Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Kể chuyện tấm gương đạo đức hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.85 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG KỂ CHUYỆN VỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Họ và tên:
LỚp 11A1-Trường THPT Phù Cừ
A. Những vấn đề chung
1.Mục đích yêu cầu
Qua câu chuyện: “ Bác Hồ với khúc hát dân ca”:
-Thấy được tình cảm của Bác với những làn điệu dân ca. Đồng thời cũng thấy
được tình yêu quê hương, đất nước của Bác được bắt nguồn từ những điều giản dị
nhất.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong cuộc sống hàng ngày và
trong học tập.
2. Đối tượng nghe: Các thầy cô giáo và các bạn học sinh Trường THCS Phù Cừ.
3. Phương pháp: Thuyết trình có sử dụng nhạc nền bài hát “Lời Bác dặn trước
lúc đi xa” của nhạc sỹ Trần Hoàn
4. Dự kiến thời gian; 15 phút
5. Xuất xứ: : “Bác Hồ với khúc hát dân ca” được trích trong cuốn “ Hồi kí về Bác” ( Vũ Kỳ) do
nhà xuất bản sự thật ấn hành tháng 5 năm 2004 ( Có tham khảo tài liệu: Kể chuyện đạo đức Bác Hồ
( NXB Đại học sư phạm); Tạp chí Cộng Sản; Báo Đại đoàn kết các số: 103, 106 năm 2010)
B. NỘI DUNG CÂU CHUYỆN
1. Đặt vấn đề
Kính thưa các vị đại biểu khách quý!
Thưa ban giám khảo cùng toàn thể hội thi
Những ngày này của 48 năm về trước, trời đổ mưa tầm tã, vòm trời Ba Đình như
trĩu nặng một nỗi buồn. “Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”, chảy mãi như không
bao giờ hết trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc
tế trước sự ra đi của một con người mà ngay lúc sinh thời đã đi vào huyền
thoại:Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lịch sử sẽ ghi nhớ mãi ngày 2- 9-1969, ngày dân tộc
và nhân dân Việt Nam từ giã một con người vĩ đại nhất. Đất trời như ngưng đọng



trong nỗi đau mất Bác. Gần 50 năm trôi qua, những giây phút cuối cùng của cuộc
đời Bác vẫn luôn là nỗi xúc động của hàng triệu con tim. Chúng ta biết sự nỗ lực
của tập thể y bác sỹ trong việc cố gắng giữ lại sự sống cho Người. Chúng ta biết,
trước lúc đi xa Miền Nam vẫn trong tim Bác, nhưng không phải ai cũng biết
nguyện ước giản dị đến vô cùng, xúc động đến vô cùng của Bác trước giờ phút
biệt li: mang theo âm hưởng của khúc hát dân ca vào cõi vĩnh hằng. Hôm nay,
em muốn mang nỗi xúc động của mình đến với hội thi, muốn được kể lại
câu chuyện nghẹn ngào về Bác. Để chúng ta hiểu thêm về một cốt cách
rất đỗi giản dị, và tâm hồn sáng trong như pha lê; có sức truyền cảm và lay động
nhiều thế hệ của Người.. Câu chuyện “ Bác Hồ với khúc hát dân ca”.
Câu chuyện do ông Vũ Kì kể lại, được trích trong cuốn” Hồi kí về Bác” do nhà xuất bản sự thật ấn
hành tháng 5 năm 2004
2. Câu chuyện: “Chuyện kể rằng vào buổi sáng ngày 2/9/1969, buổi sáng cuối cùng trong cuộc
đời 79 mùa xuân của Bác. Bởi sau 9 giờ sáng hôm ấy Người đã ra đi để lại cho dân tộc Việt Nam và
nhân dân thế giới một niềm đau thương, mất mát vô cùng to lớn không gì bù đắp được.
Không gian câu chuyện cũng chỉ thu nhỏ trong căn nhà A67. Căn phòng này cách ngôi nhà sàn
của Bác chỉ vài chục bước chân. Trước đó, theo lời đề nghị của Bác sỹ, để tiện cho việc theo dõi, chăm
sóc sức khỏe của Người, ngày 18-8-1969 các đồng chí trong Bộ chính trị và những đồng chí trực tiếp
chăm sóc Bác đã chuyển Bác xuống ở căn phòng này.
Sau gần 20 ngày chống chọi với bệnh tật, Bác đã yếu lắm. Đứng xung quanh giường Bác có
đông đủ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhiều y, bác sĩ giỏi. Gương mặt ai cũng lộ rõ vẻ
căng thẳng và lo lắng. Căn phòng im phăng phắc, chiếc kim đồng hồ nhích từng bước nặng nề, chậm
chạp. Mọi người như nín thở, những đôi mắt đỏ hoe khi bác sĩ thông báo bệnh tình mỗi lúc một xấu đi
của Bác.
Lần đầu tiên tỉnh lại sau cơn đau, Bác nhìn xung quanh rồi hỏi:
-

