Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

C0101 khái niệm và biểu diễn dao động cơ điều hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.51 KB, 5 trang )

C0101 - Khái niệm và Biểu diễn dao động cơ điều hòa
Câu 1. Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng bằng 50 N/m gắn với một vật nhỏ có khối
lượng bằng 50 g. Kích thích để vật dao động quanh vị trí cân bằng, trên phương
nằm ngang không ma sát. Biết rằng trong quãng thời gian 0,4 s vật nhỏ đi được tổng
quãng đường bằng 80 cm. Và tại thời điểm t = 0, vật ở vị trí cân bằng theo chiều
dương. Lấy gần đúng π2 = 10. Phương trình dao động của vật là
A. x = 10cos(10πt + π) cm.
B. x = 8cos(10πt) cm.
C. x = 8cos(10πt - π) cm.
D. x = 10cos(10πt – π/2) cm.
Câu 2. Cho con lắc đơn lý tưởng gồm dây treo có độ dài 25 cm treo tại vị trí có gia tốc
trọng trường g = 10 m/s2. Kéo con lắc về phía dương tới vị trí dây treo lệch với
phương thẳng đứng một góc là 6o. Tại thời điểm t = 0, buông nhẹ cho con lắc dao
động với vận tốc ban đầu bằng không. Phương trình ly độ góc và ly độ dài của con
lắc lần lượt là
A. α = (π/30).cos(2√10t) rad; x = (5π/6)cos(2√10t) cm.
B. α = 6o.cos(20t); x = (5π/6)cos(20t + π) cm.
C. α = (π/30).cos(2√10t + π) rad; x = (0,83π)cos(2√10t + π) cm.
D. α = 6o.cos(20t + π) rad; x = (0,83π)cos(20t) cm.
Câu 3. Cho con lắc đơn lý tưởng gồm dây treo có độ dài 30 cm treo tại vị trí có gia tốc
trọng trường g = 10 m/s2. Kéo con lắc về phía dương tới vị trí dây treo lệch với
phương thẳng đứng một góc là 8o. Tại thời điểm t = 0, buông nhẹ cho con lắc dao
động với vận tốc ban đầu bằng không. Phương trình ly độ góc và ly độ dài của con
lắc lần lượt là
A. α = (π/30).cos(2√10t) rad; x = (5π/6)cos(2√10t) cm.
B. α = 8o.cos(10t); x = (5π/6)cos(10t + π) cm.
C. α = (2π/45).cos(10/√3t) rad; x = (π/75)cos(10/√3t) cm.
D. α = 8o.cos(10t + π) rad; x = (0,83π)cos(20t) cm.
Câu 4. Cho một chất điểm dao động điều hòa với tần số 3 Hz. Tốc độ cực đại trong quá
trình dao động bằng 30π cm/s. Khi ngang qua vị trí có li độ 4 cm, tốc độ chuyển
động của chất điểm bằng


A. 8π cm/s.
B. 18π cm/s.
C. 6π√3 cm/s.
D. 4π√3 cm/s.


Câu 5. Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 1,5 cm.
Vật nhỏ của con lắc có khối lượng 50 g, lò xo có độ cứng 20 N/m. Khi vật nhỏ có
vận tốc 18 cm/s thì gia tốc chuyển động của vật có độ lớn là
A. 24 m/ s².
B. 2,4 m/ s².
C. 4,8 m/ s².
D. 48 m/ s² .
Câu 6. Một con lắc đơn lý tưởng có độ dài dây treo bằng 20 cm, treo tại nơi có gia tốc
trọng trường bằng 10 m/s2, đang dao động điều hòa. Tại một thời điểm, vận tốc và
gia tốc tức thời của quả nặng lần lượt là 20 cm/s và 2√3 m/s². Tốc độ cực đại của
quả nặng trong quá trình dao động là
A. 20,59 cm/s.
B. 0,785 m/s.
C. 0,765 m/s.
D. 0,529 m/s.
Câu 7. Cho một chất điểm dao động điều hòa với tần số 2 Hz. Tốc độ cực đại trong quá
trình dao động bằng 16π cm/s. Khi ngang qua vị trí có li độ 2 cm, gia tốc chuyển
động của chất điểm có độ lớn bằng
A. 8π2 cm/s2.
B. 64π2 cm/s2.
C. 8π2√3 cm/s2.
D. 32π2 cm/s2.
Câu 8. Cho một chất điểm dao động điều hòa với tần số 3 Hz. Tốc độ cực đại trong quá
trình dao động bằng 24π cm/s. Khi ngang qua vị trí có li độ 2√3 cm, tốc độ chuyển

