Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

câu hỏi và gợi ý làm bài điều kiện thăng hạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.04 KB, 12 trang )

Câu hỏi 1: Anh (Chị) trình bàynăng lực quản trị trường học trước yêu cầu
đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục & Đào tạo? Chọn một cách tiếp cận để giải
thích và cho ví dụ?
Bài làm:
1.Năng lực quản trị trường học
Quản trị trường học được hiểu tương tự với quảnlý nhà trường trong cơ chế
tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội được quy định theo Nghị định16/2015/NĐ-CP.
Năng lực là đặc điểm cá nhân thể hiện độ thông thạo, thể hiện sự thành thục
chắc chắn một hay một số hoạt động nào đó.Năng lực gắn với phẩmchất, trí nhớ,
tính nhạy cảm, trí tuệ cá nhân.Năng lực có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu
song không phải là bẩm sinh mà là kết quả của phát triển xãhội.
“Năng lực là một tập hợp các kiến thức,kỹ năngvà thái độ liên quan với nhau
có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng hoàn thành công việc hay kết quả của một cá
nhân, có thể được đo lường thông qua các chuẩn mà cộng đồng chấp nhận và có
thể được cải tiến thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng” (Parry,1998);
Năng lực quản trị trường học chính là năng lực của nhà quản lý nhà trường
theo cơ chế tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội.
2.Năng lực quản trị trường học-một số cách tiếp cận
2.1.Tiếp cận từ tổng kết thực tiễn các mô hình quản lý
Từ việc tổng kết thực tiễn quảnlý các tổ chức, các đơn vị thành các mô hình.
Các mô hình có sự phát triển kết hợp đan xen nhau và chỉ ra rằng công tácquản lý
có 4 vấn đề cốt lõi:
+ Đặt mục tiêu và hướng đến mục tiêu.
+ Tổ chức và xử lý tương tác bên trong tổ chức.
+ Xây dựng và phát triển mối quan hệ con người.
+ Mở rộng liên kết và hợp tác.
Thực hiện nhiệm vụ đặt mục tiêu và hướng đến mục tiêu, người quản lý phải
là người chỉ huy và thực hiện.
Đểxử lý quy trình bên trong, người quản lý phải là người giám sát vàđiều
phối. Giải quyết các mối quan hệ con người, người quản lý phải là người hướng
dẫn và thúc đẩy. Mở rộng mối liên kết hợp tác, người quản lý cần phải là người


môi giới và đổi mới.
Nhà quản trị trường học phải là:
+ Người chỉ huy và thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà trường.
+ Người giám sát và điều phối thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà
trường.


+ Người hướng dẫn và thúc đẩy để giải quyết các mối quan hệ về con người
để bảo đảm tính đồng thuận và thống nhất hướng tới mục tiêu chung là phát triển
chất lượng giáo dục.
+ Đổi mới để mở rộng sự liên kết và hợp tác trong và ngoài nhà trường.
*Ví dụ: Ở các trường tiểu học nhà quản trị - Hiệu trưởng nhà trường là:
- Là người xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ
chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện
trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyềnvà thực hiện mục tiêu chiến lược
của nhà trường;
- Là người giám sát và điều phối thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà
trường như: thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn
trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; phân công, quản lí, đánh giá, xếp
loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật
đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; quản lí hành chính; quản lí và sử dụng
có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; quản lí học sinh và tổ chức
các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển
trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh
sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương
trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn
trường phụ trách; dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản
lí; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã
hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thực hiện xã
hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia

hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
- Là người hướng dẫn và thúc đẩy để giải quyết các mối quan hệ về con
người để bảo đảm tính đồng thuận và thống nhất hướng tới mục tiêu chung là phát
triển chất lượng giáo dục: là Hiệu trưởng cần có các kĩ năng để giải quyết tốt các
mối quan hệ giữa Hiêu trưởng với giáo viên – nhân viên; Hiệu trưởng với học sinh;
giáo viên với học sinh; hiệu trưởng với phụ huynh; giáo viên với phụ huynh; giữa
nhà trường với các đoàn thể và địa phương.Quản lý một cách công bằng và bình
đẳng tránh xung đột giữa các học sinh, giáo viên và nhân viên, các nhà lãnh đạo,
gia đình và cộng đồng... Có như thế mới đảm bảo tính đồng thuận và thống nhất và
tất nhiên chất lượng giáo dục sẽ phát triển toàn diện.
- Là người thực hiện đổi mới để mở rộng sự liên kết và hợp tác trong và
ngoài nhà trường.Tìm kiếm, thu nhận và quản lý tài chính, vật chất, và các nguồn
lực khác để hỗ trợ chương trình giảng dạy, hướng dẫn, và đánh giá; quản lý cộng
đồng học tập của học sinh, năng lực nghề nghiệp của GV, NV, sự tham gia của gia
đình và cộng đồng. Hiệu trưởng chính là người quản lý có trách nhiệm, có đạo đức
và đồng thời có trách nhiệm về các nguồn lực và kinh phí của nhà trường, tham gia
vào chi tiêu ngân sách hiệu quả.
2.2.Quan điểm quản lý chất lượng: chiến lược đúng và tác nghiệp giỏi


IBSTPI (International Board of Standards for Training Performance and
Intruction) đưa ra khung năng lực gồm 4 nhóm[4]:
- Nhóm 1: Nền tảng cơbản.
+ Giao tiếp hiệu quả thông qua tất cả các hình thức nói, viết và nhìn.
+ Tôn trọng và tuân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Duy trì mạng lưới các quan hệ để giúp đỡ cho chức năng đào tạo.
+ Cập nhật và cải thiện những kiến thức chuyên môn và nghề nghiệp, cũng
như kỹ năng và thái độ.
- Nhóm 2: Lên kế hoạch và phân tích.
+ Phát triển và theo dõi một kế hoạch chiến lược.

+ Sử dụng các khả năng phân tích để cải thiện tính tổ chức.
+ Kế hoạch và khuyến khích những sự thay đổi trong tổ chức.
+ Kỹ năng và thái độ.
- Nhóm 3: Thiết kế và phát triển.
+ Áp dụng những nguyên tắc thiết kế trong hệ thống giảng dạy vào dự án và
đào tạo.
+ Sử dụng công nghệ để nâng cao chức năng quản lý đào tạo.
+ Đánh giá những phương pháp trong giáo dục.
- Nhóm 4: Kĩ năng quản lý.
+ Áp dụng những kỹ năng lãnh đạo vào nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
+ Áp dụng những kỹ năng quản lý vào nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
+ Áp dụng những kỹ năng kinh doanh vào nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
+ Xây dựng các giải pháp cho kiến thức về quản lý giáo dục.
Nhà quản lý thành công là người có chiến lược đúngvà tác nghiệp giỏi (tác
nghiệp quản lý và quản lý tác nghiệp).
Yêu cầu đối với công tác quản trị trường học phải dựa trên quan niệm về nhà
trường và các quan hệ quản lý như sau:
+ Đơn vị quản lý cơ bản: nhà trường.
+ Nội dung quản lý cơ bản: chất lượng và công bằng.
+ Nguyên tắc quản lý cơ bản là: dân chủ và minh bạch.
+ Vai trò quản lý cơ bản là: Hiệu trưởng.
+ Quan hệ quản lý cơ bản là: phối hợp.
Cũng như quản lý một doanh nghiệp, quản lý một trường phổ thông có hai
thành tố quan trọng nhất đó là chiến lược và tác nghiệp.


