Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM THỊ THÚY NGA

TỘI HIẾP DÂM NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số

: 8380104

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Định hƣớng ứng dụng
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tuyết Mai

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
đƣợc trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn


này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Thúy Nga


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. BLHS

: Bộ Luật Hình sự

2. BLTTHS

: Bộ Luật Tố tụng Hình sự

3. TNHS

: Trách nhiệm Hình sự

4. XHTD

: Xâm hại tình dục

5. XHTDTE

: Xâm hại tình dục trẻ em

6. TANDTC


: Tòa án nhân dân tối cao


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1

2.

Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 4

3.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 5
3.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 5
3.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 5

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 5
4.1 Đối tượng ......................................................................................................... 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6

5.

Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn .................................................... 6


6.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6

7.

Kết cấu của khóa luận ............................................................................ 6

CHƢƠNG 1....................................................................................................... 7
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ TỘI HIẾP DÂM
NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI ................................................................................... 7
1.1. Dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi ............................. 7
1.1.1.

Khách thể ................................................................................................. 9

1.1.2.

Chủ thể ...................................................................................................14

1.1.3.

Mặt khách quan .....................................................................................16

1.1.4.

Mặt chủ quan .........................................................................................27

1.2. Hình phạt và các dấu hiệu định khung hình phạt của tội hiếp dâm ngƣời
dƣới 16 tuổi ..................................................................................................... 27

1.3 Phân biệt tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi với các tội xâm phạm tình dục
trẻ em khác. ..................................................................................................... 33
1.3.1

Phân biệt tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tội cưỡng dâm

người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi…………………………………………….33


1.3.2

Phân biệt tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tội giao cấu hoặc thực

hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 35
1.3.3

Phân biệt tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tội tội dâm ô đối với

người dưới 16 tuổi ...............................................................................................36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 39
CHƢƠNG 2.........................................................................................................
ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 SO VỚI BỘ LUẬT
HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI VÀ
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ............................................. 40
2.1. Điểm mới của BLHS 2015 so với BLHS 1999 về tội hiếp dâm ngƣời
dƣới 16 tuổi ..................................................................................................... 40
2.1.1 Sửa đổi tội danh..........................................................................................40
2.1.2 Bổ sung dạng hành vi khách quan của tội phạm ..................................... 43
2.1.3 Cách thức quy đinh tội phạm.....................................................................47
2.1.4 Sửa đổi, bổ sung một số dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng .......51

2.2. Một số đề xuất triển khai quy định về tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16
tuổi………………………………………………………..…………………………...58
2.2.1 Hướng dẫn về hành vi “quan hệ tình dục khác”…………………….. ....58
2.2.2. Hướng dẫn về xác định ý thức chủ quan của người phạm tội về
tuổi của nạn nhân…………………………………………………………………...59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 62
KẾT LUẬN……………………………………………………………….....64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Hiến pháp Việt Nam khẳng định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và
xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.
Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao
động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”- Khoản 1 Điều 37 Hiến
pháp 2013.
Trẻ em là chủ nhân tƣơng lai của mỗi quốc gia nhƣng cũng là những
búp non trên cành dễ bị tổn thƣơng. Đây là nhóm đối tƣợng chƣa có nhận
thức đầy đủ, tâm sinh lý chƣa phát triển hoàn thiện cũng nhƣ chƣa thể tự bảo
vệ bản thân nên nếu gặp tổn thƣơng, đặc biệt là bị xâm hại thân thể sẽ để lại
hậu quả khôn lƣờng. Những hậu quả này không những về mặt thể chất, sức
khỏe mà còn khiến trẻ em bị ảnh hƣởng nặng nề, lâu dài đến tâm lý. Vì vậy,
nhóm đối tƣợng này cần nhận đƣợc sự quan tâm sát sao từ gia đình, nhà
trƣờng, xã hội để trẻ em có điều kiện phát triển an toàn và toàn diện.
Theo thống kê từ Bộ Lao động Thƣơng binh & Xã hội trong 05 năm

(2012-2016), cả nƣớc ghi nhận gần 6,7 ngàn vụ xâm hại trẻ em. Trong đó 05
tháng đầu năm 2018 cả nƣớc phát hiện 682 vụ xâm hại 735 em, trong đó xâm
hại tình dục là 572 vụ và 562 em bị xâm hại1. Từ những số liệu trên có thể
thấy đây là những con số đáng báo động, cho thấy tình hình tội phạm xâm hại
tình dục trẻ em có xu hƣớng gia tăng phức tạp, với hậu quả để lại hết sức nặng
nề tồn tại dai dẳng không chỉ ảnh hƣởng tới gia đình, bản thân đứa trẻ mà còn
gây tác động tác động rất lớn cho xã hội.
Một số hành vi phạm tội còn gây căm phẫn lớn trong dƣ luận nhƣ
độ tuổi nạn nhân bị xâm hại còn quá nhỏ hay hành vi phạm tội có tính chất
loạn luân và hậu quả để lại hết sức bi thƣơng khi ngƣời phạm tội lại chính là
ngƣời thân của nạn nhân. Bên cạnh đó những mối quan hệ xã hội mới phát
1

Vi Phong (2018), “Gần 700 vụ xâm hại trẻ em từ đầu năm đến nay”, ,
ngày 05/06/2018


