Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

bài giảng các cặp phạm trù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.83 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC

MÔN THỰC HÀNH DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG SƯ PHẠM
Bài giảng:

CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Hà Nội – 2017


BÀI GIẢNG NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TIẾT GIẢNG
1.1. Người thiết kế:
1.2. Người hướng dẫn:
1.3. Bài soạn: Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT
1.4. Chủ đề giảng: Các cặp phạm trù:
1. Nội dung và hình thức
2. Bản chất và hiện tượng
3. Khả năng và hiện thực
1.5. Đối tượng: Sinh viên năm nhất các trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1.6. Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1.7. Thời gian: 1 tiết
1.8. Hình thức lên lớp: Lên lớp tập trung.
II. NỘI DUNG TIẾT GIẢNG
1. Mục tiêu, yêu cầu:
1.1. Mục tiêu


Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
1.1.1. Về kiến thức
Qua bài học giúp sinh viên hiểu được:
- Các khái niệm cơ bản:
+Nội dung là gì? Hình thức là gì?
+Bản chất là gì? Hiện tượng là gì?
+Khả năng là gì? Hiện thực là gì?
- Mối quan hệ biện chứng giữa:
1


+Nội dung và hình thức
+Bản chất và hiện tượng
+Khả năng và hiện thực
- Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa
nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện
thực.
1.1.2. Về kỹ năng
- Phân biệt được các khái niệm cơ bản: nội dung, hình thức, bản
chất, hiện tượng, khả năng, hiện thực.
- Vận dụng các cặp phạm trù nội dung và hình thức, bản chất và
hiện tượng, khả năng và hiện thực để giải thích các hiện tượng
trong đời sống xã hội.
1.1.3. Về thái độ
- Giúp sinh viên nhận thức và nhìn nhận đúng đắn về ba cặp phạm
trù, nội dung – hình thức, bản chất – hiện tượng và khả năng –
hiện thực, từ đó tôn trọng sự tồn tại khách quan của sự vật, hiện
tượng, biết tìm cách giải quyết khó khăn theo quan điểm chủ nghĩa
Mác – Lênin.
- Áp dụng vào trong hoạt động thực tiễn để có cái nhìn sâu sắc hơn

mọi sự vật, hiện tượng đang diễn ra trong đời sống hằng ngày.
1.2.

Yêu cầu
- Sinh viên nghiên cứu giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, tích cực chủ
2


động trong việc tiếp cận nội dung bài học và thực hiện nghiêm túc
yêu cầu của giảng viên.
2.

Trọng tâm tiết giảng:
- Nội dung và hình thức:
a) Phạm trù nội dung, hình thức
b) Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Bản chất và hiện tượng
a) Phạm trù bản chất, hiện tượng
b) Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Khả năng và hiện thực
a) Phạm trù khả năng, hiện thực
b) Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
c) Ý nghĩa phương pháp luận

3.

Phương pháp, phương tiện dạy học cơ bản:

3.1. Phương pháp dạy học:
Sử dụng nhiều phương pháp, trong đó, chủ yếu dùng phương pháp vấn
đáp, nêu vấn đề, kết hợp với thuyết trình, trích dẫn kinh điển hợp lý.
3.2. Phương tiện dạy học:
- Đề cương chi tiết, đề cương bài giảng, giáo trình Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin (2014), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Bài giảng chủ yếu dùng phấn, bảng, ngoài ra có cả máy tính, máy chiếu.

4.

Tài liệu tham khảo:
3


4.1. Bộ Giáo dục và đào tạo - Giáo trình môn học Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin (Dành cho sinh viên Đại học, cao đẳng khối không
chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự
thật, Hà Nội, 2014).
4.2. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình triết học Mác – Lênin
(2008), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4.3. PGS. TS Trần Đăng Sinh (Chủ biên), Giáo trình Triết học Mác - Lênin
nâng cao (dùng cho sinh viên chuyên ngành Triết học và học viên cao học, nghiên
cứu sinh không chuyên ngành Triết học), Nxb Khoa học xã hội, 2014.
4.4. Hỏi – đáp môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin:
dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, PGS.TS Trần Văn Phòng, PGS.TS An Như Hải, PGS.TS Đỗ
Thị Thạch, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009.
4.5. Hỏi – đáp về triết học Mác – Lênin, Trần Văn Phòng, Nguyễn Thế Kiệt,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

