thức, Khó khăn tâm lý
1 Dần theo N guyễn Xuân Thức, Khó khăn tâm lý

tiếp giữa giáo viên và sinh viên đại học, Tạp chí Tâm lý học,
học sư phạm, Tập 2, N X B G iáo dục, Hà N ộ i 1982.
của trẻ em đi học lớp 1, Tạp chí Tâm lý học, số 10/2003, tr. 18.
của trẻ em đi học lớp 1, Tạp chí Tâm lý học, số 10/2003, tr. 19.


Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này chưa nhiều. Các
nhà khoa học như Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Thị Nhất, Trần Trọng thuỷ,
Phạm Thị Đức, Nguyễn Xuân Thức đều có chung nhận định: “trẻ em khi đi học
lớp 1 có gặp và gặp nhiều những khó khăn tâm lý cản trở hoạt động của trẻ ở
nhà trường tiểu học, những khó khăn tâm lý này nhìn một cách khái quát là sự
không phù họp giữa đặc điểm tâm lý và hành vi ứng xử của nhân cách trẻ với
nội dung, đối tượng, hoàn cảnh hoạt động mới mẻ của trẻ được biểu hiện ở các
dấu hiệu nhận thức - xúc cảm - hành vi ứng xử với trẻ em khi đi học lóp 1. Khó
khăn tâm lý thể hiện ở các dạng hoạt động khác nhau của trẻ trong nhà trường
tiểu học, trong đó hoạt động học tập là chủ yếu”2.
Một số cơng trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong học tập của sinh
viên năm thứ nhất. Chẳng hạn:
Tác giả Nguyễn Văn Diệp (2004) với luận văn thạc sĩ tâm lý học “Những
khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường cao đẳng Sư
phạm Điện Biên” đã nêu ra nhóm các trở ngại tâm lý cản trở đến hoạt động học
tập của sinh viên năm thú nhất. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra nhóm nguyên nhân
gây ra các cản trở tâm lý trong hoạt động học tập3.
Trong luận văn thạc sĩ tâm lý học của tác giả Đỗ Văn Bình về khó khăn
tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Cao đẳng Sư phạm
Quảng Trị đã đưa ra nhận định rằng, tất cả sinh viên năm thứ nhất Trường Cao
đẳng sư phạm đều gặp phải khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập. Các khó

khăn này rất đa dạng và phức tạp diễn ra tất cả ở các khâu của hoạt động học
tập. Sinh viên gặp khó khăn tâm lý trên cả ba mặt nhận thức - xúc cảm - hành
vi. Trong đó, sinh viên gặp khó khăn nhiều nhất là mặt nhận thức, tiếp đến là
khó khăn về mặt hành vi, sau cùng là khó khăn về mặt xúc cảm4.
Các tác giả Nguyễn Xuân Thức và Đào Thị Lan Hương, trong bài viết
“Các biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ
nhất Sư phạm” cũng đã đưa ra nhận định, sinh viên năm thứ nhất Đại học Sư
phạm mới nhập học có gặp khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập ở mức độ
trung bình. Trong ba mặt nhận thức - xúc cảm - hành vi, sinh viên năm thứ nhất

2 Dần theo N gu yễn Xuân T hứ c, Khó khăn tâm Ịý cùa trẻ em đi học lớp 1, Tạp chí Tâm lý học, số 10/2003, tr. 20.
3 N guyễn Văn D iệp, N h ừ n g khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thú nhất Trường Cao đẳng Sư
phạm Đ iện B iên, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà N ội, Hà N ội 2004.
4 Đ ồ Văn Bình, N gh iên cứu khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thú nhất Trường Cao đằng Sư
phạm Q uảng Trị, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà N ội, Hà N ội 2005.


gặp khó khăn nhiều nhất là mặt hành vi, thứ hai - nhận thức và ít nhất là về mặt
xúc cảm với hoạt động học tập và các khâu của hoạt động học tập1.
Tóm lại, các nghiên cứu ở trong và ngồi nước mới chỉ đề cập được một
số khía cạnh về khó khăn tâm lý nói chung và khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập nói riêng. Các tác giả mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu khó khăn tâm lý
trong học tập của học sinh mà chưa chú ý đến đối tượng là sinh viên, đặc biệt là
sinh Trường Đại học Luật. Mặt khác, khi nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong
hoạt động học tập địi hỏi chúng ta phải xem xét nó trên từng khâu của hoạt
động học tập. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này từ phương diện tâm lý
học thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý và thực tiễn.
1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Làm rõ các khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên Trường
Đại học Luật Hà Nội và nguyên nhân gây ra những khó khăn tâm lý này. Trên

cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị để tháo gỡ những khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập của các em, đồng thời góp phần vào việc nâng cao hiệu quả học tập ở
sinh viên.
1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.4.1. Đối íưọng nghiên cứu
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học
Luật Hà Nội và tác động của các yếu tố này đến hoạt động học tập của các em.
1.4.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng thể khách thể điều tra: 222 sinh viên. Bao gồm: sinh viên của 2 khóa
(năm thứ nhất và năm thứ ba) và 5 khoa (Pháp luật Kinh tế, Luật Dân sự, Hành
chính nhà nước, Luật Hình sự, Luật Quốc tế).
1.5. Phạm vỉ nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
1.6. Nôi dung nghiên cứu
Đề tài thực hiện trong một năm với những nội dung nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài nghiên
cứu (khó khăn, khó khăn tâm lý, học tập, khó khăn tâm lý trong học tập ..
- Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh
viên Trường Đại học Luật Hà Nội và nguyên nhân nảy sinh những khó khăn tâm lý đó.

1 Nguyễn Xuân Thức và Đ ào Thị Lan Hương, Các biếu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập cùa sinh
viên năm thứ nhất Sư phạm, Tạp chí Tâm lý học, số 9/2007, tr. 1 4 - 2 1 .


