Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của KEM “CHẤN THƯƠNG bsq” TRONG điều TRỊ CHẤN THƯƠNG PHẦN mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.11 KB, 65 trang )

1

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương phần mềm (CTPM) là tổn thương da, gân, cơ, dây chằng,
do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn
lao động, chấn thương thể thao…[1]
Theo thống kê của quân y Xô Viết, trong chiến tranh thế giới thứ II
(1939 - 1945) chấn thương phần mềm chiếm 50% - 60% tổng số thương binh.
Riêng trong quân đội Liên Xô CTPM chiếm tỷ lệ 78% - 85% tổng số thương
tích. Tại Việt Nam, trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước (1965 - 1975)
CTPM chiếm tỷ lệ 61% - 87% [2].
Việt Nam là một đất nước đang phát triển. Trong điều kiện cơ sở hạ
tầng giao thông đô thị phát triển không tương thích với sự gia tăng của các
phương tiện giao thông cá nhân nên tình hình tai nạn giao thông cũng ngày
càng nhiều. Theo số liệu thống kê của bệnh viện Việt Đức, trong quý II năm
1998 CTPM chiếm 77,1% số ca cấp cứu vì tai nạn giao thông [3].
Trong thể thao, CTPM là thường gặp nhất, chiếm trên 90% tổng số
chấn thương [4].
CTPM nếu không được điều trị đúng đắn và kịp thời có thể để lại nhiều
biến chứng như nhiễm khuẩn, áp xe, cứng khớp, hạn chế vận động ….
Để điều trị CTPM, y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp như
dùng thuốc giảm đau, chống phù nề, chống viêm (steroid và non steroid) hay
băng ép. Tuy nhiên việc dùng các thuốc này có thể gây tác dụng không mong
muốn trên lâm sàng như: đau dạ dày, mẩn ngứa, dị ứng [5], [6]…
Y học cổ truyền (YHCT) cũng có nhiều bài thuốc điều trị CTPM có
hiệu quả cao như cao mỏ quạ, cao tiêu viêm, cao thống nhất …. Từ xa xưa,
các danh y như Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác đã sử dụng Đại hoàng, Cam thảo, Mật
ong để đắp vào vết thương, vết bỏng cho hiệu quả rất tốt. Hay để điều trị các



2

2

trường hợp bong gân, đụng dập phần mềm, dân gian hay dùng lá náng hoa
trắng, lá tướng quân … cũng cho hiệu quả tốt [7], [8], [9].
Tại bệnh viện thể thao Việt Nam, bài thuốc gia truyền “chấn thương
BsQ” được sản xuất dưới dạng kem và được sử dụng điều trị CTPM trong 72
giờ đầu và cho nhiều kết quả khả quan như: giảm đau, giảm sưng nề, giảm
xuất huyết, tăng khả năng vận động rõ rệt. Tuy nhiên, chưa có một công trình
khoa học nào nghiên cứu để đánh giá tác dụng của bài thuốc này trên lâm
sàng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với ba mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng giảm đau, chống sưng nề, giảm rối loạn vận
động của kem “chấn thương BsQ” trong điều trị đụng dập phần mềm
2. Đánh giá tác dụng giảm đau, chống sưng nề, giảm rối loạn vận
động của kem “chấn thương BsQ” trong điều trị bong gân
3. Tìm hiểu tác dụng không mong muốn của kem “chấn thương
BsQ” trong điều trị


3

3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM THEO Y HỌC
HIỆN ĐẠI
Chấn thương học là môn khoa học nghiên cứu về những tổn thương

của cơ thể do các tác động từ bên ngoài tới sự toàn vẹn của cơ thể. Có nhiều
loại tác nhân gây ra chấn thương: tác nhân cơ học, hóa học, lý học, các tác
nhân tinh thần và tâm lý.
Mỗi loại tác nhân gây nên tổn thương có đặc điểm riêng. Tác nhân cơ
học gây nên tổn thương như đụng dập, rách nát da, cơ, tổn thương dây chằng,
gãy xương … Tác nhân hóa học gây nên các tổn thương như bỏng, hóa chất,
nhiễm độc … Chấn thương học còn có nhiệm vụ nghiên cứu các biện pháp đề
phòng và điều trị các tổn thương cũng như biến chứng của tổn thương.
Đặc điểm của chấn thương thể dục thể thao là chấn thương chủ yếu ở
cơ quan vận động trong đó CTPM là thường gặp nhất. Đó là các chấn thương
không lớn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần ở một bộ phận nhất định và gây nên
các tổn thương trường diễn. CTPM có thể gây nên các tổn thương đơn lẻ như
đụng dập, rách nát da, cơ, tổn thương thần kinh, mạch máu hoặc cũng có thể
gây nên tổn thương xương khớp (tổn thương dây chằng, bao khớp) hoặc tổn
thương tạng phủ [4].
1.1.1. Phân loại chấn thương phần mềm
CTPM được chia làm 3 loại chủ yếu sau [1]
-Đụng dập phần mềm:
Tổn thương phần mềm chủ yếu là cơ (nhưng không có rách da) gây
dập nát cơ, vỡ các mạch máu nhỏ gây chảy máu trong cơ với các biểu hiện
sưng, nóng, đỏ đau.
Đụng dập phần mềm hay còn được gọi là chấn thương cơ.


