Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Đánh giá tác dụng điều trị bí đái cơ năng của phương pháp điện châm sử dụng miếng dán trên bệnh nhân sau mổ trĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 58 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trĩ là một bệnh thường gặp trong xã hội hiện nay và có tỷ lệ mắc bệnh
khá cao. Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh nhân đa phần chỉ đến khám khi bệnh đã nặng (độ III, độ IV) hay có biến
chứng chảy máu, tắc mạch, loét hoại tử… Việc điều trị lúc này chủ yếu là
phẫu thuật [1], [2].
Bí đái cơ năng sau mổ trĩ là một trong những biến chứng cấp tính
thường gặp. Theo Nguyễn Trung Học (2009) tỷ lệ bệnh nhân bí đái sau mổ trĩ
bằng phương pháp Longo và Milligan – Morgan là 28,9% và 25,6% [3]. Y
học hiện đại (YHHĐ) điều trị bí đái cơ năng sau mổ trĩ nói chung và sau các
phẫu thuật vùng tiểu khung nói riêng bằng phương pháp: chườm nóng, ép
bàng quang, gõ trên xương mu, đặt sonde tiểu, nghe tiếng nước chảy… Tuy
nhiên, các phương pháp chườm nóng, ép bàng quang, hay gõ trên xương mu
hiệu quả điều trị thấp. Phương pháp đặt sonde tiểu giải quyết được vấn đề triệt
để nhưng để lại biến chứng tổn thương niệu đạo, bàng quang, nhiễm khuẩn
tiết niệu… [4], [5].
Bí đái cơ năng sau mổ trĩ trong Y học cổ truyền (YHCT) thuộc phạm vi
chứng “Long bế”, nguyên nhân chính là do khí trệ huyết ứ. YHCT điều trị
chứng “Long bế” bằng phương pháp: điện châm, xoa bóp bấm huyệt, hơ điếu
ngải… [6], [7].
Tại Trung Quốc và Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu tác dụng
của điện châm và xoa bóp bấm huyệt trong điều trị bí đái cơ năng sau mổ trĩ
và một số phẫu thuật vùng tiểu khung. Kết quả cho thấy điện châm và xoa
bóp bấm huyệt đạt hiệu quả điều trị cao, đơn giản, tiết kiệm chi phí, ít biến
chứng [8], [9], [10]. Tuy vậy, điện châm là một thủ thuật xâm lấn, xoa bóp
bấm huyệt đòi hỏi sức người, đồng thời khi triển khai hai phương pháp này
đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức về YHCT.



2

Miếng dán điện xung là một dụng cụ y tế được sử dụng khá phổ biến
hiện nay phối hợp với máy massage hoặc máy điện châm, với ứng dụng chủ
yếu là tác dụng xoa bóp, thư giãn cân cơ. Với cấu tạo là một bản gel dẫn điện
và một điện cực, miếng dán điện xung được nối với giắc điện của máy
massage hoặc máy điện châm. Đây là một phương pháp điều trị có hiệu quả,
tiết kiệm chi phí, dễ áp dụng, không xâm lấn và có thể triển khai phổ biến tại
các bệnh viện YHCT cũng như YHHĐ. Tại Trung Quốc đã có nhiều công
trình nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị bí đái cơ năng sau mổ của phương
pháp kích thích điện sử dụng miếng dán điện xung [11], [12], [13], [14],
nhưng ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về phương pháp điều trị này, vì
vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị bí đái cơ năng
của phương pháp điện châm sử dụng miếng dán trên bệnh nhân sau mổ
trĩ” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị bí đái cơ năng của phương pháp điện
châm sử dụng miếng dán trên bệnh nhân sau mổ trĩ tại khoa Ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương
pháp trên lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 QUAN ĐIỂM CỦA YHHĐ VỀ BỆNH TRĨ VÀ BÍ ĐÁI CƠ
NĂNG SAU MỔ TRĨ
1.1.1 Quan điểm của YHHĐ về bệnh trĩ
1.1.1.1 Tình hình bệnh trĩ ở Việt Nam và trên thế giới
Trĩ là một bệnh rất thường gặp và có tỷ lệ người mắc bệnh khá cao
trong cộng đồng. Bệnh khá thường gặp ở các nước Âu Mỹ, có tới 50% dân số

mắc bệnh này. Ở Việt Nam, trong tổng số 1378 bệnh nhân được khám tại
phòng khám Hậu môn – trực tràng khoa phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Việt
Đức từ tháng 6/ 1993 – tháng 3/1996 có 624 trường hợp trĩ (chiếm 45%) [1].
Theo Trần Khương Kiều (1992) điều tra trên 25 cộng đồng từ năm
1964 – 1990, chỉ số bệnh trĩ hiện mắc là 76,97% [15].
Theo Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyễn Đình Chi (1999), điều tra tình hình
bệnh trĩ trong 1 nhà máy, trong tổng số 3103 người được khám thì số người
có trĩ là 1089 (chiếm 35%) [16].
Theo Riss S, Weiser FA và cộng sự nghiên cứu từ năm 2008 – 2009 về
sự phổ biến của bệnh trĩ trong một chương trình chăm sóc sức khỏe tại nước
Áo, có 380 bệnh nhân trong tổng số 976 người tham gia điều tra bị bệnh trĩ
(chiếm 38,93%) [17].
Theo Kim HS, Baik SJ và cộng sự (2013) nghiên cứu tỷ lệ và các yếu
tố nguy cơ đối với các bệnh đường tiêu hóa ở người Mỹ gốc Hàn và người
Hàn Quốc, cho thấy tỷ lệ bệnh trĩ ở 2 nhóm nghiên cứu này là 29,4% so với
21,3% [18].
1.1.1.2 Yếu tố gây bệnh
Yếu tố gây bệnh có nhiều nhưng chưa chắc chắn:
- Rối loạn lưu động tiêu hóa: táo bón, ỉa chảy làm tăng áp lực trong ống
tiêu hóa khiến niêm mạc hậu môn dễ sa xuống.


