Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đóng vai chiếc lá kể chuyện Chiếc lá cuối cùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.29 KB, 2 trang )

“Chị Xiu ơi! Mình đi thăm mộ cụ Bơ-men đi!” – tiếng của Giôn- xi từ trong nhà vọng
ra… “Được rồi đợi chị chút”, Xiu đáp. Thế rồi hai người họa sĩ trẻ cứ thế đi về phía cuối con
đường, nơi có ngôi mộ của cụ Bơ-men, người cha đã sinh ra tôi, một chiếc lá thường xuân, à
không, phải là một kiệt tác nghệ thuật chứ!
Tôi không bao giờ quên ngày này một năm trước, ngày mà tôi được sinh ra và cũng là
ngày mà cụ Bơ- men, người sinh ra tôi là ra đi khỏi thế giới này. Lúc đó là vào mùa đông giá
rét, tuyết rơi phủ trắng ngoài đường phố, từng cơn gió cứ gào thét ngoài cửa sổ thật dữ dội.
Chị Giôn- xi bị bệnh sưng phổi vì bị dầm mưa trên đường về nhà. Bệnh tật và nghèo túng đã
khiến chị tuyệt vọng và gục ngã trên con đi tìm niềm tin cho sự sống. Chị nằm bất động trên
giường, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với
cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì chị cũng buông xuôi, lìa đời… Đó thật là
một suy nghĩ gàn dở và ngu ngốc, chị Xiu không làm cách nào để cho chị Giôn- xi từ bỏ cái
suy nghĩ ngu ngốc ấy được. Vẻ chán nản làm bệnh tình của chị ngày một trầm trọng. Chị Xiu
vô cùng lo lắng và bộc lộ nỗi niềm với cụ Bơ -men – chính là người đã sinh ra tôi, một người
hoạ sĩ nghèo luôn ấp ủ ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng chưa bao giờ thực hiện được, đành sống
qua ngày bằng cách ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ để kiếm tiền. Biết được suy nghĩ của Giôn xi, cụ luôn suy nghĩ phải làm thế nào để chiếc lá cuối cùng không rơi xuống, để Giôn- xi sẽ có
niềm tin và nghị lực để sống tiếp…
Một buổi sáng, chị Giôn- xi lại thều thào ra lệnh cho chị Xiu kéo chiếc màn cửa sổ để
chị nhìn ra ngoài. Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng đêm trước, một chiếc lá
thường xuân vẫn bướng bỉnh bám trụ lại trên tường. Đó là chiếc lá cuối cùng của cây. Cả ngày
hôm ấy, chị Giôn-xi chờ cho chiếc lá rụng xuống và cô sẽ chết.
Cụ Bơ- men đứng ngoài cửa phòng chị Giôn- xi nhìn vào đã thấy tất cả sự tuyệt vọng
của chị. Cụ đã quyết định phải làm cho chiếc lá ấy không rơi. Cụ đi xuống lầu, đi về phòng
của mình, lấy vài chiếc bút lông, một bảng màu pha màu xanh và vang trộng lẫn với nhau.
Đêm hôm ấy, trong một đêm mưa gió dập vùi, khủng khiếp, dưới ánh sáng mập mờ của ngọn
đèn bão, cụ bắc thang và bắt đầu vẽ lên tường một chiếc lá thường xuân đã úa vàng. Đó chính
là tôi. Cụ đã dùng hết tình cảm, sự yêu thương của mình để vẽ tôi, cụ cố gắng để vẽ tôi sao
cho thật sống động, thật giống với một chiếc lá để đem lại niềm tin và nghị lực sống cho chị
Giôn – xi. Tôi thật rất khâm phục hành động cao cả, hi sinh mình vì người khác của cụ, một
con người cao thượng và đáng kính.
Sáng hôm sau, chị Giôn – xi lại ra lệnh cho chị Xiu kéo mành lên. Chiếc lá thường