4

4

- Chấn thương khớp
Tổn thương phần mềm chủ yếu là dây chằng, bao khớp. Vì thế, chấn thương

khớp còn được gọi là bong gân.
Bong gân là tổn thương dây chằng bị kéo giãn quá mức, bị rách hay
đứt hoàn toàn do chấn thương, trật khớp đột ngột gây ra. Trong bong gân
thường không có di lệch vĩnh viễn các mặt khớp mà chỉ dây chằng bị đứt hoặc
giãn dài ra hơn bình thường. Gân là phần tận cùng của cơ bắp, tổn thương
bong gân không liên quan gì đến cơ. Thuật ngữ bong gân là từ ngữ dân gian,
gọi chính xác là tổn thương dây chằng. Bong gân ngày nay còn kể đến tổn
thương của bao khớp và các cơ tham gia vào việc giữ vững khớp.
- Vết thương phần mềm
Vết thương phần mềm là các tổn thương gây rách, đứt da, niêm mạc hoặc các
phần mềm khác của cơ thể.
Vết thương phần mềm còn được gọi là chấn thương hở phần mềm
1.1.2. Đặc điểm về giải phẫu, sinh bệnh học và điều trị chấn thương cơ
1.1.2.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý
a. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý da
Da bao phủ toàn bộ cơ thể và chuyển thành niêm mạc ở các hố tự
nhiên. Bề mặt da người trưởng thành rộng khoảng 1,5m2 – 2m2. Cấu tạo da
gồm ba lớp như sau:
- Thượng bì: Không có mạch máu, sự nuôi dưỡng các tế bào là do bạch mạch
nằm trong khe giữa các tế bào.
- Trung bì: Gồm nhiều lớp nhú và lớp võng. Trong lớp trung bì có các sợi của
tổ chức liên kết, chất căn bản trung gian tế bào và tế bào. Lớp trung bì giúp da
co giãn, vững chắc và đàn hồi.
- Hạ bì: là lớp mô mỡ bao gồm các bó sợi liên kết cấu tạo như mạng lưới.


5

5


Da có hệ thống tuần hoàn, bạch mạch, các tuyến bã, tuyến mồ hôi,
lông. Đặc biệt trên da còn có nhiều sợi thần kinh cảm giác, giúp da tiếp nhận
các cảm giác nóng, lạnh, đau, cảm giác chèn ép, va đập và tỳ đè [10], [11].
Da có nhiều chức năng sinh lý quan trọng sau
- Chức năng bảo vệ: Da bảo vệ cơ thể tránh các tác động cơ học, hóa học, vật
lý và sinh học …
- Chức năng cảm thụ: Nhờ hệ thống thần kinh và các tận cùng thần kinh nằm
trong da mà con người có thể tiếp nhận, vận chuyển các kích thích từ môi
trường bên ngoài tác động vào cơ thể để cùng với các giác quan khác giúp con
người định hướng được bản thân trong môi trường.
- Chức năng bài tiết: Tuyến bã và tuyến mồ hôi của da đào thải các chất cặn
bã ra ngoài. Mỗi ngày, tuyến mồ hôi bài tiết khoảng 300ml – 800ml mồ hôi,
tuyến bã bài tiết khoảng 20g chất cặn bã.
- Chức năng hô hấp: Da bổ sung một phần chức năng hô hấp của phổi. Qua
da, 1/180 lượng oxy được hấp thụ và 1/90 lượng khí cácbonic được đào thải ra
ngoài.
- Chức năng điều nhiệt: Sự co giãn mạch máu và bài tiết mồ hôi là cơ chế điều
nhiệt của da. Khi mạch máu dưới da giãn ra, quá trình tiết mồ hôi tăng, quá
trình tỏa nhiệt tăng lên, thân nhiệt sẽ giảm và ngược lại [10], [11]..
b. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý cơ.
Cơ là một trong các mô quan trọng của cơ thể. Sự co rút cơ tạo nên
mọi hoạt động của cơ thể. Có 3 loại cơ là cơ trơn, cơ tim, và cơ vân.
Cơ vân (hay cơ bám xương) hoạt động theo ý muốn của con người do
thần kinh động vật chi phối, nó chiếm khoảng 2/5 trọng lượng cơ thể. Đơn vị
cấu tạo của cơ là sợi cơ. Mỗi sợi cơ gồm có nguyên sinh chất và một số nhân.
Nguyên sinh chất có nhiều tơ cơ. Mỗi tơ cơ gồm có đĩa sáng và đĩa tối xen kẽ
nhau. Khi cơ co, các đĩa tối thu ngắn lại và phình ra. Khi cơ duỗi, các đĩa sáng


6


6

kéo dài ra và nhỏ lại. Tổ chức liên kết thưa nối liền các sợi cơ với nhau thành
từng bó nhỏ, tập hợp dần thành các bó lớn và cuối cùng thành cơ.
Thần kinh cơ: Mỗi cơ được vận động bởi một hay nhiều nhánh thần
kinh. Thần kinh vào cơ có sợi cảm giác và vận động theo tỷ lệ 40/60. Các
nhánh thần kinh vào cơ theo hai cách: nếu là cơ dài thì thần kinh đi song song
với thớ cơ, nếu là cơ rộng thi thần kinh đi thẳng góc với thớ cơ. Độ lớn của
thần kinh đi vào cơ không phụ thuộc vào độ lớn của cơ mà phụ thuộc vào
chức năng hoạt động của cơ có phức tạp hay không.
Mạch máu cấp cho cơ thường đi kèm với thần kinh tạo thành bó mạch
thần kinh.
Gân gồm những thớ trắng, chắc ở đầu cơ và thường bám vào xương.
Với các gân dẹt của các cơ rộng thì thường được gọi là cân [12], [13], [14].
1.1.2.2. Sinh bệnh học chấn thương cơ
Chấn thương cơ hay còn được gọi là chấn thương phần mềm, đụng dập
phần mềm.
Chấn thương cơ không gây rách da nhưng làm bầm dập cơ và các tổ
chức dưới da. Chấn thương cơ diễn biến qua 2 giai đoạn sau [15], [16], [17]:
- Giai đoạn viêm cấp: Khi các mô bị tổn thương, dập nát hoặc đứt, các
mạch máu trong cơ cũng bị tổn thương, máu chảy tràn vào các khoang kẽ, các
tổ chức cơ gây máu tụ. Sau đó, ở đây có các bạch cầu nhất là các đại thực bào
tập trung để dọn nơi tổn thương. Các chất trung gian hóa học được sinh ra do
các tế bào khác phóng tiết như Histamin, Prostaglandin, Serotonin … cũng
gây dịch huyết tương thoát ra ngoài mạch. Cho nên giai đoạn sau chấn thương
2, 3 ngày đầu là giai đoạn viêm có sưng, nóng, đỏ, đau.
- Giai đoạn tăng sinh tế bào và lành vết thương: Nhờ các đại thực bào
dọn các tổ chức dập nát và máu tụ, các mạch máu mới được tái tạo để nuôi
dưỡng tổ chức tổn thương và sinh ra các sợi cơ mới bù đắp vào nơi sợi cơ bị



