Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học
và”mảnh trăng cuối rừng” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong những năm chống Mỹ
cứu nước. Chất thơ, chất lãng mạn là nét đặc sắc của truyện. Truyện tiêu biểu cho bút pháp của nhà văn
và mang những đặc điểm chung của văn học Việt Nam trong giai đoạn này. Các bạn hãy cùng loihayydep
phân tích tác phẩm này nhé qua hình tượng nhân vật tên “Nguyệt”.
Nguyễn Minh Châu là một trong những tác giả thành công trong thể loại truyện ngắn của nền văn học
hiện đại 1945 – 1975. Sinh thời ông luôn luôn tâm niệm, cố gắng “ đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu
tâm hồn con người”. Và ông đã tìm thấy những hạt ngọc vô giá ấy trong tâm hồn con người. Nguyệt –
nhân vật trong chính tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của ông chính là một hình tượng tiêu biểu cho con
người mà Nguyễn Minh Châu luôn tìm kiếm khi cầm bút. Dưới ngòi bút miêu tả độc đáo thấm vị lãng
mạn, những phẩm chất cao đẹp của nhân vậtd ần dần được lộ ra. Đó là nét đẹp trong tâm hồn của cả thế
hệ chống Mỹ.
Nguyễn Ngọc Châu cho rằng trong bể sâu tâm hồn con người đều có hạt ngọc ẩn giấu. Đó là những vẻ
đẹp cao quý và đáng trân trọng trong phẩm chất của mỗi con người. Những vẻ đẹp đó không phải dễ tìm,
dễ kiếm. Trải qua những gian lao thử thách, những khó khăn khắc nghiệt của cuộc sống, “ hạt ngọc ẩn
giấu” ấy dần dần hé lộ. Vì vậy không phải ngẫu nhiên nhà văn đặt cho truyện một cái tên thật có ý nghĩa.
Mảnh trăng cuối rừng. Qua bom đạn chiến tranh ác liệt,dưới ánh trăng khi ẩn khi hiện, khi gần khi xa, vẻ
đẹp nhân vật dần hiện ra với những tính cách, phẩm chất cao đẹp. Đó chính là hạt ngọc ẩn giấu mà
Nguyễn Minh Châu tìm bấy lâu.
Trước hết, Nguyễn Minh Châu đã tìm được “ hạt ngọc ẩn giấu” từ ngay ngoại hình của nhân vật. Đó cũng
là một nét đẹp hiếm thấy của người nữ công nhân giao thông trong chiến tranh. Nhà văn đã đặt nhân vật
của mình trong những ánh sáng khác nhau: “ ánh đèn gầm hắt xuống đường”, “ ánh đèn tù mù của đoàn
xe xích”, đẹp hơn cả phải kể đến “ ánh trăng lồng lộng”. Tất cả đều không ngoài mục đích tôn lên vẻ đẹp
của người con gái – Nguyệt.
Lãm đã được gây ấn tượng ngay từ phút ban đầu gặp gỡ. Trong ánh đèn gầm hắt xuống mặt đường xuất
hiện ngay trước mũi xe đôi gót chân hồng, sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen chấm
mắt cá . Quả là một vẻ đẹp hiếm thấy trong chiến tranh. Trong bom đạn ác liệt nơi chiến trường nguy
hiểm, người con gái ấy vẩn biết làm đẹp cho mình. Một vẻ đẹp giản dị thôi nhưng nó thật tinh khiết và
nhẹ nhàng. Điều đó khiến người đọc có những cảm nhận tốt đẹp về tâm hồn người con gái ấy.
Vẻ đẹp của Nguyệt đọng lại trong tâm hồn Lãm mỗi lúc một sâu hơn, đậm hơn. “ Qua ánh đèn tù mù của
đoàn xe xích đang lao đi ầm ầm bên cạnh,tôi nhận ra vẻ đẹp của cô gái, vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như
sương núi”. Dường như vẻ đẹp của Nguyệt mang một điều gì đó thật thanh bình êm ả.
Từ vẻ đẹp ngoại hình ấy ta có thể nghĩ ngay đến vẻ đẹp tâm hồn,tâm hồn cũng giản dị, thanh khiết cũng
giống như ngoại hình của cô vậy.
