Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Vấn đề tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ các hiệp định quốc tế và liên hệ với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.01 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN HẰNG NGA

VẤN ĐỀ TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CÁC HIỆP
ĐỊNH QUỐC TẾ VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 8380108

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nông Quốc Bình

HÀ NỘI - NĂM 2018



DANH MỤC KÍ HIỆU HOẶC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1.

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

ACIA



Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ASEAN
Comprehensive Investment Agreement)

2.

AEC

Cộng

đồng

kinh

tế

ASEAN

(ASEAN

Economic

Community)
3.
4.

AEC Blueprint Kế hoạch tổng thể về Cộng đồng kinh tế ASEAN
AIA

Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (ASEAN Investment

Area)

5.

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(Asia-Pacific Economic Cooperation)

6.

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of
Southeast Asian Nations)

7.

BIT

Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương
(Bilateral Investment Treaty)

8.

BTA

Hiệp định thương mại tự do song phương (Bilateral Trade
Treaty)


9.

CPTPP

Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương ( Comprehensive and Progressive Agreement For
Trans-Pacific Partnership)

10.

EU

11.

EVFTA

Liên minh Châu Âu (European Union)
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU ( EUVietnam Free Trade Agreement)

12.

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

13.

FPI

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment)


14.

FTA

Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement)

15.

GATS

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General
Agreement on Trade in Services)


16.

GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (General
Agreement on Tariffs and Trade)

17.

IGA

Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN
(ASEAN Investment Guarantee Agreement)

18.


ISDS

Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia (
Investor- State Dispute Settlement)

19.

M&A

Mua bán và sát nhập (Mergers and Acquisitions)

20.

MFN

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation)

21.

NT

Nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatment)

22.

OA

Hỗ trợ chính thức (Offical Aid)


23.

ODA

Hỗ trợ chính thức (Offical Develpoment Assistance)

24.

PCA

Tòa Trọng tài thường trực (Permanent Court of
Arbitration)

25.

RECP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional
Comprehensive Economic Partnership)

26.

SCM

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
(Agreement on Subsidies and Countervailing Measures)

27.

SOE


Doanh nghiệp nhà nước (State - owned Enterprise)

28.

TPP

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương( Agreement
For Trans-Pacific Partnership)

29.

TRIMs

Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương
mại (Trade-Related Investment Measure Agreement)

30.

UNCTAD

Hội nghị liên Hợp quốc về thương mại và phát triển
(United Nations Conference on Trade and Development)

31.

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)



1

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1
2. Tóm tắt tình hình nghiên cứu................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...............................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
7. Kết cấu của Luận văn ...........................................................................................4
CHƯƠNG 1................................................................................................................5
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ .......................................5
1.1.

Khái quát hoạt động đầu tư, đầu tư quốc tế ..................................................5

1.1.1. Khái niệm hoạt động đầu tư ...........................................................................5
1.1.2. Khái niệm hoạt động đầu tư quốc tế ..............................................................7
1.1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế .........................................................................8
1.2. Tự do hóa đầu tư ............................................................................................11
1.2.1. Khái niệm tự do hóa đầu tư ..........................................................................11
1.2.2. Lịch sử hình thành tự do hóa đầu tư ...........................................................13
1.2.3. Chủ thể của tự do hóa đầu tư .......................................................................14
1.2.4. Phân loại các loại hình tự do hóa đầu tư.....................................................15
1.2.5. Xu hướng tự do hóa đầu tư trên thế giới.....................................................17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................20
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................21
QUY ĐỊNH VỀ TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH QUỐC TẾ .21



2

2.1. Các quy định mang tính chất nền tảng liên quan đến tự do hóa đầu tư trong
các hiệp định quốc tế ................................................................................................21
2.2. Quy định về tự do hóa đầu tư ở tầm quốc tế và khu vực .................................26
2.2.1. Tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ WTO .....................................................26
2.2.2. Tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ hiệp định CPTPP .................................33
2.2.3. Tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh tế ASEAN .....................................39
2.3. Tự do hóa đầu tư quy định tại một số Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu
tư (BITs) ...................................................................................................................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................49
CHƯƠNG 3..............................................................................................................50
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI
CAM KẾT QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN ............................50
3.1. Cam kết quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ các hiệp định đa phương và
song phương đối với tự do hóa đầu tư ....................................................................50
3.1.1. Hiệp định đa phương và khu vực..................................................................50
3.1.2. Trong khuôn khổ các Hiệp định song phương.............................................57
3.2. Các quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến tự do
hóa đầu tư.................................................................................................................62
3.3. Thực trạng thực hiện tự do hóa đầu tư tại Việt Nam ....................................66
3.3.1. Những mặt tích cực ........................................................................................66
3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ............................................................................69
3.4. Giải pháp thực hiện hiệu quả tự do hóa đầu tư tại Việt Nam .......................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................75
KẾT LUẬN...............................................................................................................77



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư đang là một
trong những mục tiêu rất quan trọng mà các quốc gia trên thế giới hướng tới. Việc
thực hiện tự do hóa đầu tư, xây dựng một môi trường đầu tư lành mạnh, rộng mở
cho nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng đối với việc thu hút các dòng vốn
đầu tư FDI để từ đó mang lại nguồn lợi đáng kể cho nước tiếp nhận đầu tư, người
trực tiếp đầu tư, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy sự lưu chuyển dòng vốn đầu tư
giữa các nước trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển. Trong xu
thế toàn cầu hóa hiện nay khi mà đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức quan
trọng việc nghiên cứu các vấn đề về đầu tư quốc tế nói chung và tự do hóa đầu tư
nói riêng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn.
Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên của ASEAN từ ngày
28/7/1995; tháng 1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
tổ chức thương mại thế giới WTO và gần đây nhất, Việt Nam cũng đã tham gia đàm
phán, ký kết và trở thành thành viên Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là CPTPP). Với tư cách là thành viên các tổ chức,
Hiệp định quốc tế này, Việt Nam cũng có nghĩa vụ thực hiện những cam kết đầu tư
quốc tế của mình, trong đó bao gồm cả những cam kết đối với tự do hóa đầu tư.
Điều này mang lại rất nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức cho kinh tế
Việt Nam và lĩnh vực đầu tư nước ngoài nói riêng, một trong số đó là việc phải
hoàn thiện pháp luật sao cho phù hợp với các cam kết đưa ra. Đối với Việt Nam,
thương mại đầu tư là một vấn đề khá mới mẻ, tuy nhiên vai trò to lớn và cần thiết
của nó với sự phát triển của nền kinh tế là vấn đề cần được nghiên cứu, bàn luận
thêm.
Với mong muốn được tìm hiểu một cách tổng thể về các quy định pháp luật
có liên quan điều chỉnh tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ các hiệp định đầu tư quốc
tế, trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật

của Việt Nam trong lĩnh vực này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Vấn đề tự do hoá đầu
tư trong khuôn khổ các hiệp định quốc tế và liên hệ với Việt Nam” làm đề tài Luận


