Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiếp cận khoa học thần kinh về nhận thức_Bộ môn Đại cương khoa học nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.01 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA GIÁO DỤC
c&d

TIỂU LUẬN
MÔN ĐẠI CƯƠNG KHOA HỌC NHẬN THỨC

CHỦ ĐỀ:
TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA VUI CHƠI ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN NHẬN THỨC THEO TIẾP CẬN
THẦN KINH NHẬN THỨC

Sinh viên: Đỗ Thị Oanh
MSSV: 1866120005

GVHD: HỒ HỒNG LINH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2019

MỤC LỤC


Nội dung

Trang

I. Giới thiệu chung về đề tài .................................................................................4
1. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................4
2. Các khái niệm trọng tâm trong đề tài..............................................................4
3. Sơ lược các nội dung sẽ trình bày trong đề tài................................................5


II. Vai trò của Vui chơi với Nhận thức, những bằng chứng cụ thể............................6
1. Thí nghiệm trên chuột......................................................................................6
2. Nghiên cứu ở người.........................................................................................7
3. Ý kiến chuyên gia............................................................................................8
4. Một câu chuyện đời thực.................................................................................8
5. Hậu quả của thiếu Vui chơi.............................................................................9
III. Ý nghĩa khoa học và Ứng dụng của đề tài.........................................................10
1. Ý nghĩa khoa học của đề tài...........................................................................10
2. Ứng dụng của đề tài.......................................................................................10
IV. Kết luận..............................................................................................................11
Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................13

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VC

: Vui chơi
2


NT

: Nhận thức

TK

: Thần kinh

TKNT

: Thần kinh nhận thức


KHTK

: Khoa học thần kinh

KHTKNT

: Khoa học thần kinh nhận thức

TB

: Tế bào

TBTK

: Tế bào thần kinh

I. Giới thiệu chung về đề tài
3


1. Ý nghĩa của đề tài
Có thể nói, đời sống của mỗi người đều ít nhiều chứa đựng yếu tố VC. Hoạt động nhỏ nhặt,
không chủ đích này được các nhà sinh học, nhà KHTK, các tâm lý gia xem trọng ngang hàng với
các động cơ căn bản như ăn, ngủ, nghỉ (Frost, 1998).
Nói riêng ở Việt Nam hiện nay, người dân và ngay cả trẻ em đều nhận thấy tính thiết yếu của VC
đối với sự phát triển của trẻ. Các phương tiện truyền thông cũng đề cập nhiều đến chủ đề này (gõ
cụm “vui chơi với trẻ em”, Google trả cho người viết 94,8 triệu kết quả trong 0,65 giây). (Bài viết
này xem trẻ em là người dưới 18 tuổi - theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em).
Tuy nhiên, tài liệu chuyên sâu về vai trò của VC với sự phát triển NT của trẻ em từ khía cạnh

TKNT lại không nhiều. Trong khi đó, còn nhiều băn khoăn rằng trẻ em chưa được VC thỏa đáng.
Chẳng hạn: “…hoạt động chơi trong trường mầm non chưa có vị trí xứng đáng với vai trò quyết
định của nó trong sự phát triển của trẻ. Hoạt động học tập (hay còn gọi là hoạt động có chủ đích)
đang ngày càng lấn lướt, chiếm phần lớn thời gian và sức lực của các em.” (Minh Phong, 2019),
hay “Không gian khối nhóm lớp không được bố trí hợp lý và thường bị quá tải nên không phát
huy được hết khả năng hoạt động VC – học tập trong lớp của các em.” (Lê Tấn Hạnh, 2018)
Trong khi đó, các nghiên cứu về tác động của VC với NT của người lớn còn ít hơn nữa. Khi tìm
kiếm, người viết chủ yếu thấy các bài báo mô tả chung chung tầm quan trọng của giải trí với sự
giải tỏa căng thẳng và một vài khía cạnh khác trong cuộc sống của người trưởng thành.
Vì vậy, việc tìm hiểu tác động của VC với sự phát triển NT theo tiếp cận TKNT là rất cần thiết.
2. Các khái niệm trọng tâm trong đề tài
Những khái niệm trọng tâm cần được đề cập trong đề tài gồm: vui chơi, nhận thức, tiếp cận thần
kinh nhận thức.
2.1. Về “vui chơi”
Hiện có không ít quan điểm về việc định nghĩa “vui chơi”. Song, có thể thấy, các định nghĩa đều
hội tụ ở một số điểm như: sự tự nguyện, tính phi chủ đích…
Đối chiếu các định nghĩa đã tham khảo với mục đích nghiên cứu, người viết sử dụng định nghĩa
của BS Tâm thần Stuart Brown:
VC là bất kỳ điều gì diễn ra tự nhiên, hướng đến chính nó mà không vì mục đích nào khác, mang
lại niềm vui và đưa một người đến giai đoạn trưởng thành/ thành thục kế tiếp. (White, 2012)
4


