Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 83 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Liệt VII ngoại biên hay liệt mặt là một bệnh hay gặp nhất trong các bệnh
của dây thần kinh sọ não mà y học cổ truyền (YHCT) gọi là “ Khẩu nhãn oa
tà”, bệnh khá phổ biến ở nước ta, xuất hiện đột ngột làm nửa mặt bên bệnh liệt
và mắt bên bệnh không nhắm được. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, người bệnh dễ bị
mắc phải khi gặp thời tiết gió lạnh [1],[2],[3].
Liệt VII ngoại biên đã được biết đến rất sớm từ thời Hypocrat ở thế kỷ
thứ V trước Công Nguyên[4]. Trải qua nhiều thế kỷ, đã có rất nhiều nghiên cứu
về bệnh này như của Clodius, Charles Bell, Vera, Ramsay Hunt…và cũng đã có
rất nhiều đề xuất về phương pháp (PP) điều trị bệnh liệt VII ngoại biên như PP
chuyển mạch máu, thần kinh của Takushima[5], phẫu thuật dây thần kinh mặt
của Gosain[6], phẫu thuật nối thông dây thần kinh mặt – sống – dưới lưỡi của
Courtmans[7], vai trò của Acyclovir trong điều trị liệt VII ngoại biên của
Sipe[8], vai trò của Corticosteroid trong điều trị liệt VII

ngoại biên của

Salinas[9].
Ở Việt Nam, từ xưa đến nay (YHCT) đã có nhiều nghiên cứu (NC) về
bệnh lý và các PP điều trị liệt VII: PP dùng thuốc như: bôi, đắp, uống…bằng
các chế phẩm đông dược; PP không dùng thuốc như: châm cứu, xoa bóp, bấm
huyệt…trong đó PP châm cứu đã được đề cập đến nhiều và có tác dụng tốt
trong điều trị bệnh liệt VII ngoại biên do lạnh. Tuy nhiên, PP này vẫn còn một
số bệnh nhân để lại di chứng liệt mặt làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ và
cảm thấy thiếu tin trong giao tiếp[3],[10],[11].
Cùng với sự phát triển của nền y học, PP cấy chỉ vào huyệt được áp
dụng trong điều trị bệnh, đây được coi là PP châm cứu hiện đại. Cấy chỉ vào
huyệt là thành quả của sự kết hợp giữa y học hiện đại (YHHĐ) và YHCT, PP
này có xuất xứ từ Trung Quốc và đã được NC, ứng dụng tại Việt Nam từ thập


niên 70 của thế kỷ trước, dùng điều trị các bệnh mãn tính như: Hen phế quản;
Viêm loét dạ dày tá tràng; Đau đầu…Được tiến hành ở nhiều nơi như: Bệnh
viện y học cổ truyền Việt Nam; Viện quân y 108; 103 … kỹ thuật cấy chỉ catgut


2
vào huyệt hiện nay đã có nhiều cải tiến so với trước, nên thực hiện được trên
nhiều mặt bệnh hơn, mang lại hiệu quả tốt trong điều trị[12],[13].
Cấy chỉ catgut vào huyệt có nhiều ưu điểm so với châm cứu truyền thống
như: Kích thích vào huyệt thời gian dài và liên tục; người bệnh và thầy thuốc đều
tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền; Bệnh nhân có thể điều trị tại ngoại có
thể góp phần làm giảm quá tải bệnh viện.
Tuy nhiên chưa có nhiều NC đánh giá một cách đầy đủ về hiệu quả điều trị
và hiệu quả chi phí của liệt VII ngoại biên, một bệnh lý thường gặp trên lâm sàng.
Do vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài “ Đánh giá tác dụng của phương pháp
cấy chỉ catgut vào huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh ”
Kết quả nghiên cứu sẽ góp những thông tin hữu ích cho các thầy thuốc
tham khảo trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Đề tài có hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị bệnh liệt dây VII ngoại biên do lạnh bằng
phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt.
2. Bước đầu nhận xét chi phí cần thiết trong điều trị bệnh liệt VII ngoại
biên do lạnh bằng phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sơ lược lịch sử liệt VII ngoại biên
Liệt VII ngoại biên đã được biết từ rất sớm: Từ thời Hypocrat, thế kỷ thứ
V trước công nguyên và trong các tác phẩm cổ La Mã người ta đã mô tả các
triệu chứng chính và phân biệt loại liệt không nguyên nhân( vô căn) với liệt
triệu chứng.
Năm 1792, Frank là người đầu tiên mô tả chính xác liệt mặt. Sau đó,
1829 Scharles Bell (Scotlen) đã hiệu đính lại những điểm mấu chốt và là người
đầu tiên mô tả phương pháp lâm sàng khám vận động các cơ mặt và dấu hiệu
mang tên ông – dấu hiệu Scharles Bell.
Năm 1835, Berard nhấn mạnh vai trò của sự nhiễm lạnh trong liệt mặt và
ông là người đầu tiên nhận định liệt mặt là do cơ chế thắt nghẹt dây thần kinh
trong ống xương[14].
1.2.Tình hình về bệnh liệt VII tại Việt Nam và thế giới.
Liệt VII là bệnh thường gặp trong số các bệnh lý về thần kinh.
Theo Hubschmann(1984) tổn thương dây VII gặp khoảng 2% trong tổng
số tổn thương dây thần kinh ngoại vi.
Theo Harrison, năm 1986 tỷ lệ liệt mặt ngoại biên là 23/100.000 dân.
Theo Brandenburg - NA và Annegers- JF, 1993 là 23,5/100.000 nam và
32,7/100.000 nữ gặp ở lứa tuổi từ 15- 44[15].
Nghiên cứu của Katusiv - SK, Beard - CM và cộng sự năm 1982 thấy tỷ
lệ này là 25/100.000 dân và tỷ lệ hồi phục không hoàn toàn là 14%[3].
Ở Việt Nam, chưa có thống kê trên toàn quốc, nhưng thống kê 9 tháng
đầu năm 2000 của viện Châm cứu Việt Nam cho thấy số lượng bệnh nhân liệt
VII ngoại biên đến khám là 331 trong tổng số 336 bệnh nhân bị tổn thương các
dây thần kinh sọ. Trong 6 tháng đầu năm 2002 có 259 bệnh nhân bị liệt VII
ngoại biên trong tổng số 797 bệnh nhân bị tổn thương rễ và đám rối thần kinh
và chỉ đứng sau viêm dây thần kinh hông to[10].