4.6. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, dành cho sinh viên
Đại học, Cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
(2013), Nxb Chính trị quốc gia.
4.7. Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành liên quan đến nội dung bài giảng.
5. Các bước lên lớp
Bước 1: Ổn định lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:

4


Trong tiết học hôm trước, cô đã giới thiệu với các em về khái niệm
phạm trù và ba cặp phạm trù đầu tiên. Vậy trước khi vào bài mới một
bạn hãy nhắc lại cho cô và cả lớp biết khái niệm phạm trù?
Đáp án:
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những
thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng
thuộc một lĩnh vực nhất định.
Mỗi bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình, phản
ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc
phạm vi khoa học đó nghiên cứu.

Bước 3: Nội dung bài giảng
*Giới thiệu bài:
Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện
chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên,
xã hội và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản. Hôm trước chúng ta đã nghiên cứu
về ba cặp phạm trù đầu tiên, đó là: cái riêng và cái chung, nguyên nhân và kết quả,
tất nhiên và ngẫu nhiên, trong tiết học ngày hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em ba

cặp phạm trù còn lại: nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và
hiện thực

5


Nội dung kiến thức chủ yếu
4) Nội dung và hình thức
Hoạt động của GV và HS

Nội dung kiến thức cần đạt

* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phạm trù nội dung

4. Nội dung và hình thức

và phạm trù hình thức

a) Phạm trù nội dung, hình thức?

GV: Em hiểu thế nào là nội dung? Thế nào là hình
thức?
SV: Trả lời
GV: Kết luận
- Phạm trù nội dung: dùng để chỉ sự tổng hợp tất
cả những mặt, những yếu tố, những quá trình cấu
tạo nên sự vật, hiện tượng.
- Phạm trù hình thức: dùng để chỉ phương thức
tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, là hệ
thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các

yếu tố của nó.

GV: Theo chủ nghĩa Mác- Lênin thì bất cứ sự vật nào
cũng có hình thức bề ngoài của nó nhưng phép biện
chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của
sự vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung. Trong cặp
phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói
đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung chứ không
chỉ nói đến hình thức bề ngoài (diện mạo) của sự vật.
-VD1:
Khi phân tích phân tử nước (H 2O) ta có thể thấy: nội
dung: 2 nguyên tử (H) và một nguyên tử (O 2); hình thức:
sự liên kết giữa các nguyên tử H-O-H.
- VD2:
Các tác phẩm văn học được xuất bản thành những
cuốn sách đều có những hình dáng, màu sắc nhất định,
nhưng nó chỉ là hình thức bên ngoài. Cái quan trọng là
hình thức bên trong của tác phẩm, cụ thể đó là bố cục tác

6


phẩm, là hình tượng nghệ thuật, là ngôn ngữ, phong cách,
bút pháp… được sử dụng để diễn đạt nội dung, diễn đạt
lại tư tưởng, những vấn đề của cuộc sống mà tác giả
muốn nêu lên. Chính đó mới là hình thức mà chủ nghĩa
duy vật biện chứng muốn đề cập đến trong cặp phạm trù
nội dung – hình thức.
GV: Tương tự quan sát hình ảnh trên máy chiếu, bạn
nào chỉ ra cho cô nội dung và hình thức của quá trình sản

xuất là gì?
SV: Trả lời
GV: Kết luận
- VD3:
Nội dung của quá trình sản xuất là tổng hợp tất cả
những yếu tố vật chất như con người, công cụ lao động,
đối tượng lao động, các quá trình con người sử dụng
công cụ để tác động vào đối tượng lao động, cải biến nó
tạo ra sản phẩm cần thiết cho con người. Còn hình thức
của quá trình sản xuất là trình tự kết hợp, thứ tự sắp xếp
tương đối bền vững các yếu tố vật chất của quá trình sản
xuất, quy định đến vị trí của người sản xuất đối với tư
liệu sản xuất và sản phẩm của quá trình sản xuất.
GV: Chuyển ý
Vậy giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ với nhau
như thế nào, chúng ta sẽ sang phần b.

* Hoạt động 2 : Tìm hiểu mối quan hệ

b) Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình
thức

biện chứng giữa nội dung và hình thức
GV: Quan sát sơ đồ trên máy chiếu,
bạn nào hãy nêu cho cô cách hiểu của
em về sơ đồ này khi biểu thị về mối quan
hệ giữa nội dung và hình thức?
SV: Trả lời

- Thứ nhất: Sự thống nhất và gắn bó giữa nội

dung và hình thức

7


.

