Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

ĐẶC điểm sọ mặt TRÊN PHIM sọ NGHIÊNG từ XA ở một NHÓM NGƯỜI VIỆT NAM có KHỚP cắn LOẠI II DO lùi XƯƠNG hàm dưới năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 95 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người luôn quan tâm đến cái đẹp và thẩm mỹ khuôn mặt. Thẩm
mỹ khuôn mặt được nghiên cứu đầu tiên bởi các nhà họa sĩ, nhà điêu khắc, và
các nhà triết học. Nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Fibonacci, Leonardo de
Vinci hay Edward Angle… đã quan tâm đến các chỉ số để tạo ra một khuôn
mặt đẹp [1].
Một khuôn mặt đẹp có sự cân xứng giữa các chi tiết trên khuôn mặt,
trong đó cân xứng giữa 3 tầng mặt là quan trọng. Với một khuôn mặt nhìn
nghiêng đẹp thì sự nhô cân đối của mũi,môi, cằm là yếu tố không thể thiếu. Đã
có các chỉ số phần mềm được nghiên cứu để đánh giá về các độ nhô này [2].
Tuy nhiên tình trạng lệch lạc răng mặt ở Việt Nam còn rất lớn, dẫn đến
những khuôn mặt không được hài hòa. Trong đó, sai khớp cắn loại II khi đỉnh
múi ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên nằm ở phía gần so với rãnh
giữa ngoài răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới chiếm tỷ lệ lệch lạc khớp cắn khá
cao ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của Hoàng Việt Hải [3] có 89,5% sai lệch
khớp cắn, trong đó 12,75% là sai khớp cắn loại II. Điều tra của Hoàng Bạch
Dương về ở lứa tuổi 12 trường cấp II Amsterdam Hà Nội cho thấy tỷ lệ lệch
lạc răng là 91%, trong đó loại II là 43% [4]. Trong đó, sai khớp cắn do lùi
xương hàm dưới chiếm 27% trong sai khớp cắn loại II theo nghiên cứu của
Robert E. Rosenblum [5], và chiếm 60% trong sai khớp cắn loại II tiểu loại 1
theo nghiên cứu của Antanas Sidlaukas [6].
Các mô mềm trên mặt (cơ, mô mỡ, da) có thể phát triển cân xứng hoặc
thiếu cân xứng với cấu trúc xương. Sự khác nhau về độ dầy, chiều dài và độ
căng của mô mềm có thể ảnh hưởng đến vị trí và mối quan hệ giữa các cấu
trúc trên mặt, gây nên ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Sự khác nhau như
vậy giữa các mô xương và mô mềm có thể gây ra bất tương xứng và thể hiện


2



lên khuôn mặt khác nhau, đặt ra việc lựa chọn các kế hoạch điều trị khác nhau
là phẫu thuật chỉnh hình xương hay chỉnh nha.
Nhu cầu phải phẫu thuật kết hợp với điều trị chỉnh hình răng ở bệnh
nhân đã trưởng thành cho ta thấy sự quan trọng trong mối quan hệ giữa các
mô mềm và mô cứng. Các tỷ lệ thay đổi mô mềm khi các mô cứng thay
đổi thường được tính khi hình dung kết quả điều trị và được đánh giá trong kế
hoạch phẫu thuật [7]. Vì vậy, phân tích chính xác đặc điểm của các mô
mềm là cần thiết để tiên lượng sự thay đổi của mô mềm sau chỉnh nha và
phẫu thuật.
Vì vậy với mục đích nâng cao chất lượng chẩn đoán những người có
sai lệch răng mặt và góp phần tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch điều trị
toàn diện, chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm sọ mặt trên phim sọ
nghiêng từ xa ở một nhóm người Việt Nam có khớp cắn loại II do lùi
xương hàm dưới năm 2015-2016” với 2 mục tiêu:
1.

Xác định một số chỉ số sọ mặt trên phim sọ nghiêng từ xa ở một nhóm
người Việt Nam có khớp cắn loại II do lùi xương hàm dưới năm
2015-2016.

2.

