Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

CƠ sở lý LUẬN về PHỐI hợp các lực LƯỢNG xã hội NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO TRẺ mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.52 KB, 40 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỐI HỢP CÁC LỰC
LƯỢNG XÃ HỘI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỆ
SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO TRẺ MẦM NON


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Vấn đề VSATTP và phối hợp các LLXH nâng cao chất
lượng VSATTP cho trẻ MN hiện nay thu hút sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Những nghiên cứu trên thế giới
Tại Đức, VSATTP tại trường học luôn được đảm bảo
nghiêm ngặt. Năm 2014, Ban Bảo vệ người tiêu dùng, giám
sát thực phẩm Tp Würzburg đã đề ra 5 nguyên tắc trong sổ tay
hướng dẫn “Vệ sinh thực phẩm ở các trường mẫu giáo và các
cơ sở chăm sóc bán trú ban ngày” như sau [39]: Thứ nhất,
đảm bảo an toàn tuyệt đối khâu sơ chế, chế biến và lưu trữ TP.
Thực phẩm phải dán nhãn an toàn trước khi đưa vào sử dụng.
Thứ hai, khu chế biến và nấu ăn phải tách biệt với khu vực
học tập, trẻ em không được phép tới khu vực chế biến. Thứ 3:
Nhà bếp và khuc vực cho trẻ ăn luôn được giữ sạch sẽ và
khửa trùng thường xuyên. Thứ 4: NV CBTP phải đảm bảo
quần áo, cơ thể sạch sẽ, không mắc các bệnh truyền nhiễm
hoặc bị bệnh lây qua đường ruột. Hàng năm NV nhà bếp bắt
buộc 2 lần trong 1 năm phải tham gia các khóa tập huấn, đào
tạo về vệ sinh TP. Thứ 5: Nguyên tắc khi cha mẹ mang thức


ăn cho con khi đến trường vào các dịp đặc biệt sẽ buộc phải
chịu trách nhiệm về thức ăn mang tới và phải lưu mẫu thức ăn
cho nhà trường.
Nghiên cứu về “Bảo vệ sức khỏe trẻ em bằng cách ngăn


ngừa các bệnh do TP liên quan đến trường học: Đánh giá
nguy cơ nhiễm khuẩn vi sinh và thực hành vệ sinh, đồ ăn,
uống ở các trường mẫu giáo và trường học của Ý” của đồng
tác giả Maria Ada Marzano, Claudia Maria Balzaretti [36]
sau khi khảo sát mức độ an toàn vệ sinh tại 26 cơ sở ăn uống
trong trường học đã chỉ ra như sau: Số lượng Escherichia coli
vượt quá tiêu chuẩn tham chiếu vi sinh vật trong 8,6% các
mẫu phô mai mềm và 27,3%sản phẩm từ phô mai. Số lượng
tụ cầu vàng vượt quá tiêu chuẩn 5,7% ở mẫu phô mai mềm.
Liên quan đến bàn tay của nhân viên, kết quả cho thấy tổng số
vi khuẩn, tụ cầu khuẩn Coagulase dương tính và nồng độ
Enterobacteriaceae vượt quá tiêu chuẩn tham chiếu lần lượt là
18,1%, 10,4% và 11,2%. Kết quả phân tích nước cho thấy
47,8% lượng nước máy và 10,0% mẫu nước uống được kiểm
tra là không phù hợp với giới hạn cho phép.
Bài viết khẳng định vì trẻ em có khả năng miễn dịch
tương đối thấp so với người lớn nên cần có các biện pháp an


toàn bổ sung để bảo vệ chúng khỏi các mầm bệnh TP và
nhiễm vi sinh vật cao trong bữa ăn trưa ở trường. Do đó, biện
pháp giải quyết cần hướng tới là thay đổi thời gian chuẩn bị
thức ăn và thay đổi nhiệt độ chế biến cũng như lưu trữ thức ăn
là cần thiết, đồng thời nguyên tắc ATTP cần phải được áp
dụng một cách chặt chẽ hơn.
Nghiên cứu “Tiêu chuẩn về Chế biến và phục vụ thức ăn
trong các trường trường học tại Hungary” [32] của tác giả
András J.Tótha András Bittsánszkyab tại 68 cơ sở trường học
liên quan tới các vấn đề: CSVC và môi trường; NV nhà bếp;
trang thiết bị và đồ dùng; cung cấp và lưu trữ TP; chuẩn bị

