Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

TÌNH TRẠNG THIẾU máu, THIẾU VITAMIN a và một số yếu tố LIÊN QUAN của TRẺ 6 – 59 THÁNG TUỔI tại một số TỈNH MIỀN núi năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 111 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi là thời kỳ phát triển thể lực và trí lực quan trọng,
nhiều hệ thống cơ quan quan trọng của cơ thể được hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ
thần kinh trung ương và hệ vận động. Cũng trong thời kỳ này nhu cầu dinh
dưỡng của trẻ phải tăng cao để đảm bảo cho sự phát triển nhanh của cơ thể. Do
đó, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này là vấn đề hết
sức quan trọng.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của
trẻ dưới 5 tuổi cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) và thiếu vi chất dinh dưỡng
(VCDD) vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YNSKCĐ). Trong
số các VCDD, sắt và Vitamin A (VTM A) là hai loại vi chất quan trọng thường
bị thiếu ở trẻ em và có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, bệnh tật của trẻ [1].
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu vi chất, dù chỉ thiếu hụt một lượng
nhỏ các VCDD và SDD ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể
chất, trí tuệ, tâm sinh lý của trẻ, không những ở hiện tại mà còn để lại hậu quả
nặng nề cho bản thân và xã hội trong tương lai [2].
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, Đảng
và Nhà nước ta đã triển khai các chính sách y tế nhằm nâng cao sức khỏe bà
mẹ và trẻ em, trong đó các chương trình phòng chống thiếu VCDD ở trẻ em đã
đạt được những kết quả khả quan. Theo kết quả tổng điều tra của Viện Dinh
dưỡng (VDD) năm 2009 - 2010 tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi là 29,2%, tỷ lệ
thiếu VTM A tiền lâm sàng là 14,2% [3].
Thống kê của VDD năm 2014 cho thấy, tỷ lệ SDD ở một số tỉnh đồng
bằng đã giảm xuống thấp như: Hà Nội 6,1% trẻ SDD thể nhẹ cân và 15,0% trẻ
SDD thể thấp còi, Thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là 4,1% và 7,1%. Trong
khi đó, khu vực Tây Nguyên, miền Trung và các tỉnh miền núi phía Bắc tỷ lệ


2



SDD rất cao (trên 30% trẻ thấp còi và trên 20% trẻ nhẹ cân) tại Lai Châu, Hà
Giang, Lào Cai, Đắk Lắk... [4]. Song song với SDD, tình trạng thiếu VCDD tại
các tỉnh miền núi cũng ở mức cao và rất cao mặc dù chương trình bổ sung
VTM A liều cao cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi vẫn duy trì 2 lần trong năm.
Thực trạng SDD và thiếu VCDD tại các vùng nông thôn, miền núi, dân tộc ít
người vẫn đang còn là một vấn đề cần được quan tâm và khắc phục.
Gần đây đã có nhiều nghiên cứu về TTDD và thiếu VCDD ở trẻ dưới 5
tuổi và các vấn đề liên quan tại các địa bàn khác nhau trên cả nước [5], [6], [7],
[8], [9]… Những nghiên cứu đó đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân
trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em và cải thiện TTDD của trẻ. Tuy nhiên,
ở những vùng còn nhiều khó khăn như các tỉnh miền núi với trình độ dân trí
hạn chế, phong tục tập quán lạc hậu và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn
thì chưa có nhiều nghiên cứu về VCDD. Mặt khác, một số yếu tố liên quan
đến thiếu VCDD của trẻ còn chưa sáng tỏ.
Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu: “Tình trạng thiếu máu, thiếu Vitamin A và
một số yếu tố liên quan của trẻ 6 – 59 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi
năm 2014 - 2015” với các mục tiêu sau:
1

Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu Vitamin A của trẻ 6 – 59 tháng tuổi
tại một số tỉnh miền núi năm 2014 - 2015.

2

Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu, thiếu Vitamin A
của trẻ 6 – 59 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi năm 2014 - 2015.


3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình trạng thiếu máu
Thiếu máu dinh dưỡng: là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng
hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay
nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu, bất kể do nguyên
nhân gì. Thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu do thiếu sắt là vì sắt cần thiết cho quá
trình tạo Hb.
Thiếu sắt: là tình trạng thiếu hụt dự trữ sắt trong cơ thể, có thể biểu hiện
thiếu máu hoặc chưa có biểu hiện thiếu máu.
Thiếu máu do thiếu sắt: là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất, xảy
ra cùng một lúc với tình trạng thiếu máu và thiếu sắt. Thiếu máu do thiếu sắt có
thể kết hợp cùng thiếu axit folic, thiếu VTM B12 [10].
1.1.1. Vai trò và nhu cầu của sắt
-

Vai trò của sắt trong cơ thể:

Sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể. Sắt là
nguyên liệu để tổng hợp nên Hb và có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến
các mô trong cơ thể.
Sắt cũng là thành phần của myoglobin, có trong cơ vân, có tác dụng dự trữ
oxy cho hoạt động của cơ vân, chúng sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng khác
để giải phóng năng lượng cho sự co cơ.
Sắt là thành phần cấu tạo của một số loại protein và enzyme, có vai trò trong
quá trình giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP
(adenosin triphosphate – hợp chất giàu năng lượng) [10].



4

-

Nhu cầu về sắt:
Nhu cầu về sắt trong cơ thể thay đổi tùy theo độ tuổi, giới và tình trạng cơ

thể đặc biệt ở phụ nữ như khi có thai hoặc khi cho con bú. Chúng ta có thể tính
nhu cầu sắt theo nhu cầu năng lượng hàng ngày của cơ thể và giá trị sinh học
của sắt trong khẩu phần [11].
Bảng 1.1. Nhu cầu khuyến nghị sắt cho trẻ em theo giá trị
sinh học khẩu phần [11]
Nhóm tuổi
1

– 6 tháng

Nhu cầu (mg/ngày)
0,27

7 – 12 tháng

11

1 – 2 tuổi

7

3 – 8 tuổi


10

1.1.2. Nguyên nhân thiếu máu
Thiếu máu có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: do nhiễm ký sinh
trùng (giun sán, sốt rét,...), do mất máu, do bệnh lý về huyết sắc tố hay do thiếu
dinh dưỡng. Về YNSKCĐ thì thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu
sắt, thiếu axit folic, thiếu VTM B12 là phổ biến hơn cả.
Nguyên nhân thiếu sắt thường liên quan đến chuyển hóa sắt. Có thể phân
thành 4 loại nguyên nhân chính:
-

Cung cấp sắt thiếu: chế độ ăn thiếu sắt như thiếu sữa mẹ, ăn bột nhiều và
quá sớm, thiếu thức ăn nguồn gốc động vật. Trẻ đẻ non, thiếu cân, sinh đôi,
mẹ chảy máu trước khi đẻ cũng làm cho lượng sắt được cung cấp qua tuần
hoàn nhau thai ít.