-

Trên cơ sở của các kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số biện pháp để

tháo gỡ những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên Trường

Đại học Luật Hà Nội nhằm nâng cao kết quả học tập của các em.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân;
- Phương pháp trắc nghiệm;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp thống kê toán học.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận về việc nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
2.1.1. Lỷ luận về hoạt động học tập của sinh viên
Với sinh viên thì hoạt động học tập là một dạng hoạt động cơ bản. Thông
qua hoạt động này sinh viên tiếp thu được hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng
và kỹ xảo tương ứng. Nhờ đó mà nhân cách của họ được hình thành và phát triển.
v ề khái niệm hoạt động học tập có nhiều ý kiến khác nhau, chưa có một
quan niệm thống nhất, bởi mỗi tác giả khi đưa ra khái niệm hoạt động học tập đã
nhìn nhận, nghiên cứu nó ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả đều
xem xét hoạt động học tập hoặc liên quan đến nhận thức, hoặc có liên quan đến
tư duy và sâu hơn nữa là liên quan đến nghề nghiệp.
Trên cơ sờ các quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng:
Hoạt động học tập là một dạng hoạt động đặc thù của con người, thơng
qua đó con người lĩnh hội, tiếp thu những tri thức, thái độ, kỹ năng để hồn
thiện nhân cách của mình và đáp ứng với các yêu cầu mà xã hội đặt ra cho họ.
Sinh viên là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ
tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội. Họ sẽ là nguồn
dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề khác nhau trong cấu
trúc của tầng lórp tri thức xã hội.
Sinh viên luật là những sinh viên đang học tập, rèn luyện trong các trường

Đại học Luật và các khoa Luật. Họ có nhiệm vụ học tập tích luỹ tri thức, trau rồi
đạo đức, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những chuyên gia pháp lý
tương lai.


Sinh viên nói chung và sinh viên luật nói riêng là những người thuộc lứa
tuổi từ 19 đến 25. Ở lứa tuổi này về cơ bản con người đã đạt đến độ tuổi trưởng
thành cả về thể chất và tinh thần. Họ cổtynột số nét đặc điểm tâm lý cơ bản sau đây:
- Sự thích nghi của sinh viên với cuộc sống và hoạt động mới. Đối với
sinh viên, hoạt động học tập vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng. Tuy nhiên, hoạt
động này đã mang những tính chất và sắc thái khác với việc học tập ở trường
phổ thơng. Đe hoạt động học tập có kết quả, trong thời gian đầu ở trường Đại
học, Cao đẳng sinh viên phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt động xã hội.
Q trình thích nghi này tập trung chủ yếu ở các mặt: nội dung học tập mang
tính chất chuyên ngành; phương pháp học tập mới mang tính nghiên cứu khoa
học; môi trường sinh hoạt mở rộng phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế; nội dung
và cách thức giao tiếp với thầy, cô giáo, bạn bè và các tổ chức xã hội phong phú,
đa dạng...
-

về nhận thức, trí tuệ của sinh viên. Nét đặc trưng cơ bản của hoạt động

nhận thức của các sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng là đi sâu tìm
hiểu những mơn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể để nắm được đối
tượng, nhiệm vụ, phương pháp, qui luật của các khoa học đó, với mục đích trở
thành những chun gia về các lĩnh vực nhất định.
-

về động cơ học tập của sinh viên. Động cơ học tập của sinh viên bị chi


phối bởi các yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố chủ quan chi phối động
cơ học tập của sinh viên là những yếu tố tâm lý của chính chủ thể như nhu cầu,
hứng thú, tâm thế, niềm tin, thế giới quan, lý tưởng. Các yếu tố khách quan chi
phối động cơ học tập của sinh viên là những yếu tố nằm ngoài bản thân chủ thể
như những yêu cầu của gia đình, xã hội, điều kiện cụ thể của hoạt động học tập
và vai trò của giảng viên trong việc tổ chức hoạt động dạy học.
- Sự phát triển nhân cách của sinh viên. Một trong những phẩm chất nhân
cách quan trọng nhất của sinh viên là tự đánh giá. Tự đánh giá có ý nghĩa định
hướng, điều chỉnh hoạt động, hành vi của chủ thể nhằm đạt mục đích, lý tưởng
sống một cách tự giác. Nó giúp con người khơng chỉ biết người mà cịn “biết
mình” . Ngoài ra, định hướng giá trị là một trong những lĩnh vực rất quan trọng
đối với đời sóng tâm lý của sinh viên. Định hướng giá trị là những giá trị được
chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa định hướng điều chỉnh thái
độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị đó.


Ở trường Đại học, Cao đẳng mục tiêu học tập của sinh viên là học cách
học để làm tiền đề cho việc học suốt đời. Hiện nay, theo xu thế thời đại thì sinh
viên thực sự học tập vì cuộc sống, vì nghề nghiệp tương lai của bản thân.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả
Nguyễn Thạc cho rằng:
Học tập ở Đại học, Cao đẳng là một hoạt động tâm lý được tổ chức một
cách độc đáo của sinh viên nhằm mục đích là chuẩn bị trở thành người chuyên
gia phát triển toàn diện sảng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao 1.
Hoạt động học tập của sinh viên bao gồm 9 khâu cơ bản: đọc tài liệu; tự
học; chuẩn bị bài trước khi lên lóp; học tập trên lóp; chuẩn bị và tiến hành
xemina; ôn tập, hệ thống tri thức; kiểm tra đánh giá; nghiên cứu khoa học.
2.1.2.

Lý luận về khó khăn tăm lý trong hoạt động học tập của sinh viên


v ề khái niệm khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên cũng có một số
quan điểm khác nhau. Nhưng trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái
niệm khó khăn tâm lý của các tác giả Nguyễn Xuân Thức và Đào Thị Lan
Hương nêu làm khái niệm công cụ, khi nói về khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập của sinh viên các tác giả cho rằng: “ẨTỉó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập là những đặc điểm tâm lý của cá nhân nảy sinh ở người sinh viên trong
học tập làm cản trở tiến trình và kết quả hoạt động học tập của sinh viên ”2.
Trong q trình học tập những khó khăn tâm lý của sinh viên thường
được biểu hiện ở các mặt: nhận thức, xúc cảm và hành vi.
-