Vẻ đẹp của Nguyệt dưới ánh trăng có lẽ góp phần nói lên điều đó.“ Ánh trăng rọi thẳng vào khuôn mặt
Nguyệt làm khuôn mặt ngời lên vẻ đẹp lạ thường. Dưới ánh trăng, vẻ đẹp của Nguyệt càng tỏa sáng. Nó
rực rỡ trong đêm tối, làm choáng ngợp tâm hồn của Lãm. Nguyệt đẹp quá ! Hình ảnh người con gái hiện
lên trong ánh trăng thật kỳ diệu. Đó là một vẻ đẹp mang đầy chất lãng mạn,trữ tình. Xây dựng nên nét đẹp
như vậy, Nguyễn Minh Châu đã “ vẽ mây nảy trăng”đã ngầm nói đến vẻ đẹp bên trong. Dù bom đạn của
Mỹ có tàn phá đất nước ta, dù chúng không ngừng giày xéo, tàn hại nhân dân ta, nhưng vẻ đẹp của tâm
hồn con người Việt Nam vẫn luôn sáng ngời. Mặc cho những khắc nghiệt của chiến tranh,họ vẫn sống,
vẫn cảm nhận những vẻ đẹp thật tinh tế lãng mạn. “ Hạt ngọc ẩn giấu” trong tâm hồn con người phần nào
cũng thể hiện ở đó.
Nhà văn tiếp tục khai thác vẻ lộng lẫy và rực rỡ của nhân vật,ngay cả khi cô bị thương” khuôn mặt hơi tái
nhưng vẫn tươi tỉnh, rực rỡ như con công” Đây là một nét độc đáo trong bút pháp của nhà văn. Cả lúc bị
thương,Nguyệt vẫn thật đẹp, khuôn mặt vẫn tươi tỉnh. Điều đó khiến người đọc cảm nhận được một nét gì
đó thật lạc quan bìnhthản trong tâm hồn cô.
Như vậy, qua việc miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của Nguyệt, Nguyễn Minh Châu đã bước đầu hé mở hạt
ngọc ẩn giấu trong tâm hồn kia. Nó giống như mảnh trăng cuối rừng, càng đến gần càng thấy rõ. Và
người đọc sẽ tiếp tục cuộc hành trình của ông để nhìn thấy rõ. Và người đọc sẽ tiếp tục cuộc hành trình
của ông để nhìn thấy rõ hơn vẻ đẹp của chất ngọc đó. “ Hạt ngọc ẩn giấu” đã phát sáng trong phẩm chất
tâm hồn Nguyệt. Trên tuyến đường dài đi cùng Lãm,nhửng phẩm chất cao đẹp của cô hiện ra mỗi lúc một
rõ hơn, đẹp hơn. Cô đã chẳng quản ngại khó khăn, cùng Lãm trải qua biết bao nguy hiểm trên quãng
đường gian khổ ấy.
Đêm tối, đường đi khó, Nguyệt và Lãm phải vượt qua ngầm Đá Xanh.Nhưng “ nước cao hơn đá gần một
mét” nước sâu quá, xe không đi được nữa. Trước tình huống như vậy, Nguyệt đã tỏ ra là một cô gái tháo
vát dạn dày kinh nghiệm.Cô nhảy ùm xuống nước, bảo Lãm tắt đèn xe rồi nhanh nhẹn lội phăng qua bờ
bên kia giúp anh lái xe cột dây tời vào gốc cây. Người đọc có thể hình dung ra hình ảnh cô gái nhỏ nhắn
nhưng thật nhanh nhẹn, thành thạo, giúp Lãm vượt qua những trở ngại trên con đường rừng đầy cản trở.
Không chỉ có vậy, Nguyễn Minh Châu còn cho người đọc thấy một đức tính thật đáng quý trong nhân vật
Nguyệt, cũng là trong tâm hồn của biết bao con người trong thời kỳ chồng Mỹ. Khi máy bay địch ném
bom tọa độ, Nguyệt rất dũng cảm và bình tĩnh. Cô túm lấy Lãm kéo nhanh và khỏe hết sức, đẩy Lãm vào
vật gì đó cứng và sâu, hơi thở nhanh và bình tĩnh. Nhưng hành động của Nguyệt càng khẳng định một
lòng dũng cảm, gan góc lạ thường. Cô không quản ngại hy sinh thân mình vì đồng đội, sẵn sàng chịu
đựng hiểm nguy qua hành động nhường chỗ an toàn cho Lãm, anh cứ nấp đó đi. Anh bị thương thì xe
cũng mất.
Lời nói của Nguyệt nghe thật dứt khoát và mạnh mẽ, thật ít ai có thể nghĩ, ẩn sâu bên trong tấm thân
mảnh dẻ của cô lại là một tinh thần dũng cảm vững vàng, hy sinh vì đồng đội to lớn như vậy. Và hạt ngọc
trong tâm hồn côlại một lần nữa ngời sáng lên.
