Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

ĐỀ ÁN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ VÀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.51 KB, 58 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
DỰ THẢO

ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN
VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT,
KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
VÀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2018-2021
(Kèm theo Quyết định số

/QĐ-UBND ngày
UBND tỉnh Quảng Trị)

CƠ QUAN QUẢN LÝ
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

tháng

năm 2018 của

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KT. CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT: UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH


PHÓ CHỦ TỊCH

Quảng Trị, năm 2018
1


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH................................................................................................5
MỞ ĐẦU..................................................................................................................7
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án.............................................................................7
2. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án..........................................................................9
3. Mục tiêu..........................................................................................................10
3.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................................................10
3.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................10

4. Phạm vi, đối tượng và hình thức phân loại.....................................................11
5. Phương pháp thực hiện...................................................................................11
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI THÀNH PHỐ
ĐÔNG HÀ VÀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ................................................................12
1.1 Thành phố Đông Hà......................................................................................12
1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................12
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................................12
1.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội.........................................................................................13
1.1.4. Tình hình dân số.......................................................................................................16

1.2. Thị xã Quảng Trị..........................................................................................17
1.2.1. Vị trí địa lý................................................................................................................17
1.2.2. Đặc điểm tự nhiên.....................................................................................................17
1.2.3. Tình hình kinh tế xã hội............................................................................................18
1.2.4. Tình hình dân số.......................................................................................................18


CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TÌNH HÌNH PHÁT SINH, HIỆN
TRẠNG PHÂN LOẠI THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ VÀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ
NĂM 2017..............................................................................................................19
............................................................................................................................19
2.1. Một số kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước Châu Á
............................................................................................................................19
2.1.1. Tại Nhật Bản............................................................................................................19
2.1.2. Tại Hàn Quốc...........................................................................................................19
2.1.3. Phương pháp xử lý CTR các nước trên thế giới......................................................20

2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam............................................21
2.2.1. Tại thành phố Hà Nội...............................................................................................21
2.2.2. Tại thành phố Hồ Chí Minh......................................................................................21
2.2.3. Tại tỉnh Quảng Trị....................................................................................................22

2.3. Tình hình phát sinh và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tại thành phố Đông Hà........................................................................22
2.3.1. Nguồn phát sinh........................................................................................................22
2.3.2. Hiện trạng thu gom chất thải rắn..............................................................................24

2.4. Tình hình phát sinh và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tại thị xã Quảng Trị.............................................................................26
2.4.1. Nguồn phát sinh........................................................................................................26
2.4.2. Hiện trạng thu gom chất thải rắn..............................................................................28

2



2.5. Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý chất thải rắn tại
thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị.............................................................30
2.5.1. Những kết quả đạt được............................................................................................30
2.5.2. Những tồn tại, hạn chế..............................................................................................30
2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế..................................................................31

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
PHÁT SINH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN LOẠI CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN, THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ
TẠI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÔNG HÀ VÀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2018-2021......................33
3.1. Dự báo tốc độ phát sinh CTR......................................................................33
3.1.1. Cơ sở dự báo.............................................................................................................34
3.1.2. Kết quả dự báo..........................................................................................................34
3.1.3. Dự báo tốc độ phát sinh CTR sinh hoạt tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ bao gồm
cơ sở kinh tế cá thể.......................................................................................................................35

3.2. Đề xuất phương án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý.....................36
3.2.1. Phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh...............................................36
3.2.2. Đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị..........................................36

3.3. Giải pháp thực hiện......................................................................................38
3.3.1. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức.......................................................38
3.3.2. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR......................39
3.3.3. Triển khai các chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính áp dụng đối với cơ sở thu gom,
vận chuyển CTR..........................................................................................................................40
3.3.4. Giải pháp kinh tế......................................................................................................40
3.3.5.Giải pháp về công tác quản lý CTR sinh hoạt đối với cơ quan quản lý nhà nước.. .44
3.3.6. Xã hội hóa công tác quản lý CTR............................................................................45

3.3.7. Giải pháp đầu tư các công trình, biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt........................45
3.3.8. Giải pháp về nguồn lực tài chính và cơ chế chính sách............................................46
3.3.9. Giải pháp về khoa học công nghệ.............................................................................47
3.3.10. Về trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt tại
nguồn............................................................................................................................................47

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN...............50
4.1. Lộ trình thực hiện........................................................................................50
4.2. Tổ chức thực hiện........................................................................................52
4.2.1. Tiến độ thực hiện......................................................................................................52
4.2.2. Kinh phí thực hiện....................................................................................................52
4.2.3. Trách nhiệm thực hiện..............................................................................................52

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ..................................................................................55
Kết luận...............................................................................................................55
Kiến nghị............................................................................................................55

3


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Dân số thành phố Đông Hà năm 2017..................................................17
Bảng:2: Dân số thị xã Quảng Trị năm 2017.......................................................19
Bảng 3: Bảng tổng hợp tình hình thu gom, xử lý CTR trên địa bàn thành phố
Đông Hà năm 2017...............................................................................................23
Bảng 4: Khối lượng CTR phát sinh từ các chợ có quy mô lớn trên địa bàn
tỉnh thành phố Đông Hà.......................................................................................24
Bảng 5: Bảng tổng hợp tình hình thu gom, xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn
thị xã Quảng Trị....................................................................................................27