4

Liệt VII ngoại biên do lạnh là một bệnh khá thường gặp và việc điều trị
bằng châm cứu đạt kết quả khá cao.
. Nghiên cứu của Viện YHCT Việt Nam 1963-1965 trên 48 bệnh nhân liệt
VII cho thấy điều trị bằng châm cứu có 69% số bệnh nhân tiến triển tốt.
. Nghiên cứu của Vũ Xuân Quang - Nguyễn Tài Thu (1978) cho thấy đa
số các trường hợp tiến triển tốt khi điều trị bằng điện châm và thủy châm[16].
. Nghiên cứu của Đinh Văn Đính (1998) điều trị điện châm: tỷ lệ khỏi là
32%; đỡ là 44%; không khỏi là 24%, số ngày điều trị trung bình là 25,5 ngày[2]
. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Ngân (2002) điện châm: tỷ lệ khỏi là
69,7%; đỡ là 30,3%; không khỏi là 0%, số ngày điều trị trung bình là 23,6 ngày[3].
. Nghiên cứu của Phạm Thị Hương Nga (2003) điều trị điện châm: tỷ lệ
khỏi là 72%; đỡ là 28%; không khỏi là %, số ngày điều trị trung bình là 22,2
ngày[11].
1.3. Đặc điểm giải phẫu - sinh lý của dây VII ngoại biên và cơ bám da mặt.
1.3.1. Đặc điểm giải phẫu dây VII.
Dây VII là dây thần kinh hỗn hợp, nó bao gồm chủ yếu là chức năng vận
động, nhưng cũng có chức năng cảm giác và điều tiết các tuyến[17],[18],[19].
Thành phần vận động của dây VII gồm các sợi vận động chạy đến các cơ
bám da mặt và cổ, ngoài ra còn có các sợi chạy đến tuyến lệ và các tuyến niêm
mạc ở miệng, mũi, hầu. Thành phần cảm giác của dây VII gồm các sợi vị giác
ở hai phần ba trước của của lưỡi. Ngoài ra, dây VII còn có các sợi chạy đến các
tuyến lưỡi, tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi[17],[18],[20].
Nhân của dây VII năm khá sâu ở phía dưới của cầu não, sát với thể lưới,
trên ranh giới của cầu não và hành não; chiều dài xấp xỉ 4 mm, số lượng tế bào
gần 6000 tế bào.
Các nhân tế bào tạo thành hai nhóm: nhóm nhân lưng và nhóm nhân
bụng. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm chi phối những nhóm cơ nhất định ở mặt.
Nhóm nhân lưng lại chia thành ba nhóm nhân nhỏ:
- Nhóm nhân lưng trong chi phối các cơ trán.
- Nhóm nhân lưng bên chi phối các cơ dưới cằm.



5
- Nhóm nhân lưng giữa chi phối các cơ môi và mũi.
Nhân dây VII có liên quan mật thiết với hệ lưới, chi phối vận động do bó
gối đảm nhận.
Dây VII xuất phát từ cầu não, rồi đi vào ống tai trong chạy qua kênh
Fallope tới lỗ trâm – chũm và thoát ra ngoài sọ, vào tuyến mang tai. Dây số VII
có 3 đoạn:
* Đoạn trong sọ.
* Đoạn trong xương đá qua ống tai và kênh Fallope.
* Đoạn ngoài xương đá: Sau khi qua lỗ trâm - chũm chạy vào giữa hai
thùy của tuyến mang tai và phân chia thành hai nhánh tận[17],[18].
- Các nhánh trong sọ:
+ Dây đá nông lớn: Tách ở hạch gối và chạy vào các rãnh ở mặt trên trước
xương đá, cho các sợi đến tuyến lệ và các tuyên niêm mạc mũi, hầu, miệng.
+ Dây đá nông bé: Tách ở hạch gối và chạy vào các rãnh ở mặt trên trước
xương đá, có các sợi cận giao cảm chạy đến tuyến nước bọt mang tai.
+ Dây thần kinh cơ mặt bàn đạp: Tách ra ở phần đầu đoạn đi trong xương
đá chi phối vận động cơ bàn đạp trong hòm nhĩ.
+ Dây thừng nhĩ: Tách ngay trước lúc dây này chui qua lỗ trâm - chũm ra
ngoài sọ gồm các sợi thần kinh thực vật dây VII chi phối vị giác cho hai phân
ba trước lưỡi các sợi chạy đến tuyến dưới hàm, dưới lưỡi.
+ Nhánh cảm giác nông chạy đến ống tai ngoài và vành tai[17],[18].
- Các nhánh ngoài sọ:
Sau khi ra khỏi lỗ trâm - chũm, dây thần kinh mặt chạy vào giữa hai thùy
mang tai và phân thành các nhánh tận để chi phối các cơ bám da mặt và cổ.
+ Nhánh nối với dây thần kinh IX là quai Haller, nhận cảm giác ở niêm
mạc của đáy lưỡi và vận động cơ trâm – lưỡi và cơ khẩu cái – lưỡi.
+ Nhánh tai sau: Nối với nhánh tai của đám rối cổ, chi phối vận động các cơ tai.

+ Nhánh tận: Gồm thân thái dương - mặt và thân cổ - mặt chi phối vận
động các cơ mặt và cổ[18].


6
Trong các sợi vận động, có các sợi vận động cơ trán, cơ mày và cơ vòng
mi làm mắt nhắm. Khi tổn thương ở cầu não, các nhánh này thường không bị tê
liệt, nên vẫn nhắm được mắt (liệt trung ương).
Dây trung gian VII phụ là một dây gồm các sợi vị giác ở hai phần ba trước
của lưỡi, các sợi vị giác lúc đầu lẫn vào dây lưỡi để rồi hiện thành thừng nhĩ.
- Dây VII và VII phụ đều có các sợi cận giao cảm:
+ Sợi cận giao cảm của dây VII đi từ nhân lệ - tỵ qua dây VII tới hạch
gối và tách ra thành dây đá nông lớn, chạy vào hạch bướm khẩu cái đi tới tuyến
lệ và các tuyến niêm mạc miệng – mũi – hầu.
+ Sợi cận giao cảm của dây VII phụ đi từ nhân bọt trên, qua dây VII phụ,
tới hạch gối, rồi qua dây VII, thừng nhĩ chạy vào hạch dưới hàm, dưới lưỡi để
rồi tới các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi[17],[18].
1.3.2. Các cơ bám da mặt.
Ở mặt có các cơ bám da mặt, có đặc điểm là:
- Bám vào da, nên khi co cơ làm xuất hiện các nếp nhăn da mặt, nếp nhăn
thường thẳng góc với các thớ cơ nên khi dây mặt bị liệt thì làm cho da mặt bị
méo.
- Các cơ được sắp xếp xung quanh mắt, mũi, miệng .


7

Hình 1.1: Hình ảnh dây VII ngoại biên và các cơ bám da mặt [21].
1.4. Chẩn đoán, phân loại và điều trị liệt VII ngoại biên theo YHHĐ.
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng liệt VII ngoại biên.