Đối với nhà trườngvai trò quản lý cơbản là hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải có
một chiến lược đúng, có khả năng tác nghiệp hiệu quả trên nền tảng những những
phẩm chất và năng lực cơ bản (trí năng cánhân).
Phẩm chất và năng lực cơ bản và khả năng tác nghiệp làm cơ sở được vận

dụng thường xuyên vào việc thiết kế tổ chức thực hiện các chương trình, các dự án,
các phương án hành động để đạt được mục tiêu chiến lược và các mục tiêu cụthể.
Khung năng lực quản trị trường học đối với các nhà quản trị trường học phổ
thông Việt Nam.
Hiện nay Chuẩn hiệu trưởng của các trường phổ thông đang được tiến hành
chỉnh sửa cho phù hợp với bối cảnh mới và chuẩn bị ban hành thông tư mới.
Chuẩn hiệu trưởng có mục đích phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị trường học
của cán bộ quản lý trường phổ thông hướng đến sự thành công trong học tập của
học sinh.
-Xây dựng chuẩn Hiệu trưởng phải dựa trên khung năng lực lãnh đạo và
quản lý trường học của Hiệu trưởng, tức: khả năng lãnh đạo và quản lý trường học
để đạt mục tiêugiáo dục học sinh, phát triển nhà trường trong từng bối cảnh, lĩnh
vực cụ thể.
-Chuẩn dùng để thúc đẩy hiệu trưởng học tập phát triển năng lực thựchiện
nhiệm vụ lãnh đạo nhà trường.
-Chuẩn Hiệu trưởng dùng để đánh giá được thực chất chất lượng đội ngũ tại
thời điểm đánh giá, để định hướng phát triển đội ngũ giai đoạn tiếp theo.
-Chuẩn dùng đểHiệu trưởngtự định vị năng lực, tự đánh giá và tựđ ịnh
hướng phát triểnnghề nghiệp.
-Chuẩn dùng để các cơ quan quản lý, nhà hoạch định chính sách,cơsở đào
tạo,bồi dưỡngcán bộ quản lý giáo dục đánh giá thực trạng đội ngũ và đề xuất giải
pháp phù hợp trong lãnh đạo,quản lý, hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ
giáo viên.
Hệ thống năng lực của Hiệu trưởng: Theo mô hình T-Shape.
-Năng lực chung: Năng lực tuân thủ pháp luật, phát triển bản thân, giao tiếp,
công nghệ thông tin và truyền thông,...
-Năng lực chuyên môn sâu: Năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường; Năng
lực gắn kết nhà trường với gia đình, cộng đồng.
Định hướng, nguyên tắc, yêu cầu đổi mới quản lý triển khai thựchiện trong
mô hình nhà trường định hướng phát triển năng lực đặt ra cho các hiệu trưởng và

cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phải đổi mới "hoạt động quản trị củacác cơ sở
giáo dục đào tạo" (NQsố29-NQ/TW).
Từ bài học kinh nghiệm trong quản lý triển khai thực hiện quản lý nhà
trường khi chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển năng lực trong hơn
10 năm qua của các quốc giavà những vấn đề đặt ra khi đổi mới chương trình giáo


dục phổ thông, nhữngvấn đề cốt lõi mà hiệu trưởng và cán bộ quản lý trường phổ
thông cần hướng tới là:
-Hướng tới sự đổimới trongsựkế thừa và tư duy lại về cách thức quảnlý nhà
trường.
-Cung cấp sự lãnh đạo theo tiếp cận định hướng phát triển năng lực cho giáo
viên, nhân viên và những người trực tiếp thực hiện chương trình.
-Lãnh đạo quản lý dạy học trong mô hình nhà trường phát triển nănglực.
-Có động lực, cam kết và biết thayđổi.
Và bao trùm, xuyên suốt tất cả là: Đạo đức, sự tận tâm và động lực của hiệu
trưởng và cán bộ quản lý.
*Kết luận
Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, giáo dục sẽ phải bắt nhịp với sự chuyển
mình mạnh mẽ và yêu cầu những người đứng đầu phải có kiến thức,kĩ năng của
một nhà quản lý. Do đó, vấn đề phát triển các năng lựctổ chức, đào tạo bồi dưỡng,
tư vấn hỗ trợ và tham gia giám sát công tác quản trị trường phổ thông được đặt ra
như một nhu cầu cấp thiết, góp phần quan trọng trong đổi mới công tác quản trị các
cơ sở giáo dục theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của đất nước.
Câu hỏi 2: Vận dụng thuyết nhu cầu của A. Maslow trong công tác tạo động
lực làm việc hiệu quả cho giáo viên hiện nay trong trường của anh (chị)
Bài làm:
Động lực là các yếu tố bên trong thúc đẩy cá nhân tiến hành hoạt động nhằm
thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Tạo động lực là quá trình xây dựng, triển khai các
chính sách, lựa chọn, sử dụng các biện pháp, thủ thuật của người quản lí để tác