2

văn thạc sỹ của mình. Tất nhiên trong khuôn khổ một luận văn sẽ khó mà cung cấp
đầy đủ toàn bộ các nội dung như yêu cầu đặt ra ở trên, nhưng tác giả sẽ cố gắng tóm
gọn một cách chọn lọc nhất các nội dung quan trọng đối với các quy định liên quan
đến tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ các hiệp định đầu tư quốc tế và liên hệ với
thực tiễn thực hiện tự do hóa đầu tư của Việt Nam hiện nay.
2. Tóm tắt tình hình nghiên cứu
Xuất phát từ tình hình thực tiễn các hoạt động đầu tư đang ngày càng phát triển
và được mở rộng giữa các quốc gia cũng như ý nghĩa quan trọng của hoạt động đầu
tư quốc tế. Đặt ra vấn đề về nghiên cứu nội dung mở cửa thị trường, tiến hành tự do
hóa đầu tư. Có thể thấy, đây không còn là một đề tài mới trên thế giới, đã có rất
nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết trực tiếp hoặc có đề cập đến nội dung tự
do hóa đầu tư. Trong số đó, có thể kể đến một số những tác phẩm tiêu biểu viết về
nội dung này như: “Investment Liberalisation under FTAs and Some Legal Issues in
International Law” của tác giả Lawan Thanadsillapakul1 thuộc đại học Mở
Sukhothai Thammathirat năm 2011; công trình nghiên cứu “Investment
Liberalization: Some Key Elements and Issues in Today’s Negotiating Context” của
tác giả Howard Mann năm 2007 hay “Investment Liberalization and Facilitation
toward AEC 2015” của Rafaelita M. Aldaba năm 2015. Ngoài ra, báo cáo đầu tư
hàng năm của Hội nghị liên Hợp quốc về thương mại và phát triển (gọi tắt là
UNCTAD) cũng đưa ra các số liệu thống kê cũng như nhận định xu hướng của tự
do hóa đầu tư trong năm trước đó thông qua các biện pháp mà các quốc gia thi hành
và các hiệp định về đầu tư được ký kết. Điều đó thể hiện vấn đề tự do hóa đầu tư rất
được các nhà nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới chú trọng, quan tâm tìm hiểu.
Tại Việt Nam, khi nhìn nhận được vai trò to lớn của đầu tư nước ngoài, đặc biệt

là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO cũng như tham gia
các tổ chức kinh tế trong khu vực thì vấn đề nghiên cứu các khía cạnh của tự do hóa
đầu tư đã được quan tâm và cũng đã có những tác phẩm, công trình nghiên cứu đề
cập đến vấn đề này như: luận văn thạc sỹ “Tự do hóa đầu tư trong cộng đồng kinh
tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của Việt Nam” của thạc sỹ Nguyễn Thị Minh
Phương, Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2014; bài viết:


3

“Các cam kết của Việt Nam về tự do hóa đầu tư trong tiến trình hội nhập kinh
tế”của thạc sỹ Dương Nguyệt Nga cùng các luận văn, công trình nghiên cứu khoa
học ở cấp trường đại học…
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả nhận thấy chưa có một
đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu “Vấn đề tự do hoá đầu tư trong khuôn khổ các hiệp
định quốc tế và liên hệ với Việt Nam” trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Dưới góc độ khoa học, Luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận
về đầu tư quốc tế, đi vào phân tích khái quát một số nội dung về tự do hóa đầu tư
trong khuôn khổ các hiệp định quốc tế, khu vực và các hiệp định đầu tư song
phương. Có thể dễ dàng nhận thấy việc hiểu rõ về các quy định tự do hóa đầu tư
trong các hiệp định quốc tế tạo cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý về tự
do hóa đầu tư pháp luật Việt Nam được thuận lợi và đúng đắn hơn.
Về mặt thực tiễn, Luận văn đã đi vào phân tích các cam kết của Việt Nam
cũng như các quy định pháp luật có liên quan đến tự do hóa đầu tư, đi vào thực
trạng để chỉ ra được những mặt tích cực và cả những bất cập tồn tại khi áp dụng
việc thực hiện các quy định tự do hóa đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, Luận văn
cũng đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện, phát huy hơn nữa việc
thực hiện tự do hóa đầu tư ở Việt Nam, đặc biệt là ở góc độ hoàn thiện quy định
pháp luật.

4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản điều chỉnh vấn
đề tự do hóa đầu tư đặc biệt là trong các hiệp định quốc tế trên thế giới và các hiệp
định mà hiện Việt Nam đang là thành viên, đồng thời có sự liên hệ, đánh giá với các
quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước
ngoài, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng tính hiệu quả
của việc thực hiện tự do hóa đầu tư tại Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các quy định về tự do hóa đầu tư
trong khuôn khổ các hiệp định (bao gồm hiệp định song phương, đa phương và toàn
cầu); pháp luật Việt Nam về tự do hóa đầu tư và thực tiễn thực hiện tự do hóa đầu
tư, áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư quốc tế và
pháp luật về tự do hóa đầu tư nói chung được đánh giá khá phức tạp, bởi vậy, trong
phạm vi của một luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ đề cập tới những nội dung pháp lý cơ
bản của một số quy định tự do hóa đầu tư điển hình trong khuôn khổ các hiệp định
quốc tế.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin về
nhà nước và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh và các đường lối của Đảng cộng sản
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để phân tích, chứng minh cũng
như làm rõ vấn đề được nêu, phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp được sử
dụng chủ yếu để làm rõ các quy định về tự do hóa đầu tư trong các hiệp định. Ngoài
ra phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống, phương
pháp liệt kê cũng được sử dụng nhằm đặt vấn đề nghiên cứu quá trình hình thành và
phát triển lịch sử của đầu tư quốc tế nói chung, tự do hóa đầu tư nói riêng, cũng như
nghiên cứu hệ thống pháp điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam để

tìm ra những tồn tại nhằm đưa ra được những giải pháp hoàn thiện cho việc thực
hiện tự do hóa đầu tư.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài lời nói đầu và kết thúc, phần nội dung chính của Luận văn được kết cấu theo
3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về tự do hóa đầu tư
Chương 2. Quy định về tự do hóa đầu tư trong các hiệp định quốc tế
Chương 3. Thực trạng thực hiện tự do hóa đầu tư của Việt Nam đối với cam kết
quốc tế và phương hướng hoàn thiện


5

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ
1.1.