v ề nhận thức. Đây là một trong những thành tố quan trọng trong đời

sống tâm lý của con người. Trên cơ sở hiểu biết được đầy đủ, chính xác về các
sự vật, hiện tượng, con người mới có thể bày tỏ thái độ và có hành vi tương ứng.
Nhưng trong q trình học tập khơng phải bất kỳ lúc nào con người cũng có
nhận thức đúng, mà cịn có lúc họ nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, thậm chí
là sai lầm. Chính những điều này đã gây ra nhiều khó khăn tâm lý trong học tập
của sinh viên. Những khó khăn tâm lý của sinh viên trong học tập như sinh viên
chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, kế hoạch, nội dung, phương pháp học tập ở
Đại học, Cao đẳng nên dẫn đến tình trạng các em cịn lúng túng, thiếu tự tin khi
tiến hành hoạt động học tập và làm hạn chế kết quả học tập của bản thân. Ngoài
ra, nhiều sinh viên chưa đánh giá đúng về năng lực học tập của mình nên dẫn
đến sự tự cao, tự đại xem thường người khác và xem thường chính q trình học
1 Sđd, Tr.90.
2 Nguyén Xuân Thức, Đào Thị Lan Hương, Phân tích các biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh
viên năm thứ nhất sư phạm, Tạp chí Tâm lý học, số 9/2007, Tr. 14.



tập. Ngược lại, nếu họ đánh giá quá thấp về mình thì sẽ dẫn đến sự mặc cảm, tự
ti, lo sợ làm ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả học tập.
-

về xúc cảm. Trong quá trình học tập, sinh viên thường tỏ thái độ của

mình. Thực tế cho thấy, những người làm chủ được xúc cảm của bản thân, biết
kiềm chế, biết tạo ra hứng thú, biết điều khiển, điều chỉnh diễn biến tâm lý của
mình thì thường ít gặp khó khăn trong học tập, đồng thời có thể chủ động lựa
chọn được phương pháp học tập phù hợp với mục đích, nội dung, yêu cầu của
hoạt động học tập để đạt được kết quả tốt. Ngược lại, những người có biểu hiện
thiếu kiềm chế cảm xúc, tình cảm, lo lắng, thiếu tự tin, thậm chí có thái độ thờ ơ
với hoạt động học tập thì họ gặp nhiều khó khăn tâm lý trong học tập.

- về hành vi. Đây là những biểu hiện cụ thể của chủ thể hoạt động học tập
ra bên ngồi. Những người gặp khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập thường
có biểu hiện như lúng túng, thiếu tự tin, diễn đạt nội dung học tập thiếu chính
xác, chưa biết vận dụng kỹ năng học tập trong các khâu của hoạt động học tập.
2.2. Cơ sở lý luận về việc nghiên cửu khó khăn tâm lý trong giao tiếp với
giảng viên của sinh viên Trường đai hoc Lt Hà Nơi

o

o

o










Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giao tiếp là một yếu tố quan
trọng. Đặc biệt, đối với lĩnh vực dạy và học, giao tiếp là một thành tố cơ bản.
Không thể tiến hành hoạt động dạy và học nếu khơng có giao tiếp giữa giảng
viên và học sinh. Trên thực tế, trong hoạt động dạy và học ln có thể xuất hiện
những khó khăn tâm lý nhất định, cản trở giao tiếp giữa thầy và trị mà từ đó hạn
chế hiệu quả của việc dạy học.
2.2.1. Lý luận về giao tiếp với giảng viên của sinh viên

về giao tiếp sư phạm có nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả, các tác
giả đã xem xét nó trên nhiều bình diện, nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy vậy, họ
đều thống nhất xem giao tiếp sư phạm là giao tiếp có định hướng giữa giáo viên và
học sinh nhằm giáo dục và phát triển nhân cách của học sinh. Giao tiếp sư phạm là
giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Đây là mối quan hệ trung tâm của hoạt động
sư phạm, là nhân tố quyết định hiệu quả giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.
Trong đề tài này, chúng tôi quan niệm giao tiếp sư phạm như sau:
Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lý giữa giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy học và giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kinh
nghiệm, kỹ năng kỹ xảo, qua đó hình thành và phát triển toàn diện nhản cách của
học sinh.


2.2.2.

Lý luận về khó khăn tăm lý trong giao tiếp vói giảng viên của sinh


viên (trong giao tiếp sư phạm)
Vấn đề khó khăn tâm lý được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mỗi tác giả
nghiên cứu vấn đề dưới một góc độ. Trong nghiên cứu này, chúng tơi đồng tình
với định nghĩa của tác giả Nguyễn Văn Thăng về khó khăn tâm lý trong giao tiếp
như sau:
Khó khăn tâm lý trong giao tiếp là những đặc điểm tâm lý cả nhân, thể hiện
sự không phù hợp trong nhận thức, xúc cảm, hành vi ứng xử của cá nhân với nội
dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp, làm cản trở q trình giao tiếp đạt hiệu qua .
Khó khăn tâm lý trong giao tiếp thường được biểu hiện ở 3 mặt cơ bản:
nhận thức, xúc cảm và hành vi.
- về mặt nhận thức, người gặp khó khăn tâm lý trong giao tiếp thường có
những biểu hiện như: Hiểu biết khơng đầy đủ về đối tượng giao tiếp, có q ít
thơng tin về đối tượng giao tiếp; nhận thức về bản thân chưa đúng (có thể đánh giá
bản thân quá thấp hoặc q cao); đánh giá tình huống giao tiếp khơng chính xác.
- về mặt cảm xúc khi giao tiếp, sự khó khăn của cá nhân được biểu hiện ở
các đặc điểm như: e ngại, rụt dè, thậm chí sợ sệt khi giao tiếp; biểu hiện xúc cảm
không phù hợp với tình huống giao tiếp; biểu hiện xúc cảm khơng phù hợp với đối
tượng giao tiếp; thiếu khả năng biểu thị cảm xúc phù họp với tình huống giao tiếp;
khơng làm chủ và kiểm sốt được cảm xúc của mình khi giao tiếp.
- về hành vi. Người gặp khó khăn tâm lý trong giao tiếp thường gặp những
biểu hiện khó khăn như: khả năng kiểm soát đối với hành vi trong giao tiếp bị hạn
chế; thao tác, điệu bộ gị bó, thiếu tự nhiên, khơng thoải mái; lúng túng trong lời
nói, điệu bộ, cử chỉ; hành động thường không ăn khớp với lời nói.
2.3. Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
Trường Đại học Luật Hà Nội
2.3.1. Đánh giả của sinh viên về khó khăn tâm lý trong hoạt động hoc tập
Qua nghiên cứu điều tra thực trạng về khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập của sinh viên, chúng tôi thấy ý kiến của tất cả sinh viên đều thống nhất cho
rằng, trong hoạt động học tập, sinh viên đều gặp khó khăn tâm lý (100%).
So sánh giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ ba, chúng tôi