2
sinh nhƣ mối quan hệ giữa những ngƣời đồng giới, ngƣời chuyển giới… xuất
hiện và trên thực tiễn đã xảy ra các vụ việc xâm hại tình dục liên quan đến
những đối tƣợng này đòi hỏi cần phải có các quy định để xử lý.
Ngày 20 tháng 11 năm 1989, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông
qua Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em. Đây là một văn kiện pháp lý quốc tế
toàn diện, mang đậm tính nhân văn, thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc
tế đến việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em. Kể từ khi đƣợc thông qua đến
nay, Công ƣớc này đã có 196 nƣớc tham gia và vẫn luôn là một trong những
văn bản pháp lý quốc tế có giá trị và tiến bộ nhất về quyền con ngƣời nói
chung và quyền trẻ em nói riêng.
Ở Việt Nam, bảo vệ trẻ em là một trong những mối quan tâm hàng đầu
của Đảng và Nhà nƣớc. Ngay từ trong thời kỳ phong kiến, pháp luật Việt

Nam ít nhiều cũng đã quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em trƣớc tội xâm phạm
tình dục và cũng đã có những hình phạt trừng trị nghiêm khắc kẻ phạm tội
qua hai bộ luật chính: Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê) và Hoàng Việt
luật lệ.
Kể từ sau thời điểm giải phóng và thống nhất đất nƣớc cho đến nay đã
có nhiều văn bản đƣợc ban hành, điều chỉnh, hƣớng dẫn về loại tội phạm này
với những quy định hƣớng dẫn chung về các dấu hiệu phạm tội, thống nhất
nhận thức về các dấu hiệu pháp lý và phân biệt tội phạm này với các loại tội
phạm khác. Từ đó đã phần nào làm rõ đƣợc cấu thành của tội phạm, điển hình
là một số văn bản nhƣ Chỉ thị số 1024 của Tòa án nhân dân tối cao ngày 15
tháng 5 năm 1960, hƣớng dẫn xử lý tội phạm hiếp dâm nhằm khắc phục
khuynh hƣớng coi nhẹ tính chất nghiêm trọng của tội này và đặc biệt là về
hiếp dâm trẻ em. Bên cạnh đó là bản tổng kết số 329/HS2 ngày 11 tháng 5
năm 1967 của TANDTC quy định về hƣớng dẫn đƣờng lối xét xử tội hiếp
dâm trẻ em và các tội xâm phạm về mặt tình dục khác. Văn bản này cho đến
nay vẫn còn giá trị áp dụng, đặc biệt là trong phân tích hành vi của loại tội
phạm này.


3
Ngày 20 tháng 2 năm 1990, Việt Nam là nƣớc đầu tiên ở Châu Á và là
nƣớc thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em. Nƣớc
ta cũng là một trong các quốc gia cam kết và tích cực hành động thực hiện
Tuyên bố của Hội nghị thƣởng đỉnh thế giới “Về sự sống còn, bảo vệ và phát
triển trẻ em” (năm 1990) và Tuyên bố của đại hội đồng Liên Hợp Quốc về
“Một thế giới phù hợp với trẻ em” (năm 2002). Từ đó đến nay, Việt Nam đã
đạt nhiều chuyển biến tích cực trong việc xây dựng môi trƣờng an toàn, lành
mạnh, tạo mọi điều kiện để trẻ em có thể phát triển tốt nhất; đẩy lùi các nguy
cơ có thể tác động xấu đến trẻ em. Mặc dù đã đạt đƣợc không ít thành tựu
đáng kể trong việc bảo vệ quyền trẻ em, nhƣng với sự khủng hoảng tài chính

toàn cầu, sự biến đổi khí hậu, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng,
Việt Nam vẫn đứng trƣớc nhiều thách thức mới trong việc đảm bảo mọi trẻ
em đều đƣợc hƣởng đầy đủ các quyền của mình.
Không chỉ tham gia các cam kết, tuyên bố mang tính chất quốc tế, Việt
Nam còn lần đầu tiên nội luật hóa các quy định về bảo vệ trẻ em trong BLHS
mà cụ thể là BLHS 1985. Ngày 27 tháng 6 năm 1985, BLHS 1985 đƣợc ban
hành với 03 điều luật bảo vệ trẻ em trƣớc xâm hại tình dục là tội hiếp dâm
(Điều 112), tội cƣỡng dâm (Điều 113), tội giao cấu với ngƣời dƣới 16 tuổi
(Điều 114).
BLHS 1999 đƣợc xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một cách tƣơng
đối toàn diện BLHS 1985 nhƣng có kế thừa những nội dung hợp lí, tích
cực. BLHS 1999 đã quy định một số điều luật nhằm trừng trị nghiêm khắc
những hành vi phạm tội xâm hại tình dục trẻ em mà điều nổi bật đó chính là
tội hiếp dâm trẻ em đƣợc quy định thành điều luật độc lập (Điều 112) bên
cạnh tội hiếp dâm.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát sinh từ thực tiễn tội phạm, BLHS 2015
trên cơ sở kế thừa các quy định của BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung các dấu
hiệu cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trẻ em nói chung, tội
hiếp dâm trẻ em nói riêng. Tội hiếp dâm trẻ em đƣợc sửa đổi, bổ sung cả về


4
tội danh, dấu hiệu định tội, định khung hình phạt.
2.

Tình hình nghiên cứu

Thực trạng xâm phạm tình dục ngƣời dƣới 16 tuổi đang diễn ra khá phổ
biến, còn diễn biến phức tạp, thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu.

Tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi có nhiều quy định mới trong BLHS
2015 mới đƣợc sửa đổi năm 2017. Nghiên cứu về tội phạm này theo quy định
mới của BLHS 2015 còn hạn chế cả về số lƣợng và nội dung nghiên cứu, chủ
yếu là dƣới dạng bài đăng tạp chí, chƣa có các công trình nghiên cứu khoa
học tập trung, đặc biệt là ở cấp độ thạc sĩ.
Trƣớc đó đã có nhiều công trình phân tích cả lý luận và thực tiễn áp
dụng pháp luật ở các góc độ và cấp độ khác nhau về tội hiếp dâm trẻ em theo
quy định của BLHS 1999. Có thể kể đến: tác giả Nguyễn Tuấn Thiện có bài
nghiên cứu về đề tài “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự
Việt Nam”2 đã phân tích cụ thể về tội xâm phạm tình dục trẻ em theo quy định
của BLHS 1999; tác giả Lê Thị Diễm Hằng với đề tài “Các tội xâm phạm tình
dục trẻ em – so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự của
một số nước”3 đã làm rõ các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong BLHS và so
sánh để làm rõ những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa quy định về của
BLHS Việt Nam và BLHS một số nƣớc. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm này; tác giả
Nguyễn Thị Huyền với đề tài “Một số vấn đề lý luận về tội hiếp dâm trẻ em

2

Nguyễn Tuấn Thiện (2015), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt
Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
3
Lê Thị Diễm Hằng (2016), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em – so sánh pháp luật hình sự
việt nam với pháp luật hình sự của một số nước, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học luật
Hà Nội.


5

và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Thái Bình”4 với những số liệu phân tích cụ thể
đã phần nào cho thấy đƣợc thực tiễn áp dụng của loại tội phạm này.
Việc nghiên cứu các quy định về tội hiếp dâm nói chung và tội hiếp
dâm ngƣời dƣới 16 tuổi nói riêng là đề tài khó, cũ mà luôn mới. Nói đây là
vấn đề cũ vì đã có không ít các bài viết, công trình khoa học nghiên cứu về tội
hiếp dâm trẻ em theo quy định của BLHS 1999, còn xét đây là một vấn đề
mới ở chỗ các bài viết và công trình nghiên cứu khoa học đó nghiên cứu vấn
đề theo những cách nhìn, cách đánh giá khác nhau. Ngoài ra, chƣa có nhiều
công trình nghiên cứu về tội này với tên gọi mới khi đƣợc quy định tại BLHS
2015 với một số thay đổi đáng chú ý. Chính vì thế, nghiên cứu pháp luật về
tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi trong BLHS 2015 một cách toàn diện vẫn là
một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn.
3.

Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu tổng quát
Làm rõ quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội hiếp dâm ngƣời
dƣới 16 tuổi đặc biệt là các quy định mới của BLHS 2015 thể hiện quan điểm
của Đảng, Nhà nƣớc qua sự so sánh với quy định của BLHS 1999.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích quy định của BLHS 2015 về các dấu hiệu cấu thành tội
phạm của tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi và đƣờng lối xử lý đối với tội phạm
này.
- Đánh giá những nội dung mới của BLHS 2015 so với BLHS 1999 từ
đó đƣa ra một số đề xuất triển khai áp dụng tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16
tuổi dƣới góc độ của luật hình sự.

4

Nguyễn Thị Huyền (2012), Một số vấn đề lý luận về tội hiếp dâm trẻ em và thực tiễn trên
địa bàn tỉnh Thái Bình, Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật, Khoa Luật Đại học Vinh.


6
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu quy định của BLHS hiện hành (BLHS 2015 sửa đổi bổ
sung 2017) trong sự so sánh, đối chiếu với quy định của các BLHS trƣớc đó.
5.

Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Luận văn đƣợc nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi sau:
- Tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi đƣợc quy định trong BLHS 2015 nhƣ
thế nào?
- Điểm khác biệt giữa tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi với các tội danh
trong nhóm tội về xâm hại tình dục đối với ngƣời dƣới 16 tuổi là gì?
- Những điểm mới trong quy định về tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi so
với những quy định trƣớc đây là gì?
- Cần làm gì để triển khai áp dụng Điều 142 BLHS 2015 trên thực tế?
6.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, tác giả nghiên cứu dựa
trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa
duy vật lịch sử, đồng thời vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chủ trƣơng, đƣờng
lối, chính sách của Đảng và của Nhà nƣớc về việc bảo vệ quyền và lợi ích của

ngƣời dƣới 16 tuổi. Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về cấu thành tội hiếp dâm
ngƣời dƣới 16 tuổi.
7.

Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn đƣợc chia thành hai chƣơng, bao gồm:
Chƣơng 1: Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội hiếp dâm
ngƣời dƣới 16 tuổi.
Chƣơng 2: Điểm mới của Bộ luât hình sự năm 2015 so với Bộ luật hình
sự năm 1999 về tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi và một số đề xuất triển
khai áp dụng.