GV: Kết luận

GV: Theo quan niệm của phép biện
chứng duy vật, nội dung và hình thức

+ Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ
với nhau, không tách rời nhau. Không có một hình
thức nào lại không chứa đựng nội dung và cũng

của sự vật, hiện tượng có mối quan hệ

như là không có nội dung nào lại không tồn tại

biện chứng với nhau.

trong hình thức.

GV: Giải thích:
Điều đó là do nội dung bao gồm
những mặt, những yếu tố, những quá
trình tạo nên sự vật, trong khi đó, hình
thức lại chính là hệ thống các mối liên hệ
tương đối bền vững giữa các yếu tố ấy.

Như vậy là các yếu tố vừa góp phần tạo
nên nội dung vừa tham gia vào các mối
liên hệ tạo nên hình thức. Do đó nội
dung và hình thức luôn luôn gắn bó chặt
chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống
nhất . Nội dung nào thì hình thức đó.
- Tuy nhiên, không phải nội dung và
8


hình thức bao giờ cũng phù hợp với
nhau, không phải một nội dung bao giờ
cũng chỉ thể hiện ra trong một hình thức
nhất định và một hình thức bao giờ cũng
chỉ chứa đựng trong một nội dung nhất
định.
Như vậy, sự phù hợp giữa nội dung và hình thức

Thực ra, không bao giờ có sự phù hợp

bao giờ cũng là sự phù hợp với một độ lệch nhất

hoàn toàn tuyệt đối giữa nội dung và

định. Độ lệch đó nhiều hay ít tùy thuộc vào từng

hình thức. Bởi lẽ, các yếu tố, quá trình
tạo nên nội dung ở trong trạng thái vận
động, biến đổi không ngừng, trong khi
đó hệ thống các mối liên hệ giữa chúng,

tức là hình thức lại tương đối bền vững,
ổn định. Kết quả là giữa nội dung và
hình thức bao giờ cũng có một “độ
lệch”, một sự không phù hợp nhất định
nào đấy.
- Mặt khác, giữa nội dung và hình thức
cũng không bao giờ có thể có sự không
phù hợp nhau hoàn toàn, tuyệt đối, vì
trong trường hợp đó, sự thống nhất
tương đối giữa nội dung và hình thức đã
bị phá vỡ và sự vật sẽ không còn là sự
vật cũ nữa.
9

trường hợp cụ thể. Chính vì có độ lệch đó nên cũng
một nội dung trong tình hình phát triển khác nhau
có thể có nhiều hình thức và ngược lại, cùng một
hình thức có thể thể hiện những nội dung khác
nhau.


GV: Lấy ví dụ:
Cùng một hình thức tổ chức sản xuất
như nhau nhưng được thực hiện trong
những ngành, những khu vực, với những
yếu tố vật chất khác nhau, sản xuất ra

-Thứ hai, Vai trò quyết định của nội dung đối với

những sản phẩm khác nhau. Vậy là một


hình thức trong quá trình vận động và phát triển

hình thức có thể chứa đựng nhiều nội

của sự vật
+Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất của sự

dung khác nhau.

vật, nó luôn vận động biến đổi, còn hình thức là
mặt tương đối ổn định, bền vững của sự vật. Vì vậy

GV: Mở rộng:

mà hình thức biến đổi chậm hơn so với nội dung,

Do tình hình đặc biệt đó nên một vấn

khi nội dung biến đổi thì hình thức phải thay đổi

đề quan trọng đặt ra là phải tận dụng

theo cho phù hợp.

tất cả mọi loại hình thức có thể có, kể cả

=> Nội dung quyết định hình thức

một số hình thức cũ để phục vụ cho nội

dung mới. Lênin đã kịch liệt phê phán
thái độ chỉ thừa nhận những hình thức
cũ,
10


đồng thời ông cũng bác bỏ quan niệm
phủ nhận mọi hình thức cũ. Lênin đòi
hỏi
phải khai thác mọi loại hình thức có thể
có, mới cũng như cũ, lấy cái nọ để bổ
sung cho cái kia, không phải để điều hoà
cái mới và cái cũ mà là để làm cho bất
cứ hình thức nào cũng trở thành một
công cụ giành thắng lợi hoàn toàn và
cuối
cùng, quyết định dứt khoát cho chủ
nghĩa cộng sản. Lênin viết “Chủ nghĩa
giáo

-Thứ ba, hình thức có tính độc lập tương đối và
tác động trở lại đối với nội dung.