Nhận xét một số mối tương quan giữa mô mềm và mô cứng ở nhóm
đối tượng nghiên cứu trên.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sai khớp cắn loại II

1.1.1. Khái niệm
Theo Angle [8], răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên là “ chìa
khóa khớp cắn”. Đây là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất trên cung hàm trên, có
vị trí tương đối cố định so với nền sọ, khi mọc không bị cản trở bởi răng sữa
và còn được hướng dẫn mọc đúng vị trí nhờ vào hệ răng sữa.
 Sai khớp cắn hạng II: múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm trên ở về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn
thứ nhất hàm dưới.

Hình 1.1: Sai khớp cắn hạng II [8]
1.1.2. Phân loại sai khớp cắn loại II theo Angle
 Sai khớp cắn loại II chi 1
Cung răng hàm trên hẹp,hình chữ V, nhô ra trước với các răng cửa trên
nghiêng về phía môi(hô), độ cắn chìa tăng, môi dưới thường chạm mặt trong
các răng cửa trên.
 Sai khớp cắn loại II chi 2
Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều, trong khi các răng
cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa, độ cắn phủ tăng,
cung răng hàm trên ở vùng răng nanh thường rộng hơn bình hường. Hạng II


chi 2 thường do di truyền.
Bảng 1.1: Phân loại sai khớp cắn theo Angle (1907) [8]
HẠNG II
Kiểu mặt
Chiều

Chi 1

Mặt nhô

Hô XHT, Lùi XHD
trước sau Hoặc kết hợp cả 2
Xương
Chiều
Thay đổi
hàm
ngang
Chiều
Thay đổi
đứng
Mọc đều đặn, răng thưa,
Răng
chen chúc.
Có thể có cắn chéo răng sau
Cắn phủ/Cắn hở Thay đổi
Cắn chìa

Đường cong Spee
Hình dạng cung
răng

Răng cửa trên nghiêng, chìa
ra trước hoặc mọc thẳng
Thay đổi
Bình thường hay hẹp

Chi 2
Mặt thẳng
Thay đổi, thường là hài hòa
Thay đổi, có thể có cắn chéo

phía má của các răng sau
Cắn sâu
Răng mọc chen chúc
Có thể có cắn chéo phía má
của các răng sau
Cắn sâu
Răng cửa giữa nghiêng vào
trong và răng cửa bên
nghiêng, chìa ra ngoài
Cắn sâu răng cửa và đường
cong Spee sâu nhiều
Cung răng hàm trên rộng

1.1.3. Phân loại nguyên nhân sai lệch khớp cắn loại II
Dựa vào số đo các góc trên xương chia thành 5 nhóm lệch lạc khớp cắn
loại II:
- Nhóm không do nguyên nhân ở xương hàm: Góc ANB bình thường.
Thường hay gặp XHT và XHD đều lùi, góc SNA và SNB đều giảm. Răng cửa
trên nghiêng trước. Răng cửa dưới nghiêng trước hoặc ngả lưỡi.
- Nhóm sai khớp cắn do chức năng: XHD ở tư thế lùi sau khi cắn khít
trung tâm, nhưng có vị trí bình thường ở tư thế nghỉ. Góc ANB tăng khi cắn


khít trung tâm.
- Nhóm do nguyên nhân hàm trên: XHT nhô ra trước, có thể kết hợp
hoặc không kết hợp với XHT xoay lên trên (gây ra cắn hở phía trước).
- Nhóm do nguyên nhân hàm dưới: góc SNB nhỏ, XHD lùi sau.
- Nhóm kết hợp: sai lệch là do nhiều nguyên nhân thuộc các nhóm trên,
hay gặp là do XHT nhô đồng thời XHD lùi.
1.2. Phim sọ nghiêng

1.2.1. Điểm mốc trên phim sọ nghiêng
1.2.1.1. Điểm mốc trên xương

Hình 1.2: Các điểm mốc trên xương [9]


Bảng 1.2: Một số điểm mốc trên xương [10],[11]
N (Nasion)
S (Sella)
Go (gonion)
Po (Porion)
Or (Orbitale)
T2 (inferrior

Điểm mũi: là điểm trước nhất và trên nhất của khớp
mũi trán trên mặt phẳng đứng dọc giữa.
Trung tâm hố yên: là điểm nằm chính giữa hố yên trên
mặt phẳng đứng dọc giữa.
Giao điểm của mặt phẳng hàm dưới và mặt phẳng cành
lên xương hàm dưới.
Điểm cao nhất của ống tai ngoài
Điểm thấp nhất trên đường viền ổ mắt
Điểm sau và dưới nhất của thân xương hàm dưới.