7
CHƢƠNG 1
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ
TỘI HIẾP DÂM NGƢỜI DƢỚI 16 TUỔI
1.1. Dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi.
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm là những dấu hiệu đặc trƣng điển hình,
phản ánh đƣợc đầy đủ tính chất nguy hiểm của một tội phạm và để phân biệt
tội phạm này với tội phạm khác. Đó là những dấu hiệu đƣợc quy định trong
cấu thành tội phạm cơ bản của một tội phạm cụ thể đƣợc quy định trong Phần
các tội phạm của BLHS.
Trong BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi chung là BLHS
2015), tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi đƣợc quy định tại Điều 142, chƣơng
XIV- Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
ngƣời nhƣ sau:

“Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể
tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý
muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm
thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;


8
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo
dục, chữa bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù
chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm
thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Căn cứ nội dung Điều 142, có thể hiểu khái niệm “tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi có nghĩa là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có đủ năng
lực trách nhiệm hình sự sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi hoặc thủ
đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn
nhân trái với ý muốn của họ; Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người dưới 13 tuổi”.
Theo quy định trên, điều luật gồm 4 khoản, với khoản 1 quy định về
các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản. Khoản 2 và 3 quy định các
trƣờng hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định hình phạt bổ sung. Nhìn
chung, các khung hình phạt của tội này đều ở mức nghiêm khắc với hình phạt
chính nhẹ nhất là 07 năm tù (khoản 1) và nặng nhất là tử hình (khoản 3). Sở dĩ
các nhà làm luật xây dựng khung hình phạt của tội hiếp dâm trẻ em theo


9
hƣớng xử nặng bởi vì tội phạm này gây nên ảnh hƣởng rất lớn tới tƣơng lai
của nạn nhân, không những về thể chất mà còn về tinh thần. Ngoài ra cũng có
thể thấy sự phân chia đối tƣợng nạn nhân của loại tội này với hai loại là
“người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” và “người dưới 13 tuổi” với những dấu
hiệu pháp lý có những đặc thù riêng.
1.1.1. Khách thể
“Khách thể của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội được Luật hình
sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại”5. Hoạt động phạm tội luôn nhằm vào
những khách thể cụ thể, tồn tại ngoài ý thức và độc lập với ý thức của chủ thể
để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho chính những khách thể đó.

Khách thể đƣợc của tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi là quyền đƣợc tôn
trọng nhân phẩm, danh dự và quyền bất khả xâm phạm về tình dục của đối
tƣợng ngƣời dƣới 16 tuổi. Đây là một trong những quyền nhân thân của con
ngƣời đƣợc pháp luật hình sự bảo vệ.
Quyền tình dục là một khái niệm, đƣợc đề cập và sử dụng rộng rãi bởi
các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên chính phủ quốc tế, Liên Hợp quốc
và giới học thuật. Quyền này ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm rộng rãi trên
thế giới, tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất mang
tính toàn cầu về khái niệm này. Theo một đề xuất đƣợc đƣa ra thảo luận bởi
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì:
“Quyền tình dục là những quyền con người được thừa nhận trong pháp
luật của các quốc gia, các văn kiện nhân quyền quốc tế và các tuyên bố đồng
thuận khác. Nó bao gồm quyền của tất cả mọi người, một cách tự do không bị
cưỡng bức, phân biệt đối xử và bạo lực, được:
- Hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể về sức khỏe tình dục, bao gồm việc tiếp
cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục;
- Tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin liên quan đến tình dục;
5

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2013), Xem “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Tập 1”, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, tr.86.


10
- Hưởng giáo dục tình dục;
- Tôn trọng sự toàn vẹn về thân thể;
- Lựa chọn bạn tình;
- Quyết định có tham gia hoạt động tình dục hay không;
- Có các quan hệ đồng thuận về tình dục;
- Kết hôn dựa trên sự đồng thuận;

- Quyết định có con hay không và vào khi nào;
- Mưu cầu một đời sống tình dục thích thú, an toàn và thỏa mãn.
Mọi người khi hưởng thụ các quyền này đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng các
quyền của con người khác6”.
Một khái niệm khác về quyền tình dục là: “khả năng của mọi cá nhân,
theo một cách thức tự do và có trách nhiệm, được biểu lộ xu hướng, thực
hành và hưởng thụ đời sống tình dục một mình hoặc với người khác mà không
phải chịu bất kỳ sự cản trở, trừng phạt, lạm dụng, bóc lột hay phân biệt đối
xử nào, miễn là không làm ảnh hưởng đến các quyền, tự do và lợi ích chính
đáng của người khác và của cộng đồng”7
Trong BLHS 2015, tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi là tội đầu tiên
trong nhóm các tội xâm phạm tình dục ngƣời dƣới 16 tuổi. Đây là nhóm đối
tƣợng mang tính chất đặc thù, là những ngƣời ở độ tuổi đang hoàn thiện dần
về cả thể chất cũng nhƣ tâm sinh lý. Hành vi phạm tội có khả năng gây tác
động rất lớn tới nạn nhân nhƣ những hoảng loạn về tâm lý thậm chí tổn hại về
thể xác hay làm lệch lạc xu hƣớng tình dục.
Đối tƣợng tác động của tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi đƣợc xác định
ngay trong tội danh.
Thứ nhất, đối tƣợng tác động của tội này phải là cá nhân, là con ngƣời
đang sống, không phân biệt giới tính.

