Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu tinh chế terazosin làm nguyên liệu thiết lập chuẩn và bước đầu ứng dụng trong kiểm nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.88 MB, 119 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

-----  -----

LÊ TRẦN TIẾN

NGHIÊN CỨU TINH CHẾ TERAZOSIN
LÀM NGUYÊN LIỆU THIẾT LẬP CHUẨN
VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG TRONG
KIỂM NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

-----  -----

LÊ TRẦN TIẾN
MÃ SINH VIÊN: 1401610

NGHIÊN CỨU TINH CHẾ TERAZOSIN
LÀM NGUYÊN LIỆU THIẾT LẬP CHUẨN
VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG TRONG
KIỂM NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
NCS. Th.S Đỗ Thị Thanh Thủy


Nơi thực hiện:
Bộ môn Hóa Dược
Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước khi trình bày nội dung đề tài của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
những người trong thời gian qua đã luôn hỗ trợ, động viên để tôi có thể hoàn thành một
cách tốt nhất khóa luận tốt nghiệp này.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới NCS. ThS. Đỗ
Thị Thanh Thủy – giảng viên Bộ môn Hóa Dược, trường Đại học Dược Hà Nội, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, luôn tận tình chỉ bảo và cho tôi những ý kiến quý báu trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Sự dìu dắt và tâm huyết của cô luôn là tấm gương
sáng cho tôi trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo và các anh chị kỹ thuật viên
của Bộ môn Hóa Dược, trường Đại học Dược Hà Nội, các cán bộ Khoa Thiết lập
chất chuẩn & chất đối chiếu của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã luôn giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, các anh chị, các bạn
nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Hóa Dược, đặc biệt là bạn Đoàn Thị Lâm Oanh đã luôn
giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2019
Sinh viên

Lê Trần Tiến


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về terazosin .................................................................................... 2
1.1.1. Terazosin hydroclorid (TEZ.HCl) ............................................................ 2
1.1.2. Tác dụng và chỉ định của terazosin .......................................................... 2
1.1.3. Một số thành phẩm chứa terazosin trên thị trường ................................... 3
1.1.4. Các tạp chất của terazosin ........................................................................ 4
1.2. Phương pháp tổng hợp terazosin tại Việt Nam ............................................... 5
1.3. Một số phương pháp kiểm nghiệm terazosin có sử dụng chất chuẩn terazosin
................................................................................................................................ 6
1.3.1. Kiểm nghiệm nguyên liệu terazosin hydroclorid theo USP 40 ................ 6
1.3.2. Kiểm nghiệm nguyên liệu terazosin theo BP 2017 .................................. 8
1.3.3. Kiểm nghiệm viên nén terazosin theo USP 40 ......................................... 8
1.4. Một số phương pháp tinh chế các hợp chất hữu cơ ......................................... 9
1.4.1. Phương pháp chưng cất ............................................................................ 9
1.4.2. Phương pháp kết tinh .............................................................................. 10
1.4.3. Phương pháp chiết .................................................................................. 10
1.4.4. Phương pháp thăng hoa .......................................................................... 10
1.4.5. Phương pháp sắc ký cột .......................................................................... 10
1.5. Một số phương pháp hóa lý sử dụng trong đề tài .......................................... 11
1.5.1. Sắc ký lớp mỏng ..................................................................................... 11
1.5.2. Sắc ký lỏng hiệu năng cao ...................................................................... 11
1.5.3. Đo nhiệt độ nóng chảy............................................................................ 11
1.5.4. Phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) ........................................................ 12
1.5.5. Quang phổ hồng ngoại (IR) .................................................................... 12
1.5.6. Khối phổ (MS) ........................................................................................ 12

1.5.7. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) ...................................................... 12
1.6. Tình hình thiết lập chất chuẩn terazosin trong nước và trên thế giới ............ 13
1.6.1. Tình hình thiết lập chất chuẩn terazosin trên thế giới ............................ 13
1.6.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................ 13


CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 14
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị............................................................................. 14
2.1.1. Các hóa chất, chất chuẩn ........................................................................ 14
2.1.2. Thiết bị.................................................................................................... 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 16
2.3.1. Sắc ký cột ............................................................................................... 16
2.3.2. Các phương pháp phổ ............................................................................. 16
2.3.3. Phương pháp hóa học ............................................................................. 16
2.3.4. Sắc ký lớp mỏng ..................................................................................... 16
2.3.5. Đo nhiệt độ nóng chảy............................................................................ 17
2.3.6. Phân tích nhiệt trọng lượng .................................................................... 17
2.3.7. Sắc ký lỏng hiệu năng cao ...................................................................... 17
2.3.8. Xác định độ hòa tan của viên nén terazosin theo USP ........................... 18
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................ 19
3.1. Tinh chế nguyên liệu terazosin ...................................................................... 19
3.1.1. Kiểm tra nguyên liệu trước tinh chế ....................................................... 19
3.1.2. Tiến hành tinh chế nguyên liệu terazosin bằng sắc ký cột ..................... 20
3.2. Khẳng định cấu trúc của sản phẩm ................................................................ 22
3.2.1. Phổ IR của sản phẩm .............................................................................. 22
3.2.2. Phổ khối của sản phẩm ........................................................................... 23
3.2.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của sản phẩm ............................................ 24
3.2.4. Định tính HCl kết hợp theo USP 40 ....................................................... 28

3.3. Kiểm tra độ tinh khiết của sản phẩm tinh chế ............................................... 28
3.3.1. Đo nhiệt độ nóng chảy............................................................................ 28
3.3.2. Xác định độ ẩm ....................................................................................... 28
3.3.3. Xác định độ tinh khiết bằng TLC ........................................................... 29
3.4. Định lượng sản phẩm tinh chế bằng phương pháp HPLC theo Thường quy
kỹ thuật thiết lập chất chuẩn terazosin hydroclorid của Viện Kiểm nghiệm thuốc
Trung ương ........................................................................................................... 30
3.4.1. Điều kiện sắc ký ..................................................................................... 30
3.4.2. Các dung dịch gốc và các dung dịch tiêm sắc ký ................................... 30
3.4.3. Tính thích hợp của hệ thống sắc ký ........................................................ 31
3.4.4. Định lượng .............................................................................................. 31


