Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TRẮC NGHIỆM QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.65 KB, 6 trang )

Trắc nghiệm sinh học 11

Nguyễn Minh Giàu

QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
Câu 1: Khái niệm nào sau đây về quang hợp chưa được hoàn chỉnh?
A. Quang hợp là quá trình hệ sắc tố của cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng và sử dụng năng lượng này để
tổng hợp chất hữu (đường glucôzơ) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O).
B. Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ khí CO2 và H2O nhờ năng lượng ánh nắng mặt trời,
diễn ra trong cây xanh.
C. Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
D. Quang hợp là quá trình đồng hóa cacbon của cây xanh, dưới tác dụng ánh sáng mặt trời.
Câu 2: Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở
A. thực vật và một số vi khuẩn.
B. thực vật, tảo và một số vi khuẩn.
C. tảo và một số vi khuẩn.
D. thực vật và tảo.
Câu 3: Sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ quá trình quang hợp là
A. cacbohiđrat.
B. prôtêin.
C. axit nuclêic.
D. lipit.
Câu 4: Phương trình quang hợp đầy đủ là
Năng lượng ánh sáng
(CH2O)n + nO2.
Hệ sắc tố quang hợp
Năng lượng ánh sáng
B. 6CO2 + 12H2O
C6H12O6 + 6O2 + 6H2O.
Hệ sắc tố quang hợp
Năng lượng ánh sáng


C. 6CO2 + 6H2O
C6H12O6 + 6O2.
Hệ sắc tố quang hợp
D. CO2 + H2O Năng lượng ánh sáng C6H12O6 + O2 + H2O.
Hệ sắc tố quang hợp

A. nCO2 + nH2O

Câu 5: Câu nào sai khi nói về vai trò quang hợp?
A. Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất.
B. Biến đổi và tích lũy năng lượng (biến quang năng thành hóa năng).
C. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2, điều hoà không khí.
D. Sử dụng H2O và O2 làm nguyên liệu để tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 6: Cho một số đặc điểm cấu tạo của lá như sau:
I. Hình bản mỏng, xếp xen kẽ, hướng quang.
II. Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp.
III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ - rây của lá) dày đặc.
IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng.
V. Lá của một số loài thực vật có thêm các đặc điểm như: rất mọng nước, có màu đỏ hay da cam, hoặc biến
thành gai.
Có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm trên giúp lá thực hiện tốt chức năng quang hợp?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 7: Cho các phát biểu liên quan đến bộ máy quang hợp của cây như sau:
I. Lá là cơ quan duy nhất trên cây thực hiện chức năng quang hợp.
II. Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là lục lạp.
III.Tế bào mô giậu là loại tế bào có chứa nhiều lục lạp.
IV. Do lục lạp trong lá có số lượng lớn và có hình khối bầu dục nên tổng diện tích bề mặt của lục lạp lớn hơn

diện tích lá chứa chúng.
V. Hạt (grana) là nơi thực hiện pha tối còn chất nền (strôma) là nơi thực hiện pha sáng của quang hợp.
Số phát biểu không đúng là
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 8: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của lục lạp?
A. Strôma.
B. Grana.
C. Lizôxôm.
D. Tilacôit.
Câu 9: Tilacôit là đơn vị cấu trúc của
A. chất nền (strôma).
B. Màng kép.
C. hạt (grana).
D. các trung tâm phản ứng.
Câu 10: Cho các thành phần sau:
I. Thể keo có độ nhớt cao.
II. Trung tâm phản ứng.
III. Hệ sắc tố.
IV. Chất chuyền điện tử.
V. Enzim cacbôxi hóa.
VI. Tilacôit.
Trang 12


Trắc nghiệm sinh học 11

Nguyễn Minh Giàu


Có bao nhiêu thành phần thuộc cấu trúc của hạt (grana)?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11: Hệ sắc tố quang hợp có ở thành phần nào trong lục lạp?
A. Tilacôit.
B. Màng kép.
C. Strôma.
D. Trung tâm phản ứng.
Câu 12: Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?
A. Diệp lục a và carôten.
B. Diệp lục a và diệp lục b.
C. Diệp lục b và xantôphyl.
D. Diệp lục và carôtenôit.
Câu 13: Các tilacôit không chứa
A. hệ các sắc tố.
B. các trung tâm phản ứng.
C. các chất chuyền điện tử.
D. enzim cacbôxi hoá.
Câu 14: Ở thực vật bậc thấp, năng lượng ánh sáng được hấp thụ chủ yếu nhờ nhóm sắc tố nào?
A. Clorophyl (diệp lục). B. Carôtenit.
C. Antôxian.
D. Phicôbilin.
Câu 15: Một số loài cây có lá màu đỏ, nguyên nhân là do trong tế bào lá
A. không có nhóm sắc tố carôtenôit trong lục lạp, chỉ có nhóm diệp lục.
B. có sắc tố màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào và carôtenôit chiếm tỉ lệ cao.
C. chỉ có nhóm sắc tố carôten không có xantôphyl trong lục lạp.
D. không có nhóm sắc tố diệp lục trong lục lạp, chỉ có nhóm carôtenôit.

