Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Những kỹ năng teamwork quan trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.81 KB, 7 trang )

Những kỹ năng Teamwork quan trọng
Teamwork (làm việc theo nhóm) ngày càng trở thành kỹ năng phổ biến và có tác dụng 
nâng cao hiệu quả công việc. Việc thể hiện kỹ năng này cũng là yêu cầu thiết yếu với 
những bạn trẻ đang tìm việc làm.

Tầm quan trọng
Kỹ năng làm việc tập thể quan trọng và cần thiết trong hai trường hợp sau: thứ nhất, 
sản phẩm được sản xuất ra tốt hơn và hiệu quả hơn nhờ nỗ lực chung; thứ hai, sản 
phẩm bán ra cực kỳ phức tạp và đòi hỏi tính đa dạng của các kỹ năng lẫn khả năng mà 
một nhóm có thể mang lại.
Các kỹ năng then chốt
Kỹ năng làm việc nhóm quan trọng nhất chính là khả năng giao tiếp thuyết phục. Điều 
này bao gồm cả khả năng phát biểu thành thục, khéo léo và thẳng thắn lẫn khả năng 
tích cực lắng nghe với tư tưởng cởi mở.
Những kỹ năng hoặc đặc điểm khác về teamwork có liên quan với thành công của tập 
thể gồm gắn kết với nhóm, ra quyết định trên tinh thần khách quan và đúng nguyên tắc,
tư duy thông minh và tỉ mỉ, khả năng hỗ trợ ý tưởng của đồng đội, tính khiêm tốn cùng 
nền tảng kiến thức vững chắc và quan trọng nhất là không sợ bị quy trách nhiệm.


Giao tiếp
Việc trở thành một thành viên ăn rơ với nhóm bắt đầu và kết thúc ở kỹ năng giao tiếp. 
Điều quan trọng là các thành viên có thể trao đổi cởi mở và thành thật về các ý tưởng, 
đề xuất cũng như những băn khoăn với nhau. Ngoài ra, lắng nghe chăm chú và đáp lại 
bằng thông tin phản hồi hữu ích cũng là yếu tố sống còn.
Gắn kết
Một kỹ năng thiết yếu khác là khả năng và mong muốn gắn kết với mục tiêu chung của 
nhóm. Tất cả những kỹ năng đồng đội khác đều vô dụng nếu tập thể đó thiếu sự gắn 
kết. Với tinh thần liên kết này, các thành viên sẽ sẵn lòng đảm nhận bất kì vai trò nào 
cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao, dù ở vị trí lãnh đạo hay thuộc cấp.



Ra quyết định
Ra quyết định có trách nhiệm và hiệu quả là yếu tố then chốt đối với kỹ năng làm việc 
nhóm, bởi hầu hết mâu thuẫn nội bộ đều nảy sinh trong quá trình ra quyết định. Những 
đội/nhóm mạnh luôn sở hữu các thành viên có khả năng ra quyết định khách quan sau 
khi cân nhắc và thảo luận kỹ càng.
Bên cạnh đó, trở ngại chính với việc hợp tác thường là cảm giác sợ bị quy trách nhiệm.
Điều này xuất hiện khi cả nhóm đưa ra một quyết định tồi mà hầu hết thành viên sẽ 
không chọn nếu đứng trên phương diện cá nhân. Khả năng tư duy thông minh và cặn 
kẽ trước lúc quyết định việc gì đó một cách am tường lẫn khách quan cũng là yêu cầu 
cần thiết để trở thành thành viên đắc lực trong nhóm.


Cách giao tiếp giữa cách thành viên khi làm việc
nhóm
Giao tiếp trong làm việc nhóm không hề khó, nhưng làm thế nào giúp mọi người phát 
huy thế mạnh của từng cá nhân để đóng góp hiệu quả nhất cho công việc chung lại là 
điều không phải ai cũng làm được. Nếu bạn thực sự nắm được những kỹ năng giao 
tiếp hiệu quả trong làm việc nhóm, bạn sẽ ngạc nhiên với những bước tiến mà bạn đạt 
được trong công tác xây dựng phong cách làm việc nhóm chuyên nghiệp.
Hy vọng bài viết: Cách giao tiếp giữa cách thành viên khi làm việc nhóm dưới đây 
của Cuộc Sống Đúng Nghĩa (cuocsongdungnghia.com) giúp ích cho mọi người có 
thêm kỹ năng giao tiếp đặc biệt khi làm việc nhóm.
Sử dụng hiệu quả các phương tiện trao đổi thông tin
Điện thoại không chỉ đơn thuần là công cụ giải trí, chụp hình hay check­in facebook. 
Bạn hoàn toàn có thể biến điện thoại hay laptop của mình thành công cụ kết nối các 
thành viên một cách hiệu quả. Một ý tưởng bất chợt, một phương án kinh doanh mới 
ngay lập tức có thể chia sẻ với các thành viên nhờ skype, email hay điện thoại. Việc 
vận dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ sẽ làm cho các cá nhân bổ sung những thiếu sót 
cho nhau và hoàn thiện bản thân mình.