3.5. Ứng dụng sản phẩm để kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của viên nén terazosin
theo USP 40 .......................................................................................................... 32
3.5.1. Thông tin mẫu......................................................................................... 32
3.5.2. Định tính, định lượng bằng phương pháp HPLC ................................... 32
3.5.3. Xác định độ hòa tan ................................................................................ 36
3.6. Bàn luận ......................................................................................................... 38
3.6.1. Về khảo sát hệ dung môi rửa giải khi triển khai sắc ký cột ................... 38
3.6.2. Về quá trình triển khai sắc ký cột ........................................................... 38
3.6.3. Về kiểm tra cấu trúc của sản phẩm tinh chế ........................................... 39
3.6.4. Về đánh giá độ tinh khiết của sản phẩm ................................................. 40
3.6.5. Về định lượng sản phẩm ......................................................................... 41
3.6.6. Về sử dụng sản phẩm để kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của viên nén
terazosin theo USP 40 ...................................................................................... 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................
PHỤ LỤC ....................................................................................................................



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACN

Acetonitril

BP (British Pharmacopoeia)

Dược điển Anh

BPH (Benign prostate hyperplasia)

Phì đại lành tính tiền liệt tuyến

FDA (Food and Drug Administration)

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
Hoa Kỳ

HDL (high density lipoprotein)

Lipoprotein tỉ trọng cao

HL

Hàm lượng

HPLC (High performance liquid
chromatography)


Sắc ký lỏng hiệu năng cao

IAT (Impurity A of terazosin)

Tạp chất A của terazosin

IBT (Impurity B of terazosin)

Tạp chất B của terazosin

ICT (Impurity C of terazosin)

Tạp chất C của terazosin

IR (Infrared)

Tia hồng ngoại

LDL (low density lipoprotein)

Lipoprotein tỉ trọng thấp

MeOH

Methanol

PA (Pure Analysis)

Tinh khiết phân tích


RSD (Relative standard deviation)

Độ lệch chuẩn tương đối

SKĐ

Sắc ký đồ

TB

Trung bình

TEZ

Terazosin

TEZ.HCl

Terazosin hydroclorid

TLC (Thin layer chromatography)

Sắc ký lớp mỏng

TLTK

Tài liệu tham khảo

USP (United State Pharmacopoeia)


Dược điển Mỹ

UV (Ultraviolet)

Tia tử ngoại

VIS (Visible)

Ánh sáng nhìn thấy

VKNTTW

Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Một số thành phẩm chứa terazosin trên thị trường .........................................4
Bảng 1.2. Công thức cấu tạo các tạp chất của terazosin theo USP 40 ............................5
Bảng 3.1. Kết quả xác định tạp chất trong TEZ thô bằng TLC ....................................20
Bảng 3.2. Hiệu suất tinh chế TEZ thô bằng sắc ký cột .................................................22
Bảng 3.3. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của TEZ .................................................23
Bảng 3.4. Kết quả phân tích phổ 1H-NMR ...................................................................25
Bảng 3.5. Kết quả phân tích phổ 13C-NMR ..................................................................26
Bảng 3.6. Kết quả đo nhiệt độ nóng chảy của terazosin tinh chế .................................28
Bảng 3.7. Kết quả đo hàm ẩm của terazosin tinh chế ...................................................28
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc ký định lượng sản phẩm.31
Bảng 3.9. Hàm lượng TEZ.HCl trong sản phẩm tinh chế ............................................32
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát tính thích hợp của hệ thống sắc ký định tính, định lượng
viên nén TEZ .................................................................................................................34

Bảng 3.11. Hàm lượng TEZ trong mẫu viên nén ..........................................................36
Bảng 3.12. Kết quả thử độ hòa tan mẫu viên nén terazosab 1 mg ................................37


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của terazosin hydroclorid .................................................2
Hình 1.2. Một số biệt dược chứa terazosin trên thị trường .............................................4
Hình 1.3. Sơ đồ phản ứng tổng hợp TEZ.HCl ................................................................6
Hình 3.1. Các chất chuẩn, tạp chuẩn của USP..............................................................14
Hình 3.2. Sắc ký đồ TLC đánh giá terazosin thô ..........................................................20
Hình 3.3. Sắc ký đồ TLC khảo sát các phân đoạn trong quá trình tinh chế terazosin
bằng sắc ký cột ..............................................................................................................22
Hình 3.4. Phổ IR của TEZ ............................................................................................23
Hình 3.5. Phổ MS của terazosin hydroclorid ................................................................24
Hình 3.6. Phổ 1H-NMR của terazosin...........................................................................24
Hình 3.7. Phổ 13C-NMR của terazosin .........................................................................25
Hình 3.8. Phổ HMBC của TEZ.HCl .............................................................................27
Hình 3.9. Phổ HSQC của TEZ.HCl ..............................................................................27
Hình 3.10. Sắc ký đồ TLC của sản phẩm tinh chế .......................................................29
Hình 3.11. Sắc ký đồ HPLC dung dịch phân giải .........................................................34
Hình 3.12. Sắc ký đồ dùng định tính thành phẩm chứa terazosin bằng HPLC ............35