động đến người bị quản lí nhằm khơi dậy tính tích cực hoạt động của họ.
Lao động sư phạm đòi hỏi một thời kì tích lũy lâu dài và khởi động, người
giáo viên cần tích lũy kiến thức, biến chúng thành vốn kiến thức của bản thân. Đây
là quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục. Quá trình này khó có thể thực hiện
nếu người giáo viên không tự tạo được động lực cho bản thân hoặc không được tạo
động lực từ nhà quản lí hoặc tập thể sư phạm.
Có rất nhiều nghiên cứu về động lực làm việc của người lao động, nhiều học
thuyết động lực được đưa ra. Mỗi học thuyết đều có những điểm riêng, có cái nhìn
khác nhau về vấn đề này. Nổi bật trong số đó là Abraham Maslow, nhà tâm lý học
người Mỹ đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người, ông chỉ ra các biện
pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của người lao động. Maslow cho rằng trong mỗi con
người bao giờ cũng tồn tại một hệ thống phức tạp gồm năm nhóm nhu cầu từ thấp
đến nhu cầu bậc cao:
- Nhu cầu về sinh lí: ăn,uống, nơi ở,...
- Nhu cầu về an toàn:được an toàn, ổn định,…


- Nhu cầu về xã hội:được yêu thương, tham gia cộng đồng
- Nhu cầu được tôn trọng:được quý trọng, kính mến, tin tưởng.
- Nhu cầu tự hoàn thiện:được sáng tạo, thể hiện khả năng, được công nhận là
thành đạt…
Theo Abraham Maslow, con người có xu hướng vươn tới những nhu cầu cao
hơn khi những nhu cầu thấp hơn đã được thỏa mãn.
Hiểu được học thuyết này, cán bộ quản lí và giáo viên trường tôi đã vận
dụng thuyết nhu cầu của Abraham Maslow để tạo động lực làm việc hiệu quả
cho giáo viên hiện nay trong trường như sau:
- Nhu cầu về sinh lí:
+ Tiền lương:mặc dù mức lương chưa cao nhưng hằng tháng việc trả lương,
phụ cấp, trội giờ... được chi trả đúng thời gian, đúng quy định không gây tâm lí
hoang mang, chờ đợi lâu cho giáo viên; các khoản tiền thưởng khi tham gia các