Khái quát hoạt động đầu tư, đầu tư quốc tế
1.1.1. Khái niệm hoạt động đầu tư
Nhìn chung, không có một định nghĩa, khái niệm duy nhất nào được đưa ra

cho hoạt động đầu tư, tùy theo mục đích, góc độ nhìn nhận, người ta có thể đưa ra
các định nghĩa khác nhau. Hầu hết các khái niệm đều nhấn mạnh đến mục đích của
đầu tư, đó là thu về được nhiều hơn những gì mình bỏ ra, hay nói cách khác, đầu tư
là hoạt động có tính sinh lợi. Hay nói cách khác, đầu tư sẽ gắn với việc tạo ra các tài
sản mới cho nền kinh tế bằng việc bỏ tiền ra để xây dựng các nhà máy mới, mua
sắm các thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, tăng dự trữ hàng hóa, nguyên vật
liệu…đây được gọi là hoạt động đầu tư phát triển. Tuy nhiên, cũng có những hoạt
động sử dụng tài sản chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân người chủ sở hữu tàu sản như
mua các giấy tờ có giá, chứng khoán… Những hoạt động này, dưới góc độ cá nhân

người tiến hành, là đầu tư tài chính, nhưng dưới góc độ nền kinh tế, nó lại không
được coi như đầu tư phát triển vì không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế.
Thông thường, khái niệm đầu tư có thể được hiểu là: “việc bỏ nhân lực, vật lực,
tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”.1
Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình
thức, cách thức pháp luật quy định để thực hiện các hoạt động nhằm mục đích lợi
nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.2
Theo khoản 5 Điều 3 luật đầu tư 2014 của Việt Nam:“Đầu tư kinh doanh là việc
nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành
lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh
tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.”
Như vậy pháp luật Việt Nam định nghĩa đầu tư với phạm vi điều chỉnh là các
hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh. Khác với định nghĩa hoạt động đầu tư
1
2

Viện ngôn ngữ học (2003), “Từ điển tiếng việt, nxb Đà Nẵng”, tr.301
Trường đại học Luật Hà Nội (2008), “Giáo trình Luật đầu tư”, nxb CAND,chương 1, tr.6


6

kinh doanh trong Luật đầu tư 2005, vốn chỉ đề cập đến việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng
các loại tài sản để tiến hành đầu tư3; Luật đầu tư 2014 đã định nghĩa một cách chi
tiết hơn khi liệt kê các hình thức nhà đầu tư tiến hành đầu tư, đó là: thông qua việc
thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức
kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Qua quá trình nghiên cứu, có thể rút ra hoạt động đầu tư thường bao gồm
những đặc điểm sau:
- Có vốn đầu tư: Vốn dùng để đầu tư có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác

như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu
công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền
sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác.
- Thời gian tiến hành hoạt động đầu tư diễn ra trong một thời gian dài: Thông
thường, hoạt động đầu tư (kể từ khi bắt đầu tiến hành đầu tư đến khi dự án mang lại
hiệu quả) thường diễn ra trong một thời gian tương đối dài, trong nhiều năm,
thường từ hai năm trở lên. Những hoạt động ngắn hạn, thường trong vòng một năm
tài chính không được gọi là đầu tư. Tại Việt Nam, theo Điều 43 Luật đầu tư 2014,
cho phép thời gian của dự án đầu tư thông thường là không quá 50 năm và không
quá 70 năm đối với dự án đầu tư thuộc khu kinh tế. Theo đó, thời hạn đầu tư được
ghi rõ trong Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy phép chứng nhận đăng ký đầu
tư do cơ quan có thẩm quyền cấp cho dự án.
- Tính sinh lợi: đó có thể là lợi ích cho cá nhân (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích
kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội
thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của chủ đầu tư, còn lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của cả cộng
đồng.
- Tính mạo hiểm: quá trình tiến hành hoạt động đầu tư chịu tác động của nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan khiến cho kết quả đầu tư khác với dự tính ban đầu, lợi
nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội có thể thu được có thể thấp hoặc thậm chí nhà đầu
3

Luật đầu tư 2005 định nghĩa: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản, tiến hành hoạt động đầu tư”


7

tư có thể bị thua lỗ. Tính mạo hiểm của hoạt động đầu tư đòi hỏi chủ đầu tư phải
cẩn thận, xem xét các yếu tố trước và trong quá trình tiến hành đầu tư, đồng thời

còn phải dám chấp nhận những rủi ro có thể sẽ xảy đến.
Tóm lại, thông qua các định nghĩa, đặc điểm ở trên, ta có thể nhận định:“Đầu tư
là việc các chủ đầu tư sử dụng các loại tài sản, bao gồm cả các tài sản trí tuệ vào
những hoạt động nhất định, với mục đích đem lại lợi nhuận cho người tiến hành
đầu tư và trong nhiều trường hợp, là lợi ích kinh tế cho xã hội”.
1.1.2. Khái niệm hoạt động đầu tư quốc tế
Hoạt động đầu tư có thể diễn ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi mà nhà
đầu tư mang quốc tịch (sau này được gọi là hoạt động đầu tư trong nước), hoặc có
thể diễn ra tại lãnh thổ quốc gia khác (sau này được gọi là hoạt động đầu tư quốc tế,
hoặc là đầu tư nước ngoài). Về bản chất, đầu tư quốc tế và đầu tư nước ngoài chỉ là
hai tên gọi khác nhau của cùng một loại hoạt động của con người. Có sự khác nhau
đó là do góc độ xem xét, nhìn nhận vấn đề. Nếu nhìn từ góc độ một quốc gia, việc
các nhà đầu tư của một nước (cá nhân hoặc pháp nhân) đưa vốn hoặc bất kì hình
thức giá trị nào sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả kinh tế xã hội hoặc ngược lại được
xem như “đầu tư nước ngoài”. Nếu xét trên phương diện tổng thể nền kinh tế của
thế giới, tức là bao gồm tất cả các hoạt động đầu tư nước ngoài ở các quốc gia như
vậy thì hoạt động đó là “đầu tư quốc tế”.Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng như
hiện nay việc phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này là không hoàn toàn cần thiết.
Trong thực tế, hoạt động đầu tư sang lãnh thổ quốc gia khác đã thực sự xuất
hiện vào thế kỉ XVI và XVIII, khi có sự di chuyển vốn giữa các trung tâm thương
mại của các vương quốc phong kiến như Geneves, Venise, London…Tuy nhiên, đã
được bắt nguồn từ thời kỳ giữa thế kỷ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ đua
nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa thì ở hầu hết các nước khu vực
Đông Nam Á. Trong thời kì chủ nghĩa thực dân, khi các nước Châu Âu đi xâm
chiếm đất đai các châu lục để làm thuộc địa của mình, các ông chủ ở các nước thực
dân đã tiến hành bỏ vốn vào các đồn điền cao su, khu khai thác mỏ… ở các nước
thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động. Thời điểm này chưa có khái