4

- Sự suy yếu của tổ chức nâng đỡ (thoái hóa keo các dây chằng và tổ chức
nâng đỡ hậu môn).
- Chế độ sinh hoạt (uống nhiều rượu, ăn ít chất xơ, lối sống tĩnh tại), một số
nghề yêu cầu đứng, ngồi lâu (thợ máy, lái xe, nghề may…), hay các yếu tố nòi
giống (người Do Thái), gia đình, nội tiết.
- Một số bệnh: Lỵ, viêm đại tràng, suy tim, tăng áp hệ tĩnh mạch cửa… Một

số thuốc đặt hậu môn như: kháng sinh, thuốc giảm đau.
- Thai kỳ [2], [19], [20].
1.1.1.3 Chẩn đoán bệnh trĩ
Trên lâm sàng thường đơn giản, chủ yếu 3 triệu chứng là đại tiện ra
máu, có khối bất thường và đau đột ngột ở hậu môn. Chẩn đoán chắc chắn
qua thăm tay và soi hậu môn trực tràng [1].
1.1.1.4 Phân loại bệnh trĩ
Phân loại bệnh trĩ: Căn cứ vào tổn thương về lâm sàng và giải phẫu của
bệnh trĩ, bệnh viện ST. Mark – Luân Đôn đã đưa ra tiêu chuẩn phân loại trĩ
[21], [22], [23].
- Trĩ ngoại: xuất phát từ đám rối trĩ ngoại phồng lên ngay sát rìa hậu môn làm
cho da ở những chỗ này mất nếp, trở nên căng bóng. Trĩ loại này được da bao
phủ lên.
- Trĩ nội: nằm ở khoang dưới niêm mạc phía trên đường lược, phủ lên trĩ nội
không phải da mà là niêm mạc (có màu hồng hơi tím).
Trĩ nội chia làm 4 độ và việc phân độ trĩ có ý nghĩa trong việc đánh giá
tổn thương và nghiên cứu chỉ định điều trị:


5

+ Trĩ nội độ 1: có thể đại tiện ra máu, đôi khi có hiện tượng ngứa và
sưng do cọ xát nhiều, ăn nhiều chất cay nóng, uống nhiều rượu, trĩ chưa sa.
+ Trĩ nội độ 2: đại tiện ra máu, xuất hiện bất chợt sau khi đi ngoài,
thường xuất hiện 2-3 đợt trong một năm, khi rặn búi trĩ sa ra ngoài lỗ hậu
môn, sau đó tự co lên được.
+ Trĩ nội độ 3: khi rặn xuất hiện sa lồi các búi trĩ nội nhưng búi trĩ
không tự co lên được, người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ lên.
+ Trĩ nội độ 4: búi trĩ sa không tự co lên được mà chủ yếu là nằm ngoài
hậu môn, người bệnh phải dùng tay đẩy lên. Chỉ một gắng sức nhẹ cũng làm

cho búi trĩ sa lồi ra, nhiều lần như thế sẽ gây loét và tổn thương dị sản niêm
mạc.
- Trĩ hỗn hợp: trĩ nội sa giãn vượt qua ranh giới đường lược xuống
dưới.
1.1.1.5 Phương pháp điều trị bệnh trĩ
- Điều trị nội khoa và chế độ vệ sinh ăn uống: trĩ nội độ 1 - 2 - 3.
- Điều trị bằng thủ thuật:
+ Tiêm xơ chai búi trĩ: trĩ nội độ 2 – 3.
+ Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: trĩ nội độ 2 – 3.
- Điều trị ngoại khoa: trĩ độ 3 - 4 bằng các phương pháp MilliganMorgan, Longo, khâu triệt mạch dưới hướng dẫn siêu âm Doppler…
[1], [2].
1.1.2 Sinh lý quá trình bài tiết nước tiểu và phản xạ tiểu tiện
Nước tiểu là sản phẩm cuối cùng của thận trải qua một loạt các quá
trình bài tiết nước tiểu ở thận bao gồm: lọc, tái hấp thu, bài tiết và bài xuất.
Nước tiểu cuối cùng sẽ đổ vào các xoang thận qua niệu quản xuống và được
chứa ở bàng quang.