tangent point)
Me (Menton)
Gn (Gnathion)
Pog (Pogonion)

Là điểm nằm dưới nhất của chỏm cằm nằm trên mặt

phẳng đứng dọc giữa.
Điểm cằm: là điểm trước và dưới nhất của chỏm cằm.
Điểm trước cằm: là điểm nhô nhất của cằm trên mặt

B
A
ANS (Anterior

phẳng đứng dọc giữa.
Điểm nằm sau nhất của cung xương ổ răng cửa hàm dưới.
Điểm nằm sau nhất của cung xương ổ răng hàm trên.
Điểm gai mũi trước: là điểm trước nhất của gai mũi

Nasion Spine)
PNS (Posterior

trước, trên mặt phẳng đứng dọc giữa.
Điểm gai mũi sau: điểm sau nhất của khẩu cái cứng trên

Nasion Spine)
Ii (Incision

mặt phẳng đứng dọc giữa.
Điểm rìa cắn răng cửa trên: là điểm ở bờ cắn răng cửa

Inferius)
Is (Incision

giữa trên nằm phía tiền đình nhất.
Điêm rìa cắn răng cửa dưới về phía tiền đình nhất.


Superius)
1.2.1.2. Điểm mốc trên mô mềm


Hình 1.3: Các điểm mốc trên mô mềm [11]


Bảng 1.3: Các điểm mốc trên mô mềm [10]
G’ (Glabella)
Prn (Pronasal)
Na’ (Nasion)
Sn (Subnasal)
Ls (Lip Superior)
Li (Lip Inferius)

Điểm tương ứng điểm nhô ra trước nhất của xương
trán, nằm trên mặt phẳng đứng dọc giữa.
Điểm nhô nhất, nằm trước nhất của mũi
Điểm da mũi: điểm nằm trên đường giữa, ở vị trí trũng
nhất giữa trán và mũi
Điểm dưới mũi: điểm nối giữa môi trên và trụ mũi,
nằm trên mặt phẳng đứng dọc giữa.
Điểm môi trên: là điểm trước nhất của môi trên, nằm
trên đường viền môi trên.
Điểm môi dưới: là điểm trước nhất của môi dưới, nằm
trên đường viền môi dưới.

Stm (Stomion)


Điểm chạm môi trên và môi dưới.

ULS

Điểm thấp nhất môi trên

LLS

Điểm cao nhất ở môi dưới

B'

Điểm sâu nhất của vùng lõm giữa Li và Pog’

A'
Pog’ (Pogonion)

Điểm sâu nhất ở môi trên xác định bởi đường nối
tưởng tượng giữa Sn và Ls
Điểm da trên cằm: là điểm nằm trước nhất của phần
mềm cằm.

Me’(Mention)

Điểm thấp nhất của cằm

Gn’(Gnathion)

Điểm cằm: là điểm trước và dưới nhất của chỏm cằm.


C (cervical)

Điểm bắt đầu phần mềm cổ


1.2.2. Các mặt phẳng trên phim

Hình 1.4: Các mặt phẳng trên phim sọ nghiêng
Mặt phẳng ngang:
 Mặt phẳng S-Na: mặt phẳng nền sọ trước. Điểm S và Na thuộc cấu trú
dọc giữa, dễ xác định và ít thay đổi. Mặt phẳng này có thể bị thay đổi do điểm
S thay đổi (quá cao hoặc quá thấp).
 Mặt phẳng FH (Frankfort Horizontal): mặt phẳng ngang được vẽ từ Po
đến Or.
 Mặt phẳng khẩu cái: mặt phẳng vẽ qua điểm ANS và PNS.
 Mặt phẳng cắn: từ điểm chạm 2 răng hàm lớn thứ nhất đến điểm chạm
2 răng cửa.
 Mặt phẳng hàm dưới: khác nhau tùy loại phân tích:
- Downs: đi từ Go đến Me
- Steiner, Ricketts: từ Go đến Gn
- Salzman: bờ hàm dưới.