Biểu hiện lâm sàng của liệt VII ngoại biên (thể điển hình) là tình trạng
mất cân đối hai bên mặt[17],[18][22],[23].
- Lúc nghỉ ngơi: quan sát vẻ mặt của người bệnh ta thấy:
+ Lông mày bên liệt hơi hạ thấp xuống.
+ Khe mắt bên liệt rộng hơn bên lành.
+ Nếp nhăn mũi, má mờ hoặc mất.
+ Nhân trung lệch về bên lành nên miệng bị méo về bên lành.


8
+ Mép bên bệnh sệ xuống[22],[24].
- Khi bệnh nhân làm các động tác tình trạng mất cân xứng của mặt tăng
lên rõ hơn:
+ Người bệnh nhăn trán: mờ hoặc mất nếp nhăn trán bên liệt.
+ Người bệnh nhắm mắt:
. Nếu liệt nhẹ: mắt bên liệt có dấu hiệu Souques (mất đối xứng của lông
mi hai bên khi nhắm mắt thật chặt).
. Nếu liệt nặng: mắt bên liệt có dấu hiệu Charles Bell (khi nhắm mắt, mắt
bên liệt nhắm không kín, nhìn thấy nhãn cầu chạy lên trên và ra ngoài để lộ rõ
củng mạc giữa hai khe mi).
+ Khi nhe răng hoặc cười: miệng méo rõ về bên lành.
+ Khó hoặc không chúm miệng thổi lửa được.
+ Khó hoặc không ngậm hơi, phồng má được.
+ Khi thè lưỡi: lưỡi lệch giả tạo về bên lành.
+ Ăn cơm, uống nước: rơi vãi ra mép bên liệt.
+ Dấu hiệu da cổ dương tính[18],[22].
Biểu hiện lâm sàng của liệt VII ngoại biên nói chung đều có các triệu
chứng như trên. Nhưng tùy vào vị trí tổn thương xảy ra ở nơi nào của dây VII
mà có thêm các triệu chứng khác.
- Tổn thương dây VII ở trên chỗ tách dây đá nông lớn và dây thừng nhĩ:

Liệt các cơ mặt, khô mắt, giảm tiết nước bọt, giảm vị giác hai phần ba trước lưỡi.
- Tổn thương trong xương đá:
+ Trước dây thần kinh cơ bàn đạp : liệt các cơ mặt nghe vang đau, hay
chảy nước mắt, mất vị giác hai phần ba trước lưỡi.
+ Trước dây thừng nhĩ: Liệt các cơ mặt, mất vị giác hai phần ba trước
lưỡi, chảy nước mắt.
- Tổn thương sau khi dây VII ra khỏi lỗ trâm – chũm (sau chỗ tách của
dây thừng nhĩ). Liệt cơ mặt theo từng nhánh khác nhau, không rối loạn tiết
nước mắt, nước bọt, không giảm vị giác hai phần ba trước lưỡi.
1.4.2. Các thể lâm sàng trong liệt VII.


9
1.4.2.1. Liệt VII do lạnh.
Hay gặp do virus, bệnh phát triển rất nhanh, từ vài giờ đến một ngày,
thường thấy sau khi gặp mưa gió, lạnh hoặc sáng ngủ dậy tự nhiên thấy méo
miệng, khi cười thấy nửa mặt bên lành co xếch lên, còn bên bệnh thì sệ xuống.
Các triệu chứng đầu tiên có thể khác nhau nhưng thường mất cân xứng,
đau sau tai, nề gò má, đọng thức ăn bên bệnh. Khi uống nước, nước trào ra mép
bên bệnh, mất cảm giác vị giác ở hai phần ba trước lưỡi bên bệnh, không thổi lửa,
huýt sáo được. Chảy nước mắt hoặc khô mắt, phát âm các phụ âm khó khăn.
Một số bệnh nhân không tự phát hiện mình bị bệnh mà do người khác
phát hiện ra. Thông thường các nhánh tổn thương không đồng đều, chỉ có một
số ít tổn thương đồng đều các nhánh[18].
1.4.2.2. Liệt VII hai bên (Diplegia facialis).
Liệt VII hai bên là một thể hiếm gặp, Bell (1836) là người đầu tiên mô tả
liệt VII hai bên. Năm 1867, Pieneson đã viết một cuốn sách gồm 28 bệnh án liệt
VII hai bên.
Liệt VII hai bên có thể gặp trong trường hợp chỉ tổn thương đơn lẻ dây
VII, nhưng thường gặp trong bệnh viêm nhiều rễ và dây thần kinh ( Hội chứng

Guillain – Barre).
Liệt mặt hai bên có thể gặp trong trường hợp cùng một lúc tổn thương
cấp dây VII cả hai bên, hoặc tiến triển ở một bên trong một thời gian rồi mới
chuyển sang bên kia.
Nghiên cứu của Học viện Kirov trong thời gian mười lăm năm cho thấy,
trong số 600 bệnh nhân liệt dây VII chỉ có 12 bệnh nhân liệt VII hai bên.
Các trường hợp trên đều có chung một đặc điểm là: bắt đầu bằng nhiễm
khuẩn, nhiễm lạnh, viêm hạch Limpho dưới hàm và cổ, biểu hiện có hội chứng đau,
co cứng cơ bên mặt liệt sớm hơn, tiến triển dai dẳng, kéo dài và hồi phục kém.
1.4.2.3. Tổn thương dây VII trong Herpes zoster.
Đây là hội chứng tổn thương hạch gối của dây VII do virus Herpes
zoster, đặc điểm lâm sàng nổi bật là đau tai, liệt dây VII có mụn Zona ở vùng
vành tai, ống tai ngoài, đôi khi mọc cả trong họng và hai phần ba trước lưỡi.


10
Trong thời kỳ ủ bệnh, bệnh nhân có sốt, có cảm giác kiến bò ở vùng sẽ
tổn thương và mọc mụn Zona. Đau, bỏng , buốt cường độ mạnh làm bệnh nhân
rất khó chịu và đỡ đau khi mọc hết các mụn Zona. Đau kéo dài từ một ngày đến
mười bốn ngày, liệt VII xuất hiện sau triệu chứng đau ba đến bốn ngày, và đồng
thời thấy tổn thương dây thính giác, chóng mặt, ù tai, giảm thính lực.
Đường xâm nhập của virus hiện nay không được rõ, một số tác giả cho
rằng virus xâm nhập qua đường hô hấp trên, amidan, sau đó vào máu hoặc theo
đường bạch huyết tới hạch thần kinh. Người ta cũng không rõ virus có thể xâm
nhâp trực tiếp qua da hay không để tới hạch thần kinh[18].
1.4.2.4. Liệt dây VII trong bệnh lý viêm tai – xương chũm.
Theo thống kê các bệnh của tai gây nêm viêm dây VII dao động từ 6 đến
15%. Ở những bệnh nhân bị bệnh lý ở tai phải nằm viện điều trị thì có tới 6%
có tổn thương dây VII, tổn thương dây VII có thể xuất hiện trước, trong hoặc
sau khi phẫu thuật xương chũm. Viêm mủ tai giữa gây liệt VII nhiều hơn viêm

