Tải bản đầy đủ (.pptx) (89 trang)

Tổng quan về cây sầu riêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 89 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÂY SẦU RIÊNG


Mục Lục
1. Đặc điểm thực vật học
2. Giống
3. Yêu cầu sinh thái
4. Thụ phấn bổ sung
5. Nguyên tắc khi trồng sầu riêng
6. Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch
7. Xử lý ra hoa
8. Sâu bệnh
9. Thời vụ
10. Nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng
11. Rối loạn sinh lý sầu riêng và cách khắc phục


Flushing 60 days

Hoa - Xả nhụy (7 - 10 days)

Mắt cua 5 – 7 days

Xả nhụy - Quả non (30 days)

Mắt cua - Ra hoa (30 days)

Thu hoạch (45 days)


1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC




1.1. Rễ

Bộ rễ sầu riêng có thể đâm sâu 5-6m. Sự phân bó của bộ rễ phụ thuộc vào tính chất đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức

nhân giống như gieo hạt, chiết cành, ghép và kỹ thuật chăm sóc


Rễ sầu riêng không có lông hút. Thay vào đó, rễ hút nước và chất dinh dưỡng được gọi là rễ nấm (fungus roots) phát triển
từ rễ thứ sinh hoặc rễ bậc ba. Chúng là rễ cạn mọc nông và chỉ phát triển trong khoảng 45 đến 50 cm của bề mặt
đất. Ngoài ra, khoảng 85% rễ mọc trong bán kính tán của cây. Điều này rất hữu ích trong áp dụng phân bón và tưới tiêu.  

Nguồn: Không kiểm chứng


1.2. Thân


Trong tự nhiên cây sầu riêng có tháp cao, rộng, mọc thẳng. Cây trưởng
thành có đường kính từ có thể lên tới 50-120 cm.

Một cây sầu riêng thường mọc đến độ cao 30-40 m, đặc biệt một số đạt
độ cao tới 60 m. Tuy nhiên, cây sầu riêng hiếm khi vượt quá 12m khi
được trồng như những dòng vô tính ghép trong vườn sầu riêng. Nó có
tuổi thọ từ 80-150 năm hoặc hơn.

Cây sầu riêng lâu đời nhất ở Thái Lan được cho là khoảng 210 tuổi



1.3. Lá sầu riêng


Là cây 2 lá mầm, có hình nhọn mũi giáo, dài 10-20 cm và rộng 3-7,5 cm với mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới
có màu đồng sáng bóng có lớp phủ dày.
Thân lá tròn, dài khoảng 2,5 cm. Các đỉnh lá có đầu nhọn. Khi lá mới xuất hiện (nhú đọt), chúng bị gập lại và
mở ra khi thành thục.
Sầu riêng là cây thường xanh, lá mới sẽ hình thành liên tục trong các giai đoạn phát triển khác nhau của
cây. Lá già sẽ bị thay thế sau mỗi vụ thu hoạch. Thông thường có từ 2 đến 5 cơi đọt xuất hiện trong vòng 1
năm. 


1.4. Hoa sầu riêng


Hoa lưỡng tính mọc thành chùm, sinh ra trên thân chính để đủ sức mang quả chín sau này.
Chồi hoa (mắt cua) thường xuất hiện thành cụm. Một cụm hoa bao gồm 20 đến 30 nụ hoa. Cụm hoa xuất hiện trên cành chính
và thứ cấp ở các vị trí các cụm hoa đã xuất hiện ở vụ trước. 


Hoa có 5 cánh màu kem hơi xanh. Nhị đực dài hơn cánh chứa các bao phấn mọc xung quanh nhụy cái.
Để cho hoa phát triển 1 cách đầy đủ và thành thục cần khoảng tối thiểu 01 tháng.


Mặc dù hoa sầu riêng là những bông hoa lưỡng tính hoàn hảo với mỗi bông hoa có nhị hoa và nhụy hoa nhưng
hiếm khi xảy ra hiện tượng tự thụ phấn. 
Bởi vì khi hoa nở, bình thường từ 3 giờ chiều – 12h đêm, nhụy hoa và nhị hoa không xuất hiện cùng một
lúc. Nhụy hoa thường xuất hiện trước, nhị hoa xuất hiện và rụng phấn sau. Và do thời gian phấn hoa hoạt
động, nhụy hoa không còn khả năng tiếp nhận nữa. Cho đến nửa đêm hầu hết phấn hoa đã bị rụng và tất cả
các phần hoa trừ phần nhụy hoa rơi xuống mặt đất.