5

-

Do hấp thu kém: như giảm độ toan dạ dày, tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém
hấp thu, dị dạng dạ dày, ruột.

-

Mất sắt quá nhiều do chảy máu từ từ qua đường tiêu hóa: như loét dạ dày –
tá tràng, giun móc, polyp ruột,…

-


Nhu cầu sắt cao ở các giai đoạn trẻ lớn nhanh: như giai đoạn trẻ tiền học
đường, dậy thì mà lượng cung cấp không tăng [12].

1.1.3. Phương pháp đánh giá thiếu máu ở trẻ em
+ Đánh giá về lâm sàng
Thiếu máu dinh dưỡng biểu hiện của các triệu chứng của thiếu máu mạn
tính. Bao gồm:





Da xanh, niêm mạc nhợt



Người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu



Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực



Khó thở khi gắng sức, nhịp thở nhanh

Rối loạn tiêu hóa, kém ăn, gầy sút
Đối với trẻ em nhiều khi các dấu hiệu thiếu máu không rõ ràng, chỉ được


phát hiện khi có các bệnh nhiễm trùng khác. Những triệu chứng thiếu máu ở giai
đoạn đầu rất khó phát hiện cho đến khi mức độ thiếu máu nặng lên [10].
+ Đánh giá về xét nghiệm
Đánh giá thiếu máu bằng định lượng nồng độ Hb trong máu của trẻ. Phân
loại mức độ thiếu máu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [13].
Trẻ được coi là thiếu máu khi nồng độ Hb trong máu dưới 110g/L. Cụ thể:
Mức độ thiếu máu

Nồng độ Hb (g/L)

Bình thường

Từ 110 trở lên

Nhẹ

Từ 100 đến dưới 110


6

Vừa

Từ 70 đến dưới 100

Nặng

Dưới 70

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra ngưỡng xác định tỷ lệ thiếu

máu dinh dưỡng với mức YNSKCĐ [10], như sau:
Mức YNSKCĐ

Tỷ lệ thiếu máu (%)

Bình thường

≤ 4,9

Nhẹ

5 – 19,9

Vừa

20 – 39,9

Nặng

> 40

1.1.4. Thực trạng thiếu máu của trẻ em dưới 5 tuổi
- Thế giới
Thiếu máu là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của trẻ em
trên toàn thế giới và đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thiếu máu có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ em.
Bệnh thiếu máu ảnh hưởng tới 1,62 tỉ người, tương ứng khoảng 24,8%
dân số. Phổ biến nhất là ở trẻ em lứa tuổi trước khi tới trường (47,4%), và ít gặp
ở giới nam hơn ở giới nữ [14].
Thiếu máu là một vấn đề y tế công cộng ảnh hưởng đến dân cư ở cả nước

giàu và nghèo. Nguyên nhân chính của nó là thiếu sắt, nhưng một số yếu tố
khác như sốt rét, ký sinh trùng, thiếu hụt dinh dưỡng cũng gây nên tình trạng
thiếu máu ở trẻ em.


7

Cơ sở dữ liệu toàn cầu của WHO về bệnh thiếu máu có thể được sử dụng
để mô tả tình trạng thiếu máu và xác định các can thiệp để ngăn ngừa thiếu máu
ở trẻ em, chỉ số được sử dụng là đo nồng độ Hb trong máu. Tỷ lệ thiếu máu tại
các quốc gia, khu vực trên thế giới được mô tả trong hình dưới đây (hình 1.1).

Hình 1.1. Bản đồ mô phỏng tỷ lệ thiếu máu ở trẻ 6 – 59 tháng tuổi của các
nước trên thế giới năm 2005 [15]
Báo cáo trên được thực hiện trên cơ sở dữ liệu toàn cầu của WHO về
thiếu máu, cung cấp các ước tính về tỷ lệ thiếu máu ở các quốc gia, khu vực
trên thế giới cho tất cả các nhóm dân số trong đó có nhóm trẻ trước tuổi đi
học (trẻ mầm non).
Ở các nước đang phát triển tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em vẫn rất cao: 53% ở
Ấn Độ, 45% ở Indonesia, 37,9% ở Trung Quốc, và 31,8% ở Philippines, trong


8

khi đó các nước phát triển tỷ lệ này tương đối thấp: Mỹ (< 20%); Hàn Quốc
(15%),.. Việt Nam được xếp vào nhóm có tỷ lệ thiếu máu trẻ em từ 20 – 39,9%
(thuộc mức trung bình về YNSKCĐ) [15].
Trên thế giới đã có rất nhiều những nghiên cứu về tình trạng thiếu máu ở
trẻ em dưới 5 tuổi và cho các kết quả khác nhau, sau đây là một trong những
nghiên cứu điển hình mà các tác giả nghiên cứu về tình trạng thiếu máu trẻ em

vùng nông thôn nghèo của các quốc gia đó. Nghiên cứu của Awasthi ở Uttar
Pradesh - Ấn Độ (2003) trên đối tượng trẻ 3 – 5 tuổi cho thấy, nồng độ Hb trung
bình của trẻ trai cao hơn trẻ gái nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Mặt khác, tỷ lệ thiếu máu của nghiên cứu rất cao chiếm 70% [16].
Một nghiên cứu khác của tác giả Faruque (2006) về tình trạng thiếu máu
và VTM A ở trẻ em 2 – 6 tuổi vùng nông thôn Bangladesh cho thấy, nồng độ
Hb trung bình của trẻ là 110±11g/L và có đến 48% trẻ bị thiếu máu. Ngoài ra,
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ thiếu máu giảm dần khi tuổi của trẻ tăng lên
một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,01) [17]. Năm 2010, Malkanthi và cộng sự
nghiên cứu về tình trạng thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi đưa ra nhận định: nồng
độ Hb trung bình tăng lên khi tuổi của trẻ tăng lên [18], kết quả của nghiên cứu
này đã chứng minh được tầm quan trọng mang YNSKCĐ của thiếu VCDD ở trẻ
em nông thôn Bangladesh.
Năm 2007, tác giả Assunção và cộng sự công bố nghiên cứu tình trạng
thiếu máu ở 534 trẻ trẻ em dưới 6 tuổi ở miền Nam – Brazil, tỷ lệ thiếu máu
trong nghiên cứu này là 30,2%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tuổi và thu nhập
của gia đình có liên quan đến tình trạng thiếu máu của trẻ [19].
Tại Iran, năm 2007 tác giả Keikhaei cũng tiến hành nghiên cứu tình trạng
thiếu máu của 337 trẻ 6 - 59 tháng ở tuổi phía Tây Nam Iran. Kết quả nghiên