Trong đề tài này, những cách diễn đạt như “hoạt động VC”, “chơi đùa”, “vui đùa” được dùng với
cùng ý nghĩa với khái niệm “VC”.
Như vậy, một hoạt động VC phải đảm bảo các tiêu chí sau:
-

Mang lại sự thích thú


-

Xuất phát từ động lực bên trong

-

Hướng đến quá trình (hơn là kết quả)

-

Được tự do lựa chọn (chơi hoặc không)

-

Người chơi chủ động tham gia (về thể lý và/hoặc tâm lý)

-

Không phải là đời thực (tức có yếu tố giả bộ)

(White, 2012)
Có 5 kiểu VC chính được chia thành 4 cấp độ (mời xem Phụ lục 1).
2.2. Về “Nhận thức”
Nhận thức (được tiếp cận với nội hàm rộng nhất), bao gồm nhưng không giới hạn, việc một
người tiếp nhận thông tin, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo… nhờ các qui trình chú ý, trí nhớ, đánh giá,
lý luận, tính toán, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, khả năng tự điều chỉnh (cảm xúc, suy
nghĩ…), đồng cảm…
2.3. Về tiếp cận TKNT
Khoa học TKNT là ngành khoa học liên ngành nghiên cứu các cơ chế TK làm nền tảng cho NT
(Friedenberg –Silverman, 2006). Như vậy, tiếp cận TKNT trong đề tài này là xem xét tác động

của VC đối với NT từ góc nhìn của các nghiên cứu/ thực nghiệm về các cơ chế TK (não bộ, nội
tiết, …)
3. Các nội dung được trình bày trong đề tài
Trong phần thứ nhất, bài viết tóm lược một số nghiên cứu, dẫn chia sẻ của các nhà chuyên môn,
… về tác động của VC với não bộ và các cơ chế TK.
Sau đó, bài viết đề cập đến ý nghĩa xã hội và ứng dụng thực tế của đề tài với vấn đề phát triển con
người.

II. Vai trò của VC với NT, những bằng chứng cụ thể
5


Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, ý kiến chuyên gia và tìm hiểu câu chuyện thực tế tính đến thời
điểm hiện tại, bài viết xin khẳng định: VC tác động tích cực tới NT. Sự ảnh hưởng có thể là trực
tiếp (gây ra biến đổi ở những vùng não bộ hoặc các cơ chế sinh-hóa/ nội tiết trực tiếp phụ trách
các quy trình NT), hoặc gián tiếp (tác động đến những vùng não bộ mà từ đó gây ảnh hưởng đến
những vùng phụ trách các quy trình NT).
Sau đây là các dẫn chứng cụ thể.
1. Thí nghiệm trên chuột
1.1. Chia 36 chú chuột Long-Evans 30 ngày tuổi thành 3 nhóm: “giàu trải nghiệm” (tiếng

Anh: “enriched”); tiêu chuẩn; và “nghèo trải nghiệm” (tiếng Anh: “impoverished”) và
nuôi đến 60 ngày tuổi. Điều kiện ăn uống, chiếu sáng như nhau cho cả 3 nhóm, chỉ khác
môi trường trải nghiệm. Cụ thể:
-

Nhóm giàu trải nghiệm: 12 chú chuột sống chung trong chiếc lồng 70x70x46 cm, có 5-6
đồ chơi (bánh xe, mê cung…) để khám phá. Đồ chơi được đổi 2-3 lần/ tuần để mang lại
sự mới mẻ và thử thách.