7

7

tổn thương, dần dần cơ được hồi phục. Tùy theo mức độ tổn thương nhiều hay
ít, nặng hay nhẹ của cơ và mạch máu mà thời gian này ngắn hay dài.
1.1.2.3. Phân độ chấn thương cơ
Chấn thương cơ được chia làm 3 mức độ sau [18].
- Độ 1: Tổn thương gây giãn hoặc đứt rách dưới 25% số sợi cơ.
Lâm sàng: BN đau tại chỗ, đau không ảnh hưởng tới tập luyện và xuất hiện
sau khi tập. Cơ kém đàn hồi, vùng chấn thương sưng nề nhẹ. Không bầm tím,
không hạn chế vận động
- Độ 2: Tổn thương gây giãn hoặc đứt rách 25% - 75% số sợi cơ.
Lâm sàng: BN đau tại chỗ, đau trước và sau khi tập, chỉ tập được ở cường độ
trung bình. Vùng tổn thương sưng nóng, có định khu rõ ràng và phù nề mức
độ trung bình. Xuất hiện bầm tím và hạn chế vận động.
- Độ 3: Đứt rách hoàn toàn bó cơ
Lâm sàng: BN đau trước, trong và cả sau khi tập. BN không tập được do đau,
hoạt động bình thường cũng gây đau. Sưng nề và bầm tím rất rõ. Bó cơ mất
hẳn tính liên tục, BN đau chói khi ấn trên vùng chấn thương.
1.1.2.4. Điều trị chấn thương cơ
- Sơ cứu chấn thương cơ theo phác đồ “RICE” [18], [19], [20], [21], [22],
trong đó
+ R: Rest – Nghỉ ngơi
+ I: Ice – Chườm lạnh
+ C: Compression – Băng ép
+ E: Elevation – Gác cao chi thể
- Không xoa bóp, xoa rượu, chườm nóng ngay sau chấn thương

- Dùng thuốc:


Giảm đau: Paracetamol, Alaxan, diclophenac…



Giảm phù nề: Alpha choay


8

8

- Vận động sớm ngay sau khi hết đau [5], [6].
1.1.3. Đặc điểm giải phẫu, sinh bệnh học và điều trị chấn thương khớp
1.1.3.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của khớp
a. Đặc điểm giải phẫu của khớp
Dựa vào sự liên kết giữa các xương tạo thành khớp mà khớp được chia
làm 3 nhóm sau:
- Khớp bất động: Là khớp không có ổ khớp. Loại khớp này bất động hoặc ít
động về mặt chức năng.
- Khớp bán động: Là khớp có bao khớp sợi nhưng không có bao hoạt dịch
- Khớp động: Là khớp điển hình, có đủ các thành phần của bao khớp, bao gồm:
+ Ổ khớp: Là khoang kín, được giới hạn bởi mặt khớp và bao hoạt
dịch. Ổ khớp có áp lực âm tính, vì vậy các mặt khớp luôn sát vào nhau. Trong
ổ khớp chứa hoạt dịch làm khớp cử động dễ dàng.
+ Sụn khớp: Bao phủ trên bề mặt của khớp. Nhờ tính đàn hồi và nhẵn
của sụn khớp nên bề mặt khớp dễ trơn trượt lên nhau và chịu được lực nén để
thực hiện chức năng vận động

+ Bao khớp: gồm 2 màng
Màng sợi: màng sợi là một tổ chức liên kết sợi bám xung quanh mặt
khớp nối liền hai đầu xương với nhau và liên tục với màng xương. Bao khớp
có những chỗ dầy lên, se lại thành dây chằng gần. Dây chằng xa ở ngoài bao
khớp, dây chằng chủ động do cân và gân cơ tạo nên làm tăng khả năng nối
khớp.
Như vậy, dây chằng có nhiệm vụ bảo vệ sự vững vàng của khớp xương
khi vận động. Cấu trúc dây chằng bao gồm các bó collagen chạy song song và
ken rất sít vào nhau, có định hướng theo phương của lực kéo căng, dọc theo
trục dây chằng. Các dây chằng có sức bền chịu lực kéo căng lớn, đảm bảo duy
trì chiều dài cố định kể cả sau khi bị kéo dài tạm thời khi khớp xương vận


