Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Đánh giá nhận thức cộng đồng về hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tại bán đảo Sơn Trà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 61 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những số liệu và kết quả trong
khóa luận được tôi thu thập trong quá trình làm khóa luận. Không sao chép bất kỳ
nguồn nào khác. Ngoài ra, trong bài khóa luận có sử dụng một số thông tin, khái niệm
của tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước nhà trường về lời cam đoan này.
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 4 năm 2019
Sinh viên

Phạm Thị Huệ Dung

1


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Kiều Thị Kính, giảng
viên khoa Sinh – Môi trường, người đã vạch ra cho tôi những ý tưởng, trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý bào của quý
thầy cô trong Khoa Sinh – Môi trường, Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng và sự hỗ
trợ nhiệt trình của cộng đồng người dân quận Sơn Trà TP. Đà Nẵng.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp đỡ quý báu đó!

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 4 năm 2019
Tác giả

Phạm Thị Huệ Dung

MỤC LỤ

2




MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài..................................................................................2
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................3
1.1. Truyền thông môi trường..................................................................................3
1.1.1. Khái niệm......................................................................................................3
1.1.2. Mô hình truyền thông....................................................................................5
1.2. Truyền thông môi trường (TTMT)...................................................................7
1.2.1. Khái niệm truyền thông môi trường..............................................................7
1.2.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu, vai trò của truyền thông môi trường...............8
1.2.3. Kênh truyền thông môi trường.....................................................................10
1.3. Thành phố Đà Nẵng các vấn đề môi trường và hướng giải quyết................10
1.3.1. Tổng quan về Thành Phố Đà Nẵng.............................................................10
1.3.2. Các vấn đề môi trường tại thành phố Đà Nẵng..........................................12
1.3.3. Truyền thông môi trường tại thành phố Đà Nẵng.......................................12
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................16
2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................16
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp..........................................................16
2.3.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi......................................................................16
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu..........................................................................17
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................18
2.4. Khung nghiên cứu...............................................................................................19
CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................20
3.1. Tổng quan khảo sát.............................................................................................20
3



3.2. Kết quả khảo sát.................................................................................................20
3.2.1. Mức độ quan tâm các vấn đề môi trường của cộng đồng...........................20
3.2.2. Mức độ cập nhật thông tin các vấn đề môi trường tại Đà Nẵng.................22
3.2.3. Hoạt động tham gia bảo vệ môi trường.......................................................23
3.2.4. Kênh truyền thông được cập nhật nhiều nhất..............................................24
3.2.5. Kênh truyền thông cập nhật qua độ tuổi.....................................................26
3.2.6. Mức độ cập nhật kênh truyền thông thông qua nghề nghiệp.......................27
3.2.7. Mức độ đánh giá hiệu quả kênh truyền thông của đối tượng khảo sát........29
3.3.

Đề xuất giải pháp.............................................................................................32

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................35
4.1. Kết Luận..............................................................................................................35
4.2. Kiến nghị.............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................37
PHỤ LỤC...................................................................................................................40

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

MT


Môi trường

TTMT

Truyền thông môi trường

QLMT

Quản lý môi trường

VSMT

Vệ sinh môi trường

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1.

Đối tượng và nội dung phỏng vấn sâu


17

2.2.

Khung nghiên cứu của đề tài

19

3.1.

Mức độ quan tâm đến các vấn đề môi trường

21

3.2.
3.3.
3.4.
3.5.

Mức độ cập nhật thông tin các vấn đề môi trường tại Đà
Nẵng
Kênh truyền thông được cập nhật
Các nhóm đối tượng nghề nghiệp mục tiêu thông tin môi
trường và nhu cầu khác nhau của họ.
Đối trượng và kênh truyền thông GreenViet

22
25
28
33


6


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu

Tên hình

Trang

1.1.

Quá trình truyền thông.

4

1.2.

Mô hình truyền thông của Roman Jakobson.

5

1.3.
2.1
3.1.

Một số biển báo truyền thông bảo vệ môi trường tại thành
phố Đà Nẵng.

Sơ đồ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Biểu đồ thể hiện nghề nghiệp và độ tuổi đối tượng tham
gia phỏng vấn.

14
17
20

3.3.

Biểu đồ các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường.