nhận thấy, mức độ khó khăn tâm lý trong học tập ở sinh viên hai khố có sự khác
biệt một cách có ý nghĩa. Sinh viên năm thứ nhất gặp nhiều khó khăn hơn sinh
viên năm thứ ba. Sở dĩ có sự khác biệt này là do sinh viên năm thứ nhất là những
người vừa mới rời khỏi ghế nhà trường phổ thông và bước chân vào môi trường
1 N guyễn Văn Thăng, M ột số khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của học sinh đầu tuổi học người dân
tộc thiểu số tinh Kontum, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học, Trường Đại Sư phạm Hà N ội 2005, tr. 30.


học tập ở trường Đại học với bao nhiêu điều mới lạ, bỡ ngỡ. Việc làm quen với
môi trường học tập mới này đã gây cho họ khơng ít những khó khăn. Trong khi đó
với sinh viên năm thứ ba đã có hơn hai năm làm quen với mơi trường học tập ở
Đại học nên họ gặp ít khó khăn hơn so với sinh viên năm thứ nhất là điều dễ hiểu.
2.3.2.
Thực trạng biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên trong các khâu
hoạt động hoc tập
Qua nghiên cứu thực trạng biểu hiện khó khăn tâm lý (mặt nhận thức - xúc
cảm - hành vi) của sinh viên trong các khâu hoạt động học tập, chúng tôi thấy, tất
cả sinh viên đều gặp khó khăn tâm lý trong 9 khâu hoạt động học tập sau:
- Đọc tài liệu;
- Tự học;
- Chuẩn bị bài trước khi lên lóp;
- Học tập trên lớp;
- Chuẩn bị xemina;
- Tiến hành xemina;
- Ôn tập, hệ thống tri thức;
- Kiểm tra đánh giá;
- Nghiên cứu khoa học.
Khâu hoạt động học tập mà sinh viên gặp khó khăn lớn nhất là khâu “nghiên
cứu khoa học”, tiếp đến là khâu “chuẩn bị xemina” (xếp bậc 2/9). Thứ ba là khâu
“chuẩn bị bài trên lóp” và “tiến hành xeminna” (cùng xếp bậc 3,5). Thứ năm là

khâu “tự học” (xếp bậc 5/9). Thứ sáu là khâu “đọc tài liệu” (xếp bậc 6/9). Thứ bảy
là khâu “ôn tập, hệ thống tri thức” (xếp bậc 7/9). Sinh viên gặp ít khó khăn hơn cả
trong khâu “ kiểm tra đánh giá”(xếp bậc 8/9) và khâu “học tập trên lớp”( xếp bậc
9/9). Qua đây có thể thấy rằng, sinh viên Trường Đại học Luật hiện nay đã phần

nào có khả năng tiến hành các khâu “ kiểm tra đánh giá” và “học tập trên lớp” một
cách nhuần nhuyễn, nhưng khả năng tiến hành các khâu “nghiên cứu khoa học”,
“chuẩn bị xemina”, “tiến hành xeminna”; “tự học”; “đọc tài liệu”; “Ôn tập, hệ
thống tri thức” cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần phải có những biện pháp thích họp
để nâng cao mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi của sinh viên trong hoạt động học tập.
Mức độ khó khăn giữa các mặt nhận thức - xúc cảm - hành vi của sinh viên
trong hoạt động học tập có sự khác biệt. Sinh viên gặp khó khăn nhiều nhất về mặt
hành vi, tiếp đến là khó khăn về mặt nhận thức và khó khăn ít nhất là mặt xúc cảm.
Giữa các mặt nhận thức - xúc cảm - hành vi của sinh viên trong hoạt động
học tập đều có mối quan hệ tỉ lệ thuận tương đối chặt chẽ và khăng khít với
nhau. Mỗi mặt đều có mối quan hệ tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê với
các mặt khác. Nghĩa là khi mức độ của mỗi mặt khó khăn mà tăng thì nó đều


đóng góp cho mức độ tăng của khó khăn tâm lý trong học tập nói chung và
ngược lại. Ý nghĩa của mối tương quan này là khi gặp khó khăn về mặt nhận
thức cao thì biểu hiện khó khăn ở mặt xúc cảm và ở mặt hành vi cao. Ngược lại,
khi khó khăn ở mặt này thấp thì cũng có thể thấy sự khó khăn ở các mặt khác
thấp đi. Điều đó càng cho phép chứng minh rằng, khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập là sự thống nhất giữa ba mặt, mỗi mặt luôn tồn tại trong một mối
liên hệ nhất định với các mặt khác.
Khó khăn về mặt nhận thức trong hoạt động học tập của sinh viên là nhân
tố có ảnh hưởng đến khó khăn về mặt hành vi mạnh hơn hẳn mức độ khó khăn
về mặt xúc cảm (khả năng dự báo của nhân tố này đối với hai mức độ lần lượt là
25,5% và 12,7% với p < 0,001). Khi kết họp khó khăn về mặt nhận thức két hợp