Mặt phẳng đứng:
 Mặt phẳng mặt: từ Na đến Pog
1.2.3. Một số chỉ số trên phim sọ nghiêng
1.2.3.1. Các chỉ số tương quan xương
- Khoảng cách AO – BO: hạ vuông góc từ điểm A,B trên xương hàm
trên và xương hàm dưới xuống mặt phẳng cắn, tạo ra điểm AO và BO.
Khoảng cách này có giá trị trung bình là -1mm ở nam giới và 0mm ở nữ giới.


Hình 1.5: Khoảng cách AO, BO [9]
- Góc mặt phẳng cắn (OP) so với nền sọ (SN), giá trị trung bình 14o.
- Góc giữa Mặt phẳng khẩu cái (ANS – PNS) so với mặt phẳng Hàm dưới
(GoGn): giúp xác định tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới, khi
góc này nhỏ là hàm dưới xoay ra trước, hoặc ngược lại. Giá trị trung bình là 25o.
- Góc mặt phẳng hàm dưới (theo Steiner) so với nền sọ SN- GoGN: đánh giá
tương quan hàm dưới với nền sọ trước, giá trị trung bình 32o. Góc này càng lớn thì
hướng phát triển của HD càng theo hướng mở. Góc này giảm dần theo tuổi.


- Góc mặt: góc giữa đường thẳng N- Pog và mặt phẳng FH, cho biết vị
trí cằm theo chiều ngang. Góc mặt lớn có nghĩa cằm nhô ra trước. Góc nhỏ là
cằm lùi sau. Giá trị trung bình 87o± 3o.

GTNN GTTB GTLN

Hình 1.6: Góc mặt [12]
1.2.3.2.

Các chỉ số tương quan răng

Hình 1.7: Các góc tương quan răng [13]


- Góc giữa 2 răng cửa: góc tạo bởi 2 đường thẳng đi qua trục của răng
cửa trên và răng cửa dưới. Nếu giá trị góc nhỏ thì cần dựng lại trục răng cửa,
nếu góc lớn thì cần làm nhô răng cửa trên hoặc dưới hoặc cả hai. Giá trị trung
bình: 135,4o.
- Góc của răng cửa dưới và mặt phẳng hàm dưới: tạo bởi mặt phẳng hàm

dưới (Downs) và đường thẳng đi qua rìa cắn và cuống răng cửa hàm dưới. Trên
lâm sàng, giá trị góc bằng giá trị đo được – 900. Giá trị trung bình 1,4o.
- Góc của răng cửa trên và mặt phẳng nền sọ: tạo bởi mặt phẳng S-Na và
đường thẳng đi qua rìa cắn và chóp gốc răng cửa giữa hàm trên. Giá trị trung
bình 103o ± 1o.
- Độ cắn chìa: từ Li, Ls kẻ 2 đường vuông góc với mặt phẳng cắn.
Khoảng cách giữa 2 đường thẳng đó được coi là độ cắn chìa răng cửa.

Hình 1.8: Độ cắn chìa
1.2.3.3. Các chỉ số mô mềm.
a. Tỷ lệ của tầng mặt giữa với tầng mặt dưới.
Chiều cao tầng mặt giữa là khoảng cách từ điểm G’ đến Sn.
Chiều cao tầng mặt dưới là khoảng cách từ điểm Sn đến Me’.
Hai kích thước này do bằng cách hạ đường vuông góc đến mặt phẳng
đứng dọc.
Tỷ lệ chuẩn: 1:1


Hình 1.9: Một số tỷ lệ mô mềm theo chiều đứng [2]
b. Tỷ lệ chiều cao môi trên và tầng mặt dưới.
Chiều cao môi trên tính từ điểm chân cánh mũi Sn đến điểm thấp nhất môi
trên ULS, thường xấp xỉ 1/3 chiều cao tầng mặt dưới.
c. Góc lồi mặt
Góc lồi mặt trên mô mềm xác định bởi đường thẳng qua Gl-Sn
và đường thẳng qua Sn-Pog’. Giá trị tung bình của góc này là 12±4 độ.
d. Khoảng trống giữa 2 môi ILG (Interlabial gap)
Là Khoảng cách theo chiều đứng giữa môi trên và môi dưới, trung bình
từ 0-3mm.
e. Góc của đường H
Đường H là đường tiếp tuyến của cằm và môi trên.

Góc của đường H là góc tạo bởi đường H và đường Na’- Pog’. Độ nhô
xương khác nhau sẽ cho các giá trị góc khác nhau.
Giá trị bình thường từ 7o - 15o.