cuộc thi, các hoạt động đạt kết quả tốt luôn kịp thời đã tạo động lực tích cực giúp
giáo viên hoàn thành các nhiệm vụ được phân công trong tâm thế thoải mái, phấn
khởi.
+ Điều kiện làm việc: cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay đã khang
trang,khá đầy đủ; phòng học đủ số lượng, rộng rãi, thoáng mát, hệ thống điện quạt
đầy đủ; các phòng học bộ môn đảm bảo đủ thiết bị: máy chiếu, máy vi tính,
phương tiện nghe nhìn... đảm bảo cho việc dạy học; nhà vệ sinh sạch sẽ, trang trí
đẹp mắt; phòng y tế chăm sóc sức khỏe cho học sinh và giáo viên; phòng nghỉ cho
giáo viên trong giờ nghỉ tiết hoặc giáo viên ở xa nghỉ lại trường buổi trưa...
+ Thức ăn, nước uống: trường hệ thống nước sạch tiệt trùng, đảm bảo nhu cầu
được sử dụng nước sạch cho cả học sinh và giáo viên; căng tin của trường cung
cấp một số loại thức ăn nhẹ đảm bảo vệ sinh thực phẩm, phục vụ cho học sinh và
giáo viên trong những giờ giải lao, giúp hạn chế được tình trạng học sinh mua thức
ăn không hợp vệ sinh và xả rác bừa bãi,...
- Nhu cầu về an toàn:
+ Môi trường làm việc: nhà trường có hệ thống tường rào an toàn, bảo vệ nhà
trường làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo an toàn cho học sinh và
giáo viên trong giờ làm việc; phòng học có cửa khóa đảm bảo cho việc học sinh,
giáo viên có thể để đồ dùng học tập tại lớp không bị mất cắp; cơ sở vật chất, an
ninh nhà trường luôn đảm bảo; cảnh quan trường học thân thiện. Tạo sự yên tâm
cho học sinh và giáo viên khi làm việc tại trường.
+ Về mặt tinh thần: tổ chức Đảng, Công đoàn nhà trường luôn quan tâm đến
đời sống tinh thần, kịp thời thăm hỏi động viên đoàn viên và có chính sách hỗ trợ
cho đoàn viên khó khăn. Tất cả các thành viên trong nhà trường đều được tham gia
bảo hiểm, đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- Nhu cầu về xã hội:


+ Làm việc gắn kết:Các phong trào, cuộc thi, hay những chuyến dã ngoại sinh
hoạt chủ điểm (8/3, 20/10, 20/11,...) luôn thu hút tất cả giáo viên tham gia, cổ vũ,

góp sức nhiệt tình với tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ.
+ Lãnh đạo thân thiện: Hiệu trưởng thân thiện, niềm nở, luôn mỉm cười khi
gặp mọi người. Luôn chào đón, giải quyết công việc với thái độ nghiêm túc, nhẹ
nhàng. Tạo được không khí thoải mái, không áp lực với giáo viên, phụ huynh khi
làm việc.
+ Hợp tác nghề nghiệp:Các buổi sinh hoạt chuyên môn, tiết dạy hội giảng cấp
trường, thị xã luôn được quan tâm đầu tư, dự giờ, góp ý đồng nghiệp để giúp nhau
nâng cao tay nghề, kiến thức, kĩ năng chuyên môn.
- Nhu cầu được tôn trọng:
+ Sự thừa nhận của hội đồng giáo viên nhà trường: Mỗi giáo viên trong nhà
trường đều có giá trị và bản sắc riêng nên giáo viên nào cũng đáng được tôn trọng
và thừa nhận. Hiểu được nhu cầu này của mỗi giáo viên, Hiệu trưởng nhà trường
giao việc phù hợp để cá nhân đó phát huy được năng lực, tiềm năng của bản thân
để họ được tự khẳng mình, được mọi người thừa nhận năng lực.
+ Vị trí công tác:Việc tổ chức sắp xếp lớp học, nhiệm vụ của giáo viên trong
năm học luôn được đưa ra bàn bạc công khai, minh bạch, đúng quy định, không
xảy ra tiêu cực, không xảy ra khiếu nại. Mỗi cá nhân trước khi được phân công
nhiệm vụ đều được xem xét về năng lực, sở trường công tác để bố trí nhiệm vụ hợp
lí.
- Nhu cầu tự hoàn thiện:
+ Công việc thách thức: Luôn tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia xây
dựng chiến lược phát triển nhà trường; trao đổi, bàn bạc công khai các hoạt động
của trường họchoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, công tác giảng dạy.
+ Thành đạt trong công việc: Luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên
được tham gia học tập các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, kĩ năng, lí luận chính
trị... Điều này giúp giáo viên có nhiều động lực để phấn đấu, rèn luyện để đạt thứ
hạng cao hơn.
*Liên hệ(các thầy cô tự cho mình là 1 Hiệu trưởng để liên hệ về nhu cầu
CSVC):
- Bản thân nếu là một Hiệu trưởng nhà trường tôi sẽ tham mưu, đề xuất

