Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm và so sanh với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.25 KB, 11 trang )

Lời mở đầu
Tội hiếp dâm và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là 2 trong số các tội xâm phạm
nhân phẩm, danh dự của con người, trong những năm gần đây hai tội này đang có
xu hướng gia tăng về cả tích chất và số lượng đặc biệt là tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thuần phong mỹ tục của nước ta đồng thời
gây hoang mang cho dư luận, vì vậy việc phân tích các dấu hiệu pháp lý của hai tội
danh này là vô cùng quan trọng, từ đó xác định được tính chất của vụ án và có các
hình phạt nghiêm minh để có thể răn đe cũng như trừng trị thích đáng với người
phạm tội, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật hình sự. Do đó, để góp phần nhỏ vào
việc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này em đã chọn đề bài: “ Phân tích các
dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm? Phân biệt tội hiếp dâm với tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi ” để làm tiểu luận.
Do vẫn còn hạn chế về kiến thức cũng như chưa trải qua nhiều về mặt thực tế lên
bài viết có thể còn nhiều thiếu sót mong thầy cô có thể chỉnh sửa và đánh giá để bài
viết có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

1


Nội Dung
Hiếp dâm thuộc các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những
hành hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhâm
phẩm, danh dự của con người. Ngoài tội hiếp dâm thì trong nhóm này còn một số
tội khác như : tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi...
Các tội phạm trong nhóm tội này có những đặc điểm chung sau:
- Hành vi phạm tội của nhóm tội này được biểu hiện dưới dạng hành động
- Hậu quả mà hành vi phạm tội này gây ra đối với nhân phẩm và danh dự của
con người thường là dưới dạng tinh thần.


- Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các cấu thành tội phạm
của nhóm tội này. Các cấu thành tội phạm của nhóm tội này đều là cấu thành
hình thức.
- Lỗi ở các tội thuộc nhóm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
đều là lỗi cố ý
Tuy nhiên đi vào từng tội danh thì các dấu hiệu pháp lý sẽ có sự khác nhau đáng
kể.
I.

Dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm

Tội hiếp dâm theo bộ luật hình sự năm 2015 được quy đinh tại điều 141 quy định
như sau:
Điều 141. Tội hiếp dâm
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự
vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm.
2


1. Khách thể của tội phạm
Như đã nêu ở trên, thì tội hiêp dâm thuộc nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm,
danh dự của con người, do đó tội phạm này sẽ xâm phạm danh dự, nhân phẩm,
quyền tụ do tình dục của con người.
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức
khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay
bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm.”
(Điều 20 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013)

Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản,
các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân đều có thể bị xử lý nghiêm minh
trước pháp luật. Trong đó hành vi xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục
bị coi là tội phạm và bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự
2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn
khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của
nạn nhân.
Giao cấu ở đây được hiểu là một người dùng bộ phận sinh dục của mình tiếp xúc
với các bộ phận khác trên cơ thể của đối phương hay nói cách khác giao cấu là
hành vi đưa bộ phân sinh dục nam (đực) vào trong bộ phận sinh dục nữ (cái).
Còn đối với hành vi quan hệ tình dục khác là hình thức quan hệ tình dục khác so
với hành vi giao cấu khi mà được thực hiện với những bộ phận không phải là bộ
phận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu môn, hoặc dùng ngón tay) có
hành vi tình dục thâm nhập và hành vi tình dục không thâm nhập. Tình dục đường
âm đạo, đường miệng, đường hậu môn cũng đều được coi là tình dục thâm nhập có
cùng tính chất với nhau. Những hành vì tình dục khác và thủ dâm lẫn nhau được
3


coi là tình dục không thâm nhập xét về mặt sinh học - sinh lý thì cũng là giao cấu.
Nói chung các hình thức này khác với hành vi giao cấu nhưng vẫn có thể đạt được
khoái cảm hay dục vọng.1
Hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của
nạn nhận được thực hiện bằng các thủ đoạn sau:
- Dùng vũ lực là dùng sức mạnh vật chất tác động lên nạn nhân làm cho nạn
nhận không thể kháng cự để thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác. Ví dụ như: vật, xô ngã, giữ, bóp cổ nạn nhân, xé
quần áo,... để đè bẹp sự phản kháng của nạn nhân để giao cấu trái ý muốn