23

3.4.

Biểu đồ số lượng tham gia bảo vệ môi trường

24

3.5.

Biểu đồ thể hiện độ tuổi cập nhật kênh truyền thông.

26

3.6.

Biểu đồ nghề nghiệp và kênh truyền thông cập nhật.


27

3.7.

Biểu đồ đánh giá mức độ hiệu quả của kênh truyền thông
môi trường.

30

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đà Nẵng đang phải đứng trước nhiều thách thức và áp lực lớn về các vấn đề môi
trường phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và đô thị hóa của thành phố.
Hiện trên địa bàn Đà Nẵng còn các điểm nóng môi trường tồn đọng trong nhiều năm
qua gây bức xúc trong dư luận, cần được giải quyết một cách căn cơ như: bãi rác
Khánh Sơn; các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh, Hòa Cầm; Trung tâm Chế
biến gia súc, gia cầm; sông Phú Lộc và ô nhiễm do khí thải của các doanh nghiệp sản
xuất thép tại cụm công nghiệp Thanh Vinh [1]. Đà Nẵng đang phải đương đầu với
những vấn đề bức xúc về sự suy giảm chất lượng môi trường sống. Chất lượng môi
trường sống không chỉ bị tác động bởi các chất thải sinh hoạt mà còn bị tác động bởi
các chất thải công nghiệp, trong đó có nhiều chất thải nguy hại, có độc tính cao,
nhiều loại rất khó bị phân hủy sinh học. Đây là một vấn đề đáng quan tâm cho công
tác quản lý môi trường [2]. Địa phương có nhiều thế mạnh về du lịch, sở hữu bờ biển
dài với nhiều bãi tắm đẹp, Sơn Trà đang được đông đảo cộng đồng quốc tế biết đến
và là nơi diễn ra lễ hội pháo hoa quốc tế, thế nhưng, quận Sơn Trà (TP. Đà Nẵng)
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường gây mất hình ảnh trong
mắt du khách [3] .

Nghiên cứu truyền thông có thể được áp dụng chiến lược để giải quyết các vấn đề
môi trường trong xã hội hiện đại, khủng khoảng môi trường như hạn hán, biến đổi
khí hậu, không khí ô nhiễm, chất thải hạt nhân và phóng xạ, yêu cầu truyền tin chiến
lược để huy động mọi người tham gia vào các hành vi bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,
nhiều nỗ lực trong môi trường nhà hoạt động và người thực hành chiến dịch hướng
dẫn bởi trực giác cá nhân, cá nhân thích và bắt chước chiến dịch hiện có [8]. Để
đánh giá mức độ nhận thức cộng đồng thông qua kênh truyền thông hiệu quả và đề
xuất được kênh truyền thông nâng cao nhận thức. Từ đó áp dụng kênh truyền thông
hiệu quả để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tại bán đảo Sơn Trà, tôi tiến hành
1


thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá nhận thức cộng đồng về hiện trạng môi
trường và đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tại bán đảo Sơn
Trà”.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá nhận thức cộng đồng về hiện trạng môi
trường, hoạt động bảo vệ môi trường và kênh truyền thông môi tường phù hợp, hiệu
quả để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tại bán đảo Sơn Trà.
Để đạt được mục tiêu trên luận văn cần đạt được những mục tiêu cụ thể:
-

Đánh giá nhận thức cộng đồng về hiện trạng môi trường, bảo vệ môi trường
qua mức độ quan tâm, hiểu biết về hiện trạng môi trường và hành động bảo vệ
môi trường.

-

Đánh giá được kênh truyền thông hiệu quả nâng cao nhận thức.


-

Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua kênh
truyền thông môi trường.

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đánh giá nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng thông qua kênh truyền
thông môi trường hiệu quả. Cho thấy xu hướng cập nhật thông tin môi trường hiện
nay.
Áp dụng giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tại bán đảo Sơn Trà
thông qua kênh truyền thông môi trường.