6
7

Xem tại />Xem Vũ Công Giao “Pháp luật về quyền tình dục trên thế giới và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam”


11
Thứ hai, đối tƣợng này phải thỏa mãn yêu cầu về độ tuổi, tức là tại thời
điểm bị xâm hại, đối tƣợng tác động chƣa đủ 16 tuổi. Đối tƣợng tác động của

tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi đƣợc phân chia theo hai độ tuổi ứng với các
dạng hành vi khách quan khác nhau. Nếu nhƣ điều luật quy định việc trái ý
muốn của nạn nhân thuộc độ tuổi từ đủ 13 đến dƣới 16 tuổi thông qua các thủ
đoạn của ngƣời phạm tội nhƣ dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ đƣợc của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác thì vấn đề này
không đƣợc đặt ra với nhóm đối tƣợng tác động là ngƣời dƣới 13 tuổi. Mọi
trƣờng hợp giao cấu với ngƣời dƣới 13 tuổi đều đƣợc coi là trái ý muốn. Điều
này sẽ đƣợc phân tích rõ hơn trong phần mặt khách quan của tội phạm.
Việc xác định độ tuổi của đối tƣợng tác động có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung, vụ án về xâm hại
tình dục ngƣời dƣới 16 tuổi nói riêng. BLTTS 2015 ra đời đã dành một
chƣơng với tên gọi là “Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi” nằm trong
phần thứ bảy “Thủ tục đặc biệt”, quy định cụ thể về việc “Xác định độ tuổi
của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi”. Điều 417
BLTTHS 2015 đã có quy định chặt chẽ và thống nhất về cách xác định độ
tuổi nhƣ sau:
- “Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới
18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định
của pháp luật8”. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải áp dụng
mọi biện pháp để xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh của đối tƣợng
bằng việc căn cứ vào các tài liệu hợp pháp nhƣ giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia
đình, chứng minh thƣ nhân dân, thẻ căn cƣớc công dân, các giấy tờ, tài liệu
khác…Các tài liệu này phải đƣợc thu thập theo đúng trình tự, quy định của
pháp luật.
- Có nhiều trƣờng hợp vụ án hiếp dâm xảy ra ở những vùng miền pháp
luật chƣa đƣợc tuyên tryền, phổ biến rộng rãi, trình độ dân trí thấp, vẫn còn
8

Khoản 1 Điều 417 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015



12
tồn tại những thói quen về việc không khai sinh cho con mà chỉ khi nào con đi
học hoặc có vấn đề gì yêu cầu dùng đến giấy khai sinh hoặc chứng minh hộ
tịch thì khi đó cha mẹ, ngƣời thân trong gia đình mới tiến hành đi khai sinh
dẫn đến việc sai sót trong việc khai báo ngày sinh đúng của trẻ em. Do đó có
sự chênh lệch giữa giấy tờ khai báo và thực tế giám định dẫn tới việc xác định
tuổi của nạn nhân để làm căn cứ xét xử hành vi phạm tội rất khó khăn. Một số
trƣờng hợp nạn nhân có sự sai lệch về ngày sinh, sự chênh lệch này là rất ít
nhƣng nó lại nằm trong ranh giới quyết định tội danh mà ngƣời thực hiện
hành vi phạm tội phải chịu nhƣ chƣa đủ 16 tuổi hoặc đủ 16 tuổi. Sự chênh
lệch này chỉ tính bằng ngày hoặc bằng giờ thế nhƣng lại không có đủ căn cứ
để chứng minh độ tuổi của nạn nhân bằng cách xác định ngày sinh của nạn
nhân do sự sai sót trong giấy khai sinh, giấy tờ liên quan tới hộ tịch với ngày
sinh thực tế mà phía gia đình cung cấp mà việc áp dụng phƣơng pháp giám
định cũng không có một kết quả khả quan thì việc xác định tuổi đúng của nạn
nhân là rất khó.
Việc xác định độ tuổi của chủ thể và đối tƣợng tác động là một trong
những cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng xác định
việc có truy cứu trách nhiệm hình sƣ đối với ngƣời phạm tội hay không và
truy tố ở điều khoản nào của tội nào. Trƣớc đây BLTTHS 2013 không có quy
định về cách xác định tuổi của ngƣời bị buộc tội, ngƣời bị hại là ngƣời chƣa
thành niên trong khi các tội phạm liên quan đến nhóm đối tƣợng này xảy ra
ngày càng nhiều. Điều này khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều
khó khăn trong quá trình giải quyết do không đủ căn cứ để xác định độ tuổi
của đối tƣợng. Việc xác định tuổi của ngƣời bị buộc tội ngƣời bị hại trong
thời kỳ này đƣợc dựa trên quy định tại Điều 6 và Điều 12 Thông tƣ liên tịch
số 01/2011/ TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12 tháng
7 năm 2011
Để khắc phục thiếu sót của BLTTHS 2003, xuất phát từ thực tiễn trên

cơ sở tiếp thu có chọn lọc những quy định của Thông tƣ số 01/2011/ TTLT-


13
VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH, BLTTHS 2015 đã đƣa quy định
về việc xác định tuổi của ngƣời bị buộc tội, ngƣời bị hại vào chung một điều
luật nhƣ sau:
“Điều 4 7

ác

nh tuổi c

người

uộc tội người

h i

người dưới

8 tuổi
1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi
do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp
luật.
2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định
được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:
a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày
thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày,

tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày,
tháng sinh.
c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được
ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó
làm ngày, tháng sinh.
d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày,
tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày,
tháng sinh.
3. Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để
xác định tuổi.9
Thứ nhất, BLTTHS 2015 vẫn giữ nguyên hƣớng dẫn tại Điều 6 và
Điều 12 của Thông tƣ số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTPBLĐTBXH về việc xác định tuổi của đối tƣợng trƣớc hết phải do cơ quan có
thẩm quyền tố tụng thực hiện theo đúng quy định và trình tự của pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải áp dụng mọi biện pháp để
9

Điều 417, BLHS 2015- Xác định tuổi của ngƣời bị buộc tội, ngƣời bị hại là ngƣời dƣới 18 tuổi.