9

cứa cho thấy, có 43,9% trẻ em có thiếu máu. Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở nhóm
trẻ từ 12 – 24 tháng. Như vậy, thiếu máu cũng là một vấn đề mang YNSKCĐ
của đất nước này [20].
Một cuộc khảo sát cắt ngang được tiến hành ở trẻ 12 – 71 tháng từ 8 làng
nông thôn ở Cebu – Philippines cho thấy có 16,1% trẻ bị thiếu máu. Ở nữ, nồng
độ Hb trung bình cao hơn nam trong nhóm tuổi từ 12 – 23 tháng tuổi, nồng độ
Hb trung bình cân bằng giữa hai giới khi trẻ được khoảng 24 tháng và tăng dần

đến khi trẻ được 71 tháng tuổi [21].
Cuộc khảo sát mang tính quốc gia về Y tế và Dinh dưỡng của người dân
bản địa ở Brazil, được thực hiện trong năm 2008 - 2009, đây là cuộc khảo sát
đầu tiên dựa trên một mẫu đại diện trên toàn quốc để nghiên cứu tỷ lệ thiếu máu
và các yếu tố liên quan ở trẻ em bản địa tại Brazil, có 5397 trẻ em dưới 5 tuổi
tại các hộ gia đình được lấy mẫu đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ thiếu máu trên đối
tượng này là 51,2% và tỷ lệ thiếu máu ở nam cao hơn nữ [22].
Tại Trung Quốc, nghiên cứu về ảnh hưởng của SDD và VCDD ở 1370 trẻ
em dưới 3 tuổi tại vùng nông thôn nghèo cho thấy, SDD và thiếu máu có ảnh
hưởng đến số lượng lớn trẻ em sống ở khu vực này, 25,6% trẻ bị thiếu máu và
một số lượng lớn trẻ thiếu các loại vi chất khác như: VTM D, acid folic, VTM
B12,… Mặt khác, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 2 tuổi cao hơn trẻ trên 2 tuổi
một cách có ý nghĩa thống kê [23]


10

- Việt Nam
Nước ta đã có nhiều cuộc điều tra trên các quy mô khác nhau về tình
trạng thiếu VCDD ở trẻ em dưới 5 tuổi. Dựa vào kết quả một số điều tra, các tác
giả đã ước tính tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 30-50% tùy theo vùng,
thuộc mức vừa và nặng về YNSKCĐ [24]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy
tỷ lệ trẻ em bị thiếu hụt các VCDD vẫn còn rất cao, mặc dù đã có xu hướng
giảm trong mấy thập kỷ vừa qua. Thiếu kết hợp nhiều loại VCDD thường gặp ở
những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, do phải chịu hậu quả từ tình trạng thiếu đa
VCDD từ trong bụng mẹ. Một số các nghiên cứu trong nước cho thấy thiếu
đồng thời từ hai VCDD trở lên ở những trẻ chậm phát triển cân nặng, chiều cao
chiếm tới gần 80% trẻ trước tuổi đi học là khá phổ biến, đặc biệt ở các vùng
nông thôn, miền núi. Những loại vi chất có tỷ lệ thiếu hay gặp nhất là thiếu
VTM A, thiếu sắt và thiếu kẽm.

Năm 2006, Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự điều tra trên 1775 trẻ em dưới
5 tuổi tại 6 tỉnh thành đại diện của Việt Nam, kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu máu
trung bình ở trẻ em là 36,7%, tỷ lệ thiếu máu nhiều nhất trong nhóm 6 - 12
tháng tuổi (56,9%), có xu hướng giảm dần khi tuổi của trẻ tăng lên: 45% ở
nhóm 12 - 24 tháng, 38% ở nhóm 24 - 36 tháng, 29% ở nhóm 36-48 tháng, và
19,9% ở nhóm 48 - 59 tháng. Vùng nội thành tỷ lệ thiếu máu thấp hơn ngoại
thành [25].
Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Ninh tại 3 xã ngoại
thành và 3 phường nội thành tại Hà Nội cho thấy, tỷ lệ thiếu máu chung của trẻ
dưới 5 tuổi là 34,4%, cao nhất ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi và giảm dần theo
độ tuổi của trẻ [26]. Điều tra tương tự được tiến hành tại Thành phố Hồ Chí
Minh của tác giả Nguyễn Xuân Thành, cho thấy tỷ lệ thiếu máu của trẻ dưới 5
tuổi là 11,6% [27].


11

Điều tra năm 2008, Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự điều tra trên 8152 trẻ
dưới 5 tuổi tại 56 tỉnh thành trên cả nước cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 29,2%,
thuộc mức trung bình về YNSKCĐ [28]. Mặt khác, theo kết quả tổng điều tra
dinh dưỡng 2009 – 2010, ở nhóm tuổi càng nhỏ trẻ càng có nguy cơ thiếu
máu cao và trẻ lớn có ít nguy cơ thiếu máu hơn: nhóm trẻ 0 - 12 tháng và 12
- 24 tháng có tỷ lệ thiếu máu cao nhất là 45,3% và 44,4%; trong khi đó ở
nhóm 24-35 tháng tỷ lệ này chỉ còn 27,5% [3].
Tỷ lệ thiếu máu ở nước ta vẫn ở mức vừa và nặng về YNSKCĐ tại hầu
hết các tỉnh trên các nhóm nguy cơ. Tỷ lệ thiếu máu trung bình ở trẻ em là
36,7%, ở mức trung bình về YNSKCĐ; cao nhất ở Bắc Kạn 73,4%, thấp nhất
ở An Giang 17%, Bắc Ninh và Đắk Lắk 25,6%, Hà Nội 32,5%, Huế 38,6%.
Tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở nhóm 6-12 tháng tuổi, tới 56,9%; có xu hướng
giảm khi tuổi của trẻ tăng lên: 45% ở nhóm 12-24 tháng tuổi, 38% ở nhóm