với khó khăn về mặt xúc cảm thì sẽ làm tăng mức độ ảnh hưởng của chúng đến
khó khăn về mặt hành vi trong hoạt động học tập. Kết quả thu được từ phép
phân tích hồi qui đã chỉ ra rằng, tập hợp này cho phép dự báo khoảng 29,9% (p
< 0,001). Những biến thiên của mức dự báo khi thay đổi biến độc lập trong
phép hồi qui bậc nhất này cho phép chúng tôi khẳng định rằng, trong việc tìm
kiếm giải pháp nhằm giảm mức độ khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của
sinh viên cần chú ý đến những biện pháp nhằm giảm mức độ khó khăn về mặt
nhận thức của sinh viên trong hoạt động học tập.
Những phân tích trên cho thấy, nếu sinh viên có hạn chế nhất định về mặt
nhận thức thì sự hứng thú đối với quá trình học tập của các em sẽ bị giảm sút,
đặc biệt, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn về kỹ năng tiến hành các khâu hoạt
động học tập. Ngược lại, nếu sinh viên có nhận thức tốt thì sẽ tạo ra nhiều hứng
thú trong quá trình học tập và các em sẽ thành thạo tiến hành các khâu hoạt động
học tập.
Kết quả phân tích tương quan giữa đánh giá của các sinh viên về mức độ
khó khăn của các khâu hoạt động học tập cho thấy, tất cả các khó khăn trong các
khâu hoạt động học tập này đều có mối quan hệ qua lại tương đối chặt chẽ và
khăng khít với nhau. Khó khăn của mỗi khâu hoạt động học tập đều có mối quan
hệ tuơng quan có ý nghĩa về mặt thống kê với các khó khăn trong các khâu khác.
Trong quá trình học tập nếu sinh viên gặp nhiều khó khăn tâm lý ở khâu hoạt
động học tập này thì sẽ gặp nhiều khó khăn tâm lý ở các khâu hoạt động học tập
khác. Ngược lại, nếu sinh viên gặp ít khó khăn tâm lý ở khâu hoạt động học tập
này thì sẽ gặp ít khó khăn tâm lý ở các khâu hoạt động học tập khác.


Băng phương pháp điêu tra phiêu hỏi chúng tôi đã thử tìm hiêu vê một sơ
yếu tố khác như khoa, khu vực, có ảnh hưởng đến sự đánh giá thực trạng về khó
khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên khơng, nhưng chưa phát hiện
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (có thể do mẫu điều tra chưa đủ
lớn và cũng có thể do bảng hỏi chưa đủ nhạy để phát hiện ra những điều này).

2.3.3. Thực trạng biểu hiện khó khăn tăm lý của sinh viên trong đọc tài liệu
Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, trong 6 nhóm kỹ năng thuộc khâu
uđọc tài liệu” thì ở nhóm kỹ năng “đọc hiểu sâu” sinh viên gặp khó khăn nhiều
hơn cả ( xếp bậc thứ nhất). Tiếp đến là nhóm kỹ năng “xác định chủ đề đọc tài
liệu” và nhóm kỹ năng “ đọc hiểu” cùng xếp bậc 2,5. Thứ tư là nhóm kỹ năng
“tìm kiếm tài liệu có liên quan đến chủ đề”. Thứ năm là nhóm kỹ năng “ghi chép
khi đọc”. Nhóm kỹ năng mà sinh viên gặp ít khó khăn nhất là “đọc biết” (xếp
bậc 6). Có thể thấy một thực tế là sinh viên mới chỉ quan tâm đến đọc tài liệu để
biết mà chưa chú trọng đến việc đọc để hiểu sâu và mở rộng kiến thức cũng như
thực hành các kỹ năng đọc tài liệu trên thực tế. Phải chăng, việc thực hiện kỹ
năng đọc tài liệu được sinh viên chủ yếu làm theo yêu cầu của giáo viên chứ họ
chưa thực sự chủ động, sáng tạo?.
Xét trong 6 nhóm kỹ năng đọc tài liệu cho thấy:
Các kỹ năng mà sinh viên gặp khó khăn nhiều nhất là: “nhờ nhân viên
thư viện tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến chủ đề cần đọc”; “sau khi đọc tài
liệu xong, tự xây dựng bản tóm tắt nội dung đã đọc theo một trình tự lơgíc và so
sánh với các tài liệu khác về một vấn đề, đồng thời đưa ra ý kiến của cá nhân”;
“trong khi đọc một tài liệu nào đó, nếu đọc đến những nội dung khó thì thường
tìm đọc bổ sung những tài liệu khác có liên quan”; “đọc phần mở đầu và kết
luận của chương, sau đó đọc nhanh tồn bộ chương cần đọc”; “biết tổng hợp,
chọn lọc kiến thức từ nhiều tài liệu khác nhau”; “khi đọc tài liệu, thường tìm ví
dụ minh họa cho những nội dung đang đọc”; “biết tổng hợp, chọn lọc kiến thức
từ nhiều tài liệu khác nhau”; “khi đọc tài liệu, thường tìm ví dụ minh họa cho
những nội dung đang đọc”; “hệ thống hoá tài liệu theo chủ đề”; “liệt kê tất cả
các tài liệu liên quan đến chủ đề cần đọc”; “sắp xếp theo thứ tự ưu tiên của các
tài liệu có liên quan đến chủ đề cần đọc”; “ghi nguyên văn một số đoạn trích và
ghi rõ nguồn gốc của tài liệu”.
Cac kỹ năng mà sinh viên gặp ít khó khăn nhất là: “đọc phần giới thiệu,
tóm tắt, mục lục để tìm nội dung có liên quan”; “đọc mục lục để xác định
chương mục nào cần đọc để biết, chương mục nào thì bỏ qua”.



Nhìn chung sinh viên cịn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định phương
hướng và các bước khi đọc một cuốn sách cũng như nắm vững được cách thức
đọc để biết, đọc để hiểu và đọc để hiểu sâu. Đặc biệt, phần lớn sinh viên (82,7%)
khơng có khả năng phân tích, tổng hợp, khái qt hố những vấn đề đã đọc.
Nhìn chung về mức độ khó khăn tâm lý trong đọc tài liệu giữa sinh viên
năm thứ nhất và sinh viên năm thứ ba khơng có sự khác biệt một cách có ý nghĩa
về mặt thống kê (ĐTBmti = 1,79 so với ĐTBNT3 = 1,74). Tuy nhiên, mức độ khó
khăn tâm lý của nhóm kỹ năng “tìm kiếm tài liệu có liên quan đến chủ đề” giữa
sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ ba là có sự khác biệt có ý nghĩa về
mặt thống kê (ĐTBnti = 1,84 > ĐTBNT3 = 1,60, với r = 0,24 và p < 0,01). Sự
khác biệt này thể hiện rõ nhất ở các kỹ năng “tự tìm kiếm trên Internet ”(ĐTBNti
= 1,81 > ĐTBnt3 = 1,39, với r = 0,42 p < 0,01). Điều này hoàn toàn phù họp với
thực tế bởi, sinh viên năm thứ ba đã có thời gian dài hơn tiếp xúc với việc đọc
tài liệu nên họ có thể chủ động tìm kiếm thơng tin có liên quan đến chủ đề. Đặc
biệt, họ có nhiều điều kiện tiếp cận với các phương tiện hiện đại để trợ giúp cho
việc tìm kiếm thơng tin, nên họ gặp ít khó khăn trong việc tìm kiếm thơng tin
trên Internet so với sinh viên năm thứ nhất.
So sánh về mức độ khó khăn tâm lý trong đọc tài liệu giữa sinh viên nam
và sinh viên nữ cho thấy, khơng có sự khác biệt một cách có ý nghĩa về mặt
thống kê (ĐTBnti = 1,74 so với ĐTBNT3 = 1,78, độ chênh lệch là 0,04). Trong 6
nhóm kỹ năng này, mức độ khó khăn tâm lý của nhóm kỹ năng “đọc hiểu sâu”