Câu 16: Ở thực vật lá toàn màu đỏ có quang hợp được không? Vì sao?
A. Không. Vì thiếu nhóm diệp lục.
B. Được. Vì chứa sắc tố carôtenôit.
C. Được. Vì vẫn có diệp lục tố nhưng bị khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào antôxian.
D. Không. Vì chỉ có nhóm sắc tố phicôbilin và antôxian.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của các nhóm sắc tố trong quang hợp?
A. Nhóm diệp lục hấp thụ năng lượng của các phôtôn ánh sáng và sử dụng năng lượng này để thực hiện quá
trình quang phân li nước và các phản ứng quang hóa để tạo ATP và NADPH.
B. Sắc tố trực tiếp tham gia chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hoá học trong
ATP và NADPH là diệp lục a.
C. Nhóm diệp lục hấp thu mạnh ánh sáng ở vùng xanh lục và giữ chúng lại để quang hợp. Đây chính là
nguyên nhân làm cho lá cây có màu xanh lục.
D. Nhóm carôtenôit sau khi hấp thụ ánh sáng sẽ chuyền năng lượng cho diệp lục.
Câu 18: Gọi quang hợp là quá trình ôxi hóa – khử vì trong quang hợp xảy ra
A. quá trình ôxi hóa H2O ở pha tối và khử CO2 ở pha sáng.
B. quá trình ôxi hóa CO2 ở pha tối và khử H2O ở pha sáng.
C. quá trình ôxi hóa H2O ở pha sáng và khử CO2 ở pha tối.
D. quá trình ôxi hóa CO2 ở pha sáng và khử H2O ở pha tối.
Câu 19: Pha sáng của quang hợp là pha
A. chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hoá học
trong ATP và NADPH .
B. chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hoá học
trong NADPH .
C. chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng của các liên kết hoá học trong
ATP và NADPH .
D. pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hoá
học trong ATP.
Câu 20: Sản phẩm của pha sáng gồm có
A. ADP, NADPH và H2O.
B. ATP, NADH và O2.

C. ATP, NADPH và O2.
D. ADP, NADH và H2O.
Câu 21: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
B. Quá trình khử CO2.
C. Quá trình quang phân li nước.
Trang 13


Trắc nghiệm sinh học 11

Nguyễn Minh Giàu

D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).
Câu 22: Về bản chất, pha sáng của quá trình quang hợp là pha
A. ôxi hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2
vào khí quyển.
B. ôxi hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào
khí quyển.
C. ôxi hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào
khí quyển.
D. khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH đồng thời giải phóng O2 vào khí
quyển.
Câu 23: Kết quả của quá trình quang hợp có tạo ra khí ôxi. Các phân tử ôxi đó được bắt nguồn từ quá trình
A. khử CO2.
B. quang phân li nước.
C. phân giải đường C6H12O6.
D. phân giải CO2.
Câu 24: Quang phân li nước là quá trình
A. diệp lục sử dụng năng lượng ánh sáng biến đồi nước thành H2 và O.

B. ôxi hóa nước tạo H+ và điện tử đồng thời phóng thích O2.
C. sử dụng H+ và điện tử để tổng hợp ATP.
D. biến đổi nước thành lực khử NADPH.
Câu 25: Vai trò quan trọng của quá trình photphorin hóa quang hóa là
A. tổng hợp chất nhận ribulôzơ 1,5 điphotphat.
B. tổng hợp ATP và chất khử NADPH.
C. tổng hợp ATP và phóng thích O2.
D. tổng hợp NADPH và phóng thích O2.
.
Câu 26: Các chất nào là nguyên liệu cung cấp cho pha sáng quang hợp?
A. H2O, ADP, NADP+ và O2.
B. ATP, NADPH và O2.
C. H2O, ATP, NADP+ và Pi (phốtpho vô cơ).
D. H2O, ADP, NADP+ và Pi (phốtpho vô cơ).
Câu 27: Có bao nhiêu diễn biến trong các diễn biến sau đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
I. Quá trình tạo ATP, NADPH.
II. Giải phóng ôxy.
III. Khử CO2 tạo thành đường.
IV. Quá trình quang phân li nước.
V. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).
A. 1.
B. 0.
C. 3.
D. 2.
Câu 28: Cho các phát biểu về pha tối của quá trình quang hợp như sau:
I. Pha tối là pha sử dụng năng lượng ánh sáng để khử CO2 thành đường C6H12O6.
II. Pha tối diễn ra tại chất nền (strôma) của lục lạp.
III. Tùy điều kiện môi trường sống khác nhau mà các loài thực vật sẽ có cách thực hiện pha tối của quang
hợp khác nhau.
IV. Sản phẩm quan trọng nhất được tạo ra trong pha tối là đường C6H12O6