điều hữu khuynh cứ khăng khăng chỉ
thừa nhận những hình thức cũ, nó đã
hoàn

+Hình thức phù hợp với nội dung: tạo điều kiện
thuận lợi cho nội dung phát triển.
+Hình thức không phù hợp với nội dung: kìm

hãm sự phát triển của nội dung.

toàn phá sản vì nó không nhận thấy nội
dung mới. Chủ nghĩa giáo điều tả
khuynh
lại khăng khăng tuyệt đối phủ nhận
những hình thức cũ nhất định nào đó mà
không thấy rằng nội dung đang tự mở
lấy một con đường xuyên qua tất cả mọi
hình thức; rằng nhiệm vụ của những
người cộng sản chúng ta, là phải nắm
lấy hết thảy những hình thức đó, học
cách lấy hình thức này bổ sung hết sức
11


nhanh
chóng cho hình thức khác, lấy hình thức
này thay thế cho hình thức khác…”

GV: Giải thích:
- Dưới sự tác động lẫn nhau của những
mặt trong sự vật, hoặc giữa các sự vật
với nhau trước hết làm cho các yếu tố
của nội dung biến đổi trước, còn những
mối liên kết giữa các yếu tố của nội
dung, tức hình thức thì chưa biến đổi
ngay, vì vậy hình thức sẽ trở nên lạc hậu
hơn so với nội dung và sẽ trở thành nhân
tố kìm hãm nội dung phát triển. Do xu

hướng chung của sự phát triển của sự
vật, hình thức không thể kìm hãm mãi sự
phát triển của nội dung mà sẽ phải thay
đổi cho phù hợp với nội dung mới. Vì
vậy, nội dung quyết định hình thức.
-VD:
Nội dung giai cấp của Nhà nước bao
giờ cũng quyết định hình thức Nhà nước
phù hợp với nó. Việc chuyển sang phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần theo
12


định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải
có cơ chế quản lí tương ứng.
- Điều này, theo Ăngghen nó còn được
áp dụng cho chính học thuyết của chủ
nghĩa Mác- Lênin. Theo ông thì: “Mỗi
lần có một phát minh vạch thời đại,

c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Do nội dung và hình thức có mối liên hệ với

ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự

nhau, gắn bó với nhau trong quá trình vận động và

nhiên thì chủ nghĩa duy vật không tránh

phát triển của sự vật, vì vậy trong nhận thức và hoạt


khỏi phải tự thay đổi hình thức của nó”.

động thực tiễn không được tách rời hay tuyệt đối
hóa một mặt nội dung hoặc hình thức.
- Cùng một nội dung trong quá trình phát triển của
sự vật có thể có nhiều hình thức và ngược lại, một
hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung. Vì vậy
trong hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội cần phải
chủ động sử dụng nhiều hình thức khác nhau, đáp
ứng với yêu cầu thực tiễn của hoạt động cách mạng
trong những giai đoạn khác nhau.
- Vì nội dung quyết định hình thức nên để xét
đoán sự vật nào đấy cần căn cứ trước hết vào nội
dung của nó và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì
cần tác động để làm biến đổi trước hết ở nội dung
của nó.
- Ngược lại hình thức cũng có tính độc lập tương

GV: Giải thích
-Tuy nội dung giữ vai trò quyết định
so với hình thức nhưng điều đó hoàn

đối của nó , có thể tác động trở lại với nội dung vì
vậy mà trong hoạt động thực tiễn cần luôn theo dõi
mối quan hệ giữa hình thức và nội dung để kịp thời

toàn không có nghĩa là hình thức chỉ là
cái bị động, đi theo nội dung. Trái lại,sau
khi xuất hiện dưới ảnh hưởng của nội

dung, hình thức sẽ mở đường và thúc
13

can thiệp vào tiến trình phát triển của nó.