8

niệm “đầu tư nước ngoài”, hoạt động này được gọi là “xuất khẩu tư bản” và đặc
trưng bởi sự bất bình đẳng.4
Cho đến nay, cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, hoạt động đầu tư
cũng thay đổi rất nhiều, tính chất mất bình đẳng cũng dần mất đi. Khái niệm “đầu tư
nước ngoài” đã xuất hiện trong các giáo trình tư pháp quốc tế (ở Pháp năm 1955)5,
sau đó được nhắc đến trong các hội thảo luật quốc tế và được quy định cụ thể trong
bộ luật đầu tư nước ngoài ở một số nước hoặc trong các hiệp định song phương và
đa phương về khuyến khích, thúc đẩy, bảo hộ đầu tư.
Nhìn chung, ta có thể hiểu khái quát: Hoạt động đầu tư nước ngoài xuất hiện
khi có sự dịch chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này
sang nước khác để thực hiện sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm
thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả kinh tế xã hội.
1.1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại đầu tư quốc tế: theo chủ đầu tư, thời
hạn đầu tư, quan hệ giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư…
Trong các cách phân loại này, một cách phân loại thường được sử dụng là: phân
loại theo chủ đầu tư, theo đó đầu tư quốc tế bao tư tư nhân quốc tế và đầu tư phi tư
nhân quốc tế.
Thứ nhất, đầu tư phi tư nhân quốc tế là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư
là chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ. Dòng vốn
đầu tư này thường tồn tại dưới dạng vốn hỗ trợ, thông thường các dòng vốn hỗ trợ
này được chia làm hai loại là hỗ trợ phát triển chính thức và hỗ trợ chính thức:
- Hỗ trợ chính thức (Offical Develpoment Assistance - hay còn gọi tắt là ODA) là
các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của một
trong các đối tượng sau: chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi
chính phủ, các tổ chức thuộc liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho
các nước đang và chậm phát triển.
4

5

Trường đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật đầu tư”, sđd, chương 2
Trường đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Luật đầu tư”, sđd, chương 2, tr.16


9

- Hỗ trợ chính thức (Offical Aid – hay còn gọi tắt là OA) là hình thức đầu tư cũng
có những đặc điểm giống như ODA. Điểm khác nhau là với OA, chỉ các nước đang
và kém phát triển mới được nhận hình thức đầu tư này, còn OA có thể dùng đầu tư
cho cả những nước thu nhập cao như Isarel, Caledonia…
Thứ hai, đầu tư tư nhân quốc tế là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư là các
cá nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu vốn và tiến hành hoạt động đầu tư nhằm mục
đích sinh lợi, đầu tư tư nhân quốc tế bao gồm ba hình thức là đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài và tín dụng tư nhân.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment- gọi tắt là FDI): được
hiểu là việc chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho
một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án
đó. Quyền kiểm soát có thể được hiểu là tham gia vào việc đưa ra các quyết định
quan trọng liên quan đến chính sách phát triển, chiến lược của công ty. FDI xuất
hiện khi một nhà đầu tư mua tài sản ở một nước khác với mục đích quản lý nó và
đặc trưng của FDI là sự di chuyển nguồn lực đầu tư trên phạm vi quốc tế với mục
đích kinh doanh thu lợi nhuận. FDI có thể hiểu theo hai nghĩa: FDI vào (người
nước ngoài nắm quyền kiểm soát tài sản của một nước A) hoặc FDI ra (các nhà đầu
tư nước A nắm quyền kiểm soát tài sản nước ngoài).
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment- gọi tắt là FPI):
được hiểu là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng
khoán của các công ty, các tổ chức phát hành ở một nước khác với một mức khống
chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với

các tổ chức phát hành chứng khoán.
Tín dụng quốc tế (International Loans): là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ
đầu tư ở một nước cho đối tượng tiếp nhận đầu tư ở một nước khác vay vốn trong
một khoảng thời gian nhất định. Chủ đầu tư ở đây có thể là các ngân hàng, các tổ
chức tín dụng (tín dụng quốc tế của các ngân hàng), hoặc các nhà cung cấp (tín
dụng thương mại) hoặc các đối tượng khác.
Nhìn từ góc độ của các quốc gia, hoạt động đầu tư quốc tế có thể được phân
loại thành xuất khẩu đầu tư và nhập khẩu đầu tư:


10

-

Xuất khẩu đầu tư (hay còn gọi là đầu tư ra nước ngoài): Có thể hiểu là việc

nhà đầu tư từ một nước tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Khi có sự dịch
chuyển tài sản như vốn, công nghệ hoặc cả nhân sự từ quốc gia mà nhà đầu tư đó
mang quốc tịch sang nước khác thì đối với quốc gia đó, hoạt động xuất khẩu đầu tư
xuất hiện.
Đối với các quốc gia thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng có vai trò nhất
định, các nhà đầu tư sau khi đầu tư ở nước ngoài có lãi, trong nhiều trường hợp sẽ
chuyển lợi nhuận về nước để sử dụng, mở rộng phát triển kinh doanh, như vậy cũng
phần nào đóng góp vào sự phát triển của quốc gia đó. Thông thường, nhằm mục
đích quản lý cũng như kiểm soát, đảm bảo các tài nguyên không bị dịch chuyển
sang nước ngoài một cách bừa bãi, pháp luật các quốc gia cũng quy định kiểm soát
việc đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư. Theo Điều 59 Luật đầu tư 2014, nhà đầu
tư Việt Nam cần xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước khi tiến
hành dự án, đồng thời việc triển khai các hoạt động đầu tư ra nước ngoài như mở tài
khoản vốn đầu tư ra nước ngoài, chuyển vốn đầu tư, chuyển lợi nhuận cũng cần

tuân thủ các quy định của Luật đầu tư 2014 cũng như các quy định pháp luật về
quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ.6
-