tai giữa cấp, trước phẫu thuật gặp 57%, sau phẫu thuật là 2/1.
Nguyên nhân tổn thương dây VII loại này là do nhiễm khuẩn, nhiễm độc
khu vực, rối loạn tuần hoàn do đè ép hoặc chấn thương trực tiếp vào dây thần
kinh phù nề trong kênh Fallope.
Tiến triển của bệnh thường rất xấu, 50% các trường hợp không đỡ hoàn
toàn, một số ít chuyển sang co cứng[17].
1.4.2.5. Tổn thương dây VII trong chấn thương vỡ nền sọ.
Chấn thương sọ não, vỡ nền sọ thường có tổn thương dây VII.
Theo Kamanova L.I. trong số 250 bệnh nhân bị chấn thương sọ não, vỡ
nền sọ có 110 bệnh nhân (chiếm 44%) bị tổn thương dây VII .
Tiên lượng phục hồi các dây thần kinh sọ não phụ thuộc vào tính chất vết
thương và thường phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật[14],[18].
1.4.2.6. Co cứng cơ sau liệt dây VII.
Trong liệt dây VII có một số các trường hợp xảy ra các tai biến, một
trong các tai biến đó là co cứng các cơ mặt do dây VII bị tổn thương, chi phối


11
làm cho bệnh nhân mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của mình, ảnh hưởng đến
trạng thái tâm lý và hoạt động của bệnh nhân trong cộng đồng.
1.4.3. Nguyên nhân gây bệnh.
- Do lạnh: hay gặp nhất chiếm tới 80%, nguyên phát, thường sau một đợt
lạnh và hay xảy ra vào ban đêm. Chỉ có liệt mặt đơn thuần, không có dấu hiệu
thần kinh khác.
- Do viêm nhiễm: Viêm nhiều rễ và dây thần kinh, viêm dây VII, viêm tai
xương chũm, Zona, hạch gối…Cũng có nghiên cứu đưa ra giả thuyết virus
Herpes Typ 1 có liên quan đến liệt dây VII ngoại biên.
- Do sang chấn: Vỡ nền sọ, gây vỡ xương đá, tai biến sản khoa do giác hút.
- Do khối u: U góc cầu tiểu não, u dây VII.
- Có thể gây tê tại chỗ cũng đóng vai trò là một nguyên nhân gây

bệnh[18],[25].
1.4.4. Bệnh sinh liệt VII ngoại biên
Y học hiện đại có nhiều giả thuyết khác nhau về bệnh sinh liệt VII, song
các tác giả tập trung vào hai thuyết đó là thuyết thiếu máu và thuyết Limpho.
1.4.4.1. Thuyết thiếu máu
Khi tổn thương dây VII người ta nhận thấy có kèm rối loạn thị lực ở bên
liệt, co thắt động mạch thái dương và có tăng nhãn áp. Về sau các tác giả khác
còn nhận thấy một triệu chứng nữa là đau ở phía sau tai đi đôi với liệt dây VII
đột ngột.
Theo Blunt liệt dây VII có biểu hiện trương dây thần kinh và dây căng
màng nhĩ cùng với đám chảy máu ở trên mặt và những thoái hóa sợi fibrin mà
không có dấu hiệu viêm. Trạng thái này thường chỉ xảy ra do thiếu máu. Theo
ông, thiếu máu đưa tới thiếu oxy và các quá trình này ngày càng tăng dần dẫn
đến những biến đổi không phục hồi[14].
1.4.4.2. Thuyết Limpho.
Funchs thấy các hạch Limpho to lên ở vùng lỗ trâm – chũm và đè ép vào
dây VII. Ngay chính Bell cũng mô tả viêm hạch Limpho khu trú ở cổ bên liệt
hoặc ở cả hai bên[26].


12
1.4.5. Điều trị liệt VII ngoại biên theo y học hiện đại.
Tùy theo nguyên nhân, bệnh sinh, mức độ tổn thương và giai đoạn bệnh
mà điều trị cụ thể có thể khác nhau[27].
Đối với các trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc do lạnh, nói chung
điều trị như sau:
- Vitamin nhóm B liều cao: B1, B6, B12.
- Corticoid: prednisolon 1-2mg/kg/ngày.
- Không được dùng Strycnin vì dễ chuyển sang thể co cứng.
- Tra thuốc mắt, vệ sinh răng miệng thường xuyên[3],[10],[11],[22].

- Điều trị bằng lý liệu pháp.
Nghiên cứu mới đây của Salinas, Alvaroz và Ferreira ở Anh về
Corticosteroid với liệt mặt cho thấy không có lợi ích rõ ràng nào từ việc điều trị
liệt mặt bằng Corticoid[9].
Một nghiên cứu khác cũng ở Anh cho thấy có vai trò rõ ràng của
Acyclovir trong điều trị liệt dây VII ngoại biên[8].
1.5. Chẩn đoán, phân loại và điều trị liệt VII ngoại biên theo YHCT.
Các triệu chứng chính của bệnh liệt VII ngoại biên được YHCT mô tả
đầy đủ trong chứng “Khẩu nhãn oa tà”: Mặt mất cân đối rõ rệt, bên liệt không
nhăn trán được, lông mày hơi bị sệ xuống, mắt nhắm không kín, không làm
được động tác phồng má, mím môi, miệng bị kéo lệch sang bên lành, ăn uống
rơi vãi[3],[11],[23],[28].
Tùy theo nguyên nhân mà có biểu hiện mạch, chất lưỡi, rêu lưỡi khác nhau.
1.5.1. Nguyên nhân, bệnh sinh
Có nhiều nguyên nhân gây chứng “khẩu nhãn oa tà”
1.5.1.1. Trúng phong hàn ở kinh lạc.
Là nguyên nhân thường gặp nhất, bệnh khởi phát đột ngột.
Do phong hàn tà xâm nhập vào lạc mạch của các kinh dương ở mặt, làm
cho lưu thông kinh khí mất bình thường, khí huyết không được điều hòa, kinh
cân thiếu dinh dưỡng, không co lại được mà gây nên.


13
Phong tà và hàn tà là hai trong sáu yếu tố bên ngoài gây bệnh mà YHCT
gọi là lục dâm, nó gây ra các bệnh ngoại cảm ( bệnh do bên ngoài đưa tới) như
đau dây thần kinh do lạnh…[22],[28].
Phong là khí của mùa xuân, thuộc dương, phong luôn biến động, nó
thường tác động ở phần trên cơ thể (đầu, ngực).
Phong thường phối hợp với các thứ khí khác: hàn, thấp, nhiệt…thành
phong hàn, phong thấp, phong nhiệt...[22],[28].