thức ăn, phục vụ và vệ sinh; đảm bảo chất lượng và điều kiện
của phòng ăn. Kết luận chỉ ra rằng hạn chế nhất trong việc đảm
bảo ATTP tại nhà bếp trong trường học chính là khâu xử lý và
CBTP. Cách giải quyết tốt nhất là nâng cao nhận thức của NV
nhà bếp, tổ chức khóa học nâng cao kiến thức về an toàn xử lý
và CBTP cũng như trả công xứng đáng cho người làm công
việc này.
Trong bài viết khác “Phát triển ý thức CBTP tại các nhà
ăn trong trường học Hungary” [41], tác giả András J.Tótha
András Bittsánszkyab đi sâu hơn nghiên cứu thiết lập một mô


hình đào tạo vệ sinh TP và đánh giá hiệu quả của nó. Bản chất
của mơ hình đào tạo là nâng cao nhận thức của người CBTP.
Mơ hình huấn luyện vệ sinh TP đã được triển khai tại 33 nhà
bếp trường học và có 145 NV tham gia. Chương trình kéo dài
trong 6 tháng. Những nội dung kiến thức về lý thuyết cũng
như thực hành CBTP được đánh giá thông qua các bài kiểm
đã cho thấy sự thay đổi tích cực như: tại khu vực lưu trữ hiệu
quả tăng thêm 33%, rửa chén dĩa 24,7% và làm sạch 22%.
Tại Hàn Quốc, nhóm tác giả Seol H.R, Park H.S, Park
K.H và Park A.K tại trường Đại học Chung- Ang nghiên cứu
tới vấn đề “Đánh giá vi sinh vật trong TP và mơi trường bếp
ăn tại trung tâm chăm sóc trẻ em và hoạt động dịch vụ TP tại
các trường mẫu giáo” [37] chỉ ra rằng: Trong khi số lượng
các trung tâm giữ trẻ và nhà trẻ đang tăng lên nhanh chóng thì
việc quản lý có hệ thống để kiểm sốt ATTP của hoạt động
dịch vụ TP chưa được quản lý tốt. Các mẫu thu thập từ 12
trung tâm ở Tp Seoul và tỉnh Gyeonggi nhằm đánh giá chất
lượng vi sinh của 32 nguyên liệu, 24 TP nấu chín, 76 bề mặt

tiếp xúc với TP (dao, thớt, khăn ăn và găng tay) và 12 khơng
khí - vi khuẩn sinh ra. Trong số nguyên liệu, E. coli () đã được
phát hiện trong 4 /6 loại thịt và 7,46 log CFU / g của APC


trong đậu phụ. Mức độ enterobacteriaceae cao 4,23, 5,14 và
4,19 log CFU / g đã được tìm thấy trong xà lách dưa chuột,
rau bina hấp với gia vị và mầm đậu hấp với gia vị, tương ứng.
Kết quả này cho thấy các nguy cơ vi sinh vật trong một số
loại TP và mơi trường khơng được kiểm sốt tốt và do đó cần
có hướng dẫn để đảm bảo ATTP trong trung tâm giữ trẻ và các
hoạt động dịch vụ TP mẫu giáo.
Như vậy, có thể nói những nghiên cứu trên thế giới tập
trung rất nhiều vào vấn để đảm bảo ATTP tại các cơ sở GD
cũng như nhà trẻ. Đây là nguồn tài liệu để người viết tham
khảo cho đề tài nghiên cứu của mình.
Những nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trước thực trạng mất VSATTP ngày
càng gia tăng đáng báo động, đặc biệt tại các bếp ăn trong
trường xảy ra các vụ NĐTP gây ra một số hậu quả đáng tiếc.
Trước tình hình đó, Bộ GD và Đào tạo đã có một số chỉ thị
liên quan như: Chỉ thị số 53/2003/CT-BGDĐT ngày
13/11/2003 về việc tăng cường công tác đảm bảo chất
lượng, VSATTP trong các cơ sở GD và đào tạo [6]. Thông
tư liên tịch hướng dẫn công tác đảm bảo VSATTP trong các


