Tải bản đầy đủ (.pptx) (44 trang)

Đánh giá tác dụng của phương pháp châm cứu trong điều trị chứng rối loạn khứu giác thứ phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.72 KB, 44 trang )

BỘ CÔNG AN
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN

ĐỀ TÀI SÁNG TẠO

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
CHÂM CỨU TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN
KHỨU GIÁC THỨ PHÁT

Người hướng dẫn: BSCKI Vũ Thị Thanh
Kíp kỹ thuật:

1. Bs Nguyễn Hồng Minh
2. KTV. Lê Thị Bích Ngọc


ĐẶT VẤN ĐỀ



Rối loạn khứu giác bao gồm giảm, mất khứu, loạn khứu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, tiêu hóa và
sức khỏe. Theo thống kê ở Hoa Kỳ có khoảng trên 2 triệu người bị mất khứu giác, mỗi năm có TB
200000 người đi khám bệnh vì mũi không nhận thức được mùi. Một số người bi quan chán nản và
suy sụp tinh thần sau khi bị triệu chứng này.



Theo Y học hiện đại, rối loạn khứu giác tiên phát có thể do các tổn thương thực thể ở mũi xoang
(polyp mũi, K mũi, u xơ, viêm mũi xoang vận mạch, dị ứng, nhiễm khuẩn…) triệu chứng luôn kèm
theo ngạt mũi, tắc mũi. Rối loạn khứu giác thứ phát sau các bệnh toàn thân như đái tháo đường, suy
thận, thiểu năng tuyến giáp, zona, viêm não, sau chấn thương sọ não, chấn thương vùng hàm mặt.


nhiễm độc hơi khí…


ĐẶT VẤN ĐỀ



Theo Y học cổ truyền, rối loạn khứu giác thứ phát thuộc phế khí hư: phế khai khiếu ra mũi, phế khí
thông với mũi, bệnh mũi và phế có quan hệ mật thiết với nhau. Cơ thể hư nhược hoặc bệnh lâu
không khỏi làm phế âm hao tổn nên các khiếu không được nuôi dưỡng dẫn đến công năng thất
thường.



Hiện nay có rất ít NC về điều trị rối loạn khứu giác thứ phát kể cả y học hiện đại và y học cổ truyền.
Qua thực hành lâm sàng tại khoa khám bệnh bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an bằng PP châm
cứu ĐT rối loạn khứu giác thứ phát với số lượng BN hữu hạn đã cho kết quả khả quan nên chúng tôi
mạnh dạn đưa ra NC này với mục tiêu:



Đánh giá tác dụng của phương pháp châm cứu trong điều trị chứng rối loạn khứu giác thứ
phát.


TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN KHỨU GIÁC THỨ PHÁT
1. Đại cương:




Rối loạn khứu giác thứ phát là một chứng bệnh bao gồm giảm, mất hoặc loạn khứu giác sau các
bệnh lý toàn thân như rối loạn khứu giác do thuốc (liệu pháp xạ trị, tiếp xúc với chất độc chất…),
rối loạn khứu giác thần kinh do AIDS, nghiện rượu, Alzheimer, trầm cảm, đái tháo đường, bệnh
múa giật Huntington, giảm năng tuyến giáp, hội chứng Kallman, loạn tâm thần Korsakoff, suy dinh
dưỡng, Parkinson, thiếu vitamin B12, thiếu kẽm, do sự lão hóa cơ thể gây nên làm ảnh hưởng đến
sinh hoạt, tiêu hóa và sức khỏe người bệnh.


TỔNG QUAN



Theo Y học cổ truyền, rối loạn khứu giác thứ phát thuộc phế khí hư: phế khai khiếu ra mũi, phế khí
thông với mũi, bệnh mũi và phế có quan hệ mật thiết với nhau. Cơ thể hư nhược hoặc bệnh lâu không
khỏi làm phế âm hao tổn nên các khiếu không được nuôi dưỡng dẫn đến công năng thất thường.



Con người là một tiểu vũ trụ, sức sống bên trong của nó luôn luôn biến động để đảm bảo sự phát triển
theo quy luật: sinh, trưởng, hóa, thu, tang của vạn vật. Trong quá trình sống con người có lúc khỏe,
lúc yếu, lúc có bệnh, khi âm dương cân bằng thì khỏe, yếu khi sức chống đỡ của cơ thể suy yếu lúc
này dễ bị bệnh. Cơ thể yếu thể hiện sự biến động âm dương đến giới hạn sinh lý tối đa, dễ chuyển
sang trạng thái âm dương mất cân bằng. Âm dương mất cân bằng thì sinh bệnh.