9

9

động. Khi sức kéo căng làm biến dạng chiều dài dây chằng dưới 4% thì dây
chằng vẫn có khả năng co trở về dạng ban đầu khi không còn chịu tác động
của lực kéo. Đó là sức kéo căng sinh lý bình thường. Nếu sức kéo căng vượt
quá 4% thì sẽ xảy ra biến dạng đại phân tử, một số sợi collagen bị đứt, dây
chằng bị giãn dài ra và không co trở về được nữa, đó là bệnh lý [17].
Màng hoạt dịch (bao hoạt dịch): Được lót ở trong bao sợi dính quanh
viền sụn khớp ở 2 đầu xương để tạo thành một ổ khớp. Thanh mạc đi từ sụn
khớp tới bao khớp, có những nếp gấp tạo nên túi cùng hoạt dịch [14],
b. Chức năng sinh lý của khớp
Khớp có 3 chức năng cơ bản sau
- Hỗ trợ cho sự ổn định vị trí của cơ thể
- Tham gia vào việc di động các phần cơ thể và tương hỗ lẫn nhau
- Chuyển động cơ thể để di chuyển trong không gian [14]

1.1.3.2. Sinh bệnh học chấn thương khớp.
Chấn thương khớp (bong gân) là một loại tổn thương dây chằng bị kéo
giãn quá mức bị rách hay đứt hoàn toàn. Diễn biến của bong gân trải qua 3
giai đoạn sau:
- Giai đoạn viêm tấy: Xuất hiện trong 72 giờ đầu tiên sau chấn thương.
Nước hoạt dịch ngấm vào các mô bị tổn thương (dây chằng, bao khớp), máu
tụ do các thương tổn mạch máu cũng ngấm vào các mô kể trên và đông thành
cục, có khi tràn cả vào trong khe khớp. Trong 36giờ đầu tiên, các bạch cầu
đơn nhân và các đại thực bào được huy động về nơi bị tổn thương. Từ dưỡng
bào và các tế bào khác Histamin, Prostaglandin, Serotonin được phóng thích
sẽ làm huyết tương thoát ra ngoài mạch, làm tăng thêm tình trạng phù nề và
đau nhức rõ rệt. Đó là chứng viêm bao khớp vô trùng sau chấn thương.
- Giai đoạn phục hồi: Các đại thực bào tiêu hủy các mô dập nát và máu
tụ. Cùng lúc xuất hiện các trồi máu để tạo ra các mạch máu mới. Các nguyên


10

10

bào sợi được huy động đến vùng chấn thương tạo ra các sợi Collagen non
chưa có định hướng. Trong vòng 4 -6 tuần, các sợi Collagen sẽ gia tăng kích
thước cũng như tăng độ bền tới mức ở cuối giai đoạn này sẽ đạt được mức độ
chịu sức căng sinh lý mà dây chằng không bị đứt.
- Giai đoạn tạo hình lại của dây chằng bị thương tổn: giai đoạn này
diễn ra xen kẽ với giai đoạn phục hồi. Các sợi Collagen được định hướng
song song với phương của lực kéo căng dây chằng và mất 12 -18 tháng, các
sợi Collagen thực sự trưởng thành hoàn toàn [17], [23].
1.1.3.3. Phân độ bong gân
Dựa vào sức kéo căng làm biến dạng chiều dài dây chằng chia bong

gân thành 3 mức độ sau:
- Độ 1: Sức kéo căng làm biến dạng dây chằng trên 4%, dây chằng bị
giãn dài ra, không co trở về vị trí ban đầu được nữa vì có một số ít sợi
collagen bị đứt. Khám lâm sàng thấy khớp vẫn còn vững chắc, BN đau tại
chỗ, hạn chế vận động ít, phù nề nhẹ.
- Độ 2: Sức kéo khỏe hơn làm đứt nhiều sợi collagen hơn. Khám lâm
sàng thấy khớp vẫn còn vững chắc, BN đau và hạn chế vận động nhiều hơn,
phù nề mức độ trung bình
- Độ 3: Sức kéo căng vượt quá 20% mức biến dạng làm đứt toàn bộ
dây chằng. Khám lâm sàng thấy khớp bị chênh vênh hay lỏng lẻo ở các mức
độ khác nhau [17], [18], [24], [25], [26].
Về mặt lâm sàng bong gân được chia làm hai mức độ sau:
- Bong gân nhẹ: Đau ít, vùng tổn thương có đỏ, nóng ít, sưng quanh
khớp, các hoạt động cơ năng ít bị hạn chế.
- Bong gân nặng: Đau nhiều xung quanh khớp, cơ vùng tổn thương dập
nát, nóng, đỏ, sưng nhiều vì thường có máu vào trong khớp, cử động đau,
khớp không vững, hạn chế vận động nhiều [17].


11

11

1.1.3.4. Điều trị bong gân.
* Điều trị bong gân nhẹ
- Phải tiến hành điều trị kịp thời, ngay sau chấn thương. Về nguyên tắc phải
làm ngừng chảy máu, hạn chế sưng nề vùng bong gân. Có thể dùng băng
chun để băng ép vùng bong gân, giữ băng ít nhất 48 giờ.
- Chườm lạnh ngoài băng bằng nước đá trong 4 giờ đầu. Chườm nước
đá có tác dụng giảm đau, co mạch, làm ngừng chảy máu, hạn chế sưng nề.

- Bất động khớp ở tư thế kê cao ngọn chi.
- Dùng thuốc giảm đau như: Voltaren, Felden.
- Không được xoa rượu, xoa bóp hay chườm nóng vào vùng bong gân
ít nhất trong 72 giờ đầu để tránh làm giãn mạch gây nên chảy máu và tăng
phù nề .
* Điều trị bong gân nặng
Nên cố định bằng bột khoảng 6 tuần để bất động vững chắc khớp bị
bong gân. Tránh các vận động đột ngột và quá mạnh. Sau 6 tuần có thể cho
BN tập chủ động các khớp bị bong gân từ nhẹ đến nặng nhưng không gây
đau.
Nếu dây chằng bị đứt hoàn toàn cần phải khâu áp khít chỗ bị đứt kết
hợp với bất động, bảo vệ vùng bị tổn thương trong 4 -6 tuần sau đó cho vận
động sớm với mức độ tăng dần [5], [6], [17], [18], [23].
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM THEO Y HỌC
CỔ TRUYỀN
1.2.1. Đại cương
Bệnh ngoại khoa thực ra có từ rất sớm, và có trước các bệnh của các
khoa khác kể cả nội khoa. Do con người phải lao động để sinh tồn nên trước
tiên xuất hiện kinh nghiệm điều trị: tai nạn lao động, chấn thương, trùng thú
cắn…