cơ sở GD số 08/2008/TTLT-BYT-BGD ngày 08/7/ 2008 [8].
Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu VSATTP trong
nhà trường cũng được đăng tải và ban hành.

Tài liệu “Hướng dẫn VSATTP trong các cơ sở MN” của
nhóm tác giả Phạm Mai Chi, Lê Minh Hà chủ biên [21] do
Trung tâm nghiên cứu GD MN - Vụ GD MN ban hành năm
2004 là cơ sở để các trường MN thực hiện nghiêm túc và đảm
bảo cơng tác VSATTP, phịng tránh NĐTP cho trẻ. Tài liệu đã
chỉ ra tầm quan trọng của công tác VSATTP, một số văn bản
chỉ đạo những hướng dẫn cụ thể cho trường MN nhằm đảm
bảo an toàn trong q trình ăn chăm sóc và ni dạy trẻ như
hướng dẫn chi tiết cách thức tổ chức bếp ăn hợp lý, đảm bảo
ATTP; hướng dẫn VSATTP như: vệ sinh cá nhân, vệ sinh dụng
cụ CBTP, vệ sinh môi trường xung quanh; hướng dẫn những
vấn đề về NĐTP, cách phát hiện và theo dõi khi trẻ có dấu hiệu
NĐTP; hướng dẫn xây dựng khẩu phần và thực đơn dinh
dưỡng hợp lý cho trẻ ở trường MN.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cũng như thách thức
VSATTP ở thế giới và Việt Nam, tìm hiểu những tác nhân dẫn
đến mất ATTP, nhóm tác giả Trương Quốc Tùng với nghiên
cứu “Hướng dẫn kỹ năng đảm bảo VSATTP cho học sinh và


cộng đồng”[28] đã nghiên cứu một số đặc điểm hoạt động
đảm bảo ATTP trong nhà trường và học sinh, xây dựng 7 kỹ
năng hiểu biết về ATTP, một số nguyên tắc đề phòng NĐTP
và các biện pháp cấp cứu NĐTP.
Giáo trình “Quản lý ATTP của bộ mơn dinh dưỡng và
ATTP”[13] của Trường Đại học Y dược Thái Bình cũng chỉ ra
những đặc điểm của VSATTP, NĐTP, cách bảo quản TP, bảo
vệ nguồn nước, vệ sinh môi trường đồng thời chỉ rõ vai trò
của Nhà nước và các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo
VSATTP đối với cộng đồng.

Bên cạnh đố còn phải kể đến tài liệu tập huấn kiến thức
về ATTP của Cục ATTP, Bộ Y tế “GD truyền thông cung cấp
kiến thức về ATTP cho con người, do Trần Quang Trung làm
chủ biên [25]
Từ các nghiên cứu trên có thể nhận xét như sau:
ATTP và VSATTP đã thu hút sự chú ý quan của các nhà
nghiên cứ trong nước và thé giới
Các cơng trình nghiên cứu về VSATTP cho trẻ MN chưa
nhiều.