Nhập khẩu đầu tư: Là việc một quốc gia tiếp nhận tài sản mà nhà đầu tư

nước khác mang đến thông qua một trong các hình thức đầu tư quốc tế đã phân tích
ở trên.
Việc nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào một quốc gia sẽ chịu sự điều
chỉnh pháp luật về đầu tư của quốc gia đó. Tùy vào quy định pháp luật các nước
khác nhau mà các điều kiện cũng như trình tự, thủ tục đối với dự án đầu tư nước
ngoài sẽ khác nhau. Thông thường, các quốc gia yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài
phải được sự chấp thuận của cơ quan chức năng nước tiếp nhận đầu tư khi tiến hành
thực hiện dự án đầu tư. Sự chấp thuận này thường được thể hiện thông qua Giấy
chứng nhận đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương. Tại Việt Nam, dự án của
nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư (Khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư).
Khoản 2 Điều 64 Luật đầu tư 2014 quy định: “Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy
định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật
có liên quan”
6


11

1.2.

Tự do hóa đầu tư

1.2.1. Khái niệm tự do hóa đầu tư

Trước hết cần lưu ý phạm vi tác động của tự do hóa đầu tư là rất rộng, bao
gồm việc mở cửa thị trường, xóa bỏ các hạn chế, bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư
nước ngoài và cả vấn đề giải quyết tranh chấp giữa nước tiếp nhận đầu tư và nhà
đầu tư nước ngoài. Trong phạm vi giới hạn của bài viết, tác giả chỉ đi vào đề cập,
phân tích khái niệm tự do hóa đầu tư theo nghĩa hẹp, bao gồm vấn đề xóa bỏ các
hạn chế, rào cản, đảm bảo quyền tự do của nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư trên lãnh
thổ quốc gia khác.
Tuy không có một cách hiểu, định nghĩa chung được đưa ra, thừa nhận chính
thức trong các văn bản có giá trị pháp lý, song trên thế giới, đã tồn tại nhiều quan
điểm khác nhau đối với tự do hóa đầu tư. Các quan điểm đưa ra có điểm chung là
chú trọng nhấn mạnh đến tính chất “tự do”, cụ thể đó là việc xóa bỏ các hạn chế,
điều kiện nhằm ngăn cản nhà đầu tư được thực hiện hoạt động đầu tư trong nước
hoặc tại lãnh thổ một quốc gia. Trong đó có thể nêu ra một số quan điểm như sau:
Trong tuyên bố Bogor của APEC năm 1994, tuy không trực tiếp đưa ra định
nghĩa nhưng đã đề cập đến các cách thức thực hiện tự do hóa đầu tư, cụ thể: “Đầu
tư và thương mại mở và tự do được thực hiện bằng cách giảm dần các rào cản đối
với thương mại và đầu tư, khuyến khích sự lưu chuyển tự do về hàng hóa, dịch vụ
và vốn giữa các nền kinh tế thành viên.”7
Theo Susan Bryce, một nhà nghiên cứu pháp luật và chính trị gia người Úc:
“Tự do hóa đầu tư là không bị ràng buộc bởi hoặc dỡ bỏ dần các quy định và các
hạn chế mà chính phủ các nước đặt ra cho nhà đầu tư nước ngoài”
Thông qua những phân tích trên, có thể rút ra định nghĩa về tự do hóa đầu tư
mà được hiểu theo nghĩa hẹp: “là quá trình trong đó các rào cản đối với hoạt động
đầu tư, các phân biệt đối xử trong đầu tư được từng bước gỡ bỏ, các tiêu chuẩn đối
xử tiến bộ dần được thiết lập và các yếu tố để đảm bảo sự hoạt động đứng đắn của
thị trường được hình thành.”
7

Bogor, Indonesia (1994) “ Leaders’ Declaration of APEC”



12

Một điểm cần chú ý là hiện nay, các vấn đề về tự do hóa đầu tư chủ yếu thể
hiện ở giai đoạn trước khi hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài được thiết
lập, hay cụ thể hơn liên quan đến mức độ quyền của nhà đầu tư trong việc tiến hành
đầu tư tại một quốc gia khác. Việc mở cửa thị trường, xóa bỏ các hạn chế, điều kiện
để được đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng thể hiện mức độ tự do hóa của
nước tiếp nhận đầu tư. Trước đây, vấn đề này không được chú trọng quy định trong
các Hiệp định. Theo UNCTAD: “Trong thời gian trước, phần lớn các nội dung liên
quan đến khoản đầu tư trong các hiệp định Đầu tư Quốc tế (International
Investment Agreements -sau đây gọi tắt là IIAs) chỉ được bảo hộ sau khi đã được
thiết lập trên lãnh thổ quốc gia khác. Các IIAs này thường không được xây dựng
bao gồm việc điều chỉnh cho phép nhà đầu tư nước ngoài có quyền đầu tư trên lãnh
thổ quốc gia khác. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các IIAs thế hệ mới cũng đã
quy định điều chỉnh vấn đề này cũng như các điều khoản liên quan đến tự do hóa
đầu tư được gia tăng đáng kể.”8 Như vậy, có thể thấy tự do hóa đầu tư đang đóng
vai trò rất quan trong trong thực tiễn đầu tư quốc tế.
Để thực hiện vấn đề tự do hóa đầu tư, các biện pháp thường được cân nhắc
sử dụng trong khuôn khổ pháp luật quốc gia và các hiệp định quốc tế bao gồm:
-

Mở rộng danh mục những ngành nghề, dịch vụ mà các nhà đầu tư nước

ngoài được phép đầu tư. Tiến hành loại bỏ những điều kiện, hạn chế cũng như các
ngành nghề không được phép đầu tư kinh doanh là rào cản lớn nhất của nhà đầu tư
nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, mặc dù nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy tiềm
năng nhưng cũng không thể đầu tư do lĩnh vực đó không được phép đầu tư hoặc
gặp khó khăn khi những ngành nghề đó có điều kiện theo quy định pháp luật trong
nước.