Trong các chú, có ai biết hò Huế không?

Mọi người lúng túng nhìn nhau, quả là một tình huống không ai chuẩn bị trước. Những mái đầu cúi vội

lau đi dòng nước mắt. Huế vốn là mảnh đất gắn bó cùng Người trong suốt một quãng thời gian dài
tuổi thơ. Có lẽ trong những phút giây cuối cùng Người mong muốn mang hình ảnh sông Hương, núi
Ngự với bao kỷ niệm theo mình vào cõi vĩnh hằng bất tử. Nỗi niềm ấy của Người dường như ai cũng


thấu hiểu, nhưng tìm nghệ sỹ hò Huế lúc này thật khó. Thời gian như ngưng đọng lại. Bác lại thiếp đi
trong giấc ngủ nhưng dường như trên vầng trán mênh mông của Người thoáng hiện nét suy tư.
Lần thứ hai tỉnh lại, Người lại hỏi:
- Trong các chú, ai có thể hát cho Bác nghe một làn điệu ví dặm Nghệ Tĩnh được không?
Thêm một lần nữa, sự im lặng và bối rối bao trùm cả căn phòng. Những ánh mắt nhìn Bác như biết lỗi.
Câu ví dặm dân ca xứ Nghệ đã bao bọc và nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thuở lọt lòng, Người lớn lên
và đi ra thế giới từ chiếc nôi văn hoá quê hương mặn mòi tình nghĩa ấy. Trước giây phút biệt ly, Người
khao khát được nghe, được sống trong hơi ấm quê hương. Bác nằm yên rồi thiếp đi, hơi thở nhè nhẹ,
nhưng trên khuôn mặt Người vẫn như chờ đợi điều gì. 5 phút … 10 phút … rồi 20 phút trôi qua. ..
Lần thứ 3, Bác tỉnh lại sau cơn mê , Người ngỏ ý muốn nghe một khúc dân ca quan họ Bắc
Ninh. Lần này, giọng Bác đã yếu đi rất nhiều.Thương Bác thắt lòng, mắt ai cũng rưng rưng lệ. Bỗng
cánh cửa phòng hé mở, một cô gái nhỏ nhắn xuất hiện. Sững lại vài giây, hiểu được nguyện vọng của
Người, cô quỳ xuống bên Bác, run run nắm lấy bàn tay của Bác, kìm nén sự xúc động đang dâng trào,
cô cất lên giọng hát, khi vút lên níu giữ, lúc nức nở nghẹn ngào. Cô hát bằng cả trái tim mình, hát cho
ước mơ cháy bỏng của triệu người dân Việt Nam đang từng phút, từng giây hướng về Bác “ Người ơi
Người ở đừng về”. Cả căn phòng lặng đi, nhòa trong nước mắt.
9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 trái tim vĩ đại của Người đã ngừng đập, để lại muôn vàn tình
thương yêu cho đồng bào cả nước. Sinh ra và lớn lên từ trong câu hát dân ca, từ điệu ví dặm ầu ơ ngọt
ngào đằm thắm của mẹ, cuối cùng Người thanh thản ra đi trong âm hưởng của câu dân ca ngọt ngào,
sâu lắng ấy. Người đã đem theo vào cõi vĩnh hằng khúc hát dân ca của quê hương, thoảng nhẹ trên
môi Người nụ cười thanh thản. Gương mặt Bác hồng lên, bừng sáng, đẹp như một ông tiên trong
chuyện cổ tích- Ông tiên Hồ CHí Minh
3. Ý nghĩa- Bài học
Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa ban giám khảo cùng toàn thể hội thi