TỔNG QUAN




Con người sống trong môi trường thiên nhiên, gia đình và xã hội luôn luôn thay đổi, với các hoạt động
sống phong phú của bản thân. Những điều kiện sống này đã thúc đẩy sức sống bên trong mạng lên
theo quy luật chung. Song nếu trái thường chúng làm sức sống yếu đi, nặng hơn thì gây bệnh. Mặt
khác mỗi con người có sức chống đỡ của cơ thể (chính khí), khi chính khí yếu tác động môi trường
vượt quá ngưỡng chịu đựng cơ thể thì các yếu tố trên trở thành nguyên nhân gây bệnh



Bệnh phát sinh là do ngoại tà (tà khí) xâm phạm vào cơ thể, tà chính giao tranh, chính khí hư không
đủ mạnh để thắng tà khí, hoặc thất tình thái quá, hoặc ẩm thực thất thường, lao lực… tất cả đều dẫn
đến âm dương mất cân bằng biểu hiện bệnh.


TỔNG QUAN



Tạng phủ khí huyết hư tổn: do bẩm sinh không đủ, bệnh lâu không khỏi, lao dộng nghỉ ngơi,
phòng dục quá độ dẫn đến khí huyết, tạng phủ hư tổn mà sinh bệnh.

2. Các phương pháp điều trị:



Y học hiện đại: vitamin, bổ thần kinh, corticoid…



Y học cổ truyền: châm cứu (điện châm, thủy châm), bấm huyệt, các bài thuốc cổ phương gia
giảm…



TỔNG QUAN

II. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU



Châm cứu là thủ thuật chèn và thao tác kim vào một điểm cụ thể trên cơ thể để giảm đau
hoặc cho các mục đích điều trị. Ở đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá tác dụng
của việc châm cứu trên 2 huyệt : Thái xung và Thượng tinh để điều trị chứng rối loạn khứu
giác thứ phát.


TỔNG QUAN
CƠ CHẾ TÁC DỤNG CHÂM CỨU
1. Giải thích theo y học hiện đại:
1.1. Phản ứng tại chỗ:



Châm cứu vào huyệt gây kích thích 1 cung phản xạ mới có tác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý:
làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ.



Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự vận mạch, nhiệt và sự
tập trung bạch cầu... làm thay đổi tính chất của tổn thương, giảm xung huyết, bớt nóng, giảm đau...




Phản ứng tại chỗ hay xung quanh nơi bị tổn thương Đông y gọi là thống điểm, A thị huyệt hay Thiên
ứng huyệt.


TỔNG QUAN
1.2. Phản ứng theo tiết đoạn thần kinh:



Cơ thể có 31 tiết đoạn, mỗi đoạn gồm đôi dây thần kinh tủy sống, một khoanh tuỷ, đôi hạch giao
cảm và 1 số cơ quan bộ phận thuộc tiết đoạn đó, khi một bộ phận trong tiết đoạn có bệnh sẽ gây
nên sự thay đổi bất thường ở da (ấn đau điện trở giảm) ở cơ co rút gây đau.



Bất cứ 1 kích thích nào cũng liên quan đến hoạt động vỏ não, như vậy sự phân chia phản ứng
cục bộ, phản ứng tiết đoạn chỉ có giá trị về mặt vị trí cơ thể vµ sự liên quan cục bộ từng vùng
thông qua hoạt động của não với nội tạng


TỔNG QUAN

1.3. Phản ứng toàn thân:



Bất cứ một kích thích nào, từ ngoài cơ thể hoặc từ trong các nội tạng đều được truyền lên vỏ
não. Dựa vào phản ứng toàn thân ở vỏ não:


o

Dùng những huyệt ở xa vùng bệnh nhưng có tác dụng đặc hiệu tới vùng bệnh

o

Khi châm kim vào huyệt đạt "cảm giác đắc khí" (căng, tê, tức, nặng) dấu hiệu báo kích
thích đã đến mức độ cần thiết (ngưỡng kích thích).


TỔNG QUAN

2. Giải thích theo y học cổ truyền:



Châm cứu có tác dụng điều khí, làm thông kinh lạc do đó lập lại sự cân bằng âm dương
trong cơ thể và giảm đau.