giữa sinh viên nam và sinh viên nữ là có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống
kê (ĐTBNam = 1,82 < ĐTBNữ = 1,98, với r = 0,16 và p < 0,01). Từ kết quả này
cho thấy, khả năng phân tích, tổng hợp, khái qt hố những vấn đề đã đọc của
sinh viên nữ còn nhiều hạn chế hơn so với sinh viên nam.
Kết quả phân tích mối tương quan của ba mặt biểu hiện khó khăn tâm lý
trong đọc tài liệu của sinh viên cho thấy, chúng đều có mối quan hệ qua lại

tương đối chặt chẽ, khăng khít với nhau và theo chiều tỷ lệ thuận. Ý nghĩa của
mối tương quan này là khi gặp khó khăn về mặt nhận thức cao thì cũng quan sát
thấy sự gặp khó khăn về xúc cảm và hành vi cao. Ngược lại khi gặp khó khăn về
mặt này thấp thì cũng quan sát thấy sự gặp khó khăn về các mặt khác thấp đi.
Tuy nhiên, độ mạnh của các mối tương quan giữa các mặt không đồng
nhất. Cụ thể là, trong tất cả các mối tương quan thì mối tương quan giữa khó
khăn về mặt nhận thức và mặt hành vi có hệ số tương quan lớn nhất. Tiếp theo là
mối tương quan giữa khó khăn về mặt nhận thức với mặt xúc cảm Thứ ba là


mối tương quan giữa khó khăn về mặt xúc cảm và hành vi. Điều này cho thấy
khó khăn về mặt nhận thức, về mặt hành vi và về mặt xúc cảm luôn luôn đi liền
với nhau. Đặc biệt mối quan hệ giữa khó khăn về mặt nhận thức và hành vi là rất
đáng kể.
Khó khăn về mặt nhận thức trong đọc tài liệu của sinh viên có ảnh hưởng
đến khó khăn về mặt hành vi mạnh hơn hẳn khó khăn về mặt xúc cảm (khả năng
dự báo của nhân tố này lần lượt là 40,1% và 12,3% với p < 0,001). Khi kết hợp
khó khăn về mặt nhận thức với khó khăn về mặt xúc cảm thì tập hợp các nhân tố
này sẽ làm tăng mức độ ảnh hưởng của chúng đến mức độ khó khăn về mặt hành
vi trong đọc tài liệu. Kết quả thu được từ phép phân tích hồi qui đã chỉ ra rằng,
tập hợp này cho phép dự báo khoảng 40,5% (p < 0,001). Những biến thiên của
mức dự báo khi thay đổi biến độc lập trong phép hồi qui bậc nhất này cho phép
chúng tôi khẳng định rằng, trong việc tìm kiếm giải pháp nhằm giảm mức độ
khó khăn tâm lý trong đọc tài liệu của sinh viên cần chú ý đến những biện pháp
nhằm giảm mức độ khó khăn về mặt nhận thức của sinh viên trong đọc tài liệu.
Như vậy, khi sinh viên có hạn chế nhất định về sự hiểu biết trong việc đọc
tài liệu thì sự hứng thú đối với việc này của các em sẽ bị giảm sút, đặc biệt là
các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong kỹ năng tiến hành đọc tài liệu. Ngược
lại, nếu sinh viên có sự hiểu biết cách thức tiến hành đọc tài liệu một cách đầy
đủ thì sẽ tạo ra nhiều hứng thú trong quá trình đọc tài liệu và các em sẽ thành

thạo tiến hành các kỹ năng đọc tài liệu hơn.
2.3.4. Thực trạng biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên trong tự học
Qua nghiên cứu cho thấy, tất cả sinh viên đều gặp khó khăn trong tự học.
Các kỹ năng mà sinh viên gặp khó khăn nhiều nhất là: “tự kiểm tra đánh giá theo
từng nội dung và thang đánh giá đã được xác định”; “tự điều chỉnh, bổ sung các
nội dung kiến thức sau khi tự kiểm tra đánh giá”; “phân bố thời gian cho từng
nội dung tự học một cách hợp lý”. Thực tế cho thấy, các em còn rất nhiều lúng
túng khi thực hiện các kỹ năng này. Vì vậy, nhà trường phải nắm được th ư ực
trạng này, tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em lại gặp khó khăn nhất khi thực
hiện các kỹ năng này và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ, phối kết họp giữa các
bộ phận chức năng để các em nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn và tổ chức
tốt kỹ năng này một cách thường xuyên.
Các kỹ năng tự học mà sinh viên gặp ít khó khăn nhất là: “tự giác, tích
cực hồn thành nhiệm vụ học tập”; “phân bổ thời gian cân đối giữa học tập và
các hoạt động khác” . Kết quả cho thấy nhìn chung các em đã biết tự giác, tích
cực học tập, biết sắp xếp cân đối thời gian học tập và các hoạt động. Tuy nhiên,


kết quả này cũng cho thấy còn một số em sinh viên chưa thật sự tự giác trong
học tập, còn mải chơi, đua đòi quán xá dẫn tới bị nợ nhiều môn, kết quả học tập
chưa cao.
So sánh mức độ khó khăn tâm lý trong tự học giữa sinh viên năm thứ nhất
và sinh viên năm thứ ba cho thấy, khơng có sự khác biệt một cách có ý nghĩa về
mặt thống kê (ĐTBmti = 1,80 so với ĐTBNT3 = 1,76, độ chênh lệch là 0,04).
Trong 6 kỹ năng thì mức độ khó khăn tâm lý của kỹ năng “phân bố thời gian cho
từng nội dung tự học một cách họp lý” giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên
năm thứ ba là có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (ĐTBmti = 1,82 >
ĐTBmt3 = 1,66, với r = 0,16 và p < 0,01). Kết quả này cho thấy, sinh viên năm
thứ ba đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phân bố thời gian trong tự học nên
gặp ít khó khăn hơn so với sinh viên năm thứ nhất.