ĐẶT VẤN ĐỀ
Phì đại lành tính tiền liệt tuyến (benign prostate hyperplasia – BPH) là một bệnh
thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Ở các nước phát triển, đi kèm với tuổi thọ tăng
thì BPH ngày càng phổ biến, trở thành gánh nặng cho cá nhân và cho toàn xã hội [9].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên 50% nam giới độ tuổi từ 60 - 70 bị phì đại lành tính
tiền liệt tuyến. Tỷ lệ này tăng lên tới 85 - 88% ở những người 80 tuổi trở lên [6]. Một số

biểu hiện chính của bệnh là giảm tốc độ dòng nước tiểu, buồn đi tiểu nhiều lần… gây
ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không điều trị và phát
hiện kịp thời, bệnh có thể gây một số biến chứng tại đường tiết niệu như nhiễm khuẩn,
viêm đường tiết niệu... Việc cắt bỏ tuyến tiền liệt – một tuyến đóng vai trò quan trọng
trong điều hòa một số chức năng của nam giới được xem như giải pháp cuối cùng, do
tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ. Vì vậy, lựa chọn điều trị nội khoa bằng thuốc được ưu
tiên sử dụng trên phần lớn bệnh nhân.
Terazosin là một thuốc ức chế chọn lọc receptor α1-adrenergic [10], làm giãn cơ trơn
cổ bàng quang và tiền liệt tuyến, nhờ đó cải thiện rõ ràng các triệu chứng của phì đại
lành tính tiền liệt tuyến. Mặt khác, với việc làm giảm sự co thắt mạch máu, terazosin
còn có tác dụng hạ huyết áp [28], [42]. Do đó thuốc được chỉ định và có hiệu quả tốt với
những bệnh nhân BPH có mắc kèm cao huyết áp – vốn chiếm một tỷ lệ lớn trong những
bệnh nhân cao tuổi [12], [14], [15], [19], [21], [26], [37].
Để kiểm soát chất lượng nguyên liệu cũng như các thành phẩm có chứa terazosin,
dược điển Mỹ và một số dược điển khác đều yêu cầu một số chỉ tiêu chất lượng quan
trọng có sử dụng chất chuẩn terazosin [38], [39]. Việc tiến hành kiểm nghiệm hoạt chất
này gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc vào chất chuẩn đặt mua ở nước ngoài với giá thành
cao và thời gian đặt hàng lâu. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu tinh chế terazosin làm nguyên liệu thiết lập chuẩn và bước đầu ứng
dụng trong kiểm nghiệm” với các mục tiêu sau:
1. Xây dựng phương pháp tinh chế terazosin làm nguyên liệu thiết lập chuẩn.
2. Ứng dụng sản phẩm tinh chế trong kiểm nghiệm một số chỉ tiêu chất lượng đối với
viên nén terazosin.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về terazosin
1.1.1. Terazosin hydroclorid (TEZ.HCl)

- Công thức phân tử: C19H25N5O4.HCl.
- Công thức cấu tạo: Hình 1.1.

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của terazosin hydroclorid
- Khối lượng phân tử: 423,89 g/mol.
-

Tên

khoa

học:

1-(4-amino-6,7-dimethoxy-2-quinazolinyl)-4-(tetrahydro-2-

furoyl)piperazin hydroclorid.
- Dạng dược dụng: dạng muối hydroclorid khan, có công thức phân tử
C19H25N5O4.HCl (423,89 g/mol) và dạng muối hydroclorid ngậm nước có công thức
phân tử C19H25N5O4.HCl.2H2O (459,92 g/mol) [39].
- Tính chất: tinh thể màu trắng, không mùi. Ít tan trong nước và methanol, không tan
trong ethanol 96% và aceton [17], [20], [39].
1.1.2. Tác dụng và chỉ định của terazosin
1.1.2.1. Tác dụng
Terazosin có tác dụng ức chế thụ thể α1-adrenergic ở hậu synap, trong đó chủ yếu là
các thụ thể α1 nằm ở cơ trơn cổ bàng quang và tiền liệt tuyến [32], làm giãn cơ trơn
mạch máu, giãn cơ trơn bàng quang, hạ huyết áp… Cụ thể, terazosin làm giảm trương
lực cơ trơn tiền liệt tuyến nên cải thiện một số tình trạng tắc của phì đại lành tính tiền
liệt tuyến như: giảm tốc độ dòng nước tiểu, tăng lượng nước tiểu giữ lại bàng quang gây
cảm giác đi tiểu chưa hết và buồn tiểu nhiều lần [15]. So với finasterid là một thuốc
thuộc nhóm 5α-reductase có tác dụng làm giảm kích thước của tuyến tiền liệt – cũng

được sử dụng trong điều trị BPH thì terazosin có khả năng cải thiện các triệu chứng kể
trên nhanh chóng hơn [30].
Tác dụng làm giảm sự co thắt mạch máu, giảm đồng thời cả huyết áp tâm thu và huyết
áp tâm trương mà không gây phản xạ nhịp nhanh của terazosin được ứng dụng để duy
2


trì tác dụng hạ huyết áp trên các bệnh nhân mắc kèm một số bệnh như phì đại lành tính
tiền liệt tuyến, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), suy tim tắc nghẽn, bệnh mạch
máu ngoại vi…[23]. Mặt khác, với ưu điểm làm giảm cholesterol toàn phần, LDL,
triglycerid và làm tăng HDL so với một số thuốc điều trị tăng huyết áp khác [31],
terazosin an toàn và hiệu quả để điều trị lâu dài trong tăng huyết áp nhẹ đến trung bình
[23].
Theo một số nghiên cứu, terazosin có tác dụng tích cực đến sự ức chế phát triển ung
thư tiền liệt tuyến [27], [35], [40]. Kết quả nghiên cứu cho thấy với liều 25 µM, terazosin
ức chế sự phát triển và xâm lấn của các tế bào ung thư tiền liệt tuyến do ngăn chặn sự
gắn của các tế bào này với collagen và gelatin [24].
1.1.2.2. Dược động học
Terazosin liên kết mạnh với protein huyết tương (90 - 94%), đạt sinh khả dụng 54%
(với liều 4 mg) đến 59% (với liều 10 mg). Thuốc có thời gian bán thải 15 giờ, tác dụng
đến 24 giờ nên có thể dùng 1 lần trong ngày. Terazosin chuyển hóa chủ yếu ở gan bởi
enzym CYP3A4 và bài tiết chủ yếu qua phân (63%) [25].
1.1.2.3. Chỉ định
Terazosin được FDA phê duyệt để điều trị tăng huyết áp từ năm 1987 [35]. Dạng
uống được chỉ định để điều trị đơn độc hoặc phối hợp trong các trường hợp tăng huyết
áp nhẹ và vừa, đặc biệt là các trường hợp tăng huyết áp tâm trương [21], [22].
Theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 80% bệnh nhân phì đại lành tính tiền liệt
tuyến có mắc kèm tăng huyết áp. Với tác dụng cải thiện các triệu chứng tắc nghẽn của
BPH [16], [18], [28], [29], terazosin là một lựa chọn được ưu tiên trong điều trị BPH có
kèm tăng huyếp áp do có rất ít các thuốc trong nhóm chẹn thụ thể α1-adrenergic được

