Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích cảnh cho chữ trong chữ người tử tù của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.85 KB, 7 trang )

Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân
Đề bài: Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Bài làm
Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thi ện-m ĩ, người ta th ường
nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một
trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hi ện đại. Trong các sáng
tac của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nh ận như m ột ngh ệ sĩ .
Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy.
Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truy ện vô cùng độc đáo.
Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truy ện này “m ột
cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Đoạn cho chữ nằm ở phần cuối tác phẩm.ở vị trí này tình huống truyện được đẩy lên
đến đỉnh điểm vì viên quản ngục bỗng nhận được công văn về việc xử tử những tên
phản loạn, trong đó có Huấn Cao. Do vậy cảnh cho chữ có ý nghĩa c ởi nút,gi ải t ỏa
những băn khoăn ,chờ đợi nơi người đọc, từ đó toát lên những giá trị lớn lao của tác
phẩm.
Sau khi nhận được công văn, viên quản ngục đã rãi bày tâm sự của mình v ới th ầy th ơ
lại. Nghe xong truyện, thầy thơ lại đã chạy xuống buồng giam Huấn Cao để k ể rõ nỗi
lòng viên quản ngục. Và đêm hôm đó, trong một buồng tối chật hẹp v ới ánh sáng đỏ
rực của một bó đuốc tẩm dầu, “ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đang di ễn ra.
Thông thường để sáng tạo nghệ thuật người ta thường tìm đến những n ơi có không
gian đẹp, thoáng đãng , yên tĩnh. Nhưng trong một không gian ch ứa đầy bóng t ối, nh ơ


bẩn chốn ngục tù thì việc sáng tạo nghệ thuật vẫn xảy ra. Thời gian ở đây cũng gợi cho
ta tình cảnh của người tử tù. Đây có lẽ là đêm cuối của người tử tù-ng ười cho ch ữ và
cũng chính là giờ phút cuối cùng của Huấn Cao. Và trong hoàn c ảnh ấy thì “ m ột ng ười
tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn ung dung, đĩnh đạc “dậm tô nét chữ trên t ấm
lụa trăng tinh”. Trong khi ấy, viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm lúm chuy ển


động.ở đây cho thấy dường như trật tự xã hội đang bị đảo lộn. Viên quản ngục đáng
nhẽ phải hô hào , răn đe kẻ tù tội. Thế nhưng trong c ảnh t ượng này thì tù nhân l ại tr ở
thành người răn dạy, ban phát cái đẹp.
Đây quả thực là một cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa Huấn Cao-người có tài
viết chữ nhanh , đẹp và viên quản ngục, thầy thơ lại-những người thích chơi chữ. H ọ
đã gặp nhau trong hoàn cảnh thật đặc biệt: một bên là kẻ phản nghịch ph ải lĩnh án t ử
hình( Huấn Cao) và một bên là những người thực thi pháp luật. Trên bình di ện xã h ội,
họ ở hai phía đối lập nhau nhưng xét trên bình diện nghệ thuật họ l ại là tri âm, tri kỉ của
nhau. Vì thế mà thật là chua xót vì đây là lần đầu tiên nhưng c ũng là l ần cu ối cùng ba
con người ấy gặp nhau. Hơn thế nữa, họ gặp nhau với con người th ật, ước muốn th ật
của mình. Trong đoạn văn, nhà văn đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng
tối làm câu chuyện cũng vận động theo sự vận động của ánh sáng và bóng t ối. Cái h ỗn
độn, xô bồ của nhà giam với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp
đẽ. Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế c ủa
ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái xấu và cái thi ện so v ới cái ác. Vào lúc ấy,
từ một quan hệ đối nghịch kì lạ: ngọn lửa của chính nghĩa bùng cháy ở chốn ng ục tù t ối
tăm, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn… ở đây, Nguyễn Tuân đã nêu
bật chủ đề của tác phẩm: cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội
ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện đầy ấn tượng.
Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn:
“đổi chỗ ở” để có thể tiếp tục sở nguyện cao ý. Muốn chơi chữ phải giữ được thiên
lương. Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể bền vững. Cái đẹp có th ể nảy
sinh từ chốn tối tăm, nhơ bẩn, từ môi trường của cái ác( cho chữ trong tù) nh ưng không
thể chung sống với cái ác. Nguyễn Tuân nhắc đến thú chơi chữ là môn ngh ệ thu ật đòi
hỏi sự cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng tâm hồn. Người ta
thưởng thức chữ không mấy ai thấy, cảm nhận mùi thơm của mực. Hãy biết tìm trong
mực trong chữ hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là cái thi ện và ch ơi
chữ chính là thể hiện cách sống có văn hóa.
Trước lời khuyên của người tử tù, viên quản nguc xúc động “ vái người tù một vái, chắp
tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào: k ẻ mê muội này xin bái

