Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài dự thi tìm hiểu chiến thắng Điện Biên Phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.17 KB, 7 trang )

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
“60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính”

Họ và tên: Đoàn Minh Phương. Sinh năm: 2001
Học sinh lớp: 7A. Trường: Trung học cơ sở Nguyễn Trãi
Huyện: Nam Sách. Tỉnh: Hải Dương.
Địa chỉ nhà riêng:
Số điện thoại (nếu có):

Câu hỏi cuộc thi tìm hiểu “60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính”

Câu 1: Em hãy cho biết tới nay, Bưu điện Việt Nam đã bao nhiêu lần phát hành tem để kỷ niệm sự
kiện chiến thắng Điện Biên Phủ?
Kể từ sau sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ, Bưu điện Việt Nam đã 6 lần phát hành tem để kỷ niệm
sự kiện này:
1. Bộ tem 011: Chiến thắng Điện Biên Phủ (04 mẫu - phát hành năm 1954)
- Vào tháng 10/1954, chỉ 5 tháng sau
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (ngày
7/5/1954), ngành Bưu chính đã kịp ghi
dấu sự kiện quan trọng này bằng việc
phát hành bộ tem “Chiến thắng Điện
Biên Phủ” gồm 4 mẫu tem, do họa sĩ Bùi
Trang Chước thiết kế. Bộ tem tái hiện
thời khắc chiến sỹ Điện Biên bên cạnh lá
cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm
Đờ Ca-xtơ-ri. Chiến thắng Điện Biên
Phủ đã mở ra một trang sử mới cho đất
nước và dân tộc Việt Nam.

2. Bộ tem 144:Kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ(04 mẫu, 01 blốc-phát hành năm 1964)


1


- Bộ tem Kỷ niệm 10 năm “chiến thắng Điện Biên
Phủ”, gồm 4 mẫu và 1 blốc tem do họa sĩ Trần
Lương thiết kế, phát hành ngày 7/5/1964. Bộ tem đã
dựng lại một số hình ảnh trong chiến dịch Điện Biên
Phủ và cảnh xây dựng Điện Biên Phủ sau ngày
chiến thắng. 4 mẫu tem lần lượt khắc họa nên hình
ảnh người chiến sĩ Điện Biên đã vất vả kéo pháo
vượt qua bao dốc núi cao; tiếp đến là hình ảnh quân
ta bao vây địch, tiến vào tấn công căn cứ của quân
Pháp.

3. Bộ tem 286: Kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (02 mẫu - phát hành năm 1974)

- Bộ tem Kỷ niệm 20 năm “chiến thắng Điện Biên Phủ”, gồm 2
mẫu tem do họa sĩ Trần Huy Khánh thiết kế, phát hành ngày
7/5/1974; Một mẫu thể hiện hình ảnh chiến sỹ Điện Biên với lá
cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” đứng trên nóc hầm Đờ Ca-xtơ-ri,
một mẫu thể hiện huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên”, phần thưởng
cao quý dành cho những người lính đã tham gia chiến dịch Điện
Biên lịch sử.

4. Bộ tem 440:Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ(07 mẫu, 01 blốc-phát hành năm 1974)
- Bộ tem Kỷ niệm 30 năm
“chiến thắng Điện Biên
Phủ”, gồm7 mẫu tem và 1
blốc tem, do họa sĩ Huy
Toàn thiết kế, phát hành

ngày 7/5/1984. Bộ tem đã
tái hiện lại một số hình
ảnh trong chiến dịch lịch
sử này: Họp Bộ chỉ huy
mặt trận; Hành quân ra
trận; Dân công hoả tuyến;
Kéo pháo vào trận địa;
Bắn rơi máy bay địch;
Đánh chiếm cứ điểm;
Chiếm hầm Đờ-cát; Mẫu
blốc thể hiện toàn cảnh
bản đồ mặt trận và họp
Bộ chỉ huy.