chỉ định để điều trị đồng thời tăng huyết áp và phì đại lành tính tiền liệt tuyến [15], [33],
[34], [37], [41].
1.1.3. Một số thành phẩm chứa terazosin trên thị trường
Trên thế giới, biệt dược Hytrin® được Abbott lần đầu tiên đưa ra thị trường với dược
chất terazosin hydroclorid dihydrat. Sau khi Hytrin® hết hạn bảo hộ bản quyền vào năm
1996, các dạng generic của terazosin lần lượt được các hãng dược phẩm sản xuất, phổ
biến là dạng viên nén với các hàm lượng 1, 2, 5, 10 mg (Bảng 1.1) [43].

3


Bảng 1.1. Một số thành phẩm chứa terazosin trên thị trường
STT

1

Tên biệt dược

Hytrin

®

Hàm lượng
(mg)

Nước lưu
hành

Abbott


Mỹ, Australia,
Malaysia,
Thái Lan,…

5, 10

n.v.
Eurogenerics
s.a.

Bỉ

1, 2, 5, 10

®

Hãng sản xuất

2

Terazosin EG

3

Terazosab®

1

Amdipharm


Bỉ

4

Terazosine Sandoz®

2

Sandoz

Bỉ

5

Apo-terazosin

2, 5

Apotex

Canada,
Singapore

6

Terazosin Accord

2, 5

Accord

Healthcare

Cộng hòa Séc

Hình 1.2. Một số biệt dược chứa terazosin trên thị trường
1.1.4. Các tạp chất của terazosin
Theo BP 2017, terazosin có tới 10 tạp chất là A, B, C, E, J, K, L, M, N, O [38].
Theo USP 40, terazosin có 3 tạp chất liên quan cần xác định là tạp A, tạp B, tạp C,
có công thức cấu tạo trình bày ở Bảng 1.2. Trong đó, tạp chất A theo USP tương ứng

4


với tạp chất C theo BP; tạp chất B theo USP tương ứng với tạp chất B theo BP và tạp
chất C theo USP tương ứng với tạp chất E theo BP [39].
Bảng 1.2. Công thức cấu tạo các tạp chất của terazosin theo USP 40
Tên tạp chất
theo USP

Tên tạp chất
tương ứng theo

Công thức cấu tạo

BP

Tạp chất A

Tạp chất C


Tạp chất B

Tạp chất B

Tạp chất C

Tạp chất E

1.2. Phương pháp tổng hợp terazosin tại Việt Nam
Quy trình tổng hợp terazosin hydroclorid lần đầu được công bố tại Việt Nam vào năm
2011 trong đề tài cấp sở Khoa học Công nghệ Hà Nội “Nghiên cứu quy trình công
nghệ tổng hợp terazosin hydroclorid làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị tăng
huyết áp và phì đại lành tính tiền liệt tuyến”, được thực hiện bởi Nguyễn Hải Nam và
cộng sự [7]. Sơ đồ tổng hợp được triển khai như sau:

5


Hóa chất và điều kiện: a) CH3OH, H2SO4, 25-35°C/ 4 giờ, hiệu suất 98,7%; b) Piperazin, 5% acid
acetic khan/ dioxan, hồi lưu 12 giờ, hiệu suất 88,0%; c) dioxan, hồi lưu 12 giờ, hiệu suất 71,6%; d)
HCl/ EtOH, TEA, ethyl acetat, 60-65°C, hiệu suất 94,6%.

Hình 1.3. Sơ đồ phản ứng tổng hợp TEZ.HCl
1.3. Một số phương pháp kiểm nghiệm terazosin có sử dụng chất chuẩn terazosin
1.3.1. Kiểm nghiệm nguyên liệu terazosin hydroclorid theo USP 40
1.3.1.1. Định tính nguyên liệu terazosin bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại
 Tiến hành:
Sử dụng kĩ thuật tạo viên nén KBr: nghiền 1 mg đến 2 mg chất thử với 300 mg đến
400 mg bột mịn kali bromid (IR) đã sấy khô và rải đều trong một khuôn thích hợp. Nén
khuôn có hỗn hợp tới áp suất khoảng 800 MPa trong điều kiện chân không. Chuẩn bị

chất thử và chất đối chiếu theo cùng một quy trình và ghi phổ từ 3800 cm-1 đến 650
cm-1 (2,6 m đến 15 m).
 Đánh giá kết quả: Phổ IR của mẫu thử phải tương tự với mẫu chuẩn.
1.3.1.2. Định tính, định lượng nguyên liệu terazosin bằng phương pháp HPLC
 Điều kiện sắc ký:
- Cột: C8 (25 cm x 4,6 mm; 5 µm).
- Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút.
- Detector: UV 254 nm.
- Nhiệt độ: 30°C.
- Thể tích tiêm mẫu: 20 µl.
- Pha động: hỗn hợp đệm citrat pH 3,2 và acetonitril tỷ lệ 1685:315 (Dung dịch
đệm citrat pH 3,2: hòa tan 12,0 g natri citrat dihydrat và 28,5 g acid citric trong 2 lít
nước. Điều chỉnh tới pH 3,2 ± 0,1 bằng acid citric khan hoặc natri citrat nếu cần).
- Thời gian chạy: 45 phút.