6

Nước tiểu trong ống góp đổ vào đài bể thận, nhu động của niệu quản
đưa nước tiểu xuống bàng quang một cách liên tục. Thể tích bàng quang tăng
dần cho đến khi đạt tới một mức nhất định sẽ tạo ra áp suất đủ mạnh tạo phản
xạ tiểu tiện. Khi đó cơ thắt cổ bàng quang mở ra cho nước tiểu ra ngoài theo
niệu đạo.
Đặc điểm cấu tạo của bàng quang: bàng quang như là một cái túi lộn
ngược và luôn thay đổi kích thước nên cấu tạo thích hợp với chức năng.
Thành bàng quang gồm 3 lớp: ngoài cùng là lớp mô liên kết, giữa là lớp cơ
trơn gồm 3 loại cơ vòng - dọc - chéo làm cho bàng quang có khả năng co giãn
cao và rất bền; trong cùng là niêm mạc có khả năng co giãn theo sức chứa của

bàng quang căng ra khi bàng quang đầy nước tiểu và chun lại khi ít nước tiểu.
Cổ bàng quang dài khoảng 2-3 cm gồm các sợi cơ trơn xen lẫn các sợi
chun và được gọi là cơ thắt chun (hay cơ thắt trong). Trương lực tự nhiên của
cơ thắt trơn ngăn cản nước tiểu thoát vào niệu đạo cho tới khi áp suất trong
bàng quang thắng sự co tự nhiên này. Phía dưới cơ thắt trơn là cơ thắt vân
(hay cơ thắt ngoài) chịu sự chi phối của vỏ não, có khả năng “đóng – mở”
theo ý muốn.
Thần kinh chi phối bàng quang bao gồm:
- Thần kinh giao cảm: trung tâm ở đốt tủy sống thắt lưng 5, đốt tủy
cùng 1 và 2. Thần kinh giao cảm chi phối cơ trơn để kìm hãm nước tiểu
bằng cách giãn cơ thành bàng quang và co cơ thắt trơn.
- Thần kinh phó giao cảm: trung tâm ở đốt tủy sống cùng 2 và 3 (có thể
là cùng 4). Tác dụng là co cơ thành bàng quang và giãn cơ trơn cổ bàng
quang cho nước tiểu vào niệu đạo.
- Thần kinh thẹn: tách ra từ khe đốt sống cùng 2, 3, 4 tác dụng là điều
khiển co giãn của cơ thắt vân.


7

Áp suất trong bàng quang và sự tiểu tiện: nước tiểu từ hai thận liên tục
đổ vào bàng quang, thể tích nước tiểu trong bàng quang tăng lên dần làm cho
áp suất trong bàng quang tăng lên. Áp suất tăng chậm hơn so với tăng lượng
nước tiểu là do thành bàng quang có khả năng co giãn.
Bình thường bàng quang chứa được 250 – 300ml nước tiểu thì có cảm
giác muốn đi tiểu, khi bí đái bàng quang có thể chứa tới 3 lít.
Khi bàng quang ít nước tiểu áp suất xấp xỉ bằng 0. Bình thường bàng
quang cho phép một thể tích nước tiểu nhất định mà không có sự gia tăng áp
lực khoảng 150ml. Khi thể tích nước tiểu trong bàng quang đạt tới 250 300ml tương đương với 10cmsẽ tác động vào bộ phận cảm thụ với áp suất
trong thành bàng quang tạo ra xung động thần kinh theo các sợi cảm giác

truyền về trung tâm phản xạ tiểu tiện ở tủy sống. Phản xạ hình thành và truyền
theo thần kinh phó giao cảm tới bàng quang, cơ bàng quang co lại từng đợt.
Áp suất trong bàng quang tăng theo sự co bóp lại tác động vào bộ phận cảm
thụ hơn nữa. Vòng feed – back dương tính được thành lập có tác dụng làm
cho áp suất tăng nhanh. Khi áp suất trong bàng quang đủ mạnh (xấp xỉ 20)
thắng được cơ trơn cổ bàng quang và kích thích cơ thắt vân gây cảm giác
“mót” tiểu tiện.
Não điểu khiển tiểu tiện: Phản xạ tiểu tiện thuộc loại phản xạ tự động
của tủy sống, tuy nhiên phản xạ này thường xuyên bị chi phối bởi các trung
tâm của phần não cao hơn:
+ Tại cầu não có 2 trung tâm chi phối phản xạ tiểu tiện của tủy sống là
trung tâm ức chế và trung tâm kích thích. Trung tâm ức chế chiếm ưu thế hơn
nên tiểu tiện thường xuyên bị kìm hãm hơn ngay cả khi buồn tiểu. Trung tâm
kích thích chỉ hoạt động khi có sự chi phối của vỏ não.
+ Vỏ não cũng có 2 trung tâm điều hòa ức chế và kích thích. Trung tâm
ức chế hoạt động liên tục còn trung tâm kích thích chỉ hoạt động khi “thời cơ”