12

12

Theo các y văn để lại, ở nước ta cũng như ở Trung Quốc thời xưa chia
xếp riêng ngoại khoa. Đời nhà Chu, xếp ngoại khoa là dương khoa, thầy
thuốc điều trị bệnh ngoại khoa gọi là dương y [27], [28].
Phạm vi của ngoại khoa rất rộng, nó bao gồm các bệnh ở tổ chức bên

ngoài cơ thể như da, cơ … hoặc ở nội tạng mà phát sinh các chứng trạng như
đau, ngứa, sưng, làm mủ … Có nhiều phương pháp để điều trị dương khoa
như dùng thuốc uống trong, thuốc dùng ngoài (thuốc bôi, thuốc đắp, thuốc
xoa ….), hay dùng các thủ thuật như chích, thắt, đốt ..
Dần dần, do sự phát triển của tri thức về nghiên cứu và điều trị cùng
với việc kết hợp YHCT và YHHĐ nên phạm vi của ngoại khoa cũng rộng
hơn và phong phú hơn.
CTPM thuộc phạm vi chứng thương khoa của YHCT. Thương khoa
chuyên chữa về vấp ngã, bị đánh tổn thương. Tùy theo tổ chức tổn thương mà
thương khoa lại chia ra [28]:
- Sang thương: Vết thương phần mềm
- Chiết thương (củ thương): Gãy xương
- Nỉu thương: Bong gân
- Tọa thương: Đụng dập phần mềm
Trong thương khoa, người xưa đã sử dụng rất nhiều dụng cụ để điều
trị. Trong đó, các dụng cụ cố định thường được dùng là [28]
- Trúc liêm: Cái mành mành để cố định chi
- Lam ly: Cái dát thưa để cố định chi
- Mộc thông: Miếng gỗ đệm vào lưng để cố định
- Yên trụ: Cái đệm để cố định vùng lưng
- Bào tất: Cái đệm vào đầu gối để cố định
Tại Việt Nam, thương khoa được nghiên cứu từ rất sớm. Thế kỷ XIV,
trong “Nam dược thần hiệu” Tuệ Tĩnh đã chỉ ra “Thương khoa và dược vật


13

13

ứng dụng”. Trong đó ông đã chỉ ra các chứng, các bài thuốc, cách điều trị cho

BN thuộc thương khoa như: Bẹ móc đốt ra tro để rắc, rịt; lá cây thanh hao giã
nát ra để đắp; cây tổ rồng (cốt toái bổ) có tác dụng làm lành vết thương và
liền xương
Trong dân gian cũng có nhiều phương pháp điều trị CTPM đơn giản
như: vấp ngã sưng đau thì đắp bã chè tươi giã với muối, đắp nước gỗ vang
sắc với bã chè, chảy máu thì đắp lông cu li, bồ hóng, bong gân thì chườm, bó
lá náng hơ nóng, lá ngải cứu, lá tướng quân [9], [29], [30]…
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh
Bệnh ngoại khoa tuy phần nhiều phát ở ngoài cơ thể nhưng các tạng
phủ, kinh lạc, vệ, khí, dinh, huyết, có quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi điều
trị không thể chữa một cách lẻ loi với từng chứng trạng cục bộ được.
Trong ngoại khoa, CTPM chủ yếu bị gây ra do các tác động cơ học
như: va đập, đánh, ngã,… Vì thế, YHCT xếp các nguyên nhân gây CTPM
vào nhóm bất nội ngoại nhân.
CTPM là bệnh ở bên ngoài nhưng quá trình diễn biến luôn có quan hệ
với toàn thân [28].
1.2.2.1. Tổn thương khí huyết
* Khí: Khí là vật chất cơ bản nhất cấu tạo nên cơ thể con người, và duy
trì hoạt động sống của con người. Khí có chức năng thúc đẩy sự hình thành
của huyết và sự vận hành của huyết dịch đến mọi nơi trong cơ thể, thúc đẩy
sự hoàn thiện chức năng sinh lý của các tổ chức, kinh lạc, tạng phủ trong cơ
thể. Ngoài ra, khí còn có tác dụng bảo vệ bì phu, chống đỡ lại ngoại tà. Trong
thương khoa, khí phụ trách đau, dễ thoát mủ, làm vết thương sạch sẽ. Nếu khí
trệ nhiều thì đau chướng (chướng nhiều hơn đau). Khí chưa hư thì đau ít,
thoát mủ dễ dàng, vết thương tươi, sạch. Khí đã hư thì vết thương bẩn, mủ
khó thoát, vết thương nhợt nhạt.