với họ.
- Đe dọa dùng vũ lực là dùng những lời nói, cử chỉ, hành động đe dọa sẽ sử
dụng sực mạnh vật chất xâm hại đến tính mạng. sức khỏe của nạn nhân nhằm
tác động làm tê liệt , buộc nạn nhân phải giao cấu hoặc thực hiện các hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của họ. Ví dụ: dọa giết, dọa cắt tay, cắt
chân,...
- Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ là việc nhân thời cơ mà nạn nhân vì một
lý do nào đó mà nạn nhân không thể chống lại được hành vi giao cấu hoặc
hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. Ví dụ: lợi dụng
hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật, tai nạn, bị ngất, hôn mê, mêm man bất tỉnh, bị
tiêm thuốc ngủ chưa tỉnh, bị tâm thần,...nạn nhân không thể chống cự được
để thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
trái với ý muốn của nạn nhân.
- Dùng thủ đoạn khác (ngoài các 3 thủ đoạn trên) để giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân là những thủ
đoạn khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể khác cự được
nhằm thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
1 Bài viết “Bàn về tội hiếp dâm” của tác giả Nguyễn Lâm tại địa chỉ :
/>
4


khác trái với ý muốn của nạn nhân. Ví dụ như: tiêm thuôc mê, cho nạn nhân
uống thuốc kích dục trái ý muốn của nạn nhận.
Trong tội hiếp dâm cần phải lưu ý rằng hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác phải trái với ý muốn của nạn nhân, để xác định được việc trái
ý muốn hay không cần phải xem xét nhiều yếu tố như: mối quan hệ giữa hai người,
thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm, thái độ của nạn nhân,...
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội có hành vi giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân, không kể việc giao cấu

hay thực hiện quan hệ tình dục khác đã kết thúc hay chưa nói cách khác thì chưa
cần việc giao cấu đã kết thúc về mặt sinh lý thì tội hiếp dâm đã được coi là hoàn
thành (ví dụ: anh A hẹn B đi hiếp dâm...chị C nhưng mới xé quần áo chị C chưa
làm gì thì bị người khác phát hiện rồi bỏ chạy đi, mặc dù mới xé quần áo chị C ra
chưa làm gì nhưng vẫn quy vào tội hiếp dâm....)

3. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tôi là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi giao
cấu của mình là trái ý muốn của nạn nhân, là nguy hiểm hiểm cho xã hội thấy trước
hậu quả xảy ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi bằng những thủ đoạn trên.
4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội hiếp dâm là người có từ đủ 14 tuổi trở nên và có năng lực trách
nhiệm hình sự. Thường thì chủ thể của tội hiếp dâm là nam giới, nữ giới thường là
nạn nhân tuy nhiên thì nữ giới cũng có thể là chủ thể của tội này, nhưng thường thì
các trường hợp nữ giới là người trực tiếp phạm tội thì không nhiều mà thường tham
gia trong vụ án đồng phạm hiếp dâm với vai trò người xúi giục, người giúp sức hay
người tổ chức.

5


II.

Phân biệt biệt tội hiếp dâm với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được bộ luật hình sự 2015 quy định tại điều
142 như sau:
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được
của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
Để phân biệt tội hiếp dâm với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ta sẽ đánh giá qua
các dấu hiệu pháp lý của chúng:
1. Khách thể của tội phạm
Do cả hai tội này đều thuộc nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con
người do đó khách thể mà hai tội này xâm phạm danh dự nhân phẩm con người.
Tuy nhiên điểm khác biệt là:
- Tội hiếp dâm thì khách thể có thêm là quyền tự do tình dục của còn người hay
nói cách khác việc giao cấu hay thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác mà trái với
ý muốn của con người là sai trái, vi phạm pháp luật.
- Còn đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì ngoài danh dự nhân phẩm con
người thì tội này còn xâm phạm đến sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh
thần của người dưới 16 tuổi, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ảnh
hưởng tiêu cực đến thuần phong mỹ tục.
2. Mặt khách quan của tội phạm
6