2.1. Về sinh lý:



Dưới sự thúc đẩy của kinh khí, khí huyết, tuần hoàn không ngừng trong kinh lạc đưa dinh
dưỡng đến lục phủ ngũ tạng, làm cho cơ thể trong ngoài - trên dưới giữ được cân bằng sinh
lý trong trạng thái bình thường.


TỔNG QUAN
2.2. Về bệnh lý:




Kinh lạc là đường liên hệ nối thông phần ngoài cơ thể với nội tạng. Trong trạng thái bình thường
kinh lạc có thể giữ được sự cân bằng, điều khiển nhịp nhàng hoạt động của cơ thể. Nhưng nếu
sự điều hòa tổng hợp của kinh lạc không bình thường sẽ xuất hiện bệnh.

2.3. Về chẩn đoán:



Mỗi nhánh của kinh lạc đều có bộ vị tuần hành nhất định và liên hệ với các tạng phủ nào đó. Cho
nên bệnh của tạng phủ có thể biểu hiện qua kinh lạc trên bề mặt da cơ thể.


TỔNG QUAN
2.4. Về trị liệu:



Nếu một tạng phủ nào đó bị bệnh ta có thể theo 1 kinh đại diện tạng phủ mà dùng huyệt khôi phục
lại công năng bình thường của kinh lạc



Sự mất cân bằng âm dương phản ánh qua 4 trạng thái:

o
o
o

o


Hư là chính khí suy giảm.
Thực tà là khí quá mạnh.
Hàn là sức nóng của cơ thể giảm sút.
Nhiệt là sức nóng của cơ thể quá tăng.

Dựa vào các trạng thái trên để định phép châm cứu.

o
o
o
o

Hư châm bổ (châm sâu - lưu lâu - kích thích nhẹ...)
Thực châm tả (châm nông - kích thích mạnh ...).
Hàn thì cứu hoặc ôn châm.
Nhiệt bốc hỏa không cứu chỉ châm hoặc nặn máu.


TỔNG QUAN



Mối quan hệ giữa các tạng phủ: tuân theo quy luật âm dương, ngũ hành. Các chức năng hoạt động
của các tạng phủ được tiến hành đều đặn, ăn khớp nhịp nhàng là nhờ khí huyết lưu chuyển trong
các kinh lạc. Nếu kinh lạc bị bế tắc sẽ sinh bệnh. Châm cứu là thông kinh hoạt lạc, làm cho khí
huyết lưu thông, nhờ vậy điều chỉnh được sự mất cân bằng âm dương.




Châm cứu điều trị chứng rối loạn khứu giác thứ phát bằng phương pháp châm bổ huyệt Thượng
tinh và châm tả huyệt Thái xung


TỔNG QUAN
Huyệt Thượng tinh


TỔNG QUAN

o
o
o

Tên khác: thần đường, minh đường, quỷ đường
Đặc tính: huyệt thứ 23 của mạch Đốc
Vị trí: trên đường dọc giữa đầu, chính giữa đoạn nối huyệt Bách hội và Ấn đường (nơi mé tóc phía
trước sâu vào 1 thốn có lỗ sủng là vị trí của huyệt)

o

Giải phẫu: dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ, da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não
số 5 chi phối cảm giác ở mặt trong đó nhánh 1 và nhánh 2 chi phối cảm giác niêm mạc mũi.

o

Tác dụng: trong chứng rối loạn khứu giác thứ phát nguyên nhân do phế khí hư, mà phế khí chủ dương
khí nên phế khí hư làm dương khí không đầy đủ trong khi đó huyệt Thượng tinh lại có tác dụng bài tiết

dương khí, Đốc mạch bài tiết hơi nóng làm kinh mạch lưu thông. Sách Đồng nhơn dạy mũi không biết
mùi, chóng mặt nên bổ châm huyệt này.


TỔNG QUAN
Huyệt Thái xung:


TỔNG QUAN



Đây là huyệt nguyên, huyệt du của kinh Can, nơi nguyên khí sở cư, KH hưng thịnh là yếu đạo để KH
thông hành

o
o

Đặc tính: huyệt thứ 3 của kinh Can (kinh túc quyết âm can)
Vị trí: sau khe giữa ngón 1,2 đo lên 1,5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón 1,2 hoặc
sờ dọc theo khoảng gian đốt xương bàn chân 1, tìm xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân
1 và 2, lấy huyệt ở góc này

o

Giải phẫu: dưới da là gân cơ duỗi dài riêng ngón cái, cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu
chân, khe giữa các đầu sau của các xương bàn chân 1,2. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của
dây thần kinh chày trước và nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn
thần kinh L5.