8

tiểu tiện xuất hiện. Khi tiểu tiện trung tâm kích thích ở vỏ não sẽ tác động vào
trung tâm kích thích ở cầu não và kìm hãm trung tâm ức chế, đồng thời giải
ức chế cơ thắt vân ở cổ bàng quang, cơ thắt vân giãn ra để nước tiểu đi ra
ngoài qua niệu đạo. Người bị tổn thương tủy sống hoặc hôn mê, phản xạ tủy
mất sự chi phối của vỏ não sẽ tiểu tiện tự động [24], [25], [26], [27].
1.1.3 Bí đái cơ năng và nguyên nhân gây bí đái cơ năng sau mổ trĩ
Bí đái cơ năng là tình trạng không đái được mặc dù bàng quang có
chứa đầy nước tiểu, trong khi chức năng thận vẫn còn và tiếp tục sản xuất
nước tiểu [28].
1.1.3.1 Sơ lược về tình hình bí đái sau mổ trĩ

Bí đái là một trong những biến chứng cấp tính sau mổ trĩ.
- Theo Milsom, theo dõi trên 2500 bệnh nhân sau mổ trĩ, bí đái chiếm tỷ lệ 10
– 32% [2].
- Nguyễn Trung Học (2009), 13/45 bệnh nhân mổ trĩ bằng PP Longo bí đái
(28,9%) và 11/43 bệnh nhân mổ bằng PP Milligan – Morgan (25,6%) [3].
- Lê Xuân Huệ (1998), bí đái là một trong những biến chứng sớm sau mổ trĩ
bằng PP Milligan – Morgan chiếm 21/58 bệnh nhân (36%) [29].
- Theo Triệu Triều Dương (2008), trong 224 bệnh nhân mổ trĩ bằng PP Longo
tại Bệnh viện 108 có tới 178 trường hợp bí đái (chiếm 79,4 %) [30].
1.1.3.2 Yếu tố nguy cơ gây bí đái sau mổ trĩ
Yếu tố nguy cơ gây bí đái sau mổ trĩ gồm:
- Đau và co thắt sau mổ do đau.
- Cảm giác sợ đau khi đi tiểu.


9

- Phương pháp gây mê hồi sức : thuốc gây tê tủy sống …
- Xử lý thô bạo các mô trong khi phẫu thuật.
- Bàng quang quá đầy nước tiểu…[2].
Trong nghiên cứu của Pertek JP và Haberer JP về sự ảnh hưởng của
gây mê tới tiểu tiện và bí đái sau phẫu thuật đã chỉ được ra một số ảnh
hưởng sau:
- Các tổn thương gây ra sau phẫu thuật ảnh hưởng tới các dây thần kinh vùng
chậu hông và bàng quang.
- Sau phẫu thuật tình trạng phù nề quanh cổ bàng quang và đau gây phản xạ
co thắt cơ vòng niệu đạo bên ngoài và bên trong có thể đóng vai trò trong sự
xuất hiện của bí đái.
- Nghiên cứu về tác động tới niệu động học của các thuốc gây mê chỉ ra rằng
sự khác nhau là rất ít và đều dẫn tới các hậu quả sau: giảm tỷ lệ các cơn co

thắt bàng quang, làm giãn các cơ bức niệu (cơ thành bàng quang), ức chế
phản xạ tiểu tiện và do đó làm giảm niệu động học [31].
Như vậy, một trong những nguyên nhân chính gây bí đái sau phẫu thuật
vùng tiểu khung nói chung là: sự giảm co bóp của cơ thành bàng quang do tác
dụng của thuốc gây mê, gây tê và sự phù nề quanh cổ bàng quang và đau do
phẫu thuật.
1.2 QUAN ĐIỂM CỦA YHCT VỀ BỆNH TRĨ VÀ BÍ ĐÁI
1.2.1 Quan điểm của YHCT về bệnh trĩ
Bệnh trĩ theo YHCT có bệnh danh là: Hạ trĩ
Trong Hoàng Đế Nội Kinh đã ghi chép nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ là
do cân mạch bị giãn rộng nên phát sinh ra Hạ trĩ, không đơn giản là cục bộ mà


10

còn do trong cơ thể khí huyết không điều hòa. Ngoại nhân chủ yếu do phong,
táo, thấp, nhiệt kết hợp gây bệnh. Do ăn uống nhiều đồ cay nóng, béo, uống
nhiều rượu… làm cho thấp nhiệt uất kết ở đại trường gây chảy dịch, lở loét.
Do lao động nặng nhọc, ngồi nhiều, hay nín nhịn đại tiện lâu ngày sinh trĩ.
Hoặc do tổn thương các tạng phủ (can, tỳ, thận) làm cho khí trung tiêu bị suy
giảm không nâng đỡ được cân mạch ở hậu môn mà sinh trĩ.
Phân loại Hạ trĩ theo nguyên nhân gây bệnh gồm có 3 thể:
- Thể huyết ứ: tương ứng với trĩ nội độ 1, 2. Đại tiện có máu tươi kèm phân,
máu có thể không nhiều hoặc nhiều như cắt tiết gà.
- Thể thấp nhiệt: tương ứng với biến chứng của trĩ. Vùng hậu môn đau, tiết
nhiều dịch, trĩ sa ra ngoài đau không thể đẩy vào được, có thể có các điểm
hoại tử trên bề mặt trĩ, đại tiện táo.
- Thể khí huyết đều hư: trĩ ở người già, trĩ lâu ngày gây thiếu máu. Đại tiện ra
máu lâu ngày, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, người
mệt mỏi, đoản hơi, mạch trầm tế.