Hình 1.10: Góc của đường H [2]
f. Đường thẩm mỹ E
Từ đỉnh mũi đến phần nhô nhất của phần mềm cằm.
Bình thường môi trên sau đường E 4 mm, môi dưới sau 2mm.

Hình 1.11: Đường thẩm mỹ E [2]
g. Đường thẩm mỹ S
Là đường thẳng kẻ từ điểm nhô nhất phần mềm cằm đến trung điểm từ
đỉnh mũi đến chân cánh mũi.Lý tưởng nhất là 2 môi tiếp xúc với đường S ở
điểm nhô nhất.
Nếu cả hai môi đều nằm sau đường S thì khuôn mặt nhìn nghiêng quá
phẳng/lõm. Ngược lại khuôn mặt quá nhô.


Hình 1.12: Đường thẩm mỹ S [2]
h. Góc mũi môi:
Góc này bị ảnh hưởng bởi độ nghiêng của trụ mũi và độ ngả của răng
cửa trên. Giá trị trung bình 102o± 8o.

Hình 1.13: Góc mũi môi [2]
i. Độ nhô môi trên:
Là khoảng cách từ điểm Ls đến đường thẳng Sn-Pog’
Giá trị trung bình 3mm ± 1mm



Hình 1.14: Độ nhô môi [2]
j. Độ dày môi trên:
Là khoảng cách theo chiều ngang từ điểm nằm trên mặt ngoài xương ổ
răng, ở phía dưới điểm A 2mm đến đường viền ngoài môi trên.

Hình 1.15: Độ dầy và độ căng môi trên [2]
k. Góc 2 môi:
Được tính bằng góc giữa 2 đường thẳng Sn-Ls và Li-Pog’.


Hình 1.16: Góc hai môi.
l. Độ nhô môi dưới:
Là khoảng cách từ điểm Li đến đường thằng Sn- Pog’.
Giá trị trung bình 4mm ± 2mm
m. Độ sâu rãnh môi dưới:
Được đo tại điểm trũng nhất giữa môi dưới và cằm đến đường H. Giá trị
trung bình là 5mm.
n. Môi dưới đến đường H:
Môi dưới thường phải nằm trên đường H. Giới hạn bình thường: - 1mm
đến 2mm.
o. Góc môi cằm:
Là góc tạo bởi đường thẳng qua B’-Li và B’-Pog’.


Hình 1.17: Góc môi cằm
p. Độ nhô cằm:
Là khoảng cách từ điểm B’đến đường thẳng Sn-Pog’.
q. Góc giữa cằm và đường thẩm mỹ E (Mentocervical angle)
Góc tạo bởi đường tiếp tuyến của cằm và đường thẩm mỹ E. Giá
trị bình thường từ 110o-120o.

r. Góc giữa cằm-họng (Submental neck angle)
Góc tạo bởi đường tiếp tuyến cằm và đường tiếp tuyến họng. Giá trị
bình thường của nam là 126o, của nữ là 121o.

Hình 1.18: Góc giữa cằm - họng và góc giữa cằm-đường E [2]


s. Độ dầy cằm:
Độ dầy cằm được đánh giá ở 3 chỉ số: Pog-Pog’, Gn-Gn’, Me- Me’

Hình 1.19: Độ dầy cằm
1.2.4. Phân loại lệch lạc xương theo chiều trước sau
Góc ANB là góc giữa đường thẳng NA và đường thẳng NB, được xác
định bằng cách đo trực tiếp hoặc lấy góc SNA trừ góc SNB. Giá trị trung bình
của ANB là 2o ± 2o.
Nếu góc ANB >4o : xương loại II
Nếu góc ANB <0o : xương loại III

Hình 1.20: Tương quan xương loại I, II, III.


Xương hàm trên: Giá trị góc SNA để đánh giá hàm trên ở phía trước
hay phía sau so với nền sọ. Giá trị trung bình của góc SNA là 82o±2o.
Nếu SNA > 84o: Hàm trên nhô ra trước
Nếu SNA < 80o: Hàm trên lùi sau

Hình 1.21: Góc SNA với XHT bình thường(A), XHT nhô ra trước (B)
và XHT lùi sau (C) [13]
Xương hàm dưới: giá trị góc SNB để đánh giá hàm dưới ở phía trước
hay phía sau so với nền sọ. Giá trị trung bình của SNB là 80o±2o.