Bảng 6: Khối lượng CTR phát sinh từ các chợ có quy mô lớn trên địa bàn
tỉnh thành phố Đông Hà.......................................................................................28
Bảng 7: Tiêu chuẩn phát sinh CTR.....................................................................34
Bảng 8: Dự báo Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại thành phố Đông Hà
và thị xã Quảng Trị đến năm 2020......................................................................34
4


Bảng 9. Số lượng doanh nghiệp và số cơ sở kinh doanh cá thể trên địa bàn
thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị đến năm 2017...................................35
Bảng 10: Dự báo Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các cơ sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị đến
năm 2020................................................................................................................35
Bảng 11: Nhu cầu đối với kế hoạch quản lý CTR sinh hoạt.............................41
Bảng 12: Kế hoạch thực hiện...............................................................................50

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Đông Hà qua các năm...........14
(giai đoạn 2011 - 2015)..........................................................................................14
Hình 2. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành..................................15
giai đoạn 2011 - 2015............................................................................................15
Hình.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành của..........................16
giai đoạn 2011 - 2015............................................................................................16
Hình 4: Mô hình phân loại, thu gom vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt tại
thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị............................................................38

5


CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT
1
2
3
4
5
6

Từ viết tắt
BCLHVS
CN-TTCN
CTĐT
CTR
KCN
TNHH MTV

Giải nghĩa
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Công trình đô thị
Chất thải rắn
Khu công nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

6


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Thành phố Đông Hà được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của

tỉnh Quảng Trị, bên cạnh đó là thị xã Quảng Trị có vị trí quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Là địa bàn đóng trụ sở
của các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ trang... các cơ quan thông tin đại chúng của
tỉnh, văn phòng đại diện của nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Là nơi tập
trung các hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp và là hạt nhân thúc đẩy quá
trình đô thị hoá của tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian qua, bằng nhiều giải pháp đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tốc độ phát triển công nghiệp và đô
thị. Bên cạnh những lợi ích mang lại từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì
trên địa bàn cũng phải đối mặt nhiều vấn đề môi trường phát sinh là hệ quả của
quá trình phát triển như: Lượng CTR gia tăng (nước thải, khí thải và CTR); trong
đó vấn đề quản lý CTR ngày càng trờ nên bức xúc, đặc biệt là CTR sinh hoạt.
Năm 2017, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Đông Hà
khoảng 54,835 tấn/ngày đêm, ở thị xã Quảng Trị khoảng 25 tấn/ngày đêm. Lượng
CTR này có thành phần phức tạp và hầu hết chưa được phân loại tai nguồn đã gây
khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp. Điều này đã dẫn đến chi
phí thu gom và xử lý CTR tăng cao, đặc biệt là chi phí cho việc xử lý CTR thứ cấp
(do tăng lượng nước rỉ rác, khí thải phát sinh từ các ô chôn lấp).
7


Theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó mục tiêu đưa ra cụ thể như sau:
* Mục tiêu tổng quát
- Phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn
gia tăng, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra, góp phần
bảo vệ sức khỏe con người, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước;

- Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, tiến hành đồng thời
các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng,
tái chế, xử lý chất thải rắn; mở rộng mạng lưới thu gom chất thải rắn; thúc
đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn với phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất
thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đẩy mạnh xã hội hóa và
thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài trong quản lý chất thải rắn sinh
hoạt;
- Ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện môi
trường; lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn kết hợp với thu hồi năng lượng,
giảm phát thải khí nhà kính, an toàn và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương; phát triển ngành công nghiệp tái chế, khuyến khích sử
dụng, tiêu thụ các sản phẩm từ quá trình xử lý chất thải rắn.
* Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị
- Tất cả các đô thị loại đặc biệt và loại I có công trình tái chế chất thải rắn
phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 85% các đô thị còn lại có công trình tái
chế chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình;
- 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu
gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế,
tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; phấn đấu
tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ
dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom;
- Sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trường tại các Trung tâm
thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó
phân hủy;
- 90 - 95% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị đã đóng cửa
được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất;
8


Thực hiện nhiệm vụ phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trong thời kỳ phát
triển kinh tế - xã hội như hiện nay là một nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng nhận thức

được đây là một định hướng đúng, lâu dài nhằm nâng cao ý thức của người dân về
bảo vệ môi trường; tăng hiệu quả trong công tác quản lý chất thải phát sinh; giảm
áp lực rất lớn cho hoạt động xử lý chất thải, như: tận dụng khối lượng lớn CTR có
khả năng phân hủy sinh học để chế biến thành phân compost, phân hữu cơ, tận
dụng triệt để các loại CTR khác thông qua các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tái
sinh năng lượng. Đồng thời, làm giảm diện tích bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lý
khối lượng CTR cần xử lý.
Vì vậy, việc xây dựng “Đề án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn và thu gom, vận chuyển, xử lý tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
trên địa bàn thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị giai đoạn 2018-2021 là cần
thiết để góp phần làm tiền đề từng bước cải thiện, đổi mới, hoàn thiện hệ thống kỹ
thuật quản lý CTR, đảm bảo định hướng phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên,
nâng cao ý thức bảo vệ của cộng đồng nhằm đạt được những mục tiêu bảo vệ môi
trường do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và Chính phủ đề ra.
2. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất
thải và phế liệu;
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/20109 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050;
- Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại;
- Nghị quyết số 02/2013/NQ-HĐND ngày 31/5/2013 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Quảng Trị về việc Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030;