-

Quy định về không phân biệt đối xử, trong các hiệp định và quy định pháp

luật của các quốc gia thường đề cập đến nguyên tắc đối xử tối huệ quốc và nguyên
tắc đối xử quốc gia, theo đó, phải đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ dành cho
các nhà đầu tư trong nước cũng sẽ được quy định tương đương đối với các nhà đầu
tư nước ngoài thuộc bất cứ quốc gia nào cũng như quy định về những hạn chế, ưu
8

UNCTAD (2006) “International Investment Arrangements: Trends and Emerging Issues, UNCATD Series
on International Investment Policies for Development” tr.25


13

đãi, quyền lợi và nghĩa vụ như nhau cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ bất cứ
quốc gia nào.
-

Các quy định về đối xử công bằng cho nhà đầu tư của các nước thành viên

trong nội bộ các tổ chức kinh tế khu vực và liên khu vực, các tổ chức kinh tế khác
mà quốc gia đó tham gia.
1.2.2. Lịch sử hình thành tự do hóa đầu tư
Vấn đề về tự do hóa đầu tư đã được đưa ra xem xét từ rất sớm. Để có thể
hiểu sự tương tác của hệ thống kinh tế và chế độ tự do hóa đầu tư, một yếu tố quan
trọng cần xem xét là sự phát triển của đầu tư nước ngoài và sự phát triển của quy
định đầu tư nước ngoài trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Tự do hóa đầu tư được bắt đầu chú trọng trong những năm cuối thế kỉ XX.

Trong những giai đoạn này, sự thay đổi của nền kinh tế toàn cầu đã làm thay đổi
quan điểm của các nước đang phát triển với tư cách là nước tiếp nhận đầu tư. Sự nổi
lên của công nghiệp hóa và khủng hoảng nợ ở các nước đang phát triển cũng như
suy thoái kinh tế ở các nước cung ứng vốn đã dẫn tới kết quả là sự thiếu hụt vốn đầu
tư nước ngoài và hoạt động đầu tư bị đình trệ. Việc thu hút nguồn vốn FDI của các
nước đang phát triển càng trở nên tệ hơn khi xu hướng đầu tư FDI tập trung tăng lên
ở các nước phát triển, đặc biệt là đầu tư trong lĩnh vực phát triển giáo dục đại học.
Ba nước nắm giữ nguồn vốn đầu tư FDI lớn nhất trên thế giới là EU, Hoa Kỳ và
Nhật Bản khi mà trong năm 1995, ba nước này chiếm tổng 85% phần vốn đầu tư ra
nước ngoài và 65% phần vốn đầu tư trong nước trên thế giới. Tỷ lệ phần vốn góp
đầu tư trực tiếp cho các nước đang phát triển liên tục giảm từ 26% vào giữa những
năm 1970 xuống còn dưới 20% vào cuối những năm 1980, và tiếp tục giảm xuống
chỉ còn 17% (trị giá 32 tỷ USD) trong năm 1990. Một ví dụ điển hình là Nhật Bản,
vốn luôn đầu tư rất nhiều vào thị trường các nước đang phát triển: phần vốn đầu tư
của Nhật Bản ở các nước đang phát triển giảm từ 42% xuống còn 34% vào năm
1988.9

9

Lawan Thanadsillapakul1 (2011) “Investment Liberalisation under FTAs and Some Legal Issues in
International Law”, School of Law, Sukhothai Thammathirat Open University


14

Tình trạng nghiêm trọng này đã buộc các nước tiếp nhận đầu tư phải tiến
hành mở cửa thị trường rộng hơn chào đón các hoạt động đầu tư FDI đến từ các
quốc gia khác, các hoạt động đầu tư được đẩy mạnh nhằm lưu thông nguồn vốn đầu
tư trên thế giới. Để thực hiện được điều này, các quy định pháp luật về đầu tư ở
những quốc gia này cần có sự thay đổi theo hướng nới lỏng, mở rộng hơn, hay còn

gọi là được tự do hóa.
Cho đến nay, cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội, hoạt động đầu tư
cũng thay đổi rất nhiều, và việc bảo hộ cũng như mở rộng đầu tư nước ngoài đã tồn
tại từ đó. Có thể nhận thấy, đầu tư nước ngoài hiện đại và luật pháp quốc tế về đầu
tư nước ngoài đã phát triển theo thời gian.
1.2.3. Chủ thể của tự do hóa đầu tư
Với tác động của mình đối với sự phát triển của đầu tư quốc tế, tự do hóa đầu
tư không chỉ được quan tâm trong mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau mà còn
có tác động không nhỏ đối với nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư.
Trong mối quan hệ của mình, ở vị trí nước tiếp nhận đầu tư, các quốc gia chủ
yếu quan tâm đến việc làm sao có thể vừa đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước
ngoài thông qua việc thực hiện tự do hóa đầu tư, song đồng thời vẫn cần bảo hộ đầu
tư trong nước trước sự cạnh tranh của các nhà đầu tư nước ngoài, mà trong nhiều
trường hợp, có lợi thế hơn về nhiều mặt như tài chính, khoa học- công nghệ…Đây
là một bài toán mà các quốc gia cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ký kết các Hiệp
định quốc tế về đầu tư và đưa ra các cam kết mở cửa thị trường, thực hiện tự do hóa
đầu tư. Đặc biệt, các quốc gia đang và kém phát triển, vốn là đối tượng tiếp nhận
môt lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài hàng năm càng cần chú trọng nghiên
cứu để hạn chế các tác động tiêu cực mà tự do hóa đầu tư có thể mang lại như tình
trạng ô nhiễm môi trường do không chọn lọc dự án đầu tư, trình độ quản lý dự án
kém; thiệt hại cho các nhà đầu tư trong nước do khả năng cạnh tranh yếu; tình trạng
chảy máu chất xám gia tăng do nguồn nhân lực trình độ cao trong nước sẽ hoạt
động trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, dẫn tới việc đào tạo nhân lực phát
triển doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, khi tiến hành đầu tư vào một quốc gia, như
đã đề cập phân tích ở trên, một trong những vấn đề các nhà đầu tư luôn quan tâm là