Hàn là âm tà nên hay làm tổn thương dương khí. Hàn có tính ngưng trệ.
hay gây đau tại chỗ, do khí huyết ứ trệ, không thông, gây co rút làm bế tắc lại,
như lạnh gây co cứng cơ, đau vai gáy…
Tà khí, phong hàn xâm phạm vào các kinh dương(đặc biệt là kinh Dương
minh và kinh Thái dương), làm cho kinh khí bị trở ngại, kinh cân mất dinh
dưỡng, gân thịt mềm nhẽo mà tạo thành bệnh. Mặt khác khi cơ thể ở tình trạng
vệ khí hư, chính khí yếu do các nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài, bệnh tà
nhân cơ hội xâm nhập vào các kinh mạch, lạc mạch của cơ thể làm cho sự tuần
hoàn ở khí huyết trong kinh lạc bị ứ trệ, dẫn đến sự rối loạn hoạt động các bộ
phận trong cơ thể mà tạo nên bệnh[22],[28].
1.5.1.2. Trúng phong nhiệt ở kinh lạc.
Do phong nhiệt tà xâm phạm vào kinh mạch, làm kinh cân thiếu dinh
dưỡng mà gây nên, nhiệt tà hay gây sốt.
1.5.1.3. Huyết ứ ở kinh lạc.
Do sang chấn gây ra huyết ứ ở kinh lạc, từ đó mà gây liệt[22],[28].
1.5.2. Điều trị liệt VII ngoại biên theo YHCT.
* YHCT có rất nhiều PP điều trị chứng khẩu nhãn oa tà:
- Các PP không dùng thuốc: Châm; Điện châm; Xoa bóp bấm huyệt…
- Các PP dùng thuốc: Thuốc bôi; Uống; Xông; xoa; Cứu bằng điếu ngải.
Tuy nhiên các PP này đều dựa trên phát điều trị chung là: Khu phong, tán
hàn, sơ cân lạc.
Nếu thời gian mắc bệnh đã lâu, mức độ hồi phục kém trong điều trị thường
phải phối hợp cả dùng thuốc và không dùng thuốc mới đạt kết quả cao.


14
1.6. Khái quát về huyệt, ôn châm.
1.6.1. Khái niệm về huyệt.
Huyệt là điểm đặc biệt phân bố khắp phần ngoài cơ thể, là nơi kinh khí
và khí của tạng phủ đến và đi ra ngoài cơ thể, là nơi phản ứng của cơ thể với

chứng bệnh, nơi yếu tố bệnh lý xâm nhập, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các
kích thích. Tên chung của tất cả các huyệt gọi là du huyệt( du = chuyển vận,
huyệt = chỗ trống không) còn gọi là khí huyệt, khổng huyệt, kinh huyệt, cốt
không…Huyệt là tên ngày nay hay dùng nhất[24].
Về phân loại thì huyệt được chi thành ba nhóm lớn: Huyệt trên đường
kinh; Huyệt ngoài đường kinh; Huyệt á thị[24].
1.6.2. Ôn châm.
Là kết hợp giữa châm và cứu trên huyệt. Đốt điếu ngải rồi hơ vào đốc
kim đã châm gây sức nóng lên huyệt, để gây kích thích tới sự phản ứng của cơ
thể nhằm mục đích chữa bệnh.
Ôn châm thường dùng để khu phong, tán hàn.
Mục đích của ôn châm là điều khí, đưa sự mất thăng bằng âm dương của
cơ thể trở lại trạng thái thăng bằng[24].
1.6.2.1. Phương pháp châm:
Châm là dùng kim châm vào huyệt gây kích thích đạt tới phản ứng của
cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh.
Muốn đạt được kết quả chữa bệnh tốt cần phải nắm vững và thực hành
toàn bộ phương pháp châm như:
- Chỉ định, chống chỉ định:
+ Chỉ định: Một số bệnh cơ năng; Môt số bệnh do viêm nhiễm: Viêm
màng tiếp hợp, viêm tuyến vú, lẹo…
+ Chống chỉ định: Bệnh thuộc diện cấp cứu, cơn đau bụng ngoại khoa,
tổn thuơng thực thể và một số huyêt cấm châm sâu.
- Tùy theo vị trí huyệt, mặt bệnh mà thầy thuốc có tư thế, góc châm, độ
sâu của kim khác nhau.


15
- Trong quá trình châm có những vấn đề bất thường xảy ra như: Sốc,
chảy máu, gẫy kim..cần giải quyết tốt.

- Kỹ thuật châm kim:
+ Chọn huyệt: Tìm đúng vị trí huyệt, hướng châm, dùng ngón tay trỏ ấn
vào vùng huyệt, tìm cảm giác của bệnh nhân( Cảm giác đau, tức).
+ Sát trùng: Vùng da, sát trùng kim.
+ Châm qua da: Cần châm nhanh qua da để tránh đau, vì dưới da có các
mạt đoạn thần kinh cảm giác.
+ Châm vào thịt: Nông, sâu tùy từng vùng.
- Dùng các phương pháp bổ, tả để đạt tới đắc khí [24].
1.6.2.2. Phương pháp cứu[24].
Cứu là đốt hoặc hơ ngải lên huyệt để truyền sức nóng xuống huyệt nhằm
“điều khí”.
Có 2 loại cứu:
- Cứu trực tiếp: Bằng ngải hoặc điếu ngải đốt trực tiếp trên da.
- Cứu gián tiếp: Dùng mồi ngải đốt qua miếng gừng, tỏi, muối, đốc kim châm.
Cứu được dùng ở những bệnh thuộc hàn chứng[24].
1.7. Phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt.
1.7.1. Khái niệm :
Cấy chỉ còn gọi là cấy catgut, chôn chỉ, vùi chỉ... đây chỉ là một PP châm

cứu đặc biệt dùng chỉ tự tiêu trong y khoa (catgut) lưu vào huyệt, để duy trì kích
thích lâu dài mà tạo nên tác dụng trị liệu như châm cứu[12].
1.7.2. Cơ chế tác dụng của cấy chỉ.
- Cấy chỉ vào huyệt có cơ chế tác dụng được xem giống như châm cứu, khi
chỉ được cấy vào huyệt sẽ tạo ra một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có
tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, kích thích này có thể xuất hiện
ngay tức thì sau khi chỉ được cấy vào và tác động vào huyệt, duy trì kích thích
liên tục, lâu dài. Ngoài vai trò của thần kinh( phản ứng tại chỗ; phản ứng tiết
đoạn; phản ứng toàn thân) còn có vai trò của nội tiết, thể dịch tham gia trong
việc phá vỡ cung phản xạ bệnh lý[12].