Nếu SNB >82o: Hàm dưới nhô ra trước
Nếu SNB < 78o: Hàm dưới lùi sau

Hình 1.22: Góc SNB với XHD bình thường (A), XHD lùi sau (B)


và XHD nhô ra trước (C) [13]
1.3. Tầng mặt dưới
Vitruvius kiến trúc sư La Mã đã phân chia mặt thành ba phần bằng
nhau: từ chân tóc đến điểm Glabella, từ Glabella đến điểm dưới mũi
(Subnasal) và từ điểm dưới mũi đến điểm Menton. Vì điểm chân tóc khác
nhau ở từng đối tượng, nên khuôn mặt có thể chỉ phân chia thành tầng mặt
trên và tầng mặt dưới. Tầng mặt trên đo từ Glabella đến Subnasal và tầng
mặt dưới từ Subnasal đên Menton. Tầng mặt dưới có thể chiếm khoảng
57% của toàn bộ chiều cao mặt khi mà điểm Nasion mô mềm (N’) được
thay cho Glabella [2].

Hình 1.23: Sự phân chia 3 tầng mặt nhìn thẳng [2]
1.4. Sơ lược về tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.
1.4.1. Tình hình các nghiên cứu sai lệch khớp cắn loại II do lùi hàm dưới
trên phim sọ nghiêng
Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu
về Sai khớp cắn loại II đã được thực hiện.



Bảng 1.4: Các đặc điểm của sai khớp cắn loại II qua các nghiên cứu [14]
Vị trí xương hàm
trên
Vị trí răng hàm


Lùi sau
Henry (1957)
Harris (1972)

Bình thường
Nhô trước
Hunter (1967)
Drelich (1947)
Hitchcook (1973) Altemus (1955)
Henry (1957)

trên
Vị trí răng cửa
dưới

Vị trí xương hàm
dưới

Drelich (1948)
Hunter (1967)
Harris (1972)
Hitchcock (1973)

Hunter (1967)
Harrí (1972)
Hitchcook (1973)
Drelich (1948)
Adams (1948)
Gilmore (1950)

Altemus (1955)
Craig (1951)
Blair (1954)
Henry (1957)
Hunter (1967)
Hitchcock (1973)
Harris (1973)

Nghiên cứu của William [15], M. Ozgur Sayın [16], Naphtali Brezniak
[17] hay Hans Pancherz [18] đã cho thấy một số chỉ số trên phim sọ nghiêng
về sai lệch khớp cắn loại II với các tiểu loại 1, tiểu loại 2. Thêm vào đó còn có
những nghiên cứu về sai khớp cắn loại II do các sai lệch xương do lùi hàm
dưới [19], [20] hay tiến hàm trên [21], [5].
Ở Việt Nam, thời gian gần đây đã có nghiên cứu về sai khớp cắn loại II do
lùi hàm dưới của Nguyễn Thị Thu Phương và cộng sự [22]. Nghiên cứu chỉ ra
rằng góc SNA là bình thường, góc SNB thấp hơn giới hạn bình thường theo
Steiner. Nguyên nhân của sai khớp cắn loại II do lùi xương hàm dưới tỷ lệ cao
là di truyền (50%), có thể do tăng trương lực cơ môi, do thói quen xấu hay
khớp cắn nắp hộp.
Nghiên cứu của Võ Thúy Hồng (2011) ở bệnh nhân lệch lac khớp cắn
loại II xương cho thấy: hầu hết các trường hợp nghiên cứu có góc ANB lớn,


các răng cửa hàm trên ngả ra trước nhiều, góc liên răng cửa nhọn, điểm B lùi
so với chuẩn [23].
Nghiên cứu của Napthtali Brezniak [17] về khớp cắn loại II/2 và so sánh
với II/1 và SKC loại I thì thấy rằng theo chiều dọc, loại II/2 có thể được đặt
giữa loại II/1 và SKC loại I với đặc điểm xương đặc biệt: hàm dưới ngắn và
lùi, khuôn mặt có góc phân kỳ nhỏ, hàm trên nhô.
1.4.2. Tình hình các nghiên cứu về mối tương quan giữa mô cứng và mô