Điều trị bệnh trĩ theo YHCT là kết hợp giữa điều trị nội khoa (thuốc
uống trong và dùng ngoài YHCT) đối với trĩ độ 1, 2 và điều trị ngoại khoa với
trĩ độ 3, 4 và trĩ có biến chứng [6], [7].
1.2.2 Quan điểm của YHCT về bí đái
Bí đái thuộc phạm vi chứng Long bế trong YHCT. Long bế là chứng
tiểu tiện ít, khó khăn, tiểu không thông. Long là tiểu tiện ít, đái rắt, tiểu ko dễ
dàng. Bế là chỉ một giọt nước tiểu cũng không ra, tiểu không thông, muốn đi
tiểu cũng ko được, bệnh thể cấp.
Nguyên nhân của chứng bệnh do hai loại hư và thực khác nhau. Thực
chứng là do ứ huyết (sỏi tiết niệu, sang chấn…), thấp nhiệt (viêm đường tiết
niệu…). Hư chứng là do công năng của thận bị giảm sút không khí hóa được
bàng quang để bài tiết ra ngoài.


11

Cơ chế bệnh sinh: do thận bị thương tổn, tinh huyết hao tổn, mệnh môn
hỏa suy làm cho bàng quang khí hóa bất thường hoặc do thấp nhiệt ở trung
tiêu không hóa mà dồn xuống bàng quang làm cho khí cơ bàng quang bị trở
ngại gây nên bí đái, hoặc do chấn thương sau khi mổ khí cơ của bàng quang
bị thương tổn gây bí đái.
Tùy theo nguyên nhân mà có pháp điều trị thích hợp:
- Thể khí trệ huyết ứ, pháp điều trị là hành khí, hoạt huyết, lợi niệu.
- Thể thấp nhiệt hạ tiêu, pháp điều trị là thanh nhiệt lợi thấp.
- Thận hư không khí hóa được bàng quang, pháp điều trị là ôn bổ thận dương,
lợi niệu [6], [7].
Sau mổ trĩ, kinh mạch vùng tiểu khung bị tổn thương gây khí trệ huyết
ứ làm ảnh hưởng đến sự khí hóa của bàng quang mà gây bí đái. Vì vậy pháp
điều trị bí đái là hành khí, hoạt huyết, lợi niệu.
1.3 ĐIỀU TRỊ BÍ ĐÁI CƠ NĂNG SAU MỔ TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP

ĐIỆN CHÂM SỬ DỤNG MIẾNG DÁN
1.3.1 Khái niệm về miếng dán điện xung

Hình 1.1: Miếng dán điện xung


12

Miếng dán điện xung là một bản gel dẫn điện được sử dụng phổ biến
trong các loại máy massage và một số máy châm cứu.
Miếng dán điện xung có cấu tạo giống với miếng dán điện tim gồm có
lớp gel dẫn điện và điện cực để kẹp nối với dây điện cực, kích thước 5 x 10
cm. Khi không sử dụng thì lớp gel được dán vào lớp phim bảo vệ và có thể tái
sử dụng nhiều lần.
1.3.2 Cơ chế tác dụng của kích thích điện qua miếng dán điện xung
Một số khái niệm:
- Điện xung trị liệu: là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu
bằng các xung điện có tần số thấp (0 – 1000 Hz) và trung bình (1000 –
100000 Hz).
- Tần số: là số lần kích thích điện trên 1 giây, đơn vị là Hertz (Hz)
- Dao động nghẹt (dao động tắc nghẽn): tức là khi đèn dẫn thì chính nó
lại tạo ra điện áp để làm cho nó ngắt, quá trình lặp đi lặp lại và tạo
thành dao động.
Cơ thể con người là một môi trường dẫn điện tương đối đồng nhất [25]
và phản ứng nhạy cảm với sự kích thích điện từ bên ngoài gây ra các biến đổi
khác nhau. Bình thường cơ thể chúng ta sinh ra một dòng điện rất nhỏ, loại
điện này có tần số thấp và yếu tới mức ta không thể cảm nhận được nó. Dòng
điện sinh học này có vai trò hết sức quan trọng trong các chức năng bình
thường của cơ thể. Máy massage điện tử sử dụng dòng điện với tần số thấp (0
- 1000 Hz) được coi là liệu pháp điện xung tần số thấp. Bằng việc tạo ra được

dòng điện sinh học tần số thấp đã được chứng minh là có tác dụng ức chế thần
kinh giao cảm, giãn mạch, đảm bảo sự lưu thông của máu, cải thiện dinh
dưỡng và dòng máu cục bộ, nâng cao hoạt động của tổ chức, tăng tốc độ bài
tiết các chất thải, tiêu viêm tiêu phù. Đồng thời, thông qua sự tuần hoàn của