Nhìn chung mức độ khó khăn tâm lý trong tự học giữa sinh viên nam và
sinh viên nữ khơng có sự khác biệt một cách có ý nghĩa về mặt thống kê
(ĐTBNam = 1,74 so với ĐTBNữ = 1,82, độ chênh lệch là 0,08).
Qua tìm hiểu mối tương quan giữa ba mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi
trong tự học của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, chúng tơi thấy, giữa các
mặt đó đều có mối tương quan với nhau theo chiều tỷ lệ thuận. Trong đó, mối
quan hệ giữa nhận thức và hành vi là quan hệ chặt, mối quan hệ giữa nhận thức
và xúc cảm cũng như xúc cảm và hành vi có quan hệ nhưng lỏng hơn. Điều đó

cũng chứng tỏ ràng, khi người sinh viên mà nhận thức không đầy đủ, nhận thức
sai về một kỹ năng tự học nào đó sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai kỹ năng tự
học đó trong thực tế học tập của sinh viên.
2.3.5.

Thực trạng biểu hiện khó khăn tăm lý của sinh viên trong chuẩn

bị bài trước khi lên lớp và học tập trên lớp
Sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành khâu chuẩn bị lên lớp so
với khâu học tập trên lóp (ĐTBcbht = 1,80 > ĐTB ht = 1,61, với r = 0,19 và p <
0,01). Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do ảnh hưởng của thói quen đã
hình thành khi cịn học ở bậc phổ thơng: chỉ học và làm bài tập do giáo viên yêu
cầu, học trong tài liệu bắt buộc là chủ yếu, học sinh không biết trước đề cương
môn học, đến lớp giáo viên giảng bài nào thì mới biết bài đó... suốt thời gian dài
(12 năm phổ thơng). Chính vì vậy, khi học ở mơi trường Đại học các em vẫn
chưa có thói quen hình thành các kỹ năng “chuẩn bị bài trước khi lên lớp”.
Trong hai khâu hoạt động học tập này, các kỹ năng mà sinh viên gặp khó
khăn nhiều nhất là: “đọc thêm những tài liệu có liên quan đến bài học mới”;

THƯ VIỆN
i TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT h à n ộ i

ị PHÒNG P Õ C _ - / Ị 4 y __


“trao đổi, học hỏi các bạn cùng lóp về bài mới”; “đọc đầy đủ giáo trình sách
tham khảo do giảng viên yêu cầu để bổ sung bài trên lóp”; “đọc trước bài giảng
mới trong giáo trình và chuẩn bị những vấn đề cần hỏi hoặc phát biểu”; “ chủ
động trao đối với giáo viên về hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học tích
cực”; “tìm ví dụ để dẫn chứng minh họa thêm cho bài ghi”; “tự hệ thống hóa nội
dung của bài ghi theo cách hiểu của mình”.
Các kỹ năng mà sinh viên gặp ít khó khăn nhất trong hai khâu học tập này
là: “chú ý lắng nghe và ghi chép những ý chính, quan trọng”; “viết tắt và sử
dụng ký hiệu riêng”; “đánh dấu vào những phần giảng viên nhấn mạnh để lưu ý
khi học”; “chú ý lắng nghe và ghi chép theo cách hiểu của bản thân”; “chú ý
lắng nghe và ghi chép tất cả những gì giảng viên trình bày trên lớp”.
Nhìn chung, sinh viên vẫn quen với phương pháp học tập ở phổ thông,
nên các em hầu như chưa chủ động chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp và khi
học tập trên lóp chủ yếu học theo cách thầy nói trị nghe, chép, mà ít phát huy
tính tích cực tìm tịi, sáng tạo.
So sánh mức độ khó khăn tâm lý trong chuẩn bị trước khi lên lớp và học
tập trên lớp giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ ba cho thấy,
khơng có sự khác biệt một cách có ý nghĩa về mặt thống kê (ĐTBnti = 1,80 so
với ĐTBnt3 = 1,80 và ĐTBmt! = 1,62 so với ĐTBnt3 = 1,59, độ chênh lệch là 0,03).
Mức độ khó khăn tâm lý trong chuẩn bị trước khi lên lớp và học tập trên
lớp giữa sinh viên nam và sinh viên nữ khơng có sự khác biệt một cách có ý
nghĩa về mặt thống kê (ĐTBNam = 1,77 < ĐTBNỮ= 1,82, độ chênh lệch là 0,05
và ĐTBNam = 1,64 > ĐTBNữ = 1,57, độ chênh lệch là 0,07).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối tương quan giữa 3 mặt nhận thức, xúc
cảm và hành vi là mối tương quan thuận rất chặt. Khó khăn về nhận thức sẽ dẫn
đến khó khăn về thái độ xúc cảm, khi sinh viên gặp khó khăn trong nhận thức
hay không nhận thức được cách tiến hành các kĩ năng thì sinh viên khó có xúc

cảm hay khcng hứng thú đối với các kĩ năng từ đó sinh viên khó hoặc khơng
thực hiện được các kĩ năng. Do đó muốn sinh viên tích cực hơn, thành thạo hơn
khi tiến hành các kĩ năng thì chúng ta phải làm cho sinh viên hiểu được ý nghĩa
và vai trò của các kĩ năng chuẩn bị bài và học tập trên lớp, từ đó làm nảy sinh
hứng thú tình cảm của sinh viên đối với các kĩ năng là động lực thúc đẩy sinh viên
tích cực tiến hành các kĩ năng. Bên cạnh đó phương pháp và phong cách giảng
dạy của giác viên cũng rất quan trọng góp phần giúp sinh viên hưng phấn hơn,
thích thú hơn khi nghe giảng và do đó các em sẽ thực hiện các kĩ năng tốt hơn.


2.3.6.