15


mức độ mở cửa thị trường, xem liệu quy định pháp luật của quốc gia đó có hạn chế,
rào cản nào đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không để có thể đảm bảo quá dự án
tại nước tiếp nhận đầu tư được thực hiện thuận lợi. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài
cũng chú trọng đến cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư để có thể tiến hành khởi
kiện trong trường hợp các biện pháp, hành vi của nước tiếp nhận đầu tư là không
phù hợp, vi phạm Hiệp định, các cam kết quốc tế về đầu tư. Trong mối quan hệ này,
đặt ra vấn đề Quốc gia nước tiếp nhận đầu tư cần cân nhắc dành cho nhà đầu tư
nước ngoài sự đối xử phù hợp các cam kết quốc tế về đầu tư như việc cho phép nhà
đầu tư nước ngoài được tự do đầu tư trong các lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị
trường mà không gặp phải các biện pháp hạn chế đầu tư, đảm bảo không có sự phân
biệt đối xử với nhà đầu tư trong nước hoặc đến từ một quốc gia khác, nhà đầu tư
nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Quốc
gia tiếp nhận đầu tư cũng có khả năng trở thành bị đơn, tham gia vào các tranh chấp
về đầu tư tại các cơ quan tài phán quốc tế trong vụ kiện của nhà đầu tư nước ngoài
mà có thể có nội dung liên quan đến việc thực hiện tự do hóa đầu tư của quốc gia
đó.
Qua các phân tích trên, có thể nhận thấy, các chủ thể của tự do hóa đầu tư
bao gồm các quốc gia và cả nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các quốc gia, tự do hóa
đầu tư được áp dụng ở với việc xây dựng, ký kết các Hiệp định, cam kết quốc tế.
Mặt khác, giữa quốc gia tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài, sự tự do hóa
được thể hiện trong việc thực hiện các quy định pháp luật của quốc gia đó phù hợp
với các cam kết, Hiệp định quốc tế về đầu tư mà quốc gia đó đã tham gia, tạo điều
kiện cho nhà đầu tư nước ngoài được thuận lợi tiến hành hoạt động đầu tư.
1.2.4. Phân loại các loại hình tự do hóa đầu tư
Căn cứ theo phạm vi, tự do hóa đầu tư được thể hiện theo những loại hình sau:
a)

Tự do hóa đầu tư đơn phương: Tự do hóa đầu tư đơn phương có thể hiểu là

việc một quốc gia đơn phương đưa ra tuyên bố mở cửa thị trường, tiến hành tự do

hóa đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên lãnh thổ của mình. Các tuyên bố
này thường được đưa ra dưới dạng quy định pháp luật của quốc gia đó.


16

Ví dụ: Trong năm 2018, Angola đã thông qua Luật đầu tư mới, theo đó bãi
bỏ yêu cầu đối với hình thức đầu tư liên doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài và
các yêu cầu đầu tư tối thiểu.10 Có thể thấy, Luật đầu tư mới của Angola đã loại bỏ
các hạn chế đầu tư (các yêu cầu đối với nhà đầu tư) tạo điều kiện để các hoạt động
đầu tư được diễn ra thuận tiện hơn. Có thể nói đây là loại hình tự do hóa đầu tư đơn
phương
b)

Tự do hóa đầu tư song phương: Đây là loại hình hai quốc gia cam kết và tiến

hành thực hiện các thỏa thuận về tự do hóa đầu tư, mở cửa và tạo điều kiện thuận
lợi cho nhà đầu tư của nước này được đầu tư trên lãnh thổ nước còn lại. Nội dung
tự do hóa đầu tư song phương thường được đề cập trong các hiệp định về khuyến
khích và bảo hộ đầu tư song phương (gọi tắt là BIT) hoặc các hiệp định thương mại
tự do song phương (gọi tắt là BTA). Có thể kể đến nhiều hiệp định song phương
chứa đựng các quy định liên quan đến tự do hóa đầu tư như: Hiệp định thương mại
tự do Trung Quốc- Georgia, Hiệp định thương mại tự do Argentina–Chile, Hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Pháp và Hungary, Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư giữa Belgium và Bangladesh…
c)

Tự do hóa đầu tư ở tầm khu vực và quốc tế: Là việc một nhóm các quốc gia

hoặc quốc gia thuộc thành viên một tổ chức tầm khu vực hoặc quốc tế tiến hành tự

do hóa đầu tư, loại bỏ các hạn chế, mở cửa thị trường cho nhà đầu tư từ bất cứ nước
thành viên nào được đầu tư vào lãnh thổ các quốc gia thành viên còn lại. Thông
thường, vì có sự tham gia của nhiều quốc gia mà việc đưa ra các cam kết, đạt được
thỏa thuận cũng như thực hiện việc tự do hóa đầu tư ở tầm khu vực và quốc tế
thường mất thời gian, thậm chí trong nhiều trường hợp còn khó đạt được sự thống
nhất do mong muốn mở cửa thị trường cũng như mức độ tự do hóa mà các quốc gia
mong muốn là khác nhau nên việc thực hiện các buổi đàm phán, thảo luận để đạt
được tiếng nói chung về nội dung này trong các hiệp định quốc tế và trong khu vực
là vô cùng cần thiết. Có thể kể đến nhiều khu vực mà vấn đề tự do hóa đầu tư đã
được đưa vào quy định để thực thi và đã đạt được những kết quả nhất định, chẳng

10

“World investment report, 2018- Invesment and new industrial zone”- sđd, tr.81


17

hạn như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), khu vực đầu tư ASEAN, khu vực
đầu tư EU…
1.2.5. Xu hướng tự do hóa đầu tư trên thế giới
Liên quan đến việc tiếp nhận đầu tư của các quốc gia, trên thực tế, hình thức
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của thương mại quốc gia nước tiếp nhận đầu tư ở nhiều khía cạnh (như:
giải quyết vấn đề lao động; tăng cường xuất nhập khẩu, thu hút ngoại tệ, công nghệ
được chuyển giao…), rất nhiều quốc gia chú trọng thực hiện các chính sách thu hút
đầu tư FDI. Bên cạnh đó, các hiệp định về đầu tư cũng chủ yếu điều chỉnh các vấn
đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Số liệu và phân tích của UNCTAD trong báo cáo đầu tư 2018 đã chỉ ra: Trong
năm 2017, dòng vốn FDI toàn cầu giảm 23% so với năm 2016, đạt mức 1,43 nghìn

tỷ USD, chủ yếu là do sự suy giảm giá trị của các giao dịch mua bán, sát nhập
doanh nghiệp (M&A) được thực hiện. Tuy nhiên, theo thống kê, dòng vốn FDI vào
các nền kinh tế đang phát triển vẫn ổn định ở mức 671 tỷ USD, trong đó, dòng vốn
FDI để phát triển châu Á vẫn ổn định, ở mức 476 tỷ USD và là khu vực tiếp nhận
FDI lớn nhất trên thế giới. Dòng vốn FDI vào khu vực châu Mỹ Latinh và
Caribbean tăng 8% đạt 151 tỷ USD. Bên cạnh đó, FDI vào các nền kinh tế yếu kém
và dễ bị tổn thương vẫn còn yếu, FDI cho các nước kém phát triển giảm 17%,
xuống 26 tỷ USD.11 Dòng vốn đầu tư FDI đã có sự suy giảm trong năm vừa qua.
Tuy sự suy giảm này được đánh giá vẫn duy trì ổn định so với những năm trước đó
và không có ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế toàn cầu, song
trước tình hình FDI vào các khu vực đang và kém phát triển vẫn còn yếu và chưa
thực sự hiệu quả, đặt ra vấn đề các quốc gia cần hành động để đẩy mạnh sự vận
chuyển cũng như tích cực tiến hành tự do hóa, thu hút dòng vốn đầu tư FDI nhiều
hơn nữa.
Có thể thấy, trong xu hướng tự do hóa thương mại đang ngày càng được mở
rộng trong những năm qua, vấn đề về tự do hóa đầu tư cũng đang được chú trọng,
đặc biệt là khi pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài của các quốc gia
11