mềm tầng mặt dưới
Đã có một số nghiên cứu về các mối tương quan giữa mô cứng và mô
mềm tầng mặt dưới trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Với nghiên cứu của Feres M [24] thì thấy rằng độ dầy môi trên tương
quan với độ dầy môi dưới, do đó nếu một cái tăng, cái kia sẽ tăng theo. Chiều
cao môi trên và dưới cũng tương quan tương tự. Chiều cao môi trên tăng lên ở
nhóm góc mở lớn và giảm đi ở nhóm góc đóng. Chiều cao môi trên có tương
quan nhiều với chiều cao tầng mặt dưới trong khi chiều cao môi dưới lại ít
hơn. Góc chìa của răng cửa trên có mối liên quan với chiều cao môi dưới, đặc
biệt là chiều cao môi trên. Độ dầy cằm, mặc dù quan sát thấy có sự tương
quan đáng kể, nhưng lại không quá nhiều.
Nghiên cứu của Mevlut Celikoglu [25] độ dầy mô mềm nhỏ nhất ở các
bệnh nhân có hàm dưới góc mở ở cả nam và nữ. Với nữ giới, độ dày tại Ls, Li
và Pog nhỏ hơn đáng kể ở nhóm góc cao so với nhóm góc bình thường.
Theo nghiên cứu của Anthony T Macari [26] thì độ dầy mô mềm nhỏ
hơn ở bệnh nhân xương hàm dưới góc mở so với người bình thường. Độ dầy
mô mềm cằm ở nam giới lớn hơn nữ giới. Độ dầy mô mềm cằm cần được
xem xét tại các điểm trước Pog và thấp hơn (Gn và Me), và cần được xem xét
sâu hơn, mang đến ý nghĩa tiềm tàng đối với phẫu thuật đẩy cằm của bệnh


nhân có góc mở lớn, do cần tiến cằm nhiều hơn để bù đắp cho sự tăng chiều
dọc mặt mà không chỉ chẩn đoán thiếu cằm ban đầu.
Theo nghiên cứu của Neetika M. Prabu [27] cho rằng nam giới có cấu
trúc mô mềm dầy, đặc biệt ở môi dưới. Khi giảm độ nhô môi (với cùng độ lùi
răng cửa) thì những người môi dầy nhiều giảm ít hơn những người có môi dầy
trung bình. Sự khác biệt độ dầy môi ở nam và nữ sẽ phải được xem xét khi lập
kế hoạch lùi răng cửa để cải thiện thẩm mỹ.
Hasan Kamak [8] chỉ ra rằng có sự khác biệt đáng kể về độ dầy mô
mềm giữa các loại sai khớp cắn do xương ở các vị trí Ls, Li và Stomion ở cả

nam giới và nữ giới. Độ dầy mô mềm ở nam giới cao hơn ở nữ giới.
Grant T. McIntyre và cộng sự [28] đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa môi
và răng, nhận thấy rằng sự thay đổi vị trí răng cửa giữa có ảnh hưởng đến hình
dáng và vị trí của môi trên và môi dưới, có sự tăng chiều dầy môi trên và môi
dưới ở bệnh nhân sai khớp cắn loại II/2 hơn so với bệnh nhân sai khớp cắn loại I.
Nghiên cứu của Philip J. Saxby [29] sau khi nghiên cứu 21 chỉ số xương
răng và 21 chỉ số mô mềm để tìm tương quan, cho thấy rằng vị trí của môi và
phần mềm phìa ngoài điểm A,B có liên quan đến vị trí của răng cửa trên và
răng cửa dưới theo chiều đứng và liên quan đến góc của răng cửa trên. Góc
ANB liên quan mạnh đến mô mềm phía ngoài. Đường thẩm mỹ E, S và mô
mềm mặt phẳng mặt là cơ sở chấp nhận được để đánh giá các mô mềm mặt.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Lan Anh [30] có tương quan thuận giữa
góc H và độ lồi xương nhìn nghiêng, thể hiện qua phương trình: Góc H =
1,071* độ lồi xương nhìn nghiêng + 14,524.
Mô cứng thay đổi mô mềm, hay mô mềm thay đổi mô cứng. Có lẽ đó là
mối quan hệ tương hỗ. Nghiên cứu mối tương quan giữa lực cắn mạnh nhất với


×