lĩnh”. Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng xu ất chúng, người t ử tù đã
hướng quản ngục đến một cuộc sống của cái thiện. Và trên con đường đến với cái ch ết
Huấn Cao gieo mầm cuộc sống cho những người lầm đường. Trong khung cảnh đen
tối của tù ngục, hình tượng Huấn Cao bỗng trở lên cao lớn là thường, vượt lên trên
những cái dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh. Đồng th ời th ể hi ện m ột ni ềm tin


vững chắc của con người: trong bất kì hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khao khát
hướng tới chân- thiện-mĩ.
Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Tuân là nhà văn duy mĩ, tức là điều khi ến ông quan tâm ch ỉ
là cái đẹp, là nghệ thuật. Nhưng qua truyện ngắn “ Chữ người tử tù” mà đặc biệt là
cảnh cho chữ ta càng thấy rằng nhận xét trên là hời hợt, thi ếu chính xác. Đúng là trong
truyện ngắn này, Nguyễn Tuân ca ngợi cái đẹp nhưng cái đẹp bao gi ờ c ũng g ắn v ới cái
thiện, thiên lương con người. Quan điểm này đã bác bỏ định kiến về nghệ thu ật tr ước
cách mạng, Nguyễn Tuân là một nhà văn có tư tưởng duy mĩ, theo quan đi ểm ngh ệ
thuật vị nghệ thuật. Bên cạnh đó, truyện còn ca ngời viên qu ản ng ục và thầy th ơ l ại là
những con người tuy sống trong môi trường độc ác xấu xa nhưng v ẫn là nh ững “thanh
âm trong trẻo” biết hướng tới cái thiện. Qua đó còn th ể hiện tấm lòng yêu n ước, c ăm
ghét bọn thống trị đương thời và thái độ trân trọng đối với những người có “thiên lương”
trên cơ sở đạo lí truyền thống của nhà văn.
“Chữ người tử tù” là bài ca bi tráng, bất diệt về thiên lương, tài n ăng và nhân cách cao
cả của con người. Hành động cho chữ của Huấn Cao, những dong chữ cu ối cung c ủa
đời người có ý nghĩa truyền lại cái tài hoa trong sáng cho kẻ tri âm, tri k ỉ hôm nay và
mai sau. Nếu không có sự truyền lại này cái đẹp sẽ mai một. Đó cũng là tấm lòng mu ốn
giữ gìn cái đẹp cho đời.
Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh gợi liên tưởng đến một đo ạn phim
quay chậm. Từng hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới ngòi bút đậm ch ất đi ện
ảnh của Nguyễn Tuân: một buồng tối chật hẹp…hình ảnh con người “ba cái đầu đang
chăm chú trên một tấm lụa trắng tinh”, hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng
xiềng đang viết chữ. Trình tự miêu tả cũng thể hiện tư tưởng một cách rõ nét: t ừ bóng