động của chất điểm bằng
A. 12π cm/s.
B. 4π cm/s.
C. 8π cm/s.
D. 4π√3 cm/s.
Câu 9. Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ √2 cm.
Vật nhỏ của con lắc có khối lượng 100 g, lò xo có độ cứng 100 N/m. Khi vật nhỏ có
gia tốc 1000 cm/s2 thì vận tốc chuyển động của vật có độ lớn là
A. 10√10 cm/ s.
B. 10 cm/ s.


C. 40 cm/ s.
D. 50 m/ s.
Câu 10. Một con lắc đơn lý tưởng có độ dài dây treo bằng 20 cm, treo tại nơi có gia tốc
trọng trường bằng 10 m/s2, đang dao động điều hòa. Tại một thời điểm, vận tốc và
gia tốc tức thời của quả nặng lần lượt là 30 cm/s và 3√3 m/s². Tốc độ cực đại của
quả nặng trong quá trình dao động là
A. 0,84 m/s.
B. 0,793 m/s.
C. 0,765 m/s.
D. 0,85 m/s.
Câu 11. Một chất điểm đang dao động điều hòa trên trục Ox với chu kỳ bằng 0,4 s và biên
độ bằng 3 cm quanh vị trí cân bằng là gốc tọa độ O. Tại thời điểm ban đầu, t = 0,
chất điểm ở tọa độ 3/√2 cm và đang chuyển động theo chiều dương. Phương trình
dao động của chất điểm là
A. x = 3cos(5πt + π/6) cm.
B. x = 3cos(5πt − π/4) cm.
C. x = 3cos(5πt − π/6) cm.
D. x = 3cos(5πt + π/4) cm.

Câu 12. Một chất điểm đang dao động điều hòa trên trục Ox với tần số bằng 2 Hz và biên độ
bằng 4 cm quanh vị trí cân bằng là gốc tọa độ O. Tại thời điểm ban đầu, t = 0, chất
điểm ở tọa độ 2 cm và đang chuyển động theo chiều dương. Phương trình dao động
của chất điểm là
A. x = 4cos(4πt + π/3) cm.
B. x = 2cos(4πt − π/3) cm.
C. x = 4cos(4πt − π/3) cm.
D. x = 4cos(πt + π/3) cm.
Câu 13. Một chất điểm đang dao động điều hòa trên trục Ox với tần số bằng 3 Hz và biên độ
bằng 5 cm quanh vị trí cân bằng là gốc tọa độ O. Tại thời điểm ban đầu, t = 0, chất
điểm ở tọa độ 2,5√3 cm và đang chuyển động theo chiều âm. Phương trình dao
động của chất điểm là
A. x = 5cos(5πt + π/3) cm.
B. x = 5cos(5πt − π/6) cm.
C. x = 5cos(6πt − π/3) cm.
D. x = 5cos(6πt + π/6) cm.


Câu 14. Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 5 cm, chu kì 2 s. Tại
thời điểm t = 0, vật đi qua vị trí cân bằng O theo chiều dương. Phương trình dao
động của vật là:
A. x = 5cos(2πt – π/2) cm.
B. x = 5cos(2πt + π/2) cm.
C. x = 5cos(πt + π/2) cm.
D. x = 5cos(πt – π/2) cm.
Câu 15. Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 5 cm, chu kì 2 s. Tại
thời điểm t = 0, vật đi qua vị trí cân bằng O theo chiều âm. Phương trình dao động
của vật là
A. x = 5cos(2πt – π/2) cm.
B. x = 5cos(2πt + π/2) cm.