-

Nhóm tiêu chuẩn: mỗi lồng 20x20x32 cm nhốt 3 chú chuột, không có đồ chơi.

-

Nhóm nghèo trải nghiệm: mỗi lồng nhỏ nhốt một chú chuột, không có đồ chơi.
Kết quả giải phẫu: vỏ não trán, vỏ não đỉnh và vỏ não chẩm của các chú chuột giàu trải
nghiệm dày hơn so với của nhóm chuột tiêu chuẩn. Các vùng này của nhóm chuột nghèo
trải nghiệm bị giảm kích thước so với nhóm tiêu chuẩn (Diamond, 2001). Sự dày lên này
là nhờ TBTK gia tăng kích thước và số lượng, tua gai và phần dày đặc sau synap dài hơn
(Diamond, 2001).

1.2. Kiểm tra não của những chú chuột được (1) nuôi “enriched” mỗi con một lồng và (2) nuôi

12 con/ lồng nhưng không có đồ chơi, nhận thấy: kích thước não của chúng đều nhỏ hơn
của chuột nuôi “enriched” và 12 con/ lồng. Vậy là, VC chỉ mang lại hiệu quả tối đa khi nó
được kết hợp với môi trường xã hội thuận lợi (Diamond, 2001).
1.3. Điều kiện “enriched” giúp tăng kích thước não bộ của chuột ở tất cả các độ tuổi.

(Diamond, 2001).
1.4. So sánh chuột 30 ngày tuổi và 60 ngày tuổi nhận thấy: chuột 30 ngày tuổi nhận được hiệu

quả của “enriched” ít hơn nhưng chịu hậu quả của “impoverished” nặng nề hơn (kích
thước vỏ não giảm mạnh hơn) (Diamond, 2001).
6


Hình 1 - Hai dạng biến đổi ở TB vỏ não (trưởng thành) hình chóp.
TB (A) có thể sẽ bị giảm các nhánh tua gai rồi mất hẳn (như hình D,E,F)

hoặc tăng cách nhánh gai này (như hình B,C) (Diamond, 2001)
Tuy là thí nghiệm trên chuột nhưng giới khoa học (dựa trên cả những nghiên cứu từ chim, khỉ,…)
đã đồng thuận rằng các kết quả trên có thể được khái quát hóa cho cả con người (Diamond,
2001).
1.5. Ở chuột được VC, não tiết ra nhiều hơn chất BDNF, vốn thiết yếu cho sự phát triển của

TB não. (Dewar, 2008-2014)
2. Nghiên cứu ở người
II.1. Năm 1993, Jacobs và đồng sự so sánh các mô não ở vùng đảm nhận việc hiểu ngôn ngữ

(Wernicke) của những người (đã chết) từng học đại học với những người chỉ học đến
THPT. Kết quả là, TB não của người học đại học (trải nghiệm nhiều hơn) có nhiều tua gai
hơn (Diamond, 2001).
7


II.2. Giai đoạn phát triển với tốc độ ưu việt nhất ở con người là từ thai nhi đến khi được 8 tuổi.

Trong 1000 ngày đầu tiên, nếu được kích thích hợp lý (từ môi trường giàu trải nghiệm,
yêu thương và an toàn), não trẻ có thể hình thành tới 1 triệu liên kết TK/giây (UNICEF,
2018).
II.3. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ em tập trung tốt hơn vào các nhiệm vụ học tập ở trường sau

khi được tự do chơi đùa trong một khoảng thời gian (tối ưu là 10 – 30 phút, nhiều hơn sẽ
cho tác dụng ngược lại) (Pellegrini & Holmes, 2006) (Dewar, 2008-2014).
3. Ý kiến chuyên gia
3.1. Tất cả các động vật đều VC (dù theo đúng nghĩa đen, VC chỉ là sự thích thú và gồm các

trò chơi). Vậy thì, hẳn có lý do thiết yếu khiến động vật cần VC?
Khi ta VC, não tiết ra chất dẫn truyền TK norepinephrine (chất làm tăng khả năng chú ý,