6


 Các dung dịch tiêm sắc ký:
Mẫu trắng: pha động.
Dung dịch chuẩn: là dung dịch chứa TEZ.HCl chuẩn với nồng độ khoảng 0,01
mg/ml.
Dung dịch thử: là dung dịch chứa nguyên liệu TEZ.HCl với nồng độ khoảng 0,01
mg/ml.
 Đánh giá kết quả:
Yêu cầu về mẫu trắng: trong khoảng thời gian chạy sắc ký không có pic nào xuất
hiện.
Định tính: dung dịch thử phải cho pic có thời gian lưu tương tự thời gian lưu của
pic terazosin trong dung dịch chuẩn.
Định lượng: hàm lượng terazosin trong nguyên liệu được tính dựa trên nồng độ và

diện tích pic terazosin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn và dung dịch thử.
Yêu cầu hàm lượng TEZ.HCl trong nguyên liệu phải từ 98,0% - 102,0% tính theo chế
phẩm khan.
1.3.1.3. Xác định tạp chất liên quan trong nguyên liệu terazosin
 Điều kiện sắc ký:
- Cột C8 (25 cm x 4,6 mm; 5 µm).
- Tốc độ dòng 1,0 ml/phút.
- Detector: UV 254 nm.
- Nhiệt độ cột 30°C.
- Thể tích tiêm 20 µl.
- Pha động: hỗn hợp ACN và dung dịch đệm citrat pH 3,2 với tỉ lệ 315:1685.
- Thời gian chạy: 60 phút.
 Các dung dịch tiêm sắc ký:
Mẫu trắng: pha động.
Dung dịch chuẩn: dung dịch hỗn hợp có chứa khoảng 2,5 µg/ml TEZ chuẩn, 2,0
µg/ml IAT chuẩn, 2,0 µg/ml IBT chuẩn và 2,0 µg/ml ICT chuẩn.
Dung dịch thử: dung dịch chứa TEZ nguyên liệu với nồng độ 0,5 mg/ml.
 Đánh giá kết quả
Yêu cầu về mẫu trắng: trong khoảng thời gian chạy sắc ký không có pic nào xuất
hiện.

7


Yêu cầu trong mẫu nguyên liệu:
-

≤ 0,3% đối với tạp chất A.

-


≤ 0,4% đối với tạp chất C.

-

≤ 0,3% đối với bất kì tạp rửa giải trước terazosin.

-

≤ 0,1% đối với các tạp khác.

-

Tổng lượng tạp ≤ 0,6%.

1.3.2. Kiểm nghiệm nguyên liệu terazosin theo BP 2017
Chuyên luận về terazosin trong BP 2017 có chỉ tiêu định tính bằng đo phổ IR sử dụng
chất chuẩn terazosin hydroclorid.
 Tiến hành:
Sử dụng kĩ thuật tạo viên nén KBr. Chuẩn bị chất thử và chất đối chiếu theo cùng
một quy trình và ghi phổ từ 4000 cm-1 đến 650 cm-1 (2,5 m đến 15,5 m) trong những
điều kiện như nhau.
 Đánh giá kết quả:
Yêu cầu phổ IR của mẫu thử phải tương tự với mẫu chuẩn.
1.3.3. Kiểm nghiệm viên nén terazosin theo USP 40
1.3.3.1. Định tính viên nén terazosin bằng phương pháp đo UV
 Chuẩn bị các dung dịch:
- Dung môi pha mẫu: acid hydrocloric 0,1 N.
- Dung dịch chuẩn: là dung dịch chuẩn TEZ.HCl trong dung môi pha mẫu có nồng
độ khoảng 0,005 mg/ml.

- Dung dịch thử: là dung dịch pha từ bột viên trong dung môi pha mẫu có nồng độ
terazosin khoảng 0,005 mg/ml.
 Tiến hành:
Đo phổ UV dung dịch thử và dung dịch chuẩn trong khoảng từ 200 đến 400 nm. So
sánh phổ thu được từ dung dịch thử và dung dịch chuẩn.
1.3.3.2. Định tính, định lượng viên nén terazosin bằng phương pháp HPLC
 Điều kiện sắc ký
- Detector: UV 254 nm.
- Cột: C18 (4,6 mm x 15 cm, 5 µm).
- Tốc độ dòng: 2,5 ml/phút.
- Thể tích tiêm: 25 µl.

8


- Pha động: ACN và nước tỉ lệ (7:3). Thêm acid acetic băng với tỉ lệ 10,00 ml/l.
Lọc qua màng lọc 0,45 µm. Thêm diethylamin với tỷ lệ 0,20 ml/l.
- Dung môi pha mẫu: thêm 0,85 ml HCl đặc vào 1 lít methanol rồi pha với nước
với tỉ lệ 2:3.
- Thời gian chạy: tối thiểu 2 lần thời gian lưu của pic terazosin.
 Các dung dịch tiêm sắc ký:
- Dung dịch thử tính thích hợp của hệ thống sắc ký: là dung dịch chứa TEZ chuẩn
nồng độ 0,055 mg/ml và naproxen chuẩn nồng độ 0,05 mg/ml trong dung môi pha mẫu.
- Dung dịch chuẩn: là dung dịch TEZ chuẩn trong dung môi pha mẫu có nồng độ
khoảng 0,055 mg/ml.
- Dung dịch thử: là dung dịch pha từ bột viên trong dung môi pha mẫu có nồng độ
terazosin khoảng 0,05 mg/ml.
 Đánh giá kết quả:
Định tính: dung dịch thử phải cho pic có thời gian lưu tương tự thời gian lưu của
pic terazosin trong dung dịch chuẩn.