đẩy
sự phát triển của nội dung; trong trường
hợp ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát
triển ấy.
-Sự tác động qua lại giữa nội dung và
hình thức diễn ra trong suốt quá trình
phát triển của sự vật. Lúc đầu, những
biến đổi diễn ra trong nội dung chưa ảnh
hưởng tới hệ thống mối liên hệ tương đối
bền vững của hình thức. Nhưng khi
những biến đổi đó tiếp tục diễn ra thì tới
một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ
tương đối bền vững ấy của hình thức bắt
đầu trở nên chật hẹp và bắt đầu kìm
hãm sự phát triển của nội dung. Hình
thức không còn phù hợp với nội dung
mới
nữa. Sự không phù hợp ấy tiếp tục phát
triển và tới một lúc nào đó thì xảy ra sự
xung đột giữa nội dung và hình thức: nội
dung mới phá bỏ hình thức cũ và trên
cơ sở của hình thức vừa mới hình thành,
nó tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển
sang một trạng thái mới về chất.

-VD:
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản
14


xuất, trong đó quan hệ sản xuất là hình
thức còn lực lượng sản xuất là nội dung .
Trong các hình thái kinh tế xã hội có giai
cấp đối kháng, lúc đầu quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, do đó thúc đẩy xã hội
phát triển về mọi mặt. Nhưng lực lượng
sản xuất là yếu tố động, nó luôn vận
động và phát triển, trong khi quan hệ sản
xuất là một yếu tố tĩnh. Khi lực lượng
sản xuất phát triển đến một trình độ nhất
định, quan hệ sản xuất không thay đổi và
bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Sự không phù hợp ấy cứ
tăng dần và cuối cùng dẫn đến sự xung
đột giữa quan hệ sản xuất và lực lượng
sản xuất , làm cho cách mạng xã hội
bùng nổ. Cuộc cách mạng xã hội ấy sẽ
xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ và xác lập
quan hệ sản xuất mới. Quan hệ sản xuất
mới phù hợp với trình độ phát triển mới
của lực lượng sản xuất và mở đường cho
nó tiếp tục phát triển.
GV: Chuyển ý:

Từ sự phân tích mối quan hệ giữa
nội dung và hình thức chúng ta có thể rút
15


ra một số ý nghĩa phương pháp luận sau:

Kết luận:
Các em vừa tìm hiểu cặp phạm trù thứ tư: nội dung và
hình thức. Qua bài học này các em cần ghi nhớ một số
vấn đề cơ bản sau:
-Khái niệm: phạm trù nội dung và hình thức
-Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
-Ý nghĩa phương pháp luận

5) Bản chất và hiện tượng
Hoạt động của GV-SV
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phạm trù bản chất
và phạm trù hiện tượng
GV: Em hiểu thế nào là hiện tượng

Nội dung kiến thức cần đạt
5.1. Phạm trù bản chất, hiện tượng
*Khái niệm

SV: Trả lời
GV: Kết luận

- Phạm trù hiện tượng là sự biểu


SV:lắng nghe và ghi chép

hiện của những mặt, những
mối liên hệ tất nhiên tương đối
-

VD1:

ổn định ở bên ngoài, mặt dễ

Trong tình yêu thì hiện tượng ở đây được

biến đổi hơn và là hình thức

thể hiện bằng hành động như chia sẻ, lắng nghe
nhau, khi ốm quan tâm chăm sóc, hỏi han và

biểu hiện bản chất của sự vật,

nhường nhịn nhau…

hiện tượng
16


GV: Vậy theo em bản chất là gì?
SV:Suy nghĩ và trả lời
GV: Nhận xét, kết luận

-


VD2:
Bản chất của tình yêu trước hết là sự rung

động , thấu hiểu, cảm thông và hy sinh cho nhau.
Hơn nữa trong xã hội hiện đại họ còn cùng nhau
hướng tới một tương lai tốt đẹp.

-

VD3:
Bản chất quan hệ giữa giai cấp tư sản và

giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản là quan hệ

- Phạm trù bản chất là sự tổng

bóc lột. Giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư do

hợp tất cả những mặt, những

giai cấp công nhân làm ra. Nhưng biểu hiện của quan

mối liên hệ tất nhiên tương đối

hệ này ra ngoài xã hội là quan hệ bình đẳng, hai bên
được tự do trao đổi với nhau. Người công nhân có

ổn định bên trong quy định sự


quyền ký hoặc không ký vào bản hợp đồng với nhà

vận động, phát triển của sự vật,

tư sản. Thậm chí nhà tư sản còn chăm lo đến sức

hiện tượng đó.

khỏe của người công nhân và gia đình họ nếu điều
đó có lợi cho việc tăng khối lượng giá trị thặng dư.