16
- Catgut là một loại chỉ dùng trong phẫu thuật, có khả năng tự tiêu sau
một thời gian nhất định. Chính vì vậy, sự tồn lưu của catgut tại huyệt trong một
thời gian nhất định đã phát huy vai trò kích thích huyệt nhằm tạo được sự cân
bằng âm dương, điều chỉnh chức năng tạng phủ, hành khí hoạt huyết, khai uất
trệ, chỉ thống (giảm đau)... [12],[13].
- Kỹ thuật cấy chỉ hiện nay đã có nhiều cải tiến so với trước, góp phần
mang lại hiệu quả to lớn trong điều trị, phục hồi chức năng...Cấy chỉ thực sự đã
trở thành một bước tiến của kỹ thuật châm cứu do những hiệu quả mà nó đem
lại[12].
1.7.3. Tình hình áp dụng phương pháp cấy chỉ trên thế giới và Việt Nam
* Trên thế giới:
Trung Quốc đã áp dụng PP cấy chỉ từ những năm 60 và đã có nhiều NC
về cấy chỉ trong điều trị và phục hồi chức năng đã được báo cáo như cấy chỉ
điều trị parkinson, nhức đầu do mạch máu, đau thắt ngực, viêm loét đại tràng,
Alzheimer, hội chứng tiền kinh nguyệt...của các nhà khoa học Trung Quốc.[12].
Tại Hungary, Lê Thuý Oanh(1990) đã NC, ứng dụng kỹ thuật cấy chỉ
điều trị phục hồi chức năng cho nhiều bệnh chứng khác nhau và đã thu được
nhiều kết quả. Và tại Hungary, PP cấy chỉ đã được đưa vào chương trình giảng
dạy y khoa và được coi là một PP điều trị chính thống[12].
Tại Ấn Độ, cấy chỉ cũng được áp dụng điều trị một số chứng bệnh tại
Trung tâm nghiên cứu châm cứu Lohiya[12].
Cấy chỉ tiếp tục được thực hiện tại Pháp(năm 1998) và tại Đức vào
những năm 2000[12].
* Tại Việt Nam:
PP cấy chỉ được áp dụng lần đầu tiên từ năm 1970- 1971 tai bệnh viện
Đông y trung ương, điều trị các bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm loét dạ
dày, đau đầu, mất ngủ, các bệnh liệt, đau nhức xương khớp…
Năm 1982, Viện Châm cứu Trung ương đã thực hiện cấy chỉ cho trẻ em

bị bại liệt. Hiện nay có nhiều bệnh nhân được sử dụng PP này tại viện.


17
Năm 1983, Lê Thúy Oanh thực hiện cấy chỉ tại bệnh viện quân y 91 điều
trị hen phế quản, viêm phế quản[12].
Nguyễn Ngọc Tùng, Bệnh viện YHCT Hà Nội(1997), qua 100 ca cấy chỉ
đã nhận xét: Cấy chỉ là PP điều trị có hiệu quả được áp dụng tương đối rộng rãi
với các bệnh mạn tính như: Thoái hóa cột sống, viêm loét dạ dày tá tràng, các
chứng liệt, hen phế quản[29].
Nguyễn Thị Bích Đào(2001) đã NC tác dụng cấy chỉ lên một số chỉ số
sinh học và lâm sàng sau phẫu thuật trĩ [30].
Nguyễn Giang Thanh (2012) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác dụng
điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt châm
cứu, kết quả khỏi đạt trên 70%- 80%[31].
Nguyễn Thị Kim Oanh (2012), đã tiến hành đánh giá tác dụng hội chứng
đau thắt lưng hông bằng phương pháp cấy chỉ catgut vào huyệt châm cứu và có
kết quả tốt[32].
1.8 . Khái quát về nghiên cứu chi phí y tế.
1.8.1. Quan điểm về chi phí cho người bệnh.
NC phân tích chi phí(CP) do đau ốm còn được gọi là NC gánh nặng kinh
tế do đau ốm. Giả thiết ẩn sau kỹ thuật này là CP kinh tế do mắc bệnh chính là
lợi ích kinh tế đạt được từ can thiệp y tế để loại trừ bệnh tật. Nói cách khác
phân tích CP cho đau ốm nhằm mục đích xác định rõ các khoản mục, định giá
trị các khoản mục đó và tính tổng các CP cho một vấn đề sức khỏe cụ thể để
đưa đến nhận biết về gánh nặng kinh tế của vấn đề sức khỏe đó[33].
NC phân tích CP do đau ốm xem xét đến hai thành phần chính: CP cốt lõi
là những CP phải chi trả trực tiếp do mắc bệnh và các CP liên quan gồm cả các
CP do mắc bệnh mà không phải trả cho y tế. Trong mỗi loại CP có CP trực tiếp
và CP gián tiếp trong đó CP gián tiếp là mất đi nguồn lực[33].

Phân tích CP do đau ốm là một quy trình gồm có xác định, đo lường
và định giá trị những nguồn lực liên quan đến bệnh tật. Trên quan điểm xã
hội sẽ xem xét đến tất cả các CP, không chỉ chi phí liên quan đến chăm sóc
sức khoẻ mà còn những khoản CP khác ngoài CP cho chăm sóc sức khoẻ,


18
gồm cả CP cơ hội có liên quan đến việc người nhà chăm sóc người bệnh mà
không được chi trả và mất thu nhập do mắc bệnh.
Phần lớn các NC chi phí do đau ốm ước tính chi phí y tế và những khoản
thu nhập bị mất đi do mắc bệnh. Các thông tin này đưa ra ước tính mức kinh phí
cần cho các chương trình chăm sóc sức khỏe và cho thấy tác động kinh tế của
các vấn đề sức khỏe khác nhau.
NC phân tích CP cho phép xác định khoản tiền phải sử dụng vào bệnh tật
và so sánh khoản tiền đó với khoản tiền đầu tư vào các can thiệp mà có thể
giảm bớt hoặc loại trừ các vấn đề sức khỏe. Việc xác định này sẽ giúp trả lời
câu hỏi “Can thiệp y tế có giá trị hay không?”.
NC chi phí do đau ốm có thể được mô tả dưới nhiều hình thức và một
trong những hình thức đó là dựa trên số liệu dịch tễ học, số hiện mắc và số mới
mắc [33], [34], [35], [36].
- Chi phí do đau ốm gồm các loại chi phí sau:
Chi phí trực tiếp: là chi tiêu cho các dịch vụ và các vật tư (hàng hoá) cho
y tế ví dụ CP cho bác sỹ, cho thuốc, cho nằm viện. Thông thường CP trực tiếp
được chia thành CP trực tiếp cho cho chăm sóc y tế (còn gọi là chi phí cho y tế,
chi phí cho điều trị) và CP trực tiếp ngoài điều trị. Việc phân loại này phụ thuộc
vào khoản chi đó có trực tiếp liên quan đến điều trị bệnh hay không. CP trực
tiếp còn được coi là CP nảy sinh cho hệ thống y tế, cộng đồng và gia đình trong
trực tiếp điều trị bệnh.
Chi phí trực tiếp cho điều trị gồm chi phí cho chẩn đoán, điều trị, chăm
sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng, cho chăm sóc người bệnh giai đoạn cuối.