14
xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh của đối tƣợng bằng việc căn cứ vào
các tài liệu hợp pháp nhƣ giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình, chứng minh thƣ
nhân dân, thẻ căn cƣớc công dân, các giấy tờ, tài liệu khác…
Thứ h i BLTTHS 2015 đã mở rộng hơn so với Thông tƣ số
01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về phạm vi đối
tƣợng áp dụng biện pháp xác định tuổi. Cụ thể, Thông tƣ số 01/2011/TTLTVKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH chỉ xác định những đối tƣợng gồm
bị can, bị cáo (Điều 6) và ngƣời bị hại (Điều 12). Điều 417 BLTTHS 2015 đã
mở rộng thêm đối tƣợng cần xác định tuổi gồm ngƣời bị buộc tội và ngƣời bị
hại dƣới 18 tuổi. Ngƣời bị buộc tội bao gồm ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, bị
can, bị cáo. Sự mở rộng này là hợp lý, bởi vì trên thực tế, khi bắt, tạm giữ

ngƣời dƣới 18 tuổi thì các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành các biện
pháp thu thập tài liệu xác minh độ tuổi của họ trƣớc khi ra quyết định khởi tố
bị can. Việc quy định ngƣời bị buộc tội vào nội dung của Điều 147 BLTTHS
2015 đã góp phần tạo khung pháp lý giúp cơ quan tiến hành tố tụng dễ dàng
hơn trong việc xác định tuổi của nhóm đối tƣợng này.
Thứ

cách xác định độ tuổi trong BLTTHS 2015 đã thống nhất hơn

cho cả ngƣời bị buộc tội và ngƣời bị hại, đều xác định theo nhƣ quy định tuổi
của bị can, bị cáo tại Điều 6 Thông tƣ số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTCBCA-BTP-BLĐTBXH. Cách xác định này đã bảo đảm đƣợc sự công bằng
giữa ngƣời bị buộc tội và ngƣời bị hại
1.1.2. Ch thể
Chủ thể của tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi là những con ngƣời cụ thể
có đủ năng lực TNHS, đạt độ tuổi nhất định và đã thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ nhất, mặc dù BLHS 2015 đã bổ sung TNHS của pháp nhân
thƣơng mại, song chủ thể loại tội này chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt
giới tính.
Thứ hai, năng lực TNHS là điều kiện cần để có thể xác định việc ngƣời
phạm tội có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Năng lực TNHS


15
thể hiện ở khả năng nhận thức và năng lực điều khiển hành vi. Khi thực hiện
hành vi phạm tội, ngƣời phạm tội có khả năng nhận thức đƣợc tính nguy hiểm
cho xã hội từ hành vi của mình và có khả năng kìm chế hành vi đó để lựa
chọn một cách xử sự khác phù hợp hơn với đòi hỏi của xã hội. BLHS không
có quy định trực tiếp về ngƣời có năng lực TNHS, mà điều này đƣợc xác định
thông qua việc ngƣời phạm tội đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 BLHS
2015 và không thuộc tình trạng không có năng lực TNHS theo quy định tại

Điều 21 BLHS 2015.
Thứ ba, BLHS 2015 không có quy định riêng về tuổi của chủ thể của
tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi. Quy định chung về tuổi chịu TNHS tại Điều
12 BLHS 2015 nhƣ sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại
một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170,
171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299,
303 và 304 của Bộ luật này.”.
Bên cạnh đó, theo phân loại tội phạm tại khoản 3 và khoản 4 Điều 9
BLHS 2015 thì:
“3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này
quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do
Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình.”.
Theo đó, khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 quy định tội hiếp dâm ngƣời
dƣới 16 tuổi thuộc loại tội rất nghiêm trọng. Khoản 2 và 3 của tội này thuộc


16
loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Các khoản này đều có chủ thể là ngƣời từ đủ
14 tuổi trở lên. Việc xác định tuổi của ngƣời phạm tội cũng đƣợc quy định
giống với việc xác định tuổi của ngƣời bị hại nhƣ đã nêu trên.
Tóm lại, chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em là cá nhân, có năng lực trách
nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên.

1.1.3. Mặt khách qu n
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách
quan.10
Hành vi khách quan của tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi đƣợc quy định
tại Khoản 1 Điều 142 nhƣ sau:
“a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ

được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của
họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13
tuổi.”
Nhƣ vậy, hành vi khách quan của tội phạm đƣợc xác định qua hai
trƣờng hợp:
- Hành vi thứ nhất xảy ra ở một trong 4 dạng: dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân.
- Hành vi thứ hai xảy ra ở một trong 2 dạng: giao cấu hoặc quan hệ tình
dục khác trái ý muốn.
Hành vi thứ nhất xảy ra trƣớc về mặt thời gian và đƣợc quy định trƣớc
trong điều luật, mang bản chất là thủ đoạn để thực hiện hành vi thứ hai trái ý
muốn của nạn nhân. Hành vi thứ hai là hành vi thể hiện bản chất nguy hiểm
của tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi. Trái ý muốn theo lý luận có thể hiểu là
việc giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác mà không có sự đồng ý, tự nguyện
10