UNCTAD (2018)“World investment report, 2018- Invesment and new industrial zone”-tr.8


18

trên thế giới đang không ngừng có sự thay đổi, điều chỉnh theo từng giai đoạn.
Trong năm 2017, theo thống kê của UNCTAD, đã có 126 biện pháp, chính sách
liên quan đến đầu tư nước ngoài được thông qua bởi 65 nền kinh tế trên thế giới12.
Đây là sự thay đổi số lượng chính sách về đầu tư một năm nhiều nhất trong thập kỷ
qua. Trong tổng số 126 biện pháp đó, có 93 biện pháp về tự do hóa, thúc đẩy phát
triển đầu tư, 18 biện pháp hạn chế đầu tư và 15 biện pháp không xác định tác động.

Tỷ lệ các biện pháp tự do hóa và phát triển đầu tư trong tổng số các biện pháp về
đầu tư đã đạt con số 84%- tăng 5% so với năm 2016. Các nước đang phát triển
Châu Á tiếp tục dẫn đầu trong việc ban hành, phê chuẩn quy định về các biện pháp
về đầu tư. Các nước Châu Phi, các nền kinh tế chuyển đổi và Châu Âu cũng đưa ra
rất nhiều biện pháp về đầu tư.13
Có thể thấy, tự do hóa đầu tư là một trong những nội dung quan trọng thể
hiện trong các biện pháp, chính sách về đầu tư. Trong năm 2017, khoảng một phần
ba các biện pháp về đầu tư được đưa ra có liên quan một phần hoặc toàn bộ đến tự
do hóa trong các lĩnh vực quan trọng như vận tải, năng lượng và sản xuất…
Theo báo cáo đầu tư thế giới năm 2018 của UNCTAD, các quốc gia Châu Á
được đánh giá đặc biệt tích cực trong việc đẩy mạnh tự do hóa đầu tư trong thời
gian qua, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi. Một ví dụ tiêu biểu đó là Trung Quốc,
quốc gia này đã sửa đổi danh sách hạn chế đầu tư nước ngoài cho 11 khu thương
mại tự do, nới rộng các hạn chế đầu tư trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Trung
Quốc cũng đã cập nhật Danh mục hướng dẫn đầu tư công nghiệp (Investment
Industrial Guidance Catalogue), giảm các số lượng các hạn chế đầu tư đối với nhà
đầu tư nước ngoài từ 93 xuống còn 63 biện pháp và mở cửa nhiều hoạt động hơn
trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, khai thác mỏ… Vào tháng 4 năm 2018, Trung
Quốc đã công bố một lịch trình tự do hóa cho ngành công nghiệp tài chính và ô tô.
Vào tháng 1 năm 2018, Ấn Độ đã tiến hành tự do hóa đầu tư trong nước
trong nhiều lĩnh vực công nghiệp bao gồm bán lẻ thương hiệu, hàng không và trao
đổi năng lượng. Công hòa dân chủ nhân dân Lào bãi bỏ vốn đăng ký tối thiểu đối

12
13

UNCTAD (2017), “Investment Policy Monitor database”,
“World investment report, 2018- Invesment and new industrial zone”, sđd, tr.82



19

với nhà đầu tư nước ngoài. Myanmar cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ
tới 35% cổ phần một trong công ty mà công ty đó vẫn được phân loại là "Công ty
trong nước”. Quốc gia này cũng cho phép các công ty nước ngoài tham gia vào
kinh doanh các sản phẩm phân bón, hạt giống, thuốc trừ sâu, thiết bị y tế và vật liệu
xây dựng, Trước đây, chỉ có các công ty trong nước và liên doanh của công ty trong
nước và các công ty nước ngoài được phép kinh doanh các mặt hàng này.
Ngoài Châu Á, trong thời gian qua, một số biện pháp tự do hóa đầu tư đáng
chú ý đã được thực hiện ở các khu vực khác trên thế giới. Ví dụ: Ai Cập đã đưa ra
một luật mới về việc thành lập cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đối với nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực khai thác khí tự nhiên, khí đốt và xây dựng
kế hoạch mở thị trường khí đốt để tăng cường sức cạnh tranh. Cộng hòa Tanzania
cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua lại đối với phần vốn được thanh toán đã
niêm yết trong công ty lĩnh vực viễn thông.
Ngoài các biện pháp, chính sách về đầu tư trong pháp luật quốc gia, xu
hướng về tự do hóa đầu tư còn được thể hiện trong khuôn khổ các hiệp định. Theo
thống kê của UNCTAD, trong năm 2017, các quốc gia đã ký kết 18 IIAs mới, trong
đó bao gồm 9 Hiệp định đầu tư song phương và 9 hiệp định với điều khoản về đầu
tư (Treaties with investment provisions- TIPs)14. Điều này đã nâng tổng số các IIAs
lên 3.322 Hiệp định (2.946 BITs và 376 TIPs), trong đó, tổng số hiệp định đã có
hiệu lực vào cuối năm 2017 là 2.638.15
Tại khu vực Châu Á, các vòng đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
diện Khu vực (RECP) giữa 10 nước ASEAN và 6 quốc gia khác

16

vẫn đang tiếp

tục. Tính đến nay, đã có ít nhất 20 vòng đàm phán xung quanh các chủ đề như hàng

hóa, dịch vụ, các biện pháp thương mại, đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách
cạnh tranh, thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp. Các thành viên RECP đặt
ra mục tiêu sẽ kết thúc đàm phán vào cuối năm 2018. Trong Hiệp định, chương quy

14

UNCTAD’s IIA Navigator, http:// investmentpolicyhub.unctad.org/IIA, Truy cập ngày 10/04/2018
“World investment report, 2018- Invesment and new industrial zone”, sđd, tr. 88
16
10 nước thành viên ASEAN bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar,
Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam; 6 quốc gia khác bao gồm: Australia, Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand
15


×