9


- Quyết định số: 1224/QĐ-UBND ngày 15/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị
về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 của UBND tỉnh Quảng
Trị về việc ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị;
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu tổng quát
- Nhằm cải thiện môi trường cuộc sống ngày càng bền vững và góp phần giải
quyết an sinh xã hội;
- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt phường, xã thị trấn của
các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh theo các nguyên tắc: Nguồn rác
được thu gom và được phân loại tại nguồn, tiến đến tái chế, tái sử dụng triệt để
bằng các công nghệ tiên tiến và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương,
hạn chế tối đã lượng rác thải bị chôn lấp nhằm tiết kiệm quỹ đất, hạn chế việc gây
ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về việc thu gom và xử lý rác
thải, nâng cao nguồn nhân lực về quản lý chất thải trên địa bàn thị xã, tạo môi
trường cuộc sống ngày càng xanh - sạch - đẹp.
- Xây dựng được các phương thức phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn và xác
định lộ trình triển khai thực hiện phân loại cho mỗi loại hình CTR, đảm bảo phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Hoàn thiện hệ thống quản lý
CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng đề án thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thu

gom, vận chuyển, xử lý tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố
Đông Hà và thị xã Quảng Trị giai đoạn 2018-2011 nhằm nâng cao hiệu quả công
tác thu gom xử lý rác một cách triệt để, nâng cao hiệu quả thu gom xử lý chất thải
nguy hại, chất thải y tế; phát huy hiệu quả việc phân loại rác thải tại nguồn để tái
chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế việc chôn lấp làm ảnh hưởng quỹ đất sản xuất
và hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra. Từ đó nhân rộng mô
hình ra các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh.

10


- Xã hội hóa công tác thu gom xử lý rác thải trên địa bàn thị xã, thành phố và
các huyện trên địa bàn toàn tỉnh, huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần để đầu
tư vào công tác thu gom xử lý rác thải theo mô hình dịch vụ chuyên nghiệp.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và hiệu quả công tác quản lý nhà
nước về thu gom xử lý chất thải, tiến đến cải thiện môi trường cuộc sống ngày
càng bền vững và thực hiện thành công chiến lược quản lý chất thải rắn trên địa
bàn toàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra.
4. Phạm vi, đối tượng và hình thức phân loại
4.1. Phạm vi: trên địa bàn thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị.
4.2. Đối tượng: tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ bao gồm hộ kinh
doanh cá thể.
4.3. Hình thức phân loại:
Chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được phân loại thành 03 nhóm (theo Nghị
định 38/NĐ-CP ngày 25/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu)
- Nhóm 1: Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ,
quả, xác động vật)
- Nhóm 2: Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại,
cao su, nilông, thủy tinh);
- Nhóm 3: nhóm còn lại

Tuy nhiên, qua khảo sát trên thực tế CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn
tỉnh, nhóm thứ 2 là nhóm có khả năng tái chế và tính kinh tế cao nên các cơ sở và
các đơn vị thu gom đã tự phân loại triệt để tại nguồn để cung cấp cho các cơ sở thu
mua phế liệu. Do đó, chỉ thực hiện phân loại thành 2 nhóm sau:
- Nhóm CTR hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác
động vật,…).
- Nhóm các loại CTR còn lại.
5. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin về tình hình phát sinh
các chủng loại chất thải và hệ thống lưu trữ, thu gom, vận chuyển xử lý CTR phù
hợp với chương trình phân loại CTR tại nguồn.
- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu sau khi được thu thập, được tổng hợp,
xử lý và chọn lọc những nội dung cần thiết để xây dựng nội dung đề án;
11


- Phương pháp kế thừa: kế thừa các kết quả và sản phẩm từ các nhiệm vụ,
dự án có liên quan.

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI THÀNH PHỐ
ĐÔNG HÀ VÀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ
1.1 Thành phố Đông Hà
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đông Hà là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh
Quảng Trị, nằm ở tọa độ 16040’53’’ - 16052’22’’ vĩ độ Bắc, 107040’24’’ - 107004’24’’
kinh độ Đông. Cách thành phố Đồng Hới 93 km về phía Nam, cách thành phố Huế
70 km về phía Bắc, cách cửa khẩu Lao Bảo 85 km về phía Đông, cách cảng biển
Cửa Việt 16 km về phía Tây. Ranh giới thành phố được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh;
- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong;

- Phía Đông giáp huyện Gio Linh và Triệu Phong;
- Phía Tây giáp huyện Cam Lộ.
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
- Tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính của thành phố Đông
Hà theo số liệu thống kê năm 2015 là 7.308,53 ha.

12


- Địa hình: Đông Hà có 02 dạng địa hình cơ bản sau: địa hình dạng gò đồi
và địa hình dạng đồng bằng.
- Khí hậu:Thành phố Đông Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Khí hậu
phân thành 02 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 9, có sự xuất hiện của gió
Tây Nam khô nóng làm cho mức nhiệt tăng, độ ẩm giảm thấp. Mùa mưa từ tháng
10 đến tháng 02 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ
giảm kèm theo mưa bão và lũ lụt.
- Đặc điểm thủy văn: Hệ thống sông ngòi của thành phố gồm 03 sông chính:
Sông Hiếu, chảy qua địa phận thành phố Đông Hà với chiều dài khoảng 8 km.
Sông Thạch Hãn chảy qua thành phố có chiều dài 5 km và sông Vĩnh Phước
1.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá, bình quân hàng năm giai
đoạn 2011 - 2015 là 11,6% và năm 2016 ước đạt 11,41%; cơ cấu kinh tế chuyển
dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nông
nghiệp năm 2015 là 65,5% - 33,2% - 1,3%.
Thương mại, dịch vụ phát triển khá và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo của nền
kinh tế, giá trị sản xuất dịch vụ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 11,53% và
năm 2016 ước đạt 11,4%. Sản xuất công nghiệp chuyển biến tích cực, giá trị sản
xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 12,1% và

năm 2016 ước đạt 11,58%. Sản xuất nông nghiệp phát triển các vùng chuyên canh
hàng hóa phục vụ đô thị, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân giai đoạn
2011 - 2015 là 3,38% và năm 2016 ước đạt 7,23%.