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, tập 1, trang 99


17

của nạn nhân. Điều này có thể thể hiện qua các dấu vết thu thấp đƣợc tại hiện
trƣờng hoặc qua vết tích trên cơ thể nạn nhân nhƣ hiện trƣờng bị xáo trộn; vết
cắn, vết cào của nạn nhân trên cơ thể thủ phạm…Bên cạnh đó cũng có nhiều
trƣờng hợp việc trái ý muốn này không thể hiện bên ngoài thế giới khách
quan do nạn nhân bị lâm vào tình trạng không có khả năng biểu lộ ý muốn
đúng đắn nên không có sự phản kháng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là
việc giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác đó đã có sự đồng ý của nạn nhân.
Thứ nhất, trƣờng hợp đối tƣợng tác động là ngƣời từ đủ 13 đến dƣới
16 tuổi.
Loai hành vi thứ nhất đƣợc thể hiện thông qua việc ngƣời phạm tội phải
sử dụng một trong các thủ đoạn đƣợc nêu tại Khoản 1 Điều 142 BLHS 2015
bao gồm: “Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác”.
- Thủ đoạn dùng vũ lực nghĩa là việc ngƣời phạm tội dùng sức mạnh
vật chất hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ tác động lên thân thể nạn nhân làm
tê liệt sự kháng cự của nạn nhân chống lại việc giao cấu hoặc hành vi quan hệ
tình dục khác nhƣ: vật lộn, giữ chân tay, bịt mồm, bóp cổ, đánh đấm, trói, xé
áo quần nạn nhân,v.v…
Xem xét bản án số 17 ngày 17/04/2018 TAND tỉnh Thái Bình đƣa vụ
án Trần Văn H - phạm tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi (điều 142 BLHS
2015) ra xét xử:
Nội dung vụ án đƣợc tóm tắt nhƣ sau: Khoảng 17 giờ ngày 05/10/2017,
Trần Văn H (sinh ngày 15/11/1995) đang đứng trong sân nhà thì nhìn thấy
cháu Nguyễn Thị Ngọc B (sinh ngày 14/12/2005) đi học về. Lúc này, H nảy
sinh ý định giao cấu với cháu B, H đi ra ngoài cổng đứng trƣớc mặt chặn
đƣờng cháu B trêu ghẹo B, B bỏ đi H chạy theo sau dùng tay túm tóc của B,
kéo B vào trong sân nhà H. B giãy dụa kêu khóc, H bế B vào trong nhà, đặt
xuống giƣờng ở gian ngoài, đồng thời H nằm xuống giƣờng cạnh B. H bám
vào vai trái, kéo B nằm ngửa ra đồng thời một chân H vòng qua quặp lấy chân



18
trái của B kéo ghì duỗi thẳng ra. Một tay H cởi cúc và kéo khóa quần dài của
B. H nhổm ngƣời, quỳ đè lên ngƣời B, kẹp B nằm ngửa giữa hai chân, dùng
tay kéo quần khỏi ngƣời B. B liên tục kêu khóc giãy dụa bảo H bỏ ra. H bế B
vào giƣờng trong buồng, tiếp tục nằm đè lên ngƣời B, dùng ngón trỏ và ngón
giữa sờ âm hộ B. Lúc này thì bị ngƣời khác phát hiện, ngăn chặn. Bị cáo Trần
Văn H bị tòa án tuyên phạm tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi. Xử phạt Trần
Văn H 06 (Sáu) năm tù11.
Hành vi dùng vũ lực của Trần văn H đƣợc ghi nhận rõ ràng việc túm
tóc, vật lộn bế B vào trong nhà rồi kẹp chân, tay chống lại sự kháng cự của
của B trên giƣờng sau đó dùng tay tác động tới bộ phân sinh dục của B với
mục đích hƣớng tới hành vi giao cấu.
- Đe doạ dùng vũ lực là một dạng điển hình của uy hiếp tinh thần,
ngƣời phạm tội đã có hành vi làm cho ý chí của nạn nhân bị tê liệt buộc họ
phải giao cấu mà không dám kháng cự nhƣ dọa giết, hay dọa gây thƣơng tích,
đe dọa đến tính mạng. Thông qua dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh
thần của ngƣời khác, làm cho ngƣời bị đe doạ sợ hãi nhƣ: doạ giết, doạ đánh,
doạ bắn… làm cho ngƣời bị hại phải để cho ngƣời phạm tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi tình dục khác trái với ý muốn của mình. Đe dọa dùng vũ lực
là dùng lời nói, cử chỉ hoặc động tác nhƣng chƣa tác động trực tiếp vào ngƣời
nạn nhân để nạn nhân hiểu rằng nếu không cho giao cấu thì có thể bị dùng vũ
lực.
Ví dụ nhƣ tình huống Trƣơng Thị H cùng Huỳnh Văn A và Nguyễn
Quốc Q rủ Mai Thị L là một cô gái 14 tuổi cùng đi dự sinh nhật H tại một nhà
nghỉ có phòng hát karaoke. Một lát sau H rủ A là bạn trai của mình lên phòng
nghỉ và đề nghị L cũng vào phòng nghỉ thành một cặp với Q. Tuy nhiên L từ
chối và đòi về. Thấy L vẫn tiếp tục nằng nặc từ chối H đã rút con dao đặt lên
11


TAND tỉnh Thái Bình (2018), “Bản án số: 17 ngày 17/04/2018”, . ,

ngày 30/05/2018.