Thực trạng biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên trong chuẩn

bị và tiến hành xemìna
Qua kết quả điều tra cho thấy, sinh viên gặp nhiều khó khăn khi tiến hành
khâu chuẩn bị xemina so với khâu tiến hành xemina (ĐTBcbxemina = 1,86 >
Đ T B

th x em in a

=

1,79, độ chênh lệch là 0,07). Thực tế sinh viên còn rất thụ động

làm theo yêu cầu của giáo viên khi chuẩn bị và tiến hành xemina. Hơn nữa, đây
là một hình thức học tập hồn tồn mới với các sinh viên năm thứ nhất nên các
em gặp khó khăn nhiều.
Các kỹ năng mà sinh viên gặp khó khăn nhiều nhất trong hai khâu hoạt
động học tập này là: “sử dụng phương tiện hỗ trợ để trình bày”; ‘tập họp tài liệu

liên quan đến chủ đề xemina, viết một bài tham luận hoàn chỉnh”; “chuẩn bị đề
cương xemina với cấu trúc họp lý”; “chuẩn bị phương pháp trình bày bài tham
luận trước lóp; "biết phân tích, phê phán các quan điểm và đưa ra được ý kiến
của cá nhân; trình bày theo đề cương chi tiết và giải thích nội dung tịng đoạn
theo quan điểm của mình”; “trình bày và nêu vấn đề trao đổi với các bạn hoặc
giảng viên"; "diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, tác phong tự tin trước
cả lớp"; "biết phân tích, so sánh, bổ sung các ý kiến để sàng lọc tiếp thu”;
“chuẩn bị một số câu hỏi để trao đổi với các bạn và giảng viên" ; "xác định vấn
đề xemina một cách rõ ràng, hợp lý, khả thi”.

Duy nhất chỉ có một kỹ năng mà sinh viên ít gặp khó khăn nhất là “ghi rõ
đầy đủ các nội dung về các vấn đề mà giảng viên đã nhận xét và tổng kết”.
Qua đây cho thấy, phần lớn sinh viên chưa thực sự tự giác chuẩn bị cho
việc xemina, đặc biệt các em vẫn cho rằng, tiến hành xemina chỉ là việc làm thế
nào ghi chép được đầy đủ các những vấn đề mà giảng viên đã nhận xét, tổng kết
nên các em ít tích cực, chủ động trong việc phân tích, phê phán, và đưa ra quan
điểm của mình. Thậm chí, có một số em cịn có tư tưởng ỷ lại, bị phụ thuộc quá
nhiều vào sự hướng dẫn thảo luận của giảng viên.
Giữa sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba mức độ khó khăn trong chuẩn
bị và tiến hành xemina khơng có sự khác biệt một cách có ý nghĩa về mặt thống
kê (ĐTBnti = 1,89 so với ĐTBmt3 = 1,84, độ chênh lệch là 0,05 và ĐTBnti = 1,82
so với ETBN T3 = 1,76, độ chênh lệch là 0,06).
So sánh mức độ khó khăn tâm lý trong chuẩn bị và tiến hành xemina giữa
sinh viên nam và sinh viên nữ cho thấy:


+

về mức độ khó khăn trong khâu '‘chuẩn bị xemina” giữa sinh viên nam


và sinh viên nữ khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (ĐTBNam =

1,81 so với ĐTBnq = 1,91, độ chênh lệch là 0,1).
+ Trong khâu "tiến hành xemina" sinh viên nữ gặp khó khăn nhiều hơn so
với sinh viên nam. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (ĐTB nũ = 1,86
> ĐTBNam = 1,72, với r = 0,14; p < 0,01 ). Có sự khác biệt này là do sinh viên
nữ thường nhút nhát hơn so với sinh viên nam, nên họ hay e ngại phát biểu trước
đám đơng, do đó sinh viên nữ gặp khó khăn hơn so với sinh viên nam trong hoạt
động xemina.
Ba mặt nhận thức - xúc cảm - hành vi đều có mối quan hệ qua lại tương
đối chặt chẽ và khăng khít với nhau. Nhưng mức độ của các mối tương quan này
là không đồng nhất. Cụ thể, trong tất cả các mối tương quan giữa khó khăn về
mặt nhận thức và hành vi là có hệ số tương quan lớn nhất. Tiếp theo đến mối
tương quan giữa khó khăn về mặt nhận thức với cảm xúc. Sau cùng là mối tương
quan giữa khó khăn về mặt cảm xúc và hành vi.
Kết quả cho thấy, khi sinh viên có khó khăn nhất định về sự hiểu biết
trong việc chuẩn bị và tiến hành xemina thì sự hứng thú đối với việc này sẽ bị
hạn chế, đặc biệt là các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn về kĩ năng chuẩn bị và tiến
hành xemina. Ngược lại nếu sinh viên có sự hiểu biết một cách tốt nhất về kĩ
năng chuẩn bị và tiến hành xemina thì sẽ tạo ra hứng thú tích cực trong quá trình
chuẩn bị và tiến hành xemina rồi từ đó các em sẽ thành thạo trong chuẩn bị và
tiến hành xemina.
2.3.7.

Thực trạng biểu hiện khó khăn tăm lý của sinh viên trong ôn

tập, hệ thống kiến thức và kiểm tra đảnh giá
Khi tiến hành ôn tập, hệ thống kiến thức sinh viên gặp khó khăn nhiều
hơn so với việc kiểm tra đánh giá (ĐTB ôt.htth = 1,64 > ĐTB ktđg = 1,62, độ
chênh lệch là 0,02).

Trong hai khâu “ôn tập, hệ thống kiến thức” và ‘kiểm tra đánh giá”, các
kỹ năng mà sinh viên gặp khó khăn nhiều nhất là: “hiểu và tái hiện kiến thức đã
học”; “lập dàn ý trước khi làm bài” ; “phân loại kiến thức đã học theo mức độ dễ,
khó, quan trọng”; “phân loại kiến thức đã học vào mối liên hệ để nhớ”.
Các kỹ năng mà sinh viên gặp ít khó khăn nhất trong hai khâu hoạt động
học tập này là: “bình tĩnh đọc và phân tích đề trước khi làm bài”; “kết hợp vở
ghi, giáo trình và đề cương ơn tập” ; “phân bố thời gian hợp lý cho từng câu hởi
trong đề thi”; “dành một thời gian nhất định để xem lại bài thi trước khi nộp”.


×