2


CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Truyền thông môi trường
1.1.1. Khái niệm
Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là “communicare” , nghĩa là biến nó thành
thông thường, chia sẻ, truyền tải. Truyền thông thường được mô tả như việc truyền ý
nghĩa, thông tin, ý tưởng, ý kiến, kiến thức từ một người/một nhóm người sang một
người/hoặc một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu khác.
Dưới đây là một số đinh nghĩa khác được sử dụng tương đối phổ biến:
- Theo John R.Hober (1954), truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý
tưởng bằng lời.
-

Trong cuốn Mas Communication Researh Method, first published 1998 by
Macmillan Press LMD, England thì cho rằng truyền thông là quá trình trao đổi
liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu

được chúng ta. Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với
tình huống.

-

Còn theo quan niệm của Deam C. Barnlund (1964), truyền thông là quá trình
liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có hành vi hiệu quả hơn.

-

Theo Frank Dance (1970) , Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây
độc quyền của một hoặc một vài người trở thành cái chung của hai hoặc nhiều
người. Theo quan niêm này, quá trình truyền thông có thể làm tăng tính độc
quyền, hoặc phá vỡ tính độc quyền.

-

Theo S.Schaehter, truyền thông là một quá trình qua đó quyền lực được thể
hiện và tính độc quyền tăng lên. Điều này phụ thuộc vào mục đích và môi
trường, cũng như phương thức truyền thông.
3


-

Theo Gerald Miler (1966), về cơ bản, truyền thông quan tâm nhất đến tình
huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với
mục đích tác động đến hành vi của họ.

-


Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thông là môt quá trình
chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống
khác theo một thiết kế có chủ đích [4].
Như vậy, tôi đưa ra khái nghiệm chung nhất về truyền thông như sau: Truyền

thông là quá trình trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kĩ năng, kinh
nghiệm có mục đích từ người có thông tin đến người nhận thông tin qua phương
tiện truyền thông thích hợp nhằm tăng cường hiểu biểu biết, thay đổi nhận thức,
hành vi, tái độ phù hợp đáp ứng nhu cầu xã hội. Được thể hiện qua hình 1.1

Thông điệp
Người gửi thông tin

Người nhận
thông tin

Kênh truyền thông

Nhiễu
Phản hồi

Phản ứng

Hình 1.1.
Quá trình

4



1.1.2. Mô hình truyền thông
Mô hình này đã được Roman Jakobson - một nhà ngôn ngữ học phác thảo khá
hoàn chỉnh. Đặc điểm của mô hình này là quá trình truyền thông như một chu kỳ
vòng tròn, hoàn toàn khác với mô hình tuyến tính của Laswell. Xuất phát từ ý tưởng
của ngành điều khiển học, mô hình truyền thông này quan niệm rằng: một thông điệp
sau khi được phát ra, luôn luôn gây một phản ứng nào đó đến người nhận thông tin
và do đó người nhận sẽ có một thông điệp phản hồi (gọi là feedback) lại cho người
truyền tin ban đầu. Lúc này, người nhận tin sẽ trở thành một người phát tin – điều này
làm cho quá trình truyền thông trở thành một chu kỳ khép kín.
Người phát
tin

Người phát tin
Người nhận
tin

Phản hồi

Giải thích
thông điệp
Phác thảo
thông điệp
trong đầu

Bộ lọc
Giải mã
Bộ lọc

Tiếng động
Bộ lọc


PHÁT TIN NHẬN TIN
Mã hóa

Kênh truyền tin
TRUYỀN TIN

Thu nhận tin

Hình 1.2. Mô hình truyền thông của Roman Jakobson [9]

5


Theo Jakobson, quá trình truyền thông gồm bốn giai đoạn chính:
1) Phát tin (emission)
2) Truyền tin (transmission)
3) Nhận tin (reception)
4) Phản hồi (feedback)
 Giai đoạn phát tin

Truyền thông là diễn tả ý tưởng của mình bằng một hệ thống các tín hiệu dưới
dạng ngôn ngữ hoặc cử chỉ, nghĩa là người phát tin có thể hiểu được – thao tác
này gọi là mã hóa.
Tuy nhiên, giữa thao tác “phát thảo thông điệp trong đầu” và thao tác “mã
hóa” thường xảy ra một thứ hiện tượng giống như là “bị nhiễu”: nội dung thông
điệp sau khi được mã hóa đôi khi không hoàn toàn phản ánh chính xác nội dung
thông điệp vốn được hình dung trong đầu. Hiện tượng này gọi là “hiện tượng bị
lọc”.
 Giai đoạn truyền tin