TỔNG QUAN

o

Tác dụng: chứng rối loạn khứu giác thứ phát nguyên nhân do phế khí hư, âm dương mất cân
bằng, khí huyết hư tổn. Bình thường phế kim khắc can mộc nhưng khi có bệnh thì can phản khắc
phế, phế khí hư không chế được can do đó can khí thượng nghịch làm cho phế khí túc giáng bị
vướng. Chính vì vậy việc châm tả huyệt Thái xung có tác dụng bình can, lý huyết, sơ tiết thấp
nhiệt ở hạ tiêu, thanh can hỏa tức can dương, điều hòa khí huyết



Theo Châm cứu học đại thành, Hoàng đế nội kinh phần linh khu, Nam kinh, Chủ bệnh nguyên hậu luận
nói việc kết hợp của 2 huyệt trên có tác dụng điều hòa khí huyết, thông kinh hoạt lạc, khai khiếu có tác
dụng tốt trong điều trị chứng rối loạn khứu giác.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân



Các bệnh nhân bị chứng rối loạn khứu giác thứ phát sau sau các bệnh toàn thân như đái tháo
đường, suy thận, thiểu năng tuyến giáp, zona, viêm não, sau chấn thương sọ não, chấn thương
vùng hàm mặt. nhiễm độc hơi khí…





Đang được điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh
Đồng ý tham gia nghiên cứu

2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân



Bệnh nhân có các tổn thương thực thể ở mũi xoang (polyp mũi, K mũi, u xơ, viêm mũi xoang vận
mạch, dị ứng, nhiễm khuẩn…)




Cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm
Viêm nhiễm vùng da định châm


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.
•.

Thiết kế nghiên cứu:
Thử nghiệm lâm sàng mở, lựa chọn ngẫu nhiên, so sánh trước và sau điều trị.

2. Cớ mẫu:


•.

20 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn khứu giác thứ phát, điều trị tại khoa Khám bệnh
trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 11/2014.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Các chỉ tiêu nghiên cứu:



Các đặc điểm chung.

o
o

Tuổi, giới, thời gian mắc bệnh..
Các yếu tố liên quan khởi phát bệnh: sau các bệnh lý toàn thân như rối loạn khứu giác do thuốc
(liệu pháp xạ trị, tiếp xúc với chất độc chất…), rối loạn khứu giác thần kinh do AIDS, nghiện
rượu, Alzheimer, trầm cảm, đái tháo đường, bệnh múa giật Huntington, giảm năng tuyến giáp,
suy dinh dưỡng, Parkinson, thiếu vitamin B12, thiếu kẽm, do sự lão hóa cơ thể

o
o

Mức độ rối loạn khứu giác: giảm, mất
Đánh giá hiệu quả điều trị: Theo các mức độ tốt, khá, trung bình, kém


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4. Phương pháp đánh giá kết quả:



Đánh giá khả năng khứu giác bằng PP nhận biết mùi (ở đây ta sử dụng 1 lọ đựng hạt cà phê mới
rang), khi đánh giá bảo BN nhắm mắt, tiến hành mở nắp lọ, ở mỗi khoảng cách để mở trong khoảng 5
giây, đánh giá theo thang điểm sau:

o
o
o
o
o

0 điểm: khứu giác bình thường (thấy mùi ở khoảng cách trên 30cm)
1 điểm: khứu giác hơi kém (thấy mùi ở khoảng cách dưới 30 cm)
2 điểm: khứu giác kém (thấy mùi ở khoảng cách dưới 15cm)
3 điểm: khứu giác rất kém (để xa không thấy, để sát mũi thì thấy mùi)
4 điểm: mất khứu giác hoàn toàn (để sát mũi BN không thấy mùi)


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



Đánh giá kết quả điều trị: (điểm TĐT- điểm SĐT)/ điểm TĐT x 100%

o

Tốt: điểm sau điều trị giảm > 70% so với trước điều trị


o

Khá: Tổng điểm sau điều trị giảm 51 - 70% so với trước điều trị

o

Trung bình: Tổng điểm sau điều trị giảm 21 - 50% so với trước điều trị

o

Kém: Tổng điểm sau điều trị giảm < 20% so với trước điều trị


×