Chưa có cơng trình nghiên cứu sự phối hợp các LLXH
nâng cao chất lượng VSATTP cho trẻ ở trường MN.
Trên đây là cơ sở để chúng tôi kế thừa và nghiên cứu về
vấn đề

“Phối hợp các lực

lượng xã hội nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm cho trẻ ở một số trường mầm non huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội”.
VSATTP cho trẻ ở trường MN
Vai trò của VSATTP đối với trẻ MN
TP là vấn đề quan trọng nhất của nhân loại bởi nó cung
cấp nguồn năng lượng ni dưỡng và duy trì sự sống nhưng
đồng thời cũng là tác nhân nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều mầm
bệnh. Chất lượng TP ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con
người, tới sự trưởng thành, tồn vong của xã hội con người.
Đặc biệt đối với trẻ MN, lứa tuổi có nhu cầu về năng
lượng để luôn lớn hơn các độ tuổi khác. Tuy nhiên bộ máy

tiêu hóa của trẻ chưa hồn thiện, sức đề kháng của trẻ kém
hơn so với người lớn nên trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc
nếu ăn phải TP khơng an tồn, trẻ sẽ rơi vào nhóm nguy cơ


cao bị NĐTP. Nếu bị rối loạn tiên hóa hay NĐTP sẽ ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe và quá trình phát trển về trí lực, thể
lực và nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong. Về lâu dài, khi
cơ thể trẻ tích lũy dần các chất độc hại sau một thời gian có
thể gây ra các bệnh mãn tính, ung thư. Vì vậy, đảm bảo
VSATTP cho trẻ nhỏ là điều tất yếu và cũng là thách thức
đang đặt ra
Khái niệm VSATTP
Khái niệm về thực phẩm, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh an
toàn thực phẩm được chỉ rõ tại điều 2 Luật An toàn thực phẩm
số 55/2010/ QH 12. Như vậy có thể hiểu về các khái niệm nói
trên như sau:
Thực phẩm là đồ ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua
chế biến mà con người có thể sử dụng được để duy trì sự
sống.
An tồn thực phẩm là các biện pháp, cách thức để đảm
bảo thực phẩm không ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của
con người.


Vệ sinh an toàn thực phẩm: là sử dụng các biện pháp từ
khâu sản xuất đến kinh doanh cũng như chế biến, sử dụng TP
an toàn, nhằm đảm bảo thực phẩm khơng gây hại tới sức khỏe
con và tính mạng con người.
Ngộ độc thực phẩm: là tình trạng nhiễm độc khi con

người ăn, uống phải thực phâm bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm độc.
Thuật ngữ NĐTP nói về một hội chứng cấp tính, xảy ra đột
ngột do ăn phải thức ăn khơng an tồn. Các triệu chứng biểu
hiện bên ngồi như buồn nôn, sốt và tiêu chảy. Một số các
triệu chứng khác khi nặng lên có thể là co giật, rối loạn ho
hấp, mất nước , thậm chí là tử vong.
Tác nhân gây ngộ độc có thể do các loại hóa chất có
trong TP hoặc các loại vi khuẩn sinh ra khi TP bị nhiểm bẩn
hoặc biến chất.
Nguyên nhân dẫn đến mất VSATTP
Nguyên nhân từ khâu sản xuất
Các loại chất kích thích tăng trưởng đa số chứa chất
Gibberellin và Auxin nhằm kích thích cây tăng trường nhanh
chóng. Ở Việt Nam hiện nay người sản xuất thường làm dụng


quá liều lượng, không đảm bảo thời gian chờ tạp chất tiêu hủy
đã đưa ra thị trường. Nếu sử dụng rau mất an tồn như vậy
nhẹ có thể gây ngộ độc, lâu dần tích tụ lại ung thư hoặc dẫn
tới tử vong.
Các loại gia súc, gia cầm hiện nay cũng chủ yếu sử dụng
thức ăn chăn nuôi giúp tăng trưởng nhanh chóng. Hậu quả
lạm dụng khiến cho con vật có sức đề kháng kém, dễ nhiễm
bệnh. Ví dụ như bệnh lợn tai xanh, lở mồm long móng, bệnh
bị điên, cúm gia cầm… Khi có dịch bùng phát, người sử dụng
các loại TP mang mầm bệnh như vậy rất dễ gây ra trường hợp
tử vong.
Nguyên nhân từ khâu lưu thông, kinh doanh
TP đến tay người tiêu dùng phải qua khâu lưu thơng.
Nhiều khi vì mục đích lợi nhuận như: ngâm, tẩm chất bảo

quản hoặc bán TP để quá thời hạn cho phép, đổi hạn sử dụng
cũng khiến cho thực phẩn mất an tồn. Người ăn phải sản
phẩm như vây có thể dẫn đến tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,
NĐTP.
Mất an tồn do quá trình chế biến