C. x = 5cos(πt - π/2) cm.
D. x = 5cos(πt + π/2) cm.
Câu 16. Trên trục Ox có các điểm D, P, I, Q, C tương ứng tại các tọa độ 2, 4, 6, 8, 10 (đơn vị
trên trục Ox là cm). Một chất điểm đang dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí
cân bằng I, trong khoảng từ C đến D. Biết rằng chất điểm chuyển động từ điểm C
tới điểm D hết 0, 5 s. Thời điểm ban đầu, t = 0, được chọn lúc chất điểm ngang qua
P và đang chuyển động theo chiều dương của trục Ox. Phương trình dao động của
chất điểm là
A. x = 4cos(2πt – 2π/3) − 6 cm.
B. x = 4cos(4πt – π/3) cm.
C. x = 4cos(2πt – 2π/3) + 6 cm.
D. x = 4cos(2πt + 2π/3) + 6 cm.
Câu 17. Trên trục Ox có các điểm D, P, I, Q, C tương ứng tại các tọa độ 1, 2, 3, 4, 5 (đơn vị
trên trục Ox là cm). Một chất điểm đang dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí
cân bằng I, trong khoảng từ C đến D. Biết rằng chất điểm chuyển động từ điểm C
tới điểm D hết 0,25 s. Thời điểm ban đầu, t = 0, được chọn lúc chất điểm ngang qua
Q và đang chuyển động theo chiều âm của trục Ox. Phương trình dao động của chất
điểm là
A. x = 2cos(4πt – π/3) + 3 cm.
B. x = 2cos(2πt – π/3) cm.
C. x = 4cos(2πt – π/3) + 3 cm.
D. x = 2cos(4πt + π/3) + 3 cm.
Câu 18. Trên trục Ox có các điểm D, P, I, Q, C tương ứng tại các tọa độ 1, 2, 3, 4, 5 (đơn vị


trên trục Ox là cm). Một chất điểm đang dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí
cân bằng I, trong khoảng từ C đến D. Biết rằng chất điểm chuyển động từ điểm C
tới điểm D hết 0,25 s. Thời điểm ban đầu, t = 0, được chọn lúc chất điểm ngang qua
P và đang chuyển động theo chiều dương của trục Ox. Phương trình dao động của
chất điểm là

A. x = 2cos(4πt + 2π/3) + 3 cm.
B. x = 2cos(4πt – π/3) cm.
C. x = 2cos(4πt – 2π/3) + 3 cm.
D. x = 2cos(2πt – π/3) + 3 cm.
Câu 19. Trên trục Ox có các điểm D, P, I, Q, C tương ứng tại các tọa độ 2, 4, 6, 8, 10. Một
vật dao động điều hòa trên phương Ox quanh vị trí cân bằng I, trong khoảng từ C
đến D. Biết rằng vật chuyển động từ điểm C tới điểm D hết 0,2 s. Nếu vị trí ban đầu
(khi t = 0) của vật tại điểm P, khi đó vật đang chuyển động theo chiều dương của
trục Ox. Phương trình dao động của vật là
A. x = 8cos(5πt – 2π/3).
B. x = 4cos(5πt – 2π/3) + 6.
C. x = 8cos(5πt – 2π/3) + 6.
D. x = 4cos(4πt + 2π/3) + 3.
Câu 20. Trên trục Ox có các điểm D, P, O, Q, C tương ứng tại các tọa độ –2, –1, 0, +1, +2.
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng là gốc tọa độ O. Vị trí
của vật dao động nằm trong khoảng từ C đến D. Biết vật chuyển động từ C tới D
hết 0,25 s. Gốc thời gian được chọn lúc vật đi qua điểm Q theo chiều dương của
trục tọa độ. Phương trình dao động của vật là
A. x = 2cos(4πt – π/3) cm.
B. x = 4cos(4πt + π/3) cm.
C. x = 4cos(8πt – π/3) cm.
D. x = 2cos(4πt – π/4) cm.
blackonyx/Captur



×