Định lượng: hàm lượng terazosin trong viên nén được tính dựa trên nồng độ và
diện tích pic terazosin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn và dung dịch thử.
Yêu cầu: hàm lượng TEZ trong viên nén nằm trong khoảng 90,0% - 110,0% so với hàm
lượng ghi trên nhãn, tính theo dạng base.
1.4. Một số phương pháp tinh chế các hợp chất hữu cơ
1.4.1. Phương pháp chưng cất
Phương pháp chưng cất được dùng để tinh chế các hợp chất hữu cơ dạng lỏng. Chưng
cất là quá trình chuyển chất lỏng thành thể hơi rồi ngưng tụ lại thành thể lỏng. Phương
pháp này thường dùng để tách biệt (tinh chế) các chất có nhiệt độ sôi khác nhau ra khỏi
hỗn hợp của nó. Có nhiều phương pháp chưng cất khác nhau tùy thuộc vào tính chất của
hỗn hợp chất lỏng.
- Với các chất có nhiệt độ sôi xa nhau thường chọn phương pháp cất đơn hay cất
thường.
- Với các chất có nhiệt độ sôi gần nhau thường chọn phương pháp chưng cất phân
đoạn.
- Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước dùng để tách biệt các chất trong hỗn
hợp, trong đó có một chất không tan trong nước và dễ bay hơi với hơi nước. Thông

9


thường phương pháp này được lựa chọn khi thỏa mãn các điều kiện trên và không thực
hiện được với hai phương pháp trên.
Các phương pháp chưng cất trên có thể tiến hành ở áp suất bình thường hoặc ở áp
suất thấp tùy vào đặc điểm tính chất của hỗn hợp chưng cất.
1.4.2. Phương pháp kết tinh
Phương pháp kết tinh (kết tinh lại) là phương pháp tinh chế dựa trên tính bão hòa của
chất rắn cần tinh chế khi đun nóng trong dung môi thích hợp, loại bỏ tạp chất và chất
kết tinh trở lại khi làm lạnh.
Quá trình kết tinh lại gồm các giai đoạn: hòa tan mẫu chất rắn không tinh khiết trong

dung môi thích hợp; lọc nóng dung dịch trên để loại bỏ các tạp chất không tan; làm lạnh
dung dịch hoặc đuổi bớt dung môi để tạo dung dịch bão hòa và gây mầm kết tinh; làm
khô tinh thể. Quá trình trên có thể thực hiện lại nhiều lần để thu được chất tinh khiết.
1.4.3. Phương pháp chiết
Phương pháp chiết là phương pháp tách các chất từ hỗn hợp bằng dung môi thích
hợp. Có các phương pháp chiết sau:
- Chiết trong hệ chất lỏng – lỏng: chuyển chất phân tích hòa tan trong một dung môi
sang một dung môi thứ hai không hòa tan trong dung môi thứ nhất.
- Chiết trong hệ chất rắn – lỏng: thường chất rắn được chiết liên tục. Đun nóng dung
môi trong bình cầu cho hơi dung môi đi lên bình chiết chứa chất qua ống sinh hàn ngược
rồi ngưng tụ chảy trở lại vào bình chiết.
1.4.4. Phương pháp thăng hoa
Trong phương pháp thăng hoa để tinh chế chất, chất rắn được chuyển thành hơi rồi
ngưng tụ lại thành rắn, không qua trạng thái lỏng. Có thể tiến hành thăng hoa ở áp suất
thường hoặc ở áp suất thấp bằng một số dụng cụ chuyên dụng. Phương pháp này yêu
cầu chất cần tinh chế và các chất phụ phải có tính bay hơi khác nhau nhiều. Ưu điểm
của phương pháp là độ tinh khiết của sản phẩm thu được tương đối cao và có thể áp
dụng với một lượng nhỏ chất.
1.4.5. Phương pháp sắc ký cột
Sắc ký cột là một kỹ thuật rất hiệu quả để tách các hợp chất có cấu tạo và tính chất
gần giống nhau trong một hỗn hợp. Hỗn hợp các chất được đi qua một ống thủy tinh
thẳng đứng, bên trong có nhồi hạt pha tĩnh. Các thành phần khác nhau của mẫu được
phân tách riêng biệt do tương tác của hỗn hợp với pha tĩnh và pha động. Các chất đi ra

10


được thu lại thành từng phần nhỏ hay phân đoạn nhỏ ở đầu dưới của cột. Pha động là
một hỗn hợp các dung môi với tỉ lệ xác định. Pha tĩnh thường dùng là silica, alumina
hoặc sephadex được nhồi trong cột, trong đó silica được sử dụng phổ biến hơn. Có hai

loại silica gel là silica gel pha thuận (gồm Si có đính các nhóm -OH) và silica gel pha
đảo (gồm Si có đính các dây alkan R). Silica gel pha thuận thường được sử dụng nhiều
hơn do giá thành rẻ. Trong quá trình chạy cột sắc ký sử dụng pha tĩnh là silica gel pha
thuận, các hợp chất phân cực sẽ tương tác với silica gel mạnh hơn so với các hợp chất
không phân cực nên sẽ đi ra khỏi cột (hoặc được rửa giải) sau các hợp chất không phân
cực.
1.5. Một số phương pháp hóa lý sử dụng trong đề tài
1.5.1. Sắc ký lớp mỏng
Sắc ký lớp mỏng (thin-layer chromatography - TLC) là một kỹ thuật tách các chất
được tiến hành khi cho pha động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã chấm hỗn hợp các
chất cần tách. Pha tĩnh là chất hấp phụ được chọn phù hợp theo từng yêu cầu phân tích,
được trải thành lớp mỏng đồng nhất và được cố định trên các phiến kính hoặc phiến kim
loại. Pha động là một hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo tỷ
lệ quy định trong từng chuyên luận. Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu
tử trong hỗn hợp mẫu thử được di chuyển trên lớp mỏng, theo hướng pha động, với
những tốc độ khác nhau. Kết quả thu được là một sắc ký đồ trên lớp mỏng. Phương pháp
sắc ký lớp mỏng được dùng để định tính, thử tinh khiết và đôi khi để bán định lượng
hoặc định lượng hoạt chất thuốc [1], [3].
1.5.2. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (high-performance liquid chromatography - HPLC) là
một kỹ thuật trong hóa phân tích dùng để tách, nhận biết, định lượng từng thành phần
trong hỗn hợp. Kỹ thuật này dựa trên hệ thống bơm để đẩy dung môi lỏng dưới áp suất
cao qua một cột sắc ký, trong dung môi có chứa hỗn hợp mẫu. Detector tạo ra tín hiệu
tỷ lệ với lượng mẫu thành phần đi ra từ cột, do đó cho phép phân tích định lượng của
những thành phần trong mẫu [1], [3].
1.5.3. Đo nhiệt độ nóng chảy
Đối với một chất rắn kết tinh, điểm chảy là một tiêu chuẩn lý học quan trọng để
kiểm tra mức độ tinh khiết của một chất. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác
nhau. Nếu một chất kết tinh có điểm chảy gần với lý thuyết chứng tỏ sản phẩm đã tương