Đối với trường hợp người từ 13 tuổi đến 16 tuổi thì hành vi khách quan tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi tương tự như tội hiêp dâm, cũng là dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ
đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của
nạn nhân, hay nói cách khác đối với nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì
phải xác định việc giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân hay không.
Tuy nhiên đối với trường hợp trẻ dưới 13 tuổi thì hành vi giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác có thể bằng mọi thủ đoạn kể cả dụ dỗ, lừa phỉnh để
được sự đồng ý của người dưới 13 tuổi, bên cạch đó thì dù nạn nhân có đồng ý hay

không đồng ý giao cấu thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Đây là một điểm khác biệt rõ rệt so với tội hiếp
dâm vì tội hiệp dâm có một điều kiện tất yếu là cần yếu tố là trái ý muốn của nạn
nhân, còn đối với tội hiệp dâm người dưới 16 tuổi với các nạn nhân dưới 13 tuổi thì
đồng ý giao cấu hay không đồng ý giao cấu không quan trọng. Người dưới 13 tuổi
thường chưa nhận thức được hành vi của mình, vẫn chưa hoàn thiện về vấn đề tâm
sinh lý do đó nhà làm luật đã tạo ra “bức tường” pháp lý này để có thể bảo vệ các
em khỏi những cám dỗ, tật xấu,...
3. Mặt chủ quan của tội phạm
Đối với tội hiếp dâm và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì tội phạm đều được
thực hiện với lỗi cố ý.
4. Chủ thể của tội phạm
Cả hai tội đều có chủ thể là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm
hình sư.
Như vậy từ các dấu hiệu pháp lý đặc biệt là ở khách thể và mặt khách quan của tội
phạm ta có thể phân biệt giữa tội hiếp dâm và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi,
7


ngoài ra để phân biệt hai tội trên ta có thể có thêm một số tiêu chí khác như là: cơ
sở pháp lý ( tội hiếp dâm được quy định tại điều 141 còn tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi được quy định tại điều 142 bộ luật hình sự năm 2015), hình phạt ( tội hiêp
dâm người dưới 16 tuổi có mức hình phạt nặng hơn tội hiếp dâm),...

8


III.

Kết luận


Qua bài viết ta có thể thấy được những dấu hiệu pháp lí của tội hiệp dâm như khách
thể mà tội hiếp dâm xâm phạm, chủ thể của tội hiếp dâm, mặt khách quan, mặt chủ
quan, đồng thời từ các dấu hiệu khách quan này có thể phân biệt được tội hiếp dâm
với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, việc phân biệt này có ý nghĩa to lớn trong việc
định tội cũng như định xác định hình phạt, đảm bảo sự công bằng cũng như tạo có
ý nghĩa trong việc phòng chống tội phạm.
Theo khoản 1 điều 20 hiến pháp năm 2013 quy định: “ Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm,
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác
xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Bảo vệ sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm của công dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của
Đảng và nhà nước ta cũng như các tổ chức xã hội, qua đó tạo được niềm tin của
nhân dân vào nhà nước.

9


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình luật hình sự, trường đại học Luật Hà Nội
2. Giáo trình luật hình sự, trường đại học Kiểm sát Hà Nội
3.

Bài viết” Tội hiếp dâm trong luật hình sự” tại địa chỉ:
/>
10


MỤC LỤC
Lời mở đầu................................................................................................................1

Nội Dung...................................................................................................................2
I. Dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm...................................................................2
1. Khách thể của tội phạm.................................................................................3
2. Mặt khách quan của tội phạm.......................................................................3
3. Mặt chủ quan của tội phạm...........................................................................5
4. Chủ thể của tội phạm.....................................................................................5
II.

Phân biệt biệt tội hiếp dâm với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi...............6

1. Khách thể của tội phạm.................................................................................6
2. Mặt khách quan của tội phạm.......................................................................6
3. Mặt chủ quan của tội phạm...........................................................................7
4. Chủ thể của tội phạm.....................................................................................7
III. Kết luận............................................................................................................9
Tài liệu tham khảo.................................................................................................10

11



×