Tại Việt Nam, giết mổ gia súc, gia cầm nhiều nơi vẫn
mang tính cá thể. Nhiều hộ kinh doanh TP tự phát, mất vệ
sinh, mầm bệnh rất dễ lây lan từ vật mang bệnh sang vật khỏe
mạnh.
Chất phụ gia TP là một vấn nạn tại Việt Nam. Tràn lan
trên thị trường hiện nay là các chất phụ gia có xuất sứ từ nhập
lậu Trung Quốc gây nguy hiểm như: phẩm màu đỏ Sudan,
chất tạo màu Blue trong các loại đồ uống. như trà sữa, đồ
nướng, kẹo bánh trẻ em màu sắc sặc sỡ.
Trong quá trình CBTP: để lẫn TP sống và TP chín, sử
dụng dao thớt lẫn khi CBTP sống chín khiến cho các vi
khuẩn sống sẽ xâm nhập vào TP chín gây khó tiêu, ngộ độc
hoặc làm hỏng TP chín. Bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống
nhiễm bẩn, người chế biến không rửa tay trước khi chế biến
hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm hay nhiễm trùng ngoài da
cũng khiến cho TP mất an toàn và lây mầm bệnh.
Mất an toàn trong khâu sử dụng và bảo quản.
Việc sử dụng các vật dụng tráng men có độ nhiễm chì
cao hay đồ bằng nhựa nếu đựng TP nóng lâu dài có thể gây


nhiễm độc chì, nhiễm dioxin lâu dài gây tổn thương thần kinh,
ảnh hưởng khả năng sinh sản.

Thức ăn để bên qua đêm không được che đậy để vi sinh
vật, côn trùng tiếp xúc cung gây mất VSATTP.
Mục tiêu VSATTP cho trẻ MN
Mục tiêu VSATTP cho trẻ ở MN đó là xây dựng mơi
trường chăm sóc, ni dưỡng trẻ an tồn, đảm bảo chất lượng,
giúp trẻ phát triển hài hòa về thể lực và trí lực. Trong q trình
đảm bảo VSATTP, TP từ khâu sản xuất, lưu thông, vận chuyển
đến khâu chế biến và sử dụng đều được kiểm duyệt chặt chẽ,
thực hiện theo đúng các hướng dẫn của văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành.
Nội dung ATTP tại trường MN
Nội dung VSATTP tại trường MN được được dựa trên
quy định số 4128/2001/QĐ-BYT ngày 03/10/2001 của Bộ
trưởng Bộ Y tế, của pháp luật về VSATTP với các cơ sở chế
biến thức ăn, bếp ăn tập thể, nhà ăn như sau:
Chọn TP an toàn


Gạo: Tránh chọn các loại gạo trắng bóng vì đó là các loại
gạo đã xát kỹ, tẩy trắng nên mất đi phần lớn hàm lượng dinh
dưỡng. Chọn các loại gạo trắng đục hoặc có màu hơi nâu
Trái cây và rau xanh: Nên chọn hoa quả tươi, không dập
nát. Khi rửa rau cần chú ý rửa kỹ bằng nước sạch nhiều lần.
Các loại thịt và thủy sản còn tươi.
+ Tiêu chuẩn chọn thịt tươi: chọn các loại thịt màu sắc
đỏ tươi, khơng mùi, khơng nhớt, khi ấn có độ đàn hồi.
+ Các loại thủy, hải sản: còn sống hoặc còn tươi ở trạng
thái cứng, ko có mùi hơi.
Chọn trứng: trứng vỏ sáng, trắng hồng, không bị giập.
lắc trứng không bị lọc sọc.