tối đến ánh sáng, từ hôi hám nhơ bẩn đến cái đẹp. Ngôn ngữ, hình ảnh cổ kính c ũng
tạo không khí cho tác phẩm. Ngôn ngữ sử dụng nhiều từ hán vi ệt để miêu tả đối tượng
là thú chơi chữ. Tác giả đã “phục chế” cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại nh ư bút pháp t ả
thực, phân tích tâm lí nhân vật.( văn học cổ nói chung không tả th ực và phân tích tâm lí
nhân vật)
Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” đã kết tinh tài năng , sáng t ạo và t ư tưởng độc
đáo của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng v ọng và tâm s ự nu ối ti ếc đối
với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao th ượng. Đan xen vào đó
tác giả cũng kín đao bày tỏ cái đau xót chung cho cái đẹp chân chính, đích th ực đang b ị
hủy hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân bản: dù cu ộc đời có đen tối v ẫn
còn có những tấm lòng tỏa sáng.


Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện Chữ
người tử tù
Đề bài: Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện Chữ người tử tù
Bài làm
Nếu như nhân vật Huấn Cao là biểu tượng về cái đẹp với sức mạnh hướng thi ện của
nó, thì nhân vật viên quản ngục được sáng tạo ra là để hiện th ực hóa s ức m ạnh ấy. Có
viên quản ngục thì ý đồ nghệ thuật của nhà văn mới thực hiện được. Nhưng vai trò c ực
kì quan trọng ấy của nhân vật quản ngục không dễ nhận ra, bởi vì nhân v ật này d ường
như được Nguyễn Tuân “giấu” đi, ẩn xuống hàng thứ hai đằng sau nhân vật Huấn Cao.
Cảm giác ban đầu khi đọc Chữ người tử tù, người đọc choáng ván, ngập trong ánh
sáng tỏa ra từ hình tượng Huấn Cao uy nghi, rực rỡ. Từng dòng chữ, từng trang sách
cứ lấp lánh Huấn Cao. Người đọc chẳng thiết nghĩ điều gì khác ngoài nghĩ về Huấn
Cao. Nhưng đọc thêm một vài lần nữa, gấp trang sách lại, ng ẫm nghĩ k ĩ, thấy nhân v ật
quản ngục từ từ hiện lên, ngày một rõ nét và cuốn hút ta bằng m ột s ức m ạnh kì l ạ. Ta
càng thấm thía, cảm phục ngòi bút tài hoa, thâm thúy của Nguy ễn Tuân. Khi được
khám phá, phát hiện, nhân vật quản ngục sẽ đem lại cho ta nhi ều khoái c ảm th ẩm m ĩ
mới mẻ, thú vị.