V. Các nhóm thực vật C3, C4 và CAM thực hiện pha sáng giống nhau nhưng thực hiện pha tối khác nhau.
Số phát biểu không đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 29: Cái tên nhóm thực vật C3, C4 được đặt dựa vào
A. việc có hiện tượng hô hấp sáng hay không.
B. thời gian sống của các loại cây này.
C. số phân tử cacbon có trong sản phẩm cố định CO2 đầu tiên ổn định.
D. số chu trình Canvin thực hiện được trong một ngày.
Câu 30: Cho bảng thông tin về 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM như sau:
Nhóm thực vật
I: C3.
II: C4.
III: CAM.

Điều kiện sống
Ví dụ
1: Khô hạn kéo dài.
2: Vùng ôn đới và á nhiệt đới: cường độ ánh sáng, a: Lúa, khoai, sắn.
nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường.
b: Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
3: Vùng nhiệt đới: nóng ẩm kéo dài, ánh sáng cao,
c: Ngô, mía, cỏ lồng vực.
nhiệt độ cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng.

Tổ hợp ghép đúng nội dung ở ba cột trong bảng trên là
Trang 14



Trắc nghiệm sinh học 11

Nguyễn Minh Giàu

A. I – 2 – a; II – 1 – c; III – 3 – b.
B. I – 3 – a; II – 2 – c; III – 1 – b.
C. I – 2 – a; II – 3 – c; III – 1 – b.
D. I – 3 – a; II – 1 – b; III – 2 – c.
Câu 31: Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3?
A. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.
B. Cường độ quang hợp cao hơn.
C. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường. D. Năng suất cao hơn.
Câu 32: Quá trình quang hợp của thực vật C3, C4 và CAM có điểm giống nhau là
A. chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP( ribulôzơ - 1,5- điphôtphat).
B. sản phẩm đầu tiên là APG (axit phôtphoglixêric).
C. đều có chu trình Canvin.
D. đều chỉ diễn ra trong lục lạp của tế bào mô giậu.
Câu 33: Chu trình Canvin (chu trình C3) có ba giai đoạn theo trình tự lần lượt là
A. cacbôxil hóa (cố định CO2) → khử APG thành AlPG → tái sinh chất nhận RiDP.
B. cacbôxil hóa (cố định CO2) → tái sinh chất nhận RiDP → khử APG thành AlPG.
C. khử APG thành AlPG → cacbôxil hóa (cố định CO2) → tái sinh chất nhận RiDP.
D. khử APG thành AlPG → tái sinh chất nhận RiDP → cacbôxil hóa (cố định CO2).
Câu 34: Trong chu trình Canvin, chất tiếp nhận CO2 là
A. PEP.
B. RiDP (ribulôzơ - 1,5- điphôtphat).
C. ATP.
D. APG (axit phôtphoglixêric).
Câu 35: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin (chu trình C3) là
A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat).

B. AlPG (anđêhit photphoglixêric).
C. AM (axit malic).
D. APG (axit phốtphoglixêric).
Câu 36: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là
A. APG (axit phốtphoglixêric).
B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat).
C. AlPG (anđêhit photphoglixêric).
D. AM (axit malic).
Câu 37: Trong chu trình Canvin, NADPH có vai trò nào sau đây?
A. Phối hợp với clorophyl để hấp thụ ánh sáng.
B. Là chất nhận e- đầu tiên của pha sáng.
C. Là thành phần của chuỗi truyền e- để hình thành ATP.
D. Mang e- đến chu trình Canvin.
Câu 38: Điểm giống nhau trong chu trình cố định CO2 ở thực vật C3 và C4 là
A. sản phẩm ổn định đầu tiên trong pha tối là AlPG .
B. chất nhận CO2 đầu tiên là Ribulô 1, 5 điphôtphat.
C. chỉ được thực hiện trong lục lạp của tế bào mô giậu.
D. đều có chu trình Canvin tạo ra AlPG rồi từ đó hình thành các hợp chất hữu cơ.
Câu 39: Trên một diện tích đất, để thu hoạch được năng suất cao nhất ta nên chọn loại cây trồng nào sau đây
nếu dựa trên đặc điểm về quang hợp?
A. Lúa nước.
B. Ngô (bắp).
C. Thanh long.
D. Khóm (dứa).
Câu 40: Khi môi trường thiếu nước, cây nào sau đây còn duy trì được quá trình quang hợp tốt nhất?
A. Cây thuốc bỏng.
B. Cây lúa nước.
C. Cây rau ngò om.
D. Cây lục bình.
Câu 41: Có bao nhiêu ý trong các ý sau đây là điểm giống nhau giữa thực vật C4 với CAM khi cố định CO2 ?