TP đóng gói sẵn phải cịn hạn sử dụng. trên bao bì ghi rõ
hạn sử dụng và các thành phàn dinh dưỡng.
Tuyệt đối không cho trẻ ăn loại thức ăn mà trẻ có tiền sử
bị dị ứng.


Tuyệt đối không dùng các loại lương thực bị mốc, khơng
dùng các chất bảo quản, các loại đường hóa học hoặc TP
không rõ nguồn gốc xuất xứ.
b. Sử dụng nguồn nước sạch để CBTP và vệ sinh các
dụng cụ chế biến cũng như ăn uống
Nước sử dụng phải là nước sạch, trong từ máy nước
hoặc nước giếng, nước mưa đã qua bình lọc.
Nước trong vệ sinh sạch sẽ, khơng màu, khơng mùi.
Bể chứa nước hoặc bình chứ nước nước phải đảm bảo
sạch sẽ, khơng có cặn, rêu và phải thường xun cọ rửa, đạy
nắp kín tránh bọ gậy và cơn trùng đẻ trứng.
Phải uống nước đun sôi để nguội. Khi làm đá, làm kem
phải dùng nước sơi. Khơng thị tay bẩn vào chỗ chứa nước.
c. Dùng các dụng cụ chế biến và dụng cụ ăn uống đảm
bảo sach sẽ
Dụng cụ nấu ăn phải an tồn, khơng dùng các loại đồ
nhựa để đựng thức ăn. Tránh dùng các sản phẩm thủy tinh hay
đồ sành sứ có hoa văn sawch sỡ vì trong đó dễ chưa hàm


lượng chì cao, khi dùng thức ăn nóng sẽ bị thôi ra thức ăn gây
nguy hiểm.
Sau khi sử dụng phải rửa sạch sẽ dụng cụ chế biến và sử
dụng để ăn uống. Các loại đồ ăn thừa phải được bảo quản

trong tủ lạnh hoặc đậy kỹ tránh sinh vật đậu vào gây bệnh.
Rửa bát đĩa bằng các chất tẩy rửa an toàn, bát rửa xong
phải để nơi cao ráo, khi khơ cần cho vào chạn đậy kín.
Dụng cụ CBTP sống, chín phải để riêng, khơng dùng
chung các dụng cụ đựng hay chế biến đồ ăn sống với đồ ăn
chín.
Với dụng cụ chứa TP:
Cần làm từ các vật liệu khơng có khả năng phân hủy các
chất độc hại vào TP, bề mặt nhẵn, không sứt mẻ, dễ làm sạch,
khử trùng, không bị ảnh hưởng bởi các chất tẩy rửa và các
chất khử trùng.
Cấm dùng các dụng cụ sản xuất từ đồng, kẽm, sắt hoặc
hợp kim có chứa trên 9,5% chì; 0,03% asen.
Hạn chế tối đa các dụng cụ làm bằng gỗ.


có hại ngấm vào TP gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
con người.
Khơng nên dùng giấy báo để gói TP do trong nhành
phần mực in có chứa một số kim loại nặng, trong đó thành
phần chủ yếu là chì (Pb), ngoài ra nguyên liệu sản xuất giấy
báo cũng dễ bị thôi nhiễm, các chất độc hại từ môi trường.
Dùng hai loại thớt để thái thịt sống và thịt chín riêng.
Dụng cụ ăn uống cần được rửa sạch và tiệt khuẩn bằng
phương pháp thích hợp trước khi đựng thức ăn.
d. Sử dụng TP đã được nấu chín kỹ
TP phải được nấu chín kỹ dưới nhiệt độ ít nhất 100 o C,
khơng dùng các loại TP còn màu đỏ hồng, các loại xương cần
ninh kỹ.
Các loại TP đông lạnh phải rã đá đúng cách, tránh khi

nấu bên ngồi chín, bên trong vẫn còn đỏ.
Cần ăn ngay sau khi nấu. Nếu chưa ăn cần đậy kỹ đồ ăn
và ăn trong khoảng thời gian cho phép, hoặc cho vào tủ lạnh
bảo quản, trước khi ăn hâm nóng lại ở nhiệt độ sơi