Tính cách của nhân vật Huấn Cao có phần một chiều, b ất bi ến và đơn giản, ít nh ững
bất ngờ. Trái lại, nhân vật viên quản ngục có sự vận động về tính cách. Tr ước khi là
quản ngục, ông ta cũng là người đèn sách, “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hi ền”. Là
người lương thiện, tử tế, lại có chữ thánh hiền bồi đắp cho “thiên lương” nảy n ở tốt đẹp,
ông ta yêu đến say mê cái đẹp, “cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có m ột
ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Hu ấn Cao vi ết”.
Nhưng sự đời run rủi, và “ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khi ết
vào giữa một đống cặn bã. Và những người thẳng thắn lại phải ăn đời ở ki ếp với l ũ
quay quắt”, quản ngục sa vào chỗ tối tăm, phẩm chất từ đó đã hoen ố đi ít nhi ều. Gi ữa
chốn tù ngục hầu như chỉ tồn tại hai thứ : cái ác, cái xấu, tàn nhẫn, l ừa lọc và những nỗi
đau khổ, tuyệt vọng. Tình cờ, viên quản ngục gặp được ông huấn Cao, gặp th ần t ượng
của mình, gặp trong hoàn cảnh cực kì éo le : giữa chốn ngục th ất, th ần t ượng c ủa ông
giờ đây lại là một tử tù, còn ông là cai ngục. Một tình huống đầy kịch tính được mở ra :
ở bình diện xã hội, họ là những kẻ đối địch nhau ; ở bình diện nghệ thuật, h ọ lại là tri
âm, tri kỉ của nhau. Kẻ cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình lại là một ngh ệ s ĩ
tài hoa tầm cỡ “thiên hạ đệ nhất thư pháp”, kẻ đại diện cho lu ật pháp của tri ều đình l ại
là người có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”’ ngưỡng mộ tài thư pháp ấy. Cuộc “kì ngộ”
khiến cho lòng yêu cái đẹp trong quản ngục sống d ậy mãnh li ệt t ới m ức ông có th ể b ất
chấp cả tính mạng và địa vị, mong sao có được mấy chữ của ông Huấn.
Người đọc hồi hộp theo dõi từ đầu chí cuối tác phẩm, không biết quản ngục có xinh n ổi
chữ của ông Huấn hay không ? Nhân vật quản ngục bị đặt vào một thử thách khá gay
go quyết liệt. Mấy ngày ngắn ngủi ông Huấn Cao tạm bị giam trong ngục t ử tù c ủa y,
quản ngục luôn sống trong tình trạng vô cùng căn th ẳng, hồi h ộp. Y thừa bi ết tính ông


Huấn “vốn khoảng, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Làm sao đây, ch ỉ trong ít ngày để
có thể lấp đầy khoảng cách giữa “cai ngục” và “tử tù”, để thành “tri kỉ” của ông Huấn ?
“Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, d ưới quy ền

mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp l ại mặt m ột
người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không k ịp
xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất”. Mặt khác, viên quản ngục luôn luôn ph ải
dò xét, đề phòng cả bọn thuộc hạ, ông sợ “tên bát phẩm th ơ lại này đem cáo giác v ới
quan trên thì khó mà ở yên”, ông phải “dò ý tứ hắn l ần nữa xem sao r ồi s ẽ li ệu”.
Nhân vật viên quản ngục được xây dựng với bút pháp giàu chất hiện th ực, g ần v ới
cuộc đời hơn, thật hơn. Và chính ở đây thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Đọc truyện, người đọc như thấy hiện ra trước mắt dáng đi, điệu đứng, lời ăn tiếng nói
của viên quản ngục này. Lúc ở công đường, dáng điệu của y rõ b ệ vệ, quan cách, oai
phong, trầm tĩnh, rõ là chu đáo, cần mẫn trong công việc. Tiếp được công v ăn để l ĩnh
nhận sáu tên tù án chém, ông ta đọc tên từng người và dừng lại ở cái tên Hu ấn Cao,
rồi hỏi viên thơ lại để xác minh cho rõ. Nhân vật viên quản ngục không chỉ là kẻ biết thi
hành phận sự, cần mẫn, tận tụy, mà còn là nhân vật có đời sống nội tâm sâu s ắc. Có
lúc khuôn mặt tỏ rõ sự nghĩ ngợi đăm chiêu, “ngục quan băn khoăn ng ồi bóp thái
dương”, “người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn
nheo của bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao
xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”.
Trong nhận xét rất tinh tế của người dẫn truyện thì viên qu ản ngục có “tính cách d ịu
dàng và lòng biết giá người”. Ông được coi “là một thanh âm trong tr ẻo chen vào gi ữa
một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”, là “cái thuần khiết” b ị đày ải “vào giữa
một đống cặn bã”, là “người thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”. Là quản
ngục, nhưng ông ta cũng chính là tù nhân chung thân c ủa cái nhà tù do ông cai qu ản.
Cái danh, cái lợi, trách nhiệm, bổn phận của một ngục quan là những thứ gông cùm,
xiềng xích vô hình xiết chặt tâm hồn quản ngục suốt đời. “Lũ người quay quắt”, cái
“đống cặn bã” bao quanh ông chẳng khác gì nơi buồng tối giam tử tù “m ột buồng t ối
chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Đã có
lúc, ngục quan thấm thía thân phận lạc loài, cô đơn giữa chốn tù ng ục của chính mình,
y than thở một mình : “Có lẽ lão bá này, cũng là m ột người khá đây. Có l ẽ h ắn c ũng
như mình, chọn nhầm nghề mất rồi”. Nếu như bi kịch của ông Huấn là bi kịch c ủa
người anh hùng thất thế, thất thế nhưng vẫn kiêu hùng, l ẫm liệt ; thì bi kịch c ủa ng ục

