Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Rối loạn natri máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.13 KB, 3 trang )

RỐI LOẠN NATRI MÁU
I. HẠ NATRI

Cơ chế giữ cho nồng độ Na+ trong máu ổn định là gì?  cơ chế bài tiết nước tự do
-Cơ chế 1: thành lập dịch lọc gồm nước và điện giải tại cầu thận
-Cơ chế 2: tái hấp thu chủ động Na+ tại nhánh lên của quai Henle
-Cơ chế 3: Đảm bảo tính không thấm nước của ống góp để nước không quay trở lại

Đa số triệu chứng lâm sàng của hạ Na+ máu là gì?  là trình trạng phù não và tăng áp lực nội
sọ vì nước vào nội bào gây phù não

Nguyên nhân của hạ Na+ máu là gì?  có 3 nhóm:
*Tăng áp lực thẩm thấu:
-Tăng đường máu
-Manitol
 là chất hòa tan có áp lực thẩm thấu cao kéo nước vào lòng mạch  pha loãng Na+ máu
Điều trị bằng dung dịch nhược trương: NaCl 0,45%
*Áp lực thẩm thấu bình thường
-Tăng lipid máu: tăng triglyceride
-Tăng protein máu: đa u tủy, điều trị bằng globulin
 làm xét nghiệm Na+ không chính xác do ảnh hưởng tới khâu pha loãng khuyết thanh
*Áp lực thẩm thấu máu giảm
-Mất Na+ nguyên phát: qua da (bỏng, mồ hôi), qua đường tiêu hóa (nôn ói, tiêu chảy, dò, dẫn lưu,
tắc ruột), qua thận (thuốc lợi tiểu, suy thận cấp thể không thiểu niệu, bệnh não mất muối)
-Ứ nước nguyên phát: suy thận mạn, suy thượng thận, suy giáp, bệnh uống nhiều
-Tăng Na+ nguyên phát kèm theo ứ nước: Suy tim, Xơ gan, HC thận hư
 làm giảm Na+ thực sự

Các mức độ biểu hiện lâm sàng của hạ Na+ máu?



-130-135 mmol/l : gần như không ó biểu hiện
-120-130 mmol/l: triệu chứng nhẹ buồn nôn, lừ đừ
-<120 mmol/l: triệu chứng nặng, hôn mê, co giật

Các bước tiếp cận bệnh nhân hạ Na+ máu?
-B1: Đo áp lực thẩm thấu máu  phân biệt giảm Na+ có giảm ALTT hay không giảm ALTT
-B2: Đo áp lực thẩm thấu nước tiểu đánh giá khả năng bài tiết nước tự do của thận tốt hay
không
-B3: Đánh giá thể tích dịch ngoại bào dựa vào ECF
+ECF tăng  tăng Na+ nguyên phát kèm ứ nước nhiều hơn  phù
+ECF giảm  môi lưỡi khô, vóe da, tự huyết áp tư thế
B4: Đo Na+ niệu  mất Na+

qua thận hay ngoài thận

Hướng điều trị hạ Na+ có ECF tăng và giảm?
-ECF tăng  phù  chế tiết lượng nước nhập và ra khỏi cơ thể
-ECF giảm  bù Na+ bằng dung dịch đẳng trương
Công thức tính lượng Na+ cần bù?
Na+ cần bù = (Na+ mong muốn –Na+ bệnh nhân)x lượng nước toàn cơ thể(= trọng lượng cơ thể
x0,5 ở nữa, 0,6 ở nam)

II.TĂNG NATRI

Nguyên nhân gây tăng Na+ máu là gì?  2 nhóm :
*Tăng Na+ máu:
-Truyền bicarbonate ưu trương
-Dung dịch nuôi ăn ưu trương
-Ngạt nước mặn
-Cường aldosterone nguyên phát



*Mất nước:
-Lợi tiểu quai
-Lợi niệu thẩm thấu: Glucose, Manitol
-Đái tháo nhạt
-Da: bỏng, đổ mồ hôi
-Tiêu hóa: Nôn ói, tiêu chảy, dò ruột, lactulose
-Hô hấp: thở máy

Biểu hiện lâm sàng chính của tăng Na+ máu là gì?  triệu chứng thần kinh do teo não

Tiếp cận bệnh nhân tăng Natri máu như thế nào?
-B1: phân biệt do tăng Na+ hay do mất nước tự do, tăng Na+ thường sẽ có ECF tăng Đánh giá
ECF
-B2: đánh giá nguyên nhân là ngoài thận hay tại thận  Đánh giá ALTT nước tiểu
-B3: chẩn đoán mất nước do lợi tiểu hay không  Tính lượng chất hòa tan trong nước tiểu
-B4: Chẩn đoán đái tháo nhạt trung ương hay do thận bằng Test DDVAP

Điểm chú ý trong điều trị tăng Na+ là gì?  hạ Natri từ từ để tránh hạ quá nhanh gây phù não



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×