11


đối tinh khiết và ngược lại. Phương pháp đo nhiệt độ nóng chảy thường dùng để xác
định độ tinh khiết của chất.
1.5.4. Phân tích nhiệt trọng lượng (TGA)
TGA là phương pháp phân tích dựa trên việc ghi lại liên tục sự thay đổi khối lượng
mẫu trong quá trình gia nhiệt hoặc làm lạnh theo một chương trình cho trước. Kết quả
ghi lại có thể là một đồ thị thay đổi khối lượng theo nhiệt độ hoặc thời gian. Phép đo
TGA nhằm xác định: khối lượng bị mất trong quá trình chuyển pha; khối lượng bị mất
theo thời gian và theo nhiệt độ do quá trình khử nước hoặc phân ly. TGA thường được
ứng dụng trong việc xác định hàm ẩm của chất.
1.5.5. Quang phổ hồng ngoại (IR)
Phổ hồng ngoại là phương pháp đo sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại (IR) khi nó đi qua
một lớp chất thử ở các số sóng khác nhau. Thông thường vùng bức xạ hồng ngoại được
sử dụng là 600 đến 4000 cm-1. Trong phân tử khi có nhóm nguyên tử nào đó hấp thụ
năng lượng và thay đổi trạng thái dao động thì tạo nên một dải hấp thụ trên phổ IR.
Nhiều nhóm chức có các dải hấp phụ đặc trưng, là cơ sở để phân tích cấu trúc bằng IR.
Trong kiểm nghiệm thuốc, phương pháp quang phổ hồng ngoại chủ yếu được ứng dụng
trong định tính các hợp chất hữu cơ [2], [3].
1.5.6. Khối phổ (MS)
Phương pháp phân tích khối phổ sử dụng chùm điện tử có năng lượng trung bình để
bắn phá phân tử hữu cơ ở chân không cao. Trong quá trình đó chất hữu cơ bị ion hóa và
vỡ ra thành từng mảnh, cho phổ khối là tập hợp nhiều mảnh có tỷ số khối m/z xác định
đặc trưng cho các hợp chất hữu cơ. Vì vậy, phổ khối là một trong những kỹ thuật phân
tích cấu trúc và sử dụng để định tính mang tính chất khẳng định [1], [2].
1.5.7. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)
Nguyên lý chung của NMR là sự cộng hưởng các tần số khác nhau của các hạt nhân
từ 1H và 13C dưới tác dụng của từ trường. Các tần số cộng hưởng khác nhau được biểu
diễn bằng độ dịch chuyển hóa học. Phổ cộng hưởng proton 1H-NMR và phổ cộng hưởng

carbon 13C-NMR cho biết số nguyên tử hydro và số nguyên tử carbon các bậc. Với các
hợp chất có cấu trúc phức tạp, việc sử dụng thêm các phổ NMR hai chiều giúp việc giải
phổ dễ dàng hơn: HSQC cho thông tin về tương quan một nối giữa proton và carbon,
HMBC cho thông tin về tương quan hai, ba và bốn nối giữa proton và carbon. Từ các

12


thông tin cộng hưởng từ, có thể dựng lại cấu trục khung phân tử hữu cơ chưa biết một
cách chính xác [2].
1.6. Tình hình thiết lập chất chuẩn terazosin trong nước và trên thế giới
1.6.1. Tình hình thiết lập chất chuẩn terazosin trên thế giới
Theo hiểu biết của nhóm nghiên cứu qua các tài liệu tham khảo, cho đến thời điểm
thực hiện, chỉ có một số quy trình tổng hợp terazosin được công bố mà chưa có một đề
tài hay nghiên cứu nào công bố chi tiết quy trình tinh chế và thiết lập chất chuẩn terazosin
dùng trong kiểm nghiệm. Trên thế giới, chất chuẩn terazosin hydroclorid được Hội đồng
Dược điển Mỹ và một số công ty như Sigma – Aldrich… thiết lập và bán với giá thành
cao (khoảng 250$ cho 200 mg) [44]. Trong chuyên luận về TEZ của các dược điển có
sử dụng chất chuẩn terazosin hydroclorid để kiểm nghiệm một số chỉ tiêu quan trọng
như: định tính nguyên liệu TEZ theo BP; định tính, định lượng, xác định tạp chất liên
quan của nguyên liệu TEZ theo USP… Ngoài ra, một số nghiên cứu như xác định đồng
thời terazosin và các thuốc cùng nhóm –zosin khác cũng có sử dụng chất chuẩn terazosin
hydroclorid [13], [36].
1.6.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào công bố quy
trình thiết lập chất chuẩn terazosin. Một số công bố như “Nghiên cứu quy trình tổng
hợp terazosin hydroclorid” hay “Đánh giá chất lượng nguyên liệu terazosin
hydroclorid tổng hợp tại Việt Nam” làm nguyên liệu sản xuất thuốc đều sử dụng chất
đối chiếu TEZ.HCl nhập từ nước ngoài với giá thành cao và thời gian đặt mua tương đối
lâu [5], [8]. Do vậy, việc thiết lập được chất chuẩn terazosin trong nước nhằm góp phần

chủ động hơn trong công tác kiểm nghiệm nguyên liệu cũng như các thành phẩm chứa
terazosin.