14


14

* Huyết: Huyết là vật chất quan trọng để duy trì sự sống của con
người. Huyết được tạo thành do tinh hoa của thủy cốc, và được tinh tàng trữ
ở thận sinh ra. Huyết được khí thúc đẩy đi trong lòng mạch đến nuôi dưỡng
và tư nhuận cho các tạng phủ, tổ chức, cơ quan toàn thân, bên trong là lục
phủ ngũ tạng, bên ngoài là bì phu, cân cơ, kinh lạc, không nơi nào là không
đến. Huyết thịnh thì hình thịnh, huyết hư thì hình khô héo, huyết bại thì hình
hủy hoại. Trong thương khoa, nếu huyết đủ thì máu chảy dễ cầm, vết thương
khô, sạch miệng, chóng liền. Huyết ứ thì gây đau nhiều, đau dữ dội, tại chỗ
có sưng, nóng, đỏ [31].
1.2.2.2. Tổn thương tạng phủ
Thương khoa nếu không được điều trị, để lâu ngày thì sẽ ảnh hưởng
đến chức năng tạng phủ. Tuy nhiên, sự thịnh suy của các tạng phủ cũng tác
động đến các tổn thương liền nhanh hay chậm
* Tạng Tỳ: Tạng Tỳ có chức năng chủ vận hóa nước và đồ ăn thức
uống. Tỳ chủ thống nhiếp huyết, chủ cơ nhục, chủ tứ chi. Tỳ khai khiếu ra
miệng, vinh nhuận ra môi. Khi chức năng của tỳ tốt, tổn thương cơ nhục sẽ
chóng lành, ít chảy máu và nhanh chóng phục hồi.
* Tạng Can: Can tàng huyết, chủ sơ tiết, chủ cân. Can khai khiếu ra
mắt, vinh nhuận ra móng tay, móng chân. Chấn thương làm tổn thương huyết,
tổn thương cân, ảnh hưởng đến tạng Can. Khi chức năng tạng Can tốt, thì cân
(dây chằng) sẽ nhanh chóng được phục hồi, ít ảnh hưởng đến vận động [31].
* Tạng Tâm: Tâm là tạng đứng đầu trong ngũ tạng, chủ thần chí, chủ
huyết mạch. Tâm khai khiếu ra lưỡi, biểu hiện ra mặt, có tâm bào lạc bảo vệ
bên ngoài. Khi chức năng tạng Tâm tốt, thì chảy máu nhanh cầm, sự tăng
sinh các mạch máu mới để nuôi dưỡng tổ chức tổn thương sẽ nhanh hơn, tổn
thương chóng hồi phục. Bên cạnh đó, nếu tạng Tâm tốt, BN sẽ có giấc ngủ



15

15

tốt, có ý chí và nghị lực để luyện tập phục hồi chức năng, thì tổn thương sẽ
chóng lành, không để lại di chứng [31].
1.2.3.Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị nỉu thương
Nỉu là xoay vặn, thương là bệnh, vì xoay vặn cơ khớp làm tổn thương
kinh các cân cơ, khí cơ tắc nghẽn gây đau yếu, huyết trệ gây sưng nóng đỏ,
thấp trệ gây nên phù nề [28], [32], [33].
Nỉu thương hay gặp ở thắt lưng ,cổ chân, cổ gáy ,cổ tay hoặc khuỷu
tay.
* Điều trị
Pháp điều trị: hoạt huyết , hành khi, thư cân, thông kinh, chỉ thống.
- Thuốc dùng ngoài
+Thuốc đắp
Bài 1 :
Bột cúc tần

8 phần

Bột ngải cứu

4 phần

Bột quế chi
Bột đại hồi

1,6 phần
0,8 phần


Sáp ong

2 phần

Dầu ve
20 phần
Trộn đều, đựng vào lọ dùng dần. Khi dùng tùy theo vị trí tổn thương
rộng hay không mà đắp trực tiếp vào nơi tổn thương.
Bài 2
- Vỏ cây gạo vừa đủ giã nát sao với rượu, ngày đắp 1 lần.
- Lá náng hơ nóng đắp vào nơi tổn thương.
+ Thuốc xoa
Bài 1: Mật gấu hòa với rượu bôi.
Bài 2: Trật đả tản


16

16

Nhũ hương

1 phần

Mộc dược

1 phần

Băng phiến


1 phần

Đại hồi

2 phần

Dây kim ngân
Tô mộc

1 phần
4 phần

Huyết giác

4 phần

Quế chi

1 phần

Nga truật
2 phần
Tán bột, mỗi lần dùng hòa với nước vừa đủ xoa lên nơi tổn thương, ngày 2 lần
- Thuốc uống trong
Cao tiêu viêm
Ngải cứu

12 g


Huyết giác

12g

Nghệ vàng
Tô mộc

10g
10 g

Lá móng tay
10 g
Ngày uống 1 thang, hoặc nấu thành cao uống, ngày uống 3 lần (sáng, trưa,và
tối)
1.2.4.Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị toạ thương
Tọa thương là dập nát phần mềm (chủ yếu là da, cơ, mạch máu, thần
kinh), không bị rách da do ngoại lực trực tiếp gây nên.
Nguyên nhân: do các vật cứng đập mạnh vào vùng da- cơ của cơ thể
như đánh võ,ngã, thể dục, va đập [28].
Vùng hay bị tổn thương là đùi, mông, lưng, bọng chân, cánh tay, cẳng
tay và vai gáy
Tổn thương này theo YHCT vẫn là khí trệ huyết ứ.
*Pháp điều trị
Hoạt huyết, khử ứ, hành khí, thư cân


17

17


Nếu nề nhiều thì lợi thủy, thẩm thấp; nếu sưng nóng đỏ nhiều thì thêm
lương huyết.
* Thuốc dùng ngoài
-Cao thống nhất [34]
Bột ngải cứu
Bột cúc tần
Sáp ong
Bột đại hồi

4 phần
8 phần
4 phần
0.4 phần

Bột quế chi

1.6 phần

Dầu thầu dầu
20 phần
Tất cả trộn đều, ép lênvải mỏng hoặc giấy dai rồi dán vào vùng tổn thương
- Đắp cao song bá tán (trắc bách diệp, đại hoàng, bạc hà, trạch lan).
- Hoặc có thể dùng bài “Tán ứ hòa thương thang”
Phiên mộc miết

20g

Sinh bán hạ

20g


Rễ hành

50g

Hồng hoa

20g

Cốt toái bổ
12g
Cam thảo
12g
Cách dùng: Sắc để ấm, hòa với dấm ngâm nơi đau, ngày ngâm 1 lần.