24-36 tháng tuổi, 29% ở nhóm 36-48 tháng tuổi; 19,7% ở nhóm 48-59 tháng
tuổi [29], [30], [31].
Kết quả điều tra về tình trạng thiếu đa VCDD ở trẻ nhỏ tại các vùng nông
thôn Việt Nam của Nguyễn Văn Nhiên và cộng sự, kết quả của nghiên cứu cho
thấy thiếu đa VCDD ở trẻ nhỏ vẫn là vấn đề rất phổ biến ở Việt Nam: 55,6% trẻ
bị thiếu máu [32].
Nghiên cứu của Nguyễn Công Khẩn, Phan Văn Huân và cộng sự năm
2010 ở 682 trẻ nhỏ ở các vùng miền núi phía Bắc của Việt Nam đã phát hiện tỷ
lệ thiếu máu ở những vùng này vẫn rất cao với tỷ lệ 53,7 % [33]. Tác giả
Nguyễn Quang Dũng và cộng sự nghiên cứu trên đối tượng trẻ 2 – 5 tuổi tại
Chương Mỹ - Hà Nội cho thấy, trong số 78 trẻ có 17,9% trẻ thiếu máu [9].
Năm 2014, tác giả Trần Thúy Nga và Nguyễn Quang Dũng nghiên cứu
về TTDD, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số xã huyện Lạc Sơn, tỉnh
Hòa Bình. Kết quả cho thấy: tỷ lệ thiếu máu là 38,6%, cao nhất ở nhóm dưới 12
tháng tuổi: 66,7%. Tỷ lệ thiếu máu giảm dần theo tuổi và thấp nhất ở nhóm trẻ
48 – 59 tháng (19,0%) [7].


12

1.2.Tình trạng thiếu Vitamin A
1.2.1. Vai trò và nhu cầu của Vitamin A
VTM A là một loại VTM tan trong dầu, tồn tại dưới dạng một số hợp chất. Ba
dạng có hoạt tính sinh học của VTM A là: retinol, retinal và retinoid acid.
VTM A được hấp thu ở ruột non với sự có mặt của muối mật và các men của
dịch ruột và dịch tụy. Quá trình chuyển hóa VTM A trong cơ thể diễn ra khá phức
tạp với sự tham gia của nhiều enzyme và các yếu tố vi lượng. Protein trong khẩu
phần ăn cần thiết cho quá trình tạo các enzyme để hấp thu VTM A và các carotene,
cũng như chuyển các carotene thành các retinol và vận chuyển retinol trong máu.
Trong trường hợp bị SDD protein năng lượng, hoạt tính của các enzyme giảm, do

đó quá trình chuyển hóa retinol cũng giảm [10].

- Vai trò của VTM A đối với cơ thể
VTM A có vai trò quan trọng tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể.


Vai trò tăng trưởng: VTM A có vai trò trong quá trình tăng trưởng trẻ em
cần đủ VTM A để phát triển bình thường.



Chức năng thị giác: VTM A tham gia vào chức năng thị giác của mắt, đó
là khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Sở dĩ như vậy là do cấu
tạo võng mạc mắt gồm hai loại tế bào: tế bào hình nón và tế bào hình que.
Tế bào hình nón với sắc tố cảm thụ ánh sáng là Iodopsin giúp cho mắt nhìn
và phân biệt màu sắc trong điều kiện ánh sáng rõ, còn tế bào hình que với
sắc tố Rhodopsin giúp cho mắt nhìn thấy ánh sáng yếu. Rhodopsin được tạo
nên từ hợp chất protein và carotenoit (dẫn chất của VTM A), vì vậy khi
thiếu VTM A khả năng nhìn của mắt lúc ánh sáng yếu sẽ bị giảm, hiện
tượng này thường xuất hiện vào lúc trời nhá nhem tối nên được gọi là
“Quáng gà”. Quáng gà là biểu hiện lâm sàng sớm của thiếu VTM A.


13



Bảo vệ biểu mô: VTM A cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của biểu mô
giác mạc, biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh
hoàn... Khi thiếu VTM A, sản xuất các niêm dịch giảm, da bị khô và xuất

hiện sừng hóa, biểu hiện này thường thấy ở mắt, lúc đầu là khô kết mạc rồi
tổn thương đến giác mạc. Các tế bào biểu mô bị tổn thương cùng với sự
giảm sút sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.



Miễn dịch cơ thể: Mối quan hệ giữa VTM A với nhiễm trùng đã được
biết từ lâu và có khả năng VTM A tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch
cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy , viêm đường hô hấp ở trẻ thiếu VTM A
nhiều hơn trẻ bình thường.



VTM A còn có vai trò trong quá trình sinh sản, tạo máu.
Hiện nay VTM A vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện

thêm những giá trị quan trọng của nó đối với sức khỏe con người [10].

- Nhu cầu của VTM A
Nhu cầu VTM A phụ thuộc vào từng nhóm tuổi [11].
Bảng 1.2. Nhu cầu khuyến nghị VTM A theo từng nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Trẻ em (tháng tuổi)
Trẻ nhỏ (năm)

<6
6 - 11
1-3
4-6
7-9


Vị thành niên
Trường thành
Phụ nữ có thai
Phụ nữ cho con bú

Nhu cầu (µg/ngày)
375
400
400
450
500
600
800
850

1.2.2. Nguyên nhân thiếu Vitamin A
Khẩu phần ăn bị thiếu hụt VTM A: Cơ thể không thể tự tổng hợp được
VTM A mà phải do thức ăn cung cấp, vì vậy nguyên nhân chính của thiếu VTM


14

A là do ăn uống các loại thức ăn nghèo VTM A và caroten. Bữa ăn thiếu dầu
mỡ sẽ làm giảm hấp thu VTM A (vì VTM A tan trong dầu). Ở trẻ nhỏ đang bú
thì nguồn VTM A là sữa mẹ, trong thời kỳ cho con bú nếu bữa ăn của mẹ thiếu
VTM A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con. Thiếu VTM A thường xảy ra trong giai
đoạn cho ăn bổ sung vì vậy khi cho trẻ ăn bổ sung cần chú ý chọn các thực
phẩm giàu VTM A.
Các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp làm

tăng nhu cầu VTM A gây nguy cơ thiếu VTM A. Nhiễm giun, nhất là giun đũa
cũng là yếu tố góp phần làm thiếu VTM A.
Suy dinh dưỡng Protein năng lượng thường kèm thiếu VTM A vì protein
giữ vai trò trong chuyển hóa và vận chuyển VTM A. Ngoài ra, thiếu một số vi chất
khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa VTM A [12].
1.2.3. Phương pháp đánh giá thiếu Vitamin A
Tình trạng thiếu VTM A biểu hiện qua các dấu hiệu lâm sàng và các xét
nghiệm. Ở trẻ em, đánh giá thiếu VTM A thường dựa vào các xét nghiệm hóa
sinh hoặc định lượng VTM A trong khẩu phần ăn.