Cùng Lãm trải qua chặng đường gian nan vượt qua bao hiểm nguy,Nguyệt luôn sát cánh bên anh chiến sĩ
đồng hành trong mọi tình huống. Khi bị cháy xe, cô cùng Lãm dập lửa, bảo vệ an toàn cho chiếc xe. Bởi
Nguyệt hiểu nóquan trọng như thế nào đối với quân ta, quan trọng hơn rất nhiều so với bảnthân cô.
Nguyệt nhảy xuống đi dò đường trước, cô một lần nữa lại trở thành cọctiêu sống giúp người bạn đồng
hành cùng vượt qua vùng đạn lửa. đưa xe đến nơian toàn. Vì vậy, có thể hiểu vì sao đến lúc này lòng Lãm
lại dấy lên một tình yêu gần như mê muội lẫn cảm phục như vậy. Dõi theo hành trình đôi thanh niênLãm
– Nguyệt, người đọc thấy họ qua những thử thách tưởng chừng khó vượt. Hết nước ở ngầm sâu lại đến
lửa đạn rát mặt. Nước làm ướt Nguyệt nhưng cũng làm “sạch thêm” hạt ngọc quý ấy, lửa rát mặt Nguyệt
nhưng lại tôn “ sáng thêm” vầngtrăng đẹp ấy.
Như thế đấy, bằng việc thể hiện những hành động tính cách phi thường mà bình thường của Nguyệt, nhà
văn đã cho ta thấy nét đẹp đáng trân rọng yêu mến trong tâm hồn của cả một thế hệ sống trong thời kỳ
bom đạn. Đó là tinh thần chủ động dũng cảm một cách hồn nhiên dám hy sinh xả thân vì đồng đội,vì sự
nghiệp chung.
Đặc biệt phải kể đến vẻ đẹp trong tình yêu của Nguyệt đã làm sáng tỏ “ cái hạt ngọc ẩn giấu” trong tâm
hồn cô. Đó là một mối tình Nguyệt ấp ủ với một người con trai chưa hề biết mặt. Nhưng cô đã nguyện
chờ anh, Nguyệt vẫn nhớ và đang chờ một người chưa hề một lời hẹn ước. Chiến tranh, đạn bom và thời
gian khắc nghiệt, tất cả đều không làm phai đi tình cảm tốt đẹp Nguyệt đã dành cho Lãm – người con trai
sống có lý tưởng đẹp – đã dám trốn nhà đi bộ đội.Nguyệt vẫn chung thủy chờ Lãm, chủ động đi đến ngày
hai người được gặp nhau.Thật khó có thể nghĩ một mối tình chỉ qua thư thôi mà bền chặt lâu dài đến
vậy.Trong lòng Nguyệt là cả một niềm tin lớn lao dành cho người mình yêu. Tưởng chừng tình cảm đó
như một sợi chỉ mỏng manh dễ đứt. “ trong lòng cô ta sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh, trải qua thời gian
và bom đạn, vẫn không phai nhạt không hề đứt ư?” Câu hỏi của Lãm bao hàm câu trả lời chắc chắn, chất
chứa bao niềm cảm phục và yêu thương. Và đây phải chăng, là cái phần sáng nhất của hạt ngọc ẩn giấu
mà Nguyễn Minh Châu muốn tìm kiếm và phát hiện. Đó là niềm tin,lòng chung thủy của biết bao người
mẹ, người vợ, người con gái năm tháng vững lòng chờ đợi. Đây sự thật là một nét đẹp thật cao cả thiêng
liêng, thật đáng quý trọng trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
Tóm lại, với phong cách xây dựng nhân vật rất riêng, rất tài tình, trong một tình huống đặc biệt, nhà văn
mang cái tên Ngọc Sáng ( Minh Châu) đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp ngời ngợi trong tâm hồn
con người thờikỳ kháng chiến chống Mỹ. Đó là vẻ đẹp thiêng liêng cao quý về phẩm chầt, tính cách, tình
yêu của cả một thế hệ dũng cảm, dâng hiến đời mình vì đất nước. Thời kỳ chiến tranh đã đi qua, những
năm tháng ác liệt của bom đạn không còn nữa,nhưng hạt ngọc mà Nguyễn Minh Châu luôn tìm kiếm
bằng tâm huyết và bút lực đẹp thì vẫn luôn ngời sáng. Nó sáng lên tâm hồn Việt Nam, hôm qua, hôm nay
và mãi mãi sau này.