18

18

* Thuốc uống
- Cao tiêu viêm.
Ngải cứu

12 g

Huyết giác

12g


Nghệ vàng
Tô mộc

10g
10 g

Lá móng tay
10 g
Ngày uống 1 thang,hoặc nấu thành cao uống, ngày uống 3 lần (sáng, trưa,và tối)
-Tứ vật đào hồng gia dây kim ngân
Thục địa

16g

Xuyên khung

08g

Xuyên quy

12g

Bạch thược

12g

Đào nhân

08g


Hồng hoa
Kim ngân đằng

08g
12g

1.3. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC “CHẤN THƯƠNG BsQ”
1.3.1. Xuất xứ bài thuốc
“Chấn thương BsQ” là bài thuốc gia truyền của Bác sỹ Nguyễn Văn
Quang được sản xuất từ các loại dược liệu gần gũi, dễ kiếm trong nước. Bài
thuốc này đã được Sở Y tế Hải Dương cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia
truyến số 02/GCN–SYT theo quyết định số 183 SYT ngày 23 tháng 3 năm
2012 và được Bộ Y tế cho phép sử dụng theo quyết định số 001990/BYTCCHN ngày 9 tháng 11 năm 2012.
Bài thuốc “Chấn thương BsQ” đuợc bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da.


19

19

1.3.2. Thành phần, tác dụng và chỉ định của bài thuốc
* Thành phần bài thuốc
Thồm lồm
Sống đời
Dây đòn gánh
* Chỉ định:

20g
20g
20g


- Các loại chấn thương phần mềm: bong gân, trật khớp, giãn dây
chằng, chuột rút, đụng dập, bầm tím
- Sưng tấy, đau nhức, tê buốt hệ cơ, xương khớp
1.3.3.Sơ lược về các vị thuốc trong bài thuốc “chấn thương BsQ”
1.3.3.1. Thồm lồm

Hình 1.1. Thân và quả của cây thồm lồm [35]
- Còn gọi là cây đuôi tôm, mía giò, bẻm, mía bẻm, mía nung, cây lôm,
hoả khôi mẫu …
- Tên khoa học: Polygonum sinense L thuộc họ rau răm Polygonaceae.
- Bộ phận dùng: Toàn cây hay lá tươi hoặc phơi khô
- Tính vị: Thồm lồm có vị ngọt cay, tính mát
- Tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu phù.
- Công dụng:
+ Thồm lồm hầu như ít được dùng trong nhân dân ta, trừ công dụng
chữa thồm lồm ăn tai.
+ Lá và thân Thồm lồm giã nát có tác dụng làm tan máu ứ rất nhanh
+ Tại: Inđônêxia, nước ép thồm lồm dùng chữa bệnh về mắt


20

20

+ Tại Quảng Tây, Trung Quốc: Thồm lồm còn được gọi là hồ điệp, hỏa
khôi mẫu, với tính chất vị ngọt, tính bình, không độc vào 3 kinh Can, Tỳ, Đại
trường. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, tiêu thũng, hoạt huyết, chỉ
thống, dùng để chữa lỵ, trị bì phu thấp độc, xương khớp sưng đau.
Liều dùng: Ngày uống 12g – 20g dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài

không kể liều lượng [35], [36]
1.3.3.2. Dây đòn gánh

Hình 1.2. Dây đòn gánh [35]
- Còn gọi là dây gân, đòn kẻ trộm
- Tên khoa học: Gouania leptostachya DC thuộc họ táo ta
Rhamnaceae
- Bộ phận dùng: Dùng toàn cây trên mặt đất, dùng tươi
- Tính vị: Vị đắng, hơi chát, tính mát
- Tác dụng: Hoạt huyết, chỉ huyết, chỉ thống, thanh nhiệt giải độc
- Thành phần hoá học: Chưa có tài liệu nghiên cứu, sơ bộ thấy có rất
nhiều saponozit.
- Công dụng và cách dùng:
+ Nhân dân thường dùng cây này giã nhỏ, thêm ít rượu xoa bóp vào
những nơi sưng đau do bị đòn, bị thương sưng tấy. Có khi vừa xoa bóp bên
ngoài, vừa ngâm rượu uống.
+ Chữa bỏng, kinh nguyệt không đều


21

21

- Liều dùng: Dùng ngoài không kể liều lượng [35], [37]
1.3.3.3. Sống đời

Hình 1.3. Lá và hoa của cây sống đời [35]
- Còn gọi là trường sinh, thổ tam thất, lạc địa sinh căn, diệp sinh căn,
thuốc bỏng…
- Tên khoa học: Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers (Bryophyllum

calycinum Salisb) thuộc họ thuốc bỏng Crassulaceae.
- Thành phần hoá học:
+ Trong lá: chiết xuất được bryophilin có tác dụng kháng khuẩn
+ Các acid hữu cơ: acid malic, acid citric, acid isocitric, acid succinic,
acid fumaric, acid pyruvic, acid glyoxylic, acid lactic, acid oxalic, …
+ Các glycozid flavonoic
+ Các hợp chất phenolic: acid p.cumarin, p. hydroxy benzoic
- Tính vị: Vị nhạt hơi chua chát, tính hàn
- Tác dụng: hoạt huyết, lương huyết, chỉ huyết, giải độc tiêu thũng, bài
độc sinh cơ.
- Công dụng và liều dùng
+ Dùng làm thuốc chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, đắp mắt đỏ,
sưng đau, có tính chất giải độc
+ Chữa viêm tai giữa cấp tính: Lá tươi giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai
+ Bị đánh, bị thương thổ huyết: Lấy 7 lá giã nát, thêm rượu và đường
uống trong ngày [25]