13

thể dịch, kích thích sự tăng cao của hàm lượng Endorphin, vì vậy duy trì tác
dụng giảm đau [32].
Những xung điện được tạo ra từ dòng điện tần số thấp thông qua
miếng dán điện xung sẽ tác động vào cơ thành bàng quang và tạo ra
những nhát bóp “nhân tạo” làm cơ bàng quang co lại từng đợt nhịp nhàng,
kích thích lại phản xạ tiểu tiện với những vòng feed – back dương tính
làm áp suất trong bàng quang tăng cao trở lại và thắng được cơ trơn cổ
bàng quang, đẩy nước tiểu ra ngoài.
1.3.3 Một số nghiên cứu điều trị bí đái sau mổ bằng kích thích dòng
điện tần số thấp qua miếng dán điện xung
Điều trị bí đái sau mổ bằng kích thích dòng điện tần số thấp qua miếng
dán điện xung là một phương pháp điều trị đã có nhiều công trình nghiên cứu
tại Trung Quốc:


Tôn Kiện, Lâm Huy (2009) tiến hành nghiên cứu tác dụng của dòng điện

tần số thấp trong điều trị bí đái sau mổ trĩ trên 30 bệnh nhân tại khoa Hậu môn
trực tràng – Bệnh viện Trung y Thiên Sơn, Trường Ninh, Thượng Hải. Nhóm
trị liệu sử dụng máy điện tử đa dụng G6805 - loại 2 của Thượng Hải, gắn
cực âm – dương của giắc A vào huyệt Trung cực – Quan nguyên, giắc B
vào huyệt Túc tam lý 2 bên, giắc C vào huyệt Tam âm giao 2 bên. Nhóm

đối chứng được tiêm 0,8mg Neostigmine vào vùng mông. Kết quả thu
được: Nhóm trị liệu có tỷ lệ bệnh nhân đi tiểu được là 93,33%, trong khi
nhóm đối chứng là 80%, sự khác biệt giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05) [11].


La Duy Dân, Lý Ngọc Anh, Đới Thu An, Chiêm Giang Hồng (2009) tiến

hành nghiên cứu điều trị bí đái sau mổ trĩ bằng kích thích điện tại huyệt vị
trên 31 bệnh nhân tại khoa Hậu môn, trực tràng – Bệnh viện thứ nhất trực
thuộc Đại học Trung y Quảng Châu. Nhóm trị liệu sử dụng miếng dán điện
cực tại huyệt Trung cực – Quan nguyên, Túc tam lý hai bên, Tam âm giao hai


14

bên, mắc điện cực vào từng cặp huyệt. Nhóm đối chứng dùng phương pháp
chườm nóng tại vùng bàng quang. Kết quả: Nhóm trị liệu có tỷ lệ bệnh nhân
tiểu được đạt 77,4%, cao hơn nhóm đối chứng (đạt 29%). Hiệu quả điều trị
của 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [12].


Hà Yến Anh và cộng sự (2010) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của kích

thích điện qua miếng dán điện cực trong điều trị bí tiểu sau phẫu thuật vùng
bụng trên 180 bệnh nhân tại Bệnh viện Nhân dân huyện Hoành Khu tự trị dân
tộc Choang Quảng Tây và Bệnh viện Nhân dân thứ nhất thành phố Nam Ninh.
180 bệnh nhân chia thành 3 nhóm: nhóm trị liệu, nhóm đối chứng 1, nhóm đối
chứng 2. Nhóm trị liệu chọn huyệt Bàng quang du và Trung cực thành 1 cặp
điện cực, và huyệt Tam âm giao hai bên thành 1 cặp, dùng hai cặp miếng dán

có kích thược 4 x 4cm dán vào vùng huyệt cùng với thiết bị điện châm số
6805 do Công ty trách nhiệm hữu hạn thiết bị y tế thành phố Sơn Đầu sản
xuất. Nhóm đối chứng 1 dùng cùng thời gian và huyệt vị tiến hành điều trị
bằng hơ điếu ngải trên vùng huyệt. Nhóm đối chứng 2 chườm nóng vùng
bụng cùng thời gian. Kết quả: nhóm trị liệu có hiệu quả điều trị đạt 92,19%,
trong khi nhóm đối chứng 1 đạt 38,6%, nhóm đối chứng 2 đạt 37,29%. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [13].


Kim Lợi Thăng và Âu Xuân (2011) tiến hành nghiên cứu tác dụng điều trị

bí đái sau mổ vùng hậu môn trực tràng phối hợp Neostigmine và kích thích
điện qua miếng dán huyệt điện cực trên 52 bệnh nhân tại khoa Ngoại Hậu
môn, trực tràng – Bệnh viện Trung y Tân Cương trực thuộc Đại học Trung y
dược Tân Cương. Nhóm trị liệu được tiêm 0,5mg Neostigmine vào vùng
mông (test trước tiêm) sau đó dùng miếng dán điện cực một lần dán cố định
vào các huyệt: Quan nguyên – Trung cực, Túc tam lý hai bên, Tam âm giao 2
bên. Nhóm đối chứng dùng phương pháp chườm nóng vùng bàng quang. Kết
quả: số bệnh nhân đi tiểu được của nhóm trị liệu là 19/25 bệnh nhân, nhóm
đối chứng là 7/18 bệnh nhân, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [14].
1.3.4 Phác đồ huyệt


15

Phác đồ của chúng tôi sử dụng 4 huyệt: Khúc cốt, Khí hải và Quy lai 2
bên. Đây là phác đồ huyệt đang được sử dụng điều trị bí đái cơ năng sau mổ
trĩ tại khoa Ngoại, Bệnh viện YHCT Trung Ương.