Giai đoạn truyền đạt thông tin có thể diễn ra bằng hình thức tiếp xúc trực tiếp
giữa ngươi phát và người nhận tin, nhưng cũng có thể thông qua một phương tiện
kỹ thuật trung gian hay một kênh truyền thông nào đó như điện thoại, máy fax,
thư từ hay email,…Cũng có khi kênh truyền thông ở đây lại là một người thứ ba,
đóng vai trò trung gian mà người phát tin nhờ nhắn lại cho người nhận tin. Khi
thông điệp được chuyển qua một kênh trung gian nào đó thì rất có khả năng sẽ bị
nhiễu bởi những loại tiếng động hay tiếng ồn khác nhau, vì vậy nội dung thông
điệp có thể bị sai lạc hoặc mất đi một phần nào đó. Mặt khác, trong trường hợp
6


truyền thông tin thông qua một người thứ ba, thì rất có thể “bộ lọc” chủ quan của
người này cũng làm biến dạng đi ít nhiều nội dung của thông điệp.
 Giai đoạn nhận tin

Sau khi thu nhận thông tin thì người nhận tin bắt đầu giải mã thông tin và giải
thích nội dung thông điệp của thông tin. Giai đoạn nhận tin có thể chia làm các
thao tác như sau: “thu nhận tin”, “giải mã” và “giải thích nội dung thông điệp”.
Ở thao tác “thu nhận tin”, người nhận tin có thể không ghi nhận được đầy đủ
thông tin, một phần do tác động của các loại “tiếng ồn”, một phần do người nhận
tin không nắm bắt được đầy đủ thông điệp.
Tiếp theo ở thao tác “giải mã”, nếu người nhận tin không hiểu hết được ý
nghĩa của các từ ngữ sử dụng trong thông điệp thì sẽ tiếp thu không đúng nội
dung thông điệp.
Sau khi giải mã thông điệp, người nhận tin sẽ phải “giải thích nội dung thông
điệp” để hiểu được ý nghĩa của nó.
Cuối cùng, thông điệp của người phát tin chuyển đi thường tạo ra kết quả
khiến người nhận tin có phản ứng trở lại cho người phát tin. Vậy, người nhận tin
cũng trở thành người phát tin.

 Giai đoạn phản hồi
Sau khi người nhận thông tin nhận được thông tin thì phản hồi lại vời người
phát tin về thông tin mình đã nhận [5].
1.2.

Truyền thông môi trường (TTMT)

1.2.1. Khái niệm truyền thông môi trường
7


Truyền thông môi trường (TTMT) là quá trình truyền thông về các vấn đề môi
trường nhằm mục đích thay đổi nhận thức và có thái độ, hành vi tích cực bảo vệ môi
trường .Dưới đây là một số định nghĩa khác về truyền thông môi trường:
Từ gốc độ thực tiễn Alexender Flor định nghĩa truyền thông môi trường là việc
áp dụng các phương pháp, nguyên tắc, chiến lược và kỹ thuật truyền thông vào quản
lý và bảo vệ môi trường [7].
Truyền thông môi trường là truyền thông về các vấn đề môi trường. Điều này bao
gồm tất cả các hình thức đa dạng của giao tiếp giữa các cá nhân, nhóm, công chúng,
tổ chức và trung gian tạo nên cuộc tranh luận xã hội về các vấn đề và vấn đề môi
trường, và mối quan hệ của chúng ta với phần còn lại của tự nhiên [10].
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác hai chiều, giúp cho mọi đối
tượng tham gia vào quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thông tin
môi trường với mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các chủ đề có liên quan, và
từ đó có năng lực cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường với nhau. Hiểu biết
chung sẽ tạo ra nền móng của sự nhất trí chung, và từ đó có thể đưa ra các hành
động cá nhân và tập thể để bảo vệ môi trường. Truyền thông môi trường có tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong
cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tham gia vào hoạt động BVMT; không chủ tự mình
tham gia mà còn lôi cuốn những người khác cùng tham gia, để tạo ra những kết quả

có tính đại chúng [11].
Truyền thông môi trường là một bộ phận của ngành truyền thông hoặc có thể
xem là một môn liên ngành, tập trung giải thích quan hệ giữa con người – môi
trường thông qua những vấn đề “nóng” về môi trường [12].