Tôn trọng ý kiến của các thành viên
Một ý kiến, một phương án dù có hay tới đâu đi chăng nữa thì cũng không tránh khỏi 
những thiếu sót. Nếu bạn biết tôn trọng ý kiến của người khác, đúc rút những điểm hay,
sáng tạo thì sẽ giúp công việc của cá nhóm đạt hiểu quả tốt hơn. Đây cũng chính là 
động lực lớn nhất để các thành viên trong nhóm phát huy được thế mạnh của bản thân,
đóng góp hiệu quả nhất cho công việc chung. Bởi khi thành viên đó thấy được ý kiến 
của mình được tôn trọng, họ sẽ cố gắng hơn trong công việc và thấy giá trị của bản 
thân được nâng cao.
Đừng quên giao tiếp bằng văn bản
Một nghiên cứu cho thấy có ít nhất 80% thời gian của làm việc nhóm dùng giao tiếp 
bằng lời. Tuy nhiên cũng đừng quên 20% còn lại với việc giao tiếp bằng văn bản. Bạn 
nên biết ngôn ngữ sử dụng giao tiếp trong văn bản cần sự chuẩn mực và chính xác. 
Nếu bạn sử dụng ngôn ngữ đa nghĩa hoặc thiếu chuẩn xác thì người nhận có thể 
không hiểu hoặc hiểu sai vấn đề và gây nên những hậu quả khôn lường. Điều này sẽ 
gây khó chịu cho chính thành viên trong nhóm và kết quả làm việc sẽ giảm sút nghiêm 
trọng.


Dành thời gian giao tiếp cá nhân ngoài công việc
Đừng nghĩ rằng bạn chỉ cần giao tiếp với các thành viên trong lúc làm việc là đủ. Hãy 
dành thời gian gặp gỡ,giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp, tìm kiếm những trải nghiệm 
mới bên ngoài công sở để đầu óc được thanh thản, thoải mái. Bạn nên hãy học cách 
sát lại với mọi người thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí bởi chỉ có sự gắn kết 
mới tạo nên một nhóm hoàn hảo nhất. Tình cảm, sự gắn bó giữa các thành viên trong 
nhóm là một trong những đóng góp quan trọng vào thành công của nhóm và giúp giảm 
thiểu các xung đột khi làm việc.
Lắng nghe và thấu hiểu
Khi đã là một thành viên trong nhóm, bạn phải biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của 
người khác. Không phải cứ nói nhiều mới thể hiện mình thông minh tài giỏi mà bạn cần 
phải lắng nghe ý kiến của các thành viên để biết họ nghĩ gì, muốn gì, ý kiến của họ ra 

sao. Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng của bạn với đối phương mà còn góp phần 
tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Điều này tường chừng 
như đơn giản nhưng lại chính là chìa khóa giúp việc giao tiếp trong làm việc nhóm đạt 
hiệu quả.
Khen ngợi người khác một cách trung thực và thật lòng
Đừng tiết kiệm những lời khen với cố gắng và nỗ lực của các thành viên trong nhóm. 
Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào cũng đều khiến cho các thành viên cảm thấy công 
sức của mình được trân trọng, cởi mở hơn trong việc chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong 
công việc cũng như cuộc sống.
Đừng ngại thể hiện suy nghĩ, ý kiến của mình
Đôi khi sẽ có lúc bạn cảm thấy khó khăn khi diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng của mình, hay 
bế tắc khi tìm hướng triển khai cho cuộc họp nhóm. Đây không phải là kỹ năng dễ 
nhưng nếu bạn muốn khả năng của mình được nhìn nhận và trân trọng, bạn nên tự tin 
vào bản thân, không ngần ngại đề xuất những ý tưởng mới dù có thể ban đầu kết quả 
không như bạn mong muốn. Nhưng ít nhất bạn cũng không trở thành “bóng ma vô 
hình” trong chính nhóm của mình.
Kỹ năng làm việc nhóm là môi trường tốt để bạn có thể phát triển kiến thức, kỹ năng và 
kinh nghiệm làm việc từ việc học hỏi các thành viên trong nhóm.Trong quá trình làm 
việc, sẽ có nhiều vấn đề xảy ra từ việc chung lẫn việc cá nhân. Để có thể tăng hiệu quả 
làm việc nhóm cũng như quan hệ giữa các thành viên trong nhóm khắng khít hơn,cần 
có kỹ năng giao tiếp khi làm việc nhóm. Sau đây là những kỹ năng giúp bạn làm việc 
nhóm tốt hơn.