13


CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị
2.1.1. Các hóa chất, chất chuẩn
- Nguyên liệu terazosin thô được tổng hợp tại Bộ môn Hóa Dược – Đại học Dược
Hà Nội, hàm lượng 92,46%.
- Mẫu viên nén Terazosab® 1 mg, sản xuất bởi Amdipharm - Cộng hòa Ireland, số
lô 6065879.
- Chất chuẩn terazosin hydroclorid của USP (TEZ chuẩn): Lô G0F290, hàm lượng
nguyên trạng 91,9%.
- Tạp chuẩn A của terazosin theo USP (IAT chuẩn): Lô F0C245, hàm lượng
nguyên trạng 90,0%.
- Tạp chuẩn B của terazosin theo USP (IBT chuẩn): Lô F0C218, hàm lượng nguyên
trạng 100,0%.
- Tạp chuẩn C của terazosin theo USP (ICT chuẩn): Lô H0M084, hàm lượng
nguyên trạng 95,0%.
- Naproxen của hãng Sigma-Aldrich: Lô SLBV2253, hàm lượng 99,6%.

TEZ chuẩn

IAT chuẩn

IBT chuẩn


ICT chuẩn

Hình 3.1. Các chất chuẩn, tạp chuẩn của USP
- Các hóa chất, dung môi tinh khiết phân tích và loại dùng cho HPLC của hãng
Sigma-Aldrich, Merck (Đức):
+ Acetonitril PA.
+ Acetonitril HPLC.
+ Methanol PA.
+ Methanol HPLC.
+ Diclorometan PA.
14


+ Cloroform PA.
+ Aceton PA.
+ Ethyl acetat PA.
+ Triethylamin PA.
+ Dung dịch amoniac (25%) PA.
+ Dung dịch HNO3 10%.
+ Dung dịch AgNO3 0,1 N.
2.1.2. Thiết bị
- Cân kỹ thuật Ohaus PA512 độ chính xác 0,01 g (Trung Quốc).
- Cân phân tích METTLER TOLEDO MS105 có độ chính xác 0,01 mg (Thụy Sĩ).
- Máy cất quay chân không Buchi R201 (Thụy Sĩ).
- Máy siêu âm Bandelin RK 106 (Đức).
- Đèn soi tử ngoại UV-VIS Vilber Lourmat (Pháp).
- Máy đo khối phổ LTQ ORBITRAP XLTM (Mỹ).
- Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân Bruker 500MHz Ascend (Đức).
- Máy đo phổ hồng ngoại Shimadzu FTIR Affinity-1S (Nhật).
- Máy xác định nhiệt độ nóng chảy SMP 3 Stuart (Anh).

- Máy phân tích nhiệt trọng lượng Labsys TG 1600, SETARAM.
- Máy HPLC SHIMADZU diode array UV-VIS SPD- M20A.
- Cột sắc ký dùng cho HPLC Supelco C8 (250 x 4,6 mm, 5 µm).
- Tủ sấy chân không WOV-70 (Hàn Quốc).
- Cột thủy tinh dùng cho sắc ký: chiều dài 40 cm, đường kính 2,5 cm.
- Bản mỏng silica gel 60 F254 Merck (Đức).
- Silica gel 60 (0,063-0,200 mm) dùng cho sắc ký cột (Merck).
- Các dụng cụ thủy tinh cần thiết.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng phương pháp tinh chế terazosin ở quy mô phòng thí nghiệm bằng sắc ký
cột.
- Khẳng định cấu trúc của sản phẩm thu được bằng phương pháp hóa học và các
phương pháp phổ.
- Xác định độ tinh khiết của sản phẩm tinh chế bằng phương pháp đo nhiệt độ nóng
chảy, phân tích nhiệt trọng lượng và sắc ký lớp mỏng.

15


- Xác định hàm lượng của sản phẩm tinh chế bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu
năng cao.
- Ứng dụng sản phẩm tinh chế trong kiểm nghiệm một số chỉ tiêu: định tính, định
lượng, xác định độ hòa tan của viên nén terazosin theo USP 40.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Sắc ký cột
Phương pháp sắc ký cột được sử dụng để tinh chế nguyên liệu terazosin, sử dụng cột
sắc ký có chiều dài 40 cm, đường kính 2,5 cm; silica gel 60 (0,063-0,200 mm) dùng cho
sắc kí cột; hệ dung môi pha động là diclorometan - aceton - methanol với các tỷ lệ khác
nhau.
2.3.2. Các phương pháp phổ

Các phương pháp phổ được sử dụng để khẳng định cấu trúc của sản phẩm tinh chế.
- Phương pháp đo phổ hồng ngoại (IR) bằng kĩ thuật tạo viên nén KBr: được ghi tại
khoa Hóa trường Đại học Khoa học Tự nhiên trên máy Shimadzu FTIR Afinity-1S.
- Phương pháp đo phổ khối lượng (MS): được đo bằng máy khối phổ LTQ
ORBITRAP XL tại khoa Hóa trường Đại học Khoa học Tự nhiên, dung môi methanol.
- Phương pháp đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân: được ghi trên máy Bruker Ascend
500 MHz tại khoa Hóa trường Đại học Khoa học Tự nhiên, dung môi DMSO-d6.
2.3.3. Phương pháp hóa học
Phương pháp hóa học được sử dụng để xác định dạng muối hydroclorid kết hợp bằng
dung dịch AgNO3 theo USP 40.
AgNO3 + HCl



AgCl ↓ + HNO3

2.3.4. Sắc ký lớp mỏng
Phương pháp sắc ký lớp mỏng được sử dụng để kiểm tra độ tinh khiết và sơ bộ xác
định giới hạn tạp chất trong sản phẩm tinh chế. Tiến hành triển khai sắc ký lớp mỏng
với bản mỏng silica gel 60 F254 Merck đã được hoạt hóa ở 110°C trong 1 giờ; các hệ
dung môi pha động được sử dụng như sau:
- Hệ 1: diclorometan - ethyl acetat - triethylamin - dung dịch amoniac 25%, tỷ lệ
4:2:1:4, lắc kỹ và gạn lấy pha dung môi hữu cơ.
- Hệ 2: cloroform - aceton - triethylamin - dung dịch amoniac 25%, tỷ lệ 8:8:1:10, lắc
kỹ và gạn lấy pha dung môi hữu cơ.

16



×