- Đánh giá thiếu VTM A bằng các chỉ tiêu hóa sinh:
VTM A được dự trữ trong gan, tuy nhiên việc định lượng VTM A trong gan
rất khó thực hiện. Do đó, người ta tiến hành định lượng VTM A trong huyết thanh.
Hàm hượng VTM A huyết thanh dưới 0,7 µmol/L là tình trạng cơ thể thiếu
VTM A tiền lâm sàng [34].


15

Bảng 1.3. Phân loại tình trạng thiếu VTM A tiền lâm sàng trên cộng đồng
theo WHO [35]
Mức độ
Nhẹ
Trung bình
Cao

Tỷ lệ thiếu VTM A huyết thanh (%)
2 – 10
10 – 20
≥ 20


- Đánh giá các dấu hiệu lâm sàng:
Thiếu VTM A có biểu hiện toàn thân, song biểu hiện ở mắt vẫn là đặc hiệu
hơn cả. Theo WHO, có nhiều mức độ thiếu VTM A trên lâm sàng:

• Quáng gà: (kí hiệu XN): là hiện tượng giảm thị lực trong điều kiện thiếu ánh
sáng. Đây là biểu hiện sớm nhất của bệnh khô mắt do thiếu VTM A, phát
hiện bệnh thông qua các biểu hiện: vào lúc chậm choạng tối, đứa trẻ trở nên
nhút nhát, chỉ ngồi yên tại chỗ, không dám đi lại hoặc chạy đùa theo bạn.
Trẻ lớn thường phải lần tường khi đi lại và hay va vấp vào những đồ vật trên
lối đi và hay bị vấp ngã. Quáng gà do thiếu VTM A khi được điều trị bằng
VTM A liều cao sẽ khỏi nhanh chóng sau 2-3 ngày.

• Vệt Bitot (ký hiệu X1B): là những vệt trắng bóng trên màng tiếp hợp mắt
(còn gọi là kết mạc hay lòng trắng), thường có hình tam giác như đám bọt xà
phòng, hay gặp ở sát rìa giác mạc ở vị trí 3 giờ hoặc 9 giờ, có thể thấy ở cả 2
mắt. Vệt Bitot chính là những đám tế bào biểu mô kết mạc bị khô, dày lên,
sừng hóa và bong vảy. Vệt Bitot là triệu chứng đặc hiệu của tổn thương kết
mạc do thiếu VTM A.

• Khô giác mạc (ký hiệu là X2): giác mạc (lòng đen) trở nên mất độ bóng
sáng, mờ đục như làn sương phủ, có thể sần sùi. Khô giác mạc hay xảy ra ở
nửa dưới giác mạc. Thường khô giác mạc hay kèm theo khô kết mạc, có khi
kèm vệt Bitot. Biểu hiện quan trọng nhất là trẻ sợ ánh sáng, hay cụp mắt


16

nhìn xuống, ra sáng thường nhắm mắt, ở giai đoạn này nếu được phát hiện
và điều trị kịp thời, có thể hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng.


• Loét nhuyễn giác mạc (ký hiệu là X3A và X3B): loét giác mạc là sự mất tổ chức
một phần hay tất cả các lớp của giác mạc. Khi loét giác mạc được phát hiện và
điều trị kịp thời thì vết loét sẽ liền nhanh, sẹo để lại nhỏ và mỏng, thị lực bị giảm
ít. Nếu để loét giác mạc sâu và rộng sẽ bị mù vĩnh viễn.

• Sẹo giác mạc do khô mắt (ký hiệu là XS): là di chứng sau khi bị loét giác
mạc, tùy theo vị trí và mức độ sẹo (sẹo lồi, sẹo dúm) sẽ ảnh hưởng đến thị
lực hoặc mù hoàn toàn.

• Tổn thương đáy mắt do khô mắt (ký hiệu là XF): là tổn thương của võng mạc
do thiếu VTM A, biểu hiện tình trạng thiếu VTM A mạn tính. Tổn thương
thường gặp ở trẻ tuổi đi học, có thể kèm theo quáng gà. Phát hiện bằng soi
đáy mắt, cho thấy hình ảnh các chấm nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt rải rác,
dọc theo các mạch máu võng mạc. Điều trị bằng VTM A sẽ hồi phục nhanh
chóng [12].
1.2.4.Thực trạng thiếu Vitamin A

- Thế giới
Với sự nỗ lực của Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc và
nhóm tư vấn VTM A quốc tế (IVACG), thực trạng thiếu VTM A ở trẻ em trên
toàn thế giới được chú trọng quan tâm, thiếu VTM A mức độ nặng hầu như đã
được kiểm soát. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát
triển, thiếu VTM A vẫn còn là vấn đề mang YNSKCĐ với bệnh khô giác mạc
có mặt trên 73 nước [36]. WHO ước tính, năm 2005 trên thế giới có khoảng 122
nước thiếu VTM A ở mức có YNSKCĐ dựa trên tỷ lệ quáng gà và thiếu VTM A
huyết thanh ở trẻ trước tuổi học đường [37].


17


Hình 1.2 cho thấy, hầu hết trẻ bị thiếu VTM A thuộc khu vực châu Phi,
Nam Á và Đông Nam Á. Việt Nam được xếp trong nhóm có tỷ lệ thiếu VTM A
từ 10 – 19%, thuộc mức trung bình về YNSKCĐ [38].

Hình 1.2. Tỷ lệ thiếu VTM A ở trẻ 6 – 59 tháng tuổi của các nước trên thế
giới năm 2013[38]
Theo báo cáo của UNICEF (2005), hàng năm trên thế giới có 140 triệu
trẻ em ở tuổi tiền học đường bị thiếu VTM A và ước tính 1,2 – 3 triệu trẻ bị
chết, khoảng 4,4 triệu trẻ có nguy cơ bị khô giác mạc. Gần một nửa số trường
hợp thiếu VTM A và bệnh khô mắt là ở vùng Nam Á và Đông Nam Á [2]. Một
số nghiên cứu tại các nước đang và chậm phát triển cho thấy thiếu VTM A vẫn
là phổ biến: nghiên cứu trên trẻ 5 tuổi mắc viêm phổi sống tại vùng nghèo nhất
của Mexico cho thấy tỷ lệ thiếu VTM A là 17,8%; 24,6% thiếu dự trữ VTM A ở
gan [39]. Nghiên cứu của Baingana và cộng sự tại Uganda (2006) cho thấy tỷ lệ
thiếu VTM A ở trẻ em 5 – 59 tháng là 20,4% [40].
Tại Bangladesh, tác giả Faruque và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ thiếu máu
và VTM A ở trẻ 2 – 6 tuổi vùng nông thôn, ngoài những kết quả về tình trạng