Bác Hồ của chúng ta là người sống rất tình cảm. Ở Bác, những tình cảm mênh mông đến đâu cũng đều
bắt nguồn từ những điều hết sức bình, dị, đời thường mà thiêng liêng, sâu sắc . Cho đến những giây
phút cuối cùng của cuộc đời, một vị nguyên thủ quốc gia lại chẳng ước ao gì lớn lao, Bác chỉ thèm
nghe một câu hò xứ Huế, điệu ví dặm quê nhà hay một làn quan họ yêu thương. Trước lúc ra đi mãi
mãi, những khúc hát dân ca vẫn ám ảnh, day dứt trong tâm hồn Bác như một nỗi niềm khát khao, khắc


khoải . Bấy nhiều thôi ta cũng đủ thấy Bác thiết tha với quê hương đất nước, xứ sở mình biết nhường
nào. Bởi với Bác dân ca là tiếng lòng của người dân Việt, là điệu hồn của dân tộc Việt Nam
Bác muốn nghe một câu hò Huế, bởi Huế là nơi in đậm dấu ấn tuổi thơ Người. Trong khoảng 10 năm
Bác Hồ cùng gia đình sinh sống ở mảnh đất cố đô trầm mặc, bao nghĩa tình, yêu thương con người của
vùng đất này đã trở thành ký ức sâu thẳm trong tâm hồn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng Huế còn gắn
với nỗi đau riêng gói chặt trong lòng Bác. Người đã từng nói với đồng chí Vũ Kì: Mình sinh ra ở xứ
Nghệ An, ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng. Qua Pháp, Anh, Mỹ, các nước châu Phi,
đến Liên Xô rồi về Trung Quốc. Thế mà đến nay mới vào đến Đồng Hới, chưa vào được tới miền Nam.
Mẹ mình mất ở Huế, mộ cha ở Cao Lãnh, quê mình thật sự trải dài cả đất nước. Ở những nơi như
Phan Thiết, Sài Gòn… trước lúc ra nước ngoài mình đã từng sống và từng đi đến nơi. Nhưng nay về
nước đã bao năm rồi, mà mình vẫn chưa về đến chốn. Chốn là những nơi cha mẹ Bác đã trút hơi thở
cuối cùng
Chúng ta biết, mẹ Bác mất khi Người có 10 tuổi đầu ở Huế nơi có dòng Hương Giang thơ mộng. Bố
của Bác là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc mất trong Đồng Tháp xa xôi chưa một lần Bác đến thăm
viếng được. Cho nên, miền Nam trong trái tim Bác là cả miền Trung, là Huế. Bác thương nhớ miền
Nam vì một phần như thế. Ước nguyện muốn nghe câu hò Huế cũng là vì những tình cảm thiêng liêng
không nói thành lời.
Bác muốn ghe một câu hò Vĩ dặm- khúc hát quê hương. Bởi Nam Đàn không chỉ là nơi chôn rau cắt
rốn, là nguồn cội mà còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào, gắn với những làn điệu dân
ca quê nhà đầy da diết bên người mẹ hiền yêu kính của cậu bé Nguyễn Sinh Cung: Tuổi ấu thơ Bác đã
đi/ Suốt chiều dài câu đò đưa/ Tuổi ấu thơ Bác đã sống/ Suốt chiều rộng câu dân ca. Chẳng thế mà trên
hành trình đi tìm đường cứu nước, giữa Paris tráng lệ tuyết rơi, trong đêm đông chỉ với viên gạch hồng
sưởi ấm hay trong lao tù khổ cực của tưởng Giới Thạch…qua mấy chục năm trời đằng đẵng nhưng Bác

vẫn không quên tên làng, ngõ xóm, đặc biệt là những câu ví, dặm của quê nhà. Chỉ một lời hát ru con
của người mẹ Việt Kiều bằng giọng ví phưòng vải thân quen trong đêm khuya ở nơi đất khách quê
người, đã đánh thức trong Bác bao kỉ niệm bùi ngùi, xúc động: “Xa nhà chốc bấy nhiêu niên, Nửa đêm
nghe tiếng mẹ hiền ru con”. Quê hương luôn trong trái tim của Bác mặc thời gian và khoảng cách. Sau
này khi đã trở thành vị chủ tịch nước, dù bận trăm công nghìn việc Người vẫn không quên những điệu
ví dặm của quê nhà. Khi về thăm quê sau gần năm mươi năm xa cách, Người đã giành một buổi tối để
xem những tiết mục đặc sắc nhất của dân ca Nghệ Tĩnh. Ngày xưa Người ra đi vì câu hò ví dặm, nay