Chi phí trực tiếp ngoài điều trị liên quan đến việc sử dụng nguồn lực
không cho điều trị như CP cho đi lại, chi tiêu của hộ gia đình và những CP
không chính thức khác cho thành viên trong gia đình hoặc các tình nguyện viên
dành để chăm sóc người bệnh.
Chi phí gián tiếp: Thuật ngữ “chi phí gián tiếp” trong kinh tế dùng để chỉ
sự mất mát về khả năng sản xuất hay nói cách khác là mất thu nhập do đau ốm,
do chết yểu, do tác dụng phụ hoặc thời gian sử dụng cho chữa bệnh. CP gián


19
tiếp là CP nảy sinh cho cá nhân, gia đình, xã hội và người chủ. Tuy nhiên thuật
ngữ “chi phí gián tiếp’’ đôi khi gây nên sự nhầm lẫn bởi vì nó sẽ có nghĩa khác
nhau trong các bối cảnh khác nhau. Trong khuôn khổ của kế toán, CP gián tiếp
là CP cho các hoạt động hỗ trợ và CP hành chính mà cần thiết phải chia sẻ giữa
các đơn vị sử dụng.
CP không rõ ràng là những lo lắng, đau đớn về tâm lý, không thoải mái
của người bệnh nhưng chưa bao giờ có thể được chuyển đổi sang tiền tệ nên ít
khi được xem xét đến trong phân tích CP do đau ốm. Tuy nhiên chúng ta không
được quên xem xét đến CP không rõ ràng bởi vì CP không rõ ràng có thể là yếu
tố chính ảnh hưởng tới quyết định của người bệnh.
Nhìn chung phân tích CP do đau ốm liên quan đến việc xác định giá trị
của nguồn lực được sử dụng trực tiếp cho điều trị bệnh và điều đó có nghĩa là
xác định các CP có thể tránh được nếu không bị mắc bệnh.
Phân tích gánh nặng kinh tế do bệnh tật được thực hiện trên các quan
điểm khác nhau, quan điểm của người bệnh còn gọi là người sử dụng dịch vụ và
quan điểm của người cung cấp dịch vụ, bệnh viện/chương trình y tế và khi cơ
sở cung cấp dịch vụ thuộc hệ thống y tế công thì gọi là quan điểm của hệ thống
y tế. Mục đích của đánh giá kinh tế là xem xét tất cả các loại CP nảy sinh cho cá
nhân và xã hội do bị mắc bệnh. Quan điểm có vai trò rất quan trọng trong tính
CP sẽ là cơ sở cho việc đưa loại CP nào vào tính toán.

Trước hết từ quan điểm người bệnh: CP được xem xét đến dựa trên quan
điểm của người bệnh được gọi là CP cá nhân hay CP do người bệnh phải gánh
chịu. Những CP này gồm những chi tiêu từ túi người bệnh và gia đình của họ
cho điều trị bệnh.
Hai là CP dựa trên quan điểm của người cung cấp dịch vụ y tế. Phân tích
này thường tập trung vào CP nảy sinh cho các cơ sở y tế nhà nước trong cung
cấp các dịch vụ điều trị bệnh.
Cuối cùng là quan điểm xã hội: Phân tích dựa trên quan điểm xã hội thì
sẽ xem xét đến CP nảy sinh cho cả phía cơ sở cung cấp dịch vụ và bệnh nhân,
người sử dụng dịch vụ y tế.


20
Ứơc tính chi phí trực tiếp: Ứơc tính CP do đau ốm thường không quá
phức tạp vì thông tin tương đối đầy đủ và đáng tin cậy. Do CP trực tiếp được
coi là một phần đáng kể của CP do đau ốm nên đo lường đầy đủ và tính toán
chính xác CP trực tiếp là rất cần thiết vì có thể làm chệch hướng của các quyết
định liên quan đến chính sách và quản lý.
Hai PP được sử dụng để tính CP trực tiếp cho các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ. PP tính chi phí nhỏ nhất “từ dưới lên” và PP tính tổng CP “từ trên xuống”.
PP thứ nhất được tính bằng tổng các thành phần chi phí đơn lẻ mà cần thiết để
tạo ra dịch vụ. Trong trường hợp dịch vụ cần được tính toán là điều trị tại bệnh
viện thì các nguồn lực(cơ sở vật chất, cán bộ …) cần thiết để tạo ra dịch vụ cần
được xác định, đo lường và tính toán.
PP thứ hai được tính toán bằng cách lấy tổng CP chia cho số đơn vị sản
phẩm ra được CP trung bình. Cả hai PP nhằm mục đích đánh giá CP đơn vị cho
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. PP tính CP nhỏ nhất tạo ra “chi phí thực” của
dịch vụ trong khi đó PP tính chi phí từ trên xuống tạo ra CP trung bình. Những
CP để tạo ra một dịch vụ y tế bao gồm CP cho nhà cửa, cho trang thiết bị, cho
nhân viên, cho thuốc cho đào tạo, giám sát và những chi phí khác.

Ứớc tính chi phí gián tiếp: CP gián tiếp là CP do mất khả năng sản suất
điều này có nghĩa là khoản thu nhập mất đi khi mắc một bệnh nào đó. Bệnh tật,
tác dụng phụ do thuốc và thời gian điều trị dẫn tới mất thu nhập.
CP gián tiếp bao gồm khoản thu nhập mất đi của người bệnh và người
chăm sóc. Trong một số bệnh, CP gián tiếp là mất tiền công và lợi ích tiềm
tàng[34],[35],[36].
1.8.2. Nghiên cứu Phân tích chi phí do đau ốm tại Việt Nam.
Những NC đánh giá hiệu quả của các can thiệp, gánh nặng của bệnh tật
về khía cạnh kinh tế đã bắt đầu được thực hiện ở Việt Nam trong những năm
gần đây nhằm cung cấp những bằng chứng cho sử dụng nguồn lực, cho lựa
chọn các giải pháp can thiệp để phòng bệnh và giải quyết những vấn đề sức
khoẻ. Việc thực hiện NC này càng được quan tâm khi chính sách khoán tự chủ
được đưa vào thực hiện trong lĩnh vực y tế.