chính quyền địa phương, lãnh đạo Phòng giáo dục sử dụng kinh phí nhà nước
để xây dựng, sửa chữa CSVC như: phòng học, sân chơi, tường rào,….để tạo
môi trường học tốt nhất cho HS. Mua sắm đầy đủ các trang thiết bị dạy học
như: đèn chiếu, vi tính, laptop, máy cassette,…đểphục vụ cho việc dạy và học
tốt hơn, nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng được chương trình thay sách
giáo khoa trong thời gian sắp tới.
-Hiệu trưởng phải làm tốt công tác xã hội hóa, vận động tốt các nguồn
kinh phí trong và ngoài nhà trường để cùng với việc sử dụng kinh phí ngân


sách nhà nước xây dựng, sửa chữa, mua sắm CSVC, các trang thiết bị trong
nhà trường đầy đủ hơn.
Câu hỏi 3: Thế nào là Văn hóa Nhà trường? Phân tích làm rõ tầm quan trọng
của Văn hóa Nhà trường?
Bài làm:
* Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và
truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành
viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái
vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.
Văn hóa nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc
sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường. VHNT được coi như một mẫu thức cơ
bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với
môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền
văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. VHNT sẽ giúp cho Nhà
trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh
của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo
dục toàn diện.
1. Ảnh hưởng của văn hoá nhà trường đến giáo viên
Đối với đội ngũ CBGV Nhà trường, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên
tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục

tiêu chung. Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học. Và hơn ai
hết, chính Nhân cách Nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò. Vì
vậy, chúng ta rất cần những Nhà giáo ngoài kiến thức chuyên môn, phải hiểu biết
rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội. Khuyến khích mối
quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên. Chẳng
hạn, GV cảm thấy thoải mái, dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà
họ đang gặp phải, sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn hay GV
tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy, biết quan tâm đến công việc
của nhau và cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục
đã đề ra
2. Ảnh hưởng của văn hoá nhà trường đến học sinh
Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi
được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học
trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là
ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp,


từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Văn hóa nhà trường
tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho HS: Học sinh cảm thấy thoải mái,
vui vẻ, ham học, được tôn trọng, được thừa nhận và cảm thấy mình có giá trị. Học
sinh tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với giáo viên,
nhóm bạn nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất. Không chỉ có vậy,VHNT còn
khuyến khích học sinh phát biểu/ bày tỏ quan điểm cá nhân và xây dựng mối quan
hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.
3. Văn hoá nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát
Văn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng
các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những
thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên. Khi nhà trường phải đối
mặt với một vấn đề phức tạp, chính văn hóa tổ chức là điểm tựa tinh thần, giúp các
nhà quản lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những

quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.
4. Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột
- Văn hóa nhà trường giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức
vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Nó tựa như chất keo
gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn chế
những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Nó
hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột; và, khi xung đột là không thẻ tránh
khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần
khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của
tổ chức nhà trường.
5. Văn hóa nhà trường nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường:
- Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát
và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng là văn hóa tổ
chức đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần
dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học. Đó là cơ
sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển
tốt hơn.
6.Vai trò của BGH (HT) trong lãnh đạo phát triển văn hoá nhà trường
- BGH phải là người lãnh đạo gương mẫu (người hiệu trưởng luôn là tấm gương
cho giáo viên, nhân viên, học sinh);
- BGH (Hiệu trưởng) hình thành VHNT thông qua hàng trăm hoạt động tương tác
hàng ngày với CB, GV, HS, PH và cộng đồng;
- Chú ý đến nhu cầu của GV và nhu cầu của HS;


- Hiệu trưởng xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng (đúng người, đúng việc);
- Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công
trách nhiệm rõ ràng;
- Khả năng biết lắng nghe của hiệu trưởng nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi
mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc;