trở về với thế giới người hiền trong Người vẫn vẹn nguyên tình yêu đó. Muốn mang theo làn điệu quê
hương trước lúc đi xa, Người đã tự hào về tất cả, muốn cảm ơn tất cả, lưu giữ và mang theo tất cả…
nghĩa nặng tình sâu quê hương đã giành cho mình, nâng bước chân mình trên suốt hành trình dài rộng
của cuộc đời.
Bác muốn nghe một đôi làn quan họ. Là Bác muốn mang cả hình ảnh quê hương, xứ sở, hình ảnh đất
nước yêu thương vào cuộc trường sinh. Tình yêu quê hương của Bác hòa quyện, thồng nhất trong tình
yêu đất nước mênh mông.
Bản di chúc không lời trong những giây phút cuối cùng của Bác giúp ta nhận ra một điều thật giản dị mà vô
cùng sâu sắc: Yêu quê hương đất nước trước hết là yêu những làn điệu quê hương mình. Bởi đó chính là cội
nguồn, là tinh hoa, bản sắc dân tộc; là điểm tựa, nuôi dưỡng tinh thần chúng ta. Lời nhắn nhủ của Người càng
có ý nghĩa với hôm nay bởi một đất nước muốn phát triền, hòa nhập với thế giới mà không đánh mất bản sắc thì
phải giữ được điệu hồn xứ sở.
4. Liên hệ

Kính thưa các vị đại biểu!
Thưa ban giám khảo cùng toàn thể hội thi
Là thế hệ được sinh ra và lớn lên trong thời kì đất nước phát triển, hội nhập, có sự giao thoa mạnh mẽ
văn hóa với các nước trên thế giới. Chúng em ý thức rõ trách nhiệm của mình trong việc làm phong phú
hơn bản sắc văn hóa dân tộc mà không làm mất đi những giá trị truyền thống thiêng liêng. Yêu Bác, xúc
động trước cuộc đời của Bác, thực hiện di nguyện thiêng liêng của Người, trong nhiều năm qua, trưởng
PTTH Phù Cừ nơi em đang theo học đã thực hiện rất tốt lời Bác dạy. Nhiều thế hệ học sinh của trường đã

đạt thành tích cao trong học tập và trong các kì thi chuyên nghiệp. Học tốt, có mục đích rõ ràng để phấn
đấu là biểu hiện đầu tiên của tình yêu quê hương đất nước mà chúng em làm theo lời Bác. Đặc biệt, trong
hầu hết những ngày lễ hội của thày trò nhà trường, chúng em đều hát về thầy cô, mái trường; quê hương
đất nước với tất cả tình yêu và lòng biết ơn sâu sắc; những buổi hội diễn về dân ca trong những ngày lễ
luôn được chúng em sôi nổi, nhiệt tình hưởng ứng. Lời ca tiếng hát chính tấm lòng tri ân nguồn cội,
những người, những nơi đã bồi đắp, cổ vũ ước mơ chúng em. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng em biết
trân trọng những giá trị truyền thống của quê hương, đất nước. Em tin rằng, đó là những biểu hiện giản dị
mà cụ thể nhất của lòng yêu tổ quốc khi chúng em còn ngồi trên ghế nhà trường.
Kính thưa các vị đại biểu
Thưa ban giám khảo cùng toàn thể hội thi


Bác gửi vào ta trọn vẹn niềm tin. Còn Người đã hóa hương sen của làng Sen vạn thuở. Năm tháng qua
đi, vẫn cảm thấy Bác ở quanh ta, trong cuộc đời của mỗi người. Tất cả những điều cao quý đó chính là
động lực để giúp chúng ta phấn đấu tốt hơn, xứng đáng hơn với Bác. Với riêng em, khi được tìm hiểu
về cuộc đời cao đẹp của Người, được kể về Người với tất cả niềm ngưỡng vọng, tự hào, thấy thật đúng
là:
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.
Xin trân trọng cảm ơn hội thi!



×