Hoa quả sử dụng ngay sau khi cắt gọt, không dùng các
loại hoa quả đã bị dập nát.
e. Vệ sinh nới chế biến và khu vực ăn uống
Sử dụng găng tay ni lông khi bốc và chia thức ăn. Không
bốc thức ăn bằng tay không.
Rửa tay sach sẽ trước khi chế biến thức ăn, chia thức
ăn và khi cho trẻ ăn.
Rửa tay sau khi lau dọn bạn ghế, sau khi CBTP,hoặc
thay quàn áo, vệ sinh cho trẻ.
Mặc đúng đồng phục khi chế biến, khơng mặc quần áo
bình thường.
Móng tay cắt ngắn, nếu bị thương ở tay phải dùng găng
tay ni lông để tránh tiếp xúc vào đồ ăn của trẻ.
-Tuyệt đối không chế biến hoặc phục vụ cho trẻ ăn khi
mắc các bệnh ngoại da, tiêu chảy.
Bề mặt khu CBTP phải được lau dọn sạch sẽ trước và sau
khi chế biến.


Khu vực bếp ăn phải tránh xa khu chăn nuôi gia súc gia
cầm, tránh khu vực cống rãnh thải. Bếp ăn phải thống và có
đủ ánh sáng, hệ thống thốt khí, thơng hơi.
Khu chế biến sạch sẽ khơng có gián, chuột bọ và các
động vật như ruồi, muỗi.

f. Xử lý kịp thời trường hợp NĐTP và các biện pháp vệ sinh
dịch tễ dự phịng
Phun định kỳ hóa chất diệt ruồi, muỗi, côn trùng.
Trường hợp nghi ngờ xảy ra NĐTP phải niêm phong lưu
mẫu TP và ngừng nagy việc sử dụng TP, đồng thời báo cho cơ
quan chức năng tới xử lý.
Biện pháp đảm bảo VSATTP ở trường cho trẻ MN
Triển khai sâu rộng chương trình, kế hoạch VSATTP tới
CB, GV, NV và PHHS
Nhà trường xây dựng kế hoạch đầu năm học trong đó có
nội dung chăm sóc ni dưỡng và nội dung VSATTP. Nhà
trường cần lên thực đơn ăn uống hợp lý, cân đối dinh dưỡng
cho trẻ. Sau khi lên thực đơn cần cơng khai trước tồn thể CB,
GV nhà trường cũng như PHHS.


Tuyên truyền GD VSATTP trong CB, GV và học sinh
Tuyên truyền tới PHHS về cách đảm bảo giữ gìn vệ sinh
và thục hiện chế độ dinh dưỡng an toàn cho trẻ.
Lồng ghép giáo dục VSATTP vào bài học giúp trẻ có ý
thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Hình thành ý
thức lành mạnh sử dụng TP an toàn. Biết cách vệ sinh tay
chân sau khi chơi và trước khi ăn.
Tổ chức cách hình thức tuyên truyền như: tranh ảnh,
sách báo, hội thi về ATTP nhằm nâng cao ý thức cho CB, GV,
PHHS.
Tổ chức thực hiện các biện pháp ATTP
Tổ chức đấu thầu cung cấp TP. Ký kết nội dung đảm bảo
ATTP đối với các nhà cung cấp. Nếu sản phẩm khơng an tồn
đon vị cung cấp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp

luật. Khi nhận TP cần có ký kết bàn giao và lưu mẫu TP trong
vịng 24 tiếng.
Thực hiện các quy tắc an tồn trong CBTP, lựa chọn TP,
sử dụng TP an toàn.