I. Đều diễn ra vào ban ngày.
II. Tiến trình gồm hai giai đoạn: cố định CO2 và chu trình Canvin.
III. Sản phẩm quang hợp đầu tiên là AOA (axit ôxalô axêtic).
IV. chất nhận CO2 là PEP (phôtpho enol piruvat).
V. Diễn ra ở hai loại lục lạp (ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch).
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 42: Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM diễn ra như thế nào?
A. Cả giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban
ngày.
B. Cả giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra vào ban
đêm.
Trang 15


Trắc nghiệm sinh học 11

Nguyễn Minh Giàu

C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều
diễn ra vào ban ngày.
D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều
diễn ra vào ban đêm.
Câu 43: Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?
A. Vì ban đêm khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp thuận lợi cho nhóm thực vật này.
B. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm.
C. Vì vào ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2.
D. Vì ban đêm khí khổng mới được mở ra, ban ngày khí khổng hoàn toàn đóng để tiết kiệm nước.

Câu 44: Năng suất sinh học của ba nhóm thực vật C3, C4 và CAM được xếp theo trình tự từ cao đến thấp là
A. C3 → C4 → CAM.
B. C4 → C3 → CAM.
C. C4 → CAM → C3.
D. C3 → CAM → C4.
Câu 45: Khi nói về ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quang hợp thì phát biểu nào sau đây là sai?
A. Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
B. CO2 cung cấp nguồn cacbon cho quang hợp nên nồng độ CO2 quyết định cường độ quá trình quang hợp.
C. Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 để cường độ hô hấp đạt cực đại.
D. Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng; nhưng khi nồng độ CO2 tăng trên
điểm bão hòa thì cường độ quang hợp giảm.
Câu 46: Khi tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hoà ánh sáng thì
A. cường độ quang hợp giảm dần.
B. cường độ quang hợp tăng dần.
C. lúc đầu cường độ quang hợp tăng nhưng sau đó giảm.
D. lúc đầu cường độ quang hợp giảm nhưng sau đó tăng.
Câu 47: Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp.
Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì
A. ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
B. ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lục.
D. ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
Câu 48: Cho các biện pháp sau:
I. Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây
tăng năng suất cây trồng.
II. Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kỹ thuật chăm
sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.
III. Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tưới
nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng
lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

IV. Trồng cây với mật độ dày đặc để là nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.
V. Tuyển chọn cách dùng cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỷ lệ
cao (hạt, quả, củ,...) tăng hệ số kinh tế của cây trồng.?
A. I, II, III, V.
B. I, II, III, IV.
C. II, III, IV, V.
D. I, III, IV, V.
Câu 49: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp?
A. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin; còn các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình
hình thành cacbohiđrat.
B. Nước là yếu tố rất quan trọng đối với quang hợp (nguyên liệu, môi trường, điều tiết khí khổng và nhiệt độ
của lá).
C. Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, nhưng khi nhiệt độ tăng cao
hơn nhiệt tối ưu thì cường độ quang hợp sẽ giảm mạnh.
D. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng không ảnh hưởng đến cường độ quang hợp vì nguyên liệu tham gia
quang hợp chỉ có CO2 và H2O.
Câu 50: Có bao nhiêu hoạt động dưới đây thuộc biện pháp sinh học góp phần làm giảm hiệu ứng nhà

kính?
I. Tạo một lổ thông trên mái nhà để tiết kiệm điện.
Trang 16


Trắc nghiệm sinh học 11

Nguyễn Minh Giàu

II. Cài đặt một thiết bị nhiệt thông minh.
III. Dùng các loại bóng đèn có công suất thấp.
IV. Tắt đèn khi không sử dụng.

V. Sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường.
VI. Trồng cây gây rừng.
VII. Ngăn chặn cháy rừng, phá rừng bừa bãi.
A. 2.

B. 3.

C. 4.

Trang 17

D. 5.



×