kích thích cơ chế học tập ở cấp độ synapse và cải thiện độ linh hoạt của một số TBTK)
(Wang, Aamodt, 2012).
3.2. VC là sản phẩm của tiến hóa. VC giúp phát triển hạch hạnh nhân khiến ta trưởng thành

hơn về cảm xúc, ta sáng tạo hơn và ra quyết định tốt hơn (Steve Keil, 2011)
3.3. “Không gì thắp sáng bộ não bằng trò chơi. Trò chơi không gian 3 chiều kích thích tiểu

não, đưa nhiều xung động điện vào thùy trán (phần điều khiển) giúp tăng cường bộ nhớ
ngữ cảnh.” (Brown, 2008)
4. Một câu chuyện đời thực
Năm 1980, nhà phân tâm Ruth Codier Resch, ĐH New York, bị đột quỵ và trở nên không
thể nói được. Khả năng nắm bắt vấn đề, xử lý thông tin, và phản hồi người đối thoại của
bà gặp nhiều khó khăn và rơi vào trì trệ trong một thời gian dài. Cho đến trước khi bị đột
quỵ, bà luôn xem ngôn ngữ (chủ yếu do não trái phụ trách) là phương tiện duy nhất để tư
duy.
Sau đó, bà học vẽ và dùng tranh làm phương tiện phi ngôn để diễn tả suy nghĩ của mình.
Theo thời gian, bà nói lại được.
Resch nhấn mạnh, bà vẽ tranh như một cách VC đúng nghĩa (vẽ như thế nào là do bà
muốn thay vì do người khác bảo vậy). Bà giải thích sự hồi phục của mình là do khi dùng
tranh vẽ để thể hiện suy nghĩ, bà đã viện đến sự linh hoạt của não bộ (tận dụng não phải
để bớt đặt áp lực lên não trái). (American Journal of Play).
8


5. Hậu quả của thiếu VC
5.1. Điều tra trường hợp của tên giết người hàng loạt Charles Whitman và 26 kẻ bị kết tội giết

người ở Texas, các nhà nghiên cứu nhận thấy: Whitman bị tách biệt khỏi sự VC khi còn
nhỏ; 90% những kẻ giết người không được VC hoặc hồi nhỏ dính líu đến những trò thiếu
lành mạnh (bắt nạt, nhạo báng). (Frost, 1998)

5.2. Kết quả MRI, quét SPECT và điện não đồ nhiều cực điện cho thấy não của vật nuôi bị

tước mất trò chơi bị co lại. Ở chuột thiếu VC, não không phát triển bình thường (Brown,
2008).

Tiểu kết:
Đối chiếu các thông tin trên với những tri thức khoa học đã có, có thể đi đến một số phân tích và
kết luận sau:
Các vùng não trước trán là những vùng đảm nhận chức năng điều hành, phụ trách các quy trình
như kiềm chế xung năng, ghi nhớ, lập kế hoạch và sự linh hoạt về NT (Carlson, Zelazo, & Faja,
2012). Như vậy, những người có vỏ não dày hơn sẽ có khả năng NT tối ưu hơn.
Chức năng điều hành này phát triển cực kỳ nhanh ở tuổi ấu thơ cùng với sự dày lên của vỏ não
(Carlson, Zelazo, & Faja, 2012), và sẽ tiếp tục được củng cố đến giữa những năm 20 tuổi
(Zelazo, 2012) (White, 2012). Như vậy, NT vẫn có thể được kích thích phát triển sau tuổi trẻ em.
Mối liên kết giữa các TBTK cho phép luồng thông tin di chuyển qua các khoảng cách trải dài
khắp cơ thể. Ngoài ra, các mạng thần kinh còn giúp hệ thần kinh cải tiến, thanh lọc, phân tích
thông tin khi nó được chuyển đến và đi khỏi não bộ (Feldman, sách dịch). Như vậy, số lượng liên
kết TK càng nhiều thì não xử lý thông tin càng nhanh và do đó, quá trình NT càng hiệu quả.
Hạch hạnh nhân phụ trách cảm xúc thuộc hệ viền – cơ quan liên kết với các vùng não xử lý NT.
Cảm xúc có vai trò quan trọng với việc học tập (Hinton, Miyamoto & Della-Chiesa, 2008). Vậy,
nói VC kích thích hạch hạnh nhân tức là VC đã gián tiếp tác động tích cực đến nâng cao hiệu quả
học tập, một quá trình khiến NT được nâng cao.
(Mời xem Phụ lục 1 về tổng kết tác động của các loại VC với các chức năng của NT)

III. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

9



Vai trò của VC với phát triển NT ở con người nói riêng và với sự phát triển toàn diện của con
người nói chung từ lâu đã là vấn đề được các nhà KHTK, tâm lý gia, các tổ chức khoa học, giáo
dục quan tâm. Do vậy, đề tài này mang một số ý nghĩa khoa học sau:


Tổng hợp những căn cứ khoa học giúp khẳng định mạnh mẽ tác động tích cực của VC đối



với sự phát triển NT của con người ở mọi lứa tuổi, nhất là giai đoạn đầu đời.
Góp phần nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành KHTKNT trong việc khám phá ảnh
hưởng của VC (nói riêng) và các hoạt động khác của con người (nói chung) đối với sự



phát triển NT của họ.
Cung cấp cơ sở lý luận và bằng chứng khoa học cho các sáng kiến, đề xuất… nhằm đưa



VC vào các chương trình/ hoạt động vì mục đích phát triển con người.
Các kết quả tổng hợp được từ đề tài này có thể là động cơ thúc đẩy các nghiên cứu khoa
học tiếp theo.

2. Ứng dụng thực tế của đề tài trong lĩnh vực phát triển con người
Như đã chỉ ra, VC là quan trọng để phát triển NT của con người. Do vậy, phạm vi ứng dụng của
đề tài này là rất lớn, từ cấp độ cá nhân đến bất kỳ cấp độ nào mà ở đó việc phát triển con người
được xem trọng.
Tuy nhiên, việc học tập qua VC (bối cảnh giáo dục), tăng năng suất nhờ VC (bối cảnh làm việc)
hoặc VC để cân bằng cuộc sống (ở phạm vi gia đình và cá nhân) còn bị xem nhẹ, chưa hiệu quả,

hoặc cần cải thiện. Một ví dụ: Tổng kết Chuẩn Học Tập và Phát Triển sớm (tiền phổ thông) của
37 quốc gia cho thấy chỉ 1/3 số này đưa hoạt động học tập có yếu tố VC vào chương trình học,
“năng lực VC” cũng chưa được xem là đầu ra kỳ vọng trong phát triển trẻ em. (UNICEF 2018).
Do việc đưa VC vào các hoạt động phát triển con người ở cấp bộ, ban, ngành, doanh nghiệp,
trường học đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và liên ngành ở tầm vĩ mô ngoài khả năng đề xuất
của người viết, bài viết chỉ xin đưa ra một vài đề xuất ứng dụng ở cấp độ cá nhân, gia đình và các
lớp học.
a, Đối với cá nhân
Không tính trẻ em (vốn phụ thuộc vào cha mẹ về định hướng và sự hỗ trợ), mỗi cá nhân (với hiểu
biết về tầm quan trọng của VC với não bộ) cần chủ động xây dựng lịch sinh hoạt để bản thân có
thời gian VC. Chẳng hạn, tuân thủ deadline công việc là ưu tiên nhưng những khoảng VC đan
xen trong công việc sẽ giúp xử lý nhiệm vụ trí não hiệu quả hơn.

10


Trong vai trò quản lý hoặc người cùng nhóm với người khác, hãy thỏa thuận công việc sao cho
cho họ có đủ thời gian VC.
b, Trong gia đình
Nắm được thế mạnh và điểm yếu về học tập của con (ngưỡng tập trung, khả năng ghi nhớ…), cha
mẹ có thể bố trí uyển chuyển việc học và chơi cho con. Cho con được VC hợp với sở thích cũng
là chìa khóa để tối ưu hiệu quả của VC.
Vì VC mang lại hiệu quả cao nhất khi nó được kết hợp với yếu tố môi trường, chơi nhiều không
hẳn hiệu quả bằng chơi chất lượng, đối tượng non nớt hơn chịu tác động nặng nề hơn của môi
trường thiếu VC, do đó, cha mẹ nên dành thời gian chơi chất lượng với con. Họ có thể là người
xem, người hỗ trợ, người chơi cùng hoặc người dẫn dắt trò chơi (White, 2012).
Cả gia đình cũng nên dành thời gian vui đùa cùng nhau.
c, Ở lớp học
Người dạy giữ vị trí quan trọng trong việc tạo ra môi trường VC học tập, nhất là ở cấp học nhỏ.
Theo đó, ít nhất giáo viên cần đảm bảo người học được VC sau một thời lượng học nhất định (vd:

10 phút nghỉ sau mỗi 30 phút học ở tiểu học, 50 phút học ở đại học).
Sâu xa hơn và về lâu dài, người dạy có thể đề xướng sự VC kích thích trí tuệ hoặc khích lệ người
học tự tổ chức, bởi vì, trên tất cả, tự thân VC đã là một hoạt động bổ ích (VC vì được VC).

IV. Kết luận
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà (tâm lý) giáo dục lớn như Piaget, Vygotsky, Steiner, Froebel
lại rất coi trọng VC (Gray & Blain, 2012, sách dịch, trang 43, 56, 161) đối với sự phát triển NT
của trẻ em.
Tiếp cận VC từ một khía cạnh khác, KHTKNT cũng đưa đến sự đồng thuận rằng: VC giúp phát
triển NT. Hơn thế nữa, nó còn đi xa hơn ở chỗ nhận thấy VC giúp phát triển NT của con người ở
mọi lứa tuổi.
Có nhiều loại VC và mỗi loại đều đóng góp theo một cách riêng cho sự phát triển NT của con
người (làm tăng độ dày vỏ não; kích thích sự hoạt hóa của chất dẫn truyền thần kinh; hay tác
động đến bộ phận điều khiển cảm xúc của não bộ (mà đến lượt nó lại thúc đẩy quy trình NT diễn
ra thuận lợi hơn)).
11


Đề tài nghiên cứu đã đóng góp một vài ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng nhất định. Tuy
nhiên, trong phạm vi giới hạn của đề tài và các điều kiện nghiên cứu, việc tìm hiểu không tránh
khỏi có chỗ thiếu sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía người đọc.
Xin cảm ơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Frost, Joe L. (1998), Neuroscience, Play, and Child Development, Document resume,
University of Illinois at Urbana,Champaign – Eric Clearinghouse on Elementary and
Early Childhood Education, USA
12





Minh Phong (Lược dẫn) (2019), Thực trạng hệ thống đồ chơi và kinh nghiệm quốc tế Giải

pháp

phát

triển

hệ

thống

đồ

chơi

cho

GDMN,



/>Lê Tấn Hạnh (2018), Thực trạng tổ chức không gian vui chơi học tập của trường mầm




non tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí kiến trúc số 09-2018
Friedenberg, J., Silverman, Gordon. (2006), Cognitive science : an introduction to the



study of mind, Sage publications
UNICEF (2018), Learning through play – Strengthening learning through play in early



childhood education programmes, UNICEF Education Section, Programme Division
Dewar, Gwen (2008-2014), The cognitive benefits of play: Effects on the learning brain,



/>Wang,
Aamodt
(2012),
Play,
Stress,
and



/>Steve
Keil
(2011),
A
manifest
for

play,



/>Stuart
Brown
(2008),
Play
is
more
than
just



/>American Journal of Play, Reshaping a Brain through Play - An Interview with Ruth



Codier Resch, Online Course “Exploring Play”, www.futurelearn.com
White, Rachel E. (2012), The Power of Play – A research summary on Play and Learning,



Minnesota Children’s Museum, USA
Feldman (2004), Tâm lý học căn bản, Hồ Kim Chung, Minh Đức dịch, />


tuyen/114970/tam-ly-hoc-can-ban-full-roberts-feldman.html
Hinton, C., Miyamoto, K., & Della-Chiesa, B., (2008), Brain Research, Learning and


for

the

Learning

Bulgaria

and

Brain,
beyond,
fun,

Emotions: implications for education research, policy and practice, European Journal of


Education, Vol. 43, No. 1, 2008
Gray, C. & Blain, M. (2012), Các lý thuyết Học tập về trẻ em, Hiếu Tân dịch (2014),
NXB Hồng Đức

13



×