xuân – kiệt tác của cụ Bơ- men vẫn còn đó. Cụ đã vẽ nó vào đêm qua, cái đêm mà chiếc lá
cuối cùng đã rụng xuống. Chị Giôn- xi nhìn thấy chiếc lá vẫn trụ lại trên tường sau một đêm
mưa gió dữ dội nên đã lấy lại nghị lực sống và nói với chị Xiu rằng: “Em thật là một con bé
hư, chị Xiu thân yêu ơi. Có một cái gì đấy đã lafmc ho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho
em thấy mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin ít cháo
và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy
chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng.” Một tiếng đồng hồ sau, chị lại
nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ xinh đẹp.”
Buổi chiều hôm ấy, bác sĩ đến khám cho chị Giôn – xi và khi ông ra về, ông cầm lấy bàn tay
mảnh dẻ run rẩy của chị Xiu và nói với chị rằng: “Được năm phần mười rồi. Chăm sóc chu
đáo thì chị sẽ thắng. VÀ bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác, tên là
Bơ-men, hình như là một một nghệ sĩ thì phải . Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ là 1 người
già yếu, bệnh tình nguy kịch. Chẳng còn hi vọng gì, nhưng hôm nay cụ sẽ vào nằm viện để
được chăm sóc chu đáo hơn.”
Nghe vậy, chị Xiu bèn xuống lầu để thăm cụ Bơ-men. Bước vào phòng của cụ, chị
thấy vô cùng ngạc nhiên. Giày và quần áo của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung
ra nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Chị nhìn vào góc tường, một chiếc
đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút
lông rơi vung vãi, và một bảng màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau. Khi chị
bước đến bên giường bệnh của cụ Bơ-men để hỏi xem có chuyện gì đã xảy ra, cụ đã dùng


những hơi sức cuối cùng của mình để kể cho chị nghe về kiệt tác “chiếc lá cuối cùng”. Nói
xong, bác sĩ đến và đưa cụ vào bệnh viện.
Chiều hôm ấy, chị Xiu đến bên giường của chị Giôn-xi và kể cho chị ấy nghe tất cả
mọi chuyện. Chị nói: “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Chụ chỉ ốm
có hai ngày… Em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối
cùng trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió
thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm
mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”…

Giờ đây, chị Giôn-xi, một con người luôn tin vào cuộc sống đang đứng trước phần mộ
của cụ Bơ-men. Chị luôn biết ơn vì lòng hi sinh cao cả của cụ, cụ đã hi sinh tính mạng của
mình để cho chị được sống. Chị đã thầm hứa với mình rằng: phải sống cho thật tốt và phải
sống cho cả phần của cụ Bơ-men nữa.
Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng , nếu không có một khoảng lặng, một phút
dừng lại ngắm nhìn cuộc đời, hẳn con người sẽ không bao giờ tìm được chút bình yên, thanh
thản cho tâm hồn mình. Những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính,
đắn đo đã cuốn con người vào vòng quay bất tận. Nhưng không, ở ngay trong một khu phố
nhỏ tồi tàn như nơi đây, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng
giữa một xã hội phồn vinh, rộng lớn.
-------------------------------------------------------------------------------------------------Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O. Hen-ri là 1 tác phẩm hay và rất giàu tính
nhân văn. Trong suốt cả câu chuyện, “kiệt tác chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men là một hình
ảnh vô cùng đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa. Đó chính là một kiệt tác vô giá mà không bất cứ
thứ gì có thể mua được. Dù được vẽ trong một đêm mưa gió dập vùi, khủng khiếp, dưới ánh
run rẩy của ngọn đèn bão thì chiếc lá vẫn rất đẹp, vẫn chân thực và vô cùng sống động. Nó
thật tới nỗi ngay cả những họa sĩ như Xiu và Giôn-xi cũng không phát hiện ra đó chỉ là một
bức tranh. Nó được vẽ cả trái tim, cả tâm hồn và bằng tình yêu thương cao cả của cụ Bơ-men,
một họa sĩ lao động quên mình. Hơn tất cá, nó có một cái giá quá – phải trả bằng mạng người
– nó đã cứu mạng của Giôn-ci nhưng lại cướp đi mạng sống của của cụ Bơ-men. Chiếc lá cuối
cùng mang một thông điệp màu xanh bất bất diệt của sự sống: niềm tin, ý chí và nghị lực có
thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống này. Bên cạnh đó, kiệt tác đã đưa ra
một quan niệm: Nghệ thuật vị nhân sinh: một nghệ thuật chân chính phải được tạo ra từ tình
thương yêu của con người và vì con người.



×