19
bàn và bảo “Mày thích gì? Có chiều Q không thì bảo?” L sợ quá đành đồng ý
ở lại cùng B. Sau đó B đã thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của L.
Trong hành vi trên H đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực, thông qua con
dao đặt trên bàn và lời lẽ đe dọa L phải chấp nhận quan hệ tình dục nếu không
muốn bị đe dọa tới tính mạng và sức khỏe, khiến L lo sợ và phải đồng ý.
- Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đƣợc của nạn nhân là trƣờng hợp
nạn nhân rơi vào tình trạng nếu nhƣ bị ngƣời khác giao cấu thì không thể
chống cự lại đƣợc. Tình trạng này, có thể từ chính nạn nhân nhƣ việc lợi dụng
nạn nhân bại liệt, bệnh tật để thực hiện hành vi.
Ví dụ nhƣ trƣờng hợp nạn nhân là Trƣơng Thanh L đến Bệnh viện đa
khoa để nội soi dạ dày, đại tràng. Ê kíp ca nội soi gồm có 04 (bốn) ngƣời. Đến
giai đoạn hậu gây mê, bệnh viện bố trí điều dƣỡng Phạm Quốc D ở lại để
chăm sóc, vệ sinh bệnh nhân, chờ hồi tỉnh. Lợi dụng lúc L đang hôn mê, D đã
có hành vi giao cấu với bệnh nhân này12.
Trong trƣờng hợp trên, D đã lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đƣợc
của nạn nhân (bởi chị L vẫn đang hôn mê sau ca nội soi), nhƣng vẫn cố ý
quan hệ tình dục, nghĩa là đã có dấu hiệu của tội phạm.
- Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài những hành vi đã đƣợc quy
định trong cấu thành (dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ đƣợc của nạn nhân). Đây là quy định mở nhằm đáp ứng yêu
cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Những thủ đoạn mà ngƣời
phạm tội thực hiện hoặc lợi dụng phải là những thủ đoạn nhằm đƣa ngƣời bị
hại lâm vào tình trạng không còn khả năng làm chủ bản thân nhƣ: cho uống
thuốc kích dục hoặc lợi dụng sự kém hiểu biết của nạn nhân để thực hiện hành

vi giao cấu, quan hệ tình dục trái với ý muốn của nạn nhân.
Xem xét ví dụ sau, Q (ngƣời đàn ông lớn tuổi, nhiều tiền, đã có vợ con)
rủ N (dƣới 16 tuổi) tổ chức liên hoan đồng thời lén bỏ thuốc kích dục vào cốc
12

Nhật Thanh (2018), “Nam điều dƣỡng hiếp dâm nữ bệnh nhân đang hôn mê”,
, ngày 01/08/2018.


20
nƣớc uống của N làm cho N để Q quan hệ tình dục với N. Vụ việc sau đó bị
phát hiện, Q bị bắt13.
Từ ví dụ trên thấy đƣợc có Q hành vi dùng thủ đoạn khác để giao cấu
với nạn nhân “bỏ thuốc kích dục vào cốc nƣớc uống của N làm cho N để Q
quan hệ tình dục với N” làm cho nạn nhân không biết hoặc rơi vào tình trạng
không có khả năng nhận thức tạm thời để giao cấu với nạn nhân mà không
đƣợc sự đồng ý của họ.
Loai hành vi thứ hai đƣợc diễn ra sau về mặt thời gian và là mục đích
để ngƣời phạm tội thực hiện loại hành vi thứ nhất. Loại hành vi này bao gồm:
- Giao cấu trong khái niệm tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi vẫn đƣợc hiểu
theo hƣớng dẫn của Bản tổng kết 329/HS2 ngày 11/5/1967 của TANDTC là
“chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục người phụ nữ
(bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập
của dương vật là sâu hay cạn, không kể có sự xuất tinh hay không là tội Hiếp
dâm được coi là hoàn thành, vì khi đó, danh dự nhân phẩm của người phụ nữ
đã bị chà đạp”. Có thể thấy hành vi giao cấu đƣợc mô tả khá rõ ràng với sự
tiếp xúc của bộ phận sinh dục nam với bộ phận sinh dục nữ với ý thức ấn
vào, không quan trong đã thỏa mãn đƣợc dục vọng hay chƣa là tội phạm đƣợc
coi là hoàn thành, tức là hành vi đƣợc thực hiện giữa chủ thể là nam giới đối
với nữ giới và không quan trọng tới việc mục đích phạm tội đã thỏa mãn dục

vọng hay không.
Để làm rõ hành vi giao cấu, cùng xem xét qua bản án bản án số 09/2018
ngày 03/05/2018 của TAND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã bị xét xử Triệu
Kim Ý về tội hiếp dâm ngƣời dƣới 16 tuổi (điều 142 BLHS 2015).
Nội dung vụ án đƣợc tóm tắt nhƣ sau: Khoảng 14 giờ ngày 20 tháng 01
năm 2018, Triệu Kim Ý sinh ngày 25 tháng 8 năm 2000, đang ở nhà thì nảy
sinh ý định giao cấu với Đặng Thị L, sinh ngày 25 tháng 5 năm 2004, trú cùng
thôn. Ý đi bộ sang nhà L, sau đó lẻn vào nhà L. Biết chỉ có một mình L ở nhà
13

Luật Dƣơng Gia (2015), “Dùng thủ đoạn để hiếp dâm ngƣời khác” , ngày 11/8/2015


×