18

thiếu máu đã nói ở trên thì tình trạng thiếu VTM A cũng là vấn đề mang
YNSKCĐ của đất nước này. Nồng độ retinol trung bình của trẻ trong nghiên
cứu này là 1,0±0,4 μmol/L, thiếu VTM A mức độ nặng chiếm 3%, tỷ lệ thiếu
VTM A tiền lâm sàng là 20%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nồng độ
retinol huyết thanh thấp khi tuổi của trẻ tăng lên [41].
Một điều tra Dinh dưỡng quốc gia năm 2010 tại Colombia trên 4279 trẻ em
từ 12-59 tháng, tỷ lệ thiếu VTM A tiền lâm sàng là 24,3%, tỷ lệ thiếu VTM A cao
nhất ở nhóm trẻ 12 – 23 tháng tuổi là 27,6%. Nghiên cứu cũng cho thấy nhóm tuổi

và yếu tố địa dư có liên quan đến tình tạng thiếu VTM A của trẻ [42].
Nghiên cứu của Ferraz tại Brazil về tình trạng thiếu VTM A và các yếu tố
nguy cơ của trẻ 6 – 24 tháng tuổi cho thấy có 21,4% trẻ bị thiếu VTM A tiền lâm
sàng [43]. Ngoài xác định được tỷ lệ thiếu VTM A của trẻ, nghiên cứu còn chỉ ra
các yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu VTM A của trẻ một cách rõ ràng.
- Việt Nam
Tổ chức Y tế thế giới vẫn xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tình
trạng thiếu VTM A tiền lâm sàng mức độ trung bình (trên 10%) ở trẻ dưới 5
tuổi, tỷ lệ thiếu VTM A giảm hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào biện pháp uống
bổ sung viên nang VTM A liều cao cho trẻ em. Tuy nhiên một số vùng của Việt
Nam tỷ lệ thiếu VTM A lại cao như: ở Tây Nguyên 20,9%, đồng bằng Sông
Cửu Long 17,2% [3].
Theo các nghiên cứu trên thế giới, thiếu VTM A tiền lâm sàng cũng làm
tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tử vong, và giảm tăng trưởng ở trẻ em.
Vì vậy, phòng chống thiếu VTM A vẫn còn là vấn đề cần quan tâm ở Việt Nam.
Kết quả điều tra tình trạng VTM A ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2000 và
2005 cho thấy tỷ lệ thiếu VTM A tiền lâm sàng ở trẻ em dao động ở mức 10-


19

25%, tỷ lệ thấp ở những vùng có độ bao phủ viên nang VTM A cao, tỷ lệ này
cao hơn ở những vùng núi có độ bao phủ viên nang thấp. Ngay tại một số vùng
thành phố, vào thời điểm trước chiến dịch uống VTM A, tỷ lệ thiếu VTM A tiền
lâm sàng vẫn dao động xung quanh 10% (thuộc mức trung bình về YNSKCĐ)
[44].
Tác giả Nguyễn Xuân Ninh nghiên cứu về tình trạng thiếu VTM A của
trẻ em dưới 5 tuổi tại Quảng Ngãi năm 2003, kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu VTM
A tiền lâm sàng là 11,0% [5]. Năm 2006, điều tra tại 6 tỉnh đại diện Việt Nam
cho thấy, tỷ lệ thiếu VTM A tiền lâm sàng vẫn còn ở mức cao 29,8%, thuộc

mức nặng về YNSKCĐ, tỷ lệ cao ở nhóm trẻ không uống VTM A trong chương
trình quốc gia phòng chống thiếu VTM A ở trẻ em. Trẻ em sống ở vùng nông
thôn, miền núi và trẻ càng nhỏ thì nguy cơ thiếu VTM A càng cao. Nghiên cứu
còn cho thấy tỷ lệ thiếu VTM A ở trẻ em dưới 5 tuổi cao nhất ở Bắc Kạn
61,8%, thấp nhất ở Bắc Ninh 17,0% [45].
Kết quả tổng điều tra toàn quốc năm 2008 - 2009 cho thấy 14,2% trẻ em
dưới 5 tuổi bị thiếu VTM A tiền lâm sàng. Tình trạng thiếu VTM A tiền lâm
sàng vẫn còn ở mức YNSKCĐ. Tỷ lệ thiếu VTM A có sự chênh lệch giữa các
vùng, một số địa phương miền núi tỷ lệ này lên tới trên 20%, xếp ở mức nặng
về YNSKCĐ theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới. Tỷ lệ VTM A trong sữa
mẹ thấp vẫn ở mức 35%, chứng tỏ khẩu phần ăn của cộng đồng chưa đáp ứng
nhu cầu VTM A, tỷ lệ thiếu VTM A giảm hiện nay phụ thuộc vào biện pháp
uống bổ sung viên nang VTM A liều cao cho trẻ em [44].
Kết quả điều tra về tình trạng thiếu đa VCDD ở trẻ nhỏ tại các vùng nông
thôn Việt Nam của Nguyễn Văn Nhiên và cộng sự, kết quả của nghiên cứu cho
thấy thiếu đa VCDD ở trẻ nhỏ vẫn là vấn đề rất phổ biến ở Việt Nam: 11,3% số
trẻ bị thiếu VTM A tiền lâm sàng [32].


20

Nghiên cứu của Nguyễn Công Khẩn, Phan Văn Huân và cộng sự năm
2010 ở 682 trẻ 12 – 72 tháng tại các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam đã
phát hiện thấy tỷ lệ thiếu VTM A ở vùng này là 7,8 % [33].
Năm 2014, tác giả Trần Thúy Nga và Phạm Vân Thúy nghiên cứu về tình
trạng thiếu VTM A của bà mẹ và trẻ em dưới 18 tháng tuổi tại một số xã miền
núi phía Bắc cho thấy, tỷ lệ thiếu VTM A của trẻ 41,7% thuộc mức nặng về
YNSKCĐ [8].
Các kết quả trên cho thấy tình trạng thiếu VTM A tiền lâm sàng ở trẻ
dưới 5 tuổi ở nước ta vẫn ở mức cao và là vấn đề có YNSKCĐ, đi kèm với tình