8


1.2.2. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu, vai trò của truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường có mục địch, mục tiêu, yêu cầu và vai trò như sau:
* Mục tiêu
- Nâng cao nhận thức của công dân về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường, thay đổi thái độ, hành vi về môi trường, tạo lập
cách ứng sử thân thiện với môi trường, tự nguyện tham gia các hoạt động bảo
vệ môi trường.
- Phát hiện các tấm gương, mô hình tốt, đấu tranh với các hành vi, hiện tượng
tiêu cực xâm hại đến môi trường.
- Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới truyền thông môi trường, góp phần
thực hiện thành công xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
* Yêu cầu
Truyền thông môi trường có một số yêu cầu sau:
-

Tuân thủ luật pháp, kể cả các quy định cấp quốc tế, quốc gia và cấp địa
phương về BVMT

-

Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về môi trường được truyền
thông.


-

Truyền thông MT phải có hệ thống, kế hoạch và chiến lược. Mỗi một cương
trình cần là bước đệm cho các chương trình sau, cao hơn về nội dung và mới
hơn về hình thức.

9


-

Phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt là phù hợp về văn hoá, trình độ
học vấn và kinh tế.

-

Tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa truyền thông môi trường với các chương
trình, dự án truyền thông của các ngành khác, đặc biệt là sự hỗ trợ của lực
lượng truyền thông môi trường tình nguyện.
* Vai trò của truyền thông môi trường trong quản lý môi trường
Hiện nay, quản lý môi trường đang đứng trước thách thức to lớn mâu thuẫn với
kính tế - xã hội. Công tác quản lý môi trường đang phải đối mặt với suy nghĩ,
thái độ, hành vi giữa môi trường với các nhóm người khác nhau. Truyền thông
môi trường như một công cụ cơ bản trong công tác quản lý môi trường nhằm xã
hội hóa bảo vệ môi trường. Nó tác động làm thay đổi thái độ, hành vi của con
người trong cộng đồng, thúc đẩy tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ
môi trường, lôi cuốn người khác cùng tham gia, tạo những kết quả chung của
toàn xã hội.
TTMT còn là một quá trình tương tác xã hội hai chiều, giúp cho mọi đối tượng

tham gia vào quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thông tin về
MT, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các vấn đề MT có liên quan, từ
đó có khả năng chia sẻ trách nhiệm BVMT.
Tóm lại, TTMT có 3 vai trò chính trong công tác QLMT:
- Thông tin: Thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng QLMT
và BVMT của địa phương nơi họ sống, từ đó lôi cuốn họ cùng quan tâm đến việc
tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
- Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể và cá nhân vào các
chương trình, kế hoạch hoá BVMT.
10


- Thương lượng: Thương lượng, hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp
về MT giữa các cơ quan và trong cộng đồng.
1.2.3. Kênh truyền thông môi trường
Kênh truyền thông là một công cụ hoặc phương tiện được sử dụng để truyền tải
thông điệp và ít liên quan đến ý nghĩa của thông điệp [15]. Theo một số nhà nghiên
cứu, khả năng truyền tải thông tin phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn kênh truyền
thông, điều này làm cho nó trở thành một trong những yếu tố phức tạp và gây tranh
cãi nhất trong quá trình truyền thông [16].
Có 2 kênh truyền thông căn bản:
-

Kênh trực tiếp chia nhỏ ra thành kênh giới thiệu, kênh xã hội.

-

Kênh truyền thông gián tiếp: Những thông điệp hướng đến người xem mà
không cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp. Chúng bao gồm các phương
tiện truyền thông đại chúng, các sự kiện.


Trong phạm vi nghiên cứu tôi sử dung 7 kênh truyền thông: Chương trình trên ti
vi, báo (giấy), youtube, facebook, câu lạc bộ môi trường, website môi trường (báo
mạng), cuộc thi
-

Kênh truyền thông ti vi, báo (giấy) là kênh truyền thông đại chúng có khả năng
tiếp cận một phạm vi đối tượng rộng và có uy tín cao trong việc phổ biến,
tuyên truyền các nôi dụng chiến dịch TTMT.