Hình 1.2: Vị trí huyệt

Bảng 1.1: Phác đồ huyệt trong nghiên cứu
ST
T

Tên huyệt

Vị trí

Tác dụng

Chính giữa bờ trên + Tại chỗ: tiểu khó, bế kinh,
1

Khúc cốt
(XIV. 2)

khớp mu

khí hư, di tinh, liệt dương
+ Toàn thân: viêm tinh hoàn,

sa tử cung, đau do thoát vị bẹn
1,5/5 trên và 3,5/5 + Tại chỗ: đau bụng, đau
dưới đoạn nối rốn và quanh rốn
2

Khí hải
(XIV. 6)

điểm chính giữa bờ + Toàn thân: bệnh về cơ quan

trên khớp mu

sinh dục ngoài và kinh nguyệt,
chân khí hư, ngũ tạng hư tổn,

tay chân quyết lạnh
Từ huyệt Khúc cốt đo Đau bụng vùng hạ vị, sa sinh
3

Quy lai
(III. 29)

lên 1 thốn và sang dục, chậm kinh
ngang 2 thốn


16


17

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Gồm 60 bệnh nhân bí đái cơ năng sau mổ trĩ bằng các PP MilliganMorgan, PP Longo và PP khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm
Doppler tại Khoa Ngoại - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương từ tháng 7/
2013 đến tháng 12/ 2013.
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp.
- Được chẩn đoán là bí đái cơ năng sau mổ trĩ bằng PP MilliganMorgan, PP Longo và khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm

Doppler:
+ Triệu chứng cơ năng: cảm giác buồn tiểu, đau tức vùng hạ vị.
+ Triệu chứng thực thể: có cầu bàng quang.
- Chưa sử dụng các phương pháp điều trị bí đái khác.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bí đái do các nguyên nhân thực thể: chấn thương hoặc khối u vùng
niệu đạo, dị vật ở bàng quang, khối u ở bàng quang, u tuyến tiền liệt,
bệnh ở tủy sống, bệnh ở não và màng não.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2 CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
- Công thức huyệt: Khúc cốt, Khí hải, Quy lai 2 bên
Huyệt
Khúc cốt
Khí hải
Quy lai

Cách xác định
Chính giữa bờ trên khớp mu
1,5/5 trên và 3,5/5 dưới đoạn nối rốn và bờ trên khớp mu
Từ Khúc cốt đo lên 1 thốn và sang ngang 2 bên 2 thốn

- Miếng dán điện xung: 4 miếng, làm bằng gel dẫn điện do công ty
Shenzhen Osto Technology Co., Ltd – Quảng Đông, Trung Quốc sản
xuất.


18

- Máy điện châm: do công ty đầu tư phát triển công nghệ và xây lắp,

Model 1592- ET - TK21, giấy phép lưu hành 40/BYT – TB – CT Bộ y
tế, với điện thế 6Volt, máy có 2 kênh bổ tả riêng biệt, cường độ từ 0 –
100 µA.
- Các dụng cụ nghiên cứu khác:
+ Thước dây
+ Ống đo nước tiểu
+ Thang điểm VAS
+ Bộ đo huyết áp
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 7/ 2013 đến tháng 12/ 2013.
- Địa điểm: Khoa Ngoại - Bệnh viện YHCT Trung Ương.
2.3.2 Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh trước sau can thiệp
2.3.3 Cỡ mẫu nghiên cứu
- Công thức chọn cỡ mẫu cho biến định tính: [33]
n=
Trong đó: n : cỡ mẫu nghiên cứu
t( = 1,96 tra ở bảng chuẩn tắc
: tần suất mắc bệnh (ta chọn tần suất bí đái cơ năng sau mổ trĩ = 30%)
: sai số cho phép mắc phải (ta chọn = 0,12)


19

Vậy: n = 56. Chọn n = 60 hay cỡ mẫu nghiên cứu là 60.
2.3.4 Quy trình nghiên cứu
2.3.4.1 Tuyển chọn bệnh nhân
Bệnh nhân trong nghiên cứu đều được thăm khám lâm sàng, làm bệnh
án, được chẩn đoán phù hợp với tiêu chuẩn ở mục 2.1

2.3.4.2 Quy trình nghiên cứu
 Đánh giá triệu chứng lâm sàng trước điều trị:
- Thời gian bí đái sau mổ.
- Đo kích thước cầu bàng quang.
- Đánh giá cảm giác đau tức vùng hạ vị theo thang điểm VAS (Phụ lục
1).
 Điều trị theo phác đồ:
- Xác định vị trí huyệt: Khúc cốt, Khí hải, Quy lai 2 bên.
- Dán miếng dán điện xung: núm kim loại để mắc điện cực được dán
vào vị trí huyệt, phần bản điện được dán bao phủ vùng cầu bàng quang.
- Mắc điện cực: mắc 2 cặp điện cực vào 2 cặp miếng dán.