13


Hình 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Đông Hà qua các năm
(giai đoạn 2011 - 2015)
Trong những năm qua, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân
địa phương. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, sức ép môi trường ngày
càng một gia tăng. Tình trạng ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp và đô
thị, khí thải từ các hoạt động công nghiệp, phương tiện vận tải, lượng hóa chất bảo
vệ thực vật sử dụng... đang là những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thành phố.
1.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Phát triển thương mại và dịch vụ
Năm 2016, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố đạt mức
tăng trưởng khá; các loại hình dịch vụ viễn thông, bảo hiểm, vận tải, giải trí, du
lịch, lưu trú, ăn uống phát triển khá đa dạng; loại hình kinh doanh siêu thị, trung
tâm thương mại, hàng chất lượng cao, hàng hiệu, hàng xa xỉ có bước phát triển
khá, nhiều cơ sở kinh doanh thương mại được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mới đưa
vào khai trương như: Siêu thị điện máy Kim Nguyên, Điện máy xanh, Trần Anh,
FPT shop, cửa hàng thời trang Elise và một số cửa hàng thời trang trên các trục
phố. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện đạt 18.090 tỷ
đồng, tăng 14,89% so với năm 2015.
* Phát triển Công nghiệp
Năm 2016, sản xuất công nghiệp trên địa bàn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn
định, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tiếp tục khắc phục khó khăn, duy trì sản
14



xuất; các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp hoạt động sản xuất ổn định,
cụm công nghiệp Đông Lễ có 18 dự án đăng ký đầu tư, đã có 12 dự án đi vào hoạt
động, 01 dự án chuẩn bị đi vào hoạt động; cụm công nghiệp Phường 4 có 07 dự án
đầu tư xây dựng, đã có 03 dự án đã đi vào hoạt động; khu công nghiệp Nam Đông
Hà có 33 dự án với tổng mức đầu tư 2.076 tỷ đồng, trong đó 16 dự án đã đi vào
hoạt động sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 2.784 tỷ đồng, tăng
11,19% so với năm 2015.

Hình 2. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành
giai đoạn 2011 - 2015
* Phát triển Nông nghiệp
Năm 2016, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2.424,1 ha, giá trị sản
xuất nông nghiệp năm 2016 ước đạt 144,596 tỷ đồng tăng 7,23% so với năm 2015;
giá trị trên một đơn vị canh tác ước đạt 75,2 triệu đồng/ha. Diện tích lúa cả năm
2.075,6 ha; cơ cấu giống lúa đưa vào sản xuất theo hướng tích cực, trong đó giống
lúa chất lượng cao đạt trên 78% diện tích. Diện tích gieo trồng cây thực phẩm, rau
màu các loại ước đạt 375 ha, trong đó diện tích gieo trồng rau các loại đạt trên 270
ha, với chủng loại cây trồng khá đa dạng, phong phú. Diện tích trồng hoa, cây
cảnh các loại khoảng 10,6 ha, tập trung ở phường Đông Giang và Đông Thanh, đã
trồng được khoảng 26.000 chậu hoa các loại. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm
129,22 ha; trong đó diện tích nuôi cá 68,52 ha, diện tích nuôi tôm nước lợ 60,7 ha.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, đàn trâu có 369 con; đàn bò 1.672
con; đàn lợn 8.782 con (trang trại chăn nuôi tại Khe Lấp tăng hơn 1.000 con so với
năm trước); đàn gia cầm 76.288 con. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
15


đã được chú trọng triển khai, trồng mới rừng 81,3 ha, khai thác 127,1 ha, chuyển

mục đích sử dụng rừng 9,0 ha và hoàn thành công tác kiểm kê tổng diện tích
2.715,1 ha rừng.

Hình.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành của
giai đoạn 2011 - 2015
* Phát triển xây dựng và kết cấu hạ tầng đô thị
Tổng diện tích xây dựng nhà ở của nhân dân khoảng 2.220.700 m 2, bình
quân đầu người là 25 m2/người. Tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố khu
vực nội thị đạt 96%.
Hệ thống giao thông chính được triển khai xây dựng từng bước hoàn thành
như mở rộng quốc lộ 1A, đường Lê Thánh Tông, đường Trần Bình Trọng, cầu
Vĩnh Phước, cầu Đại Lộc, cầu Sông Hiếu... Tổng diện tích đất giành cho xây dựng
giao thông đô thị khoảng 389 ha, chiếm 17,2% so với diện tích đất xây dựng đô
thị. Tổng chiều dài đường giao thông đô thị hiện có 355 km đường bộ, trong đó
quốc lộ 20,5 km, tỉnh lộ 53,6 km, thành phố quản lý 288,9 km (140 km kết cấu
mặt đường bê tông nhựa, láng nhựa và 122 km đường bê tông; trục đường chính
90 km, đường nhánh 115 km, còn lại là đường khu vực) và 7 km đường sắt, 15 km
đường thuỷ.
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2016 của thành phố Đông Hà).
1.1.4. Tình hình dân số
16