-

VD4:
Mọi người đều là sản phẩm tổng hợp của

các quan hệ xã hội đó là cái chung,đồng thời đó là
bản chất của con người. Còn những đặc điểm về cấu
trúc sinh học của con người đều có đầu, mình và các

17


chi… đó là cái chung , nhưng không phải là bản chất
con người.

GV: Mỗi quy luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một
khía cạnh nhất định của bản chất còn bản chất là tổng
hợp của nhiều quy luật
GV: Chuyển ý

Vậy giữa bản chất và hiện tượng có mối quan hệ với
nhau như thế nào, chúng ta sẽ sang 5.2. Mối quan hệ
biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

*Lưu ý:

Hoạt động 2 : Tìm hiểu mối quan hệ biện chứng

- Phạm trù bản chất gắn liền với

giữa bản chất và hiện tượng
GV: Giảng bài

phạm trù cái chung, nhưng

Quan điểm duy tâm không giải quyết đúng đắn mối
quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng, vì

không đồng nhất với cái chung.

họ không thừa nhận hoặc không hiểu đúng sự tồn tại

Có cái chung là bản chất,

khách quan của bản chất và hiện tượng

nhưng có cái chung không là
bản chất.

GV: VD

Platon cho rằng, thế giới những thực thể tinh thần

- Phạm trù bản chất và phạm trù

tồn tại vĩnh viễn và bất biến là bản chất chân chính
của mọi sự vật. Những sự vật mà chúng ta cảm nhận

quy luật là cùng một bậc (xét
18


được chỉ là cái bóng của những thực thể tinh thần mà

về mức độ nhận thức của con

thôi.

người) nhưng không đồng nhất
với nhau.

GV: Tại sao bản chất và hiện tượng lại tồn tại khách
quan?
SV: Suy nghĩ và trả lời
GV: nhận xét và kết luận

5.2. Mối quan hệ biện chứng giữa
bản chất và hiện tượng

- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
cho rằng, bản chất không tồn

tại thật sự, bản chất chỉ là tên
gọi trống rỗng do con người
bịa đặt ra, còn hiện tượng dù có
tồn tại nhưng đó chỉ là tổng

GV: Vậy thì sự thống nhất giữa bản chất và hiện

hợp những cảm giác của con

tượng được thể hiện như thế nào?

người, chỉ tồn tại trong chủ

SV: Suy nghĩ và trả lời

quan con người.
19


GV: Nhận xét và kết luận

- Chủ nghĩa duy tâm khách quan
tuy thừa nhận sự tồn tại thực sự
là của bản chất nhưng đó
không phải là của bản thân sự
vật mà theo họ đó chỉ là những
thực thể tinh thần.

GV:phân tích
V.I. Lênin viết: "Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có

tính

bản

chất".

VD:
“nhìn mặt mà bắt hình dong”
“con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”
“rau nào sâu nấy”

- Ngược lại với quan điểm trên

“Đàn bà thắt đáy lưng ong

đây, chủ nghĩa duy vật biện

Gót chân thon nhỏ đáng chăm quan tiền”

chứng cho rằng, cả bản chất và

“Những người béo trục béo tròn

hiện tượng đều tồn tại khách
quan là cái vốn có của sự vật

Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày”…

không do ai sáng tạo ra.


Thí dụ: Bản chất của giai cấp tư sản của chế độ tư

- Bởi vì sự vật nào cũng được

bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư. Bản chất

tạo nên từ những yếu tố nhất

này được bộc lộ ra ở nhiều hiện tượng trong chủ
nghĩa tư bản như bần cùng hóa giai cấp vô sản, thất

định. Những yếu tố này liên kết

nghiệp, khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ, ô nhiễm

với nhau bằng những mối liên

môi trường, chiến tranh. Khi không còn giai cấp tư
sản, không còn chế độ bóc lột giá trị thặng dư nữa thì

hệ khách quan, đan xen, chằng

những hiện tượng trên cũng sẽ mất theo, con người

chịt. Trong đó có những mối
20


sẽ làm chủ thực sự được tự nhiên, xã hội và bản thân


liên hệ tất nhiên, tương đối ổn

mình.