-

Kênh truyền thông facebook, youtube, website về môi trường là kênh truyền
thông trên mạng xã hội có khả năng kết nối, lan tỏa và tương tác mạnh.

11


-

Câu lạc bộ: Câu lạc bộ môi trường phù hợp với đối tượng thanh thiếu niên và
hưu trí có khả năng thu hút sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng
vào các vấn đề BVMT rất có hiệu quả.

-

Cuộc thi: Kênh truyền thông được tổ chức qua hoạt động cụ thể tùy thuộc vào
đối tượng truyền thông qua các hình thức thi viết, sáng tác ca khúc, thi vẽ, thi
truyên truyền viên, thi ảnh.


1.3.

Thành phố Đà Nẵng các vấn đề môi trường và hướng giải quyết

1.3.1. Tổng quan về Thành Phố Đà Nẵng
Theo cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng thuộc Ủy ban nhân dân thành
phố Đà Nẵng, Đà Nẵng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và vấn đề môi trường
như sau:
1.3.1.1.

Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km 2 ; trong đó, các quận
nội thành chiếm diện tích 241,51 km 2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích
1.041,91 km2.
Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Và giáp các
khu vực sau:
o Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế,

o Phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam,

o Phía Đông giáp Biển Đông.

12


Nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía
Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn
là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An,

Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng [3].
1.3.1.2.

Đặc điểm khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến
tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo
dài.

1.3.1.3.

-

Nhiệt độ trung bình hàng năm: 25,90C;

-

Độ ẩm không khí trung bình: 83,4%;

-

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm;

-

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ;


-

Bão, lũ, xâm nhập mặn [3].

Địa hình thành phố Đà Nẵng

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số
đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích
13


lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng
đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Với địa hình
như vậy, hệ thống sông ngòi của Đà Nẵng ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây
Bắc và tỉnh Quảng Nam. Và đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng
của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố [12].
1.3.2. Các vấn đề môi trường tại thành phố Đà Nẵng
Thành phố triển khai hoàn thành việc xóa 26 điểm ngập úng còn lại trong năm
2018, đến nay đã xử lý 13 điểm, còn 05 điểm đang được triển khai thực hiện. Ngành
chức năng đã thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định môi trường đối với các đơn vị
địa bàn trên thành phố, ban hành 31 quyết định xử phạt với số tiền 1,9 tỷ đồng ; kiểm
tra đối với 82 dự án chậm đưa đất vào sử dụng và các trường hợp sử dụng đất chậm
tiến độ trên địa bàn thành phố. Năm 2018, Đà Nẵng vinh danh là thành phố Xanh
Quốc gia Việt Nam do Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức, với kết quả
này, Đà Nẵng cùng 21 thành phố xanh quốc tế các nước sẽ được xem xét, bình chọn
vị trí Thành phố Xanh Toàn cầu [2].
Một số điểm nóng môi trường chưa được giải quyết:
-


Bãi rác Khánh Sơn

-

Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang

-

Hai nhà máy thép Dana Ý – Dana Úc

-

Xả trực tiếp nước thải ra biển khu vực quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn

1.3.3. Truyền thông môi trường tại thành phố Đà Nẵng
1.3.3.1.

Hoạt động bảo vệ môi trường tại Đà Nẵng

14


Từ năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt Đề án “ Xây
dựng Đà Nẵng thành phố môi trường” trong đó có những mục tiêu: “ Tạo nên một
danh hiệu Thành phố môi trường”; “Nâng cao nhân thức cộng đồng về bảo vệ môi
trường”; “Làm cho ý thức bảo vệ môi trương trở thành thói quen, đi sâu vào nếp
sống của mọi tầng lớp xã hội”. Đây là những mục tiêu rất quan trọng, thời gian thực
hiện lâu dài, cần có nhiều lực lượng cùng tham gia và được triển khi qua các lộ trình
cụ thể:

Giai đoạn 2008-2010: Tập trung xóa điểm nóng môi trường
Giai đoạn 2011-2015 : Nâng cao chất lượng môi trường trong khu vực đô thị,
công nghiệp, nông thôn thông qua việc cải thiện chất lượng môi trường hồ đầm, hoạt
động đầu tư hệ thống thu gom nước thải, cải tiến nâng cao phương thức thu gom
quản lý rác thải;
Giai đoạn 2016-2020: Xây dựng thương hiệu Thành phố môi trường, triển khai
các mô hình bảo vệ môi trường, mô hình phát triển khu đô thị bền vững, tỷ lệ cây
xanh đạt trên tiêu chuẩn, triển khai các hoạt động nông nghiệp, dịch vụ, du lịch,phát
triển bền vững theo hướng thân thiện môi trường [13].