Đảm bảo vệ sinh khi sử dụng TP, sử dụng TP qua chế
biến đúng cách.
Bảo quản TP an toàn, tránh lây nhiễm bệnh hoặc để các
tác nhân bên ngoài gây nhiễm bệnh.
Đảm bảo khu vực chế biến sạch sẽ.
Đồ dùng dụng cụ chế biến an toàn, được cọ rửa an toàn,
đảm bảo sạch sẽ trước khi chế biến hoặc trước khi sử dụng.
Khu vực chế biến thơng thống, khơng có ruồi nhặng,
chuột bọ, gián.
Khu vực chế biến không được gần khu chăn nuôi gia súc
gia cầm, nơi cống rãnh bốc mùi hôi thối.
Nước dùng trong chế biến và cọ rửa vệ sinh sạch sẽ
khơng có màu, mùi. Đồ chứa nước khơng có rêu và thường
xun cọ rửa.
Kiểm tra q trình CBTP
Thường xun thực hiện cơng tác kiểm tra q trình chế
biến, bảo quản và sử dụng TP như:
Kiểm tra việc cung cấp TP, lưu mẫu TP.


Kiểm tra đồ dùng chế biến và sử dụng TP.
Kiểm tra khu vực CBTP.
Kiểm tra bảo quản TP.
Kiểm tra cách CBTP.

Phối hợp các LLXH nâng cao chất lượng VSATTP
Khái niệm phối hợp
Phối hợp định nghĩa theo Từ điển tiếng Việt là “Bố trí
cùng nhau làm theo một kế hoạch chung để đạt một mục đích
chung”. [41]
Như vậy, phối hợp các LLXH đảm bảo VSATTP cho
trẻ ở trường MN có thể hiểu là hoạt động hỗ trợ lẫn nhau
giữa nhà trường – GĐ và các cơ quan chức năng, tổ chức
chính trị đoàn thể nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức,
hành động trong cơng tác VSATTP, trong đó nhà trường có
vai trị chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu,
nội dung, biện pháp triển khai VSATTP. Ngược lại, PHHS,
các tổ chức chính trị đồn thể và cơ quan vệ sinh dịch tễ có
trách nhiệm kết hợp với nhà trường triển khai các biện


pháp, vừa có trách nhiệm đơn đốc, kiểm tra, giám sát kế
hoạch thực hiện do nhà trường đề ra.
Các lực lượng tham gia đảm bảo chất lượng VSATTP
cho trẻ ở trường MN
Các LLXH tham gia nâng cao chất lượng VSATTP cho
trẻ ở trường MN bao gồm:
- Nhà trường;
- Gia đình học sinh;
- Ban Phụ huynh;
- Các cơ quan quản lý xã hội;
- Các đồn thể chính trị xã hội;
- CB ngành y tế, vệ sinh dịch tễ.
Đảm bảo VSATTP cho trẻ ở trường MN cần sự phối hợp
chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - các tổ chức chính quyền,

đoàn thể xã hội.
Trường MN


Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với
các LLXH khác đảm bảo VSATTP cho trẻ, cụ thể:
- Quản lý và chịu trách nhiệm chính trong cơng tác chăm
sóc trẻ, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ khi đến trường.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức VSATTP đối
với CB, NV,phụ huynh. Kết hợp với các tổ chức chính
quyền địa phương hướng dẫn thực hiện GD VSATTP cho
cộng đồng.
- Chủ động đề xuất kế hoạch, nội dung thực hiện công tác
đảm bảo SVATTP với cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể và
PHHS nhằm ngăn chặn TP bẩn, TP không rõ nguồn gốc vào
nhà trường, vệ sinh cảnh quan môi trường xung quanh sạch sẽ,
tránh dịch bệnh lây lan.
- Báo cáo định kỳ các cơ quan chức năng về việc thực
hiện VSATTP của nhà trường. Tham mưu, đề xuất ý kiến với
các cấp lãnh đạo để công tác VSATTP thực hiện tốt hơn.
Ban Phụ huynh
Là tổ chức xã hội có tính tự nguyện, là cầu nối giữa
nhà trường, GV chủ nhiệm và PHHS. Ban phụ huynh đại


×