định. Những mối liên hệ tất
nhiên đó tạo thành bản chất của
sự vật; hiện tượng là biểu hiện
ra bên ngoài của bản chất, cũng
là cái khách quan không phải

GV: Chuyển ý
Tuy nhiên, không phải lúc nào bản chất và hiện

do cảm giác của chủ quan con

tượng cũng trùng khớp với nhau và cũng thể hiện
qua nhau và dễ nhận biết mà có lúc nó che dấu nhau

người

(nhiễu sóng). Ví dụ hiện nay nhiều người muốn đi

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng

lừa nha, bề ngoài sang trọng lịch sự, ăn nói dễ nghe,

quyết

định.


nhiệt tình… Người ta nói rằng “ đẹp thì phô ra xấu

không chỉ thừa nhận sự tồn tại

xa thì đậy lại”, “ ném đá dấu tay”, “ gắp lửa bỏ tay

khách quan của bản chất và

người”… Thế thì trong trường hợp này chúng không

hiện tượng, mà còn cho rằng,

còn thống nhất mà chúng mâu thuẫn với nhau

giữa bản chất và hiện tượng có
GV:

quan hệ biện chứng vừa thống

Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất
và hiện tượng được thể hiện như thế nào?

nhất gắn bó chặt chẽ với nhau,

SV: Suy nghĩ, trả lời

vừa mâu thuẫn đối lập nhau.

GV: Nhận xét và kết luận
- Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng


5.2.1. Sự thống nhất giữa bản

đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Do vậy

chất và hiện tượng

không phải bản chất và hiện tượng phù hợp nhau
hoàn toàn mà luôn bao hàm mâu thuẫn. Mâu thuẫn
thể hiện ở chỗ:

Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra nhiều hiện
tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi của điều kiện

- Sự thống nhất giữa bản chất và

và hoàn cảnh. Vì vậy hiện tượng phong phú hơn bản

hiện tượng trước hết thể hiện ở

chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Bản chất

chỗ bản chất luôn luôn được

là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng

bộc lộ ra qua hiện tượng; còn

là cái thường xuyên biến đổi.
V. I. Lênin viết: “cái không bản chất, cái bề ngoài,


hiện tượng nào cũng là sự biểu

cái trên mặt thường biến mất, không bám “ chắc”,

21


không “ ngồi vững” bằng “ bản chất”.

hiện của bản chất ở mức độ
nhất định.

Thí dụ, bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị
thặng dư, bản chất đó được thể hiện ở rất nhiều thủ
đoạn của giai cấp tư sản như tích cực áp dụng khoa
học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới phương
pháp quản lý, thậm chí tăng lương và cải thiện điều
kiện sống, điều kiện làm việc cho công nhân… để
nhằm mục đích nâng cao giá trị thặng dư cho giai
cấp tư sản, cho nên nấu không tìm hiểu kỹ thì sẽ
không thấy được bản chất thật của của giai cấp tư
sản mà chỉ thấy những biểu hiện bề ngoài của nó,
không có được sự đánh giá toàn diện đúng đắn về
giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản.

- Bản chất quyết định hiện
tượng. Bản chất thay đổi thì
GV: Dựa vào sách giáo trình một bạn hãy nêu ý


hiện tượng biểu hiện nó cũng

nghĩa phương pháp luận của phạm trù bản chất, hiện

thay đổi theo. Khi bản chất

tượng?
SV: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận

biến mất thì hiện tượng biểu
hiện nó cũng mất theo.

Theo V. I. Lênin: “tư tưởng của người ta đi sâu một

22


cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất
cấp một … đến bản chất cấp hai…”

 Tóm lại, bản chất và hiện
tượng thống nhất với nhau,
chính nhờ sự thống nhất này
mà người ta có thể tìm ra cái
bản chất, tìm ra quy luật trong
vô vàn các hiện tượng bên
ngoài.

23



5.2.2. Sự đối lập giữa bản chất
và hiện tượng

+Bản chất phản ánh cái chung,
cái tất yếu, quyết định sự tồn
tại và phát triển của sự vật, còn
hiện tượng phản ánh cái riêng,
cái cá biệt.

+ Mâu thuẫn giữa bản chất và
hiện tượng còn thể hiện ở chỗ,
24


×