22

22

CHƯƠNG 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1 Bài thuốc gia truyền “chấn thương BsQ”
* Thành phần bài thuốc
Thồm lồm
20g
Sống đời

20g
Dây đòn gánh
20g
* Dạng bào chế: Bài thuốc được sản xuất dưới dạng kem đóng týp, đạt
tiêu chuẩn cơ sở.
* Nơi sản xuất: Bệnh viện thể thao Việt Nam
* Chỉ định:
- Các loại chấn thương phần mềm: bong gân, trật khớp, giãn dây
chằng, chuột rút, đụng dập, bầm tím
- Sưng tấy, đau nhức, tê buốt hệ cơ, xương khớp
* Cách dùng: Bôi thuốc vào vùng tổn thương , 3 lần/ngày
2.1.2. Dụng cụ, hoá chất
- Bông, băng vải, băng chun, băng dính, nước muối sinh lý 0,9%, panh,
khay men
- Bảng chia ô cm2 đo diện tích tổn thương
- Bảng đánh giá đau tự nhiên VAS
- Thước đo tầm vận động khớp
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: Khoa y học thể thao vật lý trị liệu và phục hồi
chức năng – Bệnh viện thể thao Việt Nam
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2012 đến tháng 9/2013


23

23

2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
64 BN được chẩn đoán là chấn thương cấp tính cơ khớp, chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: 32 BN đụng dập phần mềm

Nhóm 2: 32 BN bong gân
2.3.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
2.3.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
Tất cả BN được chọn vào nghiên cứu theo các tiêu chuẩn sau [38], [39]
- BN được chẩn đoán là CTPM độ I, độ II khi tập luyện hoặc thi đấu
thể thao, không kèm theo các chấn thương khác
- Tuổi từ 10 đến 55, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, môn thể thao
* Tiêu chuẩn chẩn đoán đụng dập phần mềm
+ Vùng chấn thương là vùng nhiều cơ ở chi trên, chi dưới, vai, lưng, mông.
+ Không có rách da, không có các tổn thương xương, thần kinh, mạch
máu kèm theo.
+ Sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng chấn thương
+ Siêu âm có hoặc không có máu tụ ở vùng tổn thương
* Tiêu chuẩn chẩn đoán bong gân
+ Sưng, nóng đỏ đau tại vùng chấn thương
+ Khớp chấn thương hạn chế vận động
+ Siêu âm: dây chằng bị giãn hoặc đứt, cơ bị bầm dập, tụ máu dưới da
hoặc trong khớp, có thể có tràn dịch khớp
- XQ: không có gãy xương
- Thời gian chấn thương trong vòng 72 giờ kể từ khi bị chấn thương
đến khi được điều trị
- BN chưa được điều trị bằng bất cứ loại thuốc kháng viêm giảm đau
nào, chưa tham gia vật lý trị liệu
- BN tự nguyện tham gia nghiên cứu


24

24


2.3.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền
Những BN đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu của YHHĐ tiếp tục được
phân loại theo YHCT như sau [38], [39], [40], [41]:
- Thể huyết ứ: BN đau dữ dội, sưng, nóng, đỏ, đau tại nơi chấn thương,
chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết. Rêu lưỡi trắng, hoặc vàng mỏng, mạch sáp.
- Thể khí trệ: BN đau ít, chướng, sưng nề, hạn chế vận động, ít nóng đỏ
tại nơi chấn thương, cơ nhẽo, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế hoãn
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Chấn thương phần mềm độ III
- Tổn thương có rách da
- CTPM kết hợp với các tổn thương mạch máu lớn, tổn thương thần
kinh, nội tạng, tổn thương các thành phần khác của khớp như: đầu xương, sụn
bọc đầu xương tại các ổ khớp
- XQ có gãy xương
- BN có kèm theo các bệnh cấp tính khác
- BN có các bệnh mạn tính kèm theo như: Bệnh tim mạch, đái tháo
đường, tâm thần, các bệnh ngoài da đang tiến triển
- BN không thực hiện đúng yêu cầu nghiên cứu, tự động bỏ điều trị
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị .
2.4.1. Quy trình nghiên cứu
- Khám, sàng lọc những BN bị CTPM do tập luyện và thi đấu thể thao
để lựa chọn những BN đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.
-Tiếp tục đánh giá và phân loại mức độ tổn thương.
- Chia BN vào 2 nhóm nghiên cứu: Nhóm bong gân và nhóm đụng dập
phần mềm.
- Tiến hành quy trình nghiên cứu, cụ thể như sau:


25


25

+ Tất cả BN được khám LS, CLS và làm bệnh án theo mẫu bệnh án
thống nhất.
+ Làm sạch vùng chấn thương bằng nước muối sinh lý
+ Thấm khô, băng ép nhẹ vùng đụng dập, băng chun cố định khớp bị
bong gân.
+ Đặt ngọn chi bị chấn thương ở tư thế cao khi nằm. Với chi trên có
treo tay khi ngồi và khi đi lại
+ Xoa lên vùng chấn thương một lớp kem “chấn thương BsQ” dày 0.5mm
+ Liều dùng: 3 lần/ngày x 10 ngày
- Theo dõi các biểu hiện lâm sàng và tác dụng không mong muốn trong
quá trình điều trị.
- Đánh giá kết quả vào các thời điểm:
+ Trước điều trị:
+ Sau điều trị: 1 ngày (N1), 2 ngày (N2), 3 ngày (N3), 4 ngày (N4), 5
ngày (N5), 6 ngày (N6), 7 ngày (N7), 8 ngày (N8), 9 ngày (N9), 10 ngày
(N10).
-

Phân tích số liệu
Viết báo cáo


×