2


5. Bộ tem 683: Kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (02 mẫu, phát hành năm 1994)
- Bộ Tem Kỷ niệm 40 năm “chiến thắng
Điện Biên Phủ”, gồm 2 mẫu tem, do họa sĩ
Trịnh Quốc Thụ thiết kế, phát hành ngày
7/5/1994, tái hiện hình ảnh kéo pháo vào
chận địa và mừng chiến thắng của quân và
dân ta.

6. Bộ tem 922:Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ(02 mẫu, 01 blốc-phát hành năm 2004)
- Năm 2004, cả nước hướng về Điện
Biên với sự kiện kỷ niệm 50 năm chiến
thắng Điện Biện Phủ. Hoà chung với
không khí hân hoan chào đón sự kiện

lớn của đất nước, ngày 04/5/2004, Bộ
Bưu chính, Viễn thông đã tổ chức phát
hành đặc biệt bộ tem "Kỷ niệm 50 năm
chiến thắng Điện Biên Phủ", ngay tại
mảnh đất lịch sử Điện Biên. Bộ tem
gồm 02 mẫu và 01 blốc, thể hiện hình
tượng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
năm xưa và hình ảnh Điện Biên Phủ
đang trên đường đổi mới, cùng với
không khí vui tươi phấn khởi của người
dân chào đón sự kiện trọng đại này. Bộ
tem tái hiện lại hình ảnh của người chiến
sĩ, tái hiện lại cuộc sống của nhân dân
sau 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ:
người Việt Nam đang ra sức để xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc thân yêu.

Câu 2: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ có nhiều gương chiến đấu, hy sinh của bộ đội ta đã được Nhà
nước phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Em hãy cho biết vài nét về người anh hùng được thể hiện qua con tem dưới đây.

3


Phan Đình Giót (1922-1954) là một trong 16 Anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam được
tuyên dương vì thành tích trong trận Điện Biên Phủ. Chức vụ cuối của của ông là Tiểu đội phó bộ
binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Phan Đình Giót sinh ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình
rất nghèo. Bố ông bị chết vì đói. Phải đi ở từ năm 13 tuổi và chịu cảnh cực nhọc, vất vả. Cách mạng

tháng Tám thành công, Phan Đình Giót tham gia tự vệ chiến đấu.Đến năm 1950, Phan Đình Giót xung
phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hòa Bình,
Tây Bắc, Điện Biên Phủ.
Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử trận Điện Biên Phủ. Lực
lượng hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng theo lời kể, ông vẫn kiên
trì, giúp đồng đội về tới đích.
Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt Him Lam. Bộ đội đại đội 58
lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị
thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn
như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị thương vong nhiều.
Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả bộc phá nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông
đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, Phan Đình Giót
vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt này, Phan Đình
Giót bị thương vào vai, mất máu nhiều.
Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn
lại, Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức
(khi đã bị thương, mất máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to:
“ Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân”
Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm bị dập tắt, quân
Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3năm 1954, giành
thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.[3]
Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần. Ngày 3
tháng 8, 1955, Phan Đình Giót được truy tặng danh hiệu Anh hùng Quân đội. Sau được truy tặng
thêm Huân chương Quân công hạng Nhì. Ngày nay có những con đường và trường học mang tên ông.
Hành động hi sinh thân mình của Phan Đình Giót vô cùng quả cảm. Hình ảnh người anh hùng
“lấy thân mình lấp lỗ châu mai” đã trở thành bất diệt trong tim mỗi con người Việt Nam. Ông chính là
một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng; là một tấm gương, là niềm tự hào của
thế hệ trẻ Việt Nam.
4



Câu 3: Hình ảnh giới thiệu trên mẫu tem sau nhắc em liên tưởng đến sự kiện nào trong chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ?