Dân số trung bình thành phố Đông Hà tính đến 31/12/2016 là 91.396 người.
Cơ cấu dân số giữa nam và nữ là 49,0% - 51,0%. Mật độ dân số trung bình là
1.238 người/km2; dân cư phân bố không đều chủ yếu tập trung ở các khu vực nội
thị; Phường 1 có mật độ dân số cao nhất 8.101 người/km 2, Phường 3 có mật độ
dân số thấp nhất 373 người/km2. Những năm qua, tỷ lệ tăng dân số trung bình
hàng năm giai đoạn 2011 - 2016 là 1,29%
Bảng 1: Dân số thành phố Đông Hà năm 2017

TT

Đơn vị

Số hộ

Tổng dân số

Số Nữ

Số Nam

1

Phường 1

5423

21.528

10.975

10.553

2

Phường 2

1279


5.049

2.574

2.475

3

Phường 3

1836

7.257

3.701

3.556

4

Phường 4

1165

4.975

2.536

2.439


5

Phường 5

6035

23.846

12.157

11.689

6

Phường Đông Giang

1388

5.437

2.772

2.665

7

Phường Đông Thanh
Phường Đông
Lương
Phường Đông Lễ


1125

4.294

2.189

2.105

2628

10.555

5.381

5.174

2149

8.455

4.310

4.145

23.028

91.396

46.595


44801

8
9

Tổng cộng

Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị, 2016

1.2. Thị xã Quảng Trị
1.2.1. Vị trí địa lý
Thị xã Quảng Trị thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Trị, cách thành phố
tỉnh lỵ Đông Hà 12km về phía Nam. Có toạ độ địa lý từ 16037'44'' đến 16046'09'' vĩ
độ Bắc và từ 107003'55'' đến 107012'26'' kinh độ Đông:
- Phía Bắc giáp huyện Triệu Phong.
- Phía Nam giáp huyện Hải Lăng.
- Phía Đông giáp huyện Hải Lăng.
- Phía Tây giáp huyện Đakrông và huyện Triệu Phong.
1.2.2. Đặc điểm tự nhiên

17


- Thị xã Quảng Trị có diện tích tự nhiên là: 7.402,78 ha, dân số năm 2016
là: 23.782 người; gồm 5 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Phường 1, phường 2,
phường 3, phường An Đôn và xã Hải Lệ.
- Địa hình: chia thành 02 vùng rõ rệt, phía nam là vùng đồi núi với những
thảm rừng có hệ sinh thái phong phú. Phía bắc là vùng đồng bằng tương đối bằng
phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây ăn quả lâu năm.

- Khí hậu: mang đậm nét điển hình của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa. Sự
khắc nghiệt của khí hậu kết hợp với sự phức tạp của địa hình thường xuyên gây ra
bão, lụt, hạn hán, giá rét. Đặc biệt, gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7
hàng năm, nhiệt độ có thể lên tới 40 - 410C, làm cho nước sông cạn kiệt gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
- Thủy văn: Hai con sông Thạch Hãn và Vĩnh Định chảy qua trên địa bàn thị
xã, hình thành các con đường thủy nối liền thị xã về với Cửa Việt, Hội Yên, Đông
Hà. Đồng thời 02 con sông này đã góp phần tạo nên cảnh quan, khí hậu mát mẽ về
mùa hè, bồi đắp phù sa và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
1.2.3. Tình hình kinh tế xã hội
1.2.3.1. Tăng trưởng kinh tế:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2016 là: 1.373,016 tỷ đồng, giá
trị sản xuất công nghiệp đạt: 360 tỷ đồng, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt
93,8 tỷ đồng. Tổng số vồn đầu tư phát triển năm 2016 phân cấp thị xã quản lý và
chủ đầu tư là 46,194 tỷ đồng.
1.2.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Thương mại dịch vụ: tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế,
đóng góp vào nguồn thu ngân sách địa phương. Nhiều cơ sở kinh doanh hình
thành mới, mở rộng quy mô hoạt động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của địa bàn
thị xã Quảng Trị và vùng lân cận.
- Công nghiệp - TTCN: giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2016 là 360 tỷ
đồng, trong đó công nghiệp chế biến là 310,539 tỷ đồng, giá trị sản xuất công
nghiệp khai thác là: 9,693 tỷ đồng.
- Nông nghiệp: giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 68,939 tỷ đồng, trong đó giá
trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 32,263 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
đạt 36,537 tỷ đồng.
1.2.4. Tình hình dân số
18



Dân số trung bình thị xã Quảng Trị tính đến 31/12/2016 là 23.782 người. Cơ
cấu dân số giữa nam và nữ là 49,0% - 51,0%. Mật độ dân số trung bình là 325
người/km2; dân số tại các phường, xã trên địa bàn thị xã Quảng Trị được thể hiện
tại bảng 2.
Bảng:2: Dân số thị xã Quảng Trị năm 2017
TT
1
2
3
4
5

Đơn vị
Phường 1
Phường 2
Phường 3
Phường An Đôn
Xã Hải Lệ
Tổng cộng

Số hộ
Tổng dân số
Số Nữ
Số Nam
1045
4206
2142
2064
1545
6236

3177
3059
1913
7645
3892
3753
409
1675
853
822
1036
4020
2048
1972
5948
23782
12112
11670
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị, 2016