quan là bi kịch lầm đường. kẻ lầm đường lạc lối, may thay, vẫn còn có lương tri, lương
năng, còn có “lòng biệt nhỡn liên tài”, còn có khát vọng gi ải thoát. Y tôn th ờ cái đẹp, say
mê cái đẹp để hi vọng tự giải thoát. Lúc ngục quan gặp huấn Cao thì “đầu đã đi ểm hoa
râm, râu đã ngả màu”, “bộ mặt tư lự” đã hằn nhiều nếp nhăn của cuộc đời “tù nhân”
nhọc nhằn, nhưng khát vọng giải thoát biểu hiện ở khát vọng hướng t ới cái đẹp v ẫn
mãnh liệt vô cùng. Âm ỉ bấy lâu, nay nó bùng cháy lên thành l ửa ng ọn. Ng ục quan t ự h ạ
mình xuống trước tử tù, nhẫn nhục chấp nhận sự “khinh bạc đến điều” của ông Huấn. Y
không oán thù, y biết người ta, “y cũng thừa hiểu những người chọc trời qu ấy nước,


đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình
chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Về bản chất, đó là sự ngưỡng mộ trước cái đẹp một cách
hoàn toàn tự nguyện. Hành động biệt đãi ông Huấn c ũng là xuất phát t ừ lòng say mê
đó. Nhưng đến cuối tác phẩm thì không chỉ còn là chuyện say mê, tôn thờ m ấy cái ch ữ
đẹp nữa, mà cao hơn thế, đó là sự trân trọng, tôn thờ nhân cách cao quý c ủa m ột b ậc
tài danh. Bị cái đẹp và nhân cách cao thượng của ông Huấn thuy ết ph ục, viên qu ản
ngục thực sự cảm động cũng giống như ông Huấn Cao đã cảm động trước “sở thích
cao quý” và “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của ngục quan. Đó là đi ểm g ặp g ỡ để trở thành
tri âm, tri kỉ của hai con người cách nhau quá xa về vị trí xã hội. Sự tri kỉ ấy được đánh
dấu bằng dòng lệ và tiếng nói nghẹn ngào : “Kẻ mê mu ội này xin bái l ĩnh” và kèm theo
một cái vái.
Vận mệnh nghệ thuật của tính cách ông Huấn Cao đã kết thúc cùng với s ự k ết thúc của
thiên truyện ; trong khi đó, vận mệnh vẫn còn tiếp tục ở nhân v ật viên qu ản ng ục :
người đọc có thể tin rằng sau những lời khuyên bảo ân cần của ông Hu ấn, viên qu ản
ngục đã luống tuổi ấy sẽ từ bỏ nghề bất nhân về quê ở để giữ thiên lương cho trong
sạch, lành vững.
Nhân vật viên quản ngục là một sáng tạo rất mực sinh động của Nguyễn Tuân, để v ừa
tô đậm vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật Huấn Cao, lại vừa thể hiện vẻ đẹp của một con
người đang được dắt dẫn bởi cái đẹp và cái thiện. Đây là kiểu sáng tạo nhân vật r ất
mới trong văn học hiện đại Việt Nam, cái cách để cho nhân vật tự tạo tính cách.




×