21
Trong “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của chủng ngừa viêm gan siêu vi B
tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Cao Ngọc Nga đã phân tích mối quan hệ giữa CP
và hiệu quả của tiêm phòng viêm gan B trên các nhóm tuổi và đối tượng khác
nhau. Phân tích mối quan hệ giữa CP người sử dụng phải chi trả cho tiêm chủng
và quyết định của họ đối với tiêm chủng, kết quả cho thấy CP gián tiếp không
ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng[37].
Nghiên cứu “Chi phí y tế của bệnh tiêu chảy, ước tính Chi phí - Hiệu quả
của tiêm phòng Vắc xin Rotavirus ở Việt Nam” của Fischer và cộng sự ở tỉnh
Khánh Hoà đã đưa ra ước tính CP trực tiếp và CP gián tiếp trung bình cho một
đợt mắc tiêu chảy do Rotavirus. Ngoại suy từ chi phí trung bình cho một đợt
điều trị bệnh, tác giả đã ước tính gánh nặng kinh tế tính theo giá năm 2004 với
CP trực tiếp cho điều trị là 3,1 triệu USD, CP trực tiếp ngoài điều trị là 685
nghìn USD, CP gián tiếp là 1,5 triệu USD. Từ quan điểm xã hội CP điều trị
Rotavirus là 5,3 triệu USD/năm [38].



22
Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.
- NC được tiến hành tại bệnh viện YHCT Thanh Hóa.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Tất cả các bệnh nhân nam và nữ mọi lứa tuổi được chẩn đoán là liệt
VII ngoại biên do lạnh – chứng “ khẩu nhãn oa tà” do phong hàn tà tại bệnh
viện YHCT Thanh Hóa từ 2012 đến 2013.
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.
- Được chẩn đoán là liệt VII ngoại biên do lạnh theo YHHĐ và YHCT.
- Không có bệnh lý phối hợp nào.
- Tự nguyện tham ra NC, tuân thủ nguyên tắc điều trị và quá trình theo dõi.
* Tiêu chuẩn loại trừ.
- Liệt VII ngoại biên do sang chấn, do Zona thần kinh.
- Liệt VII trung ương.
- Tổn thương dây thần kinh sọ khác.
- Bệnh nhân không tự nguyện tham ra NC, không tuân thủ nguyên tắc
điều trị .
2.1.2.Tiêu chuẩn chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào lâm sàng.
2.1.2.1. Theo y học hiện đại:
Dựa vào bảng chẩn đoán lâm sàng liệt VII ngoại biên do lạnh trong
“ Lâm sang - thần kinh” của Hồ Hữu Lương[39] và Ngô Đăng Thục[40].
- Bệnh nhân phải có rối loạn vận động:
+ Mất nếp nhăn trán.
+ Mất rãnh mũi má.

+ Lệch nhân trung.
+ Dáu hiệu Charles Bell dương tính.
+ Méo miệng.


23
+ Sức co cơ nhai yếu hoặc không có.
- Bệnh nhân có thể có:
+ Rối loạn thần kinh thực vật:
. Khô mắt.
. Chảy nước mắt.
. Rối loạn thị giác.
. Giảm tiết nước bọt.
+ Rối loạn cảm giác:
. Cảm giác đau vùng sau tai.
2.1.2.2. Theo y học cổ truyền[24].
- Tất cả các bênh nhân đều được chẩn đoán là “ khẩu nhãn oa tà” do
phong hàn tà.
- Tiêu chuẩn thể phong hàn tà: Ngoài biểu hiện ở vùng mặt như trên
còn biểu hiện toàn thân như:
+ Sợ gió.
+ Sợ lạnh
+ Rêu lưỡi trắng, mỏng.
+ Mạch phù , hoạt.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.
NC được sử dụng PP thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trên hàng loạt
ca bệnh, sử dụng kỹ thuật thu thập số liệu tiến cứu để thu thập các thông tin về
tình trạng bệnh, quá trình điều trị và kết quả điều trị bệnh và các chi phí phát
sinh cho người bệnh trong quá trình điều trị.

* Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu:
- PP chọn mẫu có chủ định.
- Cỡ mẫu:
Chọn 60 bệnh nhân đảm bảo các tiêu chí tham gia NC, áp dụng PP ghép
cặp phân chia vào 2 nhóm: theo nhóm NC và nhóm đối chứng (ĐC) sao cho
bệnh nhân 2 nhóm có sự tương đồng về tuổi, giới, mức độ tổn thương.


24
+ Nhóm NC 30 bệnh nhân điều trị theo PP cấy chỉ catgut vào huyệt.
+ Nhóm ĐC 30 bệnh nhân điều trị theo PP ôn châm.
2.2.2. Phương pháp triển khai nghiên cứu: NC thực hiện theo quy trình sau:
2.2.2.1. Đánh giá về lâm sàng (mục tiêu 1)
* Ghi nhận thông tin trước khi điều trị và quá trình điều trị
- Sử dụng bệnh án mẫu thu thập các thông tin về:
+ Phần hành chính: Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp và số điện thoại.
+ Lý do tới khám bệnh, tiền sử mắc bệnh và điều trị của bệnh nhân, khám
tình trạng toàn thân, các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân.
+ Triệu chứng thực thể lâm sàng.
+ Các xét nghiệm khác.
* Phương tiện nghiên cứu
- Bông; cồn 90 độ; pince có mấu; khay quả đậu.
- Kéo 22 cm.
- Kim lấy thuốc cỡ 23.
- Nĩa nha (không rãnh, không mấu).
- Đĩa thủy tinh Petri đường kính 6 cm.
- Hộp Inox đựng bông cồn.
- Đoạn thông nòng được cắt phù hợp (từ kim chọc dò tủy sống cỡ 22).
- Chỉ Catgut Chromic cỡ 4/0.



25

Hình 2.1: Hình ảnh một số phương tiện trong nghiên cứu.
* Vật liệu nghiên cứu:
- Chỉ Catgut: nghĩa gốc của từ catgut ( hoặc kittegut) xuất phát từ tên gọi
của một nhạc cụ( đàn Kitte ) có dây đàn làm bằng ruột mèo. Hiện nay, catgut
được làm từ ruột gia súc có sừng hoặc cừu. thời gian tự tiêu của chỉ catgut
khoảng 10 ngày. Catgut Chromic (trong thành phần có thêm muối chromium)
có thời gian tự tiêu chậm hơn (khoảng 15 ngày ).
* Phương pháp điều trị:
- Nhóm NC: sử dụng PP cấy chỉ catgut vào huyệt cụ thể là:
+ Công thức huyệt điều trị:
. Các huyệt tác dụng tại chỗ: Địa thương; Giáp xa; Nhân trung; Thừa
tương; Hòa liêu; Quyền liêu; Nhĩ môn; Toản trúc; Ty trúc không; Ngư yêu;
Dương bạch; Nghinh hương[24].
. Các huyệt tác dụng đường kinh: Hợp cốc bên đối diện.
. Các huyệt tác dụng toàn thân: Ế phong.


×