Khi tung phấn thì hạt rụng thành từng cụm và phấn vẫn có khả năng tồn tại trong khoảng 48 giờ sau khi rụng
nếu giữ ở nhiệt độ phòng.


2. Giống sầu riêng


Hiện nay thị trường có 2 loại giống chính được nhiều người ưa chuộng là RI 6 và Moonthong (Thái hoặc Dona).

-

RI6: Hay còn gọi là 6 Ri bắt nguồn từ xã Bình Hòa Phước của huyện Long Hồ-Vĩnh Long. Tên RI 6 là đặc điểm của
giống sầu riêng lai này với tên người chủ nhân của nó, tuy nhiên nguồn gốc của nó cũng có nhiều vấn đề gây tranh cãi.
Vì giống cây này mà tình anh em của chú 6 Ri và 10 Tùng sứt mẻ nghiêm trọng. Theo như chú 10 Tùng thì giống này
do chú phát hiện và lai tạo nhưng chú 6 Ri lại là người đăng ký thương hiệu, sau này anh Trung con chú phát triển và
bán giống này rất nhiều.

-

Đặc điểm chính của giống này là trái tròn, cơm vàng đậm và dẻo, mùi thơm nồng nhưng vỏ mỏng nên không bảo quản
lâu được. Do đó giống này chủ yếu được bán cho thị trường trong nước. Hiện nay giống này được trồng chính ở miền
Tây.


-

Moonthong(Thái hay Dona theo cách gọi của nông dân Tây nguyên): giống này được du nhập về Việt theo
đường không chính thống do đại tá quân đội Hai Tân nhập về từ đầu thập niên 90 trồng tại trang trại ở Trừ

Văn Thố- Bến Cát-Bình Dương (trang trại này đón tiếp rất nhiều đoàn khách quan trọng từ chủ tịch nước,
thủ tướng, tổng bí thư của nhiều kỳ), từ giống Moonthong ở đây mà miền tây mới có và nhân ra rộng rãi
rồi mỗi nơi đặt 1 tên khác nhau nhưng hay gọi chung là sầu riêng Thái.


Đặc điểm chính của giống này là da trái xanh, hơi dài, cơm dẻo ráo, vị thơm vừa, vỏ dày bảo quản lâu
nên thích hợp xuất khẩu(hiện nay thị trường chính là Trung Quốc) cây được trồng nhiều tại Miền Đông,
Tây Nguyên và cả miền Trung. Đặc điểm của giống sầu riêng này là ở miền Tây hay Miền đông mà nó
thụ phấn thì đúng 4 tháng sẽ thu hoạch, còn Tây nguyên thì 4,5-5 tháng mới được thu.


-

Ngoài ra còn có nhiều giống sầu riêng nội cho chất lượng ngon như Sữa hạt lép, cơm vàng, 9 hóa (Giống
này chín xong là nhão rất nhanh).

-

Sầu riêng Út Thủy (trồng miền Đông, Tây nguyên dễ bị sượng), sầu riêng chuồng bò (khổ qua xanh, khổ
qua vàng)...


3. Yêu cầu về sinh thái


3.1. Đất


Sầu riêng yêu cầu đất có tầng canh tác sâu thoát nước tốt PH đất khoảng 5,0-6,5.
Phát triển rất tốt trên đất dốc nhẹ (dốc 6-12 °)

Sầu riêng phát triển kém nếu canh tác ở độ cao hơn 600-900m so với mực nước biển. Sầu riêng
không thể chịu được tình trạng ngập úng và dễ bị tác động do gió và bão.


3.2. Nhiệt độ và độ ẩm


Sầu riêng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên nó cần một môi trường nóng
(24-32 ° C) và ẩm với độ ẩm 75-80%.
Sầu riêng chậm phát triển nếu nhiệt độ trung bình hàng ngày giảm xuống
dưới 22 ° C.


×