Câu hỏi 4:
a) Bằng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, hãy giải thích tại sao phải
phát triển chương trình giáo dục nhà trường.
b) Nêu các biểu hiện năng lực phát triển chương trình nhà trường của
người giáo viên Tiểu học. Trên cơ sở đó chia sẻ ý kiến cá nhân về định hướng
trong quản lý hoạt động dạy học nhằm phát triển chương trình giáo dục nhà
trường tiểu học nơi anh (chị) đang công tác.
a) Theo tôi, cần phải phát triển chương trình giáo dục nhà trường vì:
- Về mặt thực tiễn:
Trong suốt gần 60 năm qua, chương trình giáo dụcở các cấp học, bậc học
trong nền giáo dục của nước ta được biên soạn, thực thi,... trên cơ sở kế thừa các
chương trình giáo dục có trước đó, rồi cải tiến, cập nhật, nâng cao cho phù hợp với
sự phát triển kinh tế-xã hội, khoa học – công nghệ của giai đoạn sau. Trong mọi
thời đại chương trình giáo dục luôn là xương sống của hệ thống giáo dục. Chương
trình bao giờ cũng là sản phẩm của thời đại và là công cụ đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho thời đại.
Tuy nhiên, với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, những điều chúng ta tích luỹ
được trong thời gian qua dường như không đủ để giải thích cho những điều đang
và sẽ diễn ra. Giáo dục Việt Nam đã và đang tiếp cận với các nền giáo dục tiên
tiến, có cơ hội để học tập và hội nhập bình đẳng; nhưng lại là thách thức không
nhỏ, đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục nâng cao sức cạnh tranh với các cơ sở giáo
dục có yếu tố nước ngoài.Trong bối cảnh mới của quốc tế và trong nước, với
những đổi thay to lớn trong đời sống kinh tế-xã hội, hơn bao giờ hết, chất lượng
của giáo dục và đào tạo trở thành vấn đề sống còn, quyết định sự thành bại của cả
một quốc gia trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới.
- Về mặt lí luận:
Yếu tố quyết định chất lượng của giáo dục là Chương trình giáo dục- là kế
hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ hoạt động giáo dục tại nhà trường. Nó bao
gồm mục đích giáo dục, mục tiêu, nội dung giáo dục, hình thức tổ chức và phương
thức đánh giá kết quả giáo dục.



Liên quan mật thiết đến khái niệm Chương trình giáo dục là khái niệm
Chương trìnhkhung- khung kế hoạch giáo dục đề cập đếnnhững yếu tố dạy và học
cơ bản mang tính quốc gia mà các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáodục quốc dân
cần phải tuân thủ.Trên cơ sở Chương trình khung, các cơ sở giáo dục tổ chức xây
dựng những chương trìnhchi tiết- là bản thiết kế chi tiết quá trìnhgiảng dạy của cơ
sở giáo dục. Trong quá trình xây dựng chương trình chi tiết sẽ phát hiện ra những
điều bất hợp lí trong chương trình khung, những điều bất cập sẽ được điều chỉnh
sao cho phù hợp với cơ sở giáo dục đó. Đó được gọi là quá trình phát triển chương
trình giáo dục.
Phát triển chương trình giáo dục là một phạm trù quan trọng trong quá trình
định hướng,tổ chức các hoạt động giáo dục. Chương trình giáo dục là một thực thể
không phải được thiết kế một lần và dùng cho mãimãi, mà được phát triển, bổ
sung, hoàn thiện.Một khi mục tiêu đào tạo của nền giáo dục quốc dân thay đổi để
đáp ứng nhu cầu xã hội thì chương trình giáo dục cũng phải thay đổi theo. Thực
chất, phát triển chương trình giáo dục chính là những đợt cải cách giáodục để đổi
mới/điều chỉnh chương trình.
Việc đưa khái niệm “phát triển chương trình nhà trường” trong các văn bản
chỉ đạo, định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tạo cơ hội cho các trường học
phát huy sức sáng tạo của đội ngũ giáo viên để khắc phục những hạn chế của của
chương trình, sách giáo khoa, nội dung giáo dục hiện hành, nâng cao kết quả thực
hiện mục tiêu giáo dục, tạo nên những giá trị và bản sắc đặc thù của mỗi nhà
trường. Phát triển chương trình nhà trường là quá trình nhà trường cụ thể hoá
chương trình giáodục quốc gia, làm cho chương trình giáo dục quốc gia phù hợp ở
mức cao nhất với thực tiễncủa cơ sở giáo dục.
Để có thể thực hiện được yêu cầu phát triển chương trình nhà trường, cần xác
định: năng lực phát triển chương trình là một trong những năng lực cốt lõi trong
nhóm năng lực sư phạm của mỗi giáo viên. Điều này đòi hỏi việc phải thay đổi:
Giáo viên phải được học về các phương pháp, cách thức, kỹ năng phân tích, đánh