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TÌNH HÌNH PHÁT SINH, HIỆN TRẠNG
PHÂN LOẠI THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN TẠI THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ VÀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ NĂM 2017

2.1. Một số kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nước
Châu Á
2.1.1. Tại Nhật Bản
Hệ thống Phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của Nhật Bản tương đối phức
tạp và chặt chẽ. Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn
khác nhau. Ví dụ, 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống Phân loại CTR sinh hoạt riêng,

tất cả CTR có thể đốt cháy được yêu cầu đựng vào túi đỏ, CTR không thể đốt cháy
đựng trong túi màu xanh dương trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa,
thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng.
2.1.2. Tại Hàn Quốc
19


Ở Hàn Quốc, cách quản lý CTR giống với Nhật Bản, nhưng cách xử lý lại
giống ở Đức. CTR hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làm giá thể nuôi trồng
nấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu hồi khí biôga
cung cấp cho phát điện. Sau khi CTR tại hố chôn phân huỷ hết, tiến hành khai thác
mùn ở bãi chôn làm phân bón. Như vậy, tại các nước phát triển việc Phân loại
CTR sinh hoạt tại nguồn đã được tách thành 2 dòng: CTR hữu cơ dễ phân huỷ
được thu gom xử lý hàng ngày, CTR khó phân huỷ có thể tái chế hoặc đốt, chôn
lấp an toàn được thu gom hàng tuần.
2.1.3. Phương pháp xử lý CTR các nước trên thế giới
2.1.3.1. Phương pháp sản xuất phân Compost
Sản xuất phân compost hiện là một trong những biện pháp tái chế CTR được
sử dụng hữu hiệu và phổ biến tại Mỹ và mội số nước ở Châu Âu. Nổi bật có công
nghệ sản xuất phân DANO của Đan Mạch, Công nghệ Compost Steinmueller của
Đức và công nghệ sản xuất phân compost của Mỹ. Các công nghệ đều có ưu điểm
là xử lý triệt để CTR hữu cơ để bảo vệ môi trường; thu hồi phân bón; cung cấp
được nguyên vật liệu tái chế cho các ngành công nghiệp.
2.1.3.2. Phương pháp xử lý CTR bằng nhiệt
Xử lý CTR bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối thiểu
CTR cho khâu xử lý cuối cùng. Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò
hơi, lò sưởi hoặc cho các ngành công nghiệp nhiệt và phát điện. Song đây là
phương pháp xử lý tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí
để đốt 1 tấn CTR cao hơn khoảng 10 lần.
Việc thu đốt CTR sinh hoạt bao gồm nhiều CTR khác nhau sẽ tạo ra khói độc

dioxin, nếu không xử lý được loại khí này sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe.
Tuy nhiên, hiện nay tại các nước Châu Âu có xu hướng giảm đốt CTR vì
hàng loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết. Việc thu đốt
CTR thường chỉ áp dụng cho việc xử lý CTR độc hại như CTR thải bệnh viện
hoặc CTR công nghiệp vì các phương pháp khác không thể xử lý triệt để được.
2.1.3.3. Xử lý ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex
Công nghệ Hydromex nhằm xử lý CTR đô thị thành các sản phẩm phục vụ
xây dựng, làm vật liệu xây dựng, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu
ích. Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ CTR, sau đó polymer hóa
và sử dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm.
2.1.3.4. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
20


Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp không chỉ phổ biến ở Mỹ mà còn
phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. BCLHVS được thiết kế để việc đổ bỏ CTR sao
cho mức độ gây độc hại đến môi trường là nhỏ nhất. Tại đây CTR được đổ vào các
ô chôn lấp của bãi, sau đó được đầm nén và bao phủ một lớp đất dày khoảng
1,5cm (hoặc vật liệu bao phủ) ở cuối mỗi ngày. Khi bãi chôn lấp đã sử dụng hết
công suất thiết kế thì một lớp đất (vật liệu phủ) sau cùng dày khoảng 60cm được
phủ lên trên.
2.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Trong vài năm gần đây, nhiều tỉnh/thành đã áp dụng thí điểm phân loại CTR
sinh hoạt tại nguồn, điển hình như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và
một số nơi khác, đã có những kết quả nhất định:
2.2.1. Tại thành phố Hà Nội
Sau 3 năm thực hiện mô hình phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn đã được
nhân rộng từ 9 phường xã thí điểm đã phát triển trên địa bàn 66 phường; trung
bình 350 tấn CTR sinh hoạt/ngày và 500 tấn phế thải công nghiệp.Tuy nhiên, đang
gặp khó khăn do thiếu cơ chế chính sách đối với lực lượng lao động thu nhập thấp

và phí vệ sinh không đủ để duy trì công tác vệ sinh ngõ phố.
2.2.2. Tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương trình phân loại CTR tại nguồn cũng đã được tổ chức triển khai từ
năm 2008. Dự án này được triển khai thí điểm ở 6 quận, huyện (1, 4, 5, 6, 10 và
huyện Củ Chi) để từ đó làm cơ sở nhân rộng cho các quận, huyện còn lại.
Quy trình kỹ thuật thực hiện Phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn như sau: Các
hộ gia đình Phân loại CTR sinh hoạt thành 2 loại: CTR thực phẩm và CTR còn
lại. Thùng đựng CTR thực phẩm có màu xanh lá cây, thùng đựng CTR còn lại là
thùng đang sử dụng tại hộ gia đình.
Cả 2 loại CTR đều được thu gom cùng lúc mỗi ngày bằng 2 xe (loại 660 lít),
trong đó xe màu xanh thu gom CTR thực phẩm, xe màu xám thu gom CTR còn
lại. Sau đó, các xe thu gom này được đưa đến điểm hẹn trung chuyển CTR. Tại
đây, CTR thực phẩm và CTR còn lại được thu gom riêng bằng xe tải, sau đó được
vận chuyển về công trình thử nghiệm xử lý CTR ở Khu liên hợp xử lý rác Đa
Phước (huyện Bình Chánh) hoặc vận chuyển tới công ty sản xuất phân compost.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thực tế phát sinh một số vấn đề cần khắc
phục để tăng hiệu quả cho chương trình như:

21


- Mỗi hộ gia đình được cung cấp 2 thùng CTR đựng CTR thực phẩm và CTR
khác, còn thiếu thùng đựng CTR nguy hại cũng chưa có túi đựng CTR có màu sắc
khác nhau để nhận biết các loại CTR đã phân loại nên người lấy CTR mất công
mở từng túi ra để kiểm tra trước khi bỏ vào xe đẩy, vừa tốn thời gian, vừa phát tán
mùi hôi. Việc hộ dân tận dụng túi ni lông để đựng CTR tuy có tiết kiệm, nhưng
các túi này không đảm bảo chất lượng, có thể bị bục ra, khi để ở ngoài đường sẽ
phát tán mùi hôi. Cho nên cần nghiên cứu sản xuất túi ni lông đạt chuẩn có màu
sắc theo từng loại CTR, với chi phí mua túi khoảng từ 10.000 - 15.000 đồng/tháng
cho mỗi hộ là phù hợp, các hộ quá nghèo khó thì địa phương hỗ trợ chi phí này.

Việc sử dụng 2 chiếc xe lấy 2 loại CTR như hiện nay, sẽ gây cản trở lưu thông,
nhất là đối với các con hẻm nhỏ, cho nên có thể sử dụng 1 xe có 3 ngăn để chứa 3
loại CTR.
- Việc chuẩn hóa từ thùng CTR, túi đựng CTR, xe lấy CTR, xe vận chuyển
đến nơi xử lý là việc làm cần thiết. Trang phục của nhân viên thu gom CTR nên
thống nhất trên toàn thành phố. CTR được phân loại tại nguồn phải được xử lý
đúng theo từng loại CTR, nếu phát hiện nơi nào xử lý sai (đổ lẫn lộn CTR thực
phẩm với CTR vô cơ và CTR độc hại) nên có những biện pháp xử lý nghiêm khắc.
2.2.3. Tại tỉnh Quảng Trị
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa có đơn vị, địa phương nào triển
khai phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn. CTR sinh hoạt (bao gồm các loại CTR
hữu cơ dễ phân hủy và nhóm còn lại tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh
được thu gom chung sau đó vận chuyển về khu xử lý CTR đã được quy hoạch tại
các địa phương để xử lý.
2.3. Tình hình phát sinh và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tại thành phố Đông Hà
2.3.1. Nguồn phát sinh
2.3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia
đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mà cụ thể là từ các hoạt động thường
ngày của con người như ăn, uống, tắm giặt… Thành phần chất thải rắn chủ yếu là
thức ăn dư thừa, bao nilong, giấy gói, bã chè, hộp sữa, chai nhựa…
Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt theo các tài liệu thống kê và
thực tế khảo sát tại thành phố Đông Hà khoảng 0,6 kg/người/ngày. Dân số toàn
thành phố Đông Hà đến 31/12/2016 là 91.396 người, tốc độ phát sinh chất thải
trung bình là 0,6 kg/người/ngày, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của thành phố
22


khoảng 54,835 tấn rác/ngày. Do dân số giữa các phường trong thành phố Đông Hà

có sự chênh lệch khá lớn nên khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh của
các phường cũng khác nhau.
Bảng 3: Bảng tổng hợp tình hình thu gom, xử lý CTR trên địa bàn thành phố
Đông Hà năm 2017
STT

Địa bàn

Số hộ

Dân số

Lượng rác
phát sinh
(kg/ngày)

Tỷ lệ thu
gom (%)

1

Phường 1

5423

21528

12.916

97,8


2

Phường 2

1279

5049

3029

69,5

3

Phường 3

1836

7257

4354

89,5

4

Phường 4

1165


4975

2985

86,9

5

Phường 5

6036

23846

14.307

98,4

6

Phường Đông Lương

2628

10555

6333

99,7


7

Phường Đông Thanh

1125

4294

2576

94,9

8

Phường Đông Giang

1388

5437

3262

94,6

9

Phường Đông Lễ

2149


8455

5073

94,3

Tổng cộng

23029

91396

54.835

94,4

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016 và Công ty TNHH MTV Môi trường
và CTĐT Đông Hà
2.3.1.2. Chất thải rắn trên đường phố và nơi công cộng
Chất thải rắn phát sinh từ đường phố và nơi công cộng chủ yếu là từ thân,
cành, lá cây; từ người đi đường và từ các địa điểm công cộng như công viên, chợ.
Thành phần chủ yếu là thân, cành, lá cây, bao bì, giấy gói, rau, củ, quả bị hư
hỏng…. Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ đường phố và nơi công cộng thường
chiếm khoảng 10% lượng chất thải rắn sinh hoạt, khoảng 5,3 tấn/ngày.
Khối lượng chất thải rắn thu gom ở các tuyến đường phố chủ yếu phụ thuộc
vào số lượng cây xanh đường phố, phụ thuộc vào thời tiết và chiều dài tuyến quét
rác. Khối lượng chất thải rắn ở các tuyến phố theo điều tra khảo sát trung bình
khoảng 0,05 tấn/tuyến đường/ngày x 38 tuyến đường được quét rác, khoảng 1,9
23