Mẫu tem trên được phát hành vào dịp kỉ niệm 30 năm chiến thắng Điên Biên Phủ (7/5/1954 –
7/5/1984). Hình ảnh được họa sĩ Huy Toàn khắc họa lại trong mẫu tem này chính là những giây phút
thiêng liêng nhất, đã tô điểm thêm cho một trang sử hào hùng của dân tộc: giây phút mà quân ta chiếm
được hầm Đờ- Cát, giây phút mà lá cờ độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đang tung bay
trên nóc hầm Đờ Cát. Sau 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt và chiến đấu cực kì
anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn
rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng. Chiến
thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược. Chiến thắng ĐIện
Biên Phủ “đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch
sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa
đế quốc”. Nhà thơ Tố Hữu cũng đã viết những câu thơ mô tả sinh động những ngày chiến dịch Điện
Biên Phủ gian khổ nhưng hào hùng :
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm,cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Dầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt còn ôm
Những bàn tay xẻ núi lăn bom

Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện.”
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở ra một trang sử mới ở miền Bắc nước ta: một cuộc sống hòa
bình và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mẫu tem này đã khắc họa lại giây phút lịch sử thiêng liêng ấy của
dân tộc, của đất nước Việt Nam ta. Đúng 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, quân ta chiếm sở chỉ huy của
địch, tướng Pháp Đờ Cát-xtơ- ri và bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng đã bị bắt sống.
Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong
đêm đó quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ toàn
bộ quân đich đã bị bắt làm tù binh. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta chiến thắng
5


lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí
Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng
vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta
và địch trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Đông Dương.
Đã 60 năm trôi qua kể từ ngày chiến thắng Điện Biên Phủ toàn thắng nhưng trong tim mỗi con
dân Việt Nam, khoảnh khắc thiêng liêng ấy của lịch sử chỉ như vừa mới diễn ra ngày hôm qua thôi.
Tuy rằng khi em được sinh ra khi đất nước ta đã hòa bình, độc lập nhưng em vẫn luôn tự hào về những
trang lịch sử vể vang của dân tộc những thời đại của cha ông đi trước. Ngày nay, khi chiến tranh bom
đạn đã đi vào quá khứ, nhiệm vụ của những chủ nhân tương lai của đất nước như chúng em là phải cố
gắng học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, noi gương những anh bộ đội cụ Hồ để sau này lớn lên
trở thành những công dân thật tốt, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hình chữ S thân yêu như lời
Bác Hồ vẫn hằng căn dặn.

Câu 4: Năm 2014, cả nước tưng bừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ. Em hãy
vẽ 1 mẫu tem có kích thước 15 x 20cm để nói về sự kiện trên.

(Mô phỏng bố cục con tem, các em có thể tham khảo để vẽ tem)


Câu 5: Em hãy cho biết Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức
bao nhiêu cuộc họp mặt, liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc? Vào những năm nào? Ở đâu?
- Tính tới hiện nay, Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và Hội đồng Đội
Trung ương đã 3 lần tổ chức cuộc họp mặt, liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc.
+ Lần 1: Từ ngày 2/7/1984 đến 11/7/1984: Gặp mặt “Các chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc tại
Hà Nội và Hải Phòng với 160 thiếu nhi tham gia.
+ Lần 2: Kết thúc “Cuộc hành quan theo bước chân những người anh hùng”, đặc biệt là hướng
về ngày Kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, đông thời để đánh giá những kết quả thi đua của
đội viên, thiếu niên nhi đồng toàn quốc, “Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ II” đã
được tổ chức tại Điện Biên Phủ, Hà Nội, Quảng Ninh từ ngày 28/6/1994 đến7/7/1994.
+ Lần 3: từ ngày 10/7/2004 đến ngày 14/7/2004: “Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc
tại thủ đô Hà Nội.
- Dự kiến lần 4 sẽ được tổ chức vào tháng 6/2014: “Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn
quốc sẽ diễn ra tại Điện Biên và Hà Nội gồm khoảng 200 đại biểu, mỗi đơn vị chọn và cử ra 3 đại biểu
thiếu nhi có độ tuổi từ 10-15 tuổi, có thành tích học tập, rèn luyện và công tác Đội tốt.
6


7



×