5 kiểu người cơ bản trong quá trình làm việc nhóm
Những bài học và kinh nghiệm rút ra rằng bất cứ ê kíp làm việc hiệu quả nào đều bao 
gồm 5 kiểu người cơ bản được tạo nên bởi trình độ và khả năng. Bạn có thể nhận ra 
bản thân mình trong số đó và nhận ra rằng chỗ thích hợp cho mình trong bất cứ hoạt 
động của ê kíp làm việc đều phụ thuộc vào ê kíp đó
Những bài học và kinh nghiệm rút ra rằng bất cứ ê kíp làm việc hiệu quả nào đều bao 

gồm 5 kiểu người cơ bản được tạo nên bởi trình độ và khả năng.
Bạn có thể nhận ra bản thân mình trong số đó và nhận ra rằng chỗ thích hợp cho mình 
trong bất cứ hoạt động của ê kíp làm việc đều phụ thuộc vào ê kíp đó. Trong quá trình 
cố gắng thiết lập hoạt động mạng và cùng nhau đẩy mạnh công việc kinh doanh chúng 
ta phải nhận thức rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi cá nhân xung quanh mình 
và biết vị trí của mình trong quá trình hoạt động.
Người lập kế hoạch, người đưa ra ý tưởng
Là những người luôn cố gắng tìm ra “một cái gì đó” ở những nơi mà người khác cho là 
“không có gì cả”. Thường có những ý tưởng “đặc biệt” mặc dù chưa có bất kì cơ sở 
nào để thực hiện nhưng họ chắc chắn nó sẽ khả thi. Đây là người có tầm nhìn xa và có 
thể thấy viễn cảnh tương lai đằng sau những khó khăn ban đầu. Mạo hiểm, nhìn ra vấn 
đề và nhanh chóng đưa ra giải pháp và thường là giải pháp có hiệu quả.
Người đi đầu (hay còn gọi là người tiên phong)
Có tư tưởng cởi mở, sẵn sàng đưa ra và thực hiện các ý tưởng mới. Tiên phong trong 
việc đưa ra phương pháp khả thi cho các kế hoạch và việc thực hiện các nhiệm vụ, 
thích tiến hành mọi việc một cách nhanh chóng, hơi mạo hiểm. Có xu hướng tiến hành 
công việc mà không nghĩ tới hậu quả, luôn nghĩ tới việc biến suy nghĩ thành hành động.
Người phân tích (hay còn gọi là người thẩm định)


Xem xét mọi khía cạnh dù là nhỏ nhất. Phân tích, thách thức và xem xét, họ được coi là
người “dội gáo nước lạnh’’ vào các ý tưởng. Thường không phải là những người mạo 
hiểm và hiếm khi đưa ra ý tưởng mới. Không phản ứng vội vàng, đôi khi lại quá bảo thủ
nhưng có lúc sẽ khiến nhóm làm việc phải xem xét lại ý tưởng.
Người tiến hành
Biến kế hoạch thành biện pháp khả thi. Họ muốn ai đó lập kế hoạch hành động để họ 
tiến hành. Có năng lực và phương pháp, không quan tâm tới các ý kiến xung quanh. 
Đặc biệt là họ không thích bị lãnh đạo, họ muốn hoàn thành tốt công việc với các 
phương pháp làm việc cẩn thận, hiệu quả. Công bằng mà nói họ là những “con ong 
chăm chỉ’’ và là người xúc tiến cũng như tiến hành công việc.

Trợ lý
Nắm rõ nhiệm vụ của dự án tổng thể và mục tiêu lâu dài của công ty, là người giữ vai 
trò liên lạc, chịu trách nhiệm tiến hành kế hoạch từ khâu này đến khâu khác đồng thời 
giảm các xung đột, bất đồng xuống mức thấp nhất, hiểu rõ vai trò của các nhân tố trong
kế hoạch hoạt động và có khả năng dẫn dắt chỉ đạo ê kíp làm việc khi nảy sinh bất 
đồng để tiết kiệm thời gian và hoạt động hiệu quả.
Mỗi một phương pháp khác nhau sẽ nảy sinh ê kíp làm việc khác nhau nhưng vẫn cùng
một khung thời gian và vai trò của cá nhân tham gia ê kíp đó. Trong thiết lập mạng lưới 
việc kết hợp sử dụng các thế mạnh để khắc phục đIểm yếu của mỗi cá nhân là một 
bước quan trọng để phát triển. Giảm xung đột, nuôi dưỡng các ý tưởng và sáng kiến. 
Thận trọng trong việc học hỏi kinh nghiệm chuyên môn để “thực hiện nhiệm vụ”. Thấy 
rõ hiệu qủa công việc và chú trọng vào các yếu tố dù là nhỏ nhất. Xác định yếu tố cần 
thiết của mục tiêu tổng thể. Với tư cách là người lãnh đạo các doanh nghiệp liên doanh,
nếu biết coi trọng sự kết hợp các yếu tố chúng ta sẽ thành công.



×