tấn/ngày. Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại một số khu vực công cộng có quy
mô lớn trên địa bàn thành phố được điều tra năm 2016 khoảng 3,3 tấn/ngày.
2.3.1.3. Chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (kể cả số
cơ sở kinh doanh cá thể)
Theo niên giám thống kê năm 2016, trên địa bàn thành phố Đông Hà có
1.109 doanh nghiệp đang hoạt động và 9.954 cơ sở kinh doanh cá thể, số lượng lao
động trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể khoảng 19.500 người.
Chất thải rắn phát sinh từ doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước, trường học, bệnh viện và các cơ sở
khám, chữa bệnh; các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại; các cơ sở sản xuất
công nghiệp tập trung hoặc xen kẽ trong khu dân cư… Thành phần chủ yếu là giấy
loại, lá cây, bao bì, giấy gói, cả thức ăn dư thừa…Tổng khối lượng chất thải rắn
phát sinh từ các đơn vị này khoảng 11,7 tấn/ngày (19.500 người x 0,6kg
người/ngày).
2.1.3.4. Chất thải rắn phát sinh từ các chợ có quy mô lớn trên địa bàn thành
phố Đông Hà.
Trên địa bàn thành phố Đông Hà còn có lượng CTR phát sinh từ các chợ,
đây là những điểm tập trung khối lượng CTR lớn cần được thu gom và xử lý.
Bảng 4: Khối lượng CTR phát sinh từ các chợ có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh
thành phố Đông Hà
TT
1
2
3
4
5
6
7

8
9

Khối lượng bình quân

Tên chợ/siêu thị

(tấn/ngày)
Chợ Trung Chỉ
0,20
Chợ Điện lực
0,16
Chợ Đông Lương
0,20
Chợ 1/5
0,20
Chợ Lê Lợi
0,33
Chợ phường 3
1,00
Chợ phường 5
1,50
Chợ Đông Hà
4,50
Chợ phường 4
0,75
Nguồn: Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Quảng Trị, 2013

2.3.2. Hiện trạng thu gom chất thải rắn
2.3.2.1. Khối lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt

Năm 2017, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị thành phố
Đông Hà đã thu gom và xử lý chất thải rắn với khối lượng 22.600 tấn, tỷ lệ khối
24


lượng thu gom và xử lý chất thải rắn đạt 87,4% so với tổng khối lượng chất thải
rắn phát sinh trên địa bàn. Tỷ lệ số hộ dân tham gia nộp phí thu gom rác thải đạt
94,4% (cao nhất là Phường Đông Lương đạt 99,7% và thấp nhất là Phường 2 đạt
69,5%).
2.3.2.2. Các tuyến phố được thu gom và quét rác
Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thành phố Đông Hà đều được thu gom
rác phát sinh từ các hộ dân. Riêng quét rác đường phố được thực hiện trên 38
tuyến đường (quét ngày 12 tuyến và quét đêm 26 tuyến). Khối lượng chất thải rắn
thu gom ở các tuyến quét đường không thống kê được chính xác mà chủ yếu phụ
thuộc vào chiều dài tuyến phố, số lượng cây xanh đường phố, phụ thuộc vào từng
thời điểm thu gom (mùa mưa, ngày mưa, có gió hay không có gió...). Theo điều
tra, khối lượng chất thải rắn ở các tuyến quét đường tùy theo chiều dài quét rác và
tình hình thời tiết nhưng trung bình khoảng 0,1 m3/lần quét.
2.3.2.3. Bố trí các điểm đón rác
Hiện nay trên địa bàn thành phố bố trí 92 điểm đón rác, tuy nhiên các điểm
này không được đầu tư về cơ sở hạ tầng mà chỉ là điểm quy ước để các xe nén ép
rác đến chở rác về bãi chôn lấp thành phố Đông Hà, mỗi điểm đón rác có từ 1 đến
9 xe nén ép rác.
2.3.2.4. Cơ sở vật chất thực hiện thu gom chất thải rắn

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị thành phố
Đông Hà có 133 công nhân thực hiện việc thu gom rác; có 320 xe đẩy tay với
dung tích là 0,44 m3; 8 xe ép rác (6 xe ép rác có tải trọng là 4,5 tấn; 2 xe ép rác có
tải trọng là 3,5 tấn). Công ty cũng đã đầu tư 124 thùng rác có thể tích là 0,14 m 3
trên một số tuyến đường của thành phố.

Nhân lực và phương tiện cơ bản đáp ứng cho công tác thu gom, vận chuyển,
tuy nhiên có một số xe nén ép rác, xe đẩy tay đã cũ và hư hỏng một số bộ phận
gây ô nhiễm môi trường khi vận chuyển rác.
2.3.2.5. Quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay

Bãi chôn lấp rác thành phố Đông Hà cách trung tâm thành phố 4 km về phía
Tây. Bãi được thiết kế hợp vệ sinh, có diện tích 16 ha, gồm 4 ô chôn lấp chất thải
sinh hoạt kích thước 120m x 60m x 4m và 8 ô chôn lấp chất thải độc hại kích
thước 6m x 1,2m x 1,5m.
* Mô tả quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn

25


×