Hình 2.1: Vị trí dán miếng dán điện xung trên bệnh nhân


20

- Chỉnh máy điện châm: chọn tần số tả (4Hz), cường độ được chỉnh tối
thiểu là tạo được sự rung động trên bề mặt da bụng và phù hợp với
ngưỡng của bệnh nhân.
- Thời gian can thiệp trong 30 phút .
2.3.4.3 Theo dõi và thu thập số liệu
- Bệnh án nghiên cứu được xây dựng theo mẫu thống nhất (Phụ lục 2). Tất cả
bệnh nhân nghiên cứu đều được làm bệnh án thống nhất theo mẫu nghiên cứu.
- Đánh giá kết quả từ khi bắt đầu can thiệp.
- Theo dõi tác dụng không mong muốn trong và sau điều trị.
Đối với trường hợp bệnh nhân không đi tiểu được (sau can thiệp 1 lần
mà bệnh nhân vẫn chưa đi tiểu được, cầu bàng quang > 10cm, đau tức vùng
hạ vị nhiều) sẽ được lựa chọn phương pháp đặt sonde tiểu.
2.3.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu

 Các chỉ tiêu liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, phương pháp phẫu thuật, thời gian xuất hiện bí đái
sau mổ.
 Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Kết quả điều trị chung: Tiểu được và không tiểu được
- Kết quả điều trị theo giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, PP phẫu thuật, thời
gian bí đái sau mổ, mức độ cầu bàng quang.
- Thời gian tiểu tiện được sau khi bắt đầu can thiệp
- Số lượng nước tiểu lần đầu
- Mức độ đau tức vùng hạ vị theo thang điểm VAS trước và sau can thiệp
 Tác dụng không mong muốn của phương pháp: dị ứng, nóng, vựng châm, …
2.3.6 Phương pháp đánh giá kết quả
- So sánh tỷ lệ bệnh nhân tiểu được trước và sau khi bắt đầu can thiệp theo
giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, PP phẫu thuật, thời gian bí đái sau mổ, mức


21

độ cầu bàng quang.
- So sánh điểm VAS trung bình vùng hạ vị trước và sau can thiệp.
2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu trong nghiên cứu được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0
Các thuật toán được sử dụng gồm:
- Tỷ lệ %
- Trung bình thực nghiệm () và độ lệch chuẩn (SD)
- Test χ2: so sánh sự khác nhau giữa các tỷ lệ
- T-Student test: so sánh sự khác nhau giữa các trung bình
Với p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Với p > 0,05 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
2.5 ĐẠO ĐỨC Y HỌC

 Đề tài đã được hội đồng khoa học Bệnh viện YHCT Trung Ương cho phép
thực hiện.
 Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nâng cao kết quả điều trị cho bệnh nhân,
không nhằm mục đích nào khác.
 Điều trị bí đái cơ năng sau mổ trĩ bằng PP điện châm sử dụng miếng dán là
PP can thiệp không xâm lấn, ít tác dụng phụ và tạo được cảm giác an toàn cho
bệnh nhân.
 Bệnh nhân được giải thích rõ ràng, tự nguyện tham gia điều trị và có quyền
chủ động rút khỏi nghiên cứu.
 Khi đối tượng nghiên cứu không đáp ứng với phương pháp điều trị sẽ được
thay đổi phương pháp điều trị khác phù hợp.


22

 Do người có kiến thức và kỹ năng thực hiện.


23

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân sau mổ trĩ
Chẩn đoán bí đái cơ năng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
(n = 60)
Kích thích điện qua miếng dán
Đánh giá tình trạng tiểu tiện sau 30 phút can thiệp
Xử lý thống kê y học
Đánh giá kết quả


Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu


24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính và nhóm tuổi
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính và nhóm tuổi
Đặc điểm

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ

(n = 60)

%

36
24

60,0
40,0

24
27
9

40,0

45,0
15,0

Giới tính
Nam
Nữ
Nhóm tuổi
18 – 40
41 – 60
> 60

Nhận xét: Trong nghiên cứu, phân bố bệnh nhân theo giới tính có tỷ lệ
nam/ nữ là 3/2. Tỷ lệ bệnh nhân bí đái sau mổ trong nhóm tuổi 41 – 60 cao
nhất chiếm 45%, nhóm tuổi 18 – 40 chiếm 40%, nhóm tuổi > 60 chiếm 15%.
3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp

lao động; 51.70%

trí thức; 48.30%

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm lao động
chiếm 51,7%, nhóm trí thức chiếm 48,3 %.
3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo phương pháp phẫu thuật


25

Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật

Trên đường lược
Dưới đường lược

Số lượng bệnh nhân
n

Tỷ lệ
%

Khâu triệt mạch

24

40,0

Longo

23

38,3

Milligan – Morgan

13

21,7

60

100


Tổng

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo phương pháp phẫu thuật cao
nhất là PP khâu triệt mạch dưới hướng dẫn của Doppler (chiếm 40%), sau đó
đến PP Longo (chiếm 38,3%), thấp nhất là PP Milligan – Morgan (chiếm
21,7%).
3.1.4 Phân bố bệnh nhân theo thời gian xuất hiện bí đái sau mổ

> 6h; 35.00%

≤ 6h; 65.00%

Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo thời gian xuất hiện bí đái sau mổ
Nhận xét: Trong nghiên cứu, số bệnh nhân xuất hiện bí đái sau mổ ≤
6h chiếm tỷ lệ cao (65%), > 6h chiếm 35%.
3.2 HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ


×