trạng thiếu VCDD cũng là tình trạng SDD cũng ở mức rất cao. Vì vậy việc cải
thiện TTDD của trẻ dưới 5 tuổi luôn là vấn đề được ngành y tế và Nhà nước ta
quan tâm với nhiều chiến lược khác nhau.
1.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu, thiếu Vitamin A của
trẻ 6 – 59 tháng tuổi
1.3.1. Suy dinh dưỡng
SDD thường kết hợp với thiếu VCDD. Sắt được hấp thu khi gắn với
protein và điều này giải thích cho hiện tượng trẻ SDD thường có sắt huyết
thanh thấp. Nghiên cứu của Awasthi ở Uttar Pradesh - Ấn Độ cho thấy nồng độ
Hb ở trẻ SDD nhẹ cân thấp hơn nồng độ Hb ở trẻ không nhẹ cân một cách có ý
nghĩa thống kê (p<0,01) [16].
SDD làm nặng thêm tình trạng thiếu VCDD. SDD đặc biệt là thể nặng ở
trẻ em thường kèm theo thiếu VTM A cũng như gây rối loạn hấp thu và chuyển
hóa VTM A. SDD protein năng lượng nặng thường kèm theo thiếu VTM A vì
thiếu protein ảnh hưởng tới chuyển hoá, vận chuyển VTM A trong cơ thể.


21

Năm 2015, Martha nghiên cứu liên quan giữa tình trạng thiếu VCDD với
TTDD của trẻ 2 – 5 tuổi ở Nam Phi, nghiên cứu chỉ ra trẻ em thấp còi có mức
độ thiếu VTM A cao [46].
Nghiên cứu của Ferraz tại Brazil về tình trạng thiếu VTM A và các yếu tố
nguy cơ của trẻ 6 – 24 tháng tuổi cho thấy thiếu VTM A thường gặp trong nhóm
trẻ SDD nhẹ cân với tỷ lệ cao hơn trong nhóm trẻ không nhẹ cân một cách có ý
nghĩa thống kê (p<0,05) [43].
Một số tác giả trong nước nghiên cứu và chỉ ra rằng n ế u thiếu VTM A
thì cơ thể sẽ chậm phát triển, nhưng cơ chế thì chưa thực sự sáng tỏ. Mặt
khác, tỷ lệ thiếu VTM A cao dường như tỷ lệ thuận với mức độ SDD [46].
Mặt khác, trẻ 6-36 tháng tuổi bị SDD thấp còi có tỷ lệ thiếu máu, thiếu VTM

A rất cao (40,9% và 27,2%) [48]. Tác giả Nguyễn Xuân Ninh nghiên cứu về
tình trạng thiếu VTM A của trẻ em dưới 5 tuổi tại Quảng Ngãi năm 2003, kết
quả cho thấy thiếu VTM A liên quan đến tình trạng SDD thể thấp còi của trẻ
[5]. Nguyễn Quang Dũng và cộng sự nghiên cứu trên đối tượng trẻ 2 – 5 tuổi
tại Chương Mỹ - Hà Nội cho thấy chưa có mối liên quan giữa nồng độ Hb với
tuổi, cân nặng và chiều cao của trẻ [9].
1.3.2. Thực hành nuôi dưỡng trẻ
Chế độ ăn của trẻ đóng vai trò quan trọng đối với TTDD của trẻ và nó phụ
thuộc rất nhiều vào kiến thức, sự hiểu biết về dinh dưỡng của các bà mẹ trong đó
nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý là hai vấn đề quan trọng nhất.


Nuôi con bằng sữa mẹ

UNICEF coi nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp hàng đầu bảo vệ sức khoẻ
trẻ em, do sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ [49]. Nghiên cứu của Ferraz tại
Brazil về tình trạng thiếu VTM A và các yếu tố nguy cơ của trẻ 6 – 24 tháng


22

tuổi cho thấy có 21,4% trẻ bị thiếu VTM A. Ngoài xác định được tỷ lệ thiếu
VTM A của trẻ, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, trẻ bú mẹ trong thời gian dài hơn
thì ít có khả năng thiếu VTM A so với những trẻ cai sữa sớm, việc cho con bú
có tác dụng bảo vệ và chống lại nguy cơ thiếu VTM A [43]
Trong 6 tháng đầu, trẻ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không
cần thêm thức ăn nào khác [50]. Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn
quý giá nhất mà không một thức ăn nhân tạo nào có thể so sánh được [51].
Nhiều nghiên cứu chỉ rõ tỉ lệ SDD và mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu
chảy cao hơn một cách có ý nghĩa ở nhóm trẻ mẹ bị thiếu sữa mẹ [52], [53].

Nhiều nghiên cứu có nhận định là ở vùng nông thôn tình hình nuôi con bằng
sữa mẹ luôn có xu hướng tích cực hơn so với ở thành thị [54], nhất là vùng
nông thôn ở các nước đang phát triển [55].Trẻ cần được bú mẹ thường xuyên,
nên bú kéo dài đến 18 - 24 tháng tuổi và không nên quá 24 tháng. Việt Nam có
đến 93% bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ [50]. Tỷ lệ bà mẹ Việt Nam cho con bú
từ 18-24 tháng rất cao trong những năm gần đây [56], [57] cho thấy công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe cùng với thực tiễn về lợi ích của sữa mẹ đã thay
đổi căn bản thực hành nuôi con bằng sữa mẹ ở nhiều vùng miền trên cả nước.


Ăn bổ sung

Thời gian bắt đầu ăn bổ sung theo khuyến cáo chung là khi trẻ tròn 6 tháng
tuổi [49]. Trong một bữa ăn bổ sung hợp lý cho trẻ, cần có sự phối hợp đầy đủ
giữa 4 nhóm thực phẩm theo một tỷ lệ cân đối: Protein/Lipit/Gluxit =1/1/4-5
cùng rau, củ, quả và tập cho trẻ thích nghi dần với từng loại thức ăn mới theo
nguyên tắc từ ít đến nhiều; từ lỏng đến đặc [58]. Chất lượng bữa ăn có vai trò
rất quan trọng đối với phát triển thể chất trẻ em [57], [59].


23

Lê Phán nghiên cứu thấy có đến 68,8% trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi
bị SDD và 59,8% trẻ SDD do ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm hàng ngày [60].
Nhiều nghiên cứu khác đều khẳng định hậu quả của ăn bổ sung sớm đến tình
trạng SDD, bệnh tật trẻ em [61], [62], [63]. Tác giả Nguyễn Xuân Ninh nghiên
cứu về tình trạng thiếu VTM A của trẻ em dưới 5 tuổi tại Quảng Ngãi năm
2003, kết quả cho thấy thiếu VTM A cũng liên quan đến việc uống hay không
uống viên nang VTM A, cho trẻ ăn bổ sung quá sớm. và bữa ăn không đủ các
loại thực phẩm giàu VTM A [5].