15


1.3.3.2. Công tác truyền thông tại thành phố Đà Nẵng
Năm 2018 Đà Nẵng đạt danh hiệu “ Thành phố xanh Quốc gia” do tổ chức WWF
Quốc tế trao tăng. Đà Nẵng đang tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham
gia bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải, tạo điều kiện
thuận lợi để các tổ chức thành viên phối hợp phản biện giám sát hoạt động bảo vệ
môi trường, chủ động cung cấp thông tin phát huy vai trò của báo chí trong công tác
bảo vệ môi trường. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận được thực hiện bằng
nhiều phương thức đa dạng, phong phú thích hợp với nhóm đối tượng cụ thể. Các sự
kiện Hưởng ứng các sự kiện môi trường, cấp thành phố đã ban hành kế hoạch tổ chức
“Tháng hành động vì môi trường”, phát động cấp thành phố hưởng ứng: Ngày Môi
trường thế giới, Tuần lễ Nạo vét, khơi thông cống rãnh, mương thoát nước, Chiến
dịch làm cho thế giới sạch hơn, Tuần lễ biển và hải đảo, Phong trào Ngày Chủ nhật
xanh - sạch - đẹp, Lễ phát động và ra quân cấp thành phố, (khoảng 700 - 1.000
người/lễ tham gia). Sau các buổi lễ phát động, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia
VSMT ở các khu vực đất trống, khơi thông nạo vét cống rãnh, mương thoát nước,
trồng cây xanh, vớt bèo… Song hành cùng các sự kiện này, các hoạt động tuyên
truyền đã diễn ra, như: tổ chức đi xe đạp, đi bộ diễu hành, xe cổ động tuyên truyền,

diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu (2.000 người), ra quân xóa các quảng cáo, rao vặt,
treo băng rôn, khẩu hiệu, đăng tin bài tuyên truyền... Đây là những hoạt động nhằm
thu hút sự quan tâm của cộng đồng nói chung về bảo vệ môi trường.ngoài ra các kênh
truyền thông khác nhằm mục đích truyền thông bảo vệ môi trường thông qua tờ rơi
[14].

16


Hình 1.3. Một số biển báo truyền thông bảo vệ môi trường tại thành phố Đà Nẵng.
Thành phố Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo “ Chất thải rắn, tái chế, xử lý bùn thải”
(ngày 26/7/2018). Tìm ra hướng giải quyết chất thải tại thành phố đáng sống nhất
Việt Nam. Triển khai phân loại rác, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn.Theo
quy hoạch xử lý chất thải rắn 2 , đến năm 2020 triển khai phân loại rác thải tại nguồn
ở 02 quận Thanh Khê và Hải Châu. Theo đó, triển khai thực hiện thí điểm Phân loại
rác thải tại nguồn ở 02 phường Thuận Phước và Thạch Thang, quận Hải Châu giai
đoạn 2017 - 2018 trên cơ sở hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Jica, Nhật Bản. Năm 2018,

17


Sở tiếp tục hỗ trợ triển khai thí điểm phân thông qua tờ rơi, sổ tay, tài liệu, tổ chức
ngày hội [14].
Như vậy, truyền thông môi trường được thực hiện bởi các tổ chức chuyên trách
như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Các tổ chức xã hội (Đoàn thanh niên, hội phụ
nữ), tổ chức phi chính phủ Greenviet. Hiện nay các nội dung truyền thông chính:
- Biến đổi khí hậu, giảm thiểu rác thải sinh hoạt, phân loại rác tại nguồn, tổ chức
các hoạt động như đi xe đạp, đi bộ diễu hành, hưởng ứng sự cố tràn dầu và các
sự kiện bảo vệ môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường tại thành phố
- Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ thiên nhiên Sơn Trà, bảo vệ Voọc

Chà vá Chân Nâu.

18


×