giá chương trình của mỗi môn học; đồng thời phải liên kết, hợp tác được với giáo
viên các môn học khác để có thể thiết kế được hệ thống chủ đề, dự án học tập, các
chuyên đề tích hợp nội môn hoặc liên môn và tổ chức; kiểm soát được quá trình
thực hiện các hoạt động học tập phù hợp nhằm đạt được mục tiêu mong đợi. Đội
ngũ lãnh đạo và quản lý các nhà trường cần được bồi dưỡng, đào tạo trong việc
triển khai chủ trương phát triển chương trình nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục và phát huy sức sáng tạo liên tục của đội ngũ giáo viên.
Làm được điều này chúng ta sẽ tạo ra được một hệ thống giáo dục đầy sáng
tạo và năng động. Mỗi giáo viên thực sự vừa là một nhà sư phạm, nhà khoa học và
nhà văn hoá. Người thầy không còn là người truyền thụ kiến thức một chiều từ
sách vở mà là người thiết kế, tổ chức, định hướng để học sinh chiếm lĩnh tri thức từ
nhiều nguồn khác nhau. Học sinh thực sự trở thành chủ thể của quá trình học tập,


tri thức được kiến tạo thông qua các hoạt động thực tế. Và điều quan trọng nhất:
mỗi nhà trường thực sự chủ động trong việc thực hiện chương trình giáo dục; có
nhu cầu được chịu trách nhiệm về học sinh của mình, mong muốn được tự do hơn,
nhiều cơ hội hơn, quyền tự chịu trách nhiệm cao hơn, nhiều nguồn động lực hơn để
quyết định và điều hành công việc của mình; có giá trị và bản sắc rõ nét, tạo ra
được thương hiệu riêng cho mỗi nhà trường.
b)Các biểu hiện năng lực phát triển chương trình nhà trường của người giáo
viên Tiểu học:
- Phân tích: phân tích, đánh giá, điều chỉnh và thiết kế lạ chương trình (khung, mỗi
môn học)
- Tích hợp: Liên kết, hợp tác được với giáo viên các môn học khác để thiết kế hệ
thống chủ đề, chuyên đề tích hợp nội môn hoặc liên môn.
- Kiểm soát: Tổ chức, kiểm soát được quá trình thực hiện các hoạt động học tập
phù hợp nhằm đạt được mục tiêu mong đợi.
Ý kiến về định hướng trong quản lý hoạt động dạy học nhằm phát triển
chương trình giáo dục nhà trường tiểu học nơi tôi đang công tác:

- Tuyển, sử dụng và trả lương cho giáo viên theo năng lực, hiệu quả làm việc.
- Tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh.Tiếp tục dạy tích hợp các nội
dung An toàn giao thông, Kĩ năng sống, Giáo dục môi trường,... vào các môn học
và hoạt động giáo dục.
- Triển khai thực hiện dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 1,2.
- Giáo viên tích cực tham gia, phát huy năng lực vào việc phát triển chương trình
giáo dục nhà trường nơi mình công tác.
- Giáo viên tự chủ trong việc tín nhiệm cán bộ quản lý trong nhà trường.g
- Học sinh được phân lớp học theo năng lực, năng khiếu và sở thích.



×