Khẩu phần ăn nghèo nàn và không cân đối là một trong những nguyên
nhân chính gây thiếu VCDD, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Retinol chỉ có trong thức
ăn nguồn gốc động vật và carotenoid có trong các thức ăn nguồn gốc thực vật.
Chế độ ăn thiếu các thực phẩm nguồn gốc động vật hoặc không có các loại ra
màu xanh đậm hoặc các loại quả có màu vàng có thể là nguyên nhân dẫn đến
thiếu VTM A [64]. Chế độ ăn nghèo các thức ăn nguồn gốc động vật thường
gây thiếu sắt [65]. Tác giả Tengco và cộng sự (2008) tiến hành nghiên cứu tình
trạng thiếu máu ở trẻ 12 – 71 tháng từ 8 làng nông thô ở Cebu – Philippins cho
thấy việc cải thiện chế độ ăn uống của trẻ có ảnh hưởng đến sự gia tăng nồng độ
Hb của trẻ [21].
Nghiên cứu của tác giả Wang tại Trung Quốc (năm 2015) cho thấy tình
trạng thiếu máu trẻ em từ 12 – 35 tháng tuổi có liên quan đáng kể với sự thiếu
hụt sắt, VTM B12 (OR = 5,3; 95% CI: 1,9 – 14,5, p<0,01) và chế độ ăn uống
đơn điệu cũng có ảnh hưởng đến tình trạng thiếu máu của trẻ (OR = 2,3; 95%
CI: 1,1 – 4,7, p<0,01) [23].
Một số nghiên cứu khác cho thấy bổ sung VTM A cho trẻ không những
cải thiện được nồng độ VTM A huyết thanh mà còn cải thiện được nồng độ
Hb và hematocrit. Ngược lại bổ sung sắt không có tác dụng cải thiện nồng
độ VTM A huyết thanh. Do đó, khi bổ sung VTM A đơn lẻ mà không có bổ


24

sung sắt kèm có thể làm tăng tỷ lệ thiếu máu. Các nghiên cứu thực nghiệm
đã gợi ý rằng bổ sung VTM A giúp sắt dự trữ trong cơ thể đã được huy
động để làm tăng khả năng sắt ở các tổ chức, sau 18 và 24 tháng, sắt
huyết thanh, transferrin bão hòa và ferritin huyết thanh đã cao hơn mức điều
tra ban đầu [66].



Uống bổ sung vi chất hoặc bổ sung vi chất vào thực phẩm
Tăng cường VCDD vào các thực phẩm thiết yếu đã được chứng minh là

biện pháp đơn giản và hiệu quả để bổ sung VCDD trong bữa ăn hàng ngày, góp
phần quan trọng vào thành công của chương trình phòng chống thiếu VCDD,
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hiện nay trên thế giới có trên
100 nước đã quy định bắt buộc bổ sung VCDD vào thực phẩm. Bổ sung axit
folic vào các sản phẩm ngũ cốc ăn liền là bắt buộc ở Mỹ, Canada, Costa Rica,
Chile và Nam Phi... Bổ sung VTM A vào dầu ăn là bắt buộc ở Indonesia, bổ
sung sắt vào gạo là bắt buộc ở Philippines,…


Cách chăm sóc trẻ
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng thiếu vi chất của trẻ em đã

được các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến và yếu tố không thể không kể
đến chính là thực hành trong nuôi dưỡng trẻ. Như vậy, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
là yếu tố liên quan mật thiết đến TTDD và thiếu VCDD trẻ em.
Nếu như việc cung cấp chất dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong việc
phát triển thể lực trẻ em thì cách chăm sóc trẻ quyết định sự phát triển về tinh
thần và góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo phát triển một cách toàn diện
thể chất ở trẻ em. Trẻ em cần được chăm sóc chu đáo về vệ sinh, tiêm chủng
đầy đủ, theo dõi tăng trưởng và được chăm sóc dinh dưỡng đúng khi bị ốm như:
tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp,... [67], [68].


25

1.3.3. Tình trạng mắc bệnh
Ngoài các yếu tố trên thì tình trạng bệnh tật của trẻ cũng có tác động đến

tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em. Các bệnh được xếp hàng đầu thường gặp ở trẻ
em đó là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp (NKHH) cấp. Số lần mắc trung bình
của trẻ em Việt Nam trong 1 năm đối với tiêu chảy là 2,2 lần, viêm phổi là 1,6
lần [69]. Nhiễm khuẩn dễ đưa đến SDD do rối loạn tiêu hoá và ngược lại, SDD
dễ dẫn tới nhiễm khuẩn do đề kháng giảm. Khi trẻ bị bệnh cơ thể tiêu hao nhiều
năng lượng và các chất dinh dưỡng, cảm giác thèm ăn giảm, tiêu hoá, hấp thu
kém, mức cung cấp chất dinh dưỡng giảm, các chất dinh dưỡng không đủ đáp
ứng nhu cầu của cơ thể, do đó bệnh tật trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
SDD và thiếu vi chất ở trẻ em.
Tình trạng nhiễm trùng đặc biệt là viêm đường hô hấp, tiêu chảy hoặc
nhiễm ký sinh trùng đường ruột (nhất là giun đũa) cũng là các nguyên nhân
quan trọng dẫn tới tình trạng thiếu VTM A. Mặt khác, thiếu VTM A làm cho trẻ
dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp
[2]. Nhu cầu VTM A tăng khi trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các
bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em như sởi, NKHH, tiêu chảy… Vì khi trẻ bị mắc
các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính làm tăng dị hóa VTM A và gây mất VTM A qua
phân, nước tiểu làm tăng nhu cầu VTM A của tế bào. Nghiên cứu trên trẻ 5 tuổi
mắc viêm phổi sống tại vùng nghèo nhất của Mexico cho thấy 7,3% có liên
quan thiếu VTM A với tình trạng nhiễm khuẩn [39]. Một số nghiên cứu thực
nghiệm trên động vật và lâm sàng trên người đều cho rằng thiếu VTM A có
thể làm cho đối tượng dễ bị NKHH cấp hơn [70],[71],[72].
Tác giả Nguyễn Xuân Ninh nghiên cứu về tình trạng thiếu VTM A của
trẻ em dưới 5 tuổi tại Quảng Ngãi năm 2003, kết quả cho thấy thiếu VTM A
liên quan đến thiếu máu và tình trạng mắc